Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢNG DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.24 KB, 21 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 1
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc là cơ
sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ
để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần
sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn
và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa.
Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng
mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về
sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi.
Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển
các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể
nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo. Sự sáng tạo
nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta.
Thế giới quanh ta không ngừng thay đổi, vì vậy những giải pháp hiện hành sẽ có
lúc trở nên lạc hậu dẫn đến kìm hãm sự phát triển. Sáng tạo đổi mới là quá trình chủ động
thích ứng với sự thay đổi để liên tục phát triển.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, nhiều lĩnh vực trong xã hội nhờ vào
việc ứng dụng công nghệ thông tin mà phát triển mạnh mẽ. Khoa học giáo dục đã nâng
cao chất lượng đào tạo bằng phương pháp tự đào tạo, lấy người học làm trung tâm, phát
huy tính độc lập sáng tạo của người học, áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo đã
và đang đáp ứng được phương pháp đào tạo mới này. Người ta đã làm những tấm bảng
điện tử thay thế cho những chiếc bảng đen và phấn trắng, đã có nhiều cuốn sách điện tử
ra đời thay thế cho những quyển sách dầy cộm tra cứu và vận chuyển khó khăn.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 2
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
PHẦN I. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM SỰ SÁNG TẠO
‘Sáng tạo’ là tính từ phổ biến nhất trong thế giới thiết kế. Mọi người đều muốn trở
thành một cá nhân sáng tạo, tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hoặc khám phá ra một cuốn


sách sáng tạo. Có nhiều từ đồng nghĩa với từ ‘sáng tạo’ từ: khéo léo, thông minh, phong
phú, sáng tạo, năng khiếu,cảm hứng, phát minh, độc đáo, kích thích.
Nhưng từ này thực sự có ý nghĩa gì? Và làm thế nào chúng ta có thể kích hoạt tính
sáng tạo riêng của chúng ta.
Từ creatio – sáng tạo theo tiếng latin về cơ bản chỉ gắn với những hành động của
chúa. Chỉ sau đó, trong thời đại la mã – khi con ngươi lần đầu tiên nhận ra khả năng riêng
của họ là có thể sáng tạo ra một cái gì đó mới từ một cái đã tồn tại – từ đó, từ sáng tạo
được sử dụng để miêu tả thành tích của con người.dù bằng cách nào, kết quả cuối cùng
của tư tưởng sáng tạo đều phải độc đáo và thiết thực.
Một số đặc điểm tính cách đã được chứng minh là có liên quan đến năng suất sáng
tạo. Một mức độ cao của sự tự tin là một nhu cầu cơ bản đối với một cá nhân có mục đích
tạo ra một cái gì đó mới, một suy nghĩ độc đáo và trí tò mò cũng vậy.
Để thực hành khả năng sáng tạo, người ta phải có quyền tự chủ về lĩnh vực cụ thể
của họ, tự chủ để khám phá và linh hoạt để vượt ra khỏi những quy tắc thông thường.
Tuy nhiên, việc có những tính cách phù hợp và thậm chí là có những điều kiện làm
việc gây cảm hứng nhất cũng không chắc sẽ mang lại một kết quả có tính sáng tạo.
Các kỹ thuật sáng tạo là một quá trình xuyên suốt hoặc là những phương pháp đã
được sử dụng để tạo ra những ý nghĩ phân kỳ — một hình thức tư duy, trong đó có nhằm
mục đích sản xuất ra rất nhiều các ý tưởng khác nhau trong một khoảng thời gian ngắn.
Các kỹ thuật sáng tạo đã được sử dụng để tạo ra sự sáng tạo từ bộ não và đặt nó
vào trong một giải pháp thực tế. Chúng ta hãy hình dung chúng như là “các kỹ thuật có
khả năng sản xuất”.
I. BA KỸ THUẬT NỔI TIẾNG ĐỂ NHEN NHÓM SỰ SÁNG TẠO:
1. Brain storming
(phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp)
Thuật ngữ này do alex osborn phát minh và sử dụng lần đầu tiên trong cuốn sách
của ông có tên “sự tưởng tượng được ứng dụng”–brain storm ing hoạt động tốt nhất theo
một nhóm nhỏ, nhưng cũng có thể thực hiện theo cá nhân.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 3
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm

Brain storming là một quá trình bắt đầu từ một vấn đề rõ ràng đã được công nhận
bởi tất cả những người tham gia. Một người trong nhóm được chọn để viết lại tất cả các ý
tưởng được đề xuất nhằm làm cho tất cả mọi người cùng nhìn thấy.
Brain storming đề xuất giải pháp cho vấn đề, bắt đầu từ những câu trả lời rất rõ
ràng, và thường sẽ đi đến cực điểm.
Việc chỉ trích các giải pháp đã đề xuất là không được phép. Mỗi ý tưởng đều được
chấp nhận và phải được ghi lại.
Những người tham gia được phép xây dựng và phát triển từ các ý tưởng của
người khác.
Jean-michel basquiat, một nghệ sĩ người mỹ và một họa sĩ đầu tiên của châu phi
trở thành một ngôi sao nghệ thuật quốc tế, đã mô tả cuôc đấu tranh gìn giữ bản sắc riêng
bằng cách sử dụng các biểu tượng khác nhau từ haitian, puerto rican và những nền văn
hóa của người mỹ gốc phy theo cách brain storming.
Bắt đầu từ các yếu tố — màu sắc – hình dạng đơn giản – sau đó, bổ sung những
biểu tượng phát triển hơn với các từ và các đường nét kết nối chúng lại với nhau.
2. Lateral thinking lối suy nghĩ một chiều
Lối suy nghĩ một chiều là một kỹ thuật sáng tạo khuyến khích việc lập luận không
cần rõ ràng ngay lập tức và các ý tưởng không thể đạt được bằng cách chỉ sử dụng tưng
bước tường bước theo kiểu truyền thống. Nó là về việc tìm ra một giải pháp cho các vấn
đề thông qua một quá trình tiếp cận gián tiếp. edward de bono, là người đặt ra thuật ngữ
lối tư duy một chiều (đã được ghi nhận trong cuốn từ điển tiếng anh oxford) được xem
như là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư duy sáng tạo, đổi mới và trực tiếp dạy
về tư duy như một kỹ năng. Edward de bono cho rằng điều quan trọng để phá vỡ những
mô hình thông thường phải được thông qua bộ não.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 4
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Trong các ghi chép, định nghĩa về lối tư duy một chiều, de bono nói: “lối tư duy
một chiều được sử dụng để thay đổi các quan niêm và nhận thức thay vì cố gắng một
cách cứng nhắc với các khái niệm và nhận thức tương tự”.
Để chứng minh hình thức tư duy này, hãy xem một vấn đề đơn giản như mở một

cánh cửa sổ. Bây giờ, hãy đưa ra một số giải pháp mới, ngoại trừ núm cửa. Điều này buộc
bạn phải nghĩ về các giải pháp sáng tạo gần hoặc phía đối diện của một cái núm cửa. Nó
khuyến khích bạn vượt ra ngoài những suy nghĩ thông thường.
Albert einstein, tên của ông đồng nghĩa với thiên tài độc đáo và sáng tạo, đã từng
nói: ““vấn đề của ngày hôm nay sẽ không giải quyết bằng những tư duy tương tự đã sản
sinh ra các vấn đề từ thời điểm ban đầu”.
Rõ ràng, einstein đã sử dụng lối tư duy một chiều để quan sát xung quanh những
mô hình hiện tại. Ông đã sử dụng lối tư duy một chiều để giải thích thế giới vật lý với
chúng ta.
3. Problem reversal đảo ngược vấn đề
Edward de bono, là người đặt ra thuật ngữ lối tư duy một chiều (đã được ghi nhận
trong cuốn từ điển tiếng anh oxford) được xem như là một chuyên gia hàng đầu trong
lĩnh vực tư duy sáng tạo, đổi mới và trực tiếp dạy về tư duy như một kỹ năng. Edward de
bono cho rằng điều quan trọng để phá vỡ những mô hình thông thường phải được thông
qua bộ não.
Trong các ghi chép, định nghĩa về lối tư duy một chiều, de bono nói: “lối tư duy
một chiều được sử dụng để thay đổi các quan niêm và nhận thức thay vì cố gắng một
cách cứng nhắc với các khái niệm và nhận thức tương tự”. bên dưới bức tranh, magritte
đã viết – “cái này không phải là một cái tẩu”. Bằng cách giải thích rõ ràng đây không
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 5
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
phải là một cái tẩu, magritte đã làm cho những người quan sát đặt ra các câu hỏi: nếu
không phải là cái tẩu thuốc, nó thực sự là cái gì?
Đương nhiên, câu trả lời là: đó là một bức tranh. Magritte đã sử dụng kỹ thuật đảo
ngược vấn đề để nhấn mạnh chủ thể thực trong tác phẩm của ông: một bức tranh, nói
đúng hơn đó là những gì bức vẽ đã miêu tả.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 6
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
PHẦN II.PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SAMPER
“ Cuộc đời của mỗi người là một chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết

định cần phải ra.”
Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động
càng tích cực tuy nhiên trước một vấn đề khó nếu bạn không tỉnh táo thì bạn dễ dàng đi
lạc đường. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của
mình. Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thật là may
mắn vì chúng ta không phải gợi nhớ mọi thứ trong đầu để có thể tư duy một cách sáng
tạo. Tất cả những gì chúng ta phải làm là kết hợp khả năng sáng tạo bẩm sinh trong
chúng ta với những nguồn kích thích sáng tạo và những nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo.
Kiến thức và những kinh nghiệm của chúng ta sẽ giúp khái quát lên những nguồn kết hợp
mà từ đó sẽ tạo ra ý tưởng.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương
pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp
sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát
triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được tạo bởi Bob Eberle trong đầu thập niên 70
và được giáo sư Michael Mikalko phát triển.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 7
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế),
Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate
(loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận
dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong
các doanh nghiệp.
II. PHÂN TÍCH SCAMPER
1. Phép thay thế - Substitute
Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
-Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng
và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu
nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên

thay địa điểm? Đối tượng?
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì
xảy ra nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian,
nguyên vật liệu, vấn đề nhân lực ?
* Ví dụ:
- Trước đây ta không có món xúc xích hotdog chay nhưng giờ đã có, nó làm
bằng chất liệu ra củ quả.
- Khai thác khí đá phiến ở Mỹ (quan trọng đối với quốc phòng vì không còn
phải phụ thuộc vào thị trường Trung Đông), Philippin.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 8
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Thay thế các nguyên liệu lẫn nhau trong ngành ẩm thực.
- Vua Quang Trung hành quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh: hành quân 3
người một đội  Mệt thì thay.
- Hạt nêm: thay thế các gia vị khác.
2. Phép kết hợp – Combine
*Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
- Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm
được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình?
Nhân lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?
* Ví dụ:
- Chúng ta cho ra loại bưu thiếp có nhạc, TV với đầu máy video.
- Tạo ra máy in tích hợp: in, scan, copy, fax.
- Xe giường nằm + Tolet.
- Điện thoại di động tích hợp máy ảnh, camera, máy vi tính.
- Dầu gội đầu 2 trong 1.
3. Phép thích ứng – Adapt
*Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
- Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?

- Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái
gì?
*Ví dụ:
- Gường cho trẻ em cấu tạo như 1 chiếc xe đua.
4. Phép điều chỉnh – Modify
*Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
- Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc
tính,
*Ví dụ:
- Màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã,…. Nó có thể mạnh lên,
cao lên, to lên hoặc ngược lại: nhẹ hơn, nhỏ hơn,…
- Xe đạp đôi, chai nước dung tích lớn,
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 9
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Chế lời bài hát.
- Chế tạo máy nông nghiệp dựa trên các máy khác.
- Công ty gốm sứ Minh Long liên tục đưa ra mẫu mã mới.
- Chế tạo xe buýt siêu dài, máy bay vận tải siêu lớn.
5. Phép thêm vào – Put
*Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
- Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
- Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào
có thể tiêu thụ hàng của tôi?
*Ví dụ:
- Lốp xe có thể dùng làm hàng rào.
- Xe bay như trực thăng, lội nước như thuyền .
- Bàn chải đánh răng tích hợp lược chải đầu.
6. Phép Loại bỏ – Eliminate
*Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
- Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu

bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội (probortunity ),
nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này?
- Câu hỏi có thể đặt ra: : chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản
phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường?
*Ví dụ:
- Điện thoại không dây cố định ra đời  điện thoại di động.
- Bàn phím, chuột không dây
- Sạc pin không dây
- Quạt không cánh
- Bluetooth
- Tàu vũ trụ: loại bỏ các tầng khi phóng.
- Xe moto thể thao: loại bỏ phụ tùng không cần thiết.
7. Phép đảo ngược – Reverse
*Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
- Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi
góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 10
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu
tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
*Ví dụ:
- Cho ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái.
- Giao hàng tận nhà
- Đi siêu thị trên internet, điện thoại, tivi.
- Nhà hàng cho chó cưng
III. VÍ DỤ MINH HOẠ.
- Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà sản xuất về máy tính và máy in, bạn đang cần tìm những
sản phẩm mới, SCAMPER có thể cho bạn những hướng đi như sau:
- Substitute – Dùng nguyên vật liệu công nghệ cao làm thành phần tạo ra sản phẩm.
- Combine – tích hợp máy tính với máy in, máy in với máy quét.

- Adapt – đặt mực in chất lượng cao và loại giấy thật tốt.
- Modify – đa dạng hoá về hình dáng, kích thước và thiết kế của máy in cũng như máy
tính.
- Put - nghĩ cách dùng khác cho sản phẩm: có thể tích hợp thành máy photo, máy fax.
- Eliminate – loại bỏ âm thanh, màn hình màu, mực màu, …
- Reverse – chế tạo thêm bàn kê máy cũng như ghế ngồi….
*Kết luận…Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng
nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong các ý
tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn đang có
nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng có thể trực tiếp
giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận để cho ra 1
sản phẩm mới tiếp theo.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 11
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
IV.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bạn có tin rằng Sáng tạo là Năng khiếu không?
Nếu như vậy thì chúng ta không thể học cách tạo ra những điều đặc biệt.
SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng, tại bất
kỳ tình huống tư duy sáng tạo, một mình hoặc trong một nhóm, các giải pháp mới được
đề xướng khi suy nghĩ về vấn đề với nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, bằng cách sử
dụng một phần hay tất cả các suy nghĩ theo cách trình bày dưới đây sẽ đem lại kết quả
đáng ngạc nhiên và đôi khi rất hữu ích.
+ Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế?
+ Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo ra thành
phần mới?
+ Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được?
+ Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù hợp?
+ Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào?
+ Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ?
+ Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới.

PHẦN III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BẢNG TRONG DẠY HỌC
Trong giáo dục xưa và nay, một trong những giáo cụ trực quan cơ bản, thân thuộc
nhất với mỗi người giáo viên chính là chiếc bảng. Đó không đơn giản là dụng cụ, thiết bị
mà giáo viên dùng để truyền tải kiến thức hoặc giúp học sinh ôn luyện lại những kiến
thức đã được truyền đạt mà còn khích lệ học viên học tập và làm cho bài học thêm sinh
động, cuốn hút. Điều này góp phần rất lớn cho sự thành công trong sự nghiệp giáo dục
của đất nước.
I NỘI DUNG
Chiếc bảng đen là vật không thể thiếu trong bất cứ lớp học nào và đó cũng là một
trong những giáo cụ trực quan thân thuộc, tiện dụng nhất với mỗi giáo viên. Tuy nhiên,
rất nhiều giáo viên lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của chiếc bảng, từ đó chưa
tận dụng triệt để lợi ích của chúng hoặc sử dụng chúng một cách chưa thực sự hiệu quả.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 12
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Sau đây lần lượt là một số loại bảng đã được sử dụng trong dạy học theo lịch sử phát
triển :
1. Bảng đen:
- Là loại bảng viết phấn truyền thống được làm từ gỗ, ván ép, xi măng, , có kích
thước phù hợp với mục đích sử dụng và kích thước lớp học.
1 Ưu điểm:
- Bảng có chiều cao vừa phải thuận lợi cho quá trình viết bảng của giáo viên và học
sinh. Dễ làm, dễ sử dụng, phổ biến trong giáo dục nhiều năm trước đây.
2 Nhược điểm;
- Độ bóng của bảng cao, ảnh hưởng tới thị lực của giáo viên và học sinh, tăng tỉ lệ
cận.
- Sử dụng tốt trong thời gian đầu, về sau viết bị trơn, trượt, bóng, loá do sơn trên bề
mặt bị bào mòn.
2. Bảng từ chống loá:
- Khung bảng từ: Khung bảng thường được làm bằng nhôm, tạo tính thẩm mỹ cao. Có
nhiều loại khung phù hợp với nhiều kích thước bảng khác nhau.

- Mặt bảng từ: Mặt bảng được làm bằng thép, được sơn phủ nhiều lớp chất liệu khác
nhau để tạo nên bề mặt bảng viết rất tốt.
- Cốt bảng từ: Cốt bảng có thể làm bằng gỗ, nhựa, giấy… Tùy theo từng kích thước
bảng khác nhau để lựa chọn loại cốt bảng phù hợp.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 13
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
3 Ưu điểm:
- Không loá, ít bóng, không ảnh hưởng tới thị lực của giáo viên và học sinh.
- Dính được nam châm để khi cần có thể treo tranh ảnh trực quan do có chức năng từ.
- Không trơn trượt khi viết.
- Được sử dụng phổ biến hiện nay ở các bậc học.
4 Nhược điểm:
- So với bảng đen thì giá thành và chi phí lắp đặt cao hơn.
3. Bảng trượt.
- Là loại bảng có chức năng từ và chống loá như bảng chống loá. Bảng được cấu tạo
gồm 2 bảng chống loá được sắp xếp để có thể di chuyển bằng cách trượt qua lại với
nhau theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 14
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
5 Ưu điểm:
- Có ưu điểm của một bảng chống loá.
- Diễn đạt được nhiều kiến thức một cách liền mạch để người học tiện theo dõi, giáo
viên không phải xoá bảng nhiều lần.
6 Nhược điểm:
- Bảng lớn và rất tốn diện tích nên phòng học phải rộng và cao mới có thể lắp đặt
được. Thường chỉ áp dụng ở giảng đường đại học.
- Chi phí tốn kém và khó lắp đặt.
- Bảng dễ bị hỏng, dễ bị chệch khỏi thanh trượt.
4. Bảng trắng Mica 2 mặt.
- Là loại bảng không dùng phấn viết mà dùng bút dạ, bút lông để viết. Bảng cũng có

chức năng từ như bảng chống loá. Mặt bảng màu trắng.
7 Ưu điểm:
- Có thể dính nam châm treo hình ảnh trực quan.
- Có thể di động được do bảng có chân đứng.
- Bảng có thể viết được ở cả 2 mặt bảng.
- Có dòng kẻ giúp khi viết được thẳng hàng.
- Thường sử dụng nhiều trong phòng thực hành.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 15
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
8 Nhược điểm:
- Gía thành bảng cao.
- Bảng dễ bị loá khi lau ướt hoặc nhìn chéo bảng.
- Thường không được sử dụng nhiều ở các trường THPT.
5. Bảng kỹ thuật số tương tác trong giảng dạy
- Bảng là 1 bề mặt phẳng (có thể là 1 bảng có cấu tạo đặc biệt: một bức tường, sàn
nhà,…. thường là 1 tấm phẳng màu trắng), có thể tương tác được nhờ sự kết nối với
máy tính và máy chiếu. Máy chiếu có nhiệm vụ chiếu màn hình của máy tính lên bề
mặt đó và người sử dụng sẽ tương tác trực tiếp trên bề mặt được chiếu thông qua
công cụ: bút chấm, ngón tay, thiết bị điều khiển khác.

9 Ưu điểm:
- Chiếu được hình ảnh của bài giảng giúp người học có cái nhìn trực quan hơn.
- Không cần sử dụng phấn và bút viết bảng.
- Nội dung bài giảng phong phú và đa dạng hơn.
10 Nhược điểm:
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 16
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Dễ xảy ra hiện tượng nhìn - chép chứ ko phải nghe – chép của người học.
- Người học dễ bị thu hút vào hình ảnh trình chiếu mà không chú ý nghe giảng, tiếp
thu bài.

- Khi mất điện sẽ không sử dụng được.
PHẦN IV. PHÂN TÍNH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢNG DẠY HỌC
I PHÉP THAY THẾ
- Bảng đen phấn trắng làm bằng gỗ thay thế dần bằng bảng từ làm bằng thép  bảng làm
bằng Mica và hiện giờ mặt bảng được thay thế bằng điện từ trường.
- Phấn trắng được thay thế bằng các loại bút
chuyên dùng, và dần được thay thế bằng các loại
bút từ hay chỉ bằng cảm ứng các ngón tay.
V. PHÉP KẾT HỢP
- Thời đại công nghệ thông tin phát triển việc giảng dạy cũng được cải tiến, giáo viên đã
biết kết hợp bài giảng điện tử vào trong bảng
tương tác để trình chiếu và giảng dạy, kết
hợp bài giảng và kiểm tra đánh giá ngay trên bài giảng qua bảng tương tác.
VI.PHÉP THÍCH ỨNG
- Bảng tương tác cho phép người dùng có thể chú thích, ghi chú ngay trên bài giảng của
mình, có thể tạo ra một bài kiểm tra ngay lúc đang giảng bài để đánh giá.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 17
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
VII. PHÉP ĐIỀU CHỈNH
- Bảng dạy học hiện nay cho phép người dùng có thể di chuyển dễ dàng, hay tùy theo chiều
cao người sử dụng mà có thể điều chỉnh cho phù hợp.
VIII. PHÉP THÊM VÀO
- Trên lớp giáo viên không chỉ dạy theo giáo án sẵn có mà họ có thể tự thêm vào bài giảng
của mình các hình ảnh trên Internet, hay chụp một hình ảnh có sẵn, hay quay lại một
đoạn phim để làm cho bài giảng sinh động hơn, giúp học sinh hiểu bài hơn.
IX.PHÉP LOẠI BỎ
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 18
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
- Người giáo viên khi đi dạy họ phải tiếp xúc và sử dụng phấn để giảng , trong khi đó bụi

phấn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng. Dần dần phấn đã được loại bỏ , từ đó
ra đời bảng tương tác chỉ dùng viết hoặc tay hay hệ thống IRS.
X. PHÉP ĐẢO NGƯỢC
- Ngày xưa việc dạy học lấy người giáo viên là trung tâm, nhưng với xã hội phát triển
ngày càng nhanh, mạnh của thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc giáo dục đã thay
đổi. Trên lớp học phải lấy học sinh làm trung tâm, và bảng tương tác đã làm được điều
đó.
PHẦN V.KẾT LUẬN.
Bảng là một phương tiện không thể thiếu trong dạy và học. Với đời sống ngày một
phát triển mạnh và nhu cầu cũng tăng dần, sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống của con
người là điều tất yếu .Các vật mà con người sử dụng đồng thời cũng phải thay đổi theo để
tăng tính tiện lợi và phát huy được tính ứng dụng cao trong cuộc sống và hiện nay có rất
nhiều loại bảng mới đã được đưa vào các trường học sử dụng. Do vậy, sự phát triển
không ngừng này đòi hỏi những sáng tạo độc đáo cũng như phải biết thay đổi những cái
cũ, luôn luôn nghĩ tới những cái mới tốt hơn và phù hợp hơn. Có như vậy, con người mới
đạt được một đời sống văn minh hơn, nhanh hơn, tiện hơn, giảm thời gian chờ đợi và chất
lượng hơn.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 19
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng nhận biết ra các
sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong các ý tưởng này còn
nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn đang có nhưng chắc chắn
bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng có thể trực tiếp giúp bạn giải
quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận để cho ra 1 sản phẩm
mới tiếp theo.
HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 20
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giải một bài toán trên máy tính như thế nào của GSTS. Hoàng Kiếm. Tập 1,2,3
năm 2005.

[2] Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới – giải quyết vấn đề và ra quyết định
(Tập 1), Phan Dũng
[3] Bài giảng môn “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
TIN HỌC”, GS.TSKH. Hoàng Kiếm
[4]Website:


HVTH: Phạm Thị Xuân Diệu – CH1201014 Trang 21

×