Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG LỚP 1-2-3-4.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.85 KB, 12 trang )

Một số kinh nghiệm
về việc chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục
phổ thông lớp 1-2-3-4
I .Đặt vấn đề:
Đổi mới giáo dục phổ thông là một công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện và
sâu sắc. Kết luận Hội nghị lần thứ 6 ( khoá IX ) của Ban chấp hành trung ơng
Đảng chỉ rõ. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đang đứng trớc
những đòi hỏi thúc bách, những nhiệm vụ rất nặng nề, cần tập trung phát triển
mạnh hơn, nhanh hơn, khẩn trơng hơn, tốt hơn mới có thể đáp ứng yêu cầu sự
nhgiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc
Đổi mới giáo dục phổ thông tạo bớc chuyển biến mạnh mẽ về chất lợng,
đa nền giáo dục nớc ta sớm tiến kịp các nớc trong khu vực. Đổi mới giáo dục
phổ thông là một sự nghiệp rất to lớn của Đảng và nhân dân ta, từ mục tiêu nội
dung chơng trình, phơng pháp giảng dạy học tập, cách đánh giá, kiểm tra
đến sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học đều đợc đổi mới theo tinh thần
hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới,
phù hợp điều kiện thực tế của nớc ta trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Đổi mới giáo dục phổ thông là đòi hỏi ngành giáo dục phải huy động tối đa
hết khả năng của mình, đồng thời đòi hỏi Đảng, Nhà nớc và toàn xã hội phải
rất quan tâm.
Là năm thứ t thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, kết quả của nó ảnh h-
ởng to lớn đến các bớc tiếp theo của quá trình đổi mới. Bản thân tôi nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề: Bậc tiểu học là cấp học trực tiếp thực hiện
đổi mới giáo dục phổ thông về chơng trình, sách giáo khoa mới, vì vậy, công
tác quản lý chỉ đạo về đổi mới giáo dục phổ thông là yếu tố quyết định sự
thành công của việc thay sách .
Trong năm học, với ý thức tinh thần trách nhiệm trớc ngành, trớc phụ
huynh học sinh, trớc nhân dân địa phơbg, lãnh đạo trờng Tiểu học Mai Thủy
đã hết sức lo lắng, trăn trở chỉ đạo công tác thực hiện đổi mới chơng trình,
sách giáo khoa mới lớp 1,2,3,4 đạt những kết quả đáng ghi nhận.
II. Thực trạng tình hình nhà tr ờng trong công tác


quản lý chỉ đạo.
1.Thực trạng tình hình.
Năm học 2005 2006 trờng Tiểu học Mai Thủy có 16 lớp thực hiện đổi
mới giáo dục phổ thông : Nội dung chơng trình, sách giáo khoa mới. Trong đó
có 3 lớp Một với 93 học sinh, 4 lớp Hai với 130 học sinh, 4 lớp Ba với 153 học
sinh, 5 lớp Bón với 160 học sinh. Đặc biệt, trong khối đổi mới GDPT có 03
em học sinh lớp Một, 02 em lớp Hai, 01 em lớp Bốn đợc học hoà nhập do bị
khuyết tật, động kinh, ốm đau thần kinh nên khả năng tiếp thu chậm.
Học sinh trong các lớp chỉ thống nhất một độ tuổi.
*Thuận lợi:
- Là năm thứ t thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, nên đã đúc rút đợc
nhiều kinh nghiệm.
- Tất cả học sinh lớp 1 đều đợc học qua lớp mẫu giáo.
- Các văn bản chỉ đạo đợc triển khai đầy đủ và kịp thời.
- Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên các cấp lãnh đạo trong địa
phơng cùng phụ huynh học sinh chăm lo đến công tác đổi mới giáo dục phổ
thông.
- Lãnh đạo nhà trờng u tiên tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất phục
vụ cho dạy và học: Phòng học, bàn ghế vừa tầm với học sinh, học sinh có đủ
sách và dụng cụ học tập.
* Khó khăn:
- Đội ngũ biến động, có sự thay đổi giáo viên giữa chừng. Ba giáo viên
nghỉ sinh, một giáo viên đi học.
- Đồ dùng dạy học còn thiếu: Môn thủ công lớp một, các môn học khác có
cơ số đồ dùng cha đủ cho đầu lớp ở lớp 1.
- Học sinh đi học xa, phụ huynh phải vất vả đa đón, nhất là vào mùa ma
rét.
- Cha có giáo viên dạy chuyên biệt môn âm nhạc, Mỹ thuật.
Mặc dù gặp không ít khó khăn nhng thuận lợi là cơ bản, tôi đã cố gắng
tìm ra một số giải pháp thực hiện trong quá trình chỉ đạo.

III.Một số biện pháp về chỉ đạo
thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông
1. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về đổi mới giáo
dục phổ thông:
Các văn bản chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông gồm có: Nghị quyết
40 của Quốc hội, chỉ thị 14 của Thủ tớng Chính phủ tiếp tục đợc quán triệt
trong năm học này cho toàn thể đội ngũ.
Các văn bản hớng dẫn về thay sách của Bộ, Sở, Phòng giáo dục đã đợc
chỉ đạo kịp thời. Hệ thống các văn bản này thể hiện tính pháp lý để hớng dẫn
về chuyên môn nghiệp vụ cụ thể cho đội ngũ.
Lãnh đạo nhà trờng đã tổ chức nghiêm túc việc học tập quán triệt đầy đủ
các văn bản chỉ đạo đồng thời nhân bản đến tận tay cho giáo viên trực tiếp dạy
lớp 1,2,3,4 để nghiên cứu. Các văn bản này đợc tuyên truyền rộng rãi trong
lãnh đạo địa phơng, trong phụ huynh học sinh về đổi mới giáo dục phổ thông.
Đội ngũ dạy lớp 1, 2, 3, 4 phải đợc qua tập huấn dài ngày trong đợt 1:
Lớp một 9 ngày, lớp hai 13 ngày, lớp Ba 13 ngày và lớp Bốn 16 ngày. Số giáo
viên còn lại đợc tập huấn đợt 2. Sau khi tập huấn, nhà trờng tiếp tục triển khai
thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục: Giáo viên tự nghiên cứu
học tập lại các tài liệu hớng dẫn về chuyên môn nh chơng trình, kế hoạch dạy
học, phơng pháp giảng dạy các môn học chuẩn bị dạy minh hoạ các tiết lớp
Bốn. Lớp 1 tổ chức rút kinh nghiệm qua ba năm thực hiện, lớp Hai hai năm
thực hiện và lớp Ba một năm thực hiện.
Đầu năm học, chúng tôi tổ chức cho giáo viên học tập nghiên cứu về quyết
định 30 của Bộ giáo dục hớng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh lớp 1, 2, 3, 4.
Tổ chức học tập kỹ quy định này vì có sự thay đổi, điều chỉnh so với năm tr-
ớc, cách đánh giá xếp loại hoàn toàn mới.
Xác định đổi mới giáo dục phổ thông là nhiệm vụ trọng tâm số một trong
việc thực hiện kế hoạch năm học 2005-2006, nên nhà trờng đã tham mu thành
lập ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông trên địa bàn
nhằm tuyên truyền sâu rộng về mục đích, nội dung, kế hoạch triển khai về đổi

mới trong nhân dân nhằm làm cho xã hội hiểu rõ và tạo điều kiện cho nhà tr-
ờng thực hiện tốt công tác đổi mới giáo dục phổ thông.
Đặc biệt đối với phụ huynh lớp 1 chúng tôi tổ chức họp phụ huynh trong
tháng 8 hớng dẫn cụ thể về nội dung chơng trình các môn học, sách giáo khoa,
đồ dùng học tập, phơng pháp học để xây dựng môi trờng giáo dục thống nhất.
Làm nh vậy để tạo sự phối hợp tốt giữa nhà trờng và cha mẹ học sinh giúp các
em học tốt chơng trình sách giáo khoa mới. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền
nên phụ huynh chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cho con em bớc vào năm học
mới với một tâm thế tốt nhất.
2. Sắp xếp bố trí đội ngũ giáo viên dạy lớp 1,2,3,4.
Do tầm quan trọng của việc thực hiện chơng trình sách giáo khoa mới
lớp1,2,3,4 nên công tác phân công bố trí giáo viên chúng tôi đặc biệt quan
tâm. Đặc biệt là giáo viên dạy lớp 4 đợc u tiên cả trình độ cũng nh năng lực .
Cuối năm học 2004 - 2005 lãnh đạo đã có sự bàn bạc phân công sắp xếp bố trí
đội ngũ cho năm học mới. Chúng tôi bố trí GV đợc nghiệm thu ngay chất l-
ợng học sinh cuối năm. Do có sự chuẩn bị kỹ nên khi tập huấn học thay sách,
chúng tôi đã sẵn sàng có đội ngũ.
Những giáo viên đợc dạy lớp đổi mới cần phải đạt đợc các yêu cầu sau:
- Đạt chuẩn về trình độ đào tạo.
- Có năng lực s phạm vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy
- Có phong cách lên lớp nhẹ nhàng
- Có tính cẩn thận, chăm chỉ
- Phải biết gần gũi yêu thơng học sinh
- Chọn đội ngũ giáo viên trẻ
Tất cả giáo viên dạy khối đổi mới GDPT của trờng chúng tôi hầu hết đều
đạt đợc các yêu cầu trên. Các cô rất lo lắng, có trách nhiệm cao với công
việc và cũng rất tự tin mặc dù họ biết rất rõ phải gặp nhiều khó khăn khi
thực hiện.
3. Chuẩn bị cơ sở vật chất, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham
khảo về chuyên môn nghiệp vụ, trang thiết bị đồ dùng dạy học:

Yếu tố tạo nên sự thành công về đổi mới giáo dục phổ thông phải kể đến
là cơ sở vật chất, vì vậy trong năm học vừa qua trờng Tiểu học Mai Thủy đã
chú trọng và tăng cờng xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lợng dạy- học:
-Về phòng học:
Nhà trờng bố trí đủ 16 phòng học cho khối đổi mới đợc học hai
buổi/ngày. Ưu tiên 8 phòng học nhà cao tầng cho khối đổi mới. Trong
phòng học có đủ quạt mát, hệ thống chiếu sáng, có đủ bảng chống loá, có
đủ bàn ghế đủ chỗ ngồi và ghế rời cho học sinh vừa tầm để ngồi viết, đồng
thời thuận tiện trong việc tổ chức các hoạt động và hình thức học tập. Trong
phòng học có tủ đựng đồ dùng và sách vở học sinh.
-Về sách giáo khoa:
Theo quy định mỗi em học sinh phải có đủ một bộ sách giáo khoa và vở bài
tập các môn. Vở học sinh phải đợc dùng loại vở năm dòng li.
Th viện tổ chức phát hành sớm cùng với những biện pháp linh hoạt của giáo
viên nên 100% học sinh có đủ sách giáo khoa và vở bài tập các loại.
Phía giáo viên ngoài việc có đủ sách giáo khoa còn phải có đủ các loại sách
tham khảo và các tài liệu chuyên môn khác. Đây là những tài liệu phục vụ cho
giảng dạy, lãnh đạo nhà trờng đã chỉ đạo cho th viện phải cung cấp đầy đủ cho
giáo viên. Mỗi giáo viên khi bớc vào dạy chơng trình mới phải có đầy đủ sácg
giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn mẫu, các tài liệu hớng dẫn chuyên môn của
các môn học.
- Về thiết bị đồ dùng dạy học:
Đổi mới phơng pháp dạy học gắn liền với việc tăng cờng sử dụng đồ dùng
dạy học. Vai trò của đồ dùng dạy học rất quan trọng. Không thể đổi mới ph-
ơng pháp khi cha đổi mới phơng tiện dạy học.
+ Đối với lớp 1-3: Với lớp Một giáo viên phải có đủ bộ biểu diễn để dạy tốt
hai môn công cụ Toán và Tiếng Việt. Một tiết dạy sẽ rất khó thành công khi
không có đồ dùng, xác định đợc yếu tố này, nhà trờng đã chú trọng việc mua
sắm thêm thiết bị dạy học khi việc cung ứng của Phòng GD Lệ Thủy cha kịp

+ Đối với lớp 4: Trong năm học đã đợc Phòng GD cấp đầy đủ và sớm đồ dùng
dạy học các môn với tổng số tiền trên 25 triệu đồng. Lãnh đạo nhà trờng chỉ
đạo nhà trờng tiến hành sử dụng qua các công đoạn: Cho giáo viên tiếp xúc và
làm quen tại th viện trớc khi sử dụng ở lớp; tiếp đến là phân loại đồ dùng theo
các môn học, vào sổ đầy đủ các loại đồ dùng dạy học theo bài và môn học cụ
thể. Thực hiện nghiêm túc chủ trơng của Phòng GD là tất cả đồ dùng dạy học
đa về tận các lớp học và tiến hành sử dụng có hiệu quả.
Trong năm học ở trờng chúng tôi, số tiết sử dụng có đồ dùng dạy học đảm
bảo 100%, không có tiết dạy chay, giáo viên của nhà trờng đã có thói quen
biết sử dụng và khai thác hết lợi thế của đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả
của tiết dạy.
Muốn khai thác hết lợi thế của đồ dùng dạy học trong công việc học tập,
nhà trơừng đã chỉ đạo phụ hunynh học sinh lớp 1 phải mua đủ cho bộ đồ dùng
hai môn lắp ghép Toán và Tiếng Việt. Ngoài ra, các lớp phải có bộ đồ dùng
dùng chung để tại tủ lớp nhằm tạo thuận lợi cho các em trong học tập.
Không ngừng tổ chức các cuộc thi tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong
đội ngũ giáo viên để nhằm phong phú thêm các loại đồ dùng dạy học. Trong
năm qua, trờng phát động làm đồ dùng dạy học và đã làm đợc nhiều đồ dùng
dạy học có giá trị sử dụng.
4. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối:
Đối với lớp 1 là năm thứ t thực hiện đổi mới chơng trình và sách giáo khoa
đại trà, lớp 2 năm thứ ba, lớp ba năm thứ hai, nhng lớp bốn là năm đầu dạy
theo sách và phơng pháp mới, đánh giá xếp loại mới nên giáo viên không khỏi
bỡ ngỡ, lúng túng. Từ thực tế đó chúng tôi chỉ đạo bồi dỡng chuyên môn tại
chỗ thông qua tổ chuyên môn, tiến hành thăm lớp dự giờ, thao giảng. Đây
là một hoạt động truyền thống và vô cùng quan trọng, là cách nhanh nhất để
giáo viên chiếm lĩnh phơng pháp mới, tạo cho mình có kỹ năng lên lớp tốt, đạt
hiệu quả cao.
Dựa trên lịch trình của Hiệu trởng đề ra trong năm học, tôi đã sắp xếp lịch
sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, hàng tuần riêng cho khối đổi mới giáo dục

phổ thông để chỉ đạo thực hiện. Nội dung sinh hoạt hàng tuần tập trung vào
các nội dung chủ yếu sau đây:
- Vào đầu năm học, lớp một, hai , ba tổ chức rút kinh nghiệm hiệu quả
giảng dạy theo sách giáo khoa mới trong năm học trớc.
- Soạn các bài điển hình, thống nhất phơng pháp giảng dạy.
- Thao giảng các môn học, u tiên hai môn Toán và Tiếng Việt.
- Cùng nhau trao đổi thảo luận, tháo gỡ những vớng mắc trong việc thực
hiện chơng trình sách giáo khoa mới.
- Tự làm thêm đồ dùng dạy học đối với các môn còn thiếu nh: Thủ công,
tranh dạy luyện nói (Lớp 1).
- Học tập quy định 30 về đánh giá xếp loại học sinh.
Trong suốt năm học, nội dung sinh hoạt nhiều nhng chủ yếu giành phần lớn
thời gian của buổi sinh hoạt tổ chức chuyên môn cho nội dung thao giảng dự
giờ.
Trong môn Tiếng Việt, chúng tôi chọn đủ kiểu bài để giảng và soạn giảng
đủ tất cả các phân môn.
Hai môn Toán và Tiếng Việt đợc u tiên giảng nhiều hơn. Yêu cầu giáo viên
phải giảng đủ số lợng quy định và đảm bảo đủ số tiết thao giảng, dự giờ đề ra
đầu năm.
Lớp 1 thao giảng 4 tiết, dự giờ 35 tiết trên năm/ ngời.
Lớp 2, 3 thao giảng 6 tiết, dự giờ trên 35 tiết trên năm/ngời.
Lớp 4 thao giảng 9 tiết , dự giờ 35 tiết trên năm/ ngời
Quy trình soạn giảng đợc đợc tiến hành: Chọn bài- định hớng kế hoạch- xác
định mục tiêu- lựa chọn phơng pháp- kỹ năng cần đạt. các bài soạn giảng đều
phải tuân thủ quy định chặt chẽ nh vậy mới đạt đợc hiệu quả.
Trong năm học, khối đổi mới giáo dục phổ thông đã thao giảng đợc 68 tiết,
dự giờ đợc 732 tiết.
Các tiết thao giảng đều đạt kết quả khá, tốt.
5. Tổ chức kiểm tra quản lý:
Ban giám hiệu nhà trờng phải xem công tác kiểm tra là một quá trình tiếp

cận, phối hợp hệ thống trong một tổng thể nhiều mặt, toàn vẹn và thống nhất.
Vì vậy công tác kiểm tra đánh giá của quản lý là không thể thiếu nhằm nâng
cao chất lợng dạy và học.
- Kiểm tra giáo viên:
Bao gồm kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, kiểm tra việc thực hiện soạn
giảng đổi mới phơng pháp dạy học, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học,
kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
Trong năm học, chúng tôi giành nhiều thời gian cho việc kiểm tra thực hiện
đổi mới phơng pháp dạy học. Chủ yếu qua tiết dạy xem giáo viên có thực hiện
đợc 3 chức năng: ngời tổ chức, ngời điều hành, ngời hớng dẫn hay không? Từ
đó có biện pháp giúp đỡ, tiếp sức.
Trong năm, Ban giám hiệu đã dự giờ đợc160 tiết
Số lần kiểm tra trong năm học đối với khối đổi mới là 146 lần
- Kiểm tra học sinh:
Kiểm tra học sinh chủ yếu qua dự giờ thăm lớp. Kiểm tra sản phẩm các em
làm qua vở bài tập, qua làm bài kiểm tra trên lớp
Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
Phải làm tốt công tác kiểm tra thì mới nắm chắc đợc kết quả để có định hớng
và bớc đi đúng, đạt đợc mục đích mình đề ra trong công tác chỉ đạo thực hiện
đổi mới giáo dục phổ thông.
IV.Một số kết quả đạt đ ợc:
Năm học 2005 2006 là năm thứ t thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông,
là năm đầu tiên thực hiện chơng trình sách giáo khoa mới lớp 4, đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý của nhà trờng đã vợt qua mọi khó khăn, tự tin thực hiện
thành công chơng trình sách giáo khoa mới bằng những kết quả học tập thuyết
phục của học sinh.
Kết quả chất lợng cuối năm:
Khố HST
G
Tiếng Việt Toán

TB | KG TB | KG
SL % SL % SL % SL %
1 93 93 100 88 94,6 93 100 90 96,8
2 130 130 100 125 96,2 130 100 128 98,5
3 153 153 100 153 100 153 100 146 95,4
4 160 160 100 155 96,9 160 100 156 97,5
KĐM
536 536 100 521 97,2 536 100 520 97,0
- Học sinh giỏi: 165 em
- Học sinh tiến tiến: 164 em.
- 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ.
* Kết quả cuối năm học của học sinh khối đổi mới chúng tôi đánh giá:
- Về kiến thức: Học sinh nắm chắc nội dung kiến thức đã đợc học.
- Về kỹ năng: Học sinh biết đọc, viết nhanh. Kỹ năng đọc trôi chảy diễn
cảm khá tốt. Kỹ năng vận dụng bài đọc vào tập làm văn và luyện từ và
câu lớp 2, 3 khá thành thạo. Kỹ năng viết văn của học sinh lớp 4 thành
thạo, có cảm xúc. Kỹ năng tính toán và giải toán chắc chắn.
Thực hiện chơng trình đổi mới GDPT giúp học sinh t duy phát triển khá, các
em hiểu biết nhanh hơn, tự tin và mạnh dạn hơn.
* Giáo viên tiếp cận và vận dụng khá tốt phơng pháp dạy học mới. Giáo viên
thực sự có kỹ năng hớng dẫn, tổ chức, điều hành các hoạt động học tập của
học sinh. Đồng thời biết phối hợp nhiều phơng pháp và hình thức dạy học linh
hoạt.
V. Bài học kinh nghiệm:
Từ việc chỉ đạo thực hiện chơng trình, sách giáo khoa mới, tôi rút ra một số
bài học:
1. Ngời quản lý phải biết làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh nắm đợc tinh thần chỉ đạo thực
hiện đổi mới giáo dục phổ thông.
2. Tổ chức tập huấn chơng rình sách giáo khoa mới, thực hiện nghiêm túc

các văn bản chỉ đạo đặc biệt là các văn bản hớng dẫn chỉ đạo chuyên môn.
3. Phải làm tốt công tác tham mu với các cấp lãnh đạo trong địa phơng
nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở
vật chất phục vụ cho dạy và học.
4. Lựa chọn, bố trí đội ngũ giảng dạy phù hợp khả năng của giáo viên và
đặc điểm của từng lớp. Giáo viên có ý thức trách nhiệm cao, hêt lòng thơng
yêu học sinh.
5. Thờng xuyên làm tốt công tác bồi dỡng đội ngũ, tiếp sức cho đội ngũ
thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn.
6. Tăng cờng công tác kiểm tra chuyên môn của lãnh đạo.
VI. Kết luận:
Đổi mới giáo dục phổ thông là việc làm mới mẻ nhng là một bớc đi tất yếu
hợp quy luật lịch sử, đòi hỏi ngời cán bộ quản lý và mỗi một giáo viên triển
khai thực hiện vừa rút kinh nghiệm.
Yếu tố quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông là lãnh đạo
nhà trờng chăm lo nâng cao năng lực tay nghề giúp đội ngũ giáo viên làm chủ
đợc phơng pháp dạy học mới là quan trọng nhất. Đồng thời không tách rời
công tác kiểm tra của quản lý mà phải tiến hành thờng xuyên. Kết quả đạt đợc
trong năm học 2005 2006 của trờng Tiểu học Mai Thủy là một bằng chứng
minh hoạ trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới chơng trình sách giáo khoa mới
góp phần tạo nên sự thành công về thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông trong
toàn huyện.
Mai Thủy, ngày 15 tháng 5 năm 2006
Ngời viết:
Nguyễn Thị Khuyên





×