Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CỦA APPLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.38 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TRONG TIN HỌC
Bài Luận:
CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG
CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CỦA APPLE

Giảng viên hướng dẫn:
GSTS. HOÀNG KIẾM
Sinh viên thực hiện:
LÊ MINH TRÍ (2) - CH1101149
Lớp: Cao học khóa 6
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
Mục Lục
Mục Lục 2
Lời mở đầu 4
I. 40 Nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo: 5
Nguyên tắc phân nhỏ: 5
Nguyên tắc “tách riêng”: 5
Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: 5
Nguyên tắc phản đối xứng: 5
Nguyên tắc kết hợp: 6
Nguyên tắc vạn năng: 6
Nguyên tắc “chứa trong”: 6
Nguyên tắc phản trọng lượng: 6
Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ: 7
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: 7
Nguyên tắc dự phòng: 7
Nguyên tắc đẳng thế: 7
Nguyên tắc đảo ngược: 7


Nguyên tắc cầu (tròn) hoá: 8
Nguyên tắc năng động: 8
Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: 8
Nguyên tắc chuyển sang chiều khác: 8
Sử dụng các dao động cơ học: 9
Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: 9
Nguyên tắc liên tục tác động có ích: 9
Nguyên tắc “vượt nhanh”: 10
Nguyên tắc biến hại thành lợi: 10
Nguyên tắc quan hệ phản hồi: 10
Nguyên tắc sử dụng trung gian: 10
Nguyên tắc tự phục vụ: 10
Nguyên tắc sao chép (copy): 11
Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”: 11
Thay thế sơ đồ cơ học: 11
Sử dụng các kết cấu khí và lỏng: 11
Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng: 12
Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ: 12
Nguyên tắc thay đổi màu sắc: 12
Nguyên tắc đồng nhất: 12
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: 13
Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng: 13
Sử dụng chuyển pha: 13
Sử dụng sự nở nhiệt: 13
Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh: 13
Thay đổi độ trơ: 14
Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite): 14
II. Các sản phẩm công nghệ của Apple: 15
1.Công ty Apple: 15
iPod: 17

Iphone: 22
Ipad: 25
Kết luận: 27
Tài liệu tham khảo: 28
Lời mở đầu
Từ xa xưa, sự phát triển của lịch sử xã hội loài người đã gắn liền với quá trình sáng tạo. Đó là
một quá trình sáng tạo lâu dài và liên tục, từ việc chế tạo ra các công cụ thô sơ cho tới công cụ
hiện đại hơn sử dụng nhiệt năng và tới sự phát minh ra điện đã đánh dấu một bước phát triển
nhảy vọt trong sáng tạo, các máy tính khổng lồ cho tới các máy tính cá nhân nhỏ gọn lần lượt
xuất hiện.
Sự sáng tạo trở thành thành phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội hiện đại của con
người. Cùng với sự sáng tạo con người ngày càng đạt được những thành tựu vượt bậc trong
khoa học công nghệ. Chính các thành tựu của khoa học hiện đại trong các phát minh sáng chế
đã làm thay đổi thế giới, thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc và suy nghĩ của con người.
Tuy nhiên ngày nay do nhu cầu cải tiến sáng tạo trong công nghệ phục vụ cho cuộc sống ngày
càng cao đòi hỏi phải có một môn khoa học chuyên nguyên cứu về phương pháp sáng tạo giúp
cho việc sáng tạo được dễ dàng và có cơ sở lý thuyết rõ ràng hơn. Vì thế các phương pháp
luận sáng tạo ra đời với mục đích trang bị cho người học hệ thống các phương pháp, các kỹ
năng thực hành về suy nghĩ để giải quyết các vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về
lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy. Và trong đó 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản được
Alshuller G.S tổng hợp lại trở thành những nguyên tắc thủ thuật cơ bản thiết thực nhất.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TSKH. Hoàng Kiếm. Qua buổi giảng dạy
và hướng dẫn tận tình của thầy trong môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học.
Cùng với kinh nghiệm nhiều năm trong sáng tạo của thầy đã giúp em có cái nhìn tổng quan
hơn trong sáng tạo và tầm quan trọng của sự sáng tạo nhất là trong khoa học nghiên cứu và
ứng dụng sáng tạo trong thực tế. Để đúc kết lại kiến thức mà em thu nhận được em xin trình
bày trong bài tiểu luận này những nguyên tắc cơ bản trong sáng tạo và áp dụng nó trong việc
phân tích nghiên cứu các sản phẩm công nghệ sáng tạo của Apple.
Trang 4
I. 40 Nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo:

Nguyên tắc phân nhỏ:
Nội dung:
Chia đối tượng thành các phần độc lập nhau.
Làm đối tượng sao có thể tháo ra lắp vào được.
Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng. Nếu đối tượng đã chia thành nhiều phần rồi –
chia nhỏ hơn nữa.
Ứng dụng:
Các chức năng chính của các phần mềm thường được chia thành các chức năng nhỏ
hơn. Các chức năng này sẽ được viết code trên các hàm thủ tục riêng rẽ nhau.
Nguyên tắc “tách riêng”:
Nội dung:
Tách bỏ khỏi đối tượng phần (tính chất) cản trở phiền phức hoặc ngược lại, chỉ lấy
phần (tính chất) duy nhất cần thiết ra khỏi đối tượng.
Ứng dụng:
Các âm thanh được ghi âm sẽ được lọc ra loại bỏ các âm thanh gây nhiễu, chỉ lấy các
âm thanh chính trong tập tin ghi âm.
Nguyên tắc phẩm chất cục bộ:
Nội dung:
Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng
nhất thành không đồng nhất.
Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất với công việc của
phần đó.
Ứng dụng:
Các thư viện liên kết thường được tách và đóng gói riêng rẽ dùng cho một mục đích
nào đó. Khi cần sử dụng chỉ việc gọi các hàm thư viện này.
Nguyên tắc phản đối xứng:
Nội dung:
Trang 5
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm

bậc đối xứng).
Nếu đối tượng đã không đối xứng rồi – làm cho nó không đối xứng hơn nữa.
Ứng dụng:
Cửa của xe buýt thường được đặt ở phía bên trái dùng cho việc lên xuống của hành
khách.
Nguyên tắc kết hợp:
Nội dung:
Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
Kết hợp thực hiện cùng một lúc các thao tác như nhau hoặc kề nhau.
Ứng dụng:
Một số ngôn ngữ lập trình có khả năng tương tác kết hợp với các dữ liệu của ngôn ngữ
khác qua đó có thể sử dụng các dữ liệu đó.
Nguyên tắc vạn năng:
Nội dung:
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối
tượng khác.
Ứng dụng:
Các điện thoại hiện đại ngày nay thường kết hợp nhiều chức năng khác nhau như wifi,
chụp hình, xim phim nghe nhạc.
Nguyên tắc “chứa trong”:
Nội dung:
Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ
ba
Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Ứng dụng:
Các dữ liệu chứa thông tin sẽ được chứa trong các hệ cơ sở dữ liệu lớn.
Nguyên tắc phản trọng lượng:
Nội dung:
Khử bớt trọng lượng của đối tượng bằng cách nối với những đối tượng khác có sức
nâng.

Trang 6
Khử bớt trọng lượng của đối tượng bằng cách cho tương tác với môi trường (ví dụ nhờ
các thủy khí động học và các lực khác…).
Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ:
Nội dung:
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không
mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ
dùng ứng suất ngược lại ).
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ:
Nội dung:
Thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động yêu cầu ngay từ trước
Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất,
không mất thời gian dịch chuyển.
Ứng dụng:
Các bức ảnh thường được sử dụng các bộ lọc để khử nhiễu, và tăng độ tương phản.
Nguyên tắc dự phòng:
Nội dung:
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện
báo động, ứng cứu, an toàn.
Ứng dụng:
Các cơ sở dữ liệu hay các tập tin quan trọng thường được sao lưu thường xuyên tránh
trường hợp mất dữ liệu.
Nguyên tắc đẳng thế:
Nội dung:
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
Nguyên tắc đảo ngược:
Nội dung:
Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm
nóng mà làm lạnh đối tượng).
Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và

ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
Trang 7
Lật ngược đối tượng.
Ứng dụng:
Để tăng độ rộng cho màn hình các điện thoại thông minh thường cho phép cầm nằm
ngang điện thoài và từ đó màn hình được xoay ngang.
Nguyên tắc cầu (tròn) hoá:
Nội dung:
Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu
hình hộp thành kết cấu hình cầu.
Từ những bộ phận thẳng chuyển sang các bộ phận cong, từ mặt phẳng chuyển sang mặt
cầu, từ các bộ phận dạng lập phương hay hình hộp chuyển sang các cơ cấu hình
cầu.
Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
Từ chuyển động thẳng chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực li tâm.
Ứng dụng:
Con chuột sử dụng vòng tròn ở giữa để cuộn lên và cuộn xuống màn hình.
Nguyên tắc năng động:
Nội dung:
Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối
ưu trong từng giai đoạn làm việc.
Chia đối tượng thành các phần có khả năng di động tương đối so với nhau.
Nếu cả đối tượng là bất động – làm cho nó trở thành di động, chuyển rời được.
Ứng dụng:
Hiện này, các thiết bị di động ngày càng nhiều do việc linh hoạt trong việc di chuyển.
Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”:
Nội dung:
Nếu khó thu nhận được 100% hiệu quả đòi hỏi, thì đặt mục tiêu thấp xuống một chút
hoặc cao lên một chút. . Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
Nguyên tắc chuyển sang chiều khác:

Nội dung:
Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ
được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều).
Trang 8
Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng
trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
Để đối tượng đứng nghiêng hoặc nằm nghiêng.
Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho
trước.
Ứng dụng:
Các mảng nhiều chiều thường cố gắng biểu diễn dưới các dạng mảng hai chiều.
Sử dụng các dao động cơ học:
Nội dung:
Làm đối tượng dao động.
Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động (cho tới tần số siêu âm).
Sử dụng tầng số cộng hưởng.
Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
Nguyên tắc tác động theo chu kỳ:
Nội dung:
Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
Ứng dụng:
Các trang web bán hàng thường có các kế hoạch, chính sách bán hàng theo mùa, theo
một mốc thời gian nào đó.
Nguyên tắc liên tục tác động có ích:
Nội dung:

Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm
việc ở chế độ đủ tải).
Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
Khử bỏ các bước trung gian và các quãng chạy không.
Chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
Ứng dụng:
Tận dụng thời gian rảnh của máy tính, hệ điều hành thường sử dụng các tác vụ khác
như phân mảnh hay dọn dẹp máy tính.
Trang 9
Nguyên tắc “vượt nhanh”:
Nội dung:
Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
Nguyên tắc biến hại thành lợi:
Nội dung:
Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được
hiệu ứng có lợi.
Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
Nguyên tắc quan hệ phản hồi:
Nội dung:
Thiết lập quan hệ phản hồi.
Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
Ứng dụng:
Khi có các sự kiện xảy ra như nhắp chuột, bàn phím thường có sự thay đổi nào đó đối
với chương trình ứng dụng.
Nguyên tắc sử dụng trung gian:
Nội dung:
Sử dụng đối tượng trung gian để truyền tác động.
Tạm thời gắn thêm vào đối tượng một hoặc một số đối tượng khác (sau đó tháo ra dễ

dàng).
Ứng dụng:
Các biến trung gian thường được sử dụng trong lập trình để thuận tiện cho việc tính
toán.
Nguyên tắc tự phục vụ:
Nội dung:
Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
Ứng dụng:
Ứng dụng có thể có chế độ tự động mở tắt.
Trang 10
Nguyên tắc sao chép (copy):
Nội dung:
Sử dụng các bản copy đơn giản, rẻ tiền thay cho đối tượng phức tạp, đắt tiền, khó luồn
với, không tiện lợi hoặc dễ vỡ.
Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với
các tỷ lệ cần thiết.
Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy
được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử
ngoại.
Ứng dụng:
Các phần mềm thường được phát triển dựa trên những phiên bản cũ của nó.
Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”:
Nội dung:
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ
như về tuổi thọ).
Ứng dụng:
Để kích thích việc sử dụng của khách hàng, thường có các sản phẩm ứng dụng rẻ hơn
đi kèm với nó là những tính năng mà người dùng bình thường không dùng đến.
Thay thế sơ đồ cơ học:

Nội dung:
Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng
Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo
thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
Ứng dụng:
Các màn hình dần thay đổi từ màn hình analog cho tới màn hình tinh thể lỏng, màn
hình đèn LED.
Sử dụng các kết cấu khí và lỏng:
Nội dung:
Trang 11
Thay các bộ phận cứng của đối tượng bằng các kết cấu khí và lỏng: các kết cấu bơm
hơi hoặc chứa nước đệm không khí, các kết cấu thủy tĩnh hoặc thủy phản lực.
Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng:
Nội dung:
Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
Ứng dụng:
Các sản phẩm công nghệ nếu không có gì đặc biệt thường được làm bằng các chất liệu
nhựa vì tận dụng khả năng rẻ tiền và gọn nhẹ dễ di chuyển của nó.
Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ:
Nội dung:
Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm,
tấm phủ )
Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, trước khi đưa vào hoạt động hãy tạm lấp đầy các lỗ hổng
bằng một chất nào đó.
Ứng dụng:
Các sản phẩm cần giải nhiệt thường có các lỗ để thông gió giúp phân tán nhiệt của sản
phẩm.

Nguyên tắc thay đổi màu sắc:
Nội dung:
Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ
gia màu, hùynh quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
Ứng dụng:
Những ứng dụng thường được thiết kế đa dạng về màu sắc, để có thể dễ phân biệt có
thể là chức năng với chức năng khác hay thông tin này với các thông tin khác.
Nguyên tắc đồng nhất:
Nội dung:
Trang 12
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật
liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
Ứng dụng:
Nhiều ứng dụng cần đồng bộ dữ liệu để tránh việc thất thoát dữ liệu.
Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần:
Nội dung:
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy
(hoà tan, bay hơi ) hoặc phải biến dạng.
Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc.
Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng:
Nội dung:
Thay đổi trạng thái đối tượng.
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
Thay đổi độ dẻo.
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
Sử dụng chuyển pha:

Nội dung:
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi thể tích, toả
hay hấp thu nhiệt lượng
Sử dụng sự nở nhiệt:
Nội dung:
Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh:
Nội dung:
Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.
Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
Trang 13
Thay đổi độ trơ:
Nội dung:
Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
Thực hiện quá trình trong chân không.
Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite):
Nội dung:
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite).
Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.
Trang 14
II. Các sản phẩm công nghệ của Apple:
1. Công ty Apple:
Giới thiệu: Apple là một trong những công ty công nghệ máy tính hàng đầu của Mỹ:
Trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, bang California.
Thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc.
Lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800

nhân viên ở nhiều quốc gia.
Sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết
bị đa phương tiện khác.
Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod, chương trình nghe nhạc iTunes, đặc
biệt là điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad.
Theo số liệu khảo sát đầu năm 2012 của IDC, Apple đã trở thành hãng điện thoại lớn
thứ 3 thế giới, chỉ sau Nokia và Samsung.
Hai sáng lập viên là Steve Wozniak và Steve Jobs.
Lịch sử phát triển:
Ngày 1 tháng 4 năm 1976, công ty Apple Computer được sáng lập do hai người bạn
thân đó là Steve Jobs và Steve Wozniak. Cùng với niềm yêu thích trong việc tạo ra các máy
tính cá nhân, Steve Jobs và Steve Wozniak đã tạo ra Apple I. Apple I trở thành sản phẩm đầu
tiên của công ty Apple và ban đầu chỉ được bán trong một số cửa hàng máy tính địa phương.
Tháng 7 năm 1976, Apple I được ra mắt thị trường với giá là $666.66 sau khi được
công bố lần đầu tiên tại Homebrew Computer Club. Apple I là một máy tính cá nhân đơn giản,
nó chỉ gồm bo mạch chủ với CPU, RAM, chip xử lý đồ họa cơ bản và sử dụng tivi làm màn
hình. Tuy chỉ có chức năng đơn giản nhưng lượng Apple I bán ra vẫn rất khá, khoảng 200
gian hàng đã được xây dựng và bày bán máy Apple I.
Sau thành công của Apple I, Apple II được thiết kế và sản xuất. Năm 1977, Apple II
được giới thiệu tại Hội chợ West Coast Computer Faire. Dòng máy tính để bàn Apple II này
có khả năng hiện hình ảnh màu, đi kèm nó là ổ đĩa mềm Disk II. Apple II được bán ra thị
trường vào năm 1980 và đã thực sự mang lại thành công cho Apple, có hơn 5 triệu máy tính
Apple II được sản xuất cho đến cuối năm 1993. Cũng trong năm 1980, Apple cũng công bố
Trang 15
phát hành cổ phiếu, và lượng tiền đầu tư đã biến Apple trở thành một công ty sản xuất máy
tính lớn.
Tiếp theo Apple II, Apple III cũng được ra mắt vào năm 1980 dành cho giới doanh
nghiệp và có giá 7.800 USD. Tuy nhiên không giống như Apple II, máy tính Apple III được
xem như một thất bại do giá quá cao nhưng chức năng thì không có gì cải tiến đáng kể và bị
ngừng sản xuất vào tháng 9/1985.

Sau thất bại của Apple II, Apple cố gắng tạo ra một thế hệ máy tính mới là Macintosh,
tuy không đem lợi nhiều lợi nhuận, nhưng Macintosh thật sự là một sản phẩm thành công của
Apple cùng với hệ điều hành Mac. Với giao diện đồ họa thay vì dòng lệnh và trang bị chuột,
lần đầu tiên máy tính để bàn đã tạo ra với một ý tưởng đột phát.
Những năm 1980 Apple phải đối mặt trước sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng máy
tính khác và đặc biệt là IBM, là một hãng lớn trong làng máy tính. Năm 1983, John Sculley
thay thế Jobs làm giám đốc điều hành do 2 người có những hướng đi khác nhau trong việc
điều hành và hội đồng quản trị Apple lại đứng về phía John Sculley. Steve Jobs rời khỏi Apple
và sáng lập NeXT Computer.
Những năm đầu thập niên 90, Apple cũng không thật sự phát triển nhiều do cuộc cạnh
tranh với đối thủ truyền kiếp của mình là Mircrosoft và đặc biệt là với sản phẩm hệ điều hành
Windows. Để cứu vãn hoạt động của hãng, Apple mua lại NeXT, và Steve Jobs được đề bạt
trở lại vị trí lãnh đạo Apple. Trở về, công việc đầu tiên của ông là phát triển iMac, và đã cứu
sống Apple khỏi cảnh phá sản.
Apple chỉ trở lại thực sự với cuộc cách mạng iPod trình làng vào tháng 10 năm 2001.
Lần đầu tiên Apple giới thiệu sản phẩm máy nghe nhạc iPod cầm tay với ổ đĩa 5 GB, và chứa
khoảng 1000 bài hát. Các thế hệ iPod được Jonathan Ive thiết kế và nâng cấp nhiều lần và
ngày càng trở nên thu hút với công chúng.
Năm 2002, ứng dụng iTunes ra đời; Apple thỏa thuận với các hãng ghi âm về việc bán
nhạc trên iTunes Music Store. Hơn hai triệu bài hát đầu tiên đã được bán trên iTunes Music
Store trong vòng 16 ngày.
Trang 16
Tháng 1/2006, dòng máy tính sách tay MacBook được giới thiệu. Điểm nổi bật của
dòng máy tính này là sự chất lượng và ổn định. Tiếp theo đó là dòng máy tính sách tay siêu
mỏng MacBook Air được tung ra bán 2 năm sau đó.
Tháng 1/2007, lần đầu tiên Apple giới thiệu một chiếc điện thoại di động, lấy tên là
iPhone và được bán ra 6 tháng sau đó. Giao diện màn hình cảm ứng kéo trượt cùng với bàn
phím ảo thay thế cho bàn phím cơ phổ biến thời đó tạo nên một cuộc đột phá công nghệ trong
dòng điện thoại smart phone.
Năm 2010, thành công của iPhone khiến cho Apple tiếp tục giới thiệu dòng sản phẩm

mới đó là iPad với những tính năng phục vụ nhu cầu giải trí như xem phim, nghe nhạc, đọc
e-book, sao lưu hình ảnh và được sử dụng với công nghệ cảm ứng siêu đặc biệt.
iPod:
iPod là một máy nghe nhạc do Apple sản xuất và trở thành sản phẩm cách mạng thay
đổi cách nghe nhạc của con người. Điểm nổi bật trong sản phẩm iPod đó chính là sự gọn nhẹ,
thuận tiện trong việc di chuyển và chất lượng âm thanh tuyệt vời. Cùng với sự xuất hiện của
kho nhạc số iTunes Store, iPod đã trở thành một trong những thiết bị số thành công nhất mọi
thời đại. Ứng dụng iTunes cung cấp tính năng tải các bài nhạc, lưu giữ thư viện âm nhạc trên
máy người dùng. Cuối năm 2001, doanh số iPod bán ra đã đạt 125.000 chiếc và tính đến năm
2010, con số bán ra đã xấp xỉ 225 triệu chiếc iPod gồm các phiên bản khác nhau.
Tháng 10/2001, Apple giới thiệu dòng iPod thế hệ đầu tiên với mức giá 399 USD có
dung lượng 5GB. Với kiểu dáng mỏng, nhỏ gọn có thể bỏ trong túi cùng với dung lượng lưu
Trang 17
trữ khá cao có khả năng chứa được tới 1000 bài nhạc, iPod đã bước đầu thu hút giới công
nghệ. Thế hệ iPod đầu tiên này cũng sử dụng cổng kết nối FireWire thay vì cổng USB 2.0
đang phổ thông bấy giờ.
Chín tháng sau khi xuất xưởng iPod đầu tiên, Apple nâng cấp iPod và thêm một số cải
tiến, iPod thế hệ thứ 2 xuất hiện 17/07/2002. iPod thế hệ thứ hai ra đời tăng mức dung lượng
lên 20GB và giờ đây iPod đã hỗ trợ người dùng Windows với phần mềm Musicmatch
Jukebox. Apple cũng giới thiệu điểm khác biệt của iPod thế hệ thứ 2 so với thế hệ đầu tiên là
công nghệ cảm ứng mới trên nút cuộn tròn. Cả hai thế hệ đầu này đều dùng cổng kết nối
Firewire chứ chưa dùng chuẩn kết nối USB thông thường.
Tháng 4/2003, Aple ra mắt thế hệ thứ 3 với nhiều mức dung lượng bộ nhớ hơn: 10GB,
15GB, 20GB, 30GB và 40GB. Đặc biệt iPod thế hệ thứ ba sử dụng các phím điều khiển sang
kiểu cảm ứng. Tháng 9/2003, Apple phát hành phần mềm iTunes phiên bản dành cho hệ điều
hành Windows của Microsoft.
Tháng 1/2004, iPod Mini đầu tiên được ra mắt với kiểu dáng nhỏ gọn hơn.
Tháng 7/2004, thế hệ iPod thứ bốn ra đời. Trong thế hệ iPod này, các nút bấm vật lí bị
loại bỏ hoàn toàn, thay vào là công nghệ cảm ứng clickwheel từ iPod Mini. iPod thế hệ này có
2 mức dung lực là 20GB và 40 GB, hỗ trợ đồng thời cả FireWire và USB.

Tháng 1/2005, iPod Nano thế hệ 1 ra đời thay thế cho dòng iPod Mini và là chiếc iPod
đầu tiên dùng bộ nhớ flash. Cùng trong tháng này iPod Shuffle cũng xuất hiện.
Trang 18
Tháng 10/2005, iPod thế hệ thứ 5 xuất hiện đánh dấu bước ngoặt của Apple với kiểu
dáng thiết kế mới, mỏng nhẹ và màn hình to, dung lượng tối đa tăng lên mốc 80GB và có khả
năng xem video.
Tháng 9/2006, iPod Nano và iPod Shuffle xuất hiện thế hệ thứ 2. Vỏ nhựa của thế hệ
iPod Nano trước bị thay bằng vỏ nhôm và có 6 màu sắc để lựa chọn. Trong khi đó iPod
Shuffle được thiết kế dạng hình chữ nhật và được tích hợp chiếc kẹp nhỏ phía sau máy.
Tháng 7/2007, iPod thế hệ thứ sáu xuất hiện và được gọi là "Classic"với nhiều thay đổi
như vỏ hợp kim nhôm, màu bạc thay thế trắng, phiên bản gồm 80GB, 120GB và 160GB.
Ngoài những cải tiến bên ngoài, thời lượng pin cũng nâng cao đáng kể, phiên bản 160GB có
thời gian sử dụng khoảng 40 tiếng cho nghe nhạc và 6 tiếng chơi video.
Tháng 9/2007, iPod Nano thế hệ thứ 3 được trang bị công nghệ màn hình QVGA với
kích thước 2", clickwheel thiết kế nhỏ hơn, cung cấp khả năng chơi video. Cùng trong tháng
này, thế hệ đầu tiên của dòng iPod Touch xuất hiện được tích hợp công nghệ cảm ứng đa
chạm nổi tiếng của Apple, có khả năng kết nối wifi. Thế hệ đầu có các phiên bản 8GB, 16GB
và 32GB.
Một năm sau khi tung ra iPod Touch thế hệ 1, Apple nâng cấp chiếc iPod Touch lên thế
hệ 2 với dung lượng bộ nhớ giữ nguyên. Thời lượng dùng pin cũng được cải thiện đáng kể,
tăng lên thành 36 tiếng.
Tháng 09/2008: iPod Nano thế hệ thứ 4 xuất hiện gồm 9 phiên bản màu sắc khác nhau
với các mức dung lượng bộ nhớ là 4GB, 8GB, 16GB.
Trang 19
Tháng 09/2009: iPod Nano thế hệ 5 được giới thiệu cùng lúc với việc iPod Touch được
nâng lên thế hệ 3. Những đặc điểm được nâng cấp như đồ họa được cải thiện, 2 phiên bản bộ
nhớ lớn hơn, 32GB và 64GB.
Các nguyên tắc sáng tạo được sử dụng trong sản phẩm iPod:
Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: Những dòng iPod đầu tiên và một vài dòng sau này chỉ
có tính năng nghe nhạc. Việc chỉ sử dụng iPod cho việc nghe nhạc giúp cho chi phí sản

xuất hạ, chỉ tập trung đầu tư vào nâng cao chất lượng nghe nhạc để đáp ứng nhu cầu
đơn thuần chỉ nghe nhạc của nhiều người, do đó có khả năng phổ biến rộng rãi đối với
những người dùng bình dân. Đồng thời những dòng iPod chỉ có chức năng nghe nhạc
là chính thường nhỏ gọn. Vì chức năng chính là nghe nhạc nên những dòng iPod này
thường có khả năng chơi nhạc rất lâu trước khi phải sạc lại pin.
Nguyên tắc kết hợp: Ngoài việc sử dụng tai nghe dành riêng, iPod còn có thể kết nối
các loa ngoài. Các loa ngoài do Apple sản xuất luôn đảm bảo chất lượng do đó giúp
cho việc chất lượng nghe nhạc không bị ảnh hưởng.
Nguyên tắc phản đối xứng: iPod có những nút điều chỉnh âm thanh được thiết kế bên
cạnh, thuận tiện cho việc điều chỉnh âm lượng bằng tay.
Nguyên tắc vạn năng: Những dòng iPod cấp cao ngày nay ngoài tính năng nghe nhạc
thông thường như các dòng iPod đời đầu, giờ có thể có các tính năng xem video, quay
phim và chụp hình.
Nguyên tắc chứa trong: Ngoài khả năng chứa hàng nghìn bài nhạc, iPod còn có các
chương trình ứng dụng khác nhau như các ứng dụng trò chơi đơn giản hay trình quản lí
nhạc và trình down nhạc như ứng dụng iTunes. Những bài hát trong iPod có khả năng
phân loại sắp xếp từng chuyên mục thuộc từng thể loại giúp cho việc chọn và quản lí
các bài hát được dễ dàng.
Nguyên tắc cầu (tròn) hóa: Những góc cạnh của các dòng iPod luôn được làm bo tròn
vì thế việc cầm chúng trở nên thoải mãi không gò bó đồng thời tạo thẩm mĩ cho sản
phẩm. Bên cạnh các góc cạnh của sản phẩm, các nút của iPod cũng thiết kế hình tròn
phù hợp với các ngón tay, và một số dòng iPod các nút này được bố trí vòng tròn giúp
không cần phải dịch ngón tay nhiều.
Trang 20
Nguyên tắc năng động: Linh động là ưu tiên hàng đầu trong việc sản xuất ra iPod, iPod
luôn được thiết kế gọn nhẹ dễ mang đi bên người. iPod Shuffle được thiết kế đặc biệt
như chiếc kẹp tóc, giúp có thể đeo trên người thông qua nhiều cách như kẹp vào áo sơ
mi, kẹp trên đai lưng, ba lô, túi xách… mà không hề gây cho cảm giác khó chịu.
Nguyên tắc quan hệ phản hồi: Một trong những tính năng nổi bật của iPod đó là mỗi
khi chơi một bài hát nó có thể cho biết thông tin tên bài hát, ca sĩ thể hiện, album hay

tên playlist bằng việc phát ra giọng nói thông báo. Tính năng này của iPod được gọi là
VoiceOver. Ngoài ra, khi pin sắp hết, iPod cũng cung cấp những thông báo giúp cho
việc sử dụng nạp xạc pin được tiện lợi.
Nguyên tắc tự phục vụ: iPod có các chế độ chơi nhạc tự động, khi một chế độ được
kích hoạt, nó sẽ chơi các bài nhạc một tự động. Ngoài ra iPod có khả năng tự động
đồng bộ các danh sách nhạc, audiobook, podcast, và các tập tin âm thanh khác nhau.
Khi thông tin về các bài hát như tên bài hát, ca sĩ, nhạc sĩ, album trên các tập tin khác
nhau không chính xác hoặc lộn xộn, iPod có thể chuẩn hóa chúng dựa trên các thông
tin được cung cấp trên mạng. Vì thế việc quản lý, nghe, và xem thông tin file nhạc
dược dễ dàng tiện dụng.
Nguyên tắc sao chép: Các dòng iPod khác nhau tuy chức năng ngày càng được cải tiến
về sau nhưng chức năng chính iPod vẫn dựa vào chức năng nghe nhạc với ưu tiên hàng
đầu là tạo ra một chất lượng âm thanh tốt.
Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Thay vì sử dụng các nút bấm cơ học, những iPod thế
hệ đầu tiên đã giới thiệu Ipod công nghệ cảm ứng trên các nút cuộn tròn và sau này là
công nghệ cảm ứng trên màn hình, giúp cho việc thao tác được linh hoạt.
Trang 21
Nguyên tắc đổi màu: Các thế hệ iPod ban đầu sử dụng các màn hình trắng đen để hiển
thị các bài hát, tuy thế cùng với công nghệ thay đổi các màn hình màu hỗ trợ đa dạng
màu sắc dần xuất hiện giúp hiển thị rõ ràng, hấp dẫn hơn so với màn hình đơn sắc. Các
sản phẩm iPod cũng được sản xuất với màu sắc đa dạng khác nhau đáp ứng thị hiếu của
các người dùng, đặc biệt là giới trẻ.
Iphone:
Nhận thấy thị trường di động đang ngày càng phát triển, công ty Apple quyết định tập
trung sản xuất một thiết bị điện thoại di động thông minh và từ đó iPhone ra đời. Apple giới
thiệu iPhone lần đầu vào năm 2007. Những thành công trong sản phẩm của máy nghe nhạc
iPod đã được vận dụng vào iPhone. Ngoài những tính năng thông thường của một chiếc điện
thoại, iPhone còn được trang bị những tính năng vượt trội như màn hình cảm ứng, khả năng
kéo trượt, chụp hình, khả năng chơi nhạc và chiếu phim. Chính thiết kế của iPhone không sử
dụng bàn phím mà thông qua hoàn toàn cảm ứng đã tạo sự đột phá trong thiết bị di động lúc

bấy giờ, biến iPhone trở nên một thiết bị di động được ưa thích của giới công nghệ. Cùng với
sự xuất hiện của iPhone là sự ra đời hệ điều hành iOS, một hệ điều hành đa nhiệm ngày càng
phát triển.
Năm 2007, iPhone (còn được gọi là iPhone 2G) được Apple giới thiệu bắt đầu một
dòng điện thoại thông minh sử dụng cảm ứng thay vì bàn phím. Máy có RAM 128 MB, bộ
Trang 22
nhớ trong 4 GB/8 GB và kết nối EDGE, màn hình của iPhone là 3,5 inch sử dụng cảm ứng đa
chạm. Cùng với sự ra đời của iPhone, gian hàng trực tuyến App Store cũng đã xuất hiện, cung
cấp nhiều phần mềm, ứng dụng dùng cho iPhone.
Tháng 07/2008: Apple nâng cấp iPhone lên thế hệ thứ hai có tên gọi là iPhone 3G.
iPhone 3G đã được tích hợp khả năng bắt sóng mạng 3G tốc độ cao (HSDPA), đồng thời hỗ
trợ hệ thống định vị toàn cầu GPS và bộ nhớ trong 16 GB/32 GB. Mặt sau của của chiếc
iPhone 3G này cũng được thay bằng vỏ nhựa gồm 2 bản màu đen và trắng.
Tháng 06/2009: Apple giới thiệu iPhone 3GS. Thay đổi đáng kể nhất là trong phiên
bản điện thoại mới này là Apple đã nâng cao hiệu năng của máy (S viết tắc của chữ Speed -
Tốc độ). IPhone 3GS được trang bị bộ vi xử lý tốc độ 600 MHz (gấp gần 1,5 lần so với iPhone
3G), bộ nhớ trong lên đến 32 GB, máy ảnh số 3.15 Mp, RAM 256 MB, khả năng điều khiển
bằng giọng nói, tích hợp la bàn số và hàng loạt tính năng nâng cấp khác như tốc độ Wi-Fi,
thời gian dùng pin…
Tiếp đó, iPhone 4 được ra đời tháng 6 năm 2010 với việc iPhone 4 được thiết kế lại,
vuông vắn và có khía cạnh hơn, sử dụng màn hình Retina, máy ảnh 5 MP, RAM 512 MB.
iPhone 4 rất thành công chỉ trong vòng 3 ngày đầu đã có hơn 1,7 triệu máy được bán ra. Cũng
trong phiên bản này, iPhone 4 cung cấp chức năng quay phim HD, chức năng FaceTime (gọi
và thấy người gọi qua Wi-Fi).
Tháng 10/2011, iPhone 4S được ra mắt với cải tiến về CPU A5 và máy ảnh 8 MP so
với iPhone 4. Ngoài ra iPhone 4S còn có phần mềm trợ giúp bằng giọng nói Siri và hệ điều
hành iOS 5 với nhiều tính năng mới hữu ích.
Trong thời gian gần đây iPhone vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng khác và
đặc biệt là smart phone trên nền hệ điều hành android, tuy nhiên iPhone vẫn tỏ ra uy thế và
chiếm được thị phần đáng kể nhờ hệ điều hành iOS.

Một số nguyên tắc sáng tạo được sử dụng trong sản phẩm iPhone:
Nguyên tắc tách riêng: Điện thoại iPhone không cung cấp tất cả các ứng dụng vào
trong máy mà chỉ để các ứng dụng cần thiết cơ bản cho chiếc điện thoại. Khi người
dùng cần dùng cần ứng dụng nào thì có thể dễ dàng tải về trên App Store, một nơi lưu
trữ rất nhiều các ứng dụng khác nhau. Điều này vừa tiết kiệm được bộ nhớ và tăng tính
Trang 23
linh hoạt của sản phẩm giúp người dùng có thể lựa chọn chỉ sử dụng các ứng dụng cần
thiết cho riêng mình.
Nguyên tắc vạn năng: Nút chỉnh âm thanh trên điện thoại iPhone vừa có thể dùng để
điều chỉnh âm lượng vừa để chụp hình. Ngoài các tính năng thoại, iPhone cung cấp
nhiều tính năng cho việc giải trí, chụp hình, quay phim, chơi game, trup cập internet
thông qua wifi. Hệ điều hành iOS của iPhone có hỗ trợ xử lý đa tác vụ, vì thế các ứng
dụng có thể mở cùng lúc và có thể chuyển đổi qua lại với các ứng dụng.
Nguyên tắc đảo ngược: Không như các điện thoại thông thường chỉ có gắn camera
đằng sau của chiếc điện thoại, iPhone được thiết kế có gắn camera phía trước. Nhờ đó
có thể có chức năng chat video FaceTime. Khi lật ngang điện thoại iPhone, màn hình
của nó sẽ tự động được điều chỉnh ngang theo nhờ đó màn hình được trải dải theo
chiều rộng, thích hợp cho các ứng dụng soạn thảo mail hay chơi game.
Nguyên tắc cầu (tròn) hóa: Các góc của điện thoại của iPhone được thiết kế cong tròn
đồng thời mặt sau của nó có hình vòng cung không những tăng tính thẩm mỹ cho chiếc
điện thoại mà còn làm cho việc cầm trở nên thoải mãi, dễ dàng.
Nguyên tắc sao chép: Các mẫu thiết kế điện thoại iPhone được phát triển từ những
mẫu ban đầu cho tới những mẫu tiếp theo trên cơ sở những thành phần cơ bản.
Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học: Với việc sử dụng các phím bấm trở nên bất tiện và
không thoải mãi, Apple đã sáng tạo ra công nghệ cảm ứng đa điểm và áp dụng vào
iPhone. Điều này đã giúp cho việc xử lí các hoạt động được đơn giản, nhanh chóng dễ
sử dụng hơn so với bàn phím cơ.
Trang 24
Ipad:
iPad là máy tính bảng do công ty Apple phát triển và được ra mắt vào ngày 27 tháng 1

năm 2010. iPad chạy trên hệ điều hành iOS tuy nhiên hệ điều hành đã được sửa đổi để chạy
thích hợp trên màn hình lớn. Ipad có màn hình chạm đa điểm sử dụng đèn led chiếu sáng 9.7
inch, 16 tới 64 GB bộ nhớ flash, BlueTooth 2.1 và kết nối 30 chân để đồng bộ với iTunes
cũng như các thiết bị ngoại vi kết nối bằng dây khác. Cùng với iPad, Apple cũng giới thiệu
dịch vụ iBookstore cung cấp các ứng dụng đọc sách đi kèm iBooks.
Các nguyên tắc sáng tạo được sử dụng trong sản phẩm iPad:
Nguyên tắc kết hợp: Ngoài việc sử dụng các bàn phím ảo trong iPad, Apple cũng cung
cấp các bàn phím dùng riêng có thể kết nối với iPad, giúp thuận tiện hơn cho việc gõ
chữ nhanh. Việc sử dụng các loa ngoài cung cấp cho iPad cũng giúp cho việc nghe
nhạc, xem phim được hấp dẫn hơn.
Trang 25

×