Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM 7
1.1. Tình hình năng lượng Việt Nam 7
1.2. Nhận xét về lĩnh vực năng lượng Việt Nam 7
1.3. Hiện trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam 8
1.4. Quan điểm chính sách năng lượng Việt Nam 9
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CÁC QUỐC GIA TRONG VÙNG 10
2.1 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA SINGAPORE 10
Chiến lược 1: Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh 10
Chiến lược 2: Đa dạng nguồn cung năng lượng 10
Chiến lược 3: Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng 11
Chiến lược 4: Xây dựng ngành công nghiệp năng lượng và đầu tư nghiên cứu và phát triển năng lượng (R &
D) 11
Chiến lược 5: Từng bước hợp tác quốc tế 12
Chiến lược 6: Xác định phương pháp tiếp cận cho cả chính phủ 12
2.2 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA THÁI LAN 13
Tầm nhìn 13
Sứ mệnh 13
Mục tiêu: 13
Chiến lược: 14
Nhiệm vụ: 15
2.3 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA MALAYSIA 17
Chính sách tại Malaysia hiện đang thực hiện: 19
2.4 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM 19
Quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lược, chính sách năng lượng Việt Nam: 20
Các hành động ưu tiên: 20
Đề xuất định hướng chiến lược phát triển bền vững năng lượng Việt Nam 22
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia 23
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 3
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
Sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng 25
Phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo (NLM & TT) 26
PHẦN 3: KẾT LUẬN 27
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 4
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
MỞ ĐẦU
Năng lượng có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.
Quốc gia nào tự chủ về năng lượng thì quốc gia đó sẽ có điều kiện thuận lợi để
phát triển mạnh mẽ. Năng lượng chính là thước đo sự giàu có của nền kinh tế
một quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác quá mức và ồ ạt các nguồn năng lượng
đã làm cho nguồn năng lượng trở nên cạn kiệt. Bênh cạnh đó, việc sử dụng lãng
phí nguồn năng lượng không những làm cho nguồn năng lượng cạn kiệt mà còn
góp phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước vì những chi phí bỏ ra cho
việc đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng và khắc phục những thiệt hại do việc
phát thải CO2 ra môi trường là quá lớn. Bởi vì, nhu cầu sử dụng năng lượng
càng cao, thì việc khai thác năng lượng sẽ gia tăng dẫn đến việc xả thải CO2 và
các khí độc khác gây hủy hoại môi trường càng trầm trọng, nó gây ảnh hưởng
đến đời sống, sức khỏe của con người và gây ra hiệu ứng nhà kính.
Trước thực trạng như thế, việc tìm ra các giải pháp để sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, và là mối quan tâm lớn
của các cơ quan chức năng và cộng đồng. Việc sử dụng năng lượng bền vững là
một trong số những giải pháp cho sự phát triển bền vững và góp phần ứng phó
tích cực đối với sự biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam, vẫn có khoảng 3 triệu hộ gia đình nông thôn không được
tiếp cận với các dịch vụ điện và phải phụ thuộc rất nhiều vào các lựa chọn thay
thế. Việt Nam được ưu đãi với nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo dồi dào như
thủy điện và năng lượng sinh khối bao gồm vỏ trấu và bã mía. Lúa và mía
đường khu vực kinh tế được phát triển nhanh chóng trong vài năm qua và là
nguồn nhiên liệu sinh khối tiềm năng và có thể trở thành một trong những lựa
chọn tốt nhất cho các hệ thống năng lượng phân phối tại Việt Nam. Mặc dù mức
tiêu thụ đầu người của điện lực tại Việt Nam thấp nhất ở Đông Nam Á, trong
nhiều năm qua đã có sự gia tăng căng thẳng về nhu cầu
.Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang tích lũy kinh nghiệm trong
các lĩnh vực hoạt động. Việt Nam cũng có hệ thống cung cấp điện cũ kỹ hàng
chục năm, tuy nhiên chưa được đầu tư và phát triển đúng mức.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 5
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
Một trong những rào cản chính để thực hiện các dự án phát điện thành
công được xác định là thiếu các mô hình kinh doanh thương mại trong ngành
điện, thiếu hỗ trợ của Chính phủ để thúc đẩy hiệu quả công nghệ năng lượng và
tài trợ cho các dự án như vậy. Hiện tại Việt Nam không xác định rõ ràng về
chính sách năng lượng và năng lượng tái tạo hiệu quả cũng như phân định các
cơ quan và các chương trình quản lý liên quan đến năng lượng. Tất cả các hoạt
động liên quan đến nghiên cứu chính sách năng lượng thuộc trách nhiệm của Bộ
Khoa học và Công nghệ.
Mục tiêu của tiểu luận nhằm so sách các giải pháp và chính sách năng
lượng ở Việt Nam và các nước lân cận cụ thể như Thái Lan, Singapore,
Malaysia và từ đó đề xuất ý kiến cá nhân người viết về các định hướng tương
lai.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 6
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
1.1. Tình hình năng lượng Việt Nam
• Năm 2005
− Cường độ năng lượng: 500 kgOE/1000 USD;
− Tiêu thụ năng lượng trên đầu người: 250 kg TOE/năm;
− Tiêu thụ điện năng trên đầu người: 540 kWh/năm.
• Năm 2009
− Cường độ năng lượng: 650 kgOE/1000 USD;
− Tiêu thụ năng lượng trên đầu người: 350 kg TOE/năm;
− Tiêu thụ điện năng trên đầu người: 950 kWh/năm.
STT NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHAI THÁC ĐỂ SX
ĐIỆN NĂNG
1 Than: 3,88 tỷ tấn 6-8 triệu tấn
2 Dầu: 2,3 tỷ tấn (615-957 tỷ tấn proven)
3 Khí: 1.207-1.507 tỷ m
3
(600 tỷ m
3
proven)
12 tỷ m
3
4 Thủy điện: 50-70 tỷ kWh 50-60 tỷ kWh
5 Quặng Uranium: 218.167 MT U3
6 Nguồn địa nhiệt: 200-400 MW
7 Năng lượng sinh khối: 43-46 TOE/năm
1.2. Nhận xét về lĩnh vực năng lượng Việt Nam
− Tiêu thụ năng lượng đầu người thấp;
− Sử dụng năng lượng tiết kiệm cả phía nhu cầu và cung cấp đều thấp,
cường độ năng lượng cao;
− Hệ số đàn hồi năng lượng khoảng 1,46;
− Cường độ năng lượng trong ngành công nghiệp là: 600-700 kgOE/1000
USD;
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 7
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
− Môi trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân vào lĩnh
vực năng lượng;
− Giá năng lượng chưa hợp lý khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả;
− Đầu tư không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền
kinh tế.
1.3. Hiện trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở
Việt Nam hiện tăng ở mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở
các nước phát triển, tỉ lệ này chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của Việt
Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm
2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một
mức tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 11,7%/năm. Dự kiến, Việt
Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015.
Căn cứ vào cơ cấu tiêu thụ năng lượng có thể thấy nhu cầu năng lượng ở
nước ta đang tăng khá nhanh. Nếu lấy số liệu so sánh trong khoảng thời gian
giữa 2 năm 1990 và năm 2007, thì tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đã tăng từ
16,76 triệu tấn dầu qui đổi (TOE) lên 40,75 triệu TOE, trong đó tiêu thụ than
tăng từ 7,9% lên 14,9%; xăng dầu tăng từ 14,8% lên 34,4%; khí đốt tăng từ
0,03% lên 1,33%; điện tăng từ 3,2% lên 12,9%.
Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng lại rất lớn và hiệu quả sử
dụng năng lượng còn rất thấp. Cụ thể, trong khâu sản xuất ra năng lượng, hiệu
suất sử dụng năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28 - 32% (thấp hơn
mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt chừng 60% (thấp
hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%).
Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu quả
càng trầm trọng. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn
50% số năng lượng phát ra), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản
phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những
nước trong khu vực. Theo tính toán cường độ năng lượng trong công nghiệp của
nước ta cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 đến 1,7 lần (nghĩa là để làm
ra một giá trị sản phẩm như nhau, nước ta phải dùng nhiều hơn họ gấp 1,5 đến
1,7 lần năng lượng). Ví dụ để sản xuất 1 tấn thép từ quặng, các nhà máy thép
của ta cần 11,32 - 13,02 triệu Kcal thì các nước tiến tiến chỉ cần 4 triệu Kcal, tái
chế thép phế liệu, ta cần 2,82 triệu Kcal, thế giới chỉ cần 2 triệu Kcal.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 8
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
Việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả và lãng phí chính là tiềm năng
tiết kiệm năng lượng (TKNL) khi được đưa vào nề nếp. Theo những điều tra
tính toán của Bộ Công Thương, ở các ngành công nghiệp nặng (xi măng, sắt
thép, hóa chất, sành sứ ), công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng tiêu dùng), công
nghiệp thực phẩm (đông lạnh, chế biến) tiềm năng TKNL có thể lên tới trên
20%, các lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới trên
30%. Khu vực sinh hoạt và dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ do
tình hình lãng phí năng lượng đang rất phổ biến.
Việc sử dụng năng lượng không hiệu quả có nhiều nguyên nhân như công
nghệ lạc hậu, các thiết bị sản xuất cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá
nhiều trong khâu chuyển tải. Công tác quản lý việc sử dụng năng lượng trong
doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức và một điều rất quan trọng là sự thiếu
hiểu biết, chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng ở mỗi tổ chức, cá nhân trong xã
hội.
1.4. Quan điểm chính sách năng lượng Việt Nam
− Khai thác đa dạng, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước,
kết hợp với xuât khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần tiến đến không xuất
khẩu nhiên liệu sơ cấp, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế
- xã hội, bảo tồn nhiên liệu và bảo đảm an ninh năng lượng cho tương lai.
− Phát triển các công trình mới đồng thời với việc cải tạo, nâng cấp các
công trình cũ. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu từ
sản xuất đến truyền tải, chế biến và sử dụng năng lượng.
− Phát triển năng lượng đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường
sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững ngành năng lượng.
− Từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh, đa dạng hóa
phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành năng lượng. Nhà nước chỉ
giữ độc quyền những khâu then chốt để đảm bảo an ninh năng lượng quốc
gia.
− Đẩy mạnh chương trình năng lượng nông thôn. Nghiên cứu phát triển các
dạng năng lượng mới cà tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng
lượng, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
− Phát triển nhanh ngành năng lượng theo hướng đồng bộ, hiệu quả, trên cơ
sở phát huy nguồn nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 9
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
− Phát triển dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên
năng lượng mỗi miền; đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, an toàn cho nhu
cầu năng lượng tất cả các vùng trong toàn quốc.
− Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nguồn điện trên
cơ sở tiềm năng năng lượng sẵn có ở Việt Nam, hạn chế phụ thuộc vào
năng lượng nhập khẩu.
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG CÁC QUỐC GIA TRONG
VÙNG
2.1 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA SINGAPORE
Với mục tiêu rõ ràng, việc xây dựng chính sách năng lượng được Bộ
Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore xây dựng phát triển thành một
khuôn khổ chính sách năng lượng quốc gia, qua đó phấn đấu duy trì sự cân bằng
giữa các mục tiêu chính sách kinh tế, khả năng cạnh tranh, an ninh năng lượng
và tính bền vững môi trường. Để đáp ứng mục tiêu về tăng trưởng kinh tế trong
khi bảo vệ an ninh năng lượng và môi trường tự nhiên, Singapore tập trung xây
dựng dựa trên sáu chiến lược chính:
Chiến lược 1: Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh
Singapore cam kết thúc đẩy thị trường cạnh tranh. Điều này sẽ giúp giữ
giá năng lượng hợp lý và đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh tế của họ. Thị
trường hóa ngành điện và các khí đốt, và cho phép mở rộng thị trường bán lẻ
điện. Nếu gặp thất bại tại thị trường, họ sẽ điều chỉnh và áp đặt các tiêu chuẩn,
quy định. Khuyến khích khu vực tư nhân đổi mới và từ đó đạt được mục tiêu an
ninh. năng lượng.
Chiến lược 2: Đa dạng nguồn cung năng lượng
Là 1 quốc gia không có tài nguyên, việc đa dạng hóa nguồn cung năng
lượng sẽ giúp bảo vệ họ chống lại sự gián đoạn nguồn cung cấp, tăng giá và áp
lực từ các nguồn cung cấp. Trong thị trường cạnh tranh, các công ty tự sẽ có các
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 10
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
biện pháp đa dạng hóa nguồn cung, giảm rủi ro của họ. Vai trò của Chính phủ
Singapre là tạo ra một khung mở và linh hoạt cho phép việc đa dạng hóa nguồn
cung diễn ra thuận lợi. Đối với Singapore, cũng có những thách thức thực tế để
đa dạng hoá do thủy điện, năng lượng hóa thạch và gió không có sẵn, trong khi
năng lượng hạt nhân là không khả thi do đất nước nhỏ. Năng lượng mặt trời và
than có, nhưng rào cản chi phí về công nghệ và môi trường là không nhỏ. Tuy
nhiên, Singapore không xác định các loại hình năng lượng chủ lực do quan điểm
công nghệ cải thiện nguồn năng lượng, loại hình không khả thi đối với
Singapore ngày hôm nay có thể trở thành lựa chọn khả thi tương lai.
Chiến lược 3: Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng
Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng là một chiến lược quan trọng, qua
đó có đạt được tất cả ba mục tiêu của chính sách năng lượng của Singapore. Sử
dụng tối thiểu năng lượng để có được cùng một sản lượng sẽ giảm sự phụ thuộc
vào nhập khẩu năng lượng và tăng cường an ninh năng lượng, trong khi giảm
chi phí kinh doanh, ô nhiễm và phát thải CO2. Chính phủ đã ban hành một hệ
thống sử dụng hiệu quả năng lượng văn phòng (E2PO) và áp dụng toàn quốc
gia. Kế hoạch sử dụng năng lượng hiệu quả được gọi là năng lượng hiệu quả
Singapore (E2 Singapore).
Chiến lược 4: Xây dựng ngành công nghiệp năng lượng và đầu tư nghiên
cứu và phát triển năng lượng (R & D)
Singapore xác định sẽ biến thách thức thành cơ hội xây dựng ngành công
nghiệp năng lượng bởi vị trí nền kinh tế của họ trên thế giới, đồng thời để đáp
ứng nhu cầu gia tăng toàn cầu và khu vực về năng lượng. Họ dự định tăng công
suất lọc dầu để củng cố vị thế là trung tâm dầu hàng đầu của châu Á, đồng thời
mở rộng phạm vi kinh doanh các sản phẩm năng lượng bao gồm khí thiên nhiên
hóa lỏng (LNG), nhiên liệu sinh học và mua bán quyền phát thải carbon. Họ
cũng định hướng phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, bao gồm
năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học và các tế bào nhiên liệu. Việc đẩy mạnh
khả năng nghiên cứu và phát triển (R & D) nhằm hỗ trợ phát triển ngành công
nghiệp năng lượng ở khu vực này, cũng sẽ cho phép họ phát triển các giải pháp
nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng của Singapore.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 11
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
Chiến lược 5: Từng bước hợp tác quốc tế
Với diện tích đất hạn hẹp và sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, điều
quan trọng trong chính sách năng lượng của họ bao gồm nỗ lực thúc đẩy hợp tác
quốc tế và khu vực về các lợi ích năng lượng hơn nữa. Để tăng cường an ninh
năng lượng, Singapore tiếp tục tích cực tham gia các sáng kiến khác nhau liên
quan đến năng lượng tại các diễn đàn lớn, bao gồm các Hiệp hội của các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Các hoạt động chống
biến đổi khí hậu cần phải được thực hiện tại cấp quốc tế, do đó Singapore cũng
tham gia tích cực vào Công ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC), cũng như tham gia thảo luận quốc tế về biến đổi khí hậu tại các
diễn đàn khác.
Chiến lược 6: Xác định phương pháp tiếp cận cho cả chính phủ
Sự phức tạp gia tăng và tầm quan trọng trong chiến lược của chính sách
năng lượng đòi hỏi nỗ lực của toàn chính phủ. Kết nối các cơ quan trong việc
xây dựng chính sách năng lượng của Singapore bắt đầu với sự hình thành của
các EPG trong tháng ba năm 2006. EPG đóng vai trò của xây dựng và phối hợp
chính sách năng lượng và chiến lược của Singapore. Ngoài sự phát triển chính
sách năng lượng quốc gia theo khuôn khổ sáu chiến lược nêu trên, các EPG
nghiên cứu một loạt các vấn đề năng lượng bao gồm các lĩnh vực năng lượng và
giao thông; hiệu quả năng lượng, biến đổi khí hậu, ngành công nghiệp năng
lượng, năng lượng R &D; và thu hút các đối tác quốc tế đầu tư vào lĩnh vực
năng lượng. Việc điều chỉnh bộ máy cũng được thực hiện, chẳng hạn như việc
thành lập Phòng năng lượng mới trong MTI, việc mở rộng thị trường năng
lượng Authority (EMA), và chương trình tạo ra năng lượng sạch cho Văn phòng
(CEPO). Chính phủ cũng đã thành lập Viện Nghiên cứu Năng lượng (ESI) tại
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) để thúc đẩy và phát triển nghiên cứu định
hướng chính sách về kinh tế, môi trường và quan hệ quốc tế trong các lĩnh vực
năng lượng, cũng như góp phần vào đối thoại năng lượng và hợp tác trong khu
vực.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 12
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
2.2 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA THÁI LAN
Tầm nhìn
Văn phòng Kế hoạch và các chính sách năng lượng (EPPO) là cơ quan
quan trọng trong việc quản lý, điều hành chính sách năng lượng quốc gia, minh
bạch trong việc xác định nguyên tắc, quy hoạch, và đưa ra xem xét phục vụ sự
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, nhấn mạnh sự tham gia của các bên liên
quan và mạng lưới hỗ trợ, và được công nhận là một tổ chức cấp quốc gia và
quốc tế.
Sứ mệnh
Văn phòng Kế hoạch và các chính sách năng lượng sẽ phát triển chính
sách năng lượng, kế hoạch cũng như phối hợp thực hiện các chính sách theo quy
định, bao gồm cả giám sát và đánh giá việc thực hiện. EPPO cũng sẽ thúc đẩy
hợp tác với các nước khác có liên quan đến quản lý năng lượng, phát triển và
thúc đẩy bảo tồn năng lượng và hiệu quả năng lượng, theo các nhiệm vụ được
cho phép sau:
1. Đề xuất chính sách năng lượng và các kế hoạch quản lý và phát triển năng
lượng của đất nước;
2. Đưa ra các biện pháp về bảo tồn năng lượng và nguồn năng lượng thay thế,
và xác định khuôn khổ phân bổ ngân sách cho việc bảo tồn năng lượng và phát
huy năng lượng thay thế;
3. Chỉ định các biện pháp để giải quyết và ngăn ngừa tình trạng thiếu dầu;
4. Phối hợp, theo dõi, đánh giá kết quả của việc thực hiện theo chính sách năng
lượng và quản lý và phát triển các kế hoạch năng lượng của đất nước, cũng như
quản lý các quỹ năng lượng;
5. Quản lý thông tin công nghệ năng lượng và dự báo về xu hướng năng lượng
quốc gia;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, hoặc được phân
công của Bộ Năng lượng hoặc nội các.
Mục tiêu:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách năng lượng được công nhận
và có hệ thống quy trình quản lý nguồn cung năng lượng phù hợp với thực tế
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 13
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
năng lượng quốc gia và thế giới, qua đó đảm bảo an toàn năng lượng và tăng
cường cung cấp năng lượng với giá cả phù hợp cho đất nước;
2. Phát triển mạng lưới điều phối, và khuyến khích sự tham gia của tất cả
các bên liên quan trong việc thực hiện các chính sách và kế hoạch năng lượng có
hiệu quả hơn, bao gồm cả việc gia nhập các hiệp định hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực năng lượng, từ đó góp phần đạt được các mục tiêu đặt ra trong chính sách và
kế hoạch năng lượng;
3. Cải cách cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng nhằm tăng sức cạnh
tranh trên một sân chơi bình đẳng;
4. Báo cáo định kỳ, thường xuyên, kết quả của tình hình năng lượng theo-
dõi và các giám sát đánh giá / các chính sách năng lượng và thực hiện kế hoạch,
bao gồm cả việc thiết lập một hệ thống trung tâm thông tin năng lượng quốc gia
được cập nhật liên tục;
5. Tăng cường năng lực của EPPO để được công nhận trong nước và quốc
tế như là một tổ chức tuân thủ các nguyên tắc, có tính đến môi trường và hoạt
động minh bạch, nhấn mạnh sự tham gia của các bên liên quan và mạng lưới, và
như là một tổ chức nghiên cứu.
Chiến lược:
1. Tích cực hỗ trợ về mặt xây dựng chính sách liên quan đến cung cấp năng
lượng, năng lượng thay thế và năng lượng mới;
2. Tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo tồn năng lượng,
thông qua việc áp dụng các biện pháp chủ động, quy định giám sát, cung cấp các
biện pháp khuyến khích, tuyên truyền ý thức bảo tồn năng lượng, và cải thiện
hành vi tiêu thụ năng lượng;
3. Xúc tiến quảng bá và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát triển
các chính sách và biện pháp về khía cạnh môi trường và an toàn liên quan tới
năng lượng;
4. Tăng tốc độ tinh giản hệ thống quản lý và tăng cường phát triển hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực năng lượng;
5. Tăng cường sự tham gia của tất cả các bên liên quan và cải thiện mạng lưới
hợp tác năng lượng quốc gia;
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 14
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
6. Cải thiện tổ chức và quản lý nội bộ hệ thống của EPPO là một tổ chức học tập
trong đó có những kiến thức và khả năng được công nhận.
Nhiệm vụ:
Văn Phòng Kế hoạch và Các chính sách năng lượng (EPPO) được giao
phó nhiệm vụ chủ yếu trong luật Hội đồng Chính sách năng lượng quốc gia,
BE 2535 (1992); Nghị định khẩn cấp về phòng chống thiếu hụt nhiên liệu dầu,
BE 2516 (1973); Luật đẩy mạnh bảo tồn năng lượng BE 2535 (1992); và Quy
chế Tổ chức hoạt động Văn Phòng Kế hoạch và Chính sách năng lượng, Bộ
Năng lượng (2008), ban hành theo quy định của Luật Quản lý Nhà nước,
BE 2534 (1991) đã được sửa đổi lần 5 lần, B.E. 2545 (2002). Các quyền hạn và
nhiệm vụ của EPPO theo luật pháp đề cập có thể được tóm tắt như sau:
Theo Đạo luật năng lượng Hội đồng chính sách quốc gia, BE 2535 (1992),
được điều chỉnh lần 2, B.E. 2550 (2007) và lần 3, B.E. 2551 (2008)
1. Nghiên cứu và phân tích chính sách năng lượng, quản lý năng lượng và kế
hoạch phát triển của đất nước để trình lên Hội đồng Chính sách năng lượng quốc
gia (NEPC);
2. Theo dõi, đánh giá và hành động như đầu mối phối hợp và hỗ trợ thực hiện
chính sách năng lượng, quản lý năng lượng và kế hoạch phát triển của đất nước;
3. Soạn thảo thông tin và theo dõi chuyển biến tình hình năng lượng;
4. Phân tích xu hướng và đánh giá những tác động có thể để thực hiện các
khuyến nghị về chính sách năng lượng, quản lý năng lượng và kế hoạch phát
triển của đất nước cũng như các số liệu thống kê năng lượng phổ biến.
5. Thực hiện bất kỳ nhiệm vụ khác có thể được phân công của Thủ tướng Chính
phủ hoặc các NEPC. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ theo Luật NEPC với tư
cách là thư ký cho NEPC, EPPO cũng là thư ký cho Uỷ ban về chính sách năng
lượng chính (CEPA), thủ trưởng được bổ nhiệm theo Luật NEPC và của Bộ
trưởng Bộ Năng lượng, cơ quan chính phủ đóng vai trò là thành viên Ủy
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 15
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
ban. CEPA là để hỗ trợ cho việc kiểm tra công việc liên quan đến quản lý năng
lượng và phát triển trước khi trình NEPC để xem xét thêm.
Theo Đạo luật Hành chính Nhà nước, B.E. 2534 (1991) đã được sửa
đổi lần 5, B.E. 2545 (2002)
Văn phòng quy hoạch các chính sách năng lượng và giới thiệu bao gồm cả các
biện pháp liên quan đến năng lượng để đảm bảo nguồn cung cấp thích hợp, đầy
đủ và hiệu quả năng lượng tương ứng với các tình huống của đất nước.
Về vấn đề này, EPPO có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
1. Kiến nghị về chính sách năng lượng quốc gia, quản lý năng lượng và kế
hoạch phát triển;
2. Thiết lập các biện pháp bảo tồn năng lượng và năng lượng thay thế và xác
định khuôn khổ cho việc phân bổ ngân sách cho việc bảo tồn năng lượng và phát
huy năng lượng thay thế;
3. Xác định các biện pháp để giải quyết và ngăn ngừa tình trạng thiếu dầu;
4. Phối hợp, theo dõi, đánh giá kết quả của việc thực hiện theo quy định của
chính sách năng lượng và năng lượng quản lý và phát triển các kế hoạch của đất
nước, cũng như quản lý quỹ năng lượng;
5. Quản lý thông tin năng lượng công nghệ và dự báo về xu hướng năng lượng
quốc gia
6. Thực hiện bất kỳ nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật là quyền hạn và
nhiệm vụ của EPPO, hoặc là phân công của Bộ Năng lượng hoặc nội các.
Theo Nghị định khẩn cấp về phòng chống thiếu hụt nhiên liệu dầu,
BE 2516 (1973), được sửa đổi lần 3, B.E. 2520 (1977):
Nghị định khẩn cấp về phòng chống thiếu hụt nhiên liệu dầu, BE 2516 (1973)
cung cấp cho Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chỉ định rộng rãi trong các
biện pháp để giải quyết và ngăn ngừa tình trạng thiếu dầu. EPPO, là một cơ
quan thuộc Bộ Năng lượng, được giao nhiệm vụ đề xuất kiến nghị về chính sách
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 16
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
và biện pháp về giá dầu và Quỹ dầu, phối hợp thực hiện theo Nghị định khẩn
cấp.
Như vậy đến nay, luật hỗ trợ thuận lợi cho việc thiết lập các giá dầu và cho việc
thành lập "Quỹ dầu." EPPO, do đó, nhận trách nhiệm trực tiếp để xác định
khuôn khổ cho việc quản lý Quỹ dầu.
Theo Đạo luật bảo tồn năng lượng, B.E. 2535 (1992), được điều chỉnh
lên đến 2 số, B.E. 2550 (2007):
Quyền hạn và trách nhiệm của các NEPC liên quan đến bảo tồn năng lượng
được quy định trong luật này. EPPO, với tư cách là thư ký cho NEPC, có nhiệm
vụ giới thiệu và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo Đạo Luật này, cụ thể,
kiến nghị về chính sách, kế hoạch và biện pháp về bảo tồn năng lượng cũng như
quản lý của Quỹ Xúc tiến bảo tồn năng lượng . Quỹ này được thành lập với mục
tiêu cung cấp các biện pháp thúc đẩy sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng;
để thúc đẩy sản xuất năng lượng-hiệu quả cao, thiết bị, máy móc, thiết bị; thúc
đẩy học tập, nghiên cứu và phát triển liên quan đến bảo tồn năng lượng và giải
pháp cho vấn đề môi trường từ sự phát triển năng lượng và thúc đẩy sản xuất và
sử dụng năng lượng thay thế và mới.
2.3 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA MALAYSIA
Trong suốt những năm qua, chính phủ Malaysia đã xây dựng một số chính sách
và chương trình năng lượng để đảm bảo độ tin cậy dài hạn, cung cấp an ninh
năng lượng phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước. Các chính sách
năng lượng khác nhau bao gồm Chính sách năng lượng quốc gia (1979), Chính
sách suy giảm năng lượng và nhiên liệu (1980), Chính sách đa dạng hóa (1981
& 1999), trong khi các chương trình năng lượng khác nhau liên quan là năng
lượng tái tạo và chương trình hiệu quả năng lượng. Chính sách năng lượng quốc
gia có ba mục tiêu chính.
1. Mục tiêu chính đầu tiên là đảm bảo đầy đủ, an toàn và hiệu quả năng
lượng cung cấp bằng việc phát triển nguồn năng lượng (cả không tái tạo
và tái tạo) bằng cách sử dụng các tùy chọn chi phí thấp nhất và đa dạng
hóa nguồn cung
2. Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng và khuyến
khích và không sản xuất loại hình tiêu thụ lãng phí năng lượng
3. Mục tiêu cuối cùng là để đảm bảo rằng môi trường không bị bỏ quên
trong việc thực hiện các mục tiêu.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 17
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
Mặt khác, Chính sách suy giảm năng lượng quốc gia nhằm bảo tồn nguồn
tài nguyên năng lượng của đất nước, đặc biệt là dầu và khí đốt, là những tài
nguyên hữu hạn và không thể tái tạo. Về mặt này, lượng sản xuất dầu thô được
giới hạn trung bình 630.000 thùng / ngày (bpd) trong khi việc tiêu thụ khí đốt
trong Bán đảo Malaysia được giới hạn trong khoảng 32.000 triệu USD mỗi ngày
[2].
Chính sách đa dạng hóa nhiên liệu ở Malaysia được tiếp tục xem xét để
đảm bảo rằng đất nước không quá phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất năng
lượng. Kể từ Năm 1980, ngành năng lượng của Malaysia đã được hướng dẫn
theo bốn chiến lược đa dạng hóa nhiên liệu. Chiến lược này được xây dựng sau
hậu quả của khủng hoảng dầu mỏ quốc tế hai và khủng hoảng giá nhiên liệu
trong năm 1973 và 1979, trong thời gian đó, ngành năng lượng của Malaysia đã
bị phụ thuộc nhiều vào một nguồn năng lượng cụ thể là dầu mỏ. Đối mặt với
khả năng của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, chính phủ kêu gọi đa dạng
hóa các nguồn năng lượng: bắt đầu từ dầu, phát triển thủy điện nhiều hơn và sử
dụng khí đốt tự nhiên và than đá nhiều hơn. Thời gian đó, các thủy điện lớn
trong nước chưa được khai thác, trữ lượng khí tự nhiên và than đá được xem là
tài nguyên phong phú có sẵn với mức giá thấp và ổn định. Kết quả của chiến
lược này, Malaysia đã nghiêng mạnh từ một nước gần 90% phụ thuộc vào dầu
mỏ vào năm 1980 xuống dưới 15% hiện nay.
Chính phủ đã ban hành 4 chính sách năng lượng để tránh sự phụ thuộc
vào một nguồn nhiên liệu cụ thể. Xem xét thực tế là nhu cầu năng lượng tại
Malaysia đang phát triển với tốc độ khoảng 5-6% / năm, so với nguồn năng
lượng truyền thống hữu hạn, chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của việc đa
dạng hóa hơn nữa các nguồn năng lượng từ nhiều nguồn năng lượng khác.
Để đảm bảo tính bền vững của nguồn tài nguyên năng lượng và giảm phát
thải khí nhà kính, kế hoạch chính phủ lần 8 (2001-2005) đã thay đổi chính sách
bốn-nhiên liệu thành chính sách năm nhiên liệu với việc bổ sung năng lượng tái
tạo là nguồn nhiên liệu thứ năm vào năm 1999 [6]. Vvề lâu dài, mục đích của
chương trình là để tạo ra 5% điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2005.
Để phối hợp việc thực hiện các chính sách năng lượng khác nhau , liên quan đến
chương trình năng lượng tại Malaysia, công ty phi lợi nhuận tên là Trung tâm
Năng lượng Malaysia (PTM) đã được thành lập vào tháng 6 năm 1999. Công ty
này đã thuộc quản lý của Bộ Năng lượng, Truyền thông và đa phương tiện với
mục tiêu:
1. Thiết lập và quản lý mạng lưới thông tin năng lượng và CSDL, công bố kịp
thời và rộng rãi;
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 18
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
2. Hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chính sách năng lượng và các sáng kiến
để duy trì chiến lược tăng trưởng quốc gia;
3. thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng trong tất cả các
thành phần kinh tế;
4. Phối hợp và linh động trong định hướng thị trường, nghiên cứu và phát triển
nhằm hỗ trợ chương trình chiến lược năng lượng quốc gia.
5. Xúc tác cho sự phát triển của công nghệ năng lượng quốc gia
Theo Trung tâm Năng lượng Malaysia Malaysia, hai dự án chính thực
hiện là Dự án cải thiện hiệu quả công nghiệp năng lượng (MIEEIP) và Nhà máy
phát điện sinh khối của Công nghiệp Dầu Malaysia (Biogen)
Chính sách tại Malaysia hiện đang thực hiện:
Biogen dự án giai đoạn I
Biogen dự án, giai đoạn II
Luật Cung cấp điện
Năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo (lần thứ IX Malaysia Kế hoạch 2006-
2010)
Hướng dẫn sử dụng hiệu quả năng lượng
Chính sách năng lượng trong Kế hoạch Malaysia 8 / Chính sách năm nhiên liệu
Các quy định về chất lượng môi trường (Clean Air)
Chất lượng môi trường (Open Burning)
Luật Chất lượng môi trường
Dự án cải thiện hiệu quả Công nghiệp năng lượng
Dự án MBIPV
Bản ghi nhớ về sự hiểu biết về công nghệ sinh khối mới
Dự án MIEEIP
Chính sách nhiên liệu sinh học quốc gia
Chính sách năng lượng quốc gia
Chính sách lâm nghiệp quốc gia
Chính sách quốc gia về môi trường
Luật Giao thông đường bộ
Chương trình Năng lượng tái tạo (SREP)
Tầm nhìn 2020
2.4 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM
Tháng 8 năm 2004, thủ tướng Chính phủ được ban hành văn bản “Định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 19
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
của VN). Đây là chiến lược khung gồm các định hướng lớn, làm cơ sở pháp lý
cho việc xây dựng chiến lược và chính sách phát triển năng lượng quốc gia.
Quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lược, chính sách năng lượng
Việt Nam:
Việc đánh giá tác động về chiến lược, chính sách năng lượng Việt Nam
liên quan đến phát triển bền vững ở tầm quốc gia cần dựa vào “Chương trình
Nghị sự 21” . Các điểm cơ bản về phát triền bền vững là:
8 nguyên tắc phát triển bền vững
1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững
2. Phát triển kinh tế là ưu tiên số 1 trong thời kỳ trước mắt.
3. Bảo vệ và cải thiện môi trường cần phải gắn liền với phát triển bền vững.
4. Phát triển cần đảm bảo nhu cầu hiện tại nhưng không được ảnh hưởng xấu
đến thế hệ tương lai.
5. Khoa học và công nghệ là cơ sở cho phát triển bền vững.
6. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và tất cả các tổ
chức xã hội.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế song song với bảo vệ chủ quyền quốc gia.
8. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường và bảo vệ
đất nước
Các hành động ưu tiên:
1. Kinh tế:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
- Chuyển đổi công nghệ sản xuất và tiêu dùng sang các dạng sạch hơn và thân
thiện với môi trường.
- Thực hiện công nghiệp hóa sạch.
- Bảo đảm phát triển bền vững nông thôn và nông nghiệp.
- Bảo đảm phát triển bền vững các vùng và các địa phương.
2. Xã hội
- Chú trọng công tác xóa nghèo đói và phấn đấu cho công bằng xã hội.
- Chú trọng công tác kế hoạch hóa gia đình. Phát triển y tế và giáo dục.
- Kiểm soát quá trình đô thị hóa và di dân.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 20
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
- Nâng cao chất lượng giáo dục
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế
3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
- Chống thoái hóa đất.
- Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Bảo vệ môi trường biển và phát triển tài nguyên biển.
- Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- Khai thác hợp lý và bảo tồn tài nguyên khoáng sản.
- Giảm ô nhiễm không khí.
- Tăng cường xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại.
- Duy trì đa dạng sinh học.
- Giảm biến đổi khí hậu và thiên tai
Các hành động ưu tiên đối với phát triển năng lượng bền vững
- Tăng cường cơ sở pháp luật cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
năng lượng và bảo vệ môi trường. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý ngành
năng lượng, tăng cường năng lực xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển
năng lượng.
- Lựa chọn công nghệ sản xuất và sử dụng tối ưu các loại hình năng lượng; lựa
chọn các công cụ chính sách, xây dựng các chương trình phát triển nhằm thực
hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững.
- Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng các hệ thống
năng lượng không gây hại cho môi trường, bao gồm các nguồn năng lượng mới
và nguồn năng lượng có khả năng tái sinh. Khuyến khích sử dụng các công nghệ
tiêu tốn ít năng lượng và tích cực thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng.
Ưu tiên cho việc phát triển nguồn năng lượng có khả năng tái sinh thông qua
việc khuyến khích tài chính và các cơ chế chính sách khác trong chiến lược phát
triển năng lượng quốc gia.
- Cần có các giải pháp cụ thể về công nghệ và tổ chức quản lý cho từng phân
ngành năng lượng nhằm thực hiện các chương trình, dự án làm giảm tác động
tiêu cực đối với môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng
năng lượng.
- Tham gia tích cực các hoạt động hợp tác và trao đổi quốc tế liên quan đến
Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc năm 1992 mà Việt
Nam đã ký kết tham gia ngày 16 tháng 11 năm 1994 và hiện là thành viên của
Công ước này. Nhập khẩu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của nước
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 21
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
ngoài trong lĩnh vực khai thác, rửa và chế biến than. Đưa vốn và áp dụng công
nghệ tiên tiến của nước ngoài để cải tạo và nâng cấp công nghệ cho ngành công
nghiệp than.
Về mặt pháp lý, hiện nay Việt Nam chưa công bố văn bản chính thức
về chiến lược phát triển năng lượng. Tuy nhiên, các nội dung chiến lược đã
được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng CSVN, các quyết định của
Chính phủ và trong các luật có liên quan như Luật Khoáng sản, Luật Dầu
khí, Luật Điện lực cũng như Tổng sơ đồ phát triển các ngành dầu khí, than,
điện lực.
Đề xuất định hướng chiến lược phát triển bền vững năng lượng Việt Nam
Chiến lược phát triển năng lượng là một bộ phận quan trọng trong chiến
lược phát triển bền vững của quốc gia. Phát triển bền vững quốc gia là quá trình
có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường .
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn
định, thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường
sống.
Phát triển năng lượng bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được
yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ mai sau về năng lượng.
Quan điểm về xây dựng chiến lược phát triển năng lượng bền vững:
1. Nâng cao khả năng cung cấp năng lượng trên cơ sở đa dạng hóa các
nguồn cung cấp năng lượng, tăng cường khai thác phát triển các nguồn nội địa
như thủy năng, than, dầu, khí,… ưu tiên mở rộng hợp tác tác năng lượng khu
vực.
2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được coi như là một nguồn
cung cấp năng lượng quan trọng nhất hiện nay, khi trình độ công nghệ sử dụng
năng lượng của ta còn thấp, tiềm năng tiết kiệm năng lượng khá lớn.
3. Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới và tái tạo. Năng lượng mới và tái
tạo là nguồn tài nguyên quý giá, là nguồn năng lượng sạch, gần như vô tận, sử
dụng phổ biến ở quy mô gia đình, có sẵn ở mọi nơi.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 22
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
4. Chủ động hội nhập quá trình phát triển năng lượng quốc tế và khu vực
theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, bảo vệ độc lập tự chủ, bảo đảm nhu cầu
năng lượng và bảo vệ môi trường.
Định hướng chiến lược phát triển năng lượng bền vững:
Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò và quan điểm về xây dựng chiến lược
phát triển năng lượng bền vững, đề xuất những định hướng chủ yếu về chiến
lược phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam như sau:
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
An ninh năng lượng (ANNL) quốc gia được hiểu là đảm bảo cung cấp đầy đủ,
liên tục các dạng năng lượng cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước.
• Quan điểm về ANNL
An ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong
chính sách năng lượng quốc gia. Để đảm bảo ANNL cần thiết phải kết hợp giữa
việc khai thác sử dụng nguồn năng lượng trong nước, nhập khẩu năng lượng từ
những nguồn cung cấp ổn định, giảm sự phụ thuộc vào những loại năng lượng
nhập khẩu có tính nhạy cảm cao nhất là dầu mỏ.
Đảm bảo dự trữ đầy đủ năng lượng nhiên liệu hoá thạch trong nước (than, dầu,
khí) trên quan điểm tối ưu hoá sử dụng và tăng độ sẵn sàng dự trữ năng lượng.
• Giải pháp đảm bảo ANNL
Để đảm bảo ANNL cho sự phát triển, các ngành cụ thể: điện, dầu, khí, than,
cần đề ra những giải pháp ưu tiên:
o An ninh cung cấp điện
Nguồn điện hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và có dự trữ, nhưng
nhu cầu điện đang tăng nhanh, cần quản lý và thực hiện qui hoạch phù hợp
nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu điện; hệ
thống phải có dự trữ hợp lý; hạn chế các sự cố mất điện và đảm bảo chất lượng
điện (tần số, điện áp). Trong tương lai, nguồn thủy năng và nhiên liệu hoá thạch
ngày càng cạn kiệt; Việt nam đang đề xuất phương án xây dựng nhà máy điện
nguyên tử, tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 23
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
Về mặt tổ chức quản lý, Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và
thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực. Tổng công ty Điện lực
chịu trách nhiệm chính trong phát triển và vận hành hệ thống điện.
o An ninh cung cấp sản phẩm dầu
Xăng dầu là dạng năng lượng chiến lược được sử dụng rộng rãi trong các
ngành kinh tế; xăng dầu ở Việt Nam trước tới nay chủ yếu là nhập khẩu, một
biến động về cung cấp xăng dầu có ảnh hưởng to lớn đến sản xuất và đời sống
xã hội.
Vì vậy, để đảm bảo ANNL cần có giải pháp ưu tiên đặc biệt đối với cung
cấp xăng dầu, cụ thể là:
- Tăng cường công tác thăm dò tìm kiếm để năng cao trữ lượng và khả năng
khai thác dầu mỏ trong nước; đâỷ nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy lọc dầu;
đa dạng hoá nguồn nhập khẩu xăng dầu, kết hợp hài hòa giữa sản lượng trong
nước và nhập khẩu nhằm kéo dài nguồn cung trong nước trong kế hoạch trung
và dài hạn.
- Quy hoạch và xây dựng các kho dầu dự trữ chiến lược đối với các đơn vị kinh
doanh xăng dầu và kho dầu dự trữ quốc gia với 30 ngày dự trữ vào năm 2010,
60 ngày dự trữ vào năm 2020.
- Đẩy mạnh ngành hóa học khí đốt để chuyển hóa khí thành nhiên liệu lỏng hoặc
khuyến khích dùng khí đốt làm nhiện liệu cho giao thông vận tải, thiết bị động
cơ dưới dạng khí nén,…
o An ninh cung cấp khí đốt
Khí được dùng cho sản xuất điện, phân bón và các ngành công nghiệp khác;
ngoài ra còn sử dụng cho đun nấu. Các giải pháp an ninh cung cấp khí đốt được
ưu tiên:
- Tăng cường tìm kiếm nguồn khí mới, bao gồm khí đốt truyền
thống, khí than… khai thác nguồn khí hiện có, đảm bảo cung cấp
khí ổn định cho các hộ tiêu thụ khí.
- Xây dựng hệ thống đường ống liên kết giữa các khu vực trong nước
và tham gia hệ thống đường ống khí liên kết ASEAN về mặt tổ
chức quản lý, tổng công ty dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm chủ
yếu trong lĩnh vực an ninh cung cấp dầu và khí đốt để tăng cường
độ tin cậy cung cấp khí.
- Bảo đảm an ninh nguồn cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hộ
tiêu thụ.
o An ninh cung cấp than
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 24
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
Than được dùng chủ yếu cho SX điện, xi măng, các ngành công nghiệp khác và
sinh hoạt của nhân dân. Than được cung cấp từ các mỏ trong nước, chủ yếu là ở
Quảng Ninh.
- Giải pháp ưu tiên, chủ yếu là khai thác tốt các mỏ hiện có ở Quảng
Ninh và thăm dò phát triển nguồn than đồng bằng Sông Hồng. Khai
thác than cần tính đến các điều kiện kinh tế - kỹ thuật – môi trường,
đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên than.
- Về mặt tổ chức quản lý, tổng công ty than Việt Nam chịu trách
nhiệm chủ yếu trong lĩnh vực an ninh cung cấp than.
Sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng
• Quan điểm
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) là ưu tiên
quan trọng trong chính sách năng lượng quốc gia và là trách nhiệm chung của xã
hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ nâng cao ANNL, khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trong 10 năm qua, cường độ NL của Việt Nam không ngừng tăng lên,
trong khi cường độ NL các nước phát triển giảm xuống; hệ số đàn hồi năng
lượng của Việt Nam khoảng 1,46 trong khi tại nhiều quốc gia thấp hơn 1.
Để giảm cường độ NL và hệ số đàn hồi xuống bằng 1 vào năm 2015 cần
thiết sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Giảm tiêu thụ năng
lượng thông qua chính sách sử dụng NL tiết kiệm hiệu quả sẽ giảm gánh nặng
về nhập khẩu NL, giảm sức ép vốn đầu tư và tiết kiệm được ngoại tệ.
• Các giải pháp SDNLTK&HQ
1. Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
tổ chức hệ thổng quản lý về tiết kiệm năng lượng.
- Hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng NLTK&HQ trong sản xuất công
nghiệp, trong quản lý các công trình xây dựng, trong sinh hoạ đời sống và đối
với các trang thiết bị sử dụng năng lượng.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về
SDNLTK&HQ.
- Soạn thảo, trình Quốc hội thông qua luật về SDNLTK&HQ.
2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng,
nâng cao nhận thức, thúc đẩy SDNLTK&HQ, bảo vệ môi trường.
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 25
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
- Tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức về SDNLTK&HQ
trong nhân dân.
- Đưa các nội dung về giáo dục SDNLTK&HQ vào hệ thống giáo dục
quốc gia.
- Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình “Sử dụng tiết
kiệm trong gia đình”
3. Phát triển, phổ biến các tiêu chuẩn và trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm
năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.
- Phát triển các tiêu chuẩn và tem chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng
lượng cho một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất trong nước tuân theo các tiêu
chuẩn hiệu suất năng lượng.
4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp. Xây dựng mô hình quản lý SDNLTK&HQ ở các doanh nghiệp
5. Xây dựng mô hình quản lý SDNLTK&HQ trong các tòa nhà
- Nâng cao năng lực triển khai hoạt động SDNLTK&HQ trong thiết kế
xây dựng và quản lý các tòa nhà.
- Kiểm toán năng lượng các tòa nhà lựa chọn, xây dựng mô hình thí
điểm về SDNLTK&HQ.
6. Xây dựng mô hình quản lý SDNLTK&HQ trong hoạt động giao thông vận
tải. Sử dụng có hiệu quả mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
hàng không, đường biển; khai thác tối đa năng lực của phương tiện, thiết bị;
giảm thiểu lượng nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế lượng phát thải vào môi trường.
Phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo (NLM & TT)
• Quan điểm
- NLM&TT là năng lượng sạch, quý giá cần được khai thác, sử dụng hiệu quả,
góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm ô nhiễm môi trường,
phù hợp với xu thế thời đại hiện nay. Trong thời gian tới, NLM&TT cần được
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 26
Tiểu luận Môn học Quản lý bền vững các nguồn năng lượng GV: GS. TS. Lê Chí Hiệp
khai thác, sử dụng góp phần đáng kể trong cân bằng năng lượng quốc gia, đặc
biệt vùng nông thôn và miền núi.
- Phát triển NLM&TT, cần ứng dụng loại thiết bị, công nghệ thích hợp với điều
kiện Việt Nam, ưu tiên loại có giá thành thấp, dễ sử dụng và sửa chữa.
- Theo dự kiến của Việt Nam, tỷ lệ NLM&TT chiến 2% tổng năng lượng sơ
cấp, tương đương 1 triệu TOE năm 2010, và 3% tổng năng lượng sơ cấp tương
đương 3 triệu TOE năm 2020.
- Khai thác tối đa nguồn thuỷ điện nhỏ, đạt công suất 1000 MW vào năm 2010
và 2000 MW vào năm 2030.
- Khai thác sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng gió cung cấp điện cho các vùng
duyên hải và hải đảo, các vùng có gió điển hình trong đất liền.
- Khai thác sử dụng nguồn năng lượng mặt trời phát điện và cấp nhiệt cho dịch
vụ đời sống.
- Phát triển các hầm Biomass quy mô gia đình và quy mô trang trại cung cấp
khí đốt và phát điện.
• Giải pháp phát triển nguồn NLM & TT
- Tổ chức điều tra đánh giá tiềm năng NLM&TT và xây dựng quy hoạch phát
triển các nguồn NLM&TT trong các vùng lãnh thổ.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các chương trình điều tra, nghiên cứu chế tạo
thử, xây dựng các điểm điển hình về NLM&TT. Khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sử dụng NLM&TT.
- Phối hợp chương trình phát triển NLM&TT với các chương trình khoa học
như chương trình phát triển năng lượng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, trồng
rừng, VAC,…
- Tuyên truyền phổ biến các hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn
NLM&TT; đặc biệt các vùng nông thôn và miền núi.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Việt Nam là một nước có nguồn năng lượng sơ cấp phong phú và đa dạng.
Ngành năng lượng Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tựu đáng
kể trong việc cung cấp năng lượng cho sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính
So sánh chính sách năng lượng ở Việt Nam và các nước lân cận 27