Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.multocida, St. suis gây viêm phổi trong Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại Bắc Giang, biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––




LÊ VĂN DƢƠNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA
MULTOCIDA, STREPTOCOCCUS SUIS GÂY VIÊM PHỔI TRONG
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN
TẠI BẮC GIANG, BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ





LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP







THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––––



LÊ VĂN DƢƠNG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA
MULTOCIDA, STREPTOCOCCUS SUIS GÂY VIÊM PHỔI TRONG
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN
TẠI BẮC GIANG, BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ

Chuyên ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học Thú y
Mã số: 62 64 01 04


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên
2. PGS.TS. Cù Hữu Phú




Thái Nguyên, năm 2013


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận án đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2013
Tác giả


NCS. Lê Văn Dƣơng

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận án, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ của nhiểu tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban giám đốc, Ban quản lý Sau đại học Đại học Thái Nguyên,
phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào tạo
nghiên cứu sinh tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Bộ môn Vi trùng, Bộ môn Virus-Viện Thú y
Quốc gia và Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn khoa
học là GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên phó Viện trưởng-Viện Khoa học sự sống-
Đại học Thái Nguyên và PGS.TS. Cù Hữu Phú trưởng Bộ môn Vi trùng-Viện

Thú y Quốc gia đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các thầy cô giáo-Viện Thú y
Quốc gia đã giúp đỡ, chia sẻ những ý kiến quý báu, hướng dẫn tôi thực hiện thí
nghiệm để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các học viên cao học, các em sinh
viên đã đóng góp công sức, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2013
Tác giả



NCS. Lê Văn Dƣơng

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Sơ lƣợc nghiên cứu về Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
(PRRS) ở lợn 4
1.1.1. Cấu trúc virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRSV) ở
lợn và các đặc tính sinh học 4

1.1.2. Sức đề kháng và khả năng gây bệnh của virus 6
1.1.3. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn 7
1.2. Vai trò của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis
trong Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn 9
1.2.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn 10
1.2.2. Vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi ở lợn do P. multocida gây ra 23
1.2.3. Vi khuẩn S. suis và bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn S. suis gây ra 31
Chƣơng 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 40
2.1. Nội dung nghiên cứu 40
2.1.1. Tình hình dịch PRRS ở lợn và kết quả chẩn đoán tại tỉnh Bắc Giang từ
năm 2010 - 2012 40
2.1.2. Phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis ở mẫu
bệnh phẩm lợn dương tính với PRRSV tại tỉnh Bắc Giang 40
2.1.3. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các chủng A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis phân lập được 40

iv
2.1.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị 40
2.2. Đối tƣợng, nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2.2. Nguyên vật liệu 41
2.2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 42
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ 42
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu 43
2.3.3. Phương pháp xác định mẫu bệnh phẩm lợn dương tính với PRRSV và
phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida, S. suis 43
2.3.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis 44

2.3.5. Phương pháp xác định serotype của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis 44
2.3.6. Phương pháp tính LD
50
của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis trên chuột bạch 48
2.3.7. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn 49
2.3.8. Phương pháp xác định độc lực trên động vật thí nghiệm 49
2.3.9. Phương pháp xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được 49
2.3.10. Xây dựng phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS 50
2.3.11. Phương pháp chế tạo Autovaccine thử nghiệm từ các chủng vi khuẩn
A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được 51
2.3.12. Phương pháp xử lý số liệu 53
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
3.1. Tình hình dịch PRRS ở lợn và kết quả chẩn đoán tại tỉnh Bắc Giang
từ năm 2010 - 2012 54
3.1.1. Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc và tử vong do PRRS tại một số huyện
thuộc tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 - 2012 54

v
3.1.2. Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc và tử vong do PRRS ở các loại lợn 58
3.1.3. Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc và tử vong do PRRS theo mùa vụ 60
3.1.4. Kết quả tổng hợp triệu chứng, bệnh tích chủ yếu ở lợn mắc PRRS và
xác định mẫu bệnh phẩm lợn dương tính với PRRSV tại tỉnh Bắc Giang 62
3.2. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis ở lợn
dƣơng tính với PRRSV tại tỉnh Bắc Giang 64
3.3. Kết quả xác định một số đặc tính sinh học của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập đƣợc 68
3.3.1. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi

khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được 69
3.3.2. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis phân lập được 77
3.3.3. Kết quả xác định độc lực các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis phân lập được 84
3.3.4. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng
vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được 90
3.4. Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng, trị 96
3.4.1. Kết quả chế tạo Autovaccine thử nghiệm phòng bệnh viêm phổi cho lợn 97
3.4.2. Kết quả xác định độ dài miễn dịch và hiệu lực của Autovaccine ở lợn
nuôi tại tỉnh Bắc Giang 107
3.4.3. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổi
và PRRS 118
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 121
1. Kết luận 121
2. Đề nghị 122
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 123
TÀI I LIỆ U THAM KHẢ O 124


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ADN : Acid Deoxyribonucleic
AGID : Agargel Immuno Diffuse
A. pleuropneumoniae : Actinobaccillus pleuroneumoniae
Apx : Apx - Toxins
BHI : Brain Heart Infusion
Bp : Base pair
CAMP : Chiristie - Atkinson - Munch - Peterson

CFU : Colony Forming Unit
CPS : Capsule polysaccharide
Cs : Cộng sự
DNT : Dermanecrotic toxin
ELISA : Enzyme - linked Immuno sorbant assay
H. pleuropneumoniae : Haemophilus pleuropneumoniae
HIP : Acid hippuric
IHA : Indirect Haemagglutination test
LPS : Lypopolysaccaride
LD : Lethal dose
MR : Methyl red
NAD : Nicotinamide Adenine Dinucleotide
OMPs : Outer membrane proteins
PBS : Phosphat buffer solution
PCR : Polymerase Chain Reaction
PPLO : Pleuropneumonia - like organism
P. multocida : Pasteurella multocida
PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
PRRSV : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus
RR : Relative Risk
Sta. aureus : Staphylococcus aureus
S. suis : Streptococcus suis
TYE : Tryptone Yeast Extract Broth
TSA : Tryptic Soya Agar
TSB : Tryptone soya broth
VP : Voges Prokauer
YE : Yeast Extract

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Trình tự các cặp mồi dùng để xác định serotype A, B, D của vi
khuẩn P. multocida 45
Bảng 2.2: Trình tự các mồi dùng để xác định các gen mã hoá các cps 47
Bảng 2.3: Thành phần các chất trong phản ứng PCR dùng để xác định serotype
và một số gen mã hoá các yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis 47
Bảng 2.4: Các chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR dùng để xác định serotype và
một số gen mã hoá các yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis 48
Bảng 2.5: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại
kháng sinh (NCCLS - 2002) 50
Bảng 2.6: Thí nghiệm kiểm tra an toàn của Autovaccine trên chuột bạch 52
Bảng 3.1: Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc PRRS và tử vong tại một số huyện
thuộc tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 - 2012 55
Bảng 3.2: Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc và tử vong do PRRS ở các loại lợn 58
Bảng 3.3: Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc và tử vong do PRRS theo mùa vụ 60
Bảng 3.4: Kết quả tổng hợp triệu chứng, bệnh tích chủ yếu ở lợn mắc PRRS
và xác định mẫu bệnh phẩm lợn dương tính với PRRSV 63
Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và
S. suis ở mẫu bệnh phẩm lợn dương tính với PRRSV 67
Bảng 3.6: Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng
vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được 70
Bảng 3.7: Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng
vi khuẩn P. multocida phân lập được 72
Bảng 3.8: Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng
vi khuẩn S. suis phân lập được 74
Bảng 3.9: Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng
vi khuẩn S. suis phân lập được bằng hệ thống API 20 Strep 76
Bảng 3.10: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae
phân lập được bằng phản ứng AGID 77


viii
Bảng 3.11: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn P. multocida
phân lập được bằng phản ứng PCR 79
Bảng 3.12: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn S. suis phân
lập được 82
Bảng 3.13: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập được 85
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida
phân lập được 87
Bảng 3.15: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn S. suis phân
lập được 89
Bảng 3.16: Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được 91
Bảng 3.17: Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được 93
Bảng 3.18: Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn S. suis phân lập được 94
Bảng 3.19: Kết quả tổng hợp khả năng mẫn cảm mạnh và kháng với các kháng
sinh của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis 95
Bảng 3.20: Các chủng vi khuẩn được chọn để chế tạo Autovaccine 97
Bảng 3.21: Kết quả đếm số lượng vi khuẩn có trong canh trùng chế tạo
Autovaccine 99
Bảng 3.22: Kết quả kiểm tra thuần khiết của 3 lô canh trùng sử dụng chế tạo
Autovaccine 100
Bảng 3.23: Kết quả kiểm tra vô trùng 3 lô Autovaccine chế tạo thử nghiệm 101
Bảng 3.24: Kết quả kiểm tra an toàn của Autovaccine trên chuột bạch 102
Bảng 3.25: Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine trên chuột bạch khi
công cường độc vi khuẩn A. pleuropneumoniae 103
Bảng 3.26: Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine trên chuột bạch khi
công cường độc vi khuẩn P. multocida 104


ix
Bảng 3.27: Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine trên chuột bạch khi
công cường độc vi khuẩn S. suis serotype 2 105
Bảng 3.28: Kết quả xác định hiệu lực của Autovaccine trên lợn thí nghiệm
bằng phương pháp công cường độc 108
Bảng 3.29: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể có trong máu lợn được tiêm
Autovaccine sau một tháng 110
Bảng 3.30: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể có trong máu lợn được tiêm
Autovaccine sau hai tháng 112
Bảng 3.31: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn thí nghiệm
được tiêm Autovaccine sau ba tháng 113
Bảng 3.32: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn thí nghiệm
được tiêm Autovaccine sau bốn tháng 114
Bảng 3.33: Kết quả xác định tỷ lệ lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS ở vùng
tiêm và vùng không tiêm Autovaccine 116
Bảng 3.34: Nguy cơ lợn mắc viêm phổi và PRRS do không tiêm Autovaccine
so sánh giữa nhóm lợn được tiêm và nhóm lợn không tiêm 117
Bảng 3.35: Kết quả điều trị thử nghiệm lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS 119






x
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: So sánh tỷ lệ lợn mắc PRRS giữa các huyện từ 2010-2012 57

Hình 3.2: So sánh tỷ lệ tử vong ở lợn do PRRS giữa các huyện từ 2010-2012 57
Hình 3.3: So sánh tỷ lệ lợn mắc PRRS giữa các loại lợn khác nhau 59
Hình 3.4: So sánh tỷ lệ tử vong ở lợn do PRRS giữa các loại lợn khác nhau 59
Hình 3.5: So sánh tỷ lệ lợn mắc PRRS giữa vụ Đông - Xuân và Hè - Thu 61
Hình 3.6: So sánh tỷ lệ tử vong ở lợn do PRRS giữa vụ Đông - Xuân và Hè -Thu 61
Hình 3.7: Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida
và S. suis ở mẫu bệnh phẩm lợn dương tính với PRRSV 68
Hình 3.8: Tỷ lệ lưu hành serotype của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae
phân lập được 78
Hình 3.9: Tỷ lệ lưu hành serotype của các chủng vi khuẩn P. multocida phân
lập được 80
Hình 3.10: Kết quả phản ứng PCR xác định serotype vi khuẩn P. multocida 81
Hình 3.11: Tỷ lệ lưu hành serotype của các chủng vi khuẩn S. suis
phân lập được 83
Hình 3.12: Kết quả phản ứng PCR xác định serotype của vi khuẩn S. suis 84


1
MỞ ĐẦU
Theo thống kê, tính đến tháng 4 năm 2012 tỉnh Bắc Giang có tổng đàn
lợn khoảng 1.168.182 con. Trong đó, đàn lợn nái là 182.780 con, lợn thịt là
983.862 con và có trên 550 trại chăn nuôi lợn tập trung [9]. Chăn nuôi lợn ở Bắc
Giang phát triển mạnh đã từng bước góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo ra sản
phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của
ngành chăn nuôi thì dịch bệnh cũng phát sinh, lây lan và gây thiệt hại lớn về kinh
tế. Một trong những bệnh thường xảy ra trong những năm gần đây là bệnh Tai
xanh hay Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrom - PRRS). PRRS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho lợn ở
mọi giống và lứa tuổi, năm 2010 toàn tỉnh đã có 101.371 con mắc bệnh, chết và
tiêu hủy 24.171 con. Dịch xảy ra trên 956 thôn của 151/230 xã, phường, thị trấn

[8]. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do một loại ARN virus gây ra
tấn công và diệt các đại thực bào ở phổi (40%) dẫn đến hiện tượng suy giảm sức
đề kháng ở lợn, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn khác gây bệnh nên thường
gây thiệt hại nặng nề đối với ngành chăn nuôi lợn. Đối với lợn nái, PRRS gây
hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, đẻ non, lợn con sinh ra yếu ớt, chết non; tình
trạng bệnh âm ỷ gây rối loạn sinh sản như động dục kéo dài, chậm động dục trở
lại. Đối với lợn đực giống, PRRS làm giảm số lượng tinh dịch, chất lượng tinh
dịch kém, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và chất lượng đàn con (Nguyễn Bá Hiên
và cs, 2013) [13]. Các nghiên cứu trong nước cho thấy khi lợn mắc PRRS
thường gặp các loại vi khuẩn gây bệnh kế phát trong đường hô hấp như
Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis
serotype 2, Bordetella bronchiseptica (Nguyễn Hữu Nam và Nguyễn Thị Lan,
2007 [22]; Bùi Quang Anh và cs, 2008 [2]; Cù Hữu Phú, 2011 [28]) đã làm cho
dịch trầm trọng với bệnh lý nặng, kéo dài và tỷ lệ lợn mắc bệnh, chết cao nhưng
chưa được nghiên cứu cụ thể. Để làm rõ mối quan hệ giữa các vi khuẩn
Actinobacillus pleuropneumoniae (A. pleuropneumoniae), Pasteurella multocida

2
(P. multocida), Streptococcus suis (S. suis) gây bệnh ghép với PRRS và làm cơ
sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng, chống PRRS và bệnh viêm
phổi ở lợn do các vi khuẩn ghép với PRRS, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Actinobacillus
pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Streptococcus suis gây viêm phổi
trong Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn tại Bắc Giang, biện pháp
phòng trị”.
* MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis gây viêm phổi ở lợn mắc PRRS.
- Nghiên cứu chế tạo Autovaccine phòng bệnh viêm phổi cho lợn từ các
chủng A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được.

- Đề xuất và thử nghiệm các phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổi và
PRRS có hiệu quả.
* Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- Là công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc tính sinh vật, hóa học của các
chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây bệnh viêm phổi
ghép ở lợn mắc PRRS.
- Nghiên cứu chế tạo Autovaccine từ các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được, tiêm phòng cho
lợn nuôi tại tỉnh Bắc Giang để phòng bệnh viêm phổi và làm giảm trầm
trọng dịch PRRS.
- Bổ sung và làm phong phú dữ liệu khoa học, làm tài liệu tham khảo
dùng trong giảng dạy và nghiên cứu về vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis gây bệnh viêm phổi ghép ở lợn mắc PRRS.
* Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Sử dụng Autovaccine tiêm phòng cho lợn nuôi tại tỉnh Bắc Giang đã góp
phần giảm trầm trọng dịch PRRS, giảm tỷ lệ lợn mắc viêm phổi do vi khuẩn A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra.

3
- Sử dụng phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS có hiệu quả
cao góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đàn lợn nuôi tại Bắc Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng các biện
pháp phòng, trị bệnh cho lợn đạt hiệu quả.
* NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Làm rõ vai trò gây viêm phổi của các vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis ở lợn mắc PRRS.
- Autovaccine chế tạo từ các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis phân lập được có hiệu quả phòng bệnh viêm phổi cho lợn,
làm giảm trầm trọng dịch PRRS và được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại tỉnh
Bắc Giang.

- Xác định được các phác đồ điều trị lợn nghi mắc viêm phổi và PRRS đạt
hiệu quả cao.

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƢỢC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH
SẢN (PRRS) Ở LỢN
1.1.1. Cấu trúc virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRSV) ở
lợn và các đặc tính sinh học
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do virus thuộc họ
Arteriviridae, giống Nidovirales có cấu trúc dạng chuỗi đơn ARN. Dựa vào phân
tích cấu trúc gen người ta đã xác định được hai nhóm virus. Nhóm I gồm các
virus thuộc chủng Châu Âu (gọi là virus Lelystad) gồm nhiều phân nhóm đã
được xác định. Nhóm virus này được Wensvoort và cs (1991) [155] thuộc Viện
Thú y Trung ương - Lelystad - Hà Lan phân lập được trên tế bào đại thực bào
phế nang của lợn và đặt tên là virus Lelystad-LV. Nhóm II gồm các virus thuộc
dòng Bắc Mỹ với tên gọi là VR-2332; nhóm này được Collins và cs (1992) [66]
phân lập được ở lợn tại Mỹ vào năm 1992. Về mặt di truyền và tính kháng
nguyên, hai nhóm virus này hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau về cấu trúc
chuỗi nucleotide của virus thuộc hai chủng Châu Âu và Bắc Mỹ là khoảng 40%
(Han và cs, 2006) [89], do đó có ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo
giữa 2 chủng này.
Qua nghiên cứu giải mã gen của virus tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy các
chủng PRRSV tại Việt Nam có mức tương đồng về amino acid từ 99 đến 99,7%
so với chủng virus gây bệnh thể độc lực cao ở Trung Quốc và đều bị mất 30 axít
amin. Điều này cho thấy các chủng PRRSV ở nước ta hiện nay thuộc dòng Bắc
Mỹ, có độc lực cao giống chủng ở Trung Quốc (Cục thú y, 2008) [7].
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước từ năm 2009 đến nay đã nhận định

PRRSV tại Việt Nam hiện nay được xác định thuộc chủng Bắc Mỹ dòng Trung Quốc
(Lê Thanh Hòa và cs, 2009 [15]; Nguyễn Văn Cảm và cs, 2011 [6]; Cao Văn Thật và
cs, 2012 [40]; Lý Thị Liên Khai và Võ Thị Cẩm Giàng, 2012 [17]).

5
* Cấu trúc virus
Dưới kính hiển vi điện tử PRRSV là loại có vỏ bọc, hình cầu, có kích thước từ
45 - 80 nm, chứa nhân nucleocapsid có kích thước từ 25 - 35 nm, trên bề mặt có gai
nhô ra rõ, có vỏ là lipit (William T.Christianson và Han Soo Joo, 2001) [49].
Virus gây PRRS là ARN virus với bộ gen là một phân tử ARN sợi đơn
dương, có những đặc điểm chung của nhóm Arterivirus. Sợi ARN này có kích
thước khoảng 15 kilobase, có chín ORF (open reading frame) mã hoá cho chín
protein cấu trúc. Tuy nhiên, có sáu phân tử protein chính có khả năng trung hoà
kháng thể bao gồm bốn phân tử glycoprotein, một phân tử protein xuyên màng
(M) và một protein nucleocapsid (N) (Tô Long Thành, 2007) [38].
Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) [13] cho thấy sợi đơn RNA của virus bao
gồm một bộ gen có khoảng 15 kb, mã hóa 9 ORFs. Bộ gen PRRSV bao gồm hai
gen polymerase là ORF1a và ORF1b và bẩy gen cấu trúc là ORF2a, 2b, 3, 4, 5, 6
và 7. ORF1a và ORF1b cấu thành khoảng 75% bộ gen của virus và được đặc
trưng bởi một quá trình khung ribosome chuyển dịch thành một polyprotein lớn
mà sự phân tách làm phát sinh các protein không cấu trúc (NSP) bao gồm cả
RNA phụ thuộc polymerase. Các khung đọc mở ORF2a, 3, 4 và 5 tất cả mã hóa
cho các protein glycosyl hóa là GP2a, GP3, GP4, GP5 tương ứng. Các ORF2b
mới được định nghĩa mã hóa các protein nhỏ nhất của các hạt virus được chỉ
định GP2b. ORF7 mã hóa các protein nuclocapsid không glycosyl hóa (N).
* Đặc tính sinh học của virus
Virus gây PRRS rất thích hợp với đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào hoạt
động ở vùng phổi. Virus nhân lên ngay bên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và
giết chết đại thực bào (tới 40%). Đại thực bào bị giết chết nên sức đề kháng của
lợn mắc bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy lợn mắc PRRS thường dễ bị

nhiễm khuẩn thứ phát. Virus không gây ngưng kết với các loại hồng cầu gà, dê,
thỏ, chuột, hồng cầu type O của người. Virus phát triển tốt trên môi trường tế bào
đại thực bào phế nang lợn, trên tế bào dòng CL 2621, tế bào MA 140 với bệnh
tích phá huỷ tế bào, sau 2- 6 ngày tế bào co tròn, tập trung thành cụm dày lên,
nhân co lại cuối cùng bong ra (William T.Christianson và Han Soo Joo, 2001)

6
[49]. Tuy có một số khác biệt về di truyền và kiểu hình nhưng các chủng virus Bắc
Mỹ và các chủng virus Châu Âu lại cùng gây ra các triệu chứng lâm sàng về hô
hấp và sinh sản ở lợn rất giống nhau. Dựa vào những kết quả nghiên cứu tổn
thương đại thể và vi thể của tổ chức phổi lợn mắc bệnh, người ta chia ra hai nhóm
virus là nhóm virus có độc lực cao và nhóm virus có độc lực thấp. Nhóm virus có
độc lực cao thường gây ra các tổn thương ở tổ chức phổi lợn bệnh nặng hơn nhóm
virus có độc lực thấp. Năm 2007, Kegong Tian và Yu [109] khi nghiên cứu về sự
biến đổi về độc lực của PRRSV tại Trung Quốc cho rằng virus đã có sự biến đổi
về độc lực và hậu quả lợn nhiễm virus này có tỷ lệ chết cao, trên 20% trong tổng
số nhiễm bệnh.
1.1.2. Sức đề kháng và khả năng gây bệnh của virus
* Sức đề kháng của virus
Virus gây PRRS có thể tồn tại một năm ở nhiệt độ lạnh từ -20 đến -70
o
C;
trong điều kiện 4
o
C virus có thể sống một tháng; nhiệt độ cao virus đề kháng
kém ở 37
o
C chịu được 48 giờ, 56
o
C bị chết sau một giờ, virus thích hợp ở pH 5 -

7. Với các chất sát trùng thông thường và môi trường có pH axit, virus dễ dàng
bị tiêu diệt. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại vô hoạt virus
nhanh chóng (Tô Long Thành, 2007) [38].
* Khả năng gây bệnh của virus
Người và các động vật khác không mắc PRRS, tuy nhiên trong các loài thuỷ
cầm chân màng có vịt trời (Mallard duck) lại mẫn cảm. Virus có thể nhân lên ở
loài động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm bệnh trên diện rộng nên rất
khó khống chế (Albina và cs, 1994) [50]. Virus gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa
tuổi, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Lợn rừng là
động vật mang trùng và có thể coi là nguồn dịch thiên nhiên (Tô Long Thành,
2007) [38]. Về độc lực, người ta thấy virus gây PRRS tồn tại dưới 2 dạng đó là
dạng cổ điển và dạng biến thể độc lực cao. Dạng cổ điển có độc lực thấp, ở dạng
này khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1 - 5% trong tổng đàn. Dạng
biến thể độc lực cao gây nhiễm bệnh cho lợn lây lan nhanh, trầm trọng và chết
nhiều (Kegong Tian, Yu, 2007) [109].

7
1.1.3. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn
* Cơ chế sinh bệnh và phương thức truyền lây
Virus gây PRRS có trong dịch mũi, nước bọt, phân và nước tiểu của lợn ốm
hoặc lợn mang trùng và phát tán ra môi trường; tinh dịch của lợn đực giống
nhiễm virus cũng là nguồn lây lan bệnh. Ở lợn nái mang thai, virus có thể từ mẹ
xâm nhiễm sang bào thai và gây bệnh. Lợn mang trùng có thể bài thải virus
trong vòng 6 tháng.
Virus gây PRRS có thể xâm nhập vào cơ thể lợn theo đường hô hấp, tiêu
hóa và đường âm đạo. Sau khi xâm nhập, đích tấn công chủ yếu của virus là các
đại thực bào ở phế nang. Đây là tế bào duy nhất có receptor phù hợp với cấu trúc
hạt của virus, vì thế chúng hấp thụ và thực hiện quá trình nhân lên chỉ trong loại
tế bào này và phá hủy nó. Ở lợn mắc bệnh, một tỷ lệ lớn các tế bào đại thực bào
trong nang phổi bị virus xâm nhập rất sớm và phá hủy làm giảm khả năng phòng

vệ của phổi. Lúc đầu, PRRSV có thể kính thích sự tăng sinh của đại thực bào
nhưng sau 2-3 ngày, virus này sẽ giết chết chúng, các virion được giải phòng ồ ạt
xâm nhiễm sang các tế bào khác, tiếp tục quá trình nhân lên và phá hủy đại thực
bào. Trong cơ thể lợn ốm do mắc PRRS có tới 40% tế bào đại thực bào bị virus
giết chết (William T.Christianson và Han Soo Joo, 2001) [49]. Trong hệ thống
miễn dịch của cơ thể, đại thực bào đóng vai trò vô cùng quan trọng; cả trong đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, đây là loại tế bào trình diện kháng
nguyên thiết yếu. Khi đại thực bào bị phá hủy bởi PRRSV mở đầu cho quá trình
miễn dịch không xảy ra được, cơ thể lợn rơi vào trạng thái suy giảm miễn dịch
và dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát, điều này có thể thấy rõ ở những
đàn lợn vỗ béo chuẩn bị giết thịt, khi bị nhiễm PRRSV sẽ có sự tăng đột biến về
tỷ lệ viêm phổi kế phát do những vi khuẩn vốn sẵn có trong đường hô hấp như
Mycoplasma hyopneumoniae, P. multocida, S. suis, A. pleuropneumoniae
Tiêu Quang An và Nguyễn Hữu Nam (2011) [1] khi xác định một số vi khuẩn kế
phát gây chết lợn trong vùng dịch PRRS ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên năm
2010 đã cho thấy lợn mắc PRRS thường kế phát bệnh do các nhóm vi khuẩn
đường hô hấp và đường ruột như A. pleuropneumoniae, P. multocida, S. suis,

8
Escherichia coli, Salmonella sp, Clostridium perfringens. Kết quả phân lập được
vi khuẩn A. pleuropneumoniae với tỷ lệ cao nhất 63,33% và thấp nhất là P.
multocida 10%. Các tác giả nhận định các nhóm vi khuẩn kế phát trên đã làm
cho dịch PRRS trầm trọng và phức tạp hơn.
* Triệu chứng
Lợn mắc PRRS thường có các triệu chứng đầu tiên là sốt cao, bỏ ăn, mẩn
đỏ da, khó thở, táo bón hoặc ỉa chảy, tốc độ lây lan nhanh. Đặc biệt, một số con
lợn mắc bệnh ở chóp tai bị ứ huyết có màu xanh tím và một số triệu chứng khác
tuỳ thuộc vào bệnh kế phát và từng loại lợn.
Ở lợn nái: Các triệu chứng chủ yếu là tím âm hộ, sảy thai, thai chết lưu, thai
gỗ hàng loạt, đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ thai chết tăng

lên theo độ tuổi của thai như thai dưới 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết 20%, thai trên 2,5
tháng tỷ lệ chết là 93,75% (Phạm Ngọc Thạch, 2007) [34]. Lợn nái trong giai
đoạn nuôi con thường ít uống nước, viêm vú, mất sữa, viêm tử cung âm đạo, mí
mắt sưng, có thể táo bón hoặc ỉa chảy, viêm phổi.
Ở lợn đực giống: Sốt cao, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, một số con có hiện tượng
tai xanh. Đặc biệt xuất hiện hiện tượng viêm dịch hoàn, bìu dái nóng đỏ (chiếm
95%), dịch hoàn sưng đau, lệch vị trí (85%), giảm hưng phấn. Lượng tinh ít, chất
lượng kém biểu hiện qua các chỉ số như nồng độ tinh trùng C< 80.10
6
, hoạt lực của
tinh trùng A< 0,6, sức kháng của tinh trùng R< 3000, tỷ lệ kỳ hình K >10%, tỷ lệ
sống của tinh trùng < 70%, độ nhiễm khuẩn cao 20.10
3
. Lợn đực giống rất lâu mới
hồi phục được khả năng sinh sản của mình (Nguyễn Như Thanh, 2007) [36].
Ở lợn choai, lợn thịt: Lợn mắc bệnh sốt cao 40
o
C đến 42
o
C, bỏ ăn, ủ rũ, khó
thở, ho; những phần da mỏng gần tai, phần da bụng lúc đầu có màu hồng nhạt, dần
dần chuyển sang màu hồng thẫm và xanh nhạt. Lợn con mới sinh hầu như sẽ chết
sau vài giờ; số còn sống sót tiếp tục chết vào tuần thứ nhất. Lợn con có triệu
chứng gầy yếu, bỏ bú, da xuất huyết phồng rộp, khó thở và tiêu chảy (Bùi Quang
Anh và cs, 2008) [2].
* Bệnh tích
Lợn mắc PRRS bệnh tích thường thấy như thận xuất huyết lấm tấm như
đầu đinh ghim; não xung huyết; hạch hầu, amidan sưng hoặc sung huyết; gan

9

sưng, tụ huyết; lách sưng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột xuất huyết; loét van
hồi manh tràng; phổi tụ huyết, xuất huyết, cuống phổi chứa đầy dịch nhớt, sầu
bọt (Bùi Quang Anh và cs, 2008) [2].
Theo Nguyễn Tiến Dũng (2011) [10], bệnh tích đặc trưng nhất là viêm phổi
kẽ và viêm hạch lâm ba ở cả 2 dạng (PRRS dạng cổ điển và PRRS dạng sốt cao).
Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám đặc chắc (nhục hóa)
trên các thùy phổi. Thùy phổi bị viêm có màu đỏ xám, có mủ và đặc chắc. Trên
mặt cắt ngang của thùy bị viêm lồi ra, khô. Nhiều trường hợp lợn mắc bệnh bị
viêm phế quản phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đỉnh.
* Các biện pháp phòng bệnh
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu lợn mắc PRRS, do vậy việc phòng
bệnh bằng vaccine và vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng hiện đang là hai
biện pháp hữu hiệu ở nhiều cơ sở chăn nuôi lợn. Để chủ động phòng chống dịch,
cần thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp phòng, chống dịch như: phát
hiện sớm, bao vây xử lý kịp thời các ổ dịch; công tác tuyên truyền thực hiện sâu
rộng tới các ngành, các cấp và người dân tham gia chăn nuôi; đặc biệt có sự chỉ
đạo quyết liệt của chính quyền các cấp từ Trung ương tới các địa phương. Thực
hiện nghiêm việc tiêm vaccine phòng các bệnh nguy hiểm ở lợn theo Quyết định
số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn (Nguyễn Ngọc Tiến, 2011) [44].
1.2. VAI TRÕ CỦA VI KHUẨN A. PLEUROPNEUMONIAE, P. MULTOCIDA
VÀ S. SUIS TRONG HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN
Trong PRRS thì vai trò của vi khuẩn kế phát là một trong những nguyên
nhân quan trọng gây chết hàng loạt lợn tại các địa phương xảy ra dịch hiện nay.
Do PRRSV với đích tấn công phá hủy đại thực bào, làm suy giảm miễn dịch, dẫn
đến các mầm bệnh nhiễm trùng thứ phát có cơ hội trỗi dậy gây bệnh cho lợn.
Trong đó, một số loại vi khuẩn thường gây bệnh viêm phổi ở lợn như A.
pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis.

10

1.2.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn
1.2.1.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae
* Hình thái, kích thước và đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae thuộc họ Pasteurellae, thuộc giống
Actinobacillus, trước đây còn có tên là Haemophilus parahaemolyticus hay
Haemophilus pleuropneumoniae đã được xác định là nguyên nhân chính gây nên
bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm ở lợn. Utrera và Pijoan (1991) [147] đã mô
tả A. pleuropneumoniae là vi khuẩn có dạng cầu trực khuẩn nhỏ, bắt màu gram âm,
kích thước khoảng 0,3-0,5 x 0,6-1,4 µm. Vi khuẩn không di động, không sinh nha
bào, có khả năng hình thành giáp mô, tuy nhiên một số chủng không có giáp mô cũng
đã được quan sát thấy. Dưới kính hiển vi điện tử phát hiện vi khuẩn có nhung mao
với kích thước 0,5-2 x 60-450 nm. Loại có vỏ (capsule) là polysaccharide được tìm
thấy ở hầu hết các serotype của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, còn loại không có vỏ
thì ít tìm thấy hơn (Perry và cs, 1990) [133].
Moller và Kilian (1990) [121] cho biết A. pleuropneumoniae là một loại vi
khuẩn khó phân lập trên các môi trường thông thường và thường phụ thuộc vào
yếu tố V. Do vậy, khi nuôi cấy A. pleuropneumoniae cần các môi trường giàu
dinh dưỡng. Trên môi trường thạch máu vi khuẩn không phát triển trên môi
trường thạch máu thông thường mà chỉ có thể mọc trên thạch máu đã được bổ
sung NAD hoặc có cấy kèm vi khuẩn Sta. aureus. Sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn
phát triển thành khuẩn lạc mọc xung quanh đường cấy Sta. aureus với kích
thước 0,5-1 mm và hình thành một vùng dung huyết β. Vùng dung huyết này
thường được quan sát rõ hơn trên môi trường thạch có bổ sung 5-7 % máu cừu.
Ngoài ra, vi khuẩn A. pleuropneumoniae còn gây một vùng dung huyết tăng
cường trong vùng dung huyết bán phần, xung quanh đường cấy Sta. aureus có
độc tố dung huyết β gọi là hiện tượng CAMP (Kilian, 1976) [110]. Hiện tượng
CAMP này liên quan tới sự có mặt của 3 loại độc tố của A. pleuropneumoniae
bao gồm ApxI, ApxII và ApxIII.

11

Trên môi trường TSA: Trong thành phần của môi trường này được bổ sung
Yearst Extract (YE) và huyết thanh ngựa. Sau 24 - 48 giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo
thành khuẩn lạc nhỏ, màu trắng trong, dưới ánh sáng đèn điện có màu xám xanh.
Trên môi trường thạch chocolate: Sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo thành
khuẩn lạc nhầy, màu trắng xám. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae thuộc biotype 1
có thể phân biệt được với H. parasuis bởi khả năng gây dung huyết trên thạch
máu khi có Sta. aureus cấy kèm (Kilian và cs, 1978) [111].
* Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae lên men đường glucose, xylose, mannitol,
mannose và không lên men đường arabinose, lactose, raffinose, sorbitol. Dương
tính với phản ứng urease, oxidase, CAMP, O.N.P.G; âm tính với phản ứng sinh
Indol và không mọc trên thạch MacConkey (Moller và cs, 1996 [122]; Trịnh
Quang Hiệp và cs, 2004 [14]; Cù Hữu Phú và cs, 2005 [27]; Đặng Xuân Bình và
cs, 2007 [3]; Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010 [12]).
* Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae từ lâu đã được nhiều nghiên cứu xác định là
nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn và được chia
thành 2 biotype chính dựa trên nhu cầu cần sử dụng NAD (Nicotinamide
Adenine Dinucleotide) hay còn gọi là yếu tố V cho quá trình sinh trưởng của vi
khuẩn (Pohl và cs, 1983) [136]. Biotype 1 cần có NAD, còn biotype 2 thì không
đòi hỏi NAD trong quá trình nuôi cấy, song vẫn cần có các pyridine nucleotid
đặc hiệu hoặc các chất tiền thân của pyridine nucleotid cho quá trình tổng hợp
NAD. Biotype 1 có độc lực cao hơn biotype 2 (Pohl và cs, 1983) [136]. Biotype
1 có 12 serotype khác nhau dựa trên sự khác nhau của capsule polysaccharide
(CPS) và của lipopolysaccharide (LPS) thành tế bào (Perry và cs, 1990) [133]. Ở
biotype 2 có serotype 2; 4; 7 và 9 có chung nhóm quyết định kháng nguyên như
biotype 1. Trong những năm gần đây, serotype 13 và 14 thuộc biotype 2 được
phát hiện và được mô tả có kháng nguyên khác với biotype 1 (Nielsen và cs,
1997) [129]. Blackall và cs (2002) [55] đã phát hiện ra serotype 15 thuộc biotype
1 ở 9 chủng vi khuẩn phân lập được tại Australia.


12
* Các yếu tố độc lực
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy độc lực ở các serotype khác nhau của vi
khuẩn A. pleuropneumoniae phần lớn được quyết định bởi các ngoại độc tố mà
chúng sản sinh ra (Devenish và cs, 1990 [67]; Frey và Bosse, 1993 [80]; Frey,
1995a [82]). Polysaccharide vỏ, lipopolysaccharide, protein màng, protein thu
nhận sắt, yếu tố bám dính, ngoại độc tố và một vài loại enzym có liên quan cũng
đóng vai trò quan trọng đối với độc lực của vi khuẩn A. pleuropneumoniae
(Frey, 1995a) [82]. Hiểu biết về thành phần và cấu trúc kháng nguyên chủ yếu liên
quan đến độc tính, độc lực của vi khuẩn sẽ cung cấp các thông tin quan trọng, là cơ
sở khoa học cho việc phát triển kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh đặc hiệu cũng như
chế tạo vaccine phòng bệnh.
- Vai trò của ngoại độc tố (Exotoxin): Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức
độ độc lực khác nhau của các serotype vi khuẩn A. pleuropneumoniae phần lớn
có liên quan đến ngoại độc tố (Apx) sản sinh từ vi khuẩn và đóng vai trò chính
trong quá trình gây bệnh cho lợn (Devenish và cs, 1990 [67]; Frey, 1995b [83]).
Các nhà khoa học đã xác định độc lực của vi khuẩn A.pleuropneumoniae có liên
quan đến bốn loại protein độc tố. Các độc tố này được xếp vào nhóm RTX-toxin
và đặt tên là độc tố Apx, bao gồm ApxI, ApxII, ApxIII (Frey và Bosse, 1993)
[80] và Apx IV (Rycroft và cs, 1991b [143]; Cho và Chae, 2001 [62]). Tính độc
của mỗi loại độc tố này có thể thay đổi và phụ thuộc vào các serotype khác nhau
của vi khuẩn A. pleuropneumoniae (Frey, 1995a) [82].
+ ApxI là một protein có trọng lượng phân tử từ 105 -110 kDa, có độc lực
cao, gây dung huyết và có hoạt tính gây độc tế bào mạnh hướng đại thực bào phế
nang và bạch cầu trung tính. Trước kia, ApxI được đặt tên là haemolysin I (HlyI)
hay cytolysin I (ClyI) (Frey và Nicolet, 1988 [77]; Kamp và cs, 1991 [106]).
ApxI được tiết ra bởi A. pleuropneumoniae serotype 1; 5; 9; 10 và 11 thuộc
biotype 1 (Frey, Nicolet, 1990 [78]; Kamp và cs, 1994 [107]) và serotype 14 của
biotype 2 (Rayamajhi và cs, 2005 [138]). Operon mã hóa cho ApxI được xác

định là gen apxI và gồm 4 gen được sắp xếp theo thứ tự là apxIC, apxIA, apxIB,
và apxID (Gygi và cs, 1992 [88]; Jansen và cs, 1993 [104]), trong đó C là gen

13
hoạt hóa, A là gen quy định cấu trúc độc tố và B cùng D là hai gen mã hóa cho
các protein kết hợp với màng liên quan đến sự tiết độc tố qua cả hai màng. Ion
Can xi (Ca
2+
) cần thiết cho các hoạt động sinh học của độc tố dung huyết A.
pleuropneumoniae (Devenish và Rosendal, 1991) [68]. Phân tích protein của độc
tố ApxI cho thấy 56% tương đồng với HlyA- độc tố làm dung huyết của vi
khuẩn E. coli (Femlee và cs 1985) [75]. Các chủng sản sinh ra ApxI thường có
độc lực cao, điều này cho thấy độc tố có liên quan đến độc lực của A.
pleuropneumoniae (Frey và Nicolet, 1990 [78]; Kamp và cs, 1991 [106]).
+ ApxII là độc tố làm tan huyết, gây dung giải tế bào ở mức độ trung bình và
có trọng lượng phân tử khoảng 103 -105 kDa (Frey và Nicolet, 1988) [77]. Trước
đây ApxII được gọi là HlyII, ClyII hay CytII (Frey và Nicolet, 1990 [78]; Kamp
và cs, 1991 [106]; Frey và cs, 1992 [79]). Tất cả các serotype của A.
pleuropneumoniae đều tiết ApxII, ngoại trừ serotype 10 và 14 (Kamp và cs, 1991
[106]; Kamp và cs, 1994 [107]; Rayamajhi và cs, 2005 [138]).
Operon mã hóa ApxII chỉ chứa các gen apxIICA và thiếu các gen bài tiết tương
ứng. Sự tiết ApxII phụ thuộc vào gen apxIBD và gen này được tìm thấy ở tất cả các
serotype của A. pleuropneumoniae, ngoại trừ serotype 3 (Frey, 1995a) [82].
+ ApxIII là độc tố không làm tan huyết, nhưng lại là độc tố dung giải tế bào
mạnh với trọng lượng phân tử 120 kDa (Kamp và cs, 1991) [106]. Trước kia
ApxIII được đặt tên là cytolysin III (ClyIII), độc tố viêm màng phổi - pleurotoxin
(Ptx), hay độc tố chống đại thực bào - macrophage toxin (Mat) (Kamp và cs, 1991
[106]; Rycroft và cs, 1991a [142]; Macdonald và Rycroft, 1992 [117]; Jansen và
cs, 1992 [ 103], 1993 [104]). ApxIII được phân biệt với 2 độc tố ApxI và ApxII do
không gây dung huyết, nhưng lại gây dung giải mạnh các tế bào khác (Kamp và

cs, 1991) [106]. ApxIII giống 50% với ApxI và HlyI của vi khuẩn E. coli (Jansen
và cs 1993) [104]. Vùng gen điều hòa (operon) mã hóa cho ApxIII chứa các gen
apxIIICABD và giống với vùng gen điều hòa (operon) cho apxI (Chang và cs,
1993) [60]. Protein độc tố ApxIII được tiết ra bởi serotype 2; 3; 4; 6; 8 và 15 của
A. pleuropneumoniae (Rayamajhi và cs, 2005) [138].

×