Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.15 KB, 21 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã được sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, bạn bè cùng lớp và chính
quyền xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo
Nguyễn Thị Vân Hạnh đã hướng dẫn giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong thời gian
qua. Cảm ơn các bạn sinh viên cùng lớp K48 đã giúp đỡ tôi trong quá trình xử
lý số liệu và hoàn thành báo cáo, xin cảm ơn UBND xã Tân Lập, huyện Mộc
Châu đã tạo điều kiện thuận lợi để cuộc nghiên cứu của tôi được hàn thành
sớm.
Do thời gian có hạn, bài báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các
thầy cô và các bạn.
1
Phần I: Những vấn đề chung
1. Lý do chọn đề tài
2. ý nghĩa khoa học
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
4.3. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.3. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
5.4. Phương pháp quan sát
5.5. Phương pháp phân tích, phỏng vấn
5.6. Phương pháp phân tích tài liệu
6. Giả thuyết nghiên cứu


7. Khung lý thuyết
Phần II: Nghiên cứu thực nghiệm
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.3. Các khái niệm công cụ
Chương 2: Nghiên cứu và những giải pháp - kiến nghị.
2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2. Đặc điểm xã hội, dân cư.
2.3. Đặc điểm kinh tế
2.4. Đặc điểm giáo dục - y tế
3.1. Nghiên cứu - kiểm chứng giả thuyết
3.2. Vai trò của vốn
2
3.3. Thực trạng vay vốn
3.4. Nguồn vốn vay trong sản xuất
3.5. Yếu tố giống, cây, con để sản xuất
3.6. áp dụng KHKT - máy móc vào sản xuất
4. Những thuận lợi và khó khăn trong tăng trưởng kinh tế hộ gia đình.
Phần III: Những giải pháp và khuyến nghị.
3
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam chúng ta đang trên con đường phát triển đã và đang thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình đó diễn ra
hết sức mạnh mẽ và đang thu hút được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã
hội, từ đó nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết, quản lý của nhà nước.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội cùng với quá trình hội nhập và phát
triển với khu vực và trên thế giới để tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ

với các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đời sống của người dân từng
bước được nâng lên rõ rệt, người dan có điều kiện cải thiện đời sống và tiếp
cận với những thành tựu của khoa học công nghệ, do vậy đã có những chuyển
tích cực trong bộ mặt kinh tế, xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã xác định phương
hướng đổi mới phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Dưới tác động của nền
kinh tế thị trường, nhiều hộ gia đình ở nông thôn đã biết chủ động tự hoạch
toán trong làm ăn buôn bán, kinh doanh, phát triển ngành, nghề tăng thu nhập
cải thiện đời sống góp phần làm tăng trưởng kinh tế - xã hội ở địa phương nói
chung và gia đình ở nông thôn nói riêng.
Vậy trong quá trình hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Sản xuất
kinh doanh làm tăng trưởng kinh tế gia đình, các hộ gia đình ở nông thôn đã
gặp những yếu tố tác động chủ yếu nào? Vấn đề trên đã gợi cho tôi một
hướng tiếp cận nghiên cứu trong đợt thực tập tại xã Tân Lập - huyện Mộc
Châu - tỉnh Sơn La, do khoa Xã hội học tổ chức vào tháng 5/2007 vừa qua.
Đó là nghiên cứu về những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia
đình tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La hiện nay.
4
Trong phạm vi hạn hẹp của một báo cáo thực tập tôi chỉ xin phép đi sâu
xác định và làm rõ những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình
và những vấn đề bất cập qua sự đánh giá của người dân về vấn đề đó.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Quá trình nghiên cứu giúp tôi có điều kiện vận dụng các phương pháp
nghiên cứu xã hội học và các lý thuyết xã hội học vào thực tiễn. Đề tài có thể
có gợi ý cho vấn đề tăng trưởng kinh tế hộ gia đình, đồng thời dưới sự phân
tích những khía cạnh khác nhau của các yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh
tế một cách khách quan, biện chứng có thể nâng cao nhận thức và lý giải vấn
đề một cách rõ rệt và thực tế hơn.
Tháng 6/1991 Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 202/CT - TTg về việc
cho các hộ gia đình vay vốn phát triển sản xuất, nông nghiệp và sản xuất kinh

doanh. Từ kết quả nghiên cứu thực tế và sự đánh giá mong muốn của người
dân, đề tài hy vọng cung cấp những thông tin khách quan xung quanh các yếu
tố làm tăng trưởng kinh tế phát triển hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và
sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.
Qua nghiên cứu này tôi cũng hy vọng có thể giúp người dân hiểu rõ
nắm bắt được tình hình thực tế và tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu
biết cần thiết để sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội,
phát huy được mọi khả năng điều kiện tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Đồng thời tôi cũng mong muốn đóng góp phần nào đó cho các kế hoạch,
hoạch định cuộc sống kinh tế - xã hội phù hợp, hữu ích cho các nhà quản lý
kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành xây dựng đường hướng phát triển kinh tế -
xã hội một cách toàn diện.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng về phát triển kinh tế của người dân ở
xã Tân Lập.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ ở đây.
5
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các hộ gia đình khi phát
huy và tậu các yếu tố trên.
- Đề xuất một số giải pháp và những khuýên nghị.
6
4. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình ở xã Tân
Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khảo sát được tiến hành với đối tượng lựa chọn là Bản doi 1 và Bản
hoa 1, ở xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La.
- Chính quyền xã Tân Lập
- Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.

- Nhân dân 2 thôn của xã Tân Lập.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Tân Lập -
huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La.
Thời gian nghiên cứu từ: 12/04/2007 đến 17/04/2007.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận
Trong báo cáo này, tôi vận dụng cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật
lịch sử để xem xét sự vận động của đối tượng nghiên cứu, cũng như các vấn
đề đáng quan tâm khác, đồng thời tôi vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng trong khi xem xét các quan hệ của đối tượng nghiên cứu.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu xã hội phải phân tích, các cá
nhân thực hiện, hoạt động của họ và những điều kiện sống vật chất của họ
(Marx - Eugels - 1993 toàn tập, tập 5, trang 18).
Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các quá
trình lịch sử xã hội từ góc độ hoạt động vật chất của con người. Từ góc độ
kinh tế của xã hội, từ quan điểm chính là toàn bộ quá trình sản xuất ra của cải
vật chất, còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội bao gồm: Hệ tư tưởng,
chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hoá tôn giáo và **** quy định bởi tồn tại xã
hội, được hình thành trên cơ sở nền tảng của tồn tại xã hội.
7
Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số hướng tiếp cận của xã hội học Mác
Xít đặc biệt là xã hội học kinh tế, xã hội học lao động, các lý thuyết xã hội
học được tham khảo thêm là hành động xã hội, lý thuyết biến đổi xã hội, một
số quan điểm của gia đình và giới thiệu để nghiên cứu lý giải các vấn đề cụ
thể.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đọc và phân tích các tài liệu, các báo cáo, các lý thuyết xã hội học,
sách báo, tạp chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề tài nghiên cứu.

5.2.2. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu ngẫu nhiên với
tổng số 254 mẫu phiếu điều tra.
5.2.3. Phương pháp quan sát.
Trong quá trình điều tra nghiên cứu tôi đã tiến hành quan sát các hoạt
động của người dân cùng với việc ghi nhận các sự kiện và hiện tượng trong
đời sống xã hội địa bàn, với mục đích thu thập thông tin bổ sung thêm cho
vấn đề nghiên cứu của đề tài.
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn 5 đối tượng có hoạt động sản xuất nghề nghiệp
khác nhau ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi, trong đó có 4 nam và 1 nữ, 1 người
buôn bán hoa quả, 1 người sản xuất chè, 3 người sản xuất nông, lâm nghiệp.
5.2.5. Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi.
Phương pháp này được tiến hành phỏng vấn với 254 người dân tại xã
Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La nhằm thu thập các thông tin có liên
quan đến tăng trưởng kinh tế, trong đó có nhiều thông tin khách quan về gia
đình ở xã Tân Lập, vấn đề thu nhập, về yếu tố làm tăng trưởng kinh tế hộ gia
đình.
- Về giới: 155 nam chiếm: 61,02%
99 nữ chiếm 38,97%
8

×