Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở BẢN HOA I VÀ BẢN DỌI I XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA TỪ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA NĂM 2003 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.37 KB, 33 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở
BẢN HOA I VÀ BẢN DỌI I XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
TỪ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA
NĂM 2003 ĐẾN NAY
***
Phần I
GIỚI THIỆU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong lĩnh vực văn hóa, mỗi dân tộc có đều có quá trình sáng tạo giá trị
văn hóa của mình. Chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, cho nên, sự phát
triển Văn hóa của mỗi dân tộc không đều nhau. Nhưng yếu tố về lịch sử, về chế
độ xã hội, về đạo lý, về kinh tế, về khoa học… không tách rời yếu tố văn hóa,
trong đó phong tục, tập quán là bộ phận cấu thành trong đời sống văn hóa của
mỗi cộng đồng dân tộc.
Phong tục tập quán vốn là những nét đặc trưng mang đậm nét văn hóa của
từng cộng đồng tộc người, có những phong tục “ ăn sâu, bám dễ” duy trì mối
quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ,
xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống cộng đồng, xã hội.
Phong tục tập quán còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn giáo,
tín ngưỡng của mỗi dân tộc do đó Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề
phong tục tập quán của các cộng đồng tộc người nhất là người dân tộc thiểu số
nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây
dựng xã hội ổn định, văn minh và phát triển bền vững.
Việc nghiên cứu đề tài để có được cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về vốn
truyền thống văn hóa của các dân tộc nói chung dân tộc Thái Bản địa tại xã Tân
Lập - Mộc Châu - Sơn la nói riêng, qua đó thấy được chúng ta cần gìn giữ cái gì,
phát huy cái gì, đang là vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu, lý giải bằng
phương pháp khoa học. Nếu chúng ta xem cái gì cũng đều có giá trị như nhau thì
sẽ lẫn “cát” với “vàng”. Đối với cái mới đang lan truyền từ các phía, nếu chúng


ta bị lóa mắt vì những cái mới lạ thì dễ dàng vứt bỏ các giá trị trong văn hóa của
dân tộc mình để chấp nhận mọi thứ “Cũ người, mới ta”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
1. Mục đích:
Nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc
Thái ở hai bản Hoa I và bản Dọi I từ khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện
Sơn La năm 2003 đến nay.
2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu lý luận: các hệ thống lý thuyết, khái niệm nhằm làm sáng tỏ
sự biến đổi phong tục tập quán của người dân.
- Nghiên cứu thực nghiệm, so sánh sự biến đổi phong tục tập quán của
người dân tộc Thái trước đây và từ khi thực hiện dự án tái định cư Thủy điện
Sơn La đến nay.
- Những ảnh hưởng của sự biến đổi phong tục tập quán đến đời sống xã
hội của người dân.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng: “ Biến đổi về phong tục, tập quán của người dân tộc Thái ở
bản Hoa I và bản Dọi I ( bản địa ) xã Tâp Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
2. Phạm vi:
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2003 đến nay
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại hai bản Hoa I và bản
Dọi I xã Tân Lập huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu các thành tố tiêu biểu như: ở ( nhà và ở ), ăn, mặc ( trang
phục ), lễ hội, tang ma, cưới xin của người dân Thái.
3. Khách thể nghiên cứu:
Người dân bản địa tại Bản Dọi I, Bản Hoa I xã Tân Lập, huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La; những người Đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các
đoàn thể ở bản, xã.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong một nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập được những thông tin cho

một nghiên cứu thực nghiệm, cần xác định rõ phương pháp luận và các phhương
pháp cụ thể cho việc thu thập thông tin. Trong nghiên cứu của đề tài sẽ dựa trên
các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là:
1- Phương pháp phỏng vấn ( Bảng hỏi, phỏng vấn sâu).
2
- Khái niệm: Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của
nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa
người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và
nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn cho phép chúng ta khả năng thực hiện phỏng vấn
lặp lại với cá nhân được nghiên cứu, nếu trong cuộc phỏng vấn có vấn đề nào đó
chưa rõ ràng, hoặc nếu nghi ngờ. Nếu làm đúng qui trình và những yêu cầu đặt ra
đối với một cuộc phỏng vấn, thì phỏng vấn sẽ là một phương pháp thu thập
thông tin có độ tin cậy cao.
Phỏng vấn là phương pháp thu thâp thông tin được sử dụng cho nghiên
cứu nhằm tìm hiểu về những sự kiện đa dạng. Nó có thể được sử dụng cho các
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính cá nhân như tuổi tác, công việc gia
đình và các đặc trưng văn hoá xã hội khác. Nó có thể được sử dụng cho nghiên
cứu về doanh nghiệp, về làng xã…
Cách thức thực hiện một cuộc phỏng vấn, thực tế rất đa dạng. Nó phụ
thuộc trực tiếp vào loại phỏng vấn nào mà chúng ta sẽ lựa chọn để thu thập thông
tin, vì mỗi loại phỏng vấn yêu cầu sự chuẩn bị, sự thực hiện và xử lý thông tin ở
các mức độ rất khác nhau.
Căn cứ vào nội dung và mục đích của đề tài, trong nghiên cứu sẽ dùng cả
phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi.
- Phỏng vấn sâu: Đó là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ
bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người
phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp
đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập được
thông tin mong muốn. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách

đại diện, khái quát về tổng thể, mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề
nhất định.
- Bảng hỏi: Là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các
nguyên tắc, tâm lý, lo gíc và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho
người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về
đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt
đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm. Nó là
sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu. Đề tài và mục tiêu nghiên
cứu phụ thuộc vào các giả thuyết thực tế đã được tái hiện trong bảng hỏi.
Bảng hỏi là công cụ đo lường quan trọng. Nhờ có nó người ta đo được các
biến số nhất định có quan hệ tới đối tượng của công trình nghiên cứu, cụ thể là,
đo những nhân tố nhất định có liên quan đến cá nhân người trả lời.
3
Với những vai trò của bảng hỏi, bảng hỏi được soạn thảo tốt sẽ cho chúng
ta thông tin đầy đủ, tin cậy và việc đo lường sẽ đạt được độ chính xác, khoa học.
Còn nếu trong bảng các câu hỏi được lập ra không đáp ứng được các yêu cầu thì
khả năng thu nhập thông tin sẽ giảm đi, thậm chí chúng ta còn nhận được những
thông tin méo mó, xuyên tạc so với thực tế.
2 - Phương pháp quan sát:
- Khái niệm: Quan sát với tư cách là một trong những phương pháp cụ thể
cho việc thu thập các thông tin cá biệt được hiểu là một phương pháp bộ phận
thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu trong các nghiên cứu xã hội học.
Quan sát xẫ hội học là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có liên quan
đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu.
Quan sát với tư cách là một phương pháp nghiên cứu xã hội học có một số
đặc trưng là tính hệ thống, tính kế hoạch và tính mục đích. Quan sát xã hội học
khác với quan sát thông thường ở những khía cạnh đó là:
Quan sát xã hội học cần tuân theo mục tiêu nghiên cứu nhất định; Quan
sát xã hội học cần được thực hiện theo cách thức nhất định; Những thông tin thu

được từ quan sát cần được ghi nhận vào tờ kê khai chuẩn bị trước ( bảng hỏi ),
vào nhật ký.v.v.. và theo một cách thức nhất định; Thông tin từ quan sát cần phải
được kiểm tra về tính ổn định và tính hiệu lực.
3- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Khái niệm: Phân tích tài liệu thực chất là cải biến mục đích của thông tin
có sẵn trong các tài liệu; hay nói cách khác là xem xét các thông tin có sẵn trong
các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu
nghiên cứu của một đề tài nhất định. Tài liệu chính là nguồn thông tin để trả lời
cho các câu hỏi được đặt ra trong nội dung của một bảng hỏi.
Một trong những khác biệt giữa phân tích tài liệu với các phương pháp thu
thập thông tin là ở chỗ, thông tin đã được ấn định trong tài liệu và được rút ra từ
đó để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu, được tạo nên nhằm mục đích khác, chứ
hoàn toàn không liên quan gì với cuộc nghiên cứu hiện tại. Như vậy thông tin là
cái có sẵn nhà xã hội học không thể thay đổi và cũng không thể bổ sung, mà chỉ
có thể thiết lập những khả năng của nó và để sử dụng được những yếu tố mà
người nghiên cứu quan tâm.
Trước khi sử dụng một tài liệu nào đó cho phân tích cần phải trả lời hai
vấn đề sơ bộ: thứ nhất, phải chăng tài liệu có được là cần thiết cho nghiên cứu;
thứ hai, phải chăng thông tin có trong các tài liệu đó là tin tưởng được.
Bằng việc sử dụng các phương pháp trên cho đề tài nghiên cứu sẽ giúp
cho người nghiên cứu tiến hành điều tra, tìm hiểu được những phong tục tập
quán vốn có trước đây của người dân Thái tại hai bản Hoa I và bản Dọi I, sự biến
đổi sau khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện Sơn La năm 2003 cho đến nay,
4
và những ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội của hai bản người dân Thái ở
đây.
V. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.
1. Ý nghĩa lý luận:
- Các giải thuyết đưa ra dựa trên các lý thuyết xã hội học, do đó việc giải
thuyết mà đề tài đưa ra được kiểm chứng thì khẳng đinh tính đúng đắn của lý

thuyết xã hội học như là Biến đổi xã hội; Hành động xã hội; Lệch chuẩn xã hội,
nhờ các lý thuyết đó giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về đời sống xã hội con
người.
- Trong tình hình đất nước đang đổi mới mỗi khả năng văn hóa đều có thể
tham gia vào đời sống văn hóa xã hội. Nhưng không nên “ Mạnh ai nấy làm”
ngoài sự quản lý không thể thiếu của Nhà nước và lực lượng chức năng cũng rất
cần có một hệ thống lý luận khoa học làm cơ sở cho các nghiên cứu thực
nghiệm.
- Kiểm nghiệm những giả thuyết được đưa ra trong các nghiên cứu đồng
thời tăng thêm tính chính xác trong các dự báo về các hiện tượng đã, đang và sẽ
sảy ra trong đời sống xã hội.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Qua việc nghiên cứu tìn hiểu kỹ hơn về những phong tục, tập quán của
dân tộc Thái nói chung người Thái ở xã Tân Lập, Mộc Châu Sơn La đặc biệt từ
khi thực hiện dự án tái đinh cư Thủy điện Sơn La ( 2003 ) đến nay.
- Phát hiện ra những nguyên nhân của những biến đổi đó, sự ảnh hưởng
tích cực, tiêu cực của nó đến đời sống tinh thần của người dân.
- Đề xuất, Kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy những phong tục truyền
thống tốt đẹp, phù hợp, phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện lợi dung tập quán,
tín ngưỡng để hoạt động sai trái pháp luật, lệch chuẩn đạo đức xã hội.
- Giúp các nhà quản lý đề ra các chủ trương, chính sách, nhất là chính sách
về dân tộc một cách phù hợp, hiệu quả thiết thực.
VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Những Biến đổi về phong tục tập quán của người dân tộc Thái bản Hoa
I và bản Dọi I ( Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La) từ khi thực hiện dự án tái định
cư Thuỷ điện Sơn La năm 2003 đến nay.
VII. KHUNG LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH.
5
Phần II
CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG:
Bằng cách tiếp cận xã hội đa diện, xã hội học chứng tỏ giá trị cao của nó,
không chỉ đối với các nhà xã hội học chuyên ngành mà còn cả đối với những
người thuộc các ngành khác như Lịch sử, Khoa học chính trị, Kinh tế, Tâm lý,
Nhân chủng học… Nghiên cứu xã hội học là công trình nghiên cứu mang tính
6
Lễ, hội
Điều kiện KT - XH
Biến đổi đời sống
văn hóa
Biến đổi đời sống
xã hội
Biến đổi phong tục
tập quán
Cưới xin
Tang ma
ăn, ở, trang
phục,…
tổng hợp, nghĩa là xem xét bất cứ hiện tượng, quá trình xã hội nào cũng phải
được đặt chúng trong chỉ thể, toàn vẹn của nó.
Theo Durkheim xã hội học với tư cách là một khoa học thực nghiệm, do
đó cần coi các sự kiện như là các “ đồ vật” nhà xã hội học xuất phát từ các sự
kiện xã hội, những hành vi và ứng xử thực tế và mô tả, giải thích chúng một cách
khách quan. Xã hội có những cơ chế và quy luật khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của cá nhân, vì thế chỉ có thể giải thích sự kiện xã hội này
bằng các sự kiện xã hội khác, không thể quy về những nguyên nhân tâm lí, động
cơ hay khát vọng của cá nhân. Và như vậy thì các sự kiện xã hội chỉ trở thành
đối tượng nghiên cứu của xã hội khi chúng được đưa vào phân tích trong khuôn
khổ xã hội học.
Xuất phát từ mục đích và tầm quan trọng của nghiên cứu xã hội học nói

chung giúp chúng ta có kiến thức và phương pháp để tự khảo sát, tìm hiểu vị trí
đích thực của bản thân trong các nhóm xã hội, từ đó mà tự điều chỉnh, thích ứng
với sự mong đợi của xã hội. Với những gì thu thập được từ đề tài nghiên cứu
chúng ta có cơ sở để nhận thức đúng động lực làm biến đổi phong tục tập quán,
hành vi của cá nhân cũng như các nhóm xã hội.
Nắm bắt được sự tác động và xu tế biến đổi những phong tục tập quán
giúp chúng ta giảm bớt được các thành kiến, định kiến xã hội, nhất là những vấn
đề mang tính nhạy cảm liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, dân tộc, phát huy tính
mềm dẻo, năng động trong hành vi hoạt động, thích ứng với xu thế phát triển và
tiến bộ của xã hội nói chung.
Những dự báo có giá trị từ đề tài nghiên cứu góp phần vào việc lập kế
hoạch phát triển, hoạch định các chính sách xã hội nhất là các chính sách đối với
các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu,vùng xa.
II. CÁC TIẾP CẬN LÝ THUYẾT, KHÁI NIỆM.
1. Tiếp cận các lý thuyết:
- Khái niệm hành động xã hội: Xét trên phương diện triết học, hành
động xã hội chính là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, vấn
đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức,
các đảng phái chính trị v.v…
Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn
với các chủ thể hành động là các cá nhân. Theo nhà xã hội học Đức M. Weber
ông cho rằng “ Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho một ý
nghĩa chủ quan nhất định.
Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân. Tính tích cực
này lại bị quy định bởi hành loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá
7
trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương thức
tồn tại của chủ thể.
- Khái niệm tương tác xã hội: Hành động xã hội là cơ sở, là tiền đề của
tương tác xã hội. Nói cách khác, không có hành động xã hội thì không có tương

tác xã hội. Các hành động vật lý chỉ có thể tạo ra các tương tác vật lý. Các hành
động xã hội được thể hiện trong các loại tương tác xã hội khác nhau.
Tương tác xã hội có thể được coi là quá trình hành động đáp lại của một
chủ thể này với một chủ thể khác.
- Khái niệm biến đổi xã hội: Mọi xã hội – cũng giống như tự nhiên –
Không ngừng biến đổi . Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bên ngoài, còn
thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Do đó, bất cứ xã hội nào
và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa
cũng luôn biến đổi. Và, sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn,
nhanh hơn, và điều này làm cho ta nhận thấy sự biến đổi đó không còn là mới
mẻ, nó đã trở nên dường như chuyện thường ngày. Có nhiều cách quan niệm về
sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu rộng nhất, cho đó là một sự thay đổi so sánh
với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Trong một phạm vi hẹp
hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu
trúc của xã hội ( hay tổ chức xã hội của xã hội đó ) mà sự biến đổi này ảnh
hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội. Còn những biến đổi
chỉ tác động đến một số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú
ý.
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi
xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội
được thay đổi qua thời gian.
2. Khái niệm Phong tục:
“Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Nội
dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội. Thời nay, có nhiều kiến thức
uyên bác, thông hiểu thiên văn địa lý đông tây, thành thạo khoa học kỹ thuật tiên
tiến, song khi nhân thân gia đình ngộ sự sẽ lúng túng tìm thầy, tìm sách không
ra, thời nay cũng còn lưu truyền miệng hoặc cũng có người hướng dẫn trực tiếp
cho thế hệ con cháu, nhưng không phải phong tục, tập quán nào cũng có tài liệu
thành văn, do đo việc thất truyền, mai một du nhập, lai tạp lẫn nhau giữa phong
tục các dân là điều không tránh khỏi, nhất là trong nền kinh tế thị trường và hội

nhập hiện nay.
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền
chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hóa của dân
tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
8
Với dân tộc Thái cũng như các dân tộc thiểu số khác phong tục, hay luật
tục được truyền miệng từ đời trước lại dần dần được văn bản hoá. Trong luật tục
Thái không những tìm cách xử lý những mối quan hệ gia đình và xã hội, tức là
mối quan hệ giữa con người với con người mà còn tìm cách xử lý những mối
quan hệ giữa con người với xã hội linh thiêng. Trong luật tục nói chung, việc
quan tâm tới thế giới thần linh ( ở bên kia trên hoặc bên cạnh thế giới con
người ) lại bao hàm cả mối quan tâm tới môi trường thiên nhiên trong đó cùng
tồn tại con người và thần linh. Vì vậy luật tục có ảnh hưởng tới thái độ của con
người đối với môi trường thiên nhiên: trời, đất, núi, sông, rừng rú và muôn loài
sống trong thiên nhiên.
Luật tục Thái cũng giống như của bất cứ dân tộc nào không phải chỉ quan
tâm đến việc trừng phạt tội ác, thi hành công lý mà hơn thế đã quan tâm nhiều tới
việc ngăn ngừa tội ác. Luật tục nào cũng bao hàm những lời khuyên răn, động
viên làm điều tốt, ngăn cản làm điều ác. Trong luật tục Thái còn có một phần
quan trọng dành cho việc răn dạy đạo lý làm người. Cũng như các dân tộc khác,
luật tục của người Thái là tấm gương phản ánh nhiều mặt của đời sống: môi
trường thiên nhiên và môi trường xã hội, thế giới trần tục và thế giới linh thiêng,
quan hệ sản xuấtvà phân phối trong xã hội, quan hệ ứng xử trong gia đình và
dòng họ, tổ chức chính trị và xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo, luật pháp và đạo
đức,v.v…
3. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu.
Thái là một trong 54 dân tộc ở nước ta. Cũng như các dân tộc khác dân tộc
Thái có sắc thái văn hoá riêng của mình, thông qua những phong tục, tập quán,
tiếng nói, chữ viết… và cả tôn giáo tín ngưỡng riêng để ta có thể dễ nhận biết
dân tộc này với dân tộc khác khi tiếp xúc. Cùng với lịch sử của dân tộc mình,

phong tục tập quán Thái cũng có một quá trình hình thành và phát triển lâu đời,
là bộ phận hữu cơ trong tổng thể cả cộng đồng Thái. Đi tìm hiểu về một biểu
hiện văn hoá cụ thể của một dân tộc cụ thể là việc làm không tránh khỏi khó
khăn, nhất là trong điều kiện nghiên cứu, điền dã hiện nay, đề tài về luật tục, văn
hoá.. Thái đã có những công trình nghiên cứu, nhưng nhìn chung còn rất ít, chưa
hoàn chỉnh, toàn diện.
Trong tình hình trên, tài liệu viết về phong tục tập quán của dân tộc Thái
cũng còn khá hiếm hoi, có chăng cũng chỉ đề cập đến việc tìm hiểu nghiên cứu
về những luật tục, về văn hoá của người Thái nói chung, chưa đi sâu phân tích
từng khía cạnh cụ thể, đặc biệt chưa đề cập đến sự biến đổi của nó trong sự biến
đổi của đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó trong đề tài nghiên cứu này muốn tìm
hiểu những biến đổi về phong tục tập quán của người dân Thái tại bản Hoa I và
bản Dọi I xã Tân Lập, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La sau khi thực hiện dự án tái
định cư Thuỷ điện Sơn La từ năm 2003 đến nay với những nội dung mà nó vốn
có và đang “vận động” trong đời sống văn hoá tộc người.
9
Phần III
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. ĐẶC ĐIỂM XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
1. Vài nét về Sơn La:
Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn với tổng số diện tích là
14.055 Km
2
gồm 10 huyện, 01 thị xã. Trên địa bàn Sơn La hiện có 12 dân tộc
khác nhau cùng sinh sống trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân
tộc Kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là các dân tộc
Dao, Sinh Mun, Kh’Mú, La Ha, Lào…dân số toàn tỉnh ( theo số liệu năm 2003 )
là: 958.078 người. Những năm qua nền kinh tế Sơn La đã có bước chuyển dịch
quan trọng theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần gắn với thị
trường trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng.

2. Vài nét về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La:
Huyện Mộc Châu là một trong những huyện có tiềm năng của tỉnh với 2
thị trấn, 25 xã diện tích tự nhiên 2.025 Km
2
dân số 137.677 người ( số liệu năm
2003 )
Cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 700 – 1500 m, đất đai mầu mỡ, khí hậu
mát mẻ rất thích hợp cho các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nh: cây chè,
cà phê, mía, dâu tằm, chăn nuôi Bò sữa, Bò thịt chất lợng cao, chè, cà phê… đặc
biệt là chè và sữa Bò Mộc Châu đã và đang là những sản phẩm có uy tín, chất lư-
ợng trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
3. Xã tân lập, huyện Mộc Châu:
Tân Lập là một xã nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu 20 cây số, toàn
xã có 1.791 hộ; 8.593 nhân khẩu.
- Về hệ thống chính trị: Toàn Đảng bộ xã Tân Lập có 10 chi bộ đạt tiêu
chuẩn trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Những năm qua Đảng
bộ xã luôn phát huy tuyền thống anh hùng, sức mạnh đoàn kết lãnh đạo nhân dân
trong xã phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống về
mọi mặt cho nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân luon được
kiện toàn củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy dân chủ ở cơ sở,
tình hình chính trị xã hội luôn được giữ vững, cán bộ và nhân dân các dân tộc
trong xã, đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau.
- Về Kinh tế: Xã Tân Lập đang có nền kinh tế phát triển theo hướng sản
xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường. Theo báo cáo năm 2005 tổng sản lượng
lương thực có hạt toàn xã tăng 2,4 lần đạt trên 4.457 nghìn tấn/ năm, bình quân
10
đạt trên 700 kg/1 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người quy tiền mặt đạt
3.312.000 đ/người; toàn xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,3%; trên
90% số hộ gia đình có máy cày…
- Về văn hóa - xã hội: tính đến năm 2004 xã đã hoàn thành chương trình

phổ cập trung học cơ sở, xóa mù chữ, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đời sống
tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, đến năm 2005 toàn xã
đã có 1.761 hộ được dùng điện lưới quốc gia, chiếm 96%; 1.400 hộ được xem ti
vi, chiếm 78,1%, có 20 hộ dùng diện thoại, 775 hộ có đài nghe, trên 1.500 xe
máy các loại ( năm 2005 ), mạng lưới giao thông, thủy lợi phát triển đáp ứng nhu
cầu đi lại và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Công tác chính sách xã hội, chính
sách đối với những người có công với cách mạng được quan tâm đúng mức.
- Về công tác an ninh quốc phòng: Luôn phát huy danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, luôn xung kích trong phong trào bảo vệ Tổ quốc, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, sẵn sàng đối phó với
các âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, các tệ nạn
xã hội nhất là tội phạm về ma túy.
Là một trong những xã được chọn làm điểm tái định cư Thủy điện Sơn La,
từ năm 2002 đến nay xã Tân Lập đã đón 600 hộ dân đến tái định cư tại 7 điểm
trong xã.
“Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã có truyền thống đoàn kết,
tương thân, tương ái, nhường cơm xẻ áo, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cần cù,
chịu khó trong lao động, quyết tâm phát huy nội lực để phát triển kinh tế, xóa
đói, giảm nghèo; đội ngũ cán bộ xã nhiệt tình, trách nhiệm, gắn bó với cơ sở,
luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng” ( Trích: Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa VIX, nhiệm kỳ 2005 - 2012 ).
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
I. NỘI DUNG TỔNG THỂ:
Những phong tục tập quán vốn có của người Thái ở Tân Lập - Mộc
Châu - Sơn La; Những biến đổi so với trước đây; Sự ảnh hưởng của sự biến
đổi đối với đời sống người dân, nguyên nhân của sự biến đổi; tính kế thừa và
phát huy những tập quán truyền thống trong xây dựng quy ước, hương ước
hiện nay; đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy những phong tục tập
quán truyền thống trong tình hình mới.
Trong các dân tộc ở nước ta thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, với chính

sách bình đẳng dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thì
dân tộc nào cũng đều đáng trân trọng, mặt khác ta cũng thấy rằng, trong các dân
tộc đó, người Thái có một vị trí đặc thù. Vậy việc nghiên cứu người Thái ở Việt
11
Nam có tầm quan trọng như thế nào? Trước hết Chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước là đoàn kết bình đẳng tương trợ. Muốn xóa đói giảm nghèo, đưa các
dân tộc cùng phát triển theo một mục tiêu chung đó là dân giầu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thống
nhất và đa dạng, truyền thống và hiện đại…, phải nghiên cứu kỹ và toàn diện
toàn bộ các mặt của đời sống từng dân tộc.
Qua các công trình nghiên cứu về người Thái cho thấy vị trí đặc thù, vai
trò, và sự đóng góp của người Thái trong trường lịch sử vào việc xây dựng và
bảo vệ đất nước Việt Nam; có những vấn đề cực kỳ quan trọng. Trước hết đó là
sự đóng góp của người Thái cổ trong việc hình thành dân tộc Việt ( Kinh ) trong
việc xây dựng các nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam ( trích trong “ Văn hóa
Thái Việt Nam của tác giả Cầm Trọng – Phan hữu Duật )
Sự nghiên cứu giao lưu văn hóa giữa người Thái và các dân tộc khác ở
nước ta trước đây và ngay cả hiện nay sẽ cho chúng ta thấy tầm quan trọng lớn
lao của yếu tố Thái trong sự phát triển của quốc gia dân tộc chúng ta. Trong kho
tàng văn hóa các dân tộc nói chung, văn hóa dân tộc Thái nói riêng rất rộng lớn
và rất đáng trân trọng, vì vậy trong khi tôn trọng di sản văn hóa của người Thái,
ta không thể không thấy rằng, để giải quyết vấn đề dân tộc và phát triển, văn hóa
và phát triển trong thời gian tới phải làm giàu, nâng cao, bản sắc văn hóa Thái,
phát huy nó để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phục vụ công cuộc công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trong phạm vi của đề tài, không có tham vọng tiến hành nghiên cứu một
cách đầy đủ, toàn diện về người Thái mà chỉ đề cập đến một khía cạnh đó là “
Biến đổi phong tục tập quán của người Thái ở hai bản Hoa I và bản Dọi I tại xã
Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La, trước sự biến đổi về kinh tế - xã hội; cụ thể là
dưới tác động của việc thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Sơn La từ năm

2003 đến nay.
II. NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM NGHIÊN CỨU:
1. Những phong tục tập quán của người dân Thái tại bản Hoa I và
bản Dọi I ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Sự biến đổi của nó
sau khi thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Sơn La đến nay.
1.1. Những phong tục tập quán của người dân Thái tại bản Hoa I và bản
Dọi I ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Văn hóa Thái - Một loại hình văn hóa, kỹ thuật tiền công nghiệp:
Công cụ lao động - giá trị văn hóa: Trớc đây khi nền khoa học, công
nghệ cũng như nền kinh tế chưa phát triển người nông dân nói chung trong đó có
12
dân tộc Thái công cụ chủ yếu dùng trong sản xuất nông nghiệp gồm 4 loại công
cụ kép có lưỡi bằng kim loại tối thiểu như dao, rìu, cày, mài ngoài ra còn có các
công cụ khác như: cuốc, bừa, liềm…
Người Thái có tập tục làm ruộng qua nhiều thế hệ này sang thế hệ khác đã
được đúc rút trong 4 chữ nói lên 4 giải pháp xếp gọn trong câu thành ngữ:
Mương, Phai, Lái, Lin ( hình thức đắp đập ngăn suối, dẫn nước vào ruộng )
Văn hoá lúa nước luôn đặt ra cho con người phaỉo hiểu biết về đất, ở miền
xuôi đã đúc rút kinh nghiệm trồng lúa là” nước, phân, cần, giống”. Với người
Thái trước đây thì biện pháp bón phân chưa phải là truyền thống có từ lâu đời,
cách làm lúa hai vụ sau này cũng do học được cách làm từ miền xuôi.
Nhà, ở - Một mô thức văn hóa:
Theo truyền thống thì người thái ở nhà sàn như đã xác định trong thành
ngữ “ Nhà có gác, sàn có cột” lợp cỏ tranh, điều đáng ngạc nhiên cho các nhà
nghiên cứu khi nghiên cứu về nhà sàn đó là: nếp nhà sàn khá đồ sộ như các gia
đình quý tộc xưa mà “ Không dùng đến 1 mẩu sắt nhỏ vào trong thiết kế” thay
vào việc dùng đinh đóng là cả một hệ thống dây chằng, buộc, thắt khá công phu
và tinh xảo bằng lạt tre, giang, và cả vỏ các loại cây chuyên dùng.
Dưới góc độ tôn giáo mà xét, nếu một mường được tượng trưng bằng
chiếc cột mường, thì mỗi nóc nhà được tượng trưng bằng chiếc cột chính, ở đầu

cột thường treo các vật thiêng với lòng mong cho con đàn cháu đống, luôn mạnh
khoẻ, mùa màng tươi tốt, người chủ nhà thường nằm cạnh cột chính bên cạnh
gian có bàn thờ ma nhà khẳng định tính phụ quyền trong gia đình người Thái.
Ma nhà phù hộ, đỡ đầu gia đình, chủ nhà là người đại diện duy nhất của gia đình
trong quan hệ với ma nhà, với các thành viên khác của tổ tiên, nếu là gia đình
lớn thì tiếp đó là gian ngủ theo thứ tự - vợ chồng người con cả đến con thứ…, và
nửa “phía dưới” chân là nới tiếp khách, dặt bếp núc và giàn cho các sinh hoạt.
Nếp nhà sàn còn là không gian chứa đựng văn hoá tâm linh, theo tư duy
truyền thống ngôi nhà không chỉ là để ở, tạo lập gia đình, mà còn là nơi trú ngụ
của các linh hồn. Còn mang ý niệm là “nơi chứa đựng cộng đồng những người
thuộc dòng máu cha” nên có tên “ nhà tông - nhà cúng”
Liên quan đến tín ngưỡng này, trong nội thất người ta còn dựng một cột
tre tại điểm giữa quá giang của “cột chủ áo” cột này hoàn toàn nằm ngoài kiến
trúc và là vật tượng trưng. Đó là đường của “ma nhà”. Kiến trúc nhà sàn Thái
còn có một cột cái khác tuỳ theo quan niệm của từng vùng, trên các cột đó
thường được treo các vật linh thiêng để phù hộ cho cả gia đình.
Vải vóc :
Việc làm ra vải là công việc lao động chủ yếu của Phụ nữ, nam giới là
người hỗ trợ trong việc chế tác công cụ để cho phái đẹp sản xuất ra sản phẩm
này. Như vậy trong tập quán truyền thống xã hội Thái đã rèn cho phái nữ một tay
13

×