Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 28 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
NỘI DUNG
NỘI DUNG 1
GIỚI THIỆU 2
I/ TỔNG QUANG VỀ SCAMPER 2
II/ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER 4
II/ FACEBOOK VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG VIỆC ỨNG DỤNG SCAMPER 11
IV/ KẾT LUẬN 26
Tài liệu tham khảo 28
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
GIỚI THIỆU
Tâm lý học hiện đại đã kết luận “Con người có tiềm năng sáng tạo to lớn và vô
tận”. Cũng theo bộ lao động Mỹ, người lao động thế kỷ 21 cần có 13 kỹ năng mà theo họ,
kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Vậy sáng tạo và tư duy sáng tạo đang được
hiểu như thế nào? Cơ sở của hoạt động sáng tạo là gì? Tiềm năng sáng tạo ở đâu? Làm
thế nào để khơi dậy tiềm năng sáng tạo? Hãy đi tìm câu trả lời cho chính mình.Có một
câu chuyện vui như sau:
Trong một chuyến đi dự hội nghị tin học, 3 kỹ sư của hãng Apple và 3 kỹ sư của
Microsofts gặp nhau tại ga tàu. Các kỹ sư của Microsofts rất ngạc nhiên khi các kỹ sư của
Apple chỉ mua một vé duy nhất, làm sao họ có thể qua được đội soát vé gắt gao của tàu?
Khi người soát vé bước vào toa tàu, ba kỹ sư của Apple đồng loạt đứng lên đi vòa
toilet. Hành động của họ không thoát khỏi cặp mắt tò mò của ba kỹ sư Microsofts. Khi đã
kiểm tra xong trong toa, người soát vé tiến về toilet và gõ cửa: “Cho kiểm tra vé”. Một
giọng nói ở trong vọng ra “Thưa đây” và một chiếc vé được luồn qua cửa. Người soát vé
kiểm tra xong và bỏ đi. Các kỹ sư của Microsofts ồ lên ngạc nhiên “công nghệ” của
Apple
Và khi hội nghị kết thúc, sáu kỹ sư lại gặp nhau ở nhà ga. Như lần trước, các kỹ sư
Apple lại mua một tấm vé trong khi các kỹ sư của Microsofts lại không mua vé nào. Đến
lượt các kỹ sư của Apple ngạc nhiên không hiểu ba người kia làm thế nào mà thoát được.
Tương tự, ba kỹ sư Apple lại chui vào toilet và đóng cửa lại. Ngay lập tức, một trong ba


kỹ sư Microsofts bước theo và giả giọng người soát vé, rút luôn chiếc vé vừa thò qua khe
cửa và cả ba bọn họ chui vào toilet bên cạnh.
Thật tuyệt vời vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người thành công luôn là người biết
tiếp thu những ý tưởng của người khác và áp dụng một cách thật sáng tạo.
I/ TỔNG QUANG VỀ SCAMPER
Thực chất, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật
chất, tinh thần mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra
sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng hai yêu cầu sau:
- Có tính mới (mới về chất)
- Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơi, tiến bộ hơn)
Ngoài ra có thể hiểu sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý tưởng và quan
niệm mới, hay việc kết hợp các ý tưởng và quan niệm đã có. Hay đơn giản hơn, sáng tạo
là quá trình tạo ra cái mới. Với cách hiểu đó thì quan trọng nhất của sáng tạo là các ý
tưởng, như lời của nhà toán học vĩ đại Poincare: “Trong sáng tạo khoa học, ý tưởng chỉ là
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
những ánh chớp, nhưng chớp đó là tất cả”. Hay như lời của nhà khoa học vĩ đại khác
Linus Pauling khi trả lời câu hỏi làm thế nào người ta sáng tạo được các lý thuyết khoa
học? : “Người ta phải cố nắm bắt được nhiều ý tưởng và con đường để có được một ý
tưởng tốt là có thật nhiều ý tưởng”
Trong câu chuyện vui trên, chúng ta đều nhận thấy các kỹ sư của Apple đã có một
giải pháp sáng tạo để trốn vé tàu, trong khi các kỹ sư Microsofts lại có một phương pháp
sáng tạo khác dựa trên nền giải pháp cũ của Apple. Sáng tạo vì thế cứ nối tiếp sáng tạo
như một cuộc đua tiếp sức để đời sống loài người ngày một văn minh và tiện lợi hơn.
Nói đến tư duy là nói đến lĩnh vực liên quan đến động não và giải quyết vấn đề.
Đối với mỗi con người bình thường trong chúng ta, ai cũng có khả năng tư duy. Tuy
nhiên, câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là tại sao có người thành công, giải quyết được nhiều
vấn đề trong khi những người khác lại chịu chấp nhận thất bại. Dĩ nhiên, nếu phân tích
cặn kẽ thì đây là việc phức tạp. Sự thành công trong giải quyết những vấn đề lớn, khó
khăn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tập trung suy nghĩ, sự hiểu biết thấu

đáo vấn đề, cách định hướng giải quyết vấn đề đó, hoặc cả sự may mắn tình cờ … nhưng
ý tưởng sáng tạo vẫn đóng vai trò quan trọng.
Não bộ con người có một tiềm năng rất lớn. Nhưng làm cách nào để khai mở, tận
dụng được các tiềm năng đó lại là một chuyện khác. Trong nữa cuối thế kỷ XX, nhiều
nhà khoa học đặc biệt là trong các ngày y học, giáo dục và tâm lý học đã tìm ra nhiều
phương pháp kích thích và định hướng các hoạt động của tư duy nhằm nâng cao hiệu quả
làm việc của bộ óc. Các nghiên cứu này được tập hợp, tổng quát hóa thành các phương
pháp được tạm đặt tên là các phương pháp tưu duy sáng tạo.
Trong các phương pháp sáng tạo đó, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có
nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp. Hai trọng
tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo
trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
SCAMPER là kỹ năng tư duy tổng hợp do giáo sư Michael Mikalko phát minh.
Đó là công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến
nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc. Kết quả mà phương pháp này mang lại
áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề.
SCAMPER là từ ghép được cấu thành từ chữ đầu của nhóm từ sau:
- Substitute - Thay thế
- Combine - Kết hợp
- Adapt - Thích ứng
- Modify - Hiệu chỉnh
- Put - Thêm vào
- Eliminate - Loại bỏ
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Reverse - Đảo ngược
Bản đồ tư duy theo phương pháp SCAMPER (ảnh nguồn internet)
II/ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
1. Substitute – Phép thay thế
Với một sản phẩm, hãy quan sát những thành phần cấu thành chúng và suy

nghĩ xem các thànhk phần này có thể thay thế bằng những yếu tố nào khác không?
Trong một quá trình làm việc, việc vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay
đổi địa điểm, đối tượng?
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để có thể ứng dụng phép thay thế, ta có thể dùng một số câu hỏi gợi mở
sau:
 Có thể thay thế, hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
 Có thể thay thế nhân sự nào?
 Qui tắc nào có thể được thay đổi?
 Có thể dùng nguyên vật liệu nào khác?
 Có thể dùng quy trình, thủ tục nào khác?
 Có thể thay tên khác?
 Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
Ứng dụng trong thực tế:
 Nhựa tổng hợp là vật liệu nhẻ, rẻ tiền được chế tạo thành các vật dụng
nhà bếp như rổ, thau, chén để thay thế các vật liệu như sứ, nhôm …
mắc tiền hơn.
 Bóng đèn huỳnh quang được sử dụng để thay thế cho bóng đèn sợi tóc
thông thường do có độ sáng và độ bền cao hơn.
 Công nghệ LCD trong sản xuất màn hình tivi thay thế cho công nghệ
màn hình CRT do LCD có kích thướt nhỏ hơn, mỏng hơn, ít hao điện
và ít ảnh hưởng đến mắt người sử dụng.
2. Combine – Phép kết hợp
Quan sát một sản phẩm để tìm xem ta có thể kết hợp thêm những tính năng
nào khác chưa có trong sản phẩm hiện tại không.
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 5
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để ứng dụng phép kết hợp, ta có thể dùng các câu hỏi gợi mở sau:
 Ý tưởng, thành phần nào có thể kết hợp được?

 Có thể kết hợp mục đích của các đối tượng?
 Có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với yếu tố khác?
 Có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
 Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
 Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để giải quyết vấn đề?
Ứng dụng trong thực tế:
 Bút chì kết hợp với tẩy làm cho sản phẩm tiện lợi hơn
 Sản phẩm dầu gội đầu kết hợp với dầu xả làm cho tóc suông và mềm
mượt hơn
 Sản phẩm máy tính transformer của Asus là dòng sản phẩm máy tính
bảng kết hợp với laptop. Người dùng có thể dùng như tablet bình
thường và khi cần phải thao tác nhanh trên bàn phím thì kết hợp nó với
dock.
 Máy giặt kết hợp với máy sấy khô
3. Adapt – Phép thích ứng
Cần xem xét đối tượng trong một tình huống khác, có tương tác với môi
trường nào để cải tạo, nâng cấp đối tượng cho phù hợp với môi trường xung quanh
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 6
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để vận dụng phép thích ứng, ta có thể dùng các câu hỏi gợi mở sau:
 Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
 Có cái gì tương tự với đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình
huống khác?
 Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
 Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
 Tôi có thể tương tác với ai?
 Ý tưởng nào của tôi có thể hợp nhất?
 Quá trình nào có thể được thích ứng?
 Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
Ứng dụng thực tế:

 Lương khô dành cho quân đội là sản phẩm được chế tạo đặc biệt cho
phép giữ lâu trong môi trường nhiệt độ bình thường. Thao tác chế biến
rất đơn giản và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người dùng
 Coca cola có nhiều dòng sản phẩm thích ứng với từng đối tượng khác
nhau: nước giải khát có ga, nước giải khát dành cho người giảm béo,
nước tăng lực ….
 Mạng xã hội Facebook khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam cũng đã
thực hiện Việt hóa để người dùng Việt Nam dễ sử dụng hơn.
4. Modify – Phép hiệu chỉnh
Điều chỉnh về quy mô, kích thướt, màu sắc. Tăng giảm kích cỡ, thay đổi
hình dáng, thuộc tính … của đối tượng
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 7
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để ứng dụng phép hiệu chỉnh có thể dùng các câu hỏi gợi mở sau:
 Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
 Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
 Có thể gia tăng tần số của hệ thống?
 Yếu tố nào có thể lặp lai? Có thể tạo ra nhiều bản sao?
 Có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
Ứng dụng trong thực tế:
 Kích thướt của các căn hộ chung cư được điều chỉnh nhỏ đi giảm giá
thành và phù hợp với những gia đình nhỏ không có nhu cầu sử dụng
diện tích lớn
 Để cạnh tranh với những dòng máy tính bảng giá rẻ khác như Nexus,
Kindle Fire … Apple đã cho điều chỉnh một vài chi tiết trong thiết kế để
cho ra iPad mini, giá rẻ và phù hợp với nhiều phân lớp người tiêu dùng
hơn
5. Put – Phép thêm vào
Thêm vào hệ thống một thành tố mới. Xem xét khả năng tăng thêm chức
năng cho đối tượng

Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 8
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để ứng dụng phép thêm vào ta có thể tham khảo các câu hỏi gợi mở sau:
 Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?
 Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác cho mục đích
khác?
 Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào?
 Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?
 Nhưng thành tố nào có thể bổ sung vào đối tượng đang xem xét?
Ứng dụng trong thực tế:
 Khu vực Trung Đông có khí hậu khô nóng, nhiều sa mạc. Để thích nghi
với khí hậu đó, trang phục của người dân tại khu vực này thường phủ
kính khắp người để giữ nhiệt cho cơ thể, tránh mất để da tiếp xúc trực
tiếp với ánh nắng để không bị khô nóng và mất nước
 Các loại xe vận tải chạy bằng ethanol, điện được sản xuất để thay thế
cho các động cơ truyền thống chạy bằng xăng nhằm giảm độ ô nhiễm
và tận dụng một nguồn năng lượng khác khi dầu khí ngày càng cạn kiệt
 Các sản phẩm như váy đi nắng cho phụ nữ, quạt phun sương, quạt hơi
nước là những sản phẩm giúp cho người dùng cảm thấy thoải mái hơn
trong mùa nóng.
6. Eliminate – Phép loại bỏ
Loại bỏ những yếu tố, đơn vị, bộ phận không quan trọng mà không làm
thay đổi tính năng hệ thống hoặc nhằm đơn giản hóa đối tượng
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 9
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để ứng dụng phép loại bỏ có thể tham khảo các câu hỏi gợi mở sau:
 Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
 Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng của hệ
thống?
 Bộ phận nào mang tính cốt lõi, bộ phận nào không cần thiết?

 Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
 Tôi thực hiện với quy mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
 Tính chất nào của hệ thống tôi có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
 Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn?
Ứng dụng thực tế:
 Trong những ý tưởng thiết kế Iphone, có những ý tưởng đề xuất loại bỏ
nút Home vật lý để tăng kích thướt màn hình hiển thị và làm Iphone
đẹp hơn
 Những phầm mềm giúp người dùng loại bỏ những trang quảng cáo pop-
up khi lướt web
 Phần mềm InPaint giúp cho người dùng dễ dàng loại bỏ những chi tiết
thừa trong bức ảnh của người dùng
7. Reverse – Phép đảo ngược
Đảo ngược suy nghĩ, trật tự các thành tố trong hệ thống. Hoán đổi các tác
nhân và hệ quả để tìm ra những bản chất khác của đối tượng, của vấn đề
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 10
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để ứng dụng phéo đảo ngược ta có thể tham khảo các câu hỏi gợi mở
sau:
 Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
 Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
 Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
 Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả?
 Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch?
 Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và tiêu cực ?
 Xem xét vấn đề hay bài toán ở chiều ngược lại?
 Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu?
Ứng dụng thực tế:
 Tái chế những sản phẩm từ nhựa, giấy, thủy tinh … giúp tăng vòng đời
sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí và ô nhiễm môi trường

 Phép chứng minh phản chứng trong toán học là một ví dụ khác. Giả sử
vấn đề không tồn tại rồi tìm ra mâu thuẫn của giả thiết trên để chứng
minh vấn đề tồn tại. Cách làm này giúp giải quyết rất nhiều bài toán
không thể giải quyết theo phương pháp thông thường.
II/ FACEBOOK VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG VIỆC ỨNG DỤNG
SCAMPER
1. Lịch sử hình thành mạng xã hội
Mạng xã hội - Social network là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở
thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt
không gian, thời gian
Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, chia sẽ file,
voice chat, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết
với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi người trong hàng trăm triệu thành
viên trên khắp thế giới .
Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè,
đối tác: dựa theo group (tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 11
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
(địa chỉ email hoặc screen name, dựa trên sở thích cá nhân (thể thao, phim ảnh,
sách báo hoặc ca nhạc), hoặc các lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán ….
Theo đó, một website nào mang tính chất cộng đồng, xây dựng nhằm mục tiêu thu
hút người sử dụng internet tham gia dựa trên một đặc điểm về sở thích nào đó …
thì cũng là mạng xã hội.
Mục tiêu của mạng xã hội
 Tạo ra một hệ thống trên nền internet cho phép người dùng giao lưu và
chia sẽ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra những giới hạn về địa lý
và thời gian.
 Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu
cầu công cộng chung và những giá trị cộng đồng
 Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo dựng quan hệ và tự tổ

chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng,
thúc đẩy sự liên kết của các tổ chức xã hội
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên với sự ra đời của trang classmate với
mục đích kết nối bạn học. Tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees và năm 1997
với mục đích giao lưu và kết bạn theo sở thích
Năm 2002 Friendster trở thành trào lưu mới ở Hoa Kỳ với hàng triệu thành
viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh cũng là con dao hai lưỡi: server
của Friendster thường quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho nhiều thành viên
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded
video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày. Các
thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace . Trong vòng một
năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặc mới cho hệ thống
mạng xã hội trực tuyến với nền tản lập trình “Facebook Platform” cho phép thành
viên tạo những công cụ mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.
Facebook nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công vượt bậc trở thành mạng xã
hội có số lượng thành viên lớn nhất cho đến tận ngày nay.
2. Mạng xã hội Facebook
Được thành lập vào tháng 2 năm 2004, Facebook ban đầu có tên là
Facemash. Đây là một phiên bảng Hot or Not của trường đại học Harvard
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 12
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Giao diện Facemash – tiền thân của Facebook
Sau đó, Mark Zuckerberg thành lập “The Facebook” đặt trên domain
theFacebook.com. Dịch vụ mạng xã hội này ban đầu chỉ dành riêng cho các sinh
viên đại học Harvard. Chỉ sau một tháng, hơn một nửa số sinh viên đại học
Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này. Sau hơn 9 năm phát triển, Facebook trở
thành mạng xã hội lớn nhất thế giới. Thành công của Facebook phần lớn nhờ vào
các dịch vụ trực tuyến. Hệ thống ứng dụng rất đa dạng vào phong phú cùng kho
game đồ sộ đã giúp Facebook giữa chân người dùng được lâu hơn. Những sáng

tạo của Facebook không những đem lại sự tiện dụng cho người dùng mà nó còn
góp phần thay đổi phương thức truyền thông, thói quen tiếp nhận thông tin của cư
dân mạng.
3. Ứng dụng SCAMPER trong thành công của Facebook
a. Phép thay thế - thường xuyên thay đổi giao diện phù hợp với người dùng
Giao diện người dùng là mô hình tiếp xúc giữa ứng dụng và người dùng.
Nó đóng vai tròn rất quan trọng trong sự thành công của một ứng dụng hay không.
Giao diện của Facebook được thiết kế gọn gàng, các tính năng email, IM, các cập
nhật khác nhau của các thành viên được tách ra thành từng mảng
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 13
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Sự đơn giản và tinh tế trong thiết kế giao diện đã tạo cho người dùng nhiều
thiện cảm với Facebook. Với màu nên xanh dương đơn giản, thiết kế giao diện
thoáng, dễ nhìn và bắt mắt. Facebook tạo cảm giác đơn giản ngày từ giao diện.
Trong thời kỳ Facebook chỉ là mạng xã hội hoạt động trong các trường đại
học, khái niệm “News Feed” chưa tồn thì giao diện của Facebook được thiết kế
đơn giản gồm một bảng thông tin người dùng, trang ảnh profile và một menu trên
trái.
Giao diện ban đầu của theFacebook.com
Đến năm 2006, cùng với sự ra đời của hệ thống “News Feed” vào tháng
9/200, mỗi trang profile đều có thêm chức năng mini-feed để hiển thị những cập
nhật của người dùng
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Trang profile Facebook được thay đổi với việc thêm tính năng mini-feed
Năm 2008, Facebook một lần nữa thay đổi giao diện profile của người
dùng. Lần thay đổi này Facebook đã thay thế hệ thống menu bằng các tab được
đặc trực tiếp vào trang profile, tạo một kiểu dáng hiện đại hơn
Facebook profile với các tab thay thế cho menu
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 15

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Cuối năm 2010, người sử dụng Facebook chứng kiến một cuộc thay đổi
giao diện lớn. Mọi thứ được sắp xếp trực quan hơn. Những người “bạn chung”
được Facebook đưa lên góc trên bên phải của màn hình profile
Giao diện Facebook được thiết kế lại trực quan hơn
Năm 2011, Facebook giới thiệu với người dùng giao diện Timeline. Đây
thực sự là một cuộc cách mạng trong thiết kế giao diện của trang profile trên mạng
xã hội. Đúng như cái tên Timeline, các sự kiện của người dùng trên Facebook sẽ
xoay quanh cây thời gian từ lúc ta sinh ra đến thời điểm hiện tại. Người dùng có
thể thêm vào các trạng thái, các hình ảnh một cách dễ dàng, kể cả vào các thời
điểm trong quá khứ. Người dùng cũng có thể làm nổi bật hoặc ẩn đi các sự kiện
trên Timeline
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 16
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Facebook với giao diện Timeline
b. Phép đảo ngược – Facebook Platform
Ngoài tính kết nối bạn bè thì những ứng dụng đơn giản, hấp dẫn, dễ sử
dụng và đặc biệt là người dùng có thể tự tạo ứng dụng cho riêng mình là một trong
những yếu tố giữ chân người dùng ở lại mạng xã hội Facebook nhiều nhất.
Với một ứng dụng web thông thường, ứng dụng và cơ sở dữ liệu được đặt
trên một máy chủ web. Ứng dụng sẽ chạy trên máy chủ server và người dùng thực
thi ứng dụng bằng cách sử dụng giao thức HTTP thông qua trình duyệt. Mô hình
này sẽ làm việc hiệu quả nếu client và server có một kết nối internet ổn định.
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Mô hình Client Server
Ngược lại với cách thiết kế thông thường này, Facebook đã thiết kế lại mô
hình web Facebook của mình như sau để tăng hiệu suất làm việc của ứng dụng và
giảm gánh nặng cho chính server của mình:
Người dùng truy cập Facebook.com và ứng dụng Facebook thông qua trình

duyệt và internet. Tuy nhiên, ứng dụng không được đặt tại máy của Facebook mà
được lưu trên máy chủ của chính người dùng tạo ra ứng dụng đó. Các thức làm
việc có thể được mô tả thông qua lưu đồ sau:
Mô hình làm việc của Facebook Platform
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
 Trình duyệt của người dùng yêu cầu htpp://apps.Facebook.com/myapp.
Địa chỉ này trỏ tới một cụm máy chủ trong trung tâm dữ liệu của
Facebook. Những server này sẽ phân tích các yêu cầu, xác định các ứng
dụng tương ứng, sau đó tìm kiếm Url callback mà nhà phát triển ứng
dụng cung cấp và thực hiện cuộc gọi tới ứng dụng đó
 Máy chủ của Facebook sẽ gởi yêu cầu đến máy chủ của người tạo ứng
dụng. Yêu cầu này người dùng hoàn toàn không biết
 Server chứa ứng dụng tạo một lời gọi API tới server Facebook bằng
cách sử dụng FQL thông qua phương thức fql.query() của API hoặc gọi
trực tiếp bằng các hàm API
 Máy chủ chứa ứng dụng sẽ trả về FBML tới máy chủ của Facebook.
Kết quả đạt được cuối cùng là một tài liệu FBML. Tài liệu này sẽ được
gởi trả lại server của Facebook để thực thi
 Tài liệu FBML sẽ được chuyển sang dạng HTML để phục vụ người sử
dụng. Đây là bước cuối cùng trong quá trình thực thi và trả kết quả về
cho trình duyệt.
Sự phát triển ngày càng lớn mạng của Facebook kéo theo sự ra đời của rất
nhiều ứng dụng. Theo thống kê hiện nay có hơn 90.000 ứng dụng trên Facebook
với sự tham gia của 120 công ty.
Ứng dụng Farmville trên Facebook
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Game Mafia Wars trên nền tảng Facebook
Với cách thiết kế này, Facebook đã giảm tải xử lý cho server của mình,

nâng cao hiệu suất làm việc của ứng dụng. Nó đem lại cho người dùng khả năng
có thể tự tạo ứng dụng cho riêng mình. Tăng tính kết nối, chia sẻ, cập nhật thông
tin hàng ngày mà vẫn bảo vệ được quyền riêng tư.
Không thể phủ nhận các lập trình viên của Facebook thật sự xuất sắc. Công
nghệ của họ tuy không quá vượt trội như những gì Microsofts hay Apple đã làm
nhưng công nghệ của họ luôn đáp ứng được đủ nhu cầu của người dùng, tốt, hoạt
động ổn định và chắc chắn. Thực tế, những điều này mang lại cảm giác thoải mái,
thân thiện tối đa cho người dùng
c. Phép thích ứng – Gia tăng sự có mặt trên các thiết bị di động
Cách đây một năm, số lượng khách hàng sử dụng smartphone vẫn còn ở
con số khiêm tốn (< 40%, tại thị trường Mỹ) thì hiện nay, cứ 2 người dùng di động
lại có 1 người dùng smartphone. Người dùng ngày càng có xu hướng cập nhật
mọi thứ thông qua smartphone. Các tác vụ hàng ngày, lập lịch hoặc soạn tài liệu
được thực hiện trên các smartphone hoặc tablet giúp tiết kiệm thời gian và tăng sự
tiện lợi cho người dùng
Hòa trong xu thế chung đó, Facebook ngày càng chú trọng hơn đến các ứng
dụng di động là hành động hòa nhập vào xu thế đó. Facebook đã phát hành phiên
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
bản trên nền iOS, Android, Blackberry với rất nhiều cải tiến nhằm giúp người
dùng luôn giữ kết nối với nhau ngay cả khi không ngồi trước máy tính.
Ứng dụng Facebook trên IOS
Trong những năm gần đây, khái niệm “mạng xã hội trên di động” – những
ứng dụng mà ta vẫn quen gọi là ứng dụng chat hay nhắn tin như LINE, WeChat
phát triển một cách nhanh chóng. Các ứng dụng này hoàn toàn có thể xây dựng
một social-graph riêng của mình thông qua chat. Để thích ứng với điều này,
Facebook đã phát triển cho riêng mình ứng dụng Facebook Messenger có khả
năng nhắn tin tức thời, gọi video, gởi tin nhắn bằng âm thanh, các emotion và khả
năng đăng ký qua số điện thoại để giữ chân người dùng gắn bó với nền tảng của
mình.

Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Phần mềm Facebook Messenger
d. Phép thêm vào – Graph Search, phương thức tìm kiếm mới của tương lai
Để tăng thêm tiện lợi cho người dùng, Facebook đã giới thiệu thêm tính
năng Graph search. Đây là phương thức giúp người dùng tìm kiếm trong các nội
dung về hình ảnh, bạn bè cũng như những mối liên hệ giữa các tài khoản
Facebook với mức độ cá nhân hóa cao. Graph Search không phải là “web search”
như chúng ta vẫn tiến hành tìm kiếm thông qua Google hay Bing. Công cụ được
thiết kế để trả về kết quả từ một truy vấn chính xác thay vì chỉ thực hiện tìm kiếm
và đưa kết quả chung chung từ nhiều trang web khác nhau
Kết quả trả về từ Graph Search
Để đưa ra kết quả theo hướng trực quan, Facebook Graph Search sẽ sử
dụng hàng loạt các bộ lọc để sắp xếp các nội dung như địa điểm, sở thích của
người dùng Facebook, mối quan hệ (relationship) tùy theo truy vấn của người sử
dụng. Còn tính năng tìm kiếm thông thường, tức những nội dung không khớp với
truy vấn khi dùng Graph Seach, sẽ được thực hiện thông qua Bing với sự hợp tác
giữa Facebook và Microsoft. Về cơ bản thì Bing sẽ đưa ra những kết quả không
nằm trong hồ sơ (profile) của người dùng, ví dụ như thời tiết, tiêu đề bài nhạc
Những kết quả này sẽ xuất hiện dưới dạng những đường link (giống với Bing bình
thường) và nằm tách biệt với kết quả từ Graph Search.
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 22
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Graph Search
Một số ví dụ về Graph Search do Facebook đưa ra:
 Tìm kiếm người: “friends who live in my city,” “people from my
hometown who like hiking,” “friends of friends who have been to
Yosemite National Park,” “software engineers who live in San
Francisco and like skiing," "people who like things I like," "people who
like tennis and live nearby"

 Tìm kiếm hình ảnh: “photos I like,” “photos of my family,” “photos of
my friends before 1999,” "photos of my friends taken in New York,"
“photos of the Eiffel Tower”
 Tìm kiếm địa điểm: “restaurants in San Francisco,” “cities visited by
my family,” "Indian restaurants liked by my friends from India,"
“tourist attractions in Italy visited by my friends,” “restaurants in New
York liked by chefs," "countries my friends have visited"
 Tìm kiếm sở thích: “music my friends like,” “movies liked by people
who like movies I like,” "languages my friends speak," “strategy games
played by friends of my friends,” "movies liked by people who are film
directors," "books read by CEOs"
e. Phép kết hợp – tích hợp chính mình vào các công cụ nhắn tin tức thời
Duy trì và mở rộng kết nối giữa các thành viên trên mạng xã hội luôn là yếu
tố then chốt để đảm bảo sử phát triển của Facebook. Vì vậy, Facebook đã kết hợp
với Skype, Yahoo cho phép người dùng có thể kết nối tài khoản Facebook của họ
với tài khoản Skype, Yahoo của mình
Với sự kết hợp này, người dùng có thể thực hiện cuộc gọi hoặc nhắn tin
SMS đến bạn bè Facebook của họ, khi cung cấp số điện thoại cố định đến Profile
Facebook của mình. Bằng cách này, nếu bạn của bạn post một cái gì đó lên trang
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 23
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
của bạn thì bạn có thể trực tiếp gọi điện thoại hoặc gởi cho họ một tin nhắn hay
thông điệp gì đó
Hộp thoại khi người dùng đăng nhập Skype bằng tài khoản Facebook
Khi người dùng đăng nhập vào Skype bằng tài khoản Facebook của mình,
họ có thể thấy một cửa sổ tương tự như hình bên trên. Với giao diện này, bạn có
thể gởi tin nhắn, xem new feeds từ bạn bè Facebook của bạn. Ở bên phải của mỗi
bài, bạn được phép gởi một tin nhắn hoặc thực hiện cuộc gọi . Các dấu cộng cho
phép bạn thêm bạn Facebook từ contacts trong Skype
Người dùng còn có thể comment hoặc like status của người khác trên chính Skype

Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Với vị trí là mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook luôn muốn hướng đến
một nền tảng truyền thông tập trung với một loạt các công cụ đáp ứng nhu cầu
giao tiếp phong phú của người dùng. Và thay vì phải tự mình xây dựng một nền
tảng truyền thông của riêng mình, Facebook sẽ sử dụng các dịch vụ truyền thông
hàng đầu của Skype (video call, instant message). Ngoài ra, điều này còn giúp cho
Facebook có thêm một lượng khách hàng tiềm năng rất lớn từ Skype.
f. Phép hiệu chỉnh – Điều chỉnh New Feed để có thể cung cấp được nhiều
thông tin nhất
Khi vừa đăng nhập vào Facebook, bạn sẽ thấy ngay trang New Feed. New
Feed là thành phần để bạn cập nhật tin tức từ bạn bè trên giao diện Facebook. Tuy
nhiên, trang New Feed dễ bị “loãng” khi một số người bạn hoặc các Fan Page
đăng những tin rác không quan trọng.
Giao diện trang New Feed
Để cung cấp được nhiều thông tin hữu ích hơn cho người dùng, Facebook
đã hiệu chỉnh lại thuật toán EdgeRank, một thuật toán quyết định cái gì sẽ hiển thị
trên New Feed của người dùng. Việc hiệu chỉnh lại thuật toán này nhằm mục đích
dọn dẹp New Feed cho người dùng. Facebook không muốn những New Feed này
tràn ngập những bài đăng mà họ không thích. Do đó, nó suy xét cẩn thận trước khi
lan truyền tin nhắn của các trang
Bốn yếu tố mà EdgeRank căn cứ vào đó để quyết định có hiển thị bài đăng
của trang đó lên New Feed người hay không:
 Người dùng có tương tác với bài đăng trước đó của trang hay không?
Phạm Anh Trà – CH1201074 Trang 25

×