Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tình huống Chiếc nón lá quê hương đưa ta về với cội nguồn dân tộc. Những giải pháp duy trì Làng Nghề Truyền Thống ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 21 trang )

1. Tên tình huống: Chiếc nón lá quê hương đưa ta về với cội nguồn dân
tộc. Những giải pháp duy trì Làng Nghề Truyền Thống ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Đất nước Việt Nam ta rất tự hào về những làng nghề truyền thống. Mỗi làng
nghề không chỉ ẩn chứa trong đó vẻ đẹp tiềm tàng, sức sống mạnh mẽ của từng
vùng quê mà quan trọng hơn còn thể hiện sự phát triển bền bỉ, dẻo dai qua bao thời
kì lịch sử. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều làng nghề đang dần mai một đi,.
người dân trong làng không mấy mặn mà với nghề truyền thống của cha ông mà
thay vào đó là những ngành nghề mới có khả năng thu nhập cao hơn. Làng Nón ở
Đan Du – Kỳ Thư cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Rất nhiều băn khoăn, trăn
trở của những bậc lão làng khi nói về nghề làm nón. Bởi đồng tiền kiếm được từ
việc làm nón không cao. Hầu như trẻ nhỏ cho đến nam, nữ thanh niên đều không
hứng thú với việc học nghề từ ông bà, cha mẹ vì thu nhập thấp, lại mất nhiều công,
đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Họ quên đi cả niềm vinh dự từ nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc gắn với chiếc nón lá Việt Nam.
Từ thực tế đó, chúng em với tình yêu chiếc nón lá quê hương đã nhau cùng tìm
hiểu và thực hiện quy trình làm chiếc nón lá với những kiến thức của các bộ môn đã
đựơc học trong nhà trường. Chúng em hi vọng sẽ gửi đến những bạn trẻ thông điệp
tích cực của mình về một làng nghề truyền thống không thể lãng quên của quê
hương. Hình ảnh chiếc Nón lá vẫn, đang và sẽ mãi mãi hiện hữu trong cuộc sống
đời thường của mỗi chúng ta.
3. Bài viết gồm các nội dung:
- Vai trò, ý nghĩa của chiếc nón lá trong đời sống người dân Việt Nam.
- Vật liệu làm chiếc nón lá.
- Quy trình làm chiếc nón lá.
- Giá trị sử dụng chiếc nón lá trong đời sống hiện nay.
4. Giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn:
• Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Môn Công Nghệ : Kĩ thuật may vá, đan lát…
1
- Môn Toán: Đo, đếm, tính chiều dài vành nón, bán kính chiếc nón….


- Môn Lịch Sử: Tìm hiểu sự ra đời của chiếc nón lá,
- Môn Vật Lí : Quá trình vò, sơ chế , là lá nón – Sự giãn nở vì nhiệt của lá nón,
- Môn Sinh Học: Tìm hiểu về cây, lá non…( loại lá làm nón), Tre, Đùng đình…
- Môn Ngữ Văn : Thuyết minh về chiếc Nón lá; Thơ về Nón lá,
- Môn Hóa Học: Sử dụng dầu quét nón trắng đẹp, chống ẩm mốc từ sự kết hợp
của nhựa thông và dầu hỏa.
- Môn Âm Nhạc: Những bài hát về chiếc nón lá Việt Nam …
- Môn Mĩ Thuật: Vẽ , trang trí chiếc nón lá Việt Nam, tranh về nón lá.
- Môn Địa Lí: Xác định vùng đất thích hợp có nhiều lá non; bảo vệ môi trường,
điểm du lịch, địa chỉ tìm đến với nón lá.
5. Bài viết:
* Ý nghĩa, vai trò của chiếc nón lá trong đời sống người dân Việt Nam
Cùng với tà áo dài, chiếc Nón lá là biểu tượng không thể thiếu khi nói về đất
nước, con người Việt Nam. Chiếc Nón lá Việt Nam có mặt hầu khắp mọi miền đất
nước, nhưng phổ biến nhất là ở những vùng nông thôn. Chiếc Nón theo mẹ ra đồng,
theo bà, theo chị trong những phiên chợ, chiếc Nón cùng người nông dân dãi dầu
mưa nắng. Nón lá gần gũi với đời sống người dân đồng thời cũng tạo nên nét bình
dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho các cô gái Việt. Nón lá cũng là một vật
dụng rất đỗi thân quen và gắn bó nhiều nhất với đời sống người nông dân một nắng
hai sương. Mỗi khi ra đồng người nông dân không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu,vừa
nhẹ nhàng, vừa là vật che nắng, che mưa. Những trưa hè oi bức bên lũy tre làng,
Nón còn làm chiếc quạt phe phẩy tiện lợi mọi lúc, mọi nơi … Chúng em rất tự hào
và yêu quý những chiếc Nón của quê hương.
Nghề làm nón có ở nhiều nơi trên khắp dãi đất chữ S thân yêu. Nón lá có thể
làm bằng nhiều loại lá như: lá non, lá Cọ, lá Dừa, lá Chít…Nhưng em ấn tượng sâu
sắc nhất với hình ảnh những chiếc nón lá của xứ Nghệ thân yêu đã từng đi vào lời
hát: “Anh gửi cho em chiếc nón bài thơ ….”. Đặc biệt hơn đó là những chiếc Nón
lá ở mảnh đất Kỳ Anh quê em. Mỗi chiếc Nón lá là một tác phẩm của sự kì công,
2
chăm chỉ, chịu thương, chịu khó của người thợ làm nón. Đó là thức quà quê không

thể thiếu cho mỗi chuyến đi xa của người dân quê. Là vật cầm tay, đội đầu cho cô
dâu trong ngày cưới ở quê em. Là món quà con cháu tặng bà, tặng mẹ…
Ngày nay, với sự phát triển của nhiều vật liệu hiện đại, chiếc nón dần được
thay thế bởi rất nhiều những thứ dùng đề đội đầu thời trang khác, nhưng không phải
vì thế mà chiếc nón đánh mất vị thế của mình trong mỗi làng quê Việt Nam.
Mỗi chiếc Nón có một linh hồn riêng, một ý nghĩa riêng. Hiện nay, đời sống
của chúng ta đã văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy vẹn
nguyên ý nghĩa: Giản dị, duyên dáng đằm thắm, nghĩa tình.
Dù ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc
theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc Nón lá ngàn đời không đổi thay. Nón chính là
biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất
nước. Chúng em tự hào vì chiếc Nón lá, đó chính là biểu tượng của người con gái
Việt Nam và cũng là biểu tượng cho tâm hồn người Việt tinh tế và thanh lịch.
Môn lịch sử đưa em tìm về với sự ra đời của chiếc Nón lá Việt Nam. Chiếc
Nón có từ lâu đời. Nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ,Trống Đồng
Đông Sơn, trên tháp đồng Đào Thịnh từ 2500 - 3000 năm trước Công Nguyên. Khó
ai có thể biết rằng người Việt cổ từ xưa đã biết lấy lá buộc lại làm vật che mưa, che
nắng. Qua từng giai đoạn lịch sử, Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau và
được sử dụng theo sự phân công xã hội thời đó, ví dụ như :
* Nón Dấu : là nón có chóp nhọn, loại nón này dành cho các chú lính thú thời xa
xưa
* Nón Gò Găng hay là nón Ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi
cưỡi ngựa.
* Nón Rơm: Nón làm bằng cọng rơm ép cứng.
* Nón Quai Thao: gắn với những chị hai Quan Họ.
* Nguyên liệu làm nón:
- Tre ( cật tre già, phơi khô)
- Thân cây Đùng Đình khô.
- Lá non ( lá đọt).
3

- Sợi cước, sợi len màu, voan màu.
- Sơn màu, bút màu , ảnh ( trang, trí).
- Bao ni lông cuộn mỏng.
* Quy trình làm nón: Gồm sáu bước:
o Bước 1: Làm lá
o Bước 2: Làm vành
o Bước 3: Lên khuôn và may
o Bước 4: Vào vành cuối , nức vành.
o Bước 5: Hoàn chỉnh phần may.
o Bước 6: Sơn dầu làm bóng, trang trí nón
Bước 1: Làm lá nón
Lá nón hay còn gọi là lá non, lá đọt có tên gọi là Du quy diệp được đưa về từ
các vùng đồi núi cao như Kỳ Lâm, Kỳ Thượng (Huyện Kỳ Anh ). Đó là những đọt
lá còn khép nếp, chưa xòe lá, được cắt khi còn non và giữ nguyên màu trắng bên
trong và màu xanh bên ngoài của những cuống lá. Môn Sinh học đã giúp cho chúng
em tìm hiểu kĩ về lá non, loại lá làm nón duy nhất ở làng nón Đan Du, xã Kỳ Thư,
Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Lá có cấu tạo khá đặc biệt, một lá gồm 10 tẻ. Một tẻ lá
được gấp thành bốn nếp, gồm sáu gân lá, chia lá cân đối với nhau theo từng nếp. Lá
được cắt khi vừa tròn một tháng tuổi và buộc lại vớí nhau thành bó.
Môn Địa Lí: Giúp em hiểu được lá nón chỉ có ở những miền đồi núi cao;
trong những khu rừng nhiệt đới với khí hậu nóng, độ ẩm cao.
4
Cây Du quy diệp ( cây lá nón)
• Cách xử lí lá nón: Xử lí theo hai cách. Nếu trời nắng, lá nón được đem phơi .
Khi đă khô, buộc lại theo bó rồi treo lên. Để lá mềm, mỏng, dai có thể trộn
cùng ít cát và đạp lá sau đó mới đem phơi. Như thế lá sẻ tự re ra các tẻ lá.
Giữ ẩm cho lá dịu lại. Dùng tay vò và dũ lá theo từng bó. Còn nếu thời tiết
không thuận lợi, có thể nhúng lá qua nước sôi, treo lên cho ráo nước. Dùng
than để sấy khô. Sau khi sấy để lá một thời gian cho nguội, sau đó dùng tay
vò, dũ và bóc lá ra. Một chiếc nón cần khoảng 10 cuống lá như thế.

5
Phơi lá nón

Phơi lá sau xử lí bước đầu
Trong quy trình xử lí lá làm nón chúng em sử dụng kiến thức môn Vật lí :
Môn Vật lí giúp chúng em hiểu về sự co giãn vì nhiệt trong quá trình phơi lá và là
lá. Nếu lá phơi dưới tác dụng của nhiệt bị co lại thì trong quá trình là lại được giãn
ra.
Cách là lá: Dùng nồi than nóng vừa phải, đặt lưỡi cày ( hoặc một miếng sắt
phẳng, dày lên trên) và một nắm tròn dẻ vải buộc chặt để là lá. Đặt lá non lên lưỡi
cày, sống chìm bỏ phía dưới dùng miếng dẻ vải để kéo; kéo từ giữa đến đầu lá một
lần và từ giữa đến gốc lá một lần. Dưới tác dụng của nhiệt, lá nón được là phẳng và
có màu trắng sáng. Chú ý không nên để than quá nóng vì như vậy màu nón sẻ lên
sẫm và xấu.
6
Dụng cụ dùng để là lá nón
Bước 2: Cách làm vành nón:
Vành nón được làm bằng tre và thân cây Đùng Đình. Một chiếc nón gồm 16
vòng. Từ vòng một đến mười được làm bằng tre để vành nón cứng, tạo dáng cho
chiếc nón còn từ vòng 4 đến 16 làm bằng cây Đùng Đình vì thân cây rất mềm, dẻo,
dễ uốn.
Cách làm: Dựa vào khuôn nón hình chóp để làm. Trên khuôn có 12 cái kèo
và 16 vạch.
Sử dụng kiến thức môn Toán học, chúng em đo được chiều dài từ đỉnh tới
đáy nón là 28 cm. Chiều dài khớp với mỗi vòng nón từ dưới lên trên là: vòng 1:
1,40m; vòng 2: 1,28m; vòng 3: 1,8m; vòng 4: 1, 10m; vòng 5: 1m; vòng 6: 90cm,
vòng 7: 80cm, vòng 8: 70cm; vòng 9: 60cm, vòng 10: 50cm; vòng 11: 45cm,
vòng 12: 40cm; vòng 13: 35cm; vòng 14: 25cm; vòng 15: 15cm; vòng 16: 10cm.
Mỗi vòng nón kế tiếp cách nhau khoảng từ 5cm -10cm. Dùng thước phân góc,
chúng em xác định được đường kính của chiếc nón khoảng 50cm. Các vòng tròn

vành nón càng lên đỉnh càng thu nhỏ.
7
Hình vẽ mô phỏng nón lá
Vót tre làm vành nón
8
Quấn vành nón
- Vành nón bằng tre:
Với kiến thức từ môn Công Nghệ về kĩ thuật đan lát, chúng em đã học cách
chọn tre già, phơi khô ( gác trên giàn bếp càng lâu càng tốt), chẻ tre nhỏ với cạnh
khoảng 0,1cm; chiều dài 1, 5 - 2m. Dựa vào kích thước số vòng đã đo theo khung
nón để cắt từng vành. Chọn phần cật tre, sau đó dùng dao sắc (mác nhỏ) vót tròn,
nhỏ, dùng giấy nhám mịn hoặc vải thô vuốt kĩ từng vành sao cho phải trơn và bóng.
Chú ý mỗi vành nón được tạo nên còn qua quá trình nối các múi của thanh tre
đã vót để tạo thành những đường tròn đồng tâm. Vì thế khi làm những số đo về vành
nón đã có trừ phần nối được vót nghiêng 2 mũi khoảng mỗi bên là 3cm. Chúng ta
buộc hai đầu vành lại với nhau bằng sợi chỉ cước trắng với hình thức quấn vòng,
khoảng cách vừa phải, để vành nón vừa đẹp, vừa cân đối, vừa chắc chắn.
Mô hình chiếc nón
9
Đặt vành vào khuôn nón
Với các vòng làm từ thân cây đùng đình. Cây được đưa về, làm sạch lá, bỏ bớt
phần ngọn, phơi khô. Sau đó dùng dao để chẻ đôi, phơi kĩ. Dùng dao chia nhỏ thành
những dây dài, mảnh, vót tròn, cắt theo 13 vòng trên của chiếc nón đã đo. Khoanh
vòng và dùng sợi cước quấn vòng để cố định vành. Phải hết sức khéo léo vì các vòng
trên rất nhỏ. Sau khi đã hoàn thành phần cuốn vòng tre và vòng Đùng Đình ta tiếp
tục ráp vành vào khung nón từ đỉnh xuống.
Bước 3: Lên khuôn và may nón:
Đưa vành nón vào khung và bắt đầu xếp lá. Một chiếc nón gồm có ba lớp lá:
lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài( lá chính). Mỗi lớp khoảng 30 lá. Lớp trong cùng và
lớp ngoài, chúng ta dùng lá trắng. Đặc biệt lá xâu ngoài cùng từ 30 - 32 lá, phải là

những chiếc lá trắng, sáng và đẹp nhất. Còn lớp lá giữa có thể đặt những lá xanh,
đậm màu hơn ( lá tận dụng). Bắt đầu tiến trình may nón bằng việc xâu lá , may từ
đỉnh xuống, có vòng nức ngoài lớp lá nón để không bị chênh. Dùng giấy hoa, hình
trang trí, cắt tròn như đồng xu để may vào trong phần chóp nón, vừa đẹp , vừa cố
định được đỉnh nón.
Cách may nón: Để khung nón lên đầu gối trái, chân phải duỗi ra. Ngồi vào vị
trí thoải mái, có điểm tựa. Tay trái đặt và giữ vành khung trong nón, tay phải cầm
kim có xâu chỉ cước trắng để may. Để mỗi mũi khâu được khéo léo chúng em vận
dụng kiến thức môn Công Nghệ về các mũi khâu cơ bản đó là lên kim từ mặt trong,
xuống kim đúng chỗ mũi lên kim. Rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải. May nón theo
từng vành ,chỉ xâu kim qua lá, quấn qua vành. Các mũi may phải đều nhau.
Chú ý: không xâu kim sai chỗ để những mũi chỉ nhỏ nằm ngang cách đều
nhau, giữ chặt lá nón vào khung vành. Mỗi khi sợi chỉ hết phải may gút múi vào chỗ
xâu lên. Quá trình may nón cần kiên trì, khéo léo , chỉ cần chịu khó học hỏi là bạn có
thể tự may được chiếc nón lá cho mình.
10

Vào vành nón
Chuẩn bị xếp lá
Để may nón một vật không thể thiếu đó là chiếc kim khâu. Vậy chiếc kim
được ra đời từ bao giờ ? Môn Lịch sử đã dẫn chúng em tìm hiểu về sự ra đời của kim
khâu , đó là vào thời kì người ta chế luyện sắt ( khoảng thế kỉ 3 – trước Công
Nguyên). Gợi liên tưởng đến truyền thuyết Thánh Gióng – Người anh hùng đánh
giặc Ân.
11

May nón

May, xâu chỉ
Bước 4: Vào vành cuối , nức vành.

Đây là công đoạn cuối để hoàn thiện một chiếc nón. Chiếc nón được cắt gọn lại
những lá dài, thừa hơn khung. Lớp lá nón cắt bằng với khung cuối. Chuẩn bị thêm
hai vành nón bằng vành cuối; trong đó một vành bằng tre và một vành mỏng, tiết
diện nhỏ hơn bằng Đùng Đình. Đặt lớp lá giữa hai vành tre dùng kim may theo kiểu
quán vòng từ dưới lên trên. Sau khi đã may xong, dùng vành mỏng bằng thân Đùng
Đình đặt vào phía trên vành nón nẹp ngoài và khâu nối giữa vành trên và vành dưới
để hoàn chỉnh nón.

12


Chiếc nón sau khi nức vành
Những chiếc nón đã hoàn thiện
* Bước 5: Hoàn chỉnh phần may, trang trí
Chúng em kiểm tra lại chiếc nón vừa may, chú ý các múi chỉ nối, phần nức
vành nón. Sau đó dùng kéo bấm những sợi chỉ thừa trong quá trình may còn sót lại.
Dùng sợi len màu xâu đan vào hai bên ( một hai vành nón giữa làm chỗ buộc quai
nón). Dây quai nón thường theo sở thích về màu sắc, chất liệu của mỗi người phù
hợp theo độ tuổi, có thể là dây voan hoặc dây nhung. Vậy là chúng ta đã được một
chiếc nón hoàn chỉnh. Nhưng để chiếc nón đẹp và độc đáo hơn, có thể vẽ lên mặt
ngoài hình bông hoa, cây cỏ hoặc cảnh sắc nào đó. Hoặc dán các hình ảnh vào phía
trong nón.
13
Để làm được điều đó chúng em đã sử dụng kiến thức môn Mĩ Thuật để tạo
hình và tô màu hợp lí . Như vậy chiếc nón sẽ là một sản phẩm mang tính nghệ thuật
và tâm hồn người nghệ sĩ.

Trang trí bên trong nón
Trang trí bên ngoài nón
14

Bước 6: Sơn dầu bóng, trang trí
Để chiếc nón có độ bền màu hơn trước mưa, nắng, chúng em đã vận dụng
kiến thức môn Hóa học để pha trộn dầu nhựa thông ( hiđrôcacbon monotecpen với
công thức hóa học là C
10
H
16
) cùng với dầu hỏa, nhựa thông là chất lỏng, trong suốt,
không màu, đặc trưng không có cặn và nước. Khi pha cùng các chất khác dùng làm
sơn dầu rất tốt. Dùng chổi lông vừa trộn hợp chất dầu nhựa thông , sau đó quét phủ
đều lên bề mặt ngoài của nón khoảng 2- 3 lượt sẻ làm cho chiếc nón bóng, sáng , bền
màu và tránh được ẩm mốc. Để giữ chiếc nón khi đội trời mưa, chúng em dùng lớp
ni lông mỏng, dẻo bao kín từ đỉnh nón đến vành nón dưới cùng.
Chiếc nón sau khi sơn dầu
Chiếc nón sau khi vẽ trang trí
Chiếc nón lá hoàn thành như một lời cảm ơn của chúng em đến những người
làm nghề nón. Qua đó chúng em hiểu được tình yêu quê hương bắt đầu từ những
điều đơn sơ, giản dị như chiếc nón lá thân yêu.
15
Để giữ chiếc nón khi đội trời mưa, chúng em dùng lớp ni lông mỏng, dẻo bao
kín từ đỉnh nón đến vành nón dưới cùng.
Nón lá sau khi được bọc ni lông chống mưa
* Giá trị sử dụng của chiếc nón trong đời sống hiện nay
Chiếc nón lá còn chứa đựng cả một kho tàng lịch sử, văn hoá của người Việt
Nam, cư dân khu vực nhiệt đới gió mùa với nền tảng văn minh là cây lúa nước.
Chưa ở nơi đâu chiếc nón lại được dùng phổ biến, thông dụng , nhiều chức năng như
ở nước ta. Từ ngàn xưa, chiếc Nón lá đã đi vào thi ca bình dânViệt Nam tự nhiên
như người nông dân chân chất :
“ Qua đình ngả nón trông đình”
( Ca dao)

“Nón em chẳng đáng mấy đồng
Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham
Nón em nón bạc quai vàng
Thì em mới dám trao chàng cầm tay
Tiếc rằng vì nón quai mây
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm.”
( Ca dao)
“Nón này che nắng, che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta.”
( Ca dao)
Môn Ngữ văn đã đưa em đến gần hơn với vẻ đẹp của nón lá trong tâm thức
người Việt xưa và nay:
“ Trông ra bờ ruộng năm nào
Mưa bay trắng cỏ, cào cào cánh sen.
16
Mẹ tôi nón lá bước lên
Mạ non đầu bạc, trăng liềm cuối thu.”
(Hữu Thỉnh)
“Nón bài thơ như quốc tuý Việt Nam
Lữ khách muôn phương đến ngỡ ngàng
Nghĩa mẹ đời con trong nón lá
Gương sen vành vạnh ánh trăng non.”
( “Sự tích chiếc nón lá” – Thạch Cầu)
“Chiều em về giữa hai vùng ánh sáng
Tà áo bay làm nhớ lụa Hà Đông
Chiếc nón bài thơ gió nội hương đồng
Em - cô gái Việt Nam duyên thầm lặng.”
( “ Chiếc nón bài thơ” – Nguyễn Nho)
Những lời bài hát thiết tha về chiếc nón lá Việt Nam như thăng hoa trong lòng
người thưởng thức. “Du lịch cùng tôi” – Mai Thanh; “Chiếc nón lá”- Ngô Nguyễn

Trần, Tân Thơ, “Quê hương” - Đỗ Trung Quân – Giáp Văn Thạch…
Chiếc nón lá thân thuộc, bình dị, giản đơn trong cuộc sống đời thường , nhưng
lại đáng yêu và tỏa sáng biết bao trong những bài múa nón rực rỡ trên sân khấu.
Hình ảnh những người con gái Việt yểu điệu , thướt tha với chiếc áo dài bên vành
nón lá sẻ là những trăn trở khôn nguôi, là niềm cảm xúc sáng tác cho biết bao văn
nghệ sĩ.
Vẻ đẹp của nón lá trong đời thường
17
Vẻ đẹp của nón lá trên sân khấu
Nón lá thăng hoa trên sân khấu
Trong nhịp sống hiện đại chiếc nón lá ít xuất hiện trên phố phường. Nhưng ở
những vùng nông thôn hình ảnh nón trắng nhấp nhô trên đồng, trong những phiên
chợ quê. Chiếc nón trắng vẫn là vật đội đầu không thể thiếu của những người nông
dân ở nông thôn, đặc biệt là những ngày hè oi nắng.
18
Người nông dân với nón lá
Vẻ đẹp trên cánh đồng quê hương
Chiếc nón còn là sản phẩm quảng bá cho ngành du lịch Việt. Khi tìm về với
những làng nghề truyền thống của đất nước ta không thể thiếu nghề làm Nón. Chiếc
nón là món quà quý của những người con xa quê khi nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn
của mình. Chiếc Nón mang nặng nghĩa tình quê hương. Trong tâm thức của mỗi
người Việt luôn tự hào về chiếc Nón lá Việt Nam , về những người thợ làm nón.
19
Bên cạnh hoa sen, áo dài thì chiếc nón lá còn là biểu tượng cho đất nước, con
người Việt Nam. Chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh người nước ngoài đến Việt
Nam khi đi bộ trên đường vẫn đội trên đầu chiếc nón lá. Họ còn mua rất nhiều để
đưa về quê hương tặng cho những bạn bè của mình.
Khách du lịch nước ngoài với nón lá Việt Nam
Cổ động viên nước ngoài cuồng nhiệt với nón lá
20

6. Ý nghĩa của giải quyết vấn đề thực tiễn.
Từ tìm hiểu và làm Nón lá, chúng em càng ý thức sâu sắc hơn về việc duy trì và
bảo vệ Làng Nghề Truyền Thống của quê hương. Bài viết của chúng em là hình
thức tuyên truyền đến những bạn học sinh còn chưa hiểu về chiếc nón lá. Nhưng để
chiếc Nón lá Vùng Đan Du – Kỳ Thư Kỳ Anh phát triển, trở thành sản phẩm có
thương hiệu còn nhiều trăn trở.
Ngày 20/ 10/ 2014 UBND Tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy định về một số làng nghề
truyền thống trên địa bàn Hà Tĩnh, trong sáu làng nghề đó có làng nghề làm nón Kỳ
Thư- Kỳ Anh- Hà Tĩnh. Quyết định trên đã góp phần xây dựng niềm tin bảo tồn và
phát triển làng nghề của nhân dân địa phương. Tuy nhiên đó chỉ là khởi đầu còn để
làng nghề vững mạnh hơn nữa theo chúng em :
- Nên xây dựng, phát triển du lịch làng nghề. Chính quyền địa phương cần khuyến
khích dân làm du lịch. Vì những du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, họ rất thích
sống và trải nghiệm công việc làm nghề.
- Làng nghề muốn du lịch tốt cần có những nghệ nhân giỏi, thợ thủ công lành
nghề, say mê công việc, có thiện chí với khách du lịch. Cần tổ chức các lớp dạy nghề
để tạo niềm say mê cho lớp trẻ.
- Bên cạnh đó hình thức quảng bá sản phẩm ngay ở địa phương và trên các trang
thông tin điện tử là rất quan trọng, giúp cho mọi người biết nhiều hơn đến sản phẩm
của làng nghề.
- Chúng ta cần bảo tồn những quy trình làm nón của các nghệ nhân trong vùng. Có
cơ chế đãi ngộ với nghệ nhân, động viên họ tích cực duy trì và phát triển làng nghề.
Với sự vận dụng những kiến thức của các môn học để tìm hiểu và làm nón lá ,
giúp chúng em hiểu, trân trọng và yêu quý biết bao lịch sử, quê hương, đất nước.
21

×