Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCSHCM ở Thành phố Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.79 KB, 38 trang )

Lời mở đầu:
1- Vị trí, vai trò của tổ chức và hoạt động Đoàn TNCS HCM:
Bất kì thời kỳ nào, với quốc gia nào, thanh niên cũng có vai trò hết sức to
lớn. Họ là sức sống hiện tại và tương lai của một quốc gia, dân tộc. Thanh niên
là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh sinh tồn, cũng như trong các
cuộc đấu tranh cách mạng, góp phần thúc đẩy phát triển của lịch sử xã hội;
Thanh niên là lực lượng lao động hùng hậu đi đầu trong việc áp dụng khoa học
kĩ thuật(KHKT) và công nghệ mới. Họ là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù tuổi
thừ 15 – 35, có trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của
đời sống xã hội.
Nhìn nhận và đánh giá vai trò, vị trí của thanh niên trong quá trình phát triển
lịch sử – xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta không chỉ dừng lại ở sự đánh giá lực lượng đông
đảo đang đóng góp phần quan trọng vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, mà
còn nhìn nhận thanh niên như là một lực lượng mới đang lớn lên, đang trưởng
thành, có khả năng thích ứng nhanh nhạy, trước những biến động của xã hội,
phản ánh sinh lực của một xã hội đang phát triển, có khả năng tiếp thu cái mới,
cái tiến bộ, những kiến thức KHKT và công nghệ hiện đại, vuơn lên cải tạo
thiên nhiên và văn hoá với những sáng tạo không ngừng
2- Thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh nhân loại, cùng sự phát triển của KHKT
và công nghệ thông tin, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh đã trở thành
nước thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới đòi hỏi hơn lúc nào hết các cấp
bộ Đoàn cần khơi dậy trong thanh, thiếu niên tinh thần học tập theo lời Bác Hồ
dạy: “ Học để làm người, học để phụng sự Tổ Quốc, phụng sự nhân dân”.(1)
Đoàn tập trung đổi mới công tác cán bộ từ nhận thức, tham mưu và chỉ đạo dổi
mới trong tuyển chọn và đào tạo, đổi mới trong sử dụng và đãi ngộ. Để từ đó
tăng cường nâng cao công tác thanh niên phù hợp với tình hình mới của đất
nước.
3- Trong những năm qua, thành phố Bắc Ninh là một trong những địa phương
trên toàn tỉnh có phong trào hoạt động Đoàn và công tác thanh niên phát triển
mạnh. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên rất sôi nổi đạt về chất và cả về


lượng, lãnh đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát phong trào đã thu hút phần
1
lớn thanh niên trong độ tuổi tham gia : Năm 2002: 26.300, năm 2003: 26.484,
năm 2004: 26.598 ; năm 2005: 26.598; năm 2006 : 26.720.
Trong đó bao gồm cơ cấu thanh niên: trường học, hành chính sự nghiệp,
doanh nghiệp - dịch vụ , lực lượng vũ trang và thanh niên phường xã,
Hoạt động công tác Đoàn thanh niên Thành phố phong phú và toàn diện:
chuyển giao KHKT, các công trình thanh niên, thanh niên nhập ngũ, lập quỹ ủng
hộ trẻ em nghèo, thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, trao tặng nhà tình
thương Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, những ưu điểm của đa số thanh
niên tích cực phấn đấu rèm luyện, vẫn còn một số bộ phận không nhỏ bộc lộ những
hạn chế, yếu kém đáng lo ngại như: thờ ơ về chính trị, chỉ lo làm ăn kinh tế, ngại
tham gia sinh hoạt Đoàn và các hoạt động xã hội, chạy theo lối sống vật chất tầm
thường, muốn hưởng thụ hơn cống hiến, sống thực dụng buông thả, nảy sinh tiêu
cực, mắc phải các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rược chè bê
tha
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Đoàn TNCSHCM ở Thành phố Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới” là
việc làm cần thiết góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của tổ chức Đoàn
Thanh niên Thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
4.Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương
Phần thứ nhất : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đổi mới tổ
chức và hoạt động Đoàn TNCSHCM
Phần thứ hai : Thực trạng công tác đổi mới
Phần thứ ba : Phương hướng và nhiệm vụ, biện pháp để đổi mới
Ngoài ra còn có các phần mở đầu , kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục
2
.
Phần thứ nhất

Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động
Đoàn TNCSHCM.
I-Cơ sở lý luận:
I.1.Chủ nghĩa Mác- Lê Nin về thanh niên và công tác thanh niên :
Lịch sử loài người theo quy luật từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạo,
những thế hệ lớp người sau kế thừa và phát triển giá trị của thế hệ lớp ngừơi đi
trước, tạo nên sự bền vững của xã hội. Theo quy luật tiến hoá chung của lịch sử
thì thanh niên là lớp người kiêm giữ vai trò quan trọng trong quá trình kế thừa
và phát triển của những lớp người đi trước. Thanh niên là thế hệ kế tiếp của xã
hội, giàu sức mạnh, giàu hoài bão và có chí tiến thủ. Đặc tính nỗi bật của thanh
niên là ý chí kiên cường, tinh thần tự lực tự cường, luôn khát vọng vươn tới
những lý tưởng cao đẹp. Là một tầng lớp trẻ, nên chủ nghĩa Mác- Lê nin đã đề
cập nhiều đến vai trò của thanh niên trong cuộc đấu tranh giai cấp, luôn gắn
thanh niên với giai cấp công nhân. Các Mác nêu ra luận thuyết nổi tiếng về vai
3
trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng: “ Bộ phận giác ngộ nhất
của giai cấp công dân ý thức rõ ràng tương lai của họ và do đó tương lai của cả
loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công dân lớn lên”
(2).Ăng ghen đã nhìn thấy ở thanh niên khả năng Cách mạng tiềm tàng to lớn, là
lực lượng cách mạng quan trong của giai cấp vô sản, là một lực lượng trung hậu
trong sự nghiệp phát triển của xã hội. Đó là lớp người nhiệt tình cháy bỏng, khát
vọng lớn lao trong đấu tranh cách mạng, luôn vướn tới một xã hội công bằng tốt
đẹp. Ăng ghen chỉ rõ “Thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý tưởng trước
đây, họ muốn tự do hơn trong hành động, họ khát khao lập chiến công, vì sự đổi
mới họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình”(3)
Mác và Ăng ghen là những người đầu tiên nhìn thấy ở thanh niên một cách
toàn diện, biện chứng về bản chất cách mạng, vị trí vai trò của thanh niên trong
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản nhận thức vị trí của thanh
niên để giác ngộ thanh niên trong cuộc đấu tranh vì sự ấm no công bằng, dân
chủ, văn minh.

Lê nin cũng đánh giá cao nhiệt tình cách mạng , tin tưởng ở khả năng sáng
tạo và lực lượng hùng hậu của thanh niên. Đề cao vai trò của thanh niên trong
công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa,
.
Lê nin đã nói: “ Theo một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thực sự
xây dựng chủ nghĩa xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là thanh niên”.
Từ việc xác định vị trí, vai trò của thanh niên trong cách mạng. Lê nin đã
quan tâm tới việc tổ chức , lãnh đạo và rèn luyện thanh niên. Người vạch ra rằng
: Tuổi trẻ chỉ có thể phát huy được sức mạnh , hoàn thành sứ mệnh lịch sử, vai
trò , vị trí của mình trong sự nghiệp cách mạng khi họ với tư cách là một lực
lượng xã hội được tổ chức . Người dã nhấn mạnh sự cần có của một tổ chức
thanh niên và đã kêu gọi Đảng hãy cộng tác, lôi kéo mạnh mẽ hơn nữa thanh
niên về phía mình để xây dựng xã hội mới.
Từ những luận điểm cơ bản của Mác –Ăng ghen- Lê nin về công tác thanh niên
và Đoàn thanh niên cộng sản đã giúp chúng ta có cơ sởlí luận để nâng cao, chất
lượng và hiệu quả của công tác thanh niên của Đảng trong thời kì mới, thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4
I.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh người cộng sản đầu tiên của nước ta đã kế thừa , phát
triển sáng tạo những luận điểm cơ bản chủ nghĩa Mác- Lê nin về công tác thanh
niên và Đoàn thanh niên cộng sản. Người luôn chú trọng đến thanh niên, đề cao vị
trí, vai trò thanh niên và công tác vận động thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng
của nước ta.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy rằng muốn vận động nhân dân các
nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc thì trước hết cần giác ngộ
thanh niên. Nếu thanh niên không được giác ngộ, không có sức sống, không có lý
tưởng, không có hoài bão thì không thể thắng lợi. Người luôn cho rằng công tác
thanh niên là sự nghiệp “trồng người”, là quá trình bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
muôn đời sau, là hình thành “lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
hồng vừa chuyên”. Trong di chúc , Bác đã dành một phần rất quan trọng cho thanh

niên và các cháu thiếu niên “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
rất quan trọng và rất cần thiết”.Đây là luận điểm mang tính thời đại sâu sắc, tính
thới sự nóng hổi đối với công cuộc đổi mới cũng như sự nghiệp hiiện đại hoá, công
nghiệp hoá (CNH- HĐH) đất nước.
Theo quan điểm của Bác, giáo dục lớp người kế thừa “vừa hồng vừa chuyên”,
không có cách nào khác là phải giáo dục và tổ chức thanh niên. Trong giáo dục
phải theo phương châm giáo dục toàn diện, đó là giáo dục về chí khí cách mạng ,
giáo dục về đạo đức cách mạng. Bác mong muốnThanh niên luôn tu dưỡng rèn
luyện, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, KHKT và quân sự , luôn bồi dưỡng về
thể chất và nếp sống văn hoá.
Tại buổi lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh(26/3/1966) Bác lại một lần nữa khẳng định: “ Đoàn thanh niên
.
là đội hậu bị tin cậy của Đảng, là người dìu dắt các cháu nhi đồng”. Bác chỉ ra rằng
muốn xây dựng và phát triển Đoàn thành một lực lượng vững chắc trước hết phải
đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, tránh cô độc, hẹp hòi.Đây là
chiến lược cơ bản, lâu dài cho cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ
nghĩa.Trong công tác xây dựng Đoàn, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn nhiều lần việc
phải phong trào Đoàn về số lượng, đồng thời phải coi trọng việc nâng cao chất
5
lượng đoàn viên. Bác dạy: “ Tổ chức Đoàn phải rộng hơn Đảng Có nhiều khi
kết nạp đoàn viên cần phải lựa chọn, cẩn thận những thanh niên tốt, cần phát triển
Đoàn hơn nữa nhưng phải chọn lọc, cần thận trọng chất lượng hơn số lượng”(5)
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên là hệ
thống quan điểm lý luận của Người về vị trí, vai trò của thanh niên trong tiến trình
cộng sản qua các thời kỳ cách mạng, với chức năng là đội hậu bị của Đảng, là sự
tổng kết lý luận và thực tuễn Việt nam, tiếp tục định hướng con đường tổ chức
thanh niên thành lực lượng cách mạng quanh Đảng và phát huy mọi tiềm năng to
lớn của thanh niên vì sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
I.3. Quan điểm của Đảng ta về thanh niên và công tác thanh niên .

Đảng cộng sản Việt nam luôn đánh giá đúng vị trí , vai trò quan trọng của
thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp của đảng và dân tộc . Đảng luôn
xác định thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, là đội quân xung kích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc và là lớp người kế thừa trung thành và xuất sắc
nhiệm vụ cách mạng. Trong văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ X của đảng
đã tổng kết đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, phát triển thể lực, trí
tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khuyên khích tự nguyện tự học, tự nâng
cao tay nghề, tự tạo việc làm.Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ đào tạo thanh niên
trong lực lượng vũ trang có nghề khi hết thời hạn quân sự. Tạo cơ hội cho thanh
niên có tài năng đi học ở nước ngoài về phục vụ đất nước. Thu hút rộng rãi thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh làm nòng cts và phụ trách. Đảng ta quan niệm rằng thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà, do đó cần chăm lo , bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện
thanh niên có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, có năng lực để làm chủ đất
nước trong tương lai: “ Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên phát huy vai trò
làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện sứ mệnh lịch
sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu xây dựng và bảo vệ
đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc sống no ấm, tự do, hạnh
phúc”.(6) Công tác thanh niên là nhiệm
.
6
vụ của Đảng, đồng thời là nhiệm vụ của đất nước, của nhà nước của mặt trận và các
đoàn thể, của các lực lượng vũ trang, của toàn xã hội và gia đình.
Trong giai đoạn mới, cần “xây dựng đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức thực sự là đội dự bị tin cậy của Đảng, là
hạt nhân chính trị của phong trào thanh niên”.(7)
Tóm lại, Đảng, nhà nước và nhân dân luôn quan tâm sâu sắc đến thế hệ trẻ, mong
muốn thế hệ trẻ phải tự phấn đấu vươn lên, xứng đáng với truyền thống cha ông,
truyền thống dân tộc tiếp tục khẳng định vị thế đất nước trên trường quốc tế.
II. Cơ sở thực tiễn.

II.1. Thực tiễn với xã hội nói chung
Thanh niên bao giờ cũng là nhân vật trọng tâm của mọi thời đại, là người có
vai trò quan trọng trong hiện tại, là người cí trách nhiệm xây dựng và làm chủ
tương lai. Điều đó được nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lê nin và Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định, được thực tiễn lịch sử chứng minh qua các thời đại. C.Mác đã
từng viết : “ Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ ràng tương lai của
nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ công nhân đang lớn lên”, và chính ông
đã gọi thanh niên là cội nguồn của cuộc sống, của giai cấp công nhân và dân tộc.
Còn Ăng- ghen thì đề xuất tư tưởng “ Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị”
và Ông nhấn mạnh rằng : “ Thanh niên không bao giờ thoả mãn với những cái đã
có họ muốn được tự do trong hành động, họ khao khát lập nên chiến công và sự
đổi mới, họ sẵn sàng dâng cả máu và cuộc đời mình”.
Nhìn nhận đúng vị trí, vai trò to lớn của và tính quyết định của thanh niên
trong quá trình phát triển xã hội, tin tưởng sâu sắc vào khả năng cách mạng cuả
thanh niên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh : Thanh niên tiêu biểu
cho sự phát triển tương lai của đất nước, là người tiếp sức cho cách mạng. Người
cho rằng, muốn “hồi sinh” dân tộc,trước hết phải “hồi sinh” thanh niên. Người đã
từng nói : “ Hỡi Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ chết mất nếu đám thanh
niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.
Tổng kết lí luận và kinh nghiệm lịch sử trong công tác vận động thanh niên kế
thừa và phát huy những quan diểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết lần thứ IV của BCH
Trung ương Đảng khoá VII chỉ rõ : Thanh niên là lực lượng đóng vai trò xung kích
7
trong sự nghiệp đổi mới và đưa đất nước đi vào thời kì phát triển mới, thời kì đẩy
mạnh CNH-HĐH đất nước.
.
II.2. Thực tiễn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Trong suốt quá trình lịch sử dựng nước của dân tộc ta, thanh niên Việt Nam đã
thể hiện vai trò cực kì to lớn của mình trong đấu tranh chống thiên nhiên, chống

giặc ngoại xâm và sự tồn tại và phát triển đi lên của đất nước. Các thế hệ thanh
niên nước ta đã giữ vững lời thề độc lập “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, xả
thân vì nước, cùng toàn dân làm nên thắng lợi vang dội Điện Biên Phủ trong
kháng chiến chống thực dân Pháp và “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” góp phần
làm nên những kì tích trng lịch sử đấu tranh gìn giữ nền độc lập, tự do của dân tộc.
Trong công cuộc đổi mới, tuổi trẻ Việt Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh và sự
nhạy cảm của mình trước thời cuộc, tạo nên diện mạo mới đặc trưng cho lớp trẻ
ngày nay. Đó là lớp trẻ không đứng ngoài cuộc, không muốn là người bên ngoài
vận hội. Hào khí của bao thế hệ trẻ đã làm nên những chiến công vang dội hun đúc
sức mạnh của cả dân tộc. Thế hệ trẻ Việt Nam luôn nêu cao tiinh thần xung phong
tình nguyện trên mọi mặt trận : Kinh tế, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, đấu
tranh cho công bằng xã hội, học tập tiến quân vào khoa học kĩ thuật.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chính
thanh niên là lớp người có đủ khả năng và nghị lực thực hiện sự chuyển đổi có tính
cách mạng sâu sắc đó. Họ là những người đã tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ kĩ
thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, mở mang các dịch vụ, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Tại các địa phương, thanh niên cũng là lực lượng
tích cực khắc phục khó khăn, chiến thắng thiên tai, làm thuỷ lợi, khai hoang phục
hoá. Thông qua các chiến dịch “ánh sáng văn hoá”, “ Đội tri thức trẻ tình nguyện
tham gia phát triển nông thôn, miền núi”, “ Đội bác sĩ trẻ tham gia khám bệnh cho
đồng bào nghèo đói”
Trong cuộc đấu tranh gay gắt chống lại sự suy thoái về đạo đức, chống lại
các tệ nạn xã hội phát sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhiều thanh niên đã
nêu gương sáng như ; Từ chối hối lộ,không ngại khó khăn, nguy hiểm đấu tranh
8
triệt phá những đường dây buôn lậu ma tuý, trộm cướp, vận động nhiều người
không xa vào các tệ nạn xã hội, cảm hoá và giúp đỡ những người lầm lỗi
Có thể tự hào nói rằng : Nếu trước đây trong kháng chiến, thanh niên sẵn sàng
đem tuổi thanh xuân của mình hiến dâng cho độc lập tự do , thì ngày nay trong
công cuộc đổi mới, để phát triển hội nhập với thế giới, thanh niên Việt Nam lao

động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng xuất cao, lòng say mê
.
sáng tạo, sản xuất ra nhiều của cải vật chất và tinh thần cho sự tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ xã hội, không thụ động tiếp nhận một chiều, nhiều công dân trẻ Việt
Nam còn biết tạo nên “ Lối đi dưới chân mình” đầy bản lĩnh, góp phần làm rạng rỡ
thêm hình ảnh thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam- thế hệ thanh niên thời kì đổi mới,
trên con đường hội nhập vào cộng đồng thế giới.
*****
Phần thứ hai.
Thực trạng của công tác đổi mới tổ chức, hoạt động của ĐTNCS HCM ở
Thành phố Bắc Ninh đáp ứng tình hình mới.
I.Khái quát vài nét về Thành phố Bắc Ninh.
I.1. Đặc điểm tự nhiên , điều kiện địa lí. Từ khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập
(1997) Thị xã Bắc Ninh (nay là Thành phố Bắc Ninh)nỗ lực phán đấu phát triển
kinh tế xã hội , là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
Thành phố có vị trí địa lí nằm tiếp giáp và cách thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay
Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng 110km. Nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, các tuyến trục giao thông lớn quan
trọng chạy qua: quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18
9
( Thành phố Hạ long – Nội bài), quốc lộ 38 và tuyến đường sắt xuyên Việt đi
Trung Quốc, tuyến đường thuỷ sông Cầu và hệ thống cảng sông nội địa. Mạng lưới
giao thông hoàn chỉnh này quyết định vai trò của Thành phố Bắc Ninh giữ vị trí
đầu mối giao thông quan trọng giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc, với hành lang kinh tế: Nam Định – Lạng Sơn – Hà nội – Hải Phòng.
Với diện tích tự nhiên là 26,3 km2, dân số là 11509 nghìn người. Trong đó dân
số có mặt thường xuyên là 86.136 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân giai
đoạn 2001 – 2005 là 0.926%.
Về địa cảnh quan, Thành phố Bắc Ninh ở trung tâm đồng bằng cao xứ Bắc, địa
hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Là

vùng đất được hình thành do sự hợp lưu của các dòng sông cổ: Sông Cầu, Ngũ
Huyện, Tiêu Tương Sông suối bao quanh, núi đồi rải rác là nét cảnh quan sinh
thái đặc sắc của thành phố, là bức hào thành thiên nhiên hùng vĩ bảo vệ vùng đất
Bắc Ninh khiến nơi đây có vị thế trọng yếu trong chiến lược quân sự, an ninh, quốc
phòng nhưng lại rất thuận lợi cho việc làm ăn phát triển kinh tế thương mại.

.
Nhân dân giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Bắc Ninh đã trở thành
trung tâm của cả một vùng văn hoá xứ Bắc, được nhiều nhà nghiên cứu định danh
là văn hoá miền Kinh Bắc, hay nền văn hiến Kinh Bắc. Những công trình nghệ
thuật, danh lam cổ tự, di tích lịch sử. Văn hoá nổi tiếng như chùa Đáp Cầu, lăng đá
Quận Công Bùi Nguyễn Thái, Đền bà chúa kho, đình làng Cổ Mễ, chùa Yên
Mẫn tiêu biểu như Văn Miếu Bắc Ninh, một trong 4 văn miếu của cả nước với
12 tấm bia đá “ Kim bảng lưu phương”,ghi khẩu tên 695 vị đại khoa của vùng Kinh
Bắc còn lưu giữ đến ngày nay. Là thành cổ Bắc Ninh một công trình kiến trúc nghệ
thuật thành luỹ độc nhất vô nhị ở Việt Nam thời nhà Nguyễn (1804)
Bắc Ninh là xứ sở của hội hè đình đám và sinh hoạt văn hoá nghệ thuật dân
gian. Văn hoá quan họ là sinh hoạt văn hoá riêng cổ của quê hương Bắc Ninh, nét
tinh hoa của nền văn hiến Kinh Bắc đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc dân tộc,
với sự phô diễn tài năng của người nghệ sĩ. Tuy mỗi làng một vẻ, mỗi làng một
phong cách, một sắc thái riêng nhưng lại cùng chung một nguồn gốc, một lối chơi
nên từ muôn đời nay 14 làng quan họ gốc đã gắn kết với nhau, giao lưu kết bạn với
10
nhau để cùng bảo tồn, sáng tạo không ngừng những giá trị nhân văn tiêu biểu của
nền văn hiến Kinh Bắc, thu hút khách du lịch về tới Bắc Ninh, về với mảnh đất
giàu truyền thống lịch sử văn hoá cách mạng, về với cội nguồn văn hoá dân tộc
Việt Nam.
I.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố Bắc Ninh.
Thành phố Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tổng sản phẩm
(GDP)trên địa bàn tăng bình quân 17.63%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích

cực theo hướng đô thị, thương mại- dịch vụ chiếm 46.9%; công nghiệp-xây dựng
chiếm 50.3%; nông nghiệp chiếm 2.8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 988.6
tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 142 tỷ đồng. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp được đẩy mạnh theo lộ trình phát triển đô thị. Tổng thu ngân
sách nhà nước 5 năm gần đây tăbg bình quân 70%/năm; năm 2005 đạt 121.4 tỷ
đồng, mạng lưới dịch vụ thương mại được mở rộngvà phát triển với nhiều loại hình
đa dạng. Kinh tế phát triển mạnh đã tạo tiền đề nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được coi trọng.
Chương trình xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu có hiệu quả cao, hàng
năm giải quyết việc làm mới cho 1750 lao động. việc thực hiện chính sách xã hội,
người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chú trọng, quan tâm, số hộ nghèo theo
tiêu chí mới chỉ còn 3.34%, không còn số hộ đói trên địa bàn. Việc đầu tư ngân
sách cho các ngành, các lĩnh vực trọng yếu được tăng trưởng, ưu tiên hỗ trợ vay
vốn thực hiện các chương trìnhphát triển kinh tế xã hội.
.

Những đặc điểm về điều kiện địa lí, kinh tế xã hội trên đây đã có những thuận
lợi đáng kể cho lực lượng thanh niên và công tác thanh niên của Thành phố Bắc
Ninh. Tạo tiềm năng phát triển của tổ chức và hoạt động thanh niên cần có trong
giai đoạn mới.
II. Thực trạng của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên
Thành phố Bắc Ninh phù hợp với tình hình mới.
II. 1. Thực trạng của công tác Đoàn TNCS HCM Thành phố qua 2 nhiệm kì :
1997-2002 và 2002-2007
II.1.a.Tình hình thanh niên :
11
Lực lượng thanh niên Thành phố hiện có 32.575 thanh niên trong độ tuổi từ
15-35( chiếm 33.7% dân số và chiếm 46.5%lực lượng lao động của toàn thành
phố), số thanh niên trong độ tuổi đoàn là 26.720 người, số thanh niên được tập hợp
trong tổ chức Đoàn, Hội là 14.432 người, hiện nay toàn Thành phố có 7.360 đoàn

viên.Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Thành phố ngày càng nhận thức sâu
sắc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nâng cao niềm tin vào công cuộc đổi mới
của đất nước do Đảng lãnh đạo. Tính tích cực trong hoạt động chính trị, xã hội, tinh
thần tình nguyện vì cộng đồng trong ĐVTN được nâng lên một bước . Thể chất,
trình độ học vấn , chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao. Trình độ nghề nghiệp, ý
thức trách nhiệm, tác phong làm việc của thanh niên Thành phố có nhiều tiến bộ,
họ dã và đang chủ động, sáng tạo hơn trong học tập , lao động sản xuất kinh doanh,
tiếp cận với công nghệ mới.Tinh thàn vượt khó vươn lên với ý chí chiến thắng đói
nghèo, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.Tuổi trẻ Thành phố đã
góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thành phố Bắc Ninh
ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.
Tuy nhiên còn một bộ phận thanh niên ý chí phấn đấu vươn lên còn mờ nhạt,
thờ ơ với các hoạt động chính trị- xã hội, lối sống thực dụng, chỉ muốn hưởng thụ
mà lười lao động, ngại khó khăn, xem thường gí trị truyền thống tốt đẹp. Tình
trạng vi phạm pháp luật và mắc tệ nan xã hội trong thanh niên chưa nngăn chặn nên
tiềm ẩn khả năng bùng phát : Ma tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS.
II.1.b.Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên Thành phố.
* Công tác tuyên truyền, giáo dục tư trưởng chính trị.
Luôn bám vào các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng pháp luật của
nhà nước, từng bước đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động qua đó góp
phần nâng cao nhận thức chính trị và giác ngộ cách mạng,
.
củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng và công cuộc đổi mới đất nước.
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng,
định hướng cho thanh niên sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật bằng nhiều
12
hình thức. Qua các phong trào như : “Tuổi trẻ Bắc Ninh tiến bước dưới cờ
Đảng”; “ Tuổi trẻ Bắc Ninh với tư tưởng Hồ Chí Minh”; “ Tiếp lửa truyền thống
mãi mãi tuổi 20”; “ Tuổi trẻ Bắc Ninh với tư tưởng Hồ Chí minh”; “ Tuổi trẻ bắc
ninh sống, chiến đấu , lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã thu hút

hơn 32.000 lượt ĐVTN tham gia.đồng thời tổ chức triển khai 214 lớp nghiên cứu
quan triệt nghị quyết Đại hội Đảng , nghị quyết của Đoàn và học tập 6 bài học lí
luận chính trị cho ĐVTN.
Công tác giáo dục truyền thống của đoàn được trển khai sâu rộng trong
ĐVTN. Nhiều loại hình tuyên truyền với tính chất, nội dung quy mô khác nhau
đã thu hút hàng vạn lượt ĐVTN tham gia như : Giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch
sử tham gia chiến dịch ĐBP, chiến dịch Hồ Chí Minh, hành hương về nguồn Tổ
chức 476 buổi giáo dục truyền thống với 51.378 lượt ĐVTN tham gia, 7 cuộc thi
tìm hiểu với 121.478 lượt đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi tham gia.Thông
qua các hoạt động giáo dục truyền thống đã nâng cao nhận thức, làm chuyển biến
về hành động, góp phần tích cực giáo dục niềm tin của thanh thiếu nhi vào sự
lãnh đạo của Đảng.
Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục nếp sống văn hoá
của Đoàn được cụ thể hoá dưới nhiều hình thức như gắn với cuộc vận động “
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; ‘Cần kiệm là nếp
sống đẹp của thanh niên”, “ Xây dựng gia đình văn hoá, làng xóm, khu phố văn
hoá”, các cuộc thi dưới các hình thức sân khấu hoá, kết hợp tuyên truyền phổ
biến pháp luật như : “Tuổi trẻ với an toàn giao thông”, “ thanh niên nói không với
tệ nạn ma tuý, mại dâm”, các chiến dịch truyền thông về dân số,sức khoẻ, giới
tính, môi trường , HIV- AIDS, được đông đảo ĐVTN hưởng ứng.Các cuộc thi
tìm hiểu về pháp luật được tổ chức thu hút 27.317 lượt thanh thiếu niên tham gia.
Duy trì đều đặn việc tổ chức ký cam kết cho 100% ĐVTN khối trường học không
vi phạm luật giao thông, không tàng trữ sử dụng ma tuý.Các hoạt động tham gia
phát triển văn hoá cộng đồng, tôn tạo, bảo vệ di tích lịch sử, các hoạt động văn
hoá văn nghệ được các cấp bộ đoàn tổ chức đều đặn, duy trì hoạt động thường
xuyên của 42 đội tuyên truyền ca khúc cách mạng và các câu lạc bộ thanh thiếu
nhi hát dân ca quan họ
13
.
*Phong trào thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Phong trào thanh niên thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội và tiến quân vào
khoa học công nghệ được đông đảo đoàn viên thanh niên hưởng ứng.Toàn thành
phố đã có 122 câu lạc bộ học tập với 3419 đoàn viên thanh niên tham gia.Các quỹ
khuyến học khuyến tài triển khai có hiệu quả, hàng năm trao từ 150-180 suất học
bổng trị giá hàng trăm triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh đoạt giải
trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế ,trong 5 năm 2002-
2007 có 810 ĐVTN đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi các cấp , trong đó có 216
đạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia, quốc tế, 14 học sinh , sinh viên được nhận giải
thưởng Lí tự Trọng và giải thưởng Nguyễn Thái Bình,73 cá nhân được trao thưởng
quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Tiêu biểu như Đoàn viên Lê Hoài Nam đạt huy chương
bạc kì thi olympic quốc tế môn Hoá tại Hà Lan, Đoàn viên Nguyễn Anh Cương đạt
giải cao trong các kì thi môn Vật lí khu vực Châu á- Thái Bình Dương.
* Phong trào thanh niên thi đua lập nghiệp và lao động sáng tạo, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.
- Thanh niên nông thôn, đô thị : Để khuyến khích thanh niên thi đua lập nghiệp,
xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, Thành đoàn đã phát động phong trào
“Bốn mới” trong thanh niên nông thôn, phong trào thi đua phát triển kinh tế
trong thanh niên đo thị , lập các dự án vay vốn với số tiền trên 1 tỷ đồng, trong
đó có 4 dự án theo chương trình 120 để giải quyết việc làm với số tiền 200 triệu
đồng, và giải ngân 950 triệu đồng hỗ trợ ĐVTN vay vốn phát triển kinh tế gia
đình. Bên cạnh đó hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm đã được các cấp bộ
Đoàn từ Thành phố đến cơ sở đặc biệt quan tâm, phối hợp trung tâm dạy nghề,
phối hợp các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức các đợt tư vấn về lao động
việc làm cho trên 7000 ĐVTN, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho 4863
ĐVTN của thành phố.
- Thanh niên khối hành chính sự nghiệp :Các phong trào của Đoàn khối công
nhân viên chức có sự đổi mới tích cực, ngày càng được thanh niên hưởng ứng
như : Thi đua học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, trình độ lí luận chính
trị, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kĩ thuật , áp dụng những thành tựu công

14
nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tỉntong quản lí, điều hành, xây dựng công
sở văn minh, phong cách làm việc của cán bộ công chức
.
- Thanh niên khối doanh nghiệp, thương mại, dịch vụ : Hoạt động thanh niên
trong các doanh nghiệp đã có nhiều khởi sắc, đem lại hiệu quả thiết thực thông qua
các phong trào thi đua, đảm nhận các công trình thanh niên, các đề tài khoa học, thi
thợ giỏi Phong trào “ Sáng tạo trẻ” từng bước được đẩy mạnh, trong thời gian qua
dã có 62 sáng kiến cải tiến kĩ thuật, 123 công trình thanh niên, 58 công trình
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở làm lợi cho doanh nghiệp 1.3 tỷ đồng. Hưởng ứng
các phong trào do Đoàn phát động, đông đảo ĐVTN khối doanh nghiệp đã gia sức
thi đua lao động sáng tạo làm ra nhiều sản phẩm bền, đẹp, có sức cạnh tranh tham
gia hội nhập quốc tế như : 04 sáng kiến kinh nghiệm của thanh niên công ty cổ
phần lắp máy và xây dựng 69-1 đã áp dụng vào sản xuất kinh doanh, được nhận
giải thưởng “ Sao vàng đất Việt” nnăm 2004, sáng kiến cải tiến kĩ thuật dây
chuyền xử lí cắt không qua sấy của công ty cổ phần Kính Đáp Cầu Thành Đoàn
đã tổ chức một lớp “ Khởi sự doanh nghiệp” cho 120 ĐVTN, thành lập mới 26
doanh nghiệp và và nhỏ của thanh niên với số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng, thu
hút hàng vạn lao động, một số doanh nghiệp đã tìm được chỗ đứng trên thị trường.
* Phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Phong trào thanh niên tình nguyện là một trong những nội dung trọng
tâm hoạt động của Đoàn. Bằng một loạt các hoạt động như :
“Tháng thanh niên”; chiến dịch “ Thanh niên, học sinh, sinh viên tình
nguyện hè”, đầu tư xây dựng 07 ngôi nhà đoàn kết với tổng số tiền 70 triệu
đồng và hàng trăm ngày lao động, hỗ trợ kinh phí cho trên 20 triệu đồng và
132 ngày công sửa chữa 10 ngôi nhà cấp 4 dột nát phát động và tổ chức 8
đợt hiến máu nhân đạo với trên 1.400 ĐVTN tham gia và có 658 ĐVTN hiến
được 164.500ml máu. Các phong trào “ngày thứ bảy tình nguyện”; “Ngày
thứ bảy xanh”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện được duy trì thành nề nếp
thường xuyên trong ĐVTN Thành phố Bắc Ninh.

*Phong trào thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống
tội phạm và các tệ nạn xã hội.
15
Trong những năm qua, tổ chức đoàn từ Thành phố đến cơ sở đã thường
xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho ĐVTN nắm và hiểu biết
về những âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù
địch, nhất là “Âm mưu diễn biến hoà bình”. Tuổi trẻ Thành phố tích cực tham
gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị
động viên Phong trào “ Nghĩa tình
.
biên giới hải đảo”; tham gia đảm bảo an ninh trật tự , an toàn xã hội được
thường xuyên tổ chức thông qua việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của
đảng, nhà nước. Các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội , tệ
nạn ma tuý, mại dâm, tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS, tuyên truyền về
dân số, sức khoẻ, môi trường
I.1.c.Công tác xây dựng tổ chức Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.
* Công tác xây dựng tổ chức đoàn.
Hiện nay tổng số cơ sở tổ chức Đoàn trực thuộc là 66 đơn vị, bộ máy tổ chức
tinh gọn, hoạt động đúng nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ. Tỷ lệ cơ sở đạt danh
hiệu vững mạnh tăng rõ rệt (26.7%), không có cơ sở yếu kém. Công tác đáo tạo cán
bộ đoàn được chú trọng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn,
Hội, Đội. Đến nay có 80.1% bí thư đoàn cơ sở có trình độ đại học,19.9% có trình
độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, có 2 bí thư có trình độ thạc sĩ. Độ tuổi bình
quân của bí thư Đoàn cơ sở giảm từ 29.7 tuổi xuống 28.5 tuổi. Phó bí thư Đoàn cơ
sở giảm từ 26.3 tuổi xuống 24.5 tuổi, tỷ lệ cán bộ đoàn nữ là 36.5 %.
Công tác phát triển đoàn viên được coi trọng cả về chất và lượng.Trong nhiệm
kì 2002-2007 các cơ sở đoàn thành phố đã mở 342 lớp cảm tình Đoàn cho 7.789
thanh niên, kết nạp mới cho 6.530 đồng chí tăng 29.7% so với nhiệm kì trước, trao
9015 thẻ đoàn viên, tỷ lệ đoàn viên xuất sắc tăng 27.8 % so với nhiệm kì trước.

16
Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng, hội Liên hiệp thanh niên
hoạt động sôi nổi và phong ohú nội dung, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
tình hình mới.
*Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Thông qua việc đẩy mạnh cuộc vận động “ Đoàn viên, thanh niên phấn đấu
trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”.Thành đoàn đã kết hợp với trung
tâm bồi dưỡng chính trị thành phố mở 05 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng ,
giới thiệu 1.067 đoàn viên ưu tú cho đảng, kết nạp 547 đ/c vào ĐCSVN( Tăng
21% so với nhiệm kì trước).Cán bộ đoàn tham gia giữ chức vụ Đảng , HĐND
cũng tăng rõ rệt.
*Công tác kiểm tra của đoàn.
Thành đoàn và các cơ sở Đoàn đều thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra.
UBKT Thành đoàn đã tiến hành kiểm tra 65% cơ sở về chấp hành điều
.
lệ đoàn, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đoàn, việc triển khai thực
hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các
chương trình công tác của tổ chức đoàn, thông qua công tác kiểm tra đã giải quyết
kịp thời những thắc mắc, đảm bảo lợi ích chính đáng của ĐVTN. Kịp thời biểu
dương những đơn vị hoàn thành nhiệm vụ và chấn chỉnh các hiện tượng vi phạm
nguyên tắc tổ chức của Đoàn.
I.1.d. Công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồngvà xây dựng đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh .
Thực hiện nghị quyết 10 – NQ/TUĐ của trung ương Đoàn “Về tăng cường
công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh”, các cấp bộ Đoàn thường xuyên quan tâm đến việc củng cố
kiện toàn Hội đồng đội, chủ động tham mưu đề xuất với các cấp uỷ chính quyền
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động, xây dựng các điểm vui chơi của
thiếu nhi. Trong nhiệm kỳ Thành phố đã đầu tư cải tạo, nâng cấp Nhà thiếu nhi
thành phố với tổng trị giá trên 1.7 tỷ đồng cùng các trang thiết bị để phục vụ cho

việc học tập, vui chơi, khu vui chơi giải trí thu hút hàng năm ngàn lượt thiếu nhi
tham gia.
17
Các phong trào thiếu nhi tiếp tục được phát động mạnh mẽ như: phong trào
“Nói lời hay, làm việc tốt”, “Tấm áo tặng bạn”, phong trào “Nghìn việc tốt”, “Vở
sạch chữ đẹp” đã thu hút đông đảo thiếu niên, nhi đồng tham gia, cuộc vận
động “Vòng tay bè bạn” quyên góp và ủng hộ trẻ em vùng sâu cùng xa, vùng khó
khăn , vùng gặp thiên tai 12.564 cây bút, 22.743 đầu sách vở, 9.648 bộ quần áo
và trên 10 triệu đồng. Các cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn và quê
hương, đất nước đã thu hút trên 30.000 lượt thiếu niên nhi đồng hưởng ứng viết
bài tham dự.
Chất lượng đội viên được nâng cao, thông qua việc tiếp tục thực hiện có hiệu
quả chương trình “Rèn luyện đội viên”, công tác “Sao nhi đồng”. Trong nhiệm
kỳ, số đội viên được kết nạp là 12.876 em tăng 13.4 % so với nhiệm kỳ 1997-
2002, Hàng năm có từ 95% thiếu nhi đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ số đội
viên trở thành đoàn viên là 2.078 em( tăng 17%), trao 61.961 chuyên hiệu các
loại (tăng 39.8% so với nhiệm kỳ trước), đặc biệt là chất lượng công tác Đội có
bước chuyển biến mạnh mẽ, hàng năm BTV Thành đoàn phối hợp với Phòng
Giáo dục -Đào tạo tổ chức thi công nhận giáo viên TPT đội giỏi, các cấp bộ Đoàn
tổ chức 75 lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách Đội. Tỷ lệ các liên đội trong trường
học đạt danh hiêu đơn vị vững mạnh ngày càng tăng,trong đó có nhiều đơn vị đạt
danh hiệu vững mạnh 5 năm liền.

.

I.1.e: Công tác chỉ đạo của Đoàn:
Công tác chỉ đạo của Đoàn trong những năm qua có sự chuyển biến tiến bộ,
việc chỉ đạo đảm bảo sát sao, cụ thể, có trọng tâm, tập trung cho cơ sở. Các cấp
bộ Đoàn đã chỉ động tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền về công tác
Đoàn và phong trào TTN. Các kế hoạch, phong trào được xây dựng dựa trên các

chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước bám sát vào nhiệm vụ vủa các cấp uỷ
và Đoàn cấp trên, không ngừng đổi mới nội dung và hình thức hoạt động chú
trọng vào các hoạt động có chiều sâu đáp ứng yêu cầu chính đáng của đông đảo
ĐVTN. Tăng cườngcông tác thông tin báo cáo hai chiều, đảm bảo cho việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ được kịp thời và hiệu quả. Công tác thi đua khen thưởng
làm kịp thời, đúng người đúng việc.Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm để
18
nhân rộng phong trào.Tăng cường công tác đảm bảo cho tổ chức các hoạt động
Đoàn , chủ động phối hợp với các ngành xây dựng các chương trình, cơ chế khai
thác các nguồn lực xã hội phục vụ cho các hoạt động của Đoàn , Hội, Đội từng
bước xã hội hoá công tác thanh niên.
Để đạt được những kết quả trong nhiệm kỳ qua, Đoàn thanh niên và tuổi trẻ
Bắc Ninh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi về
mọi mặt của các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn cấp trên, được sự phối hợp
chặt chẽ của các ban nghành, đoàn thể các lực lượng xã hội từ Thành phố đến cơ
sở. BCH Thành đoàn, các tổ chức Đoàn và đội ngũ cán bộ Đoàn luôn nêu cao
tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất , chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới
nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với nhiệm vụ chính trị và thực tiễn công
tác, biết khơi dậy tính tích cực chính trị - xã hội trong thanh niên, biết vận dụng
những thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát động và tổ chức các phong trào, bảo
vệ và chăm lo quyền lợi chính đáng cho thanh niên tạo uy tín và vai trò của tổ
chức Đoàn trong TTN và toàn xã hội. Với những thành tích đã đạt được, nhiệm
kỳ 2002 – 2007 Đoàn thanh niên thành phố Bắc Ninh đã vinh dự được nhận bằng
khen của thủ tướng Chính Phủ, hàng năm được TW Đoàn vvà UBND Tỉnh tặng
bằng khen , cờ thi đua xuất sắc, 5 năm liền được công nhận đạt danh hiệu đơn vị
xuất sắc.
II – Những hạn chế, nguyên nhân :
• Hạn chế :
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Đoàn và phong trào Thanh Thiếu
nhi thành phố Bắc Ninh còn bộc lộ những hạn chế, đó là:

.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN còn chưa đồng bộ, đội ngũ
cán bộ làm công tác tư tưởng còn mỏng hạn chế về kỹ năng. Việc năm bắt
tình hình diễn biến tư tưởng của ĐVTN có nơi, có lúc còn chưa kịp thời. Một
số cơ sở chưa thực sự chú ý tới từng đối tượng thanh niên.
19
- Chất lượng hoạt động của một số cơ sở Đoàn chưa cao, nội dung và hình
thức đổi mới còn chậm, có nơi còn mang tính hình thức, chưa quan tâm tới
chất lượng phong trào, chưa cụ thể được các phong trào phù hợp với đơn vị,
nên hiệu quả chưa cao.
- Nội dung sinh hoạt và hoạt động của các chi đoàn còn nghèo nàn đơn điệu,
chưa có giải pháp hữu hiệu trong công tác xây dựng củng cố tổ chức Đoàn,
tỷ lệ thu hút tập hợp thanh niên nông thôn, đô thị tham gia vào tổ chức còn
hạn chế.
- Công tác quản lý đoàn viên còn chưa thực sự chặt chẽ; việc nắm bắt tình
hình thực tế của các chi đoàn đôi khi còn chưa thường xuyên.
*Nguyên nhân của những hạn chế:
*Nguyên nhân khách quan
- Do tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, tác động
đến tâm tư tình cảm của Đoàn viên.
- Do tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến tình
trạng thanh niên không có việc làm hoặc việc làm không ổn định nên có ảnh
hưởng đến việc thu hút tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức của Đoàn.
- Do tác động của cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là các tệ nạn xã hội ngày
càng gia tăng có tác động không nhỏ đến đời sống vật chất, tinh thần của xã
hội, trong đó có Đoàn viên thanh niên Thành phố.
* Nguyên nhân chủ quan
- Một số cán bộ đoàn cơ sở chưa qua đào tạo về công tác thanh vận, kĩ năng và
nghiệp vụ công tác vận động thanh niên còn hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ Đoàn luôn biến động, công tác quy hoạch cán bộ đoàn chưa

được thường xuyên, từ đó tạo nên tình trạng thiếu cán bộ Đoàn ở một vài cơ
sở.
- Một số cấp uỷ cơ sở còn chưa thực sự chú trọng đến công tác xây dựng, củng
cố tổ chức Đoàn và phong trào Thanh Thiếu nhi của đơn vị.
20
.
III- Những vấn đề đặt ra cần giải quyết hiện nay là:
Muốn đổi mới công tác tổ chức và hoạt động Đoàn phù hợp với tình hình mới hiện
nay ở thành phố Bắc ninh, chúng ta cần làm tốt 5 vấn đề sau đây:
- Một là: cần chú trọng công tác tổ chức cán bộ Đoàn từ thành phố tới cơ sở,
đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, cần thường xuyên đào tạo bồi dưỡng kỹ
năng, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, sử dụng và tạo nguồn cán bộ
mang tính kế thừa và phát triển
- Hai là: Thường xuyên quan tâm, chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên ,
từ đó khơi dậy tinh thần xung phong tình nguyện, sự năng động sáng tạo, sức
trẻ và trí tuệ của thanh niên.
- Ba là: Tổ chức các hoạt động phong trào cần có trọng tâm, trọng điểm, tích
cực đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình
thực tiễn. Chú trọng sơ kết, tổng kết phong trào, xây dựng và nhân rộng các
mô hình điển hình có tình bền vững để thúc đẩy phong trào
- Bốn là: Luôn bám sát cơ sở, hướng về cơ sở để xây dựng củng cố tổ chức,
xây dựng phong trào, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, hai chiều giữa Đoàn
cấp trên và cơ sở
- Năm là: Luôn chủ động tham mưu, đề suất với các cấp uỷ đảng, chính quyền
về công tác thanh niên, tranh thủ sự phối hợp, ủng hộ, tạo điều kiện cuả các
ban, ngành đoàn thể và các lực lượng xã hội để tạo ra các cơ chế , chính sách
thuận lợi phục vụ cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Phần thứ ba:
Phương hướng và nhiệm vụ, biện pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động của
Đoàn TNCSHCM ở thành phố Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm kỳ mới.

21
I- Phương hướng:
1- Phương hướng chung:
- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục về chủ nghĩa Mác- Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước cho ĐVTN. Từ đó tạo nên sự
.
- chuyển biến về nhận thực, bồi dưỡng lòng tin để ĐVTN có hành động đúng
đắn và tích cực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Chăm lo lợi ích thiết thực của thanh niên, phát huy mọi nguồn lực xã hội,
khơi dậy tinh thần xung kích tình nguyện tạo điều kiện cho thanh niên học
tập, nâng cao trình độ, ổn định nghề nghiệp vươn lên làm giàu chính đáng,
làm chủ khoa học công nghệ, nâng cao đời sống tinh thần, có lối sống lành
mạnh góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu xây
dựng và phát triển, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn.
- Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố mạnh về tư tưởng, vững
về tổ chức; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực tổ chức của
các cấp bộ Đoàn; tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng của tuổi
trẻ; tăng cường đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ, đảm bảo vai trò nòng cốt
chính trị của tổ chức Đoàn trong xây dựng hội LHTN và đội TNTP Hồ Chí
Minh; Làm cốt công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.
- Tích cực chủ động tham mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền về công tác
thanh niên, đẩy mạnh nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền; tiếp tục phát triển mối quan hệ phối hợp với các ban ngành, đoàn thể,
các lực lượng xã hội trong việc xây dựng và tạo nguồn lực cho công tác
Đoàn và phong trào TTN.
2- Phương hướng cụ thể :
22
- 100% cơ sở đoàn và chi đoàn trực thuộc tổ chức học tập chủ nghĩa Mác-

Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật
của nhà nước, các văn bản của Đoàn, đảm bảo số ĐVTN tham dự là 85% trở
lên.
- Thu hút, tập hợp 50% thanh niên vào tổ chức.
- Hằng năm kết nạp Đoàn với số lượng từ 2.500-2.300đ/c, trong đó từ đội
viên lên 1.200-1.400 em.
- Tỷ lệ Đoàn viên ưu tú và khá đạt từ 80-85%, không có Đoàn viên yếu kém.
- Triển khai tới 100% các cơ sở đoàn “Chương trình rèn luyện đoàn
viên”,trao thẻ đoàn cho 100% đoàn viên
- Giới thiệu từ 800-850 đoàn viên ưu tú, làm nguồn phát triển cho Đảng,
trong đó kết nạp từ 600-650 đ/c vào Đảng cộng sản Việt Nam.
.
- Chú trọng mở các lớp tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội và thu hút
100% cán bộ Đoàn, Hội đội đến tham dự.
- Phấn đấu từ 80-85% ĐVTN có trình độ tin học, ngoại ngữ,100% các tổ chức
Đoàn, Hội, Đội trong các trường học xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài.
- 100% cơ sở Đoàn có ít nhất 01 công trình thanh niên, phần việc thanh
niên.Hàng năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho từ 800- 1000 Đoàn viên
thanh niên
- 100% các đơn vị cơ sở tổ chức tốt các hoạt động “Tháng thanh niên”, “Mùa
hè thanh niên, HS SV tình tnguyện”, các phong trào “Thi đua tình nguyện
xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước
nhớ nguồn”, thu hút từ 90 -95% ĐVTN,HSSV tham gia.
- Hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu thanh niên đăng ký khám tuyển nghĩa
vụ quân sự, 20 – 30% thanh niên viết đơn tham gia tình nguyện nhập ngũ.
- 100% Đoàn cơ sở và các liên đội có tủ sách nghiệp vụ, có báo Đoàn, báo
Đội.
23
- Hàng năm có từ 75 – 80 % thiếu niên đến độ tuổi được kết nạp đội TNTP
Hồ Chí Minh, có từ 95% đội viên đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.

II. Những giải pháp chủ yếu:
1.Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN:
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước; học tập các Nghị quyết của Đảng; của Đoàn ; 6 bài học lý
luận chính chị cho ĐVTN.
Tăng cường giáo dục truyền thống, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng ; lòng tự hào tự tôn của dân tộc; truyền thống cách mạng Đảng,
Đoàn , truyền thống của quê hương . Đẩy mạnh phối hợp cới hội Cựu chiến
binh, hội cựu Thanh niên xung phong và các tổ chức chính trị trong công tác
giáo dục truyền thống . Tổ chức tốt các hoạt động “ Đền ơn đáp nghĩa” , “ Uống
nước nhớ nguồn” . Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá
cho ĐVTN , tích cực tham gia cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn
hoá khu dân cư”, đợt sinh hoạt chính trị “ Tiếp lửa truyền thống, mãi mãi tuổi
20”, cuộc vận động “ Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”
.
và cuộc vận động “ Học tập làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí
Minh”.
Giáo dục cho TTN về ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật. Tập hợp và phát huy khả năng đông đảo của ĐVTN trong các
ngành nội chính tham gia công tác giáo dục pháp luật thông qua các chiến dịch
tuyên truyền, tư vấn pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ “ Tuổi trẻ với pháp luật” ,
tuyên truyền và phổ biến rỗng rãi “ Luật thanh niên” tới đông đảo TTN thành
phố.
2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “ Thi đua tình nguyện
xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”:
24
2.1 Thanh niên thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội học tập và tiến
quân vào khoa học, công nghệ:
Tổ chức các hoạt động phong trào nhằm cổ vũ động viên tinh thần hăng say học

tập trong TTN ; tăng cường các hoạt động hỗ trợ Thanh hiếu niên học tập, nâng
cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính
trị, trình độ tin học, ngoại ngữ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phát triển
tài năng trẻ, vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ. Khai thác mọi nguồn lực
xã hội để mở rộng quy mô các loại hình khuyến học, khuyến tài, thành lập các
câu lạc bộ học tập, tham gia chương trình phổ cập THPT.
Phát triển sâu rộng các loại hình hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học đối
với đoàn viên TTN ở tất cả các lĩnh vực.
Tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền , phối hợp với các ban ngành
đoàn thể nhằm hỗ trợ, khuyến khích TTN học tập.
2.2. Thanh niên thi đua lập nghiệp và lao động sáng tạo, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng:
* Thanh niên nông thôn đô thị: Hướng dẫn và hỗ trợ thanh niên lập dự án vay
vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nhân
rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Đẩy mạnh các hoạt động chuyển
giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào phát triển sản xuất. Đầu tư cho phat triển
ngành nghề truyền thống gắn với các nghề mới mang tính mũi ngọn có hiệu quả
kinh tế cao. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thanh niên lập nghiệp, hợp tác
xã thanh niên,doanh nghiệp trẻ đẩy mạnh các phong trào “Hỗ trợ vốn giúp nhau
lập nghiệp”, tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề giới thiệu việc
làm cho thanh niên, tổ chức các hội chợ việc làm giúp thanh niên có các thông
tin
.
về việc làm, lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của bản thân và nhu
cầu lao động xã hội.
* Thanh niên trong các doanh nghiệp: Đẩy mạng các hoạt động xây dựng mô
hình “Văn hoá doanh nghiệp”, các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các
25

×