SKKN: BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Giáo
dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của lồi
người, vừa hình thành nhân cách ttốt đẹp cho học sinh. Điều mà chúng ta ai cũng
biết, giáo dục vừa mạng tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Trong nhà
trường tiểu học, cùng với những bộ môn khác, phân môn tập đọc cũng góp phần
đáng kể trong việc hồn thiện nhân cách cho học sinh. Những bài tập đọc là những
bức tranh thu nhỏ, hiện thực và sinh động, nhiều màu sắc. Tiếp thu môn học này sẽ
khơi dậy ở các em niềm tự hào, lịng say mê, ước mơ góp sức xây dựng quê hương,
đất nước. Các em biết yêu thiên nhiên, đất nước.
Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành cho học sinh những kĩ
năng kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. kĩ năng đọc thông,
viết thạo. Thông qua hoạt động đọc mà mỗi con người tiếp xúc với kho tàng tri
thức của lồi người, trình độ ngơn ngữ và khả năng tư duy ngày càng phát triển.
Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt khẳng định sự cần thiết của sự
hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học
sinh. Vậy làm thế nào để giờ tập đọc có hiệu quả, nâng cao chất lượng đọc diễn
cảm cho học sinh? Đây là một vấn đề mà bản thân toi luôn trăn trở, hơn nữa thực tế
1
đọc ở lớp vẫn chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.Vì vậy tơi chọn đề tài “Biện pháp rèn kỹ
năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích:
Mục đích của đề tài: Tìm các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học
sinh.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận đọc diễn cảm
- Nghiên cứu quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
- Tìm các biện pháp để giúp học sinh đọc tốt hơn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4A trường tiểu học THTH.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp rèn đọc trong phân môn Tập đọc
V. Phương pháp nghiên cứu:
1.Nghiên cứu lí luận:
2. Điều tra, khảo sát, thu thập và xử lí số liệu.
3.Thơng kê số liệu.
4. Tổng kết nghiên cứu.
VI. Thời gian nghiên cứu:
2
Năm học 20... - 20...
PHẦN 2 - NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận nghiên cứu
1. Tầm quan trọng của môn tập đọc:
Môn tập đọc là một phận môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng
đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành
3
trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng
thời là hỗ trợ lẫn nhau.
Vì vậy tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là q trình làm việc của thầy và
trị để thực hiện hai hình thức đọc này. Đọc thành tiếng là một hình thức khơng thể
thiếu được của dạy học này. Đối với học sinh đầu cấp thì đọc thành tiếng cịn là
điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc.
2. Khái niệm đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là một yều đạt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các
yếu tố của ngơn ngữ nghệ thuật: Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ
điệu, chỗ ngừng giọng, cường diệu giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà
tác giả gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người
đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được
thể hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
3 Tầm quan trọng của việc luyện nói, đọc diễn cảm:
- Việc đọc diễn cảm trong các giờ học văn giúp cho việc phân tích văn học trở
nên sinh động và tính truyền cảm hơn, giúp cho việc cảm thụ tác phẩm văn học và
hiểu nghệ thuật viết văn một cách sâu sắc hơn, tạo ra một sức hấp dẫn có tác dụng
trong việc giảng dạy văn học đạt được kết quả toàn diện.
-Trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ , việc đọc diễn cảm làm cho học sinh thấy rõ
mặt âm thanh của ngôn ngữ, giúp cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ngữ
điệu và kết cấu cú pháp, nâng cao trình độ năng lực nói cho học sinh.
4
- Việc đọc diễn cảm cũng góp phần hình thành thế giới quan của học sinh và là
phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mỹ.
Ơ bậc tiểu học, người ta chú ý rèn luyện 4 kỹ năng cho học sinh trong q trình
học Tiếng Việt. Vì vậy, việc luyện nói, đọc diễn cảm càng quan trọng và cần thiết
đối với học sinh. Thơng qua q trình luyện tập chúng ta sẽ hình thành và rèn luyện
kỹ năng đọc và kỹ năng nói cho các em.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Khảo sát tình hình đầu năm học:
Đầu năm học, tôi đã khảo sát chất lượng đọc của học sinh, cụ thể như sau:
Tốt
: 5 em ; chiếm 22,7 %
Khá
: 8 em ; chiếm 36,4 %
Trung bình : 6 em ; chiếm 27,3 %
Yếu
: 3 em chiếm 13,6 %
2. Nguyên nhân đọc sai của học sinh:
- Do các em đọc ê,a kéo dài giọng.
- Do đọc lặp lại từ.
- Ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
- Do học sinh phát âm sai, lẫn lộn giữa phụ âm đầu (s/x, d/gi), thanh hỏi/ thanh
ngã.
- Do học sinh còn đọc tiếng địa phương.
5
III. Mô tả nội dung
1.Trong giờ tập đọc:
a. Về luyện đọc đúng:
- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, khơng
có lỗi. Đọc đúng là khơng đọc thừa, khơng sót từng âm, vần, tiếng.
- Để giúp HS luyện đọc đúng, GV phải dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải
trong khi đọc, chú ý nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát
âm, ngắt nghỉ hơi hay về tốc độ sao cho thích hợp.
b. Về luyện đọc nhanh:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học
sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài,. Giáo
viên đo tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc. Ngồi ra cịn có biện pháp đọc nối tiếp trên
lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Giáo
viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài và dự tính sẽ đọc trong bài nhiêu phút, từ đó
hướng dẫn HS cách đọc.
c. Về đọc diễn cảm:
Kĩ năng đọc diễn cảm được kuyện tập sau khi học sinh đã được những yêu cầu
tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch…) , sau khi học sinh đã tìm
hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản,
phải lựa chọn được giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thái độ
của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Khi dạy HS đọc
6
diễn cảm, GV hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu
trên theo mức độ từ thấp đến cao như sau:
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu.
- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật.
- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
và tính cách của từng nhân vật.
- Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc
của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ…)
Để học sinh từng bước hình thành kỹ năng đọc diễn cảm, GV cần đọc mẫu, giúp
HS luyện tập thể sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. Bên
cạnh những điểm chung dễ thống nhất về cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để
phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm. giáo viên cho học sinh luyện
tập “tự bộc lộ” qua đó điều chỉnh, chỉ dẫn cách đọc cho học sinh, tránh phân tích
q chi tiết về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo cách
giống hệt nhau.
Để giúp học sinh luyện đọc diễn cảm tốt giáo viên cần:
- Sau khi tìm hiểu bài, GV yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn “Thăm dò”
khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh.
- Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu
điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí. Ví dụ đoạn văn vừa rồi
đọc với giọng vui hay buồn? Lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào?
7
- GV đọc mẫu diến cảm nhằm minh hoạ, gợi ý cho học sinh nhận xét, giải thích,
tự tìm ra cách đọc.
- Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm trước lớp
để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, tuyên dương hay uốn nắn.
2. Ngoài giờ tập đọc:
Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải đọc một
bài thơ hay một câu chuyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ
hoặc kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học sinh có giọng
đọc hay, kể chuyện hấp dẫn.
- Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài văn
hay.
- Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng
dẫn các em cách đọc đúmg, đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em tự đánh giá, cùng chọn ra
bạn có sự tiến bộ để động viên, tuyên dương, làm gương cho cả lớp noi theo.
- Tôi cũng đã tổ chức cho các en tự học nhóm ở nhà, tơi chọn em có giọng đọc
tốt, em có có giọng đọc khá và em có giọng đọc yếu tạo thành một nhóm, để các
em cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
- Ngồi ra tơi cịn động viên các em xem những chương trình “đọc mỗi ngày
một cuốn sách” ở trên ti vi để các em có giọng đọc tốt hơn.
8
IV. Kết quả nghiên cứu
1. Kết quả:
Khảo sát kết quả luyện đọc một bài tập đọc tuần 32.
Kết quả như sau:
Tốt
: 8 em chiếm 36,4 %
Khá
: 10 chiếm ... %
Trung bình
: 4 em chiếm ... %
2. Bài học kinh nghiêm:
- Để có kết quả học tập như mong muốn mỗi giáo viên phải chủ động, sáng tạo,
tìm tịi những biện pháp dạy học tốt nhất để năng cao hiệu quả giờ dạy
- Luôn nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người giáo viên, ln có suy
nghĩ “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- GV cần hiểu kĩ, nắm vững đối tượng học sinh để có biện pháp cụ thể dẫn dắt
các em .
- Luôn là người tổ chức, hướng dẫn tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động sáng
tạo của học sinh.
- Động viên kịp thời trước mỗi thành công hay nỗ lực của học sinh.
9
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
- Việc khảo sát đầu năm, cuối năm là rất cần thiết. Từ việc thống kê được lỗi
của học sinh để có hướng bồi dưỡng.
- Nhờ áp dụng các biện pháp luyện đọc và nhờ tính kiên trì, chịu khó, rèn luyện
của học sinh nên chất lượng đọc của lớp đã có sự tiến bộ rõ rệt.
II. Khuyến nghị
Nhà trường: Cần tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm cho học sinh.
Cần tiển khai nhân rộng giáo án tốt, giờ dạy hay môn Tiếng Việt
cho giáo viên
Trên đây là những vấn đề mà cá nhân tơi đã tìm tịi suy nghĩ, nghiên cứu khi
tiến hànhdạy luyện đọc cho học sinh. Tuy nhiên sự hiểu biết của bản thân còn hạn
chế, thời gian cịn có hạn, chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Mong sự góp ý và xây
dựng của đồng nghiệp, lãnh đạo để giúp cho việc nâng cao có hiệu quả và việc rèn
đọc cho học sinh trong giờ tập đọc.
10
Tôi xin chân thành cảm ơn.
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
11