Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.86 KB, 21 trang )

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1. Khái niệm và đặc điểm về đô thị.
1.1 Một số khái niệm.
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và
hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa
Việt Nam, NXB Hà Nội, 1995).
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống
và làm việc theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà
Nội).
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông
nghiệp, cơ sơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm
chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Thông tư 31/TTLD, ngày
20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và ban tổ chức cán bộ chính phủ).
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao
động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay
chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,
của cả một miền đo thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong
huyện.
1.2 Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị.
Thứ nhất, đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu:
- Vấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp hoá và đô thị hoá
dấn đến phá huỷ một phần môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi
trường...trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ vì nhiều
1
nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận
thức chưa đầy đủ.
- Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai
hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu
diễn ra song song.
- Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung


quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều hoà gây bế tắc trong tổ
chức môi trường sống đô thị.
Thứ hai, quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên
quan trọng.
Thứ ba, hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt:
- Thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm, ở đó diẽn ra việc mua bán,
trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
- Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: Thị trường lao động, thị
trường đất và bất động sản, thị trường giao thông, thị trường hạ tầng đô thị, thị
trường dịch vụ, thị trường tài chính.
Thứ tư, đô thị như một nền kinh tế quốc dân: Vì đô thị cũng được giới
hạn về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.
Thứ năm, đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật
chất, kinh tế và văn hóa. Nền văn hoá được kế thừa và phát triển với bản sắc
dân tộc Việt Nam.
2. Khái niệm và đặc điểm đô thị hoá.
2.1 Khái niệm đô thị hoá:
Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và nhiều biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ.
2
- Trên quan điểm một vùng: đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Theo quan điểm này thì
tốc độ đô thị hóa, trình độ đô thị hoá nhằm mô tả diến biến, tình trạng của quá
trình. Tốc độ đô thị hoá có thể có hai nghĩa:
+ Trên góc độ thống kê người ta thường so sánh quy mô đô thị về mặt dân số,
so sánh kinh tế giữa các thời kỳ để xác định quy mô tăng thêm trong thời kỳ
nhất định.
+ Trên góc độ kinh tế - xã hội ta có thể hiểu nó như là tỷ lệ dân số đô thị trong
tổng dân số ở một thời điểm nhất định.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi

về sự phân bố các yếu tố lưc lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không
phải đô thị thành đô thị.
Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống
đô thị. Kết thúc thời kì quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hoá cũng
thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong điều kiện mới... đặc biệt là thay đổi cơ
cấu dân cư.
2.2 Đặc điểm đô thị hóa:
- Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô,
số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô
thị.
- Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô
thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây
dựng, dịch vụ...do vậy, đô thị hoá không thể tách rời với chế độ kinh tế - xã
hội.
3
- Đô thị hoá nông thôn: Là xu thế bền vững có tính quy luật, là quá trình
phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Thực chất
đấy là tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
- Đô thị hoá ngoại vi: Là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của
thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, và cơ sở hạ tầng... tạo ra các cụm
đô thị... góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
- Đô thị hoá giả tạo: Là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư
đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn... dẫn đến
tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc
sống...
3. Đất đô thị.
3.1 Khái niệm:
- Trên phương diện luật pháp: Đất đô thị là đất được các cấp thẩm
quyền phê duyệt cho việc xây dựng đô thị.
- Trên phương diện chất lượng: Đất đô thị là đất có mạng lưới hạ tầng

cơ sở về đường sá, cống thoát nước, hệ thống cấp nước sạch, cấp điện.
Trên phương diện hành chính, đất đô thị chia ra: Đất nội thành, nội thị, thị
trấn, thị tứ.
3.2 Đăc điểm của đất đô thị:
- Đất thuộc sở hữu Nhà nước.
- Việc sử dụng đất ở Việt Nam tuân theo Luật đất đai năm 1993.
- Đất đô thị là tư liệu sản xuất đặc biệt, thể hiện ở diện tích có hạn, đất
không di chuyển được, không thuần nhất về chức năng, vị trí, không bị hao
mòn.
4
- Trên một lô đất có thể sử dụng vào các chức năng khác nhau, giá trị
mỗi lô đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có cả chức năng của cả
các lô đất xung quanh.
- Trên cùng mảnh đất có thể có nhiều đối tượng cùng hưởng lợi: chủ
đất, chủ nhà .
- Việc sự dụng đất đô thị phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, tôn trọng các quy định về môi
trường, mỹ quan đô thị.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi sử dụng.
- Mức xây dựng nhà ở của mỗi hộ phải tuân theo quy định của Chính
phủ. Chính phủ quy định diện tích đất tối đa cho mỗi hộ tuỳ theo từng đô thị,
từng khu vực.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI
CÁC HỘ DÂN BỊ MẤT ĐẤT Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1.Ảnh hưởng tích cực
Quá trình đô thị hoá làm cho đất đai thu hẹp dần. Tuy nhiên, bên cạnh
những ảnh hưởng tiêu cực còn có những mặt tích cực tác động đến 5 huyện
ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng bởi mất đất do quá trình đô thị hoá mang lại.
Để có thể thấy được các tác động của quá trình đô thị hóa, ta sẽ xem xét vấn
đề này trên nhiều khía cạnh như: về kinh tế, về chính trị, về cơ sở hạ tầng và

về văn hoá xã hội.
-Về kinh tế: Mặc dù bị mất đất kéo theo tình trạng thất nhiệp ngày một tăng
nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề. Có thể dễ dàng nhận thấy ngay được rằng
5
đô thị hoá đã mang lại cho các huyện ngoại thành Hà Nội một diện mạo kinh
tế mới như: xuất hiện các khu công nghiệp tập trung, nhiều nhà máy được xây
dựng lên...một số lao động được giải quyết việc làm ngay tại địa phương mình
nên có điều kiện rất thuận lợi. Mặt khác, do có nhiều khu công nghiệp nên thu
hút được lao động của cả những địa phương khác tạo ra lợi thế so sánh cho
chính các vùng này so với các vùng xung quanh, nhu cầu về nhà ở cho thuê
cũng tăng tạo ra các dịch vụ về nhà ở và dich vụ ăn uống phát triển góp phần
làm tăng thu nhập của những hộ dân bị mất đất và giải quyết được tình trạng
thất nghiệp tạm thời khi họ nhận được tiền từ việc bị thu hồi đất mà chưa biết
làm gì để chuyển đổi nghề nghiệp. Một ưu điểm nữa đó là cơ cấu các ngành
kinh tế đang dần có những chuyển biến tích cực theo xu hướng chung: tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông
nghiệp. Nói chung trong tương lai thì tỷ trọng lao động phi nông nghiệp sẽ cao
hơn hiện tại.
“Theo điều tra cơ bản, toàn quận Long Biên có hơn 131.000 lao động, chiếm
72% dân số, trong đó số người thất nghiệp chiếm 5,84% và số người đang đi
học là 18,81%.
Để tạo việc làm cho số lao động này, nhất là ở khu vực có tốc độ đô thị hóa
nhanh, người dân bị mất đất sản xuất, quận Long Biên dự kiến sẽ phát triển
thêm một số trung tâm thương mại, thiết lập hệ thống thông tin giữa các nhà
tuyển dụng với người lao động và đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề
thuộc quận. Dự kiến năm 2005 quận sẽ tạo việc làm cho 4.200 đến 4.500
người; năm 2006 là 5.000 người và đến năm 2010 sẽ là trên 8.000 người.”
“Thành phố Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa
và nhỏ tại các huyện ngoại thành.
6

Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Vĩnh Tuy được xây dựng trên địa bàn
huyện Thanh Trì có diện tích 12 ha, tổng vốn đầu tư là 34,8 tỷ đồng, trong đó
ngân sách thành phố hỗ trợ 5,9 tỷ đồng.
Ở huyện Gia Lâm có Khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị, diện tích 14,82 ha,
tổng vốn đầu tư hơn 31,1 tỷ đồng, ngân sách thành phố hỗ trợ gần 4,6 tỷ đồng.
UBND thành phố đã cấp giấy chấp nhận địa điểm, diện tích đất cho thuê 19
doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 139,4 tỷ đồng.
Huyện Đông Anh có Khu công nghiệp vừa và nhỏ tại xã Nguyên Khê, diện tích
giai đoạn 1 là 18,5 ha, vốn 47 tỷ đồng.”
- Về chính trị: Tình hình chính trị tại các huyện ngoại thành cũng có nhiều nét
mới. Đô thị hoá là một quá trình chuyển đổi từ những cái cũ sang cái mới, từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ lạc hậu đến hiện đại và văn
minh, vì thế những yêu cầu trong công tác chính trị cũng cần được thay đổi
cho phù hợp với sự thay đổi của cả vùng để quản lý tốt việc phát triển địa
phương trong quá trình đô thị hoá. Cụ thể là mỗi địa phương đã và đang hoàn
thiện về công tác Đoàn thể, công tác Đoàn Thanh niên xây dựng và củng cố
chính quyền địa phương vững mạnh để đối phó với các vấn đề nảy sinh trong
quá trình đô thị hoá... Huyện Từ Liêm trước đây chủ yếu là đất nông nghiệp,
từ khi thành phố Hà Nội quy hoạch một phần diện tích đất ở đây để xây các
công trình trọng điểm Quốc gia như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, sân vận
động Quốc gia Mỹ Đình thì vấn đề an ninh và chính trị cũng được sự quan
tâm của chính quyền thành phố dành cho huyện Từ Liêm.
- Về cơ sở hạ tầng: Do được sự đầu tư mạnh mẽ của các đơn vị đầu tư vào
việc xây dựng các khu công nghiệp mà vấn đề giao thông và hệ thống cấp
thoát nước, lưới điện là vấn đề cấp bách mang tính sống còn đối với các doang
7
nghiệp nên hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây rất phát triển. Hệ thống đường giao
thông nông thôn trước kia toàn là đất đá không đảm bảo về mặt kỹ thuật thì
giờ đây hầu hết những tuyến giao thông trong địa phương đã được bê tông hoá
hoàn toàn, điện và nước máy sạch được cung cấp đến từng hộ dân, dân cư tập

trung đông ở quanh các cụm công nghiệp kéo theo dịch vụ về nhà ở, ăn uống,
giải trí...phát triển mạnh mẽ. Nhà ở cố định và các công trình kiến trúc phục
vụ đời sống dân cư được tạo ra ngày càng nhiều, đặc biệt là cỏ sở hạ tầng
thông tin như: trường học, bệnh viện, dịch vụ internet, khách sạn, quán bar,
nhà nghỉ, bưu điện, công viên... Cơ sở hạ tầng không những được đầu tư nhiều
mà còn thể hiện được tính quy hoạch dài hạn trong tương lai.
“Nhìn lại 5 năm thực hiện chương trình 12 của Thành uỷ (khoá XIII) về phát
triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2001-
2005, có thể nhận xét chung là kinh tế ngoại thành đã phát triển rõ nét. Cơ sở
hạ tầng được cải thiện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, dần hình thành
vùng sản xuất hàng hoá tập trung; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân
được cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ngoại thành 5
năm qua tăng bình quân 13,13%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.”
“Huyện Từ Liêm cũng đang hoàn thành kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp vừa
và nhỏ tại xã Minh Khai, diện tích đất 21 ha, tổng số vốn đầu tư 67,8 tỷ đồng.”
- Về văn hoá-xã hội: Các hoạt động văn hoá ngày càng đa dạng và phong phú,
đưa các chương trình văn nghệ quần chúng vào phong trào chung của mỗi
làng, xóm, thôn, xã, thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư, tăng cường kiểm tra các hoạt động văn hoá.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các trạm phát lại truyền hình, trạm phát sóng FM ở
các huyện, mở rộng đến một số trung tâm cụm xã, phủ sóng phát thanh vùng
8

×