Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN ĐỀ TÀI: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN 1106462

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 107 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong Khoa Công nghệ May và
Thời trang trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM. Qua thời gian học tại trường, em
luôn được thầy cô chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức một cách tận tình từ ngày đầu nhập học cho
đến khi khóa học gần kết thúc. Em xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất đến Ban Giám hiệu nhà
trường, các thầy cô trong khoa, đặc biệt là cô giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Tuyết Trinh
đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến, lãnh đạo các Phòng Ban &
Công Ty đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập trong suốt thời gian vừa qua và cung
cấp đầy đủ các tài liệu, số liệu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn anh và cô chú, anh chị
trong phòng Kỹ thuật – KCS, xí nghiệp may I đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành Báo
cáo thực tập này.
Đây là lần đầu tiên em thực tập công ty, làm báo cáo thực tập nên không tránh khỏi
những thiếu sót, em mong được nhận được những đóng góp, ý kiến quý báu từ thầy cô và
Công ty để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chúc toàn thể các thầy cô Khoa Công nghệ May và Thời trang -
Trường Đại Học Sư Phạm Kỷ Thuật TPHCM nhiều sức khỏe, vững bước trên con đường sư
phạm.
Kính chúc toàn thể cán bộ, công nhân viên Công Ty Cổ Phần Đồng Tiến sức khỏe và
đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong lao động, đưa công ty ngày càng phát triển.

Sinh viên

Tăng Thị Anh Thư

Mục lục
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị 1
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh 4
1.1. Lĩnh vực kinh doanh 4
1.2. Năng lực sản xuất 5


1.3. Doanh thu 5
1.4. Các nhóm khách hàng chính 5
1.5. Các hoạt động xã hội của công ty 5
3. Cơ cấu tổ chức 6
3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty 6
3.2. Sơ đồ tổ chức phòng Kỹ thuật – KCS 7
3.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 8
3.4. Trách nhiệm và quyền hạn của một số chức danh 9
4. Các qui định chung trong lao động nơi sinh viên thực tập 13
4.1. Nội qui, thỏa ước lao động 13
4.1.1. Lao động và thời gian lao động 13
4.1.2. Tiền lương và các khoản phụ cấp lương trả cho người lao động 14
4.1.3. Khen thưởng và kỷ luật 15
4.1.4. Vệ sinh và an toàn lao động 16
4.1.5. Sử dụng và bảo vệ tài sản 16
4.1.6. Điều kiện lao động và bảo hộ lao động 17
4.1.7. Trật tự trong doanh nghiệp 18
4.1.8. Chế độ trách nhiệm vật chất 18
4.2. Chăm sóc sức khỏe và an toàn 18
4.2.1. Chăm sóc sức khỏe 18
4.2.2. An toàn vệ sinh lao động 19
4.3. Các quy định chung về PCCC, vệ sinh công nghiệp, môi trường… 20
4.3.1. Qui định của công ty và các bộ phận 20
4.3.2. Qui định đối với nhân viên làm việc 23
CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI CÔNG TY VÀ
ÁP DỤNG CHO MÃ HÀNG MONTERO JACKET WOMEN - 1106462 24
1. Qui trình sản xuất chung tại công ty 24
2. Qui trình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại tổ cắt 48
2.1. Mục đích 48
2.2. Phạm vi áp dụng 48

2.3. Sơ đồ 48
2.4. Diễn giải chi tiết 49
2.5. Phụ lục 51
3. Qui trình chuẩn bị và triển khai sản xuất tại xí nghiệp may 52
3.1. Mục đích 52
3.2. Phạm vi áp dụng 52
3.3. Tài liệu liên quan 52
3.4. Sơ đồ 52
3.5. Diễn giải chi tiết 53
3.6. Phụ lục 56
4. Qui trình nhận và kiểm tra tài sản khách hàng 57
4.1. Sơ đồ 57
4.2. Diễn giải chi tiết 58
5. Qui trình xếp dỡ, lưu kho, bảo quản và giao hàng 59
5.1. Sơ đồ 59
5.2. Diễn giải chi tiết 59
6. Qui trình quản lý nguồn lực 61
6.1. Mục đích 61
6.2. Phạm vi áp dụng 61
6.3. Nội dung 61
6.3.1. Cung cấp nguồn lực 61
6.3.2. Nguồn nhân lực 61
6.3.2.1. Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực 62
6.3.2.2. Diễn giải chi tiết 62
6.3.3. Cơ sở hạ tầng 64
6.3.4. Môi trường làm việc 65
7. Qui trình hành động khắc phục và phòng ngừa 66
7.1. Sơ đồ 66
7.2. Diễn giải chi tiết 67
8. Giới thiệu mã hàng 67

8.1. Khách hàng KiDo 67
8.2. Thương hiệu Jack Wolfskin 67
8.3. Montero Jacket Women 69
9. Bộ tài liệu kỹ thuật mã hàng JWF0269 – Áo ngoài 73
9.1. Bảng hình vẽ, mô tả mẫu 73
9.1.1. Mô tả sản phẩm 73
9.1.2. Hình vẽ 74
9.2. Bảng thông số kích thước thành phẩm 77
9.2.1. Vóc thường 77
9.2.2. Vóc nhỏ 78
9.3. Bảng phân tích mẫu 79
9.4. Bảng sản lượng hàng 80
9.5. Bảng ghép cỡ vóc 81
9.6. Bảng màu 81
9.7. Bảng định mức nguyên phụ liệu 81
9.8. Bảng cân đối nguyên phụ liệu 83
9.9. Bảng qui định cắt 87
9.10. Bảng qui cách đánh số ép keo 90
9.11. Bảng qui cách may sản phẩm 91
9.12. Bảng qui trình công nghệ 97
9.13. Bảng thiết kế chuyền 104
9.14. Bảng bố trí mặt bằng phân xưởng 112
9.15. Qui cách bao gói sản phẩm 112
9.16. Bảng hướng dẫn kiểm tra mã hàng 114
10. Một số vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và biện pháp xử lý 115
11. Công tác lập b. Qui trình công nghệ - tính giá CM tại công ty CP Đồng Tiến 116
11.1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với nhân viên qui trình tại công ty CP Đồng Tiến . 116
11.1.1. Chức trách 116
11.1.2. Hiểu biết 116
11.1.3. Công việc 116

11.1.4. Yêu cầu trình độ nghiệp vụ 117
11.2. Hướng dẫn công việc xây dựng Qui trình công nghệ 117
11.2.1. Ở Xí nghiệp 117
11.2.2. Ở Phòng Kỹ thuật – KCS 117
11.3. Tầm quan trọng của bảng Qui trình công nghệ 117
11.4. Biểu mẫu bảng Qui trình công nghệ tại công ty Cổ Phần Đồng Tiến 118
11.5. Diễn giải chi tiết bảng Qui trình công nghệ 119
11.5.1. Tiêu đề 119
11.5.2. Thân bảng 119
11.5.3. Kết bảng 120
11.6. Bảng thời gian chuẩn tại công ty 120
11.6.1. Ví dụ minh họa về bảng thời gian chuẩn 120
11.6.2. Diễn giải chi tiết bảng thời gian chuẩn 121
11.7. Cách xếp bậc thợ và cấp bậc công việc trong bảng Qui trình công nghệ 122
11.8. Cách tính thời gian 124
11.8.1. Khái niệm 125
11.8.2. Qui trình bấm giờ 125
11.8.2.1. Chuẩn bị bấm giờ 125
11.8.2.2. Bấm giờ trực tiếp và các lưu ý 126
11.8.2.3. Tính toán thời gian thiết kế 127
11.9. Cách tính giá công đoạn 127
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 128
1. Kết luận 128
2. Đề nghị 129
CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 130



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN :





















TPHCM, ngày tháng 5 năm 2015
Ký tên

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
1

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị
Hình I.1: Logo công ty Cổ phần Đồng Tiến.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
Tên tiếng Anh: DONG TIEN JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: DOVITEC
Tổng giám đốc: Vũ Ngọc Thuần
Địa chỉ trụ sở chính: Số 10 – đường Phan Trung – phường Tân Tiến – TP Biên Hòa –
tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0613.822248 – 0613.821077 – 0613.822030
Fax: (84.61) 3823441
Website: www.dovitec.com.vn
Email:

Hình I.1: Trụ sở chính của công ty.
Công ty Cổ Phần Đồng Tiến được thành lập từ năm 1990 theo quyết định số 109/CNN-
TCLĐ của Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Từ một xưởng may gia công gồm vài chục người với số
máy lạc hậu của Công ty Công Nghệ Phẩm (thuộc Sở Công nghiệp Đồng Nai) sau đó liên
doanh với Công ty May Việt Tiến (thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam) ở Thành phố Hồ
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
2

Chí Minh thành lập Công ty May Đồng Tiến. Tháng 4 năm 2007 Công ty TNHH May Đồng
Tiến đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đồng Tiến căn cứ theo giấy 4703000370 ngày 06/04/2007
của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai.
Qua hơn 20 năm phát triển, hiện nay công ty có 5 xí nghiệp may trực thuộc và 2 phân
xưởng trực thuộc, quản lý hơn 2600 cán bộ - công nhân viên với hơn 2890 máy móc - thiết bị
các loại hiện đại. Doanh thu gia công của công ty 36.000.000 USD/ năm.
 Xí nghiệp may I, II và V: trụ sở chính công ty – Số 10 – đường Phan Trung –
phường Tân Tiến – TP Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai.
 Xí nghiệp may III: thị trấn Trảng Bom – huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai.
 Xí nghiệp may IV: ấp Bình Lâm – xã Lộc An – huyện Long Thành – tỉnh Đồng
Nai.
 Xí nghiệp may Đồng Phúc Cường: KCN Định Quán – áp Phú Dòng – xã Phú
Cường – huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai, xí nghiệp vừa thành lập, đang trong

giai đoạn phát triển.
Công ty Cổ Phần Đồng Tiến luôn xem con người là tài sản quý giá nhất. Công ty có một
đội ngũ cán bộ - công nhân viên trẻ, có trình độ, tay nghề cao. Để tạo cho người lao động gắn
bó trách nhiệm với công ty, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, công ty luôn chú trọng
đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động
đã được pháp luật Việt Nam qui định.
Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao tay nghề, đầu tư cải tiến công
nghệ và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, đảm bảo chất lượng
có uy tín với khách hàng.
Năm 1995 công ty được Nhà Nước Việt Nam tặng thưởng huân chương lao động hạng
III và huân chương lao động hạng II vào năm 1999. Năm 2005 được tặng thưởng huân chương
lao động hạng I và danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới về thành tích xuất sắc trong
sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó công ty còn được Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Sở/ Bộ Giáo dục và Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Nai tặng nhiều bằng khen.
Huy chương và bằng khen của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam liên tục các năm từ
(2001 đến 2006). Trên cơ sở đó, từ Tổng Giám đốc đến mọi thành viên trong công ty đều cam
kết thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu của hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn
SA 8000 : 2008.
Các tiêu chuẩn chất lượng công ty đã đạt được: ISO 9001 : 2000, SA 8000 : 2008, WRAP.
Xí nghiệp
I
II
III
IV
V
VI
Số chuyền
11
11

10
8
(chưa có số liệu thống kê)
Số thiết bị,
máy móc
700
590
510
300
Số công
nhân
730
610
560
340
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
3

Sản lượng
năm
900,000
2,000,000
1,200,000
600,000
Mặt hàng
chính
Áo khoác
nam, nữ
các loại
Quần tây,

quần short,
Đầm, Váy,
Sơ mi,
Trang phục
trẻ em…
Áo khoác
nam, nữ
các loại
Áo sơ mi
nam, nữ
các loại
Bảng I.1: Thông tin và số liệu thống kê của các xí nghiệp trực thuộc công ty.

Hình I.2: Xí nghiệp may I.

Hình I.3: Xí nghiệp may II.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
4


Hình I.4: Xí nghiệp may III.

Hình I.5: Xí nghiệp may VI.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.1. Lĩnh vực kinh doanh
 Sản xuất và kinh doanh sản phẩm may mặc.
 Kinh doanh trang thiết bị máy móc và phụ liệu ngành may.
 Kinh doanh nông sản, nhựa, thực phẩm chế biến, trang thiết bị văn phòng, dịch
vụ thương mại.
 Kinh doanh bất động sản cho thuê nhà xưởng, đầu tư hạ tầng các khu công

nghiệp và khu dân cư.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
5

2.2. Năng lực sản xuất
 Jacket và các sản phẩm cùng loại: 2,160,000 pcs/ năm.
 Sơ mi, áo blouse, đầm và đồ khoác nữ: 780,000 pcs / năm.
 Quần, váy và đồ bơi: 4,280,000 pcs/ năm.
 Hàng dệt kim (quần lót, áo thun, đầm): 7,200,000 pcs/ năm.
2.3. Doanh thu
NĂM
GIA CÔNG (USD)
XUẤT KHẨU (USD)
2010
17,144,034
40,278,372
2011
18,534,793
45,591,745
2012
20,130,905
51,350,232
2013
22,500,000
53,450,000
2014
28,717,000
69,453,000
Bảng I.2: Doanh thu gia công và xuất khẩu của công ty (từ năm 2010 đến 2014).
2.4. Các nhóm khách hàng chính

Công ty có quan hệ sản xuất kinh doanh với hơn 30 khách hàng của nhiều nước trên thế
giới, sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường Châu Âu: 40%, Nhật Bản: 10%, Mỹ:
40%, cung cấp các thị trường khác: 10%.
THỊ TRƯỜNG
KHÁCH HÀNG (TÊN NHÃN CHÍNH)
Hoa Kỳ
EDDIE BAUER, J.CREW, GUESS, COLDWATER CREEK,
CHARMING, TALBOTS, CHICO'S, WALL-MART,
TOMMY HILFIGER, ALFRED DUNNER,…
Châu Âu
DECATHLON (Quechua, Tribord, Stratermic, Wedzee,
Kalenji, Kipsta), CORTEFIEL, ROHAN, NEXT,
GREENWOOD, PEDRO DEL HIERRO, MASSIMODUTTI,
JACK WOLFSKIN, STYLING (Shaluny),
Nhật Bản
ITOCHU (Descente, Umbro, Mamot, Lecoq, Munsing,
Mizuno), SUMITOMO (Kurodaruma, Nikki, Converse, Fila,
Ocean Pacific), SUMITAMA, TAMURAKOMA (Zett,
Sasaki, Natsumeda, Apparel Ai, Omura Sangyo),
MARUBENI, UNI MAX,
KIDO(Hàn Quốc), KAISER (Đài Loan),….tiêu thụ nội địa
Bảng I.3: Các nhóm khách hàng chính của công ty.
2.5. Các hoạt động xã hội của công ty
 Ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương,
nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng.
 Ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh.
 Ủng hộ bão lụt, đặc biệt ủng hộ cán bộ - công nhân viên có người thân ở vùng
thiên tai.
 Hỗ trợ công nhân của công ty có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị bệnh hiểm nghèo.
 Ủng hộ quỹ khuyến học và phong trào giáo dục tỉnh nhà.

 Ủng hộ phong trào văn hóa thể thao tỉnh.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
6

3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty
















[Nguồn: phòng Tổ chức]
Sơ đồ I.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ Phần Đồng Tiến.













PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
THƯỜNG TRỰC
(Nguyễn Thị Hồng Đức)


TỔNG GIÁM ĐỐC
(Vũ Ngọc Thuần)
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
KỸ THUẬT
(Ngô Thị Mãnh)

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
SẢN XUẤT
(Nguyễn Văn Hoàng)

PHÒNG TỔ
CHỨC
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG KT-
KCS
PHÒNG

KHKD-XNK
XN
MAY 1
XN
MAY 2
XN
MAY 3
XN
MAY 4
XN
MAY 5
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
7

3.2. Sơ đồ tổ chức phòng Kỹ thuật – KCS





















[Nguồn: phòng Tổ chức]
Sơ đồ I.2: Sơ đồ tổ chức phòng Kỹ thuật – KCS.









Nhập số hóa
Định mức nguyên liệu
Giác sơ đồ
Nhảy size
Bộ phận cắt
Bộ phận ủi ép
Nhân viên may mẫu
Kỹ thuật tiền phương
Bộ phận thiết kế
Bộ phận LEAN
Định mức phụ liệu
Bộ phận phiên dịch
Hệ thống
Bộ phận

văn bản
Bộ phận
sơ đồ
Bộ phận
may mẫu
KCS
Phó
tổng
giám
đốc
Trưởn
phòng
Phó
phòng
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
8


3.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban





























[Nguồn: phòng Tổ chức]
Sơ đồ I.3: Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong công ty.
HĐQT
Tầm nhìn
chiến lược
nguồn vốn.
Giám sát mục tiêu
chiến lược hiệu quả
theo quý, năm.
- Giám sát kết quả tháng, quý.
- Chiến lược trung và ngắn hạn.
- Theo dõi các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, cải tiến.

Ban TGĐ
Giám đốc xí nghiệp, trưởng các phòng ban
- Theo dõi tiến độ, nhiệm vụ (ngày, tuần, tháng).
- Kế hoạch hành động, kiểm soát công tác cải tiến
qui trình.
- Phối hợp với các đơn vị khác để hoàn thành
nhiệm vụ.
Nhân viên chuyên trách; công nhân sản xuất
- Thực hiện kế hoạch làm việc hàng ngày.
- Phối hợp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng để vận hành
quá trình, qui trình sản xuất.
- Đề xuất, thực hiện công tác cải tiến qui trình.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
9

3.4. Trách nhiệm và quyền hạn của một số chức danh
Đây là trách nhiệm xã hội và quyền hạn của các cán bộ chủ chốt trong công ty. Dựa trên
trách nhiệm và quyền hạn dưới đây, nếu Tổng Giám đốc Công ty, Trưởng phòng, Giám đốc
xí nghiệp đi vắng trong một thời gian xác định thì phải lập giấy ủy quyền cho cấp phó để điều
hành công việc.
A/ TỔNG GIÁM ĐỐC
Trách nhiệm:
 Xây dựng chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng của công ty.
 Xem xét việc thực hiện chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty.
 Phê duyệt sổ tay chất lượng, qui trình chung thuộc hệ thống chất lượng.
 Phân công trách nhiệm cho cán bộ thuộc quyền.
 Cung cấp nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống chất lượng.
 Trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh và phòng kế toán, phòng tổ chức hành chánh.
Quyền hạn:
 Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo để tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.

 Phê duyệt các văn bản liên quan đến nhân sự, kể cả các kế hoạch đào tạo nhân viên.
 Chủ tịch Hội đồng đánh giá và phê duyệt danh sách Nhà thầu phụ được chấp nhận.
 Chủ trì các cuộc họp định kỳ xem xét của lãnh đạo.
 Phê duyệt các hợp đồng kinh tế.
B/ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
Trách nhiệm:
 Trực tiếp phụ trách công tác xuất nhập khẩu.
 Nhận lệnh và báo cáo các vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng cho Tổng Giám
Đốc.
 Chịu trách nhiệm kiểm tra và xem xét, đánh giá hiệu quả của khối lượng công việc
có phù hợp với hệ thống chất lượng.
 Đại diện cho lãnh đạo để làm việc với cơ quan đánh giá hệ thống chất lượng của
công ty.
 Đại diện lãnh đạo xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.
Quyền hạn:
 Phê duyệt kế hoạch đánh giá nội bộ, chỉ định các trưởng đoàn đánh giá và chỉ đạo
việc thực hiện đánh giá nội bộ.
 Đề xuất, bãi bỏ các vấn đề liên quan đến chất lượng.
 Thay mặt Tổng Giám Đốc giải quyết các công việc của Công ty khi Tổng Giám
Đốc đi vắng.
 Đề xuất thưởng, phạt các cán bộ công nhân viên liên quan đến hệ thống quản lý
chất lượng.
 Báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám Đốc.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
10

C/ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT
Trách nhiệm:
 Phụ trách công tác sản xuất.
 Giải quyết các phản ánh khiếu nại của khách hàng.

 Theo dõi chỉ đạo, phân bổ kế hoạch sản xuất toàn công ty.
 Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp các vấn đề liên quan đến chất lượng cho Tổng Giám
Đốc.
 Phối hợp với phó Tổng Giám Đốc thường trực và phó Tổng Giám Đốc kỹ thuật
trong quá trình thực hiện những công việc có liên quan đến hệ thống chất lượng.
 Giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất với khách hàng.
Quyền hạn:
 Trực tiếp đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh tế được Tổng Giám Đốc ủy quyền.
 Đề xuất, bãi bỏ các vấn đề không phù hợp làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ
sản xuất.
 Đề xuất thay đổi bố trí tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tiến độ
xuất hàng trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
 Báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám Đốc.
D/ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT
Trách nhiệm:
 Giúp Ban Lãnh Đạo trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm.
 Giải quyết các vấn đề phát sinh về chất lượng của các xí nghiệp.
 Kiểm tra tài liệu hồ sơ của hệ thống chất lượng, sản phẩm.
 Kiểm soát hành động khắc phục và phòng ngừa.
 Đề xuất thay đổi phương án cải tiến sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
 Thiết lập, tổ chức và báo cáo định kỳ về chất lượng toàn công ty.
Quyền hạn:
 Kiểm soát tài liệu về hệ thống chất lượng.
 Kiểm tra và đôn đốc các đơn vị trong công ty thực hiện đúng các văn bản trong hệ
thống chất lượng.
 Được quyền không cho xuất hàng những sản phẩm không đạt chất lượng.
 Báo cáo trực tiếp cho Phó Tổng Giám Đốc thường trực và phó Tổng Giám Đốc phụ
trách sản xuất.
E/ TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC TRƯỞNG PHÒNG BAN VÀ XÍ

NGHIỆP
a/ TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT – KCS
Trách nhiệm:
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
11

 Chịu trách nhiệm về việc quản lý các bộ phận: văn bản, sơ đồ vi tính, qui trình cải
tiến, kỹ thuật cơ điện, may mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
 Phê duyệt các hướng dẫn sản xuất và yêu cầu kỹ thuật.
 Kiểm tra, phê duyệt các yêu cầu kỹ thuật – tiêu chuẩn kỹ thuật – áo mẫu đối các xí
nghiệp.
 Kiểm tra phê duyệt định mức nguyên phụ liệu.
 Triển khai và giám sát việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
 Xây dựng và trình Tổng Giám Đốc duyệt các quy chế thưởng phạt về chất lượng.
 Xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Quyền hạn:
 Được quyền không cho sử dụng các loại nguyên phụ liệu không đạt chất lượng làm
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và đề nghị Ban Lãnh Đạo công ty xử lý.
 Được quyền giao nhiệm vụ và quyền hạn cho cấp dưới.
 Báo cáo trực tiếp cho các Phó Tổng Giám Đốc.
b/ TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH – XUẤT NHẬP KHẨU – KINH DOANH
Trách nhiệm:
 Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, bảo quản hàng hóa công ty.
 Làm các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu (thủ tục hải quan, thanh lý hợp đồng).
 Theo dõi, quản lý xuất nhập vật tư máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu may mặc.
 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
 Xây dựng kế hoạch và quản lý kho hàng theo đúng yêu cầu của hệ thống chất lượng.
 Lập kế hoạch tổng hợp định kỳ về sản xuất các mã hàng trong toàn công ty.
 Lập kế hoạch, điều độ sản xuất. Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản
xuất.

 Quản lý, điều hành trong các lĩnh vực kinh doanh, giao dịch, tiếp thị phát triển thị
trường, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
 Phân tích hiệu quả của từng khách hàng, thị trường. Đề xuất cho Ban Lãnh Đạo
xem xét chiến lược khách hàng.
 Mở rộng thị trường, khách hàng bằng các biện pháp thích hợp. Thực hiện các giao
dịch, quan hệ với khách hàng. Tổ chức trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm. Tham
gia các hội chợ triển lãm của công ty.
 Nghiên cứu triển khai công tác maketting của công ty.
Quyền hạn:
 Giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị thực hiện.
 Được quyền giao nhiệm vụ và quyền hạn cho cấp dưới.
 Được quyền đề xuất, điều phối về kế hoạch sản xuất.
 Điều phối các hoạt động của mạng lưới bán hàng, cửa hàng, đại lý của công ty.
 Được quyền đàm phán hợp đồng FOB.
 Tham gia đánh giá và đề xuất chọn nhà thầu phụ.
 Được quyền giao nhiệm vụ và quyền hạn cho cấp dưới.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
12

 Báo cáo trực tiếp cho phó Tổng Giám Đốc thường trực.
c/ TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC
Trách nhiệm:
 Quản lý và điều hành những việc hành chánh quản trị và các thủ tục hành chánh
trong toàn công ty.
 Quản lý theo dõi giám sát công tác xây dựng cơ bản.
 Lập kế hoạch bảo vệ, xây dựng nội qui, qui chế làm việc .
 Thực hiện nhiệm vụ quản lý vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, chăm
lo đời sống, sức khỏe toàn thể cán bộ công nhân viên.
 Quản lý bếp ăn tập thể, chăm lo đời sống vật chất, ăn ở, đi lại và các hoạt động văn
hóa thể dục thể thao trong toàn công ty.

 Tổ chức phục vụ các cuộc hội họp, hội nghị.
Quyền hạn:
 Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo điều động, đề bạt nâng lương
cho cán bộ công nhân viên.
 Tham gia hội đồng kỷ luật, hội đồng thi đua khen thưởng, phát động phong trào thi
đua trong toàn công ty.
 Được quyền giao nhiệm vụ và quyền hạn cho cấp dưới.
 Báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám Đốc.
d/ GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP
Trách nhiệm:
 Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch
sản xuất và chất lượng sản phẩm của đơn vị mình.
 Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch của công ty.
 Tổ chức triển khai công tác chuẩn bị, kiểm soát và theo dõi các quá trình chuẩn bị
sản xuất.
 Thực hiện đúng các qui trình hướng dẫn đã ban hành, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ
thuật và yêu cầu chất lượng của sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng
tháng.
 Đôn đốc các bộ phận triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất và giao hàng theo đúng
tiến độ của công ty.
 Kiểm tra, đôn đốc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp.
Quyền hạn:
 Tổ chức quản lý, bảo quản toàn bộ tài sản, trang thiết bị máy móc của xí nghiệp,
đề xuất ý kiến sửa chữa, thay thế với công ty.
 Được đề xuất khen thưởng, kỷ luật nhân viên dưới quyền.
 Được quyền tham gia với trưởng/ phó Phòng KH – XNK – KD để đàm phán về
tiến độ giao hàng.
 Được quyền giao nhiệm vụ và quyền hạn cho cấp dưới.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
13


 Báo cáo trực tiếp cho phó Tổng Giám Đốc phụ trách sản xuất.
4. Các qui định chung trong lao động nơi sinh viên thực tập
4.1. Nội qui, thỏa ước lao động
Trong công ty có một tài liệu về nội qui lao động, thỏa ước lao động trong công ty, do
tài liệu nhiều, phức tạp, nên người làm báo cáo xin được rút gọn thành những nội dung chủ
yếu như sau:
4.1.1. Lao động và thời gian lao động
 Mọi người lao động làm việc trong Doanh nghiệp ( gọi chung là Công nhân viên)
có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước và những quy định do
Doanh nghiệp đề ra.
 Công nhân viên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm theo nội dung công
việc thỏa thuận trong Hợp đồng lao động và không ngừng nâng cao kiến thức
chuyên môn, tay nghề để phục vụ Doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
 Việc bố trí và sử dụng lao động trong Doanh nghiệp phải phù hợp với khả năng và
yêu cầu công việc theo hướng tiêu chuẩn hóa lao động.
 Công nhân viên làm nghiệp vụ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo có
chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về trình độ, nghề nghiệp và có đủ điều kiện
làm việc tại những nơi đó.
 Các đơn vị được phân công quản lý lao động có trách nhiệm phân công và bố trí
công việc đầy đủ, thực hiện kiểm tra lao động và thống kê lao động theo quy định
của Doanh nghiệp.
 Thời gian làm việc quy định như sau:
o Từ : Thứ hai đến thứ bảy (chủ nhật nghỉ).
o Sản xuất: Từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút (trong đó nghỉ trưa 1 giờ). Đăng
ký tăng ca 1 giờ/ ngày thì làm từ 7 giờ đến 17 giờ.
o Hành chính: Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ. Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30
phút.
o Lao động nữ có con nhỏ dưới 1 năm và lao động có thai tháng thứ 07 được nghỉ
mỗi ngày 1 giờ làm việc.

o Trường hợp đặc biệt do tính chất công việc làm thêm giờ phải có sự chấp thuận
và do Đơn vị trưởng xem xét quyết định.
o Làm thêm giờ phải được sự thỏa thuận của người lao động. Số giờ làm thêm
không quá 4 giờ/ ngày và 200 giờ/ năm.
o Nghĩ lễ, phép theo quy định của Bộ Luật Lao Động.
 Giờ làm thêm:
o Do tính chất sản xuất kinh doanh của ngành may như gặp điều kiện bất khả
kháng không đạ kế hoạch phải làm thêm giờ cho kịp giao hàng tránh lãng phi
nguyên, vật liệu, tiền bạc… Công ty sẽ động viên người lao động làm thêm giờ,
200 giờ/ năm trên cơ sở thỏa thuận với đại diện người lao động.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
14

o Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc lương
của công việc đang làm như sau: vào ngày thường là 150%, vào ngày nghỉ hàng
tuần là 200%, vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương là 300%.
o Không động viên lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc có con nhỏ dưới 12
tháng và lao động dưới 18 tuổi làm thêm giờ.
 Công nhân viên phải có mặt tại nơi làm việc đúng giờ quy định để làm công tác
chuẩn bị công việc trong ngày
 Không được làm việc riêng, nói chuyện riêng gây ồn ào, mất trật tự trong giờ làm
việc.
 Không được đi lang thang, la cà, tụ tập nói chuyện riêng các nơi công cộng.
 Hết giờ làm việc nếu không có nhiệm vụ, không được ở lại trong phạm vi Doanh
nghiệp.
 Công nhân viên đi công tác phải được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp và
có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác. Trường hợp đi công tác quá thời gian quy
định phải liên lạc báo cáo cho Doanh nghiệp biết. Nếu trễ vì lý do cá nhân sẽ không
được chấm công trong thời gian đi trễ.
 Không được tự ý nghỉ việc, công nhân viên muốn nghỉ phép hoặc nghỉ việc riêng

phải có giấy xin nghỉ và được cấp có thẩm quyền duyệt trước khi nghỉ một ngày.
Trường hợp đột xuất tang lễ thì có thể xin phép sau.
 Không được tổ chức các công tác xã hội, văn nghệ, thể thao trong giờ làm việc khi
chưa có sự chấp thuận của Tổng Giám Đốc.
4.1.2. Tiền lương và các khoản phụ cấp lương trả cho người lao động
 Hình thức trả lương là thanh toán theo lương sản phẩm cuối cùng (sản phẩm tính
lương là sản phẩm đã nhập kho).
 Sản phẩm không đạt chất lượng không tính lương.
 Đơn giá lương khoán sản phẩm từng công đoạn được quyết định theo qui trình công
công nghệ.
 Mỗi loại công việc có hai cấp bậc lương:
o Lương cấp bậc theo hệ thống thang bảng lương với mức lương tối thiểu như quy
định trong hợp đồng lao động.
o Lương tạm tuyển (tập sự) ít nhất bằng 70% mức lương của nghề hoặc công việc
được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Thời gian thử việc tối đa 60 ngày đối
với lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, 30 ngày đối với lao động khác và 03
ngày đối với lao động thời vụ.
 Các loại phụ cấp và khoản chi có tính chất tiền lương khác:
o Các khoản phụ cấp:
 Phụ cấp trách nhiệm: Áp dụng đối với người lao động từ Tổ trưởng, Tổ phó
sản xuất trở lên và lao động kiêm nhiệm công tác quản lý không giữ chức
vụ lãnh đạo. Có hay mức: từ 5 % đến 14 %.
 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Áp dụng đối với Ban Tổng Giám Đốc, Trưởng
phó phòng công ty, Giám Đốc, Phó Giám Đốc Xí nghiệp, Quản đốc các phân
xưởng (theo chức danh công ty hạng 1).
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
15

 Phụ cấp có tay nghề: Áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên khối văn
phòng có tay nghề về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và Cán bộ phụ trách

số nhân viên dưới quyền 25 người trở lên (từ 14% đến 24%).
 Các khoản phụ cấp trên đây được tính trên lương sản phẩm hoặc lương cấp
bậc thực tế của người lao động.
o Các khoản chi có tính chất tiền lương khác:
 Chi ăn ca: Tùy theo từng thời điểm (công ty chịu 70%, công nhân chịu 30%).
 Tiền gửi xe: Áp dụng đối với người lao động ở các đơn vị không tổ chức giữ
xe, mức 1,000 đ/ người/ ngày.
 Tiền phép năm và tiền tàu xe: tính theo hệ số lương cơ bản đang hưởng,
công ty trả cho người lao động vào sau dịp Tết Nguyên Đán.
 Đối với người lao động đi công tác, công ty có quy chế khoán chi phí cho từng nội
dung công tác.
 Tay nghề: Người lao động sau khi tuyển dụng nếu không hoàn thành nhiệm vụ,
khối lượng công việc trong thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng thì công ty sẽ không
ký Hợp đồng lao động.
 Tiền lương của người lao động được chi trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua Ngân
hàng bằng card, làm 01 kỳ: vào ngày 15 hàng tháng (thời gian trả lương có thể sớm
hơn hoặc trễ hơn 2 ngày).
4.1.3. Khen thưởng và kỷ luật
 Các hình thức kỷ luật gồm:
o Khiển trách – Áp dụng đối với những vi phạm ở mức độ nhẹ có tính chất nhất
thời và không thành hệ thống (thời hạn tối đa 3 tháng).
o Chuyển làm công tác khác có mức lương thấp hơn – Áp dụng cho những vi
phạm nghiêm trọng nội quy lao động nhưng chưa tới mức sa thải hoặc tái phậm
trong thời gian chưa xóa kỷ luật ( thời hạn tối đa 6 tháng).
o Sa thải.
 Thẩm quyền quyết định kỷ luật là Tổng Giám Đốc Doanh nghiệp.
 Một số hình thức vi phạm kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm được áp dụng như sau:
o Khiển trách công nhân viên bị cắt thưởng loại A 01 tháng đi làm việc trễ 02 lần
trong 01 tháng, nghỉ 01 ngày không có lý do chính đáng và nghỉ việc riêng nhiều
giờ trong tháng cuối tháng cộng dồn 8 giờ nghỉ việc riêng.

o Vi phạm những trường hợp sau sẽ bị cắt thưởng loại A từ 1-3 tháng.Cụ thể :
 Đi lại mất trật tự và nói chuyện riêng trong giờ làm việc.
 Không mang khẩu trang, không đeo thẻ cán bộ – công nhân viên và không
mặc áo đồng phục theo quy định.
 Không thực hiện tốt công tác vệ sinh và an toàn lao động theo quy định.
 Không thực hiện đầy đủ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008, SA 8000:2008, WRAP.
 Không thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy.
 Không thực hiện tốt công tác 6S, Lean, Fip.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
16

o Người lao động vi phạm: Hút thuốc, đánh bài, tổ chức chơi đề, hụi, cá độ bóng
đá (có từ 1 đến nhiều người) trong Doanh nghiệp sẽ bị hình thức kỷ luật là khiển
trách hoặc chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn. Nếu tái phạm lần thứ
hai sẽ bị buộc thôi việc.
o Hình thức xử lý kỷ luật sa thải áp dụng trong những trường hợp sau:
 Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh nhau và tiết lộ bí mật
công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản,
tài chính của Doanh nghiệp.
 Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công tác khác mà tái phạm trong
thời gian chưa xóa kỷ luật.
 Người lao động tự ý bỏ việc 07 ngày trong 01 tháng hoặc 20 ngày trong 01
năm mà không có lý do chính đáng.
 Người lao động sử dụng ma túy và chất gây nghiện.
 Tổng Giám Đốc được quyền chấm dứt Hợp đồng đối với trường hợp người lao
động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao.
4.1.4. Vệ sinh và an toàn lao động
 Công nhân viên phải sử dụng đầu đủ các trang thiết bị và bảo hộ lao động do Doanh
nghiệp cấp, có trách nhiệm bảo quản và sử dụng đúng mục đích, nếu làm mất, hư

hỏng phải bồi thường.
 Công nhân viên có nghĩa vụ phải chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
lao động. Tuyệt đối không được làm công việc mà chưa được huấn luyện về an
toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
 Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chỉ những người được giao nhiệm vụ mới được
quyền sử dụng máy móc thiết bị.
 Máy móc thiết bị bị hư hỏng đột xuất trong khi vận hành công nhân phải ngừng
máy và báo ngay để người phụ trách trực tiếp biết để xử lý.
 Chỉ những người được phân công mới được phép sửa chữa máy móc thiết bị. Việc
sửa chữa phải tuân thủ các quy định kỹ thuật an toàn.
o Vệ sinh máy móc thiết bị, nhà xưởng nơi làm việc.
o Định kì kiểm tra, tu dưỡng thiết bị máy móc.
4.1.5. Sử dụng và bảo vệ tài sản
 Máy móc thiết bị vật tư, nguyên phụ liệu là tài sản của Doanh nghiệp. Mọi công
nhân viên có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ theo quy định của Doanh nghiệp.
 Ngoài Tổng Giám Đốc và người được ủy quyền, không ai được điều động máy móc
thiết bị và tài sản do Doanh nghiệp quản lý ra khỏi Doanh nghiệp hoặc từ nơi này
sang nơi khác.
 Tài sản Doanh nghiệp khi đem ra ngoài với đầy đủ giấy tờ hợp lệ phải được kiểm
tra thực tế so với chứng từ trước khi ra cổng. Các trường hợp vi phạm đều phải lập
biên bản và xử lý.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
17

 Các phương tiện làm việc do Doanh nghiệp trang bị cho cá nhân hoặc tập thể phải
được sử dụng đúng mục đích và có trách nhiệm bảo quản. Ai làm hư hỏng, làm mất
phải bồi thường.
 Các vật tư nguyên liệu cho sản xuất phải sử dụng đúng mục đích. Việc bảo quản và
cấp pháp theo đúng nguyên tắc của kho, tuyệt đối không sử dụng vật tư nguyên liệu
hoặc các phương tiện của Doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc lợi

ích khác ngoài Doanh nghiệp.
 Tuyệt đối không được cung cấp các số liệu kỹ thuật hoặc các nghiệp vụ cho các cơ
quan hoặc cá nhân bên ngoài không thuộc địa chỉ báo cáo nghiệp vụ theo quy định
của Nhà Nước, các trường hợp đặc biệt phải có lệnh của Tổng Giám Đốc.
 Không được tự ý quay phim, chụp ảnh hoặc đưa người ngoài Doanh nghiệp vào
quay phim, chụp ảnh.
4.1.6. Điều kiện lao động và bảo hộ lao động
 Công ty đảm bảo cung cấp đầy đủ công cụ lao động làm việc cho người lao động
tùy theo công việc đã ký trong Hợp đồng lao động.
 Đảm bảo nơi làm việc về không gian, độ thoáng, độ sáng, tiêu chuẩn vệ sinh về:
hơi, bụi, nóng, ẩm và các yếu tố có hại khác theo quy định tiêu chuẩn của Nhà Nước
về bảo hộ lao động, hàng năm tiến hành kiểm tra đo lường theo định kỳ.
 Thực hiện các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp các biện pháp cải
thiện điều kiện lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động,
ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần, công ty thanh toán các khoản chi phí
khám sức khỏe định kỳ.
 Xây dựng các quy chế về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp cho từng loại máy,
thiết bị và nơi làm việc theo các tiêu chuẩn quy định của Nhà Nước.
 Tổ chức hướng dẫn người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn,
vệ sinh công nghiệp, Phòng cháy chữa cháy liên quan đến nhiệm vụ, công việc của
họ từ khi tuyển dụng.
 Tổ chức tự kiểm tra 1 quý 1 lần về an toàn lao động, bảo hộ lao động và vệ sinh
công nghiệp, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên trong năm. Kết quả tự kiểm
tra được thông báo đến toàn thể người lao động.
 Mỗi năm người lao động được cấp pháo 2 áo bảo hộ lao động hoặc áo đồng phục
và tùy theo điều kiện lao động mà cấp bảo hiểm lao động theo quy định.
 Lao động nữ có thai từ 07 tháng trở lên hoặc đang trong thời kỳ cho con bú (đến 12
tháng tuổi) không bố trí làm tăng ca.
 Hàng năm người sử dụng lao động có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và

nghề nghiệp cho người lao động nhằm nâng cao trình độ và tăng hiệu quả công tác
bằng hình thức đào tạo tại chỗ hoặc qua trường lớp ngắn hạn hoặc dài hạn. Khuyến
khích người lao động tự nâng cao trình độ tay nghề cho bản thân mình.
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
18

 Nếu người lao động đi học nằm trong quy hoạch đào tạo thì được hưởng nguyên
tiền lương và được thanh toán tiền học phí cho đến khi tốt nghiệp. Với điều kiện
phải ký kết Hợp đồng với người sử dụng lao động ít nhất 5 năm kể từ khi học xong.
4.1.7. Trật tự trong doanh nghiệp
 Công nhân viên trong Doanh nghiệp phải có quan hệ thân ái và bình đẳng biết tôn
trọng lẫn nhau. Nghiêm cấm thái độ hống hách, chèn ép, trù dập hoặc chia rẽ mất
đoàn kết.
 Nghiêm cấm gây gổ đánh nhau và gây mất trật tự trong Doanh nghiệp.
 Công nhân viên đến nơi làm việc trang phục mặc áo đồng phục theo quy định của
Công ty và gọn gàng, sạch sẽ.
 Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, nơi vệ sinh công cộng và trong phạm vi Doanh
nghiệp. Tuyệt đối không xả rác hoặc đổ rác không đúng nơi quy định.
 Văn phòng làm việc phải sắp xếp gọn gàng, hồ sơ tài liệu được đảm bảo theo nội
quy văn phòng. Tuyệt đối không được gây ồn ào và có thái độ không nghiêm túc
trong văn phòng làm việc.
 Các phòng ban trong Doanh nghiệp làm việc theo đúng chức năng được phân công,
có tinh thần phối hợp, hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ chung của Doanh nghiệp,
không được đưa đẩy trách nhiệm.
 Các Phòng ban và cá nhân có nhiệm vụ tiếp xúc với khách làm việc tại Doanh
nghiệp phải hết sức hòa nhã, tôn trọng và lịch sự. Hướng dẫn đầy đủ theo yêu cầu
công việc của khách. Tuyệt đối không được gây khó dễ để phiền hà với khách.
 Nghiêm cấm tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, bài bạc, chơi đề, hụi, cá độ bóng
đá, uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng ma túy, các chất gây nghiện trong
Doanh nghiệp.

4.1.8. Chế độ trách nhiệm vật chất
 Công nhân viên nếu để xảy ra thiệt hại tài sản của Doanh nghiệp do vi phạm kỷ
luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý và sản xuất đều có
trách nhiệm bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra.
 Mua sắm vật tư, nguyên phụ liệu kém phẩm chất hoặc hư hỏng không sử dụng được
phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
 Khi thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, các đơn vị có người vi phạm phải tiến
hành trình tự thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại được quy định tại chương VIII
điều 89 - 90 của Bộ Luật Lao Động.
 Cấp có thẩm quyền quyết định việc bồi thường vật chất là Tổng Giám Đốc.
4.2. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
4.2.1. Chăm sóc sức khỏe
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ:
 Hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ – công nhân viên.
 Công nhân nhà ăn phải được khám sức khỏe định kỳ (Theo quy định của Bộ Y Tế
thời gian khám định kỳ: 2 lần/ năm).
BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN
19

Tổ chức chăm sóc sức khỏe:
 Nước uống: Mỗi Xí ngiệp sản xuất được đặt một thùng nước inox là nước đun sôi
để nguội, nguồn nước lấy từ nhà máy nước, được lắng ở thùng chứa sau 6 giờ và
đun sôi.
 Thức ăn: thức ăn như cá, thịt phải được đảm bảo vệ sinh không chứa mầm bệnh,
được mua ở những nơi cung cấp thường xuyên trong những năm qua, không có sự
cố nào xảy ra, thực phẩm phải được tươi và xử lý đảm bảo hợp vệ sinh trước khi
được chế biến (tham khảo quy định về vệ sinh thực phẩm của Bộ Y Tế).
 Vệ sinh trong công ty:
o Công ty tổ chức mạng lưới vệ sinh bên ngoài về bên trong các Xí nghiệp sản
xuất cũng như những nơi làm việc trong công ty. Người được giao nhiệm vụ vệ

sinh phải có trách nhiệm làm sạch sẽ những nơi đã phân công.
o Nhà xưởng, kho tàng phải đảm bảo được quét dọn hàng ngày.
o Vệ sinh nhà ăn (thực hiện theo quy định của Bộ Y Tế).
o Các nhà vệ sinh đều có bố trí nhà vệ sinh cho nam và nữ riêng biệt, nhà vệ sinh
phải đảm bảo theo quy định và được y tế kiểm tra thường xuyên.
o Hàng năm Phòng Y tế kiểm tra sơ bộ cho tất cả các cán bộ – công nhân viên có
sức khỏe kém, cụ thể là lập danh sách những công nhân viên có sức khỏe kém
và đề nghị cho đi khám những nơi sau:
 Khám tổng quát: Trung tâm Y tế tỉnh Đồng Nai.
 Bệnh phổi: Bệnh viện Lao Đồng Nai.
 Bệnh Tai – Mũi – Họng: Bệnh viện tỉnh Đồng Nai.
 Bệnh ngoài da: Bệnh viện tỉnh Đồng Nai.
 Ngoài những bệnh trên, tùy theo triệu chứng bệnh Y sĩ, công ty đề nghị
khám những chuyên khoa ở các Bệnh viện trung tâm tỉnh Đồng Nai.
o Yêu cầu trang bị:
 Khẩu trang: công nhân may, cắt, đóng gói, bếp ăn và tạp vụ.
 Găng tay: công nhân nấu ăn, tạp vụ, công nhân cắt, mài.
 Ủng cao su: cấp cho nhân viên tạp vụ và nhân viên nhà ăn.
 Tạp dề: công nhân nấu ăn.
Tổ chức sơ cấp cứu:
 Trình độ chuyên môn: Y sĩ. Số lượng: 2 người.
 Chịu trách nhiệm chính: bà Ngô Thị Oanh tổ trưởng Y tế Công ty.
 Số giường bệnh: 4 giường.
 Thuốc trị bệnh: các loại thuốc được trang bị do Y sĩ đề nghị mua và được lãnh đạo
công ty duyệt.
4.2.2. An toàn vệ sinh lao động
Cải thiện điều kiện làm việc:
Công ty thực hiện các vấn đề cải thiện điều kiện làm việc, để đảm bảo các tiêu chuẩn
sau đây:
 Nơi làm việc, nhà xưởng thông thoáng.

×