Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp điều tra thực tế khi dạy đạo đức ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.11 KB, 11 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU:
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phat triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản.Với mục tiêu đó, từng môn học ở Tiểu học đều có vai trò
quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra cho bậc học.
Việc dạy học môn đạo đức đã giữ vai trò không nhỏ trong quá trình dạy học ở
trường Tiểu học .Với chương trình đạo đức lớp Bốn , việc dạy học nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và
pháp luật phù hợp với lứa tuổi ; hình thành các kĩ năng giao tiếp đơn giản theo
những chuẩn mực hành vi đạo đức ; hình thành thái độ tự trọng tự tin , yêu
thương và tôn trọng con người.Và mục đích cuối cùng là nhằm giáo dục học
sinh ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ hằng ngày một cách tự giác .Trong
thực tế cuộc sống , học sinh luôn gặp phải những mối quan hệ đa dạng , phức
tạp, không hoàn toàn giống như những gì mà học sinh được học. Mặt khác, ở
mỗi vùng, miền, mỗi đại phương lại có những đặc điểm riêng biệt, mà SGK
không thể đề cập hết được .Để hình thành một cách chắc chắn những hành vi
đạo đức đúng đắn trong cuộc sống, bên cạnh việc tổ chức học tập ở lớp qua các
hoạt động phong phú với các hình thức, phương pháp dạy học đa dạng, giáo
viên cần cho học sinh thâm nhập tìm hiểu thực tế , giúp các em có những hiểu
biết cần thiết về cuộc sống, có thái độ đúng đắn đối với các sự vật hiện tượng
mình tiếp xúc và đặc biệt là định hướng cho các em thực hiện những hành vi
đạo đức phù hợp với điều kiện thức tế và khả năng của từng em.

Trong dạy học đạo đức 4, tổ chức điều tra là phương pháp tổ chức cho học sinh
tìm hiểu thực trạng những vấn đề thực tế xung quanh liên quan đến bài đạo đức.
Điều tra là một cầu nối quan trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học ở
lớp vào cuộc sống xung quanh mình, đôí chiếu những điều mình được học qua
các tiết học với những gì các em thấy , chứng kiến; mở rộng hiểu biết về thực
tiễn xung quanh , hoà nhập với cộng động xã hội , gắn việc học tập ở nhà trường
với thực tế xã hội phong phú, Qua đó, các em có thái độ trách nhiệm đối với
những vấn đề mà xã hội đang quan tâm giải quyết , định hướng cho việc thực


hiện hành vi đạo dức của mình một cách thích hợp , mang tính tự giác cao.
Việc tổ chức cho học sinh điều tra thực tế khi học môn đạo đức có tầm quan
trọng góp phần đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nói
chung và học sinh lớp 4 nói riêng.Giúp các em học sinh Tiểu học điều tra thực
tế là nhiệm vụ của mỗi giáo viện Tiểu học khi dạy đạo đức.Sử dụng phương
pháp dạy học này như thế nào cho có hiệu quả, làm thế nào để giúp các em tiến
hành điều tra thực tế một cách có hiệu quả mà không lãng phí thời gian ?Với
những trăn trở đó, tôi đã chọn đề tài:" Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh điều tra
thực tế khi dạy môn đạo đức lớp Bốn".



B- THỰC TRẠNG
Trong thực tế dạy học đạo đức những năm trước đây, việc tổ chức cho học sinh
tham gia điều tra thực tế rất ít được giáo viên quan tâm. Đa số giáo viên trong
trường chỉ chú trọng tổ chức các hình thức dạy học trên lớp, phần giao việc về
nhà thường là sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện kể, bài thơ, bài hát theo
chủ đề của bài học.Nếu có giao cho học sinh việc điều tra thực tế ở địa phương
thì việc tổ chức cũng ở mức độ chung chung chưa có hiệu quả thực sự. Dạy đạo
đức lớp Bốn chương trình thay sách đòi hỏi giáo viên phải sử dụng phương
pháp dự án(tổ chức cho học sinh điều tra thực tế) một cách tốt nhất có hiệu quả
thực sự, có tác dụng cao trong việc góp phần thực hiện được mục tiêu bài dạy.
Ơ mỗi nơi, mỗi địa phương, việc tổ chức cho học sinh điều tra thực tế những
vấn đề về đạo đức có liên quan đến bài học khác nhau.ở trường tôi đang giảng
dạy, tất cả giáo viên đều chú trọng đến hình thức dạy học này .Một điều kiện rất
thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức cho học sinh điều tra là đa số giáo viên là
ngươì địa phương, do đó tình hình cơ bản ở địa bàn học sinh điều tra cũng được
giáo viên nắm bắt sơ bộ.
Tuy nhiên có lúc, có khi công việc chưa thật sự có hiệu quả ở từng lớp. Giáo
viên còn chưa lập kế hoạch giao việc thật chu đáo, cụ thể; bước hướng dẫn cho

các em cách làm việc chưa được kĩ càng, do đó khi thực hiện , nhiều em học
sinh còn lúng túng.Cũng có giáo viên còn chưa thật sự tin tưởng vào khả năng
của học sinh , nên khi giao nhiệm vụ hoặc tổ chức cho học sinh
báo cáo kết quả điều tra đôi khi cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.
Mặt khác, giáo viên còn gặp một khó khăn phổ biến, đó là nhận thức của phụ
huynh học sinh chưa đầy đủ về vấn đề này. Phần đông phụ huynh đều cho rằng
việc học tập trên lớp mới là quan trọng, và dạy đạo đức cho học sinh không nhất
thiết phải làm những công việc " rườm rà" như thế. Chính vì thế mà có em học
sinh khi tham gia điều tra không được bố mẹ đồng tình, cho rằng đó là việc vô
bổ.Nhiều phụ huynh trong diện đối tượng được điều tra thì hợp tác không thật
nhiệt tình vì tâm lí cho rằng học sinh tiểu học là trẻ con .
Bên cạnh đó, công tác điều tra thực tế của học sinh cũng có nhiều tồn tại. Là học
sinh vùng nông thôn, kĩ năng giao tiếp của các em có hạn, môi trường giao tiếp
còn hạn hẹp so với các học sinh vùng đô thị. Do vậy khi thực hiện điều tra, gặp
đối tượng điều tra là người lớn, các em còn e ngại. Một số em về kĩ năng quan
sát, tổng hợp còn hạn chế, dẫn đến kết quả điều tra chưa đảm bảo tính thống
nhất: khi cùng điều tra về một đối tượng nhưng các nhóm lại có kết quả hoàn
toàn trái ngược nhau cả về kết quả, cách nhận định , có những yếu tố mâu thuẫn
nhau rõ rệt.







C- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I-Tạo sự hợp tác từ phụ huynh học sinh :
Việc đầu tiên mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện đó là giúp phụ huynh
học sinh nhận thức đúng và đầy đủ về công tác tổ chức điều tra thực tế khi dạy

học môn đạo đức cho học sinh tiểu học.
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh , giáo viên cần nêu rõ tầm quan trọng của
việc tổ chức cho học sinh điều tra thực tế trong tất cả các môn học nói chung và
môn đạo đức nói riêng .Cần cho phụ huynh thấy rằng đây là một cách học tích
cực tạo điều kiện để các em rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quan sát, nhận định
và kết luận vấn đề, một cách học giúp các em gắn liền kiến thức học được ở
trường vào thực tế cuộc sống.Giáo viên yêu cầu phụ huynh cần hợp tác và tạo
điều kiện , giúp đỡ để các em tiến hành công việc thuận lợi. Nếu cần thiết có thể
cùng các em thảo luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung điều tra thực
tế ở địa phương.
Đặc biệt khi điều tra nội dung có tính chất tế nhị như bài:"Tích cực tham gia các
hoạt động nhân đạo", học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh của những người khuyết
tật ở địa phương, thì ngoài sự hợp tác của bản thân người đó còn có sự phối
hợp của người thân trong gia đình, hàng xóm về hoàn cảnh thực tế của mỗi
người, sự quan tâm của cộng đồng …
II-Sử dung phương pháp tổ chức điều tra phù hợp với bài học:
Để việc tổ chức điều tra thực tế của học sinh thật sự có tác dụng và tránh
mang tính hình thức, lãng phí thời gian, giáo viên phải chọn lọc xem bài nào cần
sử dụng phương pháp dự án, cần tổ chức cho học sinh điều tra, không nên lạm
dụng .
Trong chương trình Đạo đức 4 có những bài có thể tổ chức cho học sinh
điều tra như sau:
-Biết bày tỏ ý kiến
- Biết ơn thầy cô giáo
-Kính trọng biết ơn người lao động
-Giữ gìn các công trình công cộng
-Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
-Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông
-Bảo vệ môi trường
III- Chuẩn bị nội dung điều tra:

1- Nội dung điều tra phải phù hợp với tính chất bài học:
Một trong những yếu tố tạo nên hiệu quả của việc tổ chức điều tra là xác
định nôi dung điều tra phù hợp, có tính thiết thực nhất, tránh đưa ra nội dung lan
man.
-Bài: Biết bày tỏ ý kiến: Điều tra về những mong muốn, nguyện vọng của
các bạn trong xóm , thực trạng của việc bày tỏ ý kiến (có mạnh dạn bày tỏ ý kiến
của mình hay không, cách bày tỏ như thế nào, có bao nhiêu ý kiến được đáp
ứng, có bao nhiêu ý kiến không được đáp ứng)
-Bài: Kính trọng biết ơn người lao động:Điều tra về những người lao động
trong xóm em(tên tuổi, nghề gì, hoàn cảnh gia đình)
-Bài: Giữ gìn các công trình công cộng : Điều tra về những công trình công
cộng ở địa phương(tên công trình, xây dựng từ thời nào, tình trạng hiện tại của
công trình và nguyên nhân, địa phương em đã ;mà gì để khắc phục, ý kiến của
em về biện pháp bảo về giữ gìn công trình đó)
-Bài:Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo: Điều tra, tìm hiểu về
những người khuyết tật ở xóm, thôn(hoàn cảnh bản thân, gia đình,họ cần giúp
đỡ những gì, sự quan tâm của cộng đồng )
-Bài: Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông: Tìm hiểu về những lọại đường
giao thông ở địa phương, tình tình thực hiện an toàn giao thông, nguyên nhân,
những biện pháp do bản thân đề ra)
-Bài:bảo vệ môi trường: Điều tra tình hình môi trường ở thôn, xóm về
nguồn nước, không khí, cây xanh, động vật có ích, (Tình trạng hiện tại, nguyên
nhân cơ bản, nêu biện pháp khắc phục)
2-Nội dung điều tra phải phù hợp với điều kiện thực tế ở địa bạn học sinh :
Khi tổ chức cho học sinh điều tra, giáo viên cần chọn lựa nội dung cho phù
hợp thực tế, đặc điểm địa bàn nơi học sinh ở.Ví dụ khi dạy bài " Bảo vệ môi
trường",học sinh ở xóm thuộc khu vực chợ cần điều tra về tình hình rác thải,
cống rãnh thoát nước, mùi hôi…Còn với học sinh ở xóm thuộc khu vực sản xuất
nông nghiệp thì điều tra về tình hình ô nhiễm nguồn nước do phân gia súc gia
cầm, sử dung thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nhà vệ sinh không đúng tiêu chuẩn…; các

biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp (của địa phương, đề xuất biện pháp của
bản thân)
3-Nội dung điều tra phải phù hợp với khả năng làm việc của học sinh:
Khi tổ chức cho học sinh điều tra thực tế, giáo viên cần chú ý lựa chọn nội
dung, khối lượng công việc cho phù hợp với khả năng của học sinh , trành tình
trạng những công việc vượt quá khả năng của các em. Đối với nhóm học sinh
(ở cùng địa bàn) có học lực tốt, sức khoẻ tốt, khả năng làm việc nhanh nhạy,
giáo viên cần giao đủ nội dung đã chuẩn bị. Đối với nhóm học sinh có học lực
còn hạn chế hơn, hoặc điều kiện sức khoẻ không tốt, khả năng làm việc còn
chậm, giáo viên cần cân nhắc giao nhiệm vụ điều tra phù hợp( có thể công việc
ít hơn, đơn giản và dễ thực hiện hơn).
Thực hiện được đièu đó, giáo viên đã giúp các em tự tin, hứng thú hơn khi
làm công việc điều tra, tránh được tình trạng các em chán nản, mất tự tin vì
không hoàn thành công việc được giao.
III- Lập kế hoạch giao việc cho học sinh :
1-Chuẩn bị phiếu điều tra:
Phiếu điều tra cần được thiết kế thích hợp, có tính khoa học, nội dung dễ
hiểu, thuận lợi cho học sinh khi ghi chép, báo cáo.
* Một vài mẫu phiếu điều tra:







Lớp: Phiếu điều tra môn đạo đức(mẫu 1)
Nhóm: Bài:Bảo vệ môi trờng




STT



Yếu tố MT


Tình trạng hiện tại

Nguyên
nhân

Biện pháp
của địa
phơng
Biện
pháp của
bản
thân
Không ô
nhiễm
Ô nhiễm
ít
Ô nhiễm
nặng

1 Không khí
2 Nguồn nớc
3 Cây xanh

4 Động vật

Nhận xét của cô giáo:






*Tu theo c im tng nhúm hc sinh , giỏo viờn son thờm mu 2,3 vi ni
dung ớt hn hoc nhiu hn hoc thay i ni
dung cho phự hp
Lớp: PHIẾU ĐIỀU TRA MÔN ĐẠO ĐỨC
Nhóm: Bài:Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông

stt
Loại
đường
GT
Tình hình thực hiện luật lệ GT
Tình hình
tai nạn
(trong năm,
số vụ)
Nguyên
nhân
Biện
pháp
khắc
phục

Rất tốt Tốt Chưa tốt


Nhận xét của cô giáo:



2-Phân nhóm: (nếu điều tra theo nhóm)
Tuỳ theo đặc điểm tình hình lớp, giáo viên chia nhóm phù hợp theo địa bàn điều
tra, số lương học sinh trong mỗi nhóm không quá đông để tránh tình trạng học
sinh đùn đẩy công việc, gây trở ngại khi đi lại, ảnh hưởng đến hiệu quả công
việc.
3-Giao việc cho học sinh:
Phần giao việc cho học sinh(cá nhân hoặc nhóm) thực hiện vào cuối tiết
học (có thể cuối tiết 1 hoặc tiết 2 tuỳ theo yêu cầu bài học).
Giáo viên phát phiếu điều tra cho học sinh.Hướng dẫn cụ thể về:
+Nội dung điều tra
+Cách tiến hành thực hiện(quan sát, phỏng vấn, tổng hợp số liệu…)
+Cách ghi chép vào sổ tay
+Thống nhất ý kiến trong nhóm(nếu thực hiện theo nhóm),
+Cách ghi vào phiếu điều tra
+Địa điểm điều tra( tránh giao cho các em điều tra ở những nơi có nguy cơ gây
nguy hiểm )
+Thời gian và thời hạn hoàn thành
+Yêu cầu về kết quả
IV-Kiểm tra việc thực hiện điều tra của học sinh:

×