Tải bản đầy đủ (.doc) (187 trang)

Tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu phi từ năm 2000 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 187 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Hằng
TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆN TRỢ QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT ĐẠI DỊCH AIDS TẠI
CHÂU PHI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
1
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến viện trợ quốc tế, viện
trợ quốc tế tại châu Phi
10
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến viện trợ quốc tế cho
châu Phi giải quyết đại dịch HIV/AIDS
13
1.3. Những nghiên cứu liên quan đến tác động kinh tế - xã
hội của viện trợ quốc tế tại châu Phi
15


1.4. Những nghiên cứu liên quan đến tác động kinh tế - xã
hội của viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch
HIV/AIDS
19
1.5. Nhận xét 21
*) Tiểu kết chương 1 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC
ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA VIỆN TRỢ QUỐC TẾ
CHO CHÂU PHI GIẢI QUYẾT ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
26
2.1. Cơ sở lý luận liên quan đến tác động kinh tế - xã hội của
viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS
26
2.1.1. Nguồn gốc viện trợ quốc tế 26
2.1.2. Khái niệm, mục đích của viện trợ quốc tế 27
2.1.3. Phân loại viện trợ quốc tế 30
2.1.4. Tác động của viện trợ quốc tế 32
2.2. Cơ sở thực tiễn về tác động kinh tế xã hội của viện trợ
quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS
35
2.2.1. Nhu cầu của châu Phi về viện trợ để phòng chống
HIV/AIDS
35
2.2.2. Hậu quả của đại dịch AIDS tại châu Phi cận Sahara 43
2
2.2.3. Lý do quốc tế phải viện trợ cho châu Phi để giải quyết đại
dịch AIDS
54
2.3. Khung phân tích về tác động kinh tế - xã hội của viện trợ
quốc tế nhằm ứng phó với đại dịch AIDS

58
2.3.1. Đường truyền tác động của viện trợ quốc tế cho châu Phi
giải quyết đại dịch AIDS
58
2.3.2. Các tiêu chí để đo lường tác động 59
*) Tiểu kết chương 2 62
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VIỆN TRỢ QUỐC TẾ CHO CHÂU PHI GIẢI QUYẾT
ĐẠI DỊCH AIDS TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
64
3.1. Thực trạng viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch
HIV/AIDS
64
3.1.1. Tình hình cung cấp và tiếp nhận viện trợ tại châu Phi 64
3.1.2. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS 70
3.2. Đánh giá các tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc
tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS từ năm 2000 đến
nay
86
3.3.1. Tác động tích cực 86
3.3.2.Tác động tiêu cực 104
3.3. Nguyên nhân dẫn đến các tác động 110
3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến các tác động tích cực 110
3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến các tác động tiêu cực 112
Tiểu kết chương 3 123
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VIỆN TRỢ QUỐC TẾ
CHO CHÂU PHI GIẢI QUYẾT ĐẠI DỊCH HIV/AIDS
TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
125

4.1. Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS
trong thời gian tới
125
4.1.1. Sự tiến triển của đại dịch AIDS tại châu Phi thời gian tới 125
4.1.2. Xu hướng viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch
AIDS trong thời gian tới
126
4.2. Một số giải pháp ứng phó với những tác động kinh tế-xã
hội của viện trợ quốc tế cho châu Phi phòng chống
129
3
HIV/AIDS
4.2.1. Giải pháp của các nhà tài trợ 130
4.2.2. Giải pháp của các quốc gia châu Phi 133
4.3. Một số hàm ý cho Việt Nam 134
4.3.1. Thực trạng dịch HIV/AIDS và viện trợ quốc tế cho Việt
Nam giải quyết dịch HIV/AIDS
134
4.3.2. Khả năng viện trợ quốc tế cho Việt Nam giải quyết dịch
HIV/AIDS thời gian tới và một số hàm ý cho Việt Nam
138
Tiểu kết chương 4 148
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 166
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AIDS Acquired Immunodeficiency

Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải
AU African Union Liên minh châu Phi
CHDC Cộng hoà dân chủ
CSHT-
DVKT
Cơ sở hạ tầng - dịch vụ kỹ thuật
CSHT-
DVXH
Cơ sở hạ tầng - dịch vụ xã hội
DAC Development Assistance
Committee
Ủy ban viện trợ phát triển
DFID Department for International
Development (DFID)
Cơ quan phát triển quốc tế Anh
EU European Union Liên minh châu Âu
HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người
HIV Human immunodeficiency
virus
Virus suy giảm miễn dịch ở
người
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IDA International Development
Agency
Cơ quan phát triển quốc tế
ILO International Labour
Organization
Tổ chức lao động quốc tế

NEPAD The New Partnership for
Africa's Development
Đối tác mới về sự phát triển của
châu Phi
MDGs Millennium Development
Goals
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
GFATM Global Fund to Fight AIDS,
Tuberculosis and Malaria
Quỹ Toàn cầu phòng chống
AIDS, Lao, và Sốt rét
GNI Gross national income Thu nhập quốc dân
G8 Nhóm 8 quốc gia có nền công
5
nghiệp hàng đầu của thế giới bao
gồm:
Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa
Kỳ (G6, 1975), Canada(G7,
1976)) và Nga (không tham gia
một số sự kiện).
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế
PEPFAR The US President's
Emergency Plan for AIDS

Relief
Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp
phòng chống HIV/AIDS của
Tổng thống Mỹ
SIUC Shouthern illlinos University
Carbondale
Đại học Southern Illinois (Hoa
Kỳ)
FAO Food and Agriculture
Organization
Tổ chức lương thực thế giới
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc
USAID United States Agency For
International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa
Kỳ
USD Đô la Mĩ
UNAIDS Joint United Nations
Programe on HIV/AIDS
Chương trình phối hợp của Liên
hợp quốc về HIV/AIDS
UNICEF United Nations Children’
Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
UNFPA United Nations Population
Fund
Quỹ dân số Liên hợp quốc

UNITAID United Nations Conference Diễn đàn Thương mại và phát
6
on Trade and Developmen triển Liên hiệp quốc
UNESCO United Nations Educational,
Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên hợp quốc
WB The World Bank Ngân hàng thế giới
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ nhiễm HIV ở một số nước và khu vực thuộc
châu Phi Cận Sahara năm 2012
41
Bảng 2.3 Chi phí chữa bệnh và quỹ sức khoẻ người lao động
ở châu Phi
49
Bảng 2.3 Những tác động về mặt kinh tế của AIDS 52
Bảng 2.4 Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ có liên quan
trực tiếp đến HIV/AIDS
53
Bảng 2.5 Các tiêu chí đo lường tác động tích cực 59 - 60
Bảng 2.6 Các tiêu chí đo lường tác động tiêu cực 61
Bảng 3.1 DFID viện trợ cho phòng chống HIV/AIDS tại các
khu vực trên thế giới giai đoạn 1997 – 2002
73
Bảng 3.2 Tăng trưởng kinh tế khu vực châu Phi cận Sahara

qua các năm
90
Bảng 3.3 Tuổi thọ trung bình của người dân các nước khu vực
châu Phi cận Shahara năm 2012
99
Bảng 4.1
Ước tính thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020
139-140
Bảng 4.2 Số lượng kinh phí cần huy động thêm từ các nguồn
cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn
2013-2020 để bổ sung khoảng trống thiếu hụt
141
8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT Tên các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ Trang
Hình 3.1 Tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn (%) ở châu Phi từ năm
1988-2003
95
Biểu đồ 2.1 Các nước vùng châu Phi Cận Sahara nơi có hơn
250.000 trẻ em (0-17 tuổi) bị mồ côi do HIV/AIDS
năm 2003
45
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ phụ nữ trên 15 tuổi sống với HIV/AIDS theo
khu vực
45
Biểu đồ 3.1 Viện trợ quốc tế phòng chống AIDS cho các nước có
thu nhập thấp và trung bình năm 2011
65
Biểu đồ 3.2 Đóng góp của chính phủ Mỹ cho Quỹ toàn cầu trong

phòng chống HIV từ năm 2004 – 2015
68
Biểu đồ 3.3 Tài trợ song phương của PEPFAR cho Nam Phi
phòng chống HIV/AIDS
80
Biểu đồ 3.4 PEPFAR tài trợ song phương cho Kenya phòng
chống HIV/AIDS
82
Biểu đồ 3.5 Hỗ trợ của Mỹ cho Kenya phòng chống HIV/AIDS
thông qua Quỹ Toàn cầu năm 2014
83
Biểu đồ 3.6 Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của các
nước
88
Biểu đồ 3.7
Thu nhập bình quân đầu người của Nam Phi qua các
năm
91
Biểu đồ 3.8
Tuổi thọ trung bình của châu Phi năm 2013
97
Biểu đồ 3.9 Tuổi thọ trung bình theo châu lục 98
Biểu đồ 3.10: Số người được điều trị ARV ở các nước thu nhập thấp
và thu nhập trung bình, 2002-2011.
104
Biểu đồ 3.11: Khảo sát người dân về mức độ tham nhũng của đất
nước
107
Biểu đồ 3.12 Thứ hạng tham nhũng ở một số quốc gia châu Phi
năm 2003 và 2008

108
Sơ đồ 2.1 Đường truyền tác động của viện trợ quốc tế cho châu
Phi giải quyết đại dịch HIV/AIDS
58
9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Thứ nhất, viện trợ quốc tế là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển
của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Hiện nay vẫn còn
những ý kiến đánh giá cũng như các tác động trái chiều của nguồn viện trợ
này đối với các quốc gia nhận viện trợ. Những người ủng hộ xem viện trợ
là một thành phần quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo và đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển và những nước
nghèo. Những người chỉ trích và phản đối cho rằng viện trợ như một công
cụ chính trị làm méo mó các động cơ khuyến khích, tạo cơ hội cho tham
nhũng, đồng thời viện trợ ít có tác động đến tăng trưởng và giảm đói
nghèo.
Sau Chiến tranh thế giới II, viện trợ quốc tế dưới hình thức các hoạt
động như chuyển giao tài sản, kỹ thuật, tiền…của các nhà tài trợ cho các
nước, khu vực nhận viện trợ với những điều kiện ưu đãi nhất định đã được
thực hiện một cách thường xuyên. Viện trợ quốc tế cũng thể hiện được vai
trò của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Hơn 60 năm qua, viện trợ đã tạo thành dòng chảy quen thuộc trong
huyết mạch của nhiều quốc gia đang phát triển và kém phát triển trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia châu Phi. Viện trợ quốc tế vào châu Phi vì
nhiều mục đích khác nhau, và một trong những mục đích quan trọng là
phát triển kinh tế - xã hội. Châu Phi là khu vực nhận được nhiều nguồn
viện trợ quốc tế, đây được coi là châu lục của viện trợ, của sự nghèo đói,
lạc hậu và nhiều dịch bệnh nhất hiện nay.
10

Thứ hai, AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome – Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải) là dịch bệnh của thế kỷ, mang tính toàn cầu,
dễ bùng phát thành đại dịch, tác động hết sức tiêu cực tới phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nghèo. Việc giải quyết
vấn đề toàn cầu này không chỉ là nhiệm vụ của các chính phủ mà còn là
nhiệm vụ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị, xã hội và tư nhân,
của các doanh nghiệp và của từng người dân. Để giải quyết đại dịch AIDS
đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn diện và chặt chẽ về các chương trình phát
triển kinh tế, xã hội, các chương trình phát triển khoa học và công nghệ,
trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý thống nhất và nghiêm ngặt.
Châu Phi đã nhận được những khoản viện trợ quốc tế khổng lồ từ
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân
nhằm giải quyết đại dịch AIDS. Những tác động của viện trợ cho châu Phi
giải quyết đại dịch AIDS thể hiện trên cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Nguyên nhân của những tác động này hoặc xuất phát từ phía nhà tài trợ
(quy trình cung cấp viện trợ), hoặc từ phía nước tiếp nhận viện trợ (năng
lực tiếp nhận và sử dụng viện trợ), hoặc sự phối kết hợp nhằm sử dụng
hiệu quả nguồn viện trợ giữa các bên.
Một số nước châu Phi đã sử dụng tốt nguồn viện trợ, tiến hành
phòng chống HIV/AIDS với quy mô lớn cùng với những nỗ lực và các
sáng kiến để giảm bớt quy mô của dịch bệnh, phần nào thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Theo thống kê của UNAIDS, từ năm 2001 đến năm
2012 có khoảng 22% số người tử vong liên quan đến AIDS tại khu vực
châu Phi cận Sahara (năm 2001 là 1,5 triệu người; và năm 2012 giảm
xuống còn 1,2 triệu người). Ngược lại, một số quốc gia châu Phi cũng nhận
được viện trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS nhưng người ta không
nhận thấy sự cải thiện về tỷ lệ lây nhiễm: tại Trung Đông và Bắc Phi, số
người tử vong liên quan đến AIDS lại tăng gấp đôi từ năm 2001 đến năm
2012 (từ 8300 người lên đến 17.000 người năm 2012) [90;8].
11

Mặt khác, nguồn viện trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS hiện
nay đang bị cắt giảm ở nhiều nước và khu vực trên thế giới, đồng nghĩa với
việc khiến nguồn viện trợ cho châu Phi đang bị giảm mạnh do các nhà tài
trợ đang phải đối mặt với các khó khăn về kinh tế, tình hình bất ổn về
chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới… Trong khi đó nhu cầu về một
nguồn vốn ổn định nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS
đang là thách thức không chỉ đối với các quốc gia tiếp nhận mà còn làm
các nhà tài trợ phải so đo tính toán.
Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là tại sao từ khi phát hiện ra đại dịch
AIDS tại châu Phi (những năm 1980) đến nay, và cùng với việc nhận được
những nguồn viện trợ khổng lồ nhưng châu Phi vẫn chìm đắm trong tỷ lệ
lây nhiễm và tỷ lệ người chết vì HIV/AIDS cao, dẫn đến tình trạng nghèo
đói và bệnh tật càng trở nên trầm trọng, tình hình kinh tế - xã hội chậm
phát triển? Viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS đã tạo
ra được những tác động gì đối với kinh tế - xã hội khu vực châu Phi? Đặc
biệt, trước những khó khăn của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 2008 thì xu hướng viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại
dịch AIDS trong thời gian tới như thế nào? Việc đánh giá tác động của
viện trợ quốc tế đối với việc khắc phục đại dịch AIDS tại châu Phi là một
việc làm quan trọng đối với việc thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội, mà
những điều kiện này có ảnh hưởng trở lại đến việc giải quyết đại dịch
AIDS nơi đây. Nếu đại dịch AIDS được kiểm soát, đồng nghĩa với việc cải
thiện tình hình kinh tế - xã hội tại châu lục này và ngược lại.
Thứ ba, Việt Nam cũng là nước đang phải đối mặt với dịch bệnh
HIV/AIDS và việc huy động các nguồn lực nhằm phòng chống, hạn chế
dịch bệnh AIDS luôn là thách thức của toàn xã hội. Theo TS Nguyễn
Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS trong cuộc họp về
Tài chính bền vững cho phòng, chống HIV/AIDS tại Hội nghị Bộ trưởng Y
tế các nước ASEAN lần thứ 12 thì khoảng 80% kinh phí cho phòng, chống
12

HIV/AIDS (từ truyền thông, tư vấn xét nghiệm, dự phòng, đến điều trị),
95% kinh phí để mua thuốc kháng vi rút (ARV) và 100% kinh phí để mua
thuốc Methadone để điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện là do các tổ
chức quốc tế tài trợ. Hiện nay, các nguồn viện trợ quốc tế và cả đầu tư
ngân sách quốc gia trong phòng, chống HIV/AIDS đang giảm mạnh và chỉ
đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu hoạt động, trong khi đó, các chỉ tiêu
cần đạt được ngày một tăng. Do đó, nghiên cứu trường hợp của châu Phi
để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là một công việc cần thiết.
Hiện tại nghiên cứu sinh là một cán bộ nghiên cứu đang công tác tại
viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông thì việc nghiên cứu về các vấn
đề kinh tế, xã hội của một quốc gia, khu vực cụ thể tại châu Phi là hết sức
cần thiết, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của Viện. HIV/AIDS là
một trong những vấn đề y tế, xã hội mang yếu tố kinh tế khi nó có liên
quan đến những nguồn tài trợ từ các quốc gia, chính phủ. Trong bối cảnh
quốc tế đang cắt giảm nguồn viện trợ cho phòng chống HIV/AIDS thì việc
nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động kinh tế - xã hội của nguồn viện trợ
quốc tế cho HIV/AIDS có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quốc gia
châu Phi hiện nay bởi đây vẫn là châu lục phụ thuộc vào các nguồn viện
trợ quốc tế.
Chính vì vậy, việc triển khai đề tài luận án “Tác động kinh tế - xã
hội của viện trợ quốc tế đối với việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu
Phi từ năm 2000 đến nay” nhằm luận giải những vấn đề liên quan tới viện
trợ quốc tế, đánh giá tác động kinh tế xã hội của viện trợ quốc tế nhằm giải
quyết đại dịch AIDS ở các nước châu Phi và rút ra một số gợi mở cho Việt
Nam là hết sức cần thiết, mới mẻ, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Có thể
khẳng định đây là nghiên cứu đầu tiên, và chưa có nghiên cứu trong nước
và quốc tế nào đề cập đến.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
13
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ tác động về mặt kinh tế - xã hội của

viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS từ năm 2000 đến
nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên,
Luận án cần giải quyết được các nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa nguồn tài liệu liên quan đến chủ đề của luận án.
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của đề tài luận án. Những vấn đề lý luận bao gồm: khái
niệm, mục đích, phân loại, tác động của viện trợ quốc tế nói chung. Những
vấn đề thực tiễn bao gồm: Nhu cầu của châu Phi về viện trợ để phòng
chống đại dịch AIDS và lý do quốc tế phải viện trợ cho châu Phi để giải
quyết đại dịch AIDS.
+) Phân tích những tác động tích cực cũng như tiêu cực của viện trợ
quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS. Chỉ ra những nguyên nhân
tạo ra những tác động kể trên.
+) Trong phần kiến nghị, gợi ý cho Việt Nam cần chỉ ra các nội
dung về: Sự tiến triển của đại dịch AIDS ở châu Phi thời gian tới; Xu
hướng viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS thời gian tới;
Các giải pháp nhằm ứng phó với các tác động kinh tế - xã hội của viện trợ
quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS và một số hàm ý cho Việt
Nam.
Để đánh giá tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc tế cho việc
giải quyết một vấn đề mang tính y tế cộng đồng và xã hội như HIV/AIDS
là một nhiệm vụ khó khăn. Hơn nữa thành công của viện trợ cũng được
xác định theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào việc muốn nhấn
mạnh đến tăng trưởng kinh tế nói chung, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng
hay chỉ đơn giản là giảm tỷ lệ lây nhiễm và số người tử vong vì
HIV/AIDS. Hơn nữa, bên cạnh tác động của nguồn viện trợ còn có nhiều
yếu tố khác tác động đến hiệu quả kinh tế - xã hội của nguồn viện trợ cho
14
phòng chống HIV/AIDS. Do vậy, tách riêng ảnh hưởng của viện trợ quốc

tế đối với đại dịch AIDS và xa hơn là tình hình kinh tế - xã hội của châu
Phi là một công việc khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên cũng có nhiều minh
chứng cho thấy sự thành công khi luận án đề cập đến những nguồn viện
trợ, dự án đem lại lợi ích thực sự cho các quốc gia tiếp nhận nguồn viện trợ
quốc tế và sử dụng nó như một công cụ để thúc đẩy việc giảm tỷ lệ
HIV/AIDS, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc tế cho
châu Phi giải quyết đại dịch AIDS, trong đó, luận án đề cập đến tác động
kinh tế - xã hội của quốc gia tiếp nhận viện trợ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung giải quyết hai
phạm vi nội dung quan trọng, bao gồm:
Một là, nghiên cứu tác động tích cực của viện trợ quốc tế đối với
việc giải quyết đại dịch AIDS tại châu Phi, bao gồm: cải thiện tình trạng
lây nhiễm; cải thiện chỉ số HDI; cải thiện tình trạng nghèo đói và bệnh tật;
phát triển giáo dục; tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế;
Hai là, tác động tiêu cực của viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết
đại dịch AIDS đối với các điều kiện kinh tế - xã hội tại châu Phi bao gồm:
phụ thuộc vào viện trợ và thụ động trong tiếp nhận viện trợ; nợ nần và
tham nhũng; ít có hoặc không có tác động đối với tăng trưởng kinh tế ở
một số quốc gia.
- Phạm vi không gian: không gian nghiên cứu của luận án chủ yếu
tập trung tại các quốc gia khu vực châu Phi cận Sahara vì đây là khu vực
có diện tích lớn nhất châu Phi; khu vực nghèo đói và có đại dịch AIDS
nặng nề nhất châu Phi; đặc biệt, đây cũng là khu vực nhận được viện trợ
quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS nhiều nhất ở châu Phi và nhiều nhất
trên thế giới
15
Ngoài ra luận án còn thêm không gian nghiên cứu là Việt Nam - một

quốc gia châu Á điển hình, với tình trạng đây nhiễm HIV/AIDS đang ở
mức dịch, nghĩa là đang trong giới hạn kiểm soát của chính phủ.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến nay
Sở dĩ tác giả chọn phạm vi nghiên cứu về thời gian kể trên là do
những nguyên nhân:
+) Đây là thời gian cộng đồng quốc tế, đặc biệt là DAC
(Development Assistance Committee Ủy ban viện trợ phát triển) bắt đầu thực
hiện chiến lược cung cấp ODA mới cho thế kỷ XXI có tên gọi “Kiến tạo
thế kỷ XXI: Cống hiến của hợp tác và phát triển”.
+) Năm 2000 là năm thông qua và bắt đầu thực hiện các Mục tiêu
thiên niên kỷ được ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp
quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8
tháng 9 năm 2000 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc (New York, Mỹ).
Mục tiêu Thiên niên kỷ thứ 6 nêu rõ “Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và
các dịch bệnh khác”, hai chỉ tiêu về HIV/AIDS được đưa ra trong mục tiêu
này gồm: chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS vào
năm 2015; đến năm 2010, mọi đối tượng có nhu cầu đều được điều
trị HIV/AIDS.
+) Từ năm 2000, OECD đóng một vai trò quan trọng trong việc theo
dõi sự tiến bộ về MDGs. Một trong những công việc quan trọng của
OECD là cung cấp số liệu thống kế và bình luận về dòng viện trợ.
5. Phương pháp nghiên cứu
*) Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
thống kê, so sánh, phân tích, dự báo, tổng hợp…
*) Phương pháp thu thập và sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp
Nguồn tài liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu chủ yếu là nguồn
tài liệu thứ cấp, thông qua các số liệu định lượng tác giả thu thập tài liệu
16
dựa trên các số liệu thống kê đã công bố, các số liệu trong các báo cáo

hàng năm đã được công bố của các nhà tài trợ như: Số liệu về tình trạng
lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và châu Phi, số liệu về sự tăng giảm của
sự lây nhiễm HIV/AIDS ở từng quốc gia, khu vực châu Phi cụ thể; Số liệu
về tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam; Số liệu về viện trợ quốc tế
của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới - WB, Liên hợp quốc - UN,
…), và số liệu cung cấp viện trợ của các quốc gia (Mĩ, Anh, Pháp,…) cho
châu Phi phòng chống đại dịch AIDS từ năm 2000 đến nay; Số liệu về viện
trợ của các tổ chức quốc tế, của quốc gia cho Việt Nam phòng chống dịch
HIV/AIDS.
Luận án đã kế thừa thành tựu của những tài liệu kể trên, những sản
phẩm nghiên cứu đã có từ trước để sắp xếp các số liệu nghiên cứu theo
trình tự thời gian để làm rõ nội dung nghiên cứu của luận án.
*) Phương pháp định tính
Sử dụng nghiên cứu định tính nhằm phân tích nội dung các dữ liệu thứ cấp,
văn bản, tranh ảnh về HIV/AIDS trên thế giới và của châu Phi. Phân tích
và tổng hợp các thông tin mà nghiên cứu sinh thu thập được bằng các
nguồn khác nhau tạo thành một sự miêu tả nhất quán về thực trạng lây
nhiễm HIV/AIDS, thực trạng viện trợ quốc tế cho phòng chống HIV/AIDS
và đánh giá được tác động kinh tế - xã hội sau khi châu Phi nhận và sử
dụng nguồn viện trợ quốc tế. Những nội dung cần sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính như sau:
- Phân tích định tính các vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên
cứu đánh giá vấn đề mà đề tài đưa ra.
- Phân tích định tính về thực trạng lây nhiễm về HIV/AIDS tại châu
Phi và Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Tại sao lại có thực trạng đó hay
nói cách khác là nguyên nhân dẫn đến tình hình lây nhiễm HIV/AIDS.
- Phân tích và đánh giá tác động về mặt kinh tế - xã hội sau khi châu
Phi sử dụng nguồn viện trợ quốc tế nhằm giải quyết đại dịch AIDS.
17
6. Những đóng góp mới

Một là, đưa ra được một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên
quan đến viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS.
Hai là, cung cấp một bức tranh toàn diện về viện trợ quốc tế cho
châu Phi giải quyết đại dịch AIDS.
Ba là, đưa ra khung phân tích về tác động kinh tế - xã hội của viện
trợ quốc tế cho châu Phi nhằm ngăn chặn và đẩy lùi HIV/AIDS. Trong
khung phân tích này đề cập đến các tiêu chí đánh giá tác động tích cực và
tiêu cực. Đây chính là cơ sở để tiếp tục đánh giá tác động kinh tế - xã hội
của viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS trong chương
tiếp theo.
Bốn là, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc tế cho
châu Phi giải quyết đại dịch AIDS theo các tiêu chí cụ thể ở chương 2.
1) Tác động tích cực: Viện trợ hiệu quả, đại dịch AIDS được kiểm
soát tốt, từ đó sẽ cải thiện tình hình kinh tế - xã hội châu Phi.
2) Tác động tiêu cực: Trong trường hợp viện trợ quốc tế không hiệu
quả sẽ gây ra tác động xấu đối với kinh tế - xã hội châu Phi.
Năm là, đưa ra và lý giải các nguyên nhân gây ra các tác động kinh
tế xã hội của viện trợ quốc tế cho châu Phi giải quyết đại dịch AIDS.
Sáu là, đưa ra dự báo về nguồn viện trợ quốc tế cho châu Phi giải
quyết đại dịch AIDS trong thời gian tới, đồng thời đề xuất một số giải
pháp ứng phó với những tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc tế cho
châu Phi phòng chống HIV/AIDS.
Bảy là, góp phần liên hệ thực tế với Việt Nam bằng cách đưa ra
được thông tin khái quát về dịch HIV/AIDS cũng như viện trợ quốc tế cho
phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Từ đó rút ra được bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam từ trường hợp châu Phi.
18
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến viện trợ quốc tế, viện trợ quốc tế

tại châu Phi
*) Ở trong nước:
1) Cuốn sách Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế do Học viện quan
hệ quốc tế biên soạn, được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2006 đã
dành chương 4 nói về Viện trợ nước ngoài. Đây là tài liệu mang tính lý
thuyết quan trọng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về quan hệ kinh tế
quốc tế cũng như thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ
nước ngoài, nợ nước ngoài,…. Trong đó, chương nói về viện trợ nước
ngoài nghiên cứu về viện trợ nước ngoài nói chung, giúp tác giả tìm hiểu
khung lý thuyết cơ bản của viện trợ quốc tế bao gồm: nguồn gốc, khái
niệm, mục đích, phân loại và tác động của viện trợ quốc tế.
2) Cuốn sách “Một số vấn đề về viện trợ phát triển chính thức” của
tác giả Nguyễn Văn Lịch, Nxb Học viện Quan hệ quốc tế năm 2004. Cuốn
sách nói về hoạt động kinh tế quốc tế, viện trợ phát triển chính thức
ODA, tác giả đã cung cấp một số thông tin cụ thể về nguồn gốc và lịch sử
viện trợ, khái niệm viện trợ, các hình thức viện trợ phân loại theo tính chất,
mục đích, theo điều kiện, hình thức; đánh giá về ODA và những khó khăn
đối với các nước nước tiếp nhận ODA trong thời gian tới.
3) Tác giả Lê Hải Hà có 2 bài nghiên cứu về viện trợ trên tạp chí
Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông năm 2014. Một là, Viện trợ của Liên
hợp quốc dành cho châu Phi, số tháng 4/2014, tr13-19. Bài nghiên cứu bàn
về nguồn viện trợ của Liên hợp quốc tại châu Phi được cung cấp như thế
nào, và những đánh giá ban đầu về hiệu quả của viện trợ. Hai là, “Viện trợ
19
không hoàn lại của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam” số tháng
8/2014, tr.37-42.
4) Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Tuấn Anh năm 2003 với
tên gọi “ODA Nhật Bản cho các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam”. Trong luận án, tác giả đã đưa ra quá trình hình thành và phát
triển, bản chất kinh tế chính tri của ODA, cơ sở hình thành chủ trương,

chính sách tư duy của nước cung cấp và tiếp nhận ODA. Từ đó đưa ra
quan điểm về hiệu quả của ODA trên cơ sở những tư duy mới về viện trợ.
5) Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm Chí Dũng năm 2008 với
tên gọi “Khai thác và quản lý các nguồn viện trợ phi chính phủ nước
ngoài của thành phố Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu một số tiền đề về lý
luận của họat động viện trợ phi chính phủ quốc tế ứng với điều kiện đặc
thù của Việt Nam. Phân tích thực trạng tiếp nhận, sử dụng và quản lý các
nguồn viện trợ phi chính phủ. Đề xuất một số giải pháp và biện pháp mới
để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả khai thác sử dụng đối
với hoạt động viện trợ phi chính phủ.
6) Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Giáng Hương, bảo vệ
năm 2009 với tên gọi “Thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh
vực y tế”. Luận án mô tả thực trạng và phân tích xu hướng biến động các
nguồn ODA trong lĩnh vực y tế giai đoạn từ 1991 – 2007. Đồng thời luận
án cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các dự án viện trợ ODA cho
lĩnh vực y tế.
*) Ở ngoài nước:
1) Cuốn sách Theory and Practice of Foreign Aid của tác giả
Vandeveer, do Nxb Elsevier Science xuất bản tháng 7/2007. Nghiên cứu
này chứa những phân tích toàn diện của viện trợ nước ngoài trên cả hai
quan điểm lý thuyết và thực tế. Về mặt lý thuyết, với sự phát triển về chính
sách viện trợ của các nhà tài trợ đã thể hiện một bước tiến quan trọng trong
20
việc phân tích lý thuyết của viện trợ nước ngoài. Về mặt thực tiễn, những
vấn đề luôn được đề cập đến là hiệu quả viện trợ; yếu tố quyết định viện
trợ; các tiêu chí phân bổ viện trợ; mối quan hệ giữa viện trợ và thương mại;
viện trợ và nghèo. Như vậy cuốn sách là một phân tích toàn diện về viện
trợ nước ngoài từ những quan điểm, đến lý thuyết và những trải nghiệm
thực tế.

2) Thực trạng của viện trợ 1996: Một sự đánh giá độc lập về viện
trợ quốc tế của UN. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997. Cuốn sách đã
phác họa một cách tổng quan về tình hình viện trợ quốc tế hiện nay, các
loại hình viện trợ, mục đích và cách thức phân bổ viện trợ, động thái và xu
hướng của viện trợ trong tương lai;
3) Thực trạng của viện trợ 2000: Một số đánh giá độc lập về giảm
nghèo và hỗ trợ phát triển của UN, Nxb Chính trị quốc gia năm 2001.
Cuốn sách khái quát bối cảnh của hợp tác phát triển quốc tế với những
thách thức của toàn cầu hoá đã tác động đến tình hình viện trợ, đánh giá
thực trạng viện trợ của thế giới những năm qua và chính sách viện trợ của
các nước phương Tây cũng như các thiết chế tài chính quốc tế do họ chi
phối. Qua những phân tích và đánh giá cuốn sách đã rút ra một bài học là:
sự viện trợ không thành công nếu các nước viện trợ buộc phải thực thi các
chương trình do người khác áp đặt.
4) UNDP (2006), “Báo cáo phát triển con người 2005: Hợp
tác quốc tế vào thời điểm quyết định.Viện trợ, thương mại và an ninh trong
một thế giới bất bình đẳng”. Báo cáo đề cập đến quy mô của thách thức
đặt ra cho thế giới trong vòng 10 năm (2005 – 2015), đồng thời tập trung
vào những việc mà chính phủ của các nước giàu có thể làm được để thực
hiện cam kết trong thoả thuận đối tác toàn cầu về: hỗ trợ phát triển, thương
mại quốc tế, an ninh.
5) Trong cuốn sách “Foreign Aid and Development: Lessons Learnt
and Directions For The Future” của các tác giả Tony Addison và Henrik
21
Hanson, Finn Tarp xuất bản năm 2003 thể hiện một nguồn lực toàn diện về
hệ thống viện trợ nước ngoài. Cuốn sách này là một trong những tài liệu
tham khảo quan trọng về viện trợ nước ngoài và những bài học cho tương
lai cho tất cả các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các
học viên thuộc lĩnh vực kinh tế hay những học giả quan tâm đến viện trợ
và tác động của nó vào đầu thế kỷ 21.

6) Nghiên cứu trong cuốn sách “Foreign Aid: New Perspectives”
của tác giả Kanhaya Lal Gupta, xuất bản năm 1999 nói về Viện trợ nước
ngoài đã trở thành một chủ đề nghiên cứu của giới khoa học kể từ khi kết
thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đặc biệt là kể từ đầu những năm
1950 khi một số lượng lớn các thuộc địa cũ đã trở thành độc lập. Những
lĩnh vực chính sách công liên quan đến các nước phát triển và đang phát
triển đã đánh thức niềm đam mê và cuộc tranh luận về ý thức hệ hơn viện
trợ nước ngoài. Mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này,
nhưng tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực: đầu tiên liên quan đến các cơ
chế mà qua đó hỗ trợ ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nhà tài trợ và các
nước tiếp nhận, và thứ hai là đánh giá quốc gia cụ thể về hiệu quả của viện
trợ nước ngoài. Nội dung của cuốn sách được chia thành bốn phần: Phần 1
nói về một số khía cạnh lý thuyết của viện trợ nước ngoài; Phần 2 phân
tích một số khía cạnh chung; Phần III hướng về kinh nghiệm của nhà tài
trợ và dẫn chứng về kinh nghiệm của Đan Mạch. Phần cuối cùng xem xét
kinh nghiệm nhận viện trợ và nghiên cứu một số trường hợp điển hình.
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến viện trợ quốc tế cho châu Phi giải
quyết đại dịch HIV/AIDS
*) Ở trong nước:
1) Tạp chí nghiên cứu “AIDS và cộng đồng” của Bộ Y tế xuất bản
mỗi tháng một kỳ với độ dày 40 trang, là người bạn đồng hành cùng cuộc
chiến chống HIV/AIDS, đã mang đến cho người đọc nhiều thông tin bổ ích
và thực sự trở thành tiếng nói không thể thiếu của những người tham gia
22
vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Đây là tạp chí
chuyên ngành, phục vụ cộng đồng, cập nhật kiến thức mới, mang tính phổ
cập, dễ hiểu. Tạp chí không chỉ là nguồn tài liệu truyền thông chính thống,
đầy đủ cho lực lượng phòng, chống AIDS, mà nó còn cung cấp nhiều
thông tin bổ ích tới tận các cán bộ cấp cơ sở. Trong tạp chí chuyên ngành
này chúng ta có thể tìm được những tư liệu về nguồn viện trợ cho phòng

chống HIV/AIDS tại Việt Nam, danh tính các nhà tài trợ cũng như những
đánh giá ban đầu về cách thức sử dụng nguồn viện trợ quốc tế cho phòng
chống HIV/AIDS tại Việt Nam thông qua các chương trình hành động
phòng chống HIV/AIDS.
2) Một số nghiên cứu của học viên liên quan đến đại dịch AIDS ở
châu Phi đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung
Đông như: Thông tin cập nhật về tình trạng HIV/AIDS ở châu Phi”,
đăng số tháng 8/2006; Nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến đại dịch AIDS
ở châu Phi”, đăng số tháng 1/2008; Đại dịch AIDS ở châu Phi và những
nỗ lực giúp đỡ của cộng đồng quốc tế” đăng số tháng 4/2008; Những tác
động của đại dịch AIDS đối với tình hình phát triển kinh tế ở châu Phi”,
đăng số tháng 9/2008; Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và
châu Phi trong việc giải quyết đại dịch AIDS, đăng số tháng 10/2009; Luận
án thạc sĩ chuyên ngành Quốc tế học của học viên năm 2010 với tên gọi:
“Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu Phi”.
*) Ở nước ngoài:
1) Báo cáo tài chính hàng năm của UNAIDS với tên gọi
“Financing the Response to HIV in Low- and Middle-Income Countries”
Báo cáo này đã thống kê chi tiết tình hình nguồn tài chính cho phòng
chống HIV/AIDS ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, qua đó
cũng thấy được sự biến động của nguồn tài chính qua các năm.
23
1.3. Những nghiên cứu liên quan đến tác động kinh tế - xã hội của viện
trợ quốc tế và liên quan đến tác động kinh tế - xã hội của viện trợ quốc
tế tại châu Phi
*) Ở trong nước:
1) Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ của Diễn đàn hiệu quả viện
trợ (AEF) với tên gọi: “Nâng cao hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền
vững”. Đây là tài liệu phục vụ Diễn đàn hiệu quả viện trợ lần thứ nhất và
Hội nghị nhóm tư vấn không chính thức giữa kỳ dành cho Việt Nam năm

2010 với mục đích giới thiệu tổng quát về tình hình viện trợ của Việt Nam
năm 2009 và cập nhật tiến độ thực hiện Chương trình nghị sự về hiệu quả
viện trợ 6 tháng đầu năm 2010. Mặc dù là nghiên cứu từ phía Việt Nam,
nhưng đây là ấn phẩm đầu tay của Diễn đàn AEF được xây dựng trên
thông tin, tư liệu, những đánh giá và phân tích về tiến độ nâng cao hiệu quả
viện trợ của các cơ quan Việt Nam, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của
Việt Nam, các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
(INGO);
2) Tác phẩm: “Việt Nam và châu Phi: Nghiên cứu so sánh kinh
nghiệm và cơ hội phát triển” của tác giả Đỗ Đức Định và Greg Mills do
NXB Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007. Cuốn sách tổng hợp các công
trình nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài về các chủ
đề: phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực ở Việt Nam và Châu Phi;
vai trò của việc tăng trưởng kinh tế trong việc xoá đói giảm nghèo; và việc
sử dụng nguồn viện trợ hiệu qủa để phát triển. Nghiên cứu này mang tính
thực tiễn cao khi cung cấp một bức tranh ODA nói chung ở châu Phi và
phân tích một số trường hợp cụ thể trong tiếp nhận và sử dụng ODA như:
Ghana, Rwanda đồng thời phân tích, so sánh kinh nghiệm và gợi mở
những cơ hội cho hợp tác Việt Nam - châu Phi trong tương lai;
3) Tác phẩm: “Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn
cầu của châu Phi” của tác giả Nguyễn Thanh Hiền, do NXB Khoa học Xã
24
hội xuất bản năm 2008. Công trình nghiên cứu những vấn đề mang tính
toàn cầu của châu Phi, đó là: nghèo đói và tụt hậu kinh tế; bạo lực, xung
đột vũ trang và bất ổn chính trị; dịch bệnh, tình trạng thất học, mù chữ.
Đánh giá những trợ giúp và hợp tác để giải quyết các vấn đề này từ phía
cộng đồng quốc tế và các đối tác lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,
WB, IMF, UNDP,…
4) Tổng quan Báo cáo phát triển con người 2005: Hợp
tác quốc tế vào thời điểm quyết định: Viện trợ, thương mại và an ninh

trong một thế giới bất bình đẳng của UNDP năm 2005. Cuốn sách này là
tập hợp các báo cáo đề cập đến quy mô thách thức đặt ra cho thế giới trong
vòng 10 năm (2005 – 2015). Tác giả tập trung đề cập đến ba trụ cột chính
là: hỗ trợ phát triển, thương mại quốc tế, và an ninh;
5) Tác giả Nguyễn Quốc Thắng (chủ biên) (1999), đồng tác giả
Nguyễn Thị Thanh Minh, Nguyễn Thị Việt Phương, Nxb Chính trị quốc
gia trong nghiên cứu:“Đánh giá viện trợ: Khi nào có tác dụng, khi nào
không và tại sao”. Nghiên cứu bàn về Thực trạng viện trợ trong những
năm gần đây ở nhiều nước nhất là các nước đang phát triển
ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Cuốn sách là một bước tiếp theo trong
quá trình đổi mới tư duy của Ngân hàng Thế giới về chiến lược phát triển
và viện trợ. Tình huống được đưa ra đó là viện trợ có thể đã có tác dụng
hoặc bị lãng phí. Cuốn sách là một tài liệu quan trọng cho những người
làm chính sách liên quan tới cải cách các cơ quan quốc tế và viện trợ.
6) Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF) (2010), Báo cáo tiến độ về
hiệu quả viện trợ của “Nâng cao hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền
vững”. Ấn phẩm này của Diễn đàn AEF được xây dựng trên cơ sở các
thông tin, tư liệu, những đánh giá và phân tích về tiến độ nâng cao hiệu quả
viện trợ của các cơ quan Việt Nam, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp của
Việt Nam, các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
(NGO).
25

×