Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Phát triển sản xuất lúa thơm hàng hoá tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 160 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội





Nguyễn thị thủy






Phát triển sản xuất lúa thơm hàng hóa
tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang








Luận văn thạc sĩ kinh tế

Chuyên ngành : kinh tế nông nghiệp
M số : 60.62.01.15




Ngời hớng dẫn khoa học : ts. Nguyễn thị dơng nga



hà nội - 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thủy

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ và động viên từ các thầy cô giáo, các ban ngành cùng toàn thể người dân
nơi tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, toàn
thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Đào tạo sau
đại học, Bộ môn Phân tích định lượng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị
Dương Nga đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ các phòng, ban
huyện Yên Dũng, cũng như cán bộ và nhân dân ba xã Tư Mại, Cảnh Thụy,
Tân An của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, trong thời gian tôi về thực tế
nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông
tin cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thủy

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
PHẦN 1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN LÚA
THƠM 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất lúa thơm 14
2.1.3. Nội dung của phát triển sản xuất lúa thơm 19
2.1.4 Các tác nhân tham gia trong phát triển sản xuất lúa thơm 20
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất lúa thơm 23
2.2 Cơ sở thực tiễn 28
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới 28
2.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 35

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv


2.2.3 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất
lúa thơm hàng hóa 44
2.2.4 Một số nghiên cứu có liên quan đến PTSX lúa thơm trong thời
gian gần đây 48
PHẦN 3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 55
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 55
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 55
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 59
3.2 Phương pháp nghiên cứu 68
3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 68
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 69
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 71
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 72
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 72
3.3.1 Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất lúa thơm theo chiều rộng 72
3.3.2 Chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất lúa thơm theo chiều sâu 72
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 74
4.1 Thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện 74
4.1.1 Tóm tắt quá trình sản xuất lúa thơm tại huyện Yên Dũng 74
4.1.2. Hiện trạng sản xuất lúa thơm của huyện Yên Dũng 76
4.1.3 Xu thế áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa thơm 86
4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa thơm tại các hộ điều tra 92
4.2.1. Thông tin cơ bản về hộ điều tra 92
4.2.2. Đất đai, vốn và tư liệu sản xuất của các hộ 94
4.2.3. Giống lúa thơm sản xuất tại các hộ 95
4.2.4. Chi phí cho sản xuất lúa thơm tại các xã điều tra năm 2012 96
4.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm lúa thơm tại hộ 99

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

v

4.2.6. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa thơm tại các hộ 109
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất lúa thơm tại
huyện 110
4.3.1 Các yếu tố ảnh hướng tới phát triển sản xuất lúa thơm hàng hóa….113
4.3.2. Thực trạng quy hoạch, tổ chức sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng
vùng sản xuất lúa thơm 118
4.4 Định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa thơm tại
huyện Yên Dũng 119
4.4.1 Định hướng phát triển sản xuất lúa thơm tại huyện Yên Dũng 119
4.4.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa thơm trên địa bàn huyện Yên Dũng 124
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130
5.1 Kết luận 130
5.2 Kiến nghị 131
5.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước 131
5.2.2 Đối với các tác nhân khác 131


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một
số cây trồng khác 17
Bảng 2.2. 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011 và dự
báo năm 2012 34
Bảng 2.3: Diện tíchlúa thơm tỉnh Bắc Giang từ năm 2010- 2012 42
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2010 - 2012 58

Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng qua 3
năm 2010 - 2012 60
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng năm 2012 61
Bảng 3.4 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm 66
Bảng 3.5: Nơi điều tra và số liệu cần thu thập 70
Bảng 3.6: Đối tượng và mẫu điều tra được chọn 71
Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện từ năm
2010- 2012 75
Bảng 4.2: Biến động diện tích lúa thơm năm 2006 và 2009 - 2012 77
Bảng 4.3 Diện tích, cơ cấu giống lúa thơm tại huyện Yên Dũng qua các
năm 2006 - 2012 78
Bảng 4.4: Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa thơm tại huyện năm 2012 82
Bảng 4.5 Biến động năng suất lúa thơm của huyện từ năm 2006 và 2009-
2012 83
Bảng 4.6 Tốc độ phát triển năng suất lúa thơm của huyện năm 2006 và
2010 - 2012 so với lúa thường 84
Bảng 4.7 Biến động sản lượng lúa thơm của huyện từ năm 2006 và 2009-
2012 85
Bảng 4.8 Diện tích, sản lượng các giống lúa thơm năm 2010- 2012 86
Bảng 4.9 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa thơm của huyện Yên Dũng 87
Bảng 4.10 Tỷ lệ nông dân bón phân đúng khuyến cáo cho lúa thơm (%) 88

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii

Bảng 4.11 Tình hình tập huấn hỗ trợ kỹ thuật trong năm 2006 và năm
2010 - 2012 91
Bảng 4.12 Thông tin chung về hộ 92
Bảng 4.13 Đất nông nghiệp, vốn và tài sản cho sản xuất lúa thơm 94
Bảng 4.14 Giống lúa thơm sản xuất tại hộ năm 2012 95

Bảng 4.15 chi phí đầu tư cho 1 sào sản xuất lúa thơm 96
Bảng 4.16 Chi phí sản xuất lúa thơm theo diện tích lúa thơm bình quân
một hộ điều tra 98
Bảng 4.17 Tình hình tiêu thụ lúa ở các hộ điều tra năm 2012 100
Bảng 4.18 Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa thơm tại các
hộ 102
Bảng 4.19 Phân phối sản phẩm lúa thơm tại các hộ 102
Bảng 4.20 Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của hộ điều tra năm 2012 109
Bảng 4.21 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bắc Giang từ năm
2010- 2012 111
Bảng 4.22 Các khó khăn trong sản xuất lúa thơm của hộ 112
Bảng 4.23 Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân ngành hàng lúa gạo 117
Bảng 4.24 Mức độ ưu tiên về nhu cầu của nông dân trong quá trình sản
xuất lúa thơm 122

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ðỒ THỊ

Hình 2.1 Trung gian phân phối đem lại sự tiết kiệm 11
Hình 2.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm 12
Hình 2.3: Vai trò của sản xuất lúa thơm 18
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2012 57
Biểu đồ 3.2 Tình hình KTXH huyện Yên Dũng 5 năm 2008 -2012 64
Biểu đồ 4.1: Biến động diện tích lúa thơm năm 2006 và 2009 - 2012 78
Hình 4.1: Kênh tiêu thụ lúa thơm Yên Dũng 101

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa

BQ
BVTV
CC
DT
SL
SX
ĐVT
NN
HTX
KHKT
CNH,HĐH
LĐNN
GTSX
CN-TTCN
TM-DV
UBND
HND
KH
% KH
TD
PTSX
SXNN
ĐBSCL
ĐBSH
Bình quân
Bảo vệ thực vật

Cơ cấu
Diện tích
Số lượng
Sản xuất
Đơn vị tính
Nông Nghiệp
Hợp Tác Xã
Khoa học kỹ thuật
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
Lao động nông nghiệp
Giá trị sản xuất
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
Thương mại- Dịch vụ
Ủy ban nhân dân
Hội nông dân
Khách hàng
Phần trăm kế hoạch
Tiêu dùng
Phát triển sản xuất
Sản xuất nông nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
x

NN&PTNT
TTKN
CN-TTCN-XD


PCCCR
TW
WTO
CBNS
DNCB
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trung tâm khuyến nông
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp -
xây dựng
Phòng chống chữa cháy rừng
Trung ương
Tổ chức thương mại thế giới
Chế biến nông sản
Doanh nghiệp chế biến

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

PHẦN 1 MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc “đổi mới”, Việt Nam từ một
nước tự cung tự cấp đã tiến lên thành nước sản xuất hàng hóa. Ngành nông
nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy
cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng tới ngành sản xuất vật chất này.
Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thúc
đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khi Việt Nam
đã tham gia AFTA, APEC, gia nhập WTO. Nông nghiệp nước ta có thế mạnh
về đất đại, lao động và có khả năng đa dạng hóa sản phẩm, nhưng có yếu
điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, sản xuất và chế biến,

kinh nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý… Những hạn chế đó
làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản xuất cao, hiệu quả thấp,
tính cạnh tranh chưa cao. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập và giữ được thị trường
trong nước, việc lựa chọn đưa nông nghiệp sản xuất theo hướng sản xuất hàng
hóa là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.
Yên Dũng là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của
tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km. Nghị quyết
Đảng bộ huyện Yên Dũng nhiệm kỳ 2011- 2015 tiếp tục xác định, lúa hàng
hoá chất lượng là một trong những cây trồng chủ lực của huyện trong những
năm tới. Phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện duy trì ổn định diện tích lúa
thơm 3-3,5 nghìn ha/năm. Trước mắt vụ xuân năm 2012, toàn huyện gieo cấy
2.000 ha lúa thơm, trích ngân sách hỗ trợ nông dân 20% giá thóc giống
nguyên chủng, siêu nguyên chủng.
Đặc biệt, lúa thơm có vai trò kinh tế quan trọng mỗi ha lúa thơm cho
thu nhập cao hơn lúa thuần khoảng 4,5 triệu đồng mà chi phí đầu tư không
tăng so với loại lúa thường khác, lúa thơm cung cấp sản phẩm gạo thơm có
chất lượng thơm ngon, tạo sự phát trển đa dạng của hệ thống cây trồng, làm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

nền tảng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Sản xuất lúa thơm hiện có xu
hướng mở rộng trên địa bàn huyện, từ mô hình 12ha giống lúa Hương thơm
số 1 được đưa vào gieo cấy lần đầu tiên ở xã Tư Mại cho hiệu quả kinh tế cao,
đến nay toàn huyện Yên Dũng đã phát triển được hơn 3.000 ha các giống lúa
thơm đặc sản cho sản phẩm gạo thơm có giá trị kinh tế cao chủ yếu tập trung
ở các xã Tư Mại, Nham Sơn, Tân An, Cảnh Thụy…Tuy nhiên, việc mở rộng
hầu như là tự phát, quy mô nhỏ, chưa có tổ chức. Vì thế năng suất và hiệu quả
kinh tế của lúa thơm chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó.
Nhận thấy tiềm năng phát triển lúa thơm hàng hóa tại huyện Yên Dũng,

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học công nghệ cũng như
Nghị quyết hội đồng nhân dân huyện Yên Dũng có chiến lược phát triển vùng
sản xuất lúa thơm hàng hóa. Bởi vậy, cần có các thông tin nghiên cứu về vấn
đề sản xuất lúa thơm hàng hóa.
Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào về sản xuất lúa thơm hàng hóa
tại huyện Yên Dũng. Do vậy nghiên cứu đề tài "Phát triển sản xuất lúa thơm
hàng hóa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” có ý nghĩa thực tiễn là
nguồn tài liệu cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc giang và
huyện Yên Dũng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch vùng sản xuất lúa
thơm hàng hóa.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm hàng hóa huyện Yên
Dũng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất lúa thơm
tại huyện trong thời gian tới, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nói chung và lúa thơm hàng hóa nói riêng.
Phân tích thực trạng phát triển sản xuất lúa thơm hàng hóa tại huyện
Yên Dũng trong thời gian qua.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất lúa thơm tại
huyện Yên Dũng.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất lúa thơm hàng hóa tại
huyện Yên Dũng trong thời gian tới, nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho
hộ nông dân.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Hiện trạng sản xuất lúa thơm hàng hóa của huyện Yên Dũng đang diễn
ra như thế nào?
Có những tác nhân nào đang tham gia vào các hoạt động sản xuất lúa
thơm hàng hóa tại Yên Dũng?
Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa thơm hàng hóa của
huyện Yên Dũng là gì?
Cần có những giải pháp tác động nào để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
thơm hàng hóa tại huyện Yên Dũng?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế -
kỹ thuật và tổ chức quản lý trong sản xuất lúa thơm hàng hóa với chủ thể là
các hộ sản xuất lúa thơm hàng hóa; những đối tượng tham gia bảo quản, tiêu
thụ lúa thơm hàng hóa trên địa bàn huyện.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và các
yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa thơm hàng hóa.
Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại các xã sản xuất
lúa thơm hàng hóa huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Về thời gian: Phân tích đánh giá trình độ sản xuất và hiệu quả sản xuất của
lúa thơm hàng hóa trong giai đoạn 2010 - 2012, khảo sát năm 2012 và dự kiến đến
năm 2015.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN LÚA THƠM

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm nông sản
Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp. Nông nghiệp thực hiện
những công việc gì thì có những dòng sản phẩm ñó kể cả trong trồng trọt, chăn
nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ hải sản
* ðặc ñiểm của nông sản phẩm hàng hóa
- Đối với nông sản phẩm hàng hóa là sản phẩm cuối cùng, nó được bán
cho người mua nhằm để thỏa mãn nhu cầu lợi ích cá nhân.
- Nông sản phẩm hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng trung gian: là nông
sản phẩm tiêu dùng qua chế biến hoặc một số dịch vụ của tổ chức trung gian.
- Nông sản phẩm hàng hóa là tư liệu sản xuất (hạt giống, con giống): Là
loại sản phẩm được đưa quay lại vào quá trình tái sản xuất.
* ðặc trưng của thị trường nông sản phẩm hàng hóa
- Thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua. Nông sản phẩm
trên thị trường thường do nhiều nông dân sản xuất và cùng bán trên thị trường
với số lượng nhỏ. Do đó thị trường nông sản phẩm có đặc trưng cơ bản nhất
là mang tính cạnh tranh hoàn hảo cao, vì vậy bất kỳ một chủ thể tham gia vào
thị trường nông sản phẩm cũng không thể điều khiển được thị trường.
- Thị trường nông sản phẩm có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng
về số lượng, thay đổi về cơ cấu liên tục, do vậy mức tiêu dùng sản phẩm nông
nghiệp thường xuyên thay đổi theo.
- Sự thay đổi về giới tính, tuổi tác, thu nhập, trình độ văn hóa và sở
thích đã tạo nên tính đa dạng về nhu cầu và mong muốn của họ trong việc sử
dụng nông sản phẩm hàng hóa.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

- Thị trường nông sản phẩm thường mang tính muộn, chậm biến đổi.
Cung nông sản phẩm của vụ này là do kết quả quyết định của những vụ trước,

năm trước, trong khi đó cầu về nông sản hàng hóa thường không co dãn hay
co dãn thấp, ít thay đổi hoặc thay đổi rất chậm.
- Nhu cầu về nông sản phẩm trên thị trường của người tiêu dùng
thường diễn ra đều đặn, thường xuyên trong năm. Vì thế cần phải đảm bảo
lượng cung nông sản phẩm đầy đủ, thường xuyên ra thị trường.
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ
sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X
1
, X
2
, , X
n
)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X
1
, X
2
, ,
X
n
là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình
sản xuất.
Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến
đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị

bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là
lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia
tổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu
tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
+ Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình
sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi
thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy
nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định,
nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động.
Do đó chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu
tố cố định lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao
động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các
loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và
tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học và công nghệ: quyết định đến sự thay đổi năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng
trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao

động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế
của xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ cân ñối tác ñộng qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm cũng có quyết ñịnh tới quá trình sản xuất.
2.1.1.3 Khái niệm về hàng hóa và sản xuất hàng hóa
* Khái niệm hàng hóa
Hàng hoá là một dạng vật chất được đem ra trao đổi. Hàng hoá là sản
phẩm của lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi
là mua bán. Hàng hoá có hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7

Từ khái niệm đó ta thấy một sản phẩm sản xuất ra được đem ra trao đổi
mới được gọi là hàng hoá; song trao đổi được thì sản phẩm đó đã có một giá
trị nhất định (giá trị trao đổi) và sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng (giá trị sử dụng).
Như vậy, sản phẩm hàng hoá trên thị trường chịu sự chi phối của hai
quy luật: Quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Nếu sản phẩm cung vượt
cầu thì sản phẩm đó hoặc là thừa hoặc phải chịu bán với giá thấp, chịu thua lỗ.
Ở khía cạnh khác, cùng một loại sản phẩm lưu thông trên thị trường nhưng
sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng, có giá cả hợp lý, rẻ hơn thì sản phẩm đó được tiêu thụ dễ dàng. Sản
phẩm kém chất lượng, giá cả cao, cung cấp không ổn định thì sản phẩm đó bị
thừa ế, thua lỗ, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường hàng hoá.
* Sản xuất hàng hoá
Định nghĩa sản xuất hàng hóa: là một kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm
sản xuất ra để bán trên thị trường.

- Đối với hộ nông dân, những sản phẩm được đưa bán ra ngoài thì gọi
là sản phẩm hàng hoá.
- Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hoá sản xuất được bán ra
thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần,
nếu trên 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá (sản xuất theo
hướng hàng hoá).
Sản xuất hàng hóa có các đặc trưng và ưu thế như sau:
+ Do mục đích của sản xuất hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu
của người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thỏa mãn nhu cầu của
người khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường
là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hóa
phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8

thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hóa và thu được lợi nhuận ngày càng
nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
+ Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở” của các quan hệ
hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong
nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội
gắn liền với hai điều kiện: Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở
hữu. Phân công lao động xã hội không mất đi mà ngày càng phát triển về
chiều rộng lẫn chiều sâu (Hợp tác quốc tế và khu vực, thị trường chung, hội
nhập kinh tế, WTO ). Hình thức sở hữu cũng được thay đổi để phù hợp với
quá trình phát triển của lực lượng sản xuất.

Sự chuyên môn hoá và phân công hợp tác quốc tế đã trở thành một yêu
cầu tất yếu ngay cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, kinh tế
hàng hoá đã ra đời nhưng đang trong dạng sản xuất hàng hoá nhỏ và đang
từng bước thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển theo chiến lược kinh tế mở:
Đưa nhanh cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho trình độ xã hội hoá
sản xuất ngày càng được mở rộng. Sản xuất hàng hoá không chỉ dựa trên cơ
sở điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật mà đã tính đến khả năng cánh đồng
mẫu lớn quốc tế. Chính sự giao lưu và hợp tác quốc tế đã làm cho nền kinh tế
hàng hoá nước ta có những bước phát triển mới.
* Phân loại sản xuất hàng hóa
+ Sản xuất hàng hóa giản đơn là quá trình sản xuất hàng hóa ở trình độ thấp
- Sản phẩm được gọi là hàng hóa chỉ là ngẫu nhiên
- Trình độ của kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phân công lao động thấp
- Sản xuất hàng hóa giản đơn được tiến hành bởi nông dân sản xuất
nhỏ, thủ công cá thể

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

+ Sản xuất hàng hóa lớn là hình thức sản xuất ở trình độ cao, thể hiện mục
đích của người sản xuất
- Sản phẩm trở thành hàng hóa trước khi sản xuất
- Trình ñộ kỹ thuật, trình ñộ phân công Lð cao trong SXHH lớn cao hơn
2.1.1.4 Khái niệm tiêu thụ
+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của
hàng hóa. Qua quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật
sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành.
+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp cũng như người sản xuất.

+ Kênh tiêu thụ là một tập hợp bao gồm nhiều thành phần có thể là một
công ty, một doanh nghiệp hay một cá nhân tự gánh vác việc chuyển giao cho
ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hoá cụ thể hay dịch vụ nào đó trên con
đường từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường
được coi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đế với nhau để
thỏa mãn những nhu cầu của hai bên.
Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng
hóa, dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản
xuất và tiêu dùng xã hội; chức năng thông tin.
Các quy luật của thị trường: quy luật giá trị; quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư.
* Các loại kênh tiêu thụ:
+ Kênh tiêu thụ trực tiếp: Đây là kênh mà nhà sản xuất bán trực tiếp
hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng
Sơ đồ: Người sản xuất > người tiêu dùng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10

Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, thu được lợi nhuận cao
Nhược điểm: Chu chuyển vốn chậm, quản lý phức tạp
+ Kênh tiêu thụ gián tiếp
- Kênh một cấp: Bao gồm người trung gian gần nhất và người tiêu dùng
cuối cùng. Trên thị trường trung gian này thường là người bán lẻ
Sơ đồ: Người sản xuất > Người bán lẻ > Người tiêu dùng
Ưu điểm: ngoài những ưu điểm của kênh trực tiếp thì kênh này còn giải
phóng cho người sản xuất chức năng lưu thông để họ tập trung nguồn lực vào
sản xuất

Nhược điểm: Quy mô lưu thông hàng hoá còn thấp chỉ phù hợp với
doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, sản xuất hàng hoá đơn giản trong thời gian
và không gian nhất định
- Kênh hai cấp: Bao gồm hai người trung gian trên thi trường đó là
người bán buôn và người bán lẻ
Sơ đồ: Người sản xuất > Người bán buôn > Người bán lẻ > Người
tiêu dùng
Ưu điểm: Tổ chức kênh chặt chẽ, quy mô hàng hoá lớn,vòng quay vốn
nhanh.
Nhược điểm: Rủi ro xảy ra khá lớn, việc giám sát khách hàng và giá cả
rất khó khăn đồng thời doanh nghiệp ít năng động
- Kênh ba cấp: Kênh này bao gồm ba trung gian đó là: Cửa hàng đại lý,
người bán buôn, người ban lẻ
Sơ đồ: Người sản xuất > cửa hàng đại lý >người bán buôn >
người bán lẻ > người tiêu dùng cuối cùng


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11

Sự trung gian có thể đem lại sự tiết kiệm khá lớn:











Khi chưa có trung gian Khi có trung gian
Hình 2.1 Trung gian phân phối ñem lại sự tiết kiệm
(Trích nguồn: Giáo trình Maketing)
Như hình vẽ ta thấy, bốn nhà sản xuất trực tiếp bán hàng cho bốn khách
hàng cần 16 lần tiếp xúc. Nhưng nếu sử dụng trung gian phân phối số lần tiếp
xúc giảm xuống còn 8 lần. Thông qua trung gian sẽ làm giảm số lần tiếp xúc
của mỗi người sản xuất đến mỗi khách hàng từ đó làm tăng hiệu quả phân
phối của xã hội.
Như vậy thông qua kênh tiêu thụ có trung gian, người sản xuất giảm
được đầu tư vật lực và nhân lực mà sản phẩm vẫn tới được tay người tiêu
dùng. Mặt khác, người tiêu dùng được tiếp xúc nhiều chủng loại sản phẩm
thông qua trung gian.
Cấu trúc hoạt động của kênh tiêu thụ là việc thiết lập các thành viên
thực hiện các chức năng phân bổ cho họ. Cấu trúc của kênh xác định bởi ba
yếu tố: trung gian được sử dụng, nhiệm vụ và các hoạt động trung gian phải
thực hiện, số lượng của mỗi loại trung gian. Cấu trúc của kênh được xác định
qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh.
SX
KH

KH

SX
SX
SX
KH

KH


KH

Trung
gian
SX
SX
SX
SX
KH

KH

KH


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12



A B C D












Hình 2.2 Kênh tiêu thụ sản phẩm
Trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là
khâu rất quan trọng, thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm tách ra khỏi
quá trình sản xuất bước vào quá trình lưu thông và đến tay người tiêu dùng
cuối cùng. Qúa trình tiêu thụ được thực hịên nhanh, thuận lợi sẽ thúc đẩy sản
xuất phát triển. Do vậy để thúc đẩy ngành sản xuât lúa thơm hàng hóa phát
triển thì cần phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ.
2.1.1.5 Khái niệm về phát triển
- Phát triển là quá trình tăng thêm năng lực của con người hoặc môi
trường để đáp ứng nhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc
sống con người.
Phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến các nguồn tài
nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn bao gồm các
hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức khỏe, an ninh xã
hội, đặc biệt là an ninh con người, bảo tồn thiên nhiên, phát triển là một tổ
Nhà SX
Người TD

Người

bán lẻ
Nhà bán
buôn
Đại lý
Người TD

Người TD


Người TD

Nhà SX Nhà SX
Nhà SX
Nhà bán
buôn
Người

bán lẻ
Người

bán lẻ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế, dựa trên
tài nguyên thiên nhiên, vật chất, trí tuệ nhằm phát huy hết khả năng của con
người, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến
đều cho rằng: phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân.
- Khái niệm về phát triển bền vững đã được ủy ban môi trường và phát
triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng
nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ
tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững lồng ghép các quá
trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm
giầu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng

không làm ảnh hưởng bất lợi cho thế hệ mai sau.
2.1.1.6 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng
trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản
lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng
trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế
tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ
trước. Đó là mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong
một giai đoạn.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nền kinh tế trong thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
Phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển nông nghiệp như sau:

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

+ Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông
nghiệp có nhiều đầu ra hơn so với giai đoạn trước, chủ yếu nhằm phản ánh sự thay
đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Nó thường được đo bằng mức tăng
thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản
phẩm nông nghiệp, số lượng và diện tích, số đầu con vật nuôi.
+ Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất, không những
bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu
nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia
của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài
nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp
với các ngành kinh tế khác. Phát triển nông nghiệp bao hàm cả kinh tế, xã hội,
tổ chức, thể chế và môi trường.
+ Tăng trưởng và phát triển có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều

kiện cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên cần thất rằng do chiến lược
phát triển nông nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng một quốc gia có tăng
trưởng nông nghiệp mà không có phát triển nông nghiệp.
2.1.2 ðặc ñiểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất lúa thơm
2.1.2.1 ðặc ñiểm sinh học
Lúa thơm là giống cảm ôn nên giao cấy được cả 2 vụ. Thời gian sinh
trưởng vụ xuân từ 130-135 ngày, vụ mùa từ 105-110 ngày. Là giống cao cây
từ 90- 100cm, tán lá gọn, lá ngắn, màu xanh vàng
,
đẻ nhánh khá, hạt gạo thơm
nhỏ, màu vàng sẫm, phẩm chất gạo ngon, cơm thơm, mềm dẻo, vị đậm. Năng
suất trung bình từ 45-50 tạ/ha ( giống Bắc thơm số 7); từ 65-75 tạ/ha (giống
lúa thơm T10)


Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều
kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón, đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống
và thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Quá trình sinh trưởng của cây lúa

×