Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép của Công ty cổ phần thép Hoà Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM THÉP CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HOÀ PHÁT
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Trường
Mã sinh viên : CQ523992
Lớp : Kế hoạch 52B
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Ngô Thắng Lợi

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
Hà Nội - 2014
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là : Nguyễn Thế Trường
Sinh viên lớp : Kế hoạch 52B
Khoa : Kế hoạch và Phát triển
Sau thời gian thực tập tại phòng Kinh doanh thuộc Công ty cổ phần thép Hoà Phát,
dưới sự hướng dẫn của GS.TS Ngô Thắng Lợi, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm thép của Công ty cổ phần thép Hoà Phát” để nghiên
cứu làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu độc lập, không hề có sự sao chép của bất kỳ ai khác, mọi thông tin, tài liệu có
do các anh, chị nhân viên của Công ty cổ phần thép Hoà Phát cung cấp và đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Khoa!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Sinh viên
Nguyễn Thế Trường
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do)
CNKT Công nhân kỹ thuật
TNCN Trung học chuyên nghiệp
VSA Hiệp hội thép Việt Nam
VSC Tổng công ty thép Việt Nam
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị phần 5 doanh nghiệp thép xây dựng lớn nhất Việt Nam
2009 - 2013 Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Thị trường tiêu thụ thép xây dựng của Hoà Phát 2010 - 2013 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ thép xây dựng của Hoà Phát Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.4: Doanh thu 5 doanh nghiệp thép xây dựng lớn nhất Việt Nam Error:

Reference source not found
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận sau thuế 5 doanh nghiệp thép xây dựng lớn nhất Việt
Nam các năm 2012, 2013 Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.6: Tỷ suất lợi nhuận 5 doanh nghiệp thép xây dựng lớn nhất Việt Nam
Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước
ta theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang được tiến hành với tốc độ và quy
mô lớn. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế là các công trình xây dựng không
ngừng mọc lên, kéo theo đó là nhu cầu về thép xây dựng phục vụ cho các công trình
dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông cũng tăng lên nhanh chóng, điều này
đã tạo ra những cơ hội lớn để các nghành thép Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây đã đặt nghành thép Việt Nam trước
một loạt những khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Các nhà máy cán thép Việt
Nam liên tục thua lỗ, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm sản xuất ra không thể cạnh
tranh với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong
khu vực. Các sản phẩm thép dẹt, thép tấm, thép chế tạo vẫn phải nhập khẩu gần
như 100% khiến cho không chỉ nghành thép mà các nghành công nghiệp khác như
công nghiệp đóng tàu, ô tô, chế tạo máy cũng yếu ớt và hầu như không có khả năng
cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được sản xuất tại nước ngoài ngay trên sân
nhà. Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, mở cửa giao thương thì nguy cơ mất dần khách hàng, thu hẹp thị phần, áp lực
cạnh tranh ngày càng là một mối đe doạ lớn đối với các doanh nghiệp thép trên thị
trường. Chính vì thế, để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và phát triển thị phần thì
nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp là một yêu cầu cấp
bách đặt ra.

Công ty cổ phần thép Hoà Phát là công ty tư nhân chuyên sản xuất và kinh
doanh thép hàng đầu tại Việt Nam. Sau gần 15 năm hoạt động, Công ty đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, có mức tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất ngày
một tăng lên. Là một doanh nghiệp đi sau, ra đời và tồn tại trong điều kiện nền kinh
tế có nhiều biến động bất thường, làm thế nào để thép Hoà Phát có thể khẳng định
vị thế của mình, đảm bảo khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế.
Để trả lời câu hỏi này sẽ là những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm thép Hoà Phát trong điều kiện hiện nay.
Xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới, trong nước và thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thép Hoà Phát, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép của Công ty cổ phần thép Hoà
Phát” trong chuyên đề thực tập của mình.
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
1. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà
Phát hiện nay và tiến hành đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa năng lực cạnh tranh cho sản phẩm thép Hoà Phát trên thị trường nội địa.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết về năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép dân dụng và thép công trình của
Hoà Phát.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Sản phẩm: Các sản phẩm thép dân dụng và công trình của Hoà Phát
 Thời gian: Giai đoạn 2010 - 2014
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê, thu thập tư liệu thực tế

thông qua các báo cáo thường niên của Công ty để tiến hành đánh giá năng lực cạnh
tranh của thép Hoà Phát so với các đối thủ cạnh tranh nhằm chỉ ra vị thế hiện tại của
thép Hoà Phát. Đề tài phân tích các nhân tố nội tại, các yếu tố bên ngoài chỉ ra
những điểm mạnh, những vấn đề còn tồn tại của Công ty. Từ đó, đề tài đưa ra một
số giải pháp cụ thể để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trước những cơ
hội, thách thức mới để nâng cao sức cạnh tranh của thép Hoà Phát trên thị trường.
4. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Những lí luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Hoà Phát.
Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm thép Hoà Phát.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của GS.TS Ngô Thắng Lợi đã
luôn theo sát và chỉ bảo trong suốt thời gian viết chuyên đề cùng các anh chị phòng
Kinh doanh của Công ty đã góp ý, tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả có cơ hôi
thực tập và tiếp cận với tình hình thực tế của công ty để có thể hoàn thành được
chuyên đề của mình. Do vốn kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế,
chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô, anh chị.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
CHƯƠNG I. NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có
chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào đó. Cạnh
tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường và cũng là
động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Sẽ không có kinh tế thị trường nếu
như không có cạnh tranh. Có thể hiểu cạnh tranh là một quá trình kinh tế mà trong
đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật lẫn thủ
đoạn kinh doanh) để đạt được mục tiêu kinh tế của mình như: chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ sao cho thu được lợi nhuận cao
nhất và nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá
trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với doanh nghiệp là lợi nhuận, còn đối với
người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng.
Cạnh tranh giúp điều tiết nhu cầu thị trường, quan hệ cung - cầu từ đó dẫn tới
việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất,
quản lý sản xuất, thúc đẩy cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối
với các doanh nghiệp, cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Các doanh
nghiệp, nhà sản xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh và
trong cuộc chạy đua khốc liệt này doanh nghiệp nào không đáp ứng được sẽ bị đào
thải. Vì vậy, cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho người tiêu dùng. Các
doanh nghiệp phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có
chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ cao hơn để đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực của sự phát
triển, nó kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và lợi ích
của toàn xã hội. Bên cạnh đó, cạnh tranh cũng dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, bất
bình đẳng, lãng phí tài nguyên vì vậy cần có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước.
1.1.2. Các hình thức cạnh tranh
1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh
- Cạnh tranh nội bộ nghành:
Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng nghành, sản xuất và tiêu
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B

3
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
dùng cùng một chủng loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn
nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp nâng cao năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất nhằm thu được lợi nhuận siêu nghạch. Kết quả là trình độ sản
xuất ngày càng phát triển, doanh nghiệp nào có khả năng sẽ có cơ hội mở rộng thị
trường, tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu, còn
đối với các doanh nghiệp còn lại sẽ bị thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí là phá sản.
- Cạnh tranh giữa các nghành:
Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành sản xuất kinh doanh
khác nhau. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp bị hấp dẫn bởi khách hàng
nên đã chuyển vốn đầu tư từ nghành ít lợi nhuận sang nghành có lợi nhuận cao. Sự
điều chỉnh này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên sự phân phối hợp lý và
tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các nghành.
1.1.2.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo:
Là việc cạnh tranh trên thị trường mà ở đó các sản phẩm được xem là đồng
nhất, ít có sự khác biệt về quy cách, phẩm chất, mẫu mã, còn giá cả phụ thuộc hoàn
toàn vào cung cầu trên thị trường. Ở thị trường này, đặc điểm nổi bật là các doanh
nghiệp có thể tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường. Các doanh nghiệp tham gia
vào thị trường này chỉ có cách thích ứng với giá cả trên thị trường, họ chủ yếu tìm
cách giảm chi phí sản xuất tới mức giới hạn mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh
thu cận biên.
- Cạnh tranh không hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào
có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức
quảng cáo, khuyến mãi, các dịch vụ trong và sau khi bán. Cạnh tranh không hoàn
hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại
sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét về chất lượng thì sự

khác biệt giữa các sản phẩm là không đang kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất
nhiều. Kinh tế học chia cạnh tranh không hoàn hảo thành cạnh tranh mang tính độc
quyền và độc quyền nhóm.
 Cạnh tranh mang tính độc quyền: Là hình thức cạnh tranh sản phẩm mà
mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định vì họ có sản phẩm của riêng
mình. Mặc dù các sản phẩm trên thị trường có thể thay thế cho nhau, song các
doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện cá biệt hoá sản phẩm của mình nhằm đáp ứng
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
được các nhu cầu đa dạng của thị trường. Chúng ta có thể tìm thấy sự hiện diện của
cạnh tranh mang tính độc quyền trong thị trường các nghành như hoá mỹ phẩm,
may mặc, đồ chơi
 Độc quyền nhóm: Là hình thức cạnh tranh tồn tại trong một số nghành chỉ
có mốt số ít nhà sản xuất và mỗi nhà sản xuất đều nhận thức được rằng già cả của
mình không chỉ phụ thuộc vào năng suất của chính mình mà còn phụ thuộc vào hoạt
động của các đối thủ cạnh tranh quan trọng trong nghành đó. Ở mô hình này, người
ta không cần quan tâm đến tính thuần nhất của sản phẩm mà nhấn mạnh đến số
lượng thành viên của thị trường, đặc thù công nghệ của một số nghành sản xuất đòi
hỏi quy mô tối thiểu có hiệu quả lớn đến mức không phải ai cũng có thể đáp ứng.
Chỉ một số lượng nhỏ doanh nghiệm với tiềm lực tài chính và khả năng công nghệ
có thể tham gia đầu tư, ví dụ các nghành như sản xuất ô tô, cao su, thép vv
1.1.3. Năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng giành chiến thắng trong sự ganh đua
giữa các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng quan tâm tới một đối
tượng. Dưới góc độ kinh tế, năng lực cạnh tranh được xem xét ở 3 cấp độ: năng lực
cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản
phẩm

- Năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF năm 1997: “Năng lực cạnh tranh
quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì được mức tăng
trưởng kinh tế cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác
tương đối vững chắc”
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu đã khẳng định: “Năng lực cạnh
tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền
vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác
định bằng những thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên người theo thời
gian”.
Do đó có thể đưa ra khái niệm như sau: “Năng lực cạnh tranh quốc gia
là khả năng quốc gia đó nâng cao mức sống cho nhân dân với tốc độ cao và bền
vững”. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và Viện quốc tế về quản lý và phát
triển (IMD) thì năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi 8 yếu tố:
 Độ mở nền kinh tế: gồm hoạt động đầu tư và thương mại như: chính sách
xuất nhập khẩu, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chính sách
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
tỷ giá
 Vai trò của Chính Phủ: mức độ can thiệp của Nhà nước, chính sách thuế,
chính sách tài khoá
 Năng lực tài chính - tiền tệ: hiệu quả của các trung gian tài chính, rủi ro
tài chính, đầu tư và tiết kiệm
 Kết cấu hạ tầng: năng lực và hiệu quả vận hành hệ thống KCHT khả
năng thu hút đầu tư FDI và tư nhân cho hệ thống hạ tầng
 Trình độ công nghệ: năng lực phát triển công nghệ trong nước, công
nghệ qua vốn FDI và chuyển giao công nghệ của nước ngoài

 Trình độ quản lí: xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tổ
chức vận hành các bộ phận của doanh nghiệo
 Lực lượng lao động: kỹ năng tay nghề, năng suất lao động, tính linh hoạt
thị trường lao động, quan hệ lao động giữa các nghành
 Thể chế kinh tế, chính trị: sự phù hợp pháp luật với cơ chế thị trường, hệ
thống pháp luật và thực thi pháp luật
- Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: là khả năng khai thác, sử dụng những
lợi thế bên trong và tận dụng các lợi thế bên ngoài tạo ra năng suất và chất lượng
cao hơn đối thủ cạnh tranh, nhằm chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và
phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện lợi thế của
doanh nghiêp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì người ta dựa vào
nhiều tiêu chí như thị phần, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
- Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Một sản phẩm được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được
nhu cầu của hách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo,
thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Khi
nghiên cứu và đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, các nhà kinh tế cho rằng
phải xem xét năng lực cạnh tranh trên thị trường và phải theo quan điểm phân tích
cạnh tranh động.
- Mối quan hệ giữa các cấp độ cạnh tranh
 Năng lực cạnh tranh sản phẩm là cơ sở để tạo sự cạnh tranh của doanh
nghiệp, của nghành và tổng thể các nghành, các doanh nghiệp lại tạo nên sức cạnh
tranh của mỗi quốc gia. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia có nghĩa là
có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp có năng
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
6
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
lực cạnh tranh và ngược lại.
 Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì môi trường
kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, chính sách vĩ mô rõ ràng có tính dự báo
cao, bộ máy Nhà nước phải trong sạch, hoạt động hiệu quả Do vậy khi phân tích
về năng lực cạnh tranh phải lồng ghép các cấp độ cạnh tranh với nhau để có cái nhìn
tổng thể.
 Doanh nghiệp là một tổ chức có thể sản xuất được nhiều sản phẩm khác
nhau với năng lực cạnh tranh khác nhau. Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm thể
hiện sản phẩm đó có thể thay thế một sản phẩm khác đồng chất hoặc khác biệt.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố cấu thành nên năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm
- Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) “Năng lực cạnh tranh
sản phẩm là tất cả những đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy
trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường trong một thời gian dài”.
- Uỷ ban cạnh tranh Công nghiệp của Mỹ thì cho rằng: “Năng lực cạnh
tranh sản phẩm là khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm đó, nó giúp doanh
nghiệp đạt được những điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ hàng hoá của mình hay
nói cách khác năng lực cạnh tranh sản phẩm chính là sức mua đối với hàng hoá
trên thị trường, là mức độ chấp nhận của người tiêu dùng”.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm như
sau: “Năng lực cạnh tranh sản phẩm là sự biểu hiện “tính trội” của sản phẩm đó
về chất lượng giá cả và hình thức lưu thông trên thị trường, tạo nên sự hấp dẫn và
thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng sản phẩm đó. Năng lực
cạnh tranh sản phẩm thể hiện khả năng giành lợi thế trong cạnh tranh của sản
phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên cùng đoạn thị trường tại cùng thời điểm”.
Quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm khác với việc hoàn
thiện sản phẩm ở chỗ: hoàn thiện sản phẩm chỉ là quá trình làm cho sản phẩm đó trở

nên tốt hơn, có tính mới hơn so với chính nó ở những thời điểm khác nhau còn nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là việc sử dụng một số yếu tố tác động nhằm
khắc phục những tồn tại được coi là trở ngại làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm
đồng thời hoàn thiện những nhân tố làm tăng tính trội của nó so với đối thủ khác
(chứ không phải so với chính nó), nhằm làm cho thị phần của sản phẩm tăng lên so
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
với thị phần của đối thủ cạnh tranh.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.2.2.1. Các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp
a. Nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với cơ cấu sản xuất,
khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của sản phẩm. Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết
định đến chất lượng sản phẩm. Cho dù trình độ khoa học công nghệ có hiện đại đến
đâu thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố cơ bản nhất tác động đến chất
lượng các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động dịch vụ. Trình độ chuyên
môn, tay nghề kinh nghiệm, ý thức trách nghiệm, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác, khả
năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh
nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, phát triển hơn nữa
nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng công nghiệp, kinh
tế và là yếu tố để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Nước ta có một nguồn lao động dồi dào, tiền công, tiền lương của lao động
lại rất thấp. Đó là một lợi thế trong cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời
đại ngày nay, nguồn lao động rẻ sẽ dần không còn là một lợi thế so sánh của các
doanh nghiệp nước ta nữa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chính sách
nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp của giám
đốc, nâng cao trình độ tay nghề của lao động. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các

hình thức khuyến khích lao động cả về vật chất và tinh thần, góp phần cải thiện
năng suất lao động, khả năng sáng tạo của người lao động. Chất lượng nguồn nhân
lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Sản phẩm có hàm lượng
kỹ thuật cao sẽ bán được nhiều hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng gia
tăng, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nhờ uy tín và danh
tiếng đó mà doanh nghiệp sẽ có điều kiện phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao được khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp và
góp phần làm nền kinh tế ngày càng phát triển.
b. Kênh phân phối
Trong hoạt động tiêu thụ thì việc lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm
cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Ngày nay, các doanh nghiệp thường có một cơ
cấu sản phẩm đa dạng, thích ứng với mỗi loại sản phẩm thì lại có một hoặc nhiều
kênh phân phối khác nhau, trong các kênh phân phối đó, doanh nghiệp lại phải chọn
ra kênh phân phối chủ lực cho mình vì nó có ý nghĩa trong việc tối thiểu hoá chi phí
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
tiêu thụ sản phẩm, từ đó giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm.
Hình 1.1: Các kiểu kênh phân phối
- Kênh A: là kênh trực tiếp, gồm người sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách
hàng cuối cùng. Hình thức này có ưu điểm là làm tăng khả năng tiếp xúc với khách
hàng, dễ dàng tạo tin tưởng cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Kênh B: là kênh một cấp, có thêm người bán lẻ, thường được sử dụng khi
người bán lẻ có quy mô lớn, có thể mua khối lượng lớn từ người sản xuất.
- Kênh C: là kênh hai cấp, trong kênh có thêm người bán buôn, thường được
sử dụng phổ biến cho các loại hàng hoá giá trị đơn vị thấp, được mua thường xuyên
bởi người tiêu dùng.

- Kênh D: là kênh dài nhất, thường được gọi là kênh ba cấp, được sử dụng
khi có nhiều người sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng
để cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.
Nhà sản xuất sẽ rất khó kiểm soát khi kênh càng nhiều cấp, tuy nhiên đối với
các hàng hoá thông thường, phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày như thực phẩm,
xăng dầu thì địa điểm mua là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu
hút khách hàng.
Doanh nghiệp phải có hệ thống bán hàng phong phú, đặc biệt là hệ thống kho
tàng, các trung tâm bán hàng có cơ sở vật chất hiện đại, thuận tiện cho tiêu thụ sản
phẩm. Không những thế, doanh nghiệp phải biết kết hợp nhiều kênh phân phối, phải
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
9
A B C D
Ngêi s¶n xuÊtNgêi s¶n xuÊt Ngêi s¶n xuÊt Ngêi s¶n xuÊt
§¹i lý
Ngêi b¸n bu«n
Ngêi tiªu dïng
Ngêi b¸n lÎ
Ngêi b¸n bu«n
Ngêi b¸n lÎ
Ngêi tiªu dïng
Ngêi b¸n lÎ
Ngêi tiªu dïngNgêi tiªu dïng
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
có những biện pháp quản lý đối với người bán và hướng họ đi đúng tinh thần bán
hàng của doanh nghiệp.
c. Xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp chính là hệ thống truyền thông marketing gồm năm công

cụ chủ yếu là: quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quan hệ công
chúng và bán hàng trực tiếp. Mỗi công cụ đều có khả năng tác động và tạo sức hút
với khách hàng tiềm năng theo những hình thức riêng biệt. Nếu doanh nghiệp có
một hệ thống xúc tiến hỗn hợp tốt thì sẽ góp phần xây dựng hình ảnh cho doanh
nghiệp từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
- Quảng cáo là hình thức truyền thông mang tính đại chúng rất cao, là
phương tiện truyền thông sâu rộng, tạo sự biết đến, đặc biệt có tác dụng với sản
phẩm mới. Một chương trình quảng cáo nếu thành công sẽ kich thích được hành
động mua và tiêu dùng thử sản phẩm của khách hàng.
- Kich thích tiêu thụ là hình thức bao gồm nhiều hoạt động đa dạng nhằm
tăng doanh số bán hàng: phần thưởng và quà tặng, hội trợ triển lãm thương mại có
tác dụng khuyến khích việc tiêu dùng. Chúng tạo ra được sức hấp dẫn khi mà phần
giá trị hỗ trợ thêm được khách hàng công nhận và ưa thích.
- Marketing trực tiếp chính là việc gửi thư trực tiếp và catalog, đến nay xuất
hiện thêm các hình thức mới như marketing qua điện thoại, marketing đáp ứng trực
tiếp trên truyền hình, Internet Hình thức này ngày nay được hỗ trợ bởi sự phát
triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đem lại rất nhiều lợi ích cho khách
hàng, đặc biệt là các khách hàng luôn bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho
việc mua sắm.
- Quan hệ công chúng là các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề
bảo vệ, khuếch trương hình ảnh của doanh nghiệp hay những sản phẩm cụ thể của
doanh nghiệp như: việc tổ chức các sự kiện, đăng bản tin, bài chuyên đề về doanh
nghiệp hoặc các hoạt động mang tính xã hội cao như tài trờ các chương trình văn
hoá - thể thao, hoạt động từ thiện đều có tác dụng nâng cao uy tín, hình ảnh của
doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu biết và quan tâm hơn đến sản phẩm của doanh
nghiệp.
- Bán hàng trực tiếp: Các nhân viên bán hàng đại diện cho doanh nghiệp,
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nếu các nhân viên làm khách hàng hài lòng, họ sẽ
là người tuyên truyền hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, và ngược lại sẽ dẫn đến
những thông tin truyền miệng ko có lợi cho doanh nghiệp. Đây là công cụ đắc dụng

SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
10
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
trong việc tuyên truyền hình ảnh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
d. Uy tín, thương hiệu của sản phẩm
Uy tín doanh nghiệp, thương hiệu của những sản phẩm là những tài sản vô
hình rất quan trọng của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp tạo nên sự tin cậy
của các nhà cung ứng, sự tin tưởng của khách hàng. Điều đó tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh
hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán những quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ,
mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng hay thanh toán với các hình thức như bán
trả góp, bán chịu Do vậy uy tín của doanh nghiệp trở thành vũ khí sắc bén trong
cạnh tranh, tạo cơ hội mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm.
Cùng với uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm cũng ảnh hưởng rất
nhiều đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó. Một thương hiệu mạnh có thể giúp
cho các doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong nghành. Thương hiệu càng nổi
tiếng thì khả năng tăng thị phần của sản phẩm trên thị trường càng cao. Nhờ đó
doanh nghiệp có thể điều tiết thị trường, định giá cao hơn, chi phối làm cho các đối
thủ phải nản lòng khi muốn chia thị phần với họ. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh.
Đây là một công việc rất khó khăn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp.
1.2.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường nghành
a. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Bất cứ một sản phẩm nào khi sản xuất thì yếu tố quan trọng cần thiết đầu tiên
chính là nguồn nguyên liệu đầu vào. Phải có nguyên liệu thì mới sản xuất được sản
phẩm. Chất lượng sản phẩm như thế nào phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu
đầu vào. Nguồn nguyên liệu đầu vào có đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, có an

toàn thì sản phẩm mới đạt chất lượng tốt. Hơn nữa nếu nguồn nguyên liệu đầu vào
được cung cấp ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế những rủi ro về tài chính,
quá trình sản xuất luôn vận hành trơn tru từ đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp
b. Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố
quyết định cường độ cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá đó trên thị trường. Nhu cầu
về sản phẩm tăng tạo cơ hội cho sản phẩm đó tăng doanh số tiêu thụ, tạo cơ hội cho
doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Ngược lại, khi nhu cầu giảm sẽ dẫn tới cạnh tranh
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường chiếm lĩnh. Đe doạ mất thị
trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp có sản phẩm không có khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường. Mặt khác nhu cầu và thi hiếu của khách hàng
luôn luôn thay đổi nên các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng từ đó có các biện pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
c. Đối thủ cạnh tranh
Bất kì nghành nào cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau nhưng trong
đó chỉ có một hoặc một số đóng vai trò chủ chốt, thống lĩnh và có thể chi phối,
khống chế thị trường. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm kiếm những thông tin,
phân tích chính xác những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có thể xây dựng cho
mình một chiến lược cạnh tranh thích hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
của doanh nghiệp mình, đồng thời phải biết tận dụng và phát huy mọi lợi thế và tận
dụng thời cơ để phát huy khả năng của doanh nghiệp để vươn lên là doanh nghiệp
đứng đầu nghành.
Những doanh nghiệp nghành thép cũng không nằm ngoài những đặc điểm

đó. Với đặc thù sản phẩm, thép có rất ít sự khác biệt, trên thị trường hiện tại có một
số lượng không lớn các doanh nghiệp, có thể khẳng định thị trường thép là thị
trường độc quyền nhóm. Trong nhiều nghành độc quyền nhóm, cạnh tranh diễn ra
rất gay gắt. Thực tế đã chứng minh, đa số hình thức đối chọi khốc liệt nhất trong
nền kinh tế lại diễn ra trong thị trường nơi mà vài hãng là địch thủ của nhau.
1.2.2.3. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế
Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng
động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường vĩ mô . Những diễn biến
của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau
đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng
đến các chiến lược của doanh nghiệp. Có rất nhiều các yếu tố của môi trường vĩ mô
nhưng có thể nói các yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng
trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng
đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh. Thông thường sẽ gây nên chiến tranh giá
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
12
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
cả trong ngành.
Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: Lãi suất và xu hướng
của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và
đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi xuất tăng sẽ
hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh
hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp. Đồng thời khi lãi xuất tăng cũng sẽ
khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và do vậy làm cho nhu

cầu tiêu dùng giảm xuống.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp
nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt nó tác
động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu. Thông thường chính phủ sử dụng công cụ
này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
b. Môi trường chính trị - pháp luật
Chính trị: Là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan
tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các
khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu tố
như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một
khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các doanh nghiệp nhận diện đâu là cơ hội
hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh
doanh trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính
trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự
phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi
khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới
để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời.
Luật Pháp: Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành
mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế.
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi
trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải
kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không
hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh gây khó
khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
13
Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được
các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời
trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt
hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.
c. Môi trường công nghệ
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ
cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả
năng cạnh tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng
của khoa học, kỹ thuật – công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học công
nghệ như hiện nay ở nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao
công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Xu
thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng khả
năng cạnh tranh là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí
trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp
phải chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ
chuyên giao, làm chủ công nghệ ngoai nhập mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ
thuật công nghệ tiên tiến.
Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công
nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp
phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin
về thị trường. Xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
a. Thị phần
Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kì (một năm) là tỉ lệ phần trăm
giữa tổng lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng lượng tiêu thụ trên
thị trường trong thời kì đó. Chỉ tiêu này cũng có thể đo bằng tỉ lệ phần trăm giữa

doanh thu của doanh nghiệp về một loại sản phẩm nào đó so với tổng doanh thu về
sản phẩm đó trên thị trường.
Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp được tính:
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi

: Doanh thu/ lượng tiêu thụ sản phẩm Q của doanh nghiệp i
Q: Tổng doanh thu/ lượng tiêu thụ sản phẩm Q trên thị trường
Trên thị trường có nhiều sản phẩm của doanh nghiệp khác nhau, sản phẩm có
năng lực cạnh tranh cao thường chiếm thị phần lớn và ngược lại. Nó cũng cho biết
khả năng chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm. Thông qua sự biến động của
chỉ tiêu này có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh
nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có được thị trường chấp nhận hay không.
Mức độ biến động thị phần sản phẩm của doanh nghiệp cũng phản ánh năng
lực cạnh tranh của sản phẩm. Chỉ tiêu này được đo bằng mức độ thay đổi thị phần
của doanh nghiệp qua các thời kì khác khác nhau (thường là giữa các năm). Mức
thay đổi thị phần cho thấy rõ hơn năng lực cạnh tranh của sản phẩm do thời điểm
gia nhập thị trường cũng như quy mô khởi điểm của các doanh nghiệp khác nhau.
S
qi
= S
qi
(t) S
qi
(t 1)
S
qi

(t): thị phần sản phẩm Q hoặc tỉ trọng doanh thu sản phẩm Q của
doanh nghiệp i thời kì t
S
qi
(t-1): Thị phần sản phẩm Q hoặc tỉ trọng doanh thu sản phẩm Q của
doanh nghiệp i thời kì t - 1
Mức độ biến động thị phần sản phẩm của doanh nghiệp tỉ lệ thuận với năng
lực cạnh tranh sản phẩm. Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp tăng, điều đó thể
hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao, sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng
được thị trường chấp nhận, ngược lại thị phần sản phẩm của doanh nghiệp giảm thể
hiện sự giảm sút năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
b. Tỷ suất lợi nhuận
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh năng lực cạnh tranh sản
phẩm mà còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận = 100%
Tỷ suất lợi nhuận cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiều phần trăm trong doanh
thu. Tỷ suất này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ suất càng
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
15
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
lớn nghĩa là lãi càng lớn cong tỷ suất mang giá trị âm có nghĩa là công ty kinh
doanh thua lỗi.
Tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng nghành, vì thế khi
theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta thường so sánh tỷ suất này với tỷ
suất bình quân của toàn nghành mà công ty đó tham gia
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
a. Công nghệ

Chúng ta có thể hiểu công nghệ là tổng hợp của rất nhiều các phương tiện kỹ
thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một
loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ nào đó. Khi phân tích công nghệ ảnh hưởng thế
nào đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ta thường đánh giá chủ yếu qua hai yếu
tố là: công nghệ sử dụng và khả năng đổi mới công nghệ.
- Công nghệ sử dụng: Máy móc thiết bị thực hiện năng lực sản xuất của
doanh nghiệp, tác động trực tiếp tới chất lượng, năng suất và giá thành sản phẩm.
Một doanh nghiệp có công nghệ phù hợp thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ có
lợi thế cạnh tranh lớn và ngược lại.
- Khả năng đổi mới công nghệ: Điều này có những tác động rất lớn tới chu
kỳ sống của sản phẩm. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ
làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện
nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoặc hoàn thiện hơn những lĩnh vực đang tồn tại.
Do vậy, các doanh nghiệp phải tính tới sự tác động của môi trường công nghệ mà
có thái độ ứng xử phù hợp. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế việc nắm bắt được
những xu hướng biến đổi, đổi mới công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được
nguy cơ lạc hậu, tận dụng được thời cơ do đổi mới công nghệ mang lại để giành vị
thế chiếm lĩnh trên thị trường.
b. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một chỉ tiêu định tính, phản
ánh khả năng kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Nó được thể hiện trên các
khía cạnh sau:
Giá cả và chất lượng sản phẩm: Giá cả và chất lượng sản phẩm đều là những
yếu tố rất quan trọng cấu thành nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sản
phẩm của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp thì năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp không thể cao được. Muốn sản xuất hàng hoá ở mức giá thấp, cần
phải đạt được những điều kiện như: có lợi thế về trình độ công nghệ, tổ chức sản
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
16

Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
xuất tốt, tiết kiệm chi phí Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở so sánh giá giữa
các sản phẩm cùng loại hoặc tương đương. Khi có sự khác biệt về chất lượng thì giá
cả luôn được đặt trong sự so sánh lợi ích do hàng hoá mang lại.
Trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, họ sẵn sàng chi một khoản
tiền lớn để mua những hàng hoá chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của họ. Vì
thế, khi mà nền kinh tế càng phát triển, mức sống càng được nâng cao khiến chất
lượng sản phẩm trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đây là một chỉ
tiêu mang tính cốt lõi, quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm. Có thể hiểu đơn giản rằng “Chất lượng là sự quay trở lại của khách hàng”
Chất lượng góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, đây là
cơ sở cho việc duy trì, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài
của doanh nghiệp.
Sự đa dạng hoá của sản phẩm và dịch vụ: Để nâng cao năng lực cạnh tranh
cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp đó phải có khả năng đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần cung ứng
được nhiều loại và chủng loại sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên doanh nghiệp
cũng cần cân nhắc xem xét đối tượng họ phục vụ là ai để có thể phát huy hết được
lợi thế của mình. Bởi nếu danh mục sản phẩm quá rộng và có quá nhiều chủng loại
khác nhau thì các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp sẽ dàn trải và hiệu quả
kinh doanh trở nên rất thấp.
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
17
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
SẢN PHẨM THÉP HOÀ PHÁT
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HOÀ PHÁT

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần thép Hoà Phát là công ty con của Tập đoàn Hoà Phát - Tập
đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam chuyên sản xuất và kinh
doanh các loại thép xây dựng.
Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần thép Hoà Phát
Trụ sở chính: 39 Nguyễn Đình Chiểu - Quận Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội
Điện thoại: 043.6282011
Fax: 043.9747748
Website:
Công ty được thành lập từ năm 2000 với tên gọi là Công ty TNHH Sắt thép
Hoà Phát với số vốn là 20 tỷ đồng.
Ngày 26/10/2001, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần thép Hoà Phát
với số vốn là 90 tỷ đồng
Ngày 21/6/2002, Nhà máy Cán thép được xây dựng và đi vào hoạt động với
công suất 300.000 tấn/năm sản phẩm chủ yếu là thép cốt bê tông cán nóng, thép
cuộn, thép thanh vằn.
Ngày 01/08/2004, Công ty cho ra đời mẻ phôi đầu tiên trên dây chuyền công
nghệ hiện đại với tổng số vốn đầu tư là 237 tỷ đồng.
Thực hiện chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Hoà Phát tín
nghiệm giao Công ty đảm nhiệm dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát
(Kinh Môn - Hải Dương) với tổng vốn đầu tư lên tới 8.000 tỷ đồng. Mô hình khu
liên hiệp được đánh giá là đồng bộ, hiện đại và quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay
và là dự án trọng điểm của Tập đoàn Hoà Phát trong lộ trình trở thành nhà sản xuất
thép hàng đầu Việt Nam.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất thép, gang, khai thác
quặng sắt; khai thác và thu gom than non; bán buôn kim loại và quặng kim loại; sản
xuất, mua bán than cốc
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B

18
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: GS.TS Ngô Thắng Lợi
2.1.3. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty
2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm thép Hoà Phát là thép cốt bê tông cán nóng bao gồm:
- Thép cuộn đường kính 6 mm, 8 mm, 10 mm.
- Cuộn D8mm gai.
- Thép cây đường kính từ D10mm - D55mm.
- Phôi thép kích cỡ 130x130x6m; 130x130x12m, 150x150x6m.
Phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất:
- Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505, JIS G3112 – 1987.
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6285 – 1997
- Tiêu chuẩn Anh:BS 4449 -1988.
- Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM A615 – 95b
2.1.3.2. Đặc điểm về khách hàng
Khách hàng của Hoà Phát bao gồm: các chủ đầu tư và nhà thầu hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, các chủ đầu tư và nhà thầu hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng dân dụng và các hộ gia đình.
- Về nhóm các chủ đầu tư và nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
công nghiệp: họ thường là các doanh nghiệp xây dựng thuộc các Tổng công ty Nhà
nước như TCT Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex, TCT Đầu tư và
phát triển nhà Hà Nội - Hadico, TCT Đầu tư và phát triển nhà đô thị - HUD, TCT
Xây dựng và phát triển hạ tầng - Licogi Ngoài ra còn có các công ty trực thuộc Bộ
quốc phòng, các Ban quản lý dự án (BQLDA) như: BQLDA cầu Bãi Cháy (Quảng
Ninh), BQLDA cầu Thăng Long (Hà Nội) , các công ty tư vấn như: Công ty tư vấn
Coninco, Công ty tư vấn GTVT, Công ty tư vấn và thiết kế GTVT - TEDI Đặc
điểm của nhóm khách hàng này là:
 Tiêu dùng các mác thép cao, thường yêu cầu với khối lượng lớn.
 Giá cả là yếu tố quan trọng nhất do yêu cầu chất lượng, kĩ thuật là như

nhau.
 Mối quan hệ giữa những người cung cấp và các nhà thầu hoặc đơn vị tiêu
dùng thép rất quan trọng, cần phải thiết lập và xây dựng các mối quan hệ này lâu dài
và tận dụng tốt các mối quan hệ sẵn có với các nhà thầu.
 Do thời gian thi công các công trình trong xây dựng công nghiệp thường
kéo dài, nên gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà cung cấp trong việc thu hồi công nợ
nên xảy ra rất nhiều nguy cơ bị đọng vốn và chiếm dụng vốn.
SV: Nguyễn Thế Trường
Lớp: Kế hoạch 52B
19

×