Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Từ lịch sử đến tiểu thuyết ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 115 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LÊ THỊ KIM LOAN



HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH:
TỪ LỊCH SỬ ĐẾN TIỂU THUYẾT




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC






Hà Nội-2014














2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ KIM LOAN


HỒ QÚY LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH:
TỪ LỊCH SỬ ĐẾN TIỂU THUYẾT


Chuyên ngành lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Phạm Quang Long

Hà Nội-2014











3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác
giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Không có bất kì sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.

Nếu có sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên



Lê Thị Kim Loan
















4
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm
Quang Long, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, người thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô
trong hội đồng bảo vệ đề cương tháng 3 năm 2014 đã cho tôi những nhận xét
quý báu trong phương pháp nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thành luận văn
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh: từ lịch sử đến tiểu thuyết.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
luôn sát cánh ủng hộ, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên




Lê Thị Kim Loan







5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử vấn đề 8
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 12
4. Mục đích nghiên cứu 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
6. Cấu trúc luận văn 13
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 14
1.1. Khái niệm lịch sử và tiểu thuyết lịch sử 14
1.1.1. Khái niệm lịch sử 14
1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử 15
1.2. Mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết lịch sử 20
1.2.1. Lịch sử là chất liệu xây dựng tiểu thuyết 20
1.2.1.1. Sự hấp dẫn của các yếu tố lịch sử trong tiểu thuyết 20
1.2.1.2. Những tiền đề lịch sử có thể dựng thành tiểu thuyết 22
1.2.2. Tiểu thuyết là cách lý giải lịch sử của nhà văn 28
1.2.2.1. Nhà văn lý giải lịch sử bằng cảm quan của mình 28
1.2.2.2. Tiểu thuyết lịch sử và vấn đề của thời đại 35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 38
Chƣơng 2: HỒ QUÝ LY: TỪ NHÂN VẬT 40

LỊCH SỬ ĐẾN NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT 40
2.1. Hệ thống nhân vật trong Hồ Quý Ly 40
2.1.1. Nhân vật có thật 41
2.1.1.1. Hồ Quý Ly 41
2.1.1.2. Hồ Nguyên Trừng 42
2.1.1.3. Trần Nghệ Tông 43

6
2.1.1.4. Trần Duệ Tông 43
2.1.1.5. Trần Thuận Tông 43
2.1.1.5. Trần Khát Chân 44
2.1.1.6. Phạm Sƣ Ôn 44
2.1.1.7. Chế Bống Nga 45
2.1.1.8. Công chúa Huy Ninh 46
2.1.1.9. Hoàng hậu Thánh Ngẫu 46
2.1.2. Nhân vật hư cấu 46
2.1.2.1. Sử Văn Hoa 46
2.1.2.2. Phạm Sinh 47
2.1.2.3. Thanh Mai 47
2.2. Nhân vật trong Hồ Quý Ly thể hiện bi kịch con người và thời đại 48
2.2.1. Bi kịch, số phận con người 48
2.2.1.1. Bi kịch của tầng lớp quý tộc phong kiến 48
2.2.1.2. Bi kịch của ngƣời trí thức 52
2.2.1.3. Bi kịch của ngƣời anh hùng thời loạn 63
2.2.1.4. Bi kịch của ngƣời phụ nữ 67
2.2.1.5. Bi kịch của ngƣời nông dân 70
2.2.2. Bi kịch của thời đại Hồ Quý Ly 70
2.2.2.1. Bi kịch “mạt vận” của một triều đại 70
2.2.2.2. Sự giao tranh giữa “canh tân” và “thủ cựu” 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 76

Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ 78
HỒ QUÝ LY 78
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 78
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật 78
3.1.1.1. Ngôi kể thứ nhất 79

7
3.1.1.2. Ngôi kể thứ ba 85
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật 90
3.1.2.1. Miêu tả thông qua ngoại hình, hành động nhân vật 90
3.1.2.2. Miêu tả thông qua đối thoại, độc thoại 93
3.2. Nghệ thuật lựa chọn, xây dựng tình huống 98
3.2.1. Tình huống hội thề 99
3.2.1.1. Hội thề Đồng Cổ 99
3.2.1.2. Hội thề Đốn Sơn 100
3.2.2. Tình huống bất ngờ độc đáo 102
3.2.2.1. Tình huống giữa nhân vật Chế Bồng Nga với Ba Lậu Kê và
Thanh Mai dẫn tới chiến thắng bất ngờ của Đại Việt 102
3.2.2.2. Tình huống vua Thuận Tông gặp duyên với đạo Phật 102
3.2.2.3. Tình huống Nghệ Tông đón tiếp thầy già Chu Văn An 104
3.2.2.4. Tình huống khó xử giữa Thanh Mai – Khát Chân – Nguyên
Trừng 104
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 108
PHẦN KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.











8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vài thập niên gần đây, những sáng tác về đề tài lịch sử, trong đó có
nhiều tiểu thuyết đã gây được sự chú ý của đông đảo độc giả. Nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh là một trong những tác giả như thế bởi, như có người
đã nói, ông đã kéo lịch sử lại gần hơn với cuộc sống hiện tại.
Nguyễn Xuân Khánh sáng tác từ những năm năm mươi. Nhưng do
nhiều lý do, một thời gian dài, ông hầu như không xuất hiện. Nhưng rồi với
Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006)và gần đây là Đội gạo lên chùa
(2012) thì tác giả đã được xem là một hiện tượng văn học khá đặc biệt. Đặc
biệt ở chỗ một tác giả đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bút lực vẫn rất dồi dào.
Ba tác phẩm đoạt nhiều giải thưởng, được giới phê bình ca ngợi và được công
chúng chào đón nồng nhiệt.
Hồ Quý Ly là tiểu thuyết mà cảm hứng lịch sử được thể hiện đậm nét
nhất. Tác phẩm tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước ta trong
giai đoạn cuối nhà Trần, đầu nhà Hồ nhưng mục đích không phải là để tái
hiện giai đoạn lịch sử ấy mà tác giả, theo cách người ta thường nói, “ôn cố”
để “tri tân”, mà qua những trang viết của mình muốn nói đến nhiều vấn đề
của thời đại và gợi nhiều suy ngẫm mới về những kinh nghiệm lịch sử của
ông cha. Đó cũng lý do chúng tôi lựa chọn vấn đề này khi nghiên cứu tiểu
thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh.
2. Lịch sử vấn đề
Sau khi xuất bản vào năm 2000 đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu và bài viết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết Hồ Quý Ly.

Nội dung chủ yếu là bàn về nội dung, nghệ thuật của Hồ Quý Ly và bút lực
của nhà văn.

9
Đầu tiên là bài viết Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử, in
trong sách Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, năm 2002), tác giả Lại Văn Hùng cho rằng, vài năm gần đây, vẫn
thấy xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, hơn nữa chúng lại nhận
được sự hoan nghênh của công chúng, sự công nhận của giới phê bình văn
học. Theo tác giả bài viết, thì tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (2000) của
Nguyễn Xuân Khánh có nhiều vấn đề được đề cập trong nội dung của tác
phẩm như: vấn đề khoa cử, chiến tranh, tình yêu, tình dục, phong tục tập
quán, dân trí, lịch sử cương thổ địa lý, v.v Bài viết đã tập trung phân tích
những thành công về phương diện xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly. Tác giả bài viết cho rằng, Hồ Quý Ly là một nhân vật đa tính cách, cả
thiện và ác, nhiều tâm trạng và cả sự biến dạng lý tưởng mà nhân vật theo
đuổi.
Tiếp đó là bài viết Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Trần
Thị Trường): đưa ra ý kiến xác đáng về cách xây dựng những nhân vật nữ của
Nguyễn Xuân Khánh: “Mười bốn người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn
tính cách và mười bốn lối ứng xử, để rồi mười bốn kết cục”. Theo bà thì
Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng hết sức thành công các nhân vật, ông đã
“chiêm ngẫm cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác”
Ngoài ra có Thân phận kẻ sĩ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Hoàng Tiến).
Bài viết đi sâu vào các nhân vật kẻ sĩ như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Sử
Văn Hoa, Các nhân vật có cái nhìn mẫn tiệp trước thời thế song lại là nạn
nhân của chính thời thế ấy. Trong đó, đặc biệt phải lưu ý tới Hồ Quý Ly –
nhân vật chính của tác phẩm, để lại nhiều bài học quý báu cho chúng ta hiện
nay. Hồ Quý Ly để lại bài học về cải cách đất nước thì Hồ Nguyên Trừng, Sử
Văn Hoa lại để lại bài học về vấn đề trọng dụng kẻ sĩ trong thời loạn. Bài viết

tỏ ra ngậm ngùi trước bi kịch của các nhân vật và có ý so sánh với hình ảnh

10
kẻ sĩ trong chính cuộc sống hiện tại. Từ đó, bài viết trở thành nỗi niềm “ôn cố
tri tân” của những người trí thức “đồng bệnh tương liên” của hiện tại.
Đề cập tới một khía cạnh khác trong tiểu thuyết của Xuân Khánh là bài
viết Tư chất nhà văn trong Nguyễn Xuân Khánh của Châu Diên. Tác giả
không đi sâu vào nội dung của tiểu thuyết Hồ Quý Ly mà đi sâu vào phong
cách viết văn của ông. Trong đó, Châu Diên đề cập tới một loạt các tác phẩm
nổi tiếng của Xuân Khánh, phân tích cách tiếp cận, tư tưởng mới lạ của ông.
Từ đó, làm rõ sự khác biệt của một tác giả lịch sử và tác giả văn học. Tư cách
nhà văn là dù đứng ở lịch sử, khai thác yếu tố lịch sử song vẫn phải làm cho
tác phẩm có hơi thở của cuộc sống hiện nay, vẫn phải có cái hồn của từng số
phận, suy nghĩ. Xét theo điều đó, Xuân Khánh đã đứng vững trong tư cách
nhà văn trong tiểu thuyết lịch sử của mình.
Tác giả Châu Diên còn viết Tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Với cái
nhìn đầy hiểu biết về Nguyễn Xuân Khánh, tác giả khẳng định những thành
công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt ông nhấn mạnh:
“Nói đến cách tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công lao của Nguyễn
Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly. Đó là con người có
nhiều phẩm chất ”
Tiếp theo, phải kể đến Hồ Quý Ly – cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc của
Đinh Công Vỹ. Tác giả nhận xét: “Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản
hóa, không hề bị chi phối bởi cách xây dựng nhân vật một chiều. Nhân vật
của ông tập trung nhiều mâu thuẫn, giằng xé nội tâm”.
Đồng nhất với quan điểm trên, nhà văn Phạm Xuân Nguyên trong bài:
Đọc Hồ Quý Ly cũng thừa nhận: “cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân
Khánh là ở thể lưỡng tính, phân thân không chỉ với một nhân vật Hồ Quý Ly
mà còn với các nhân vật khác như Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng…
nhân vật lịch sử của ông ta là những cá nhân mâu thuẫn, giằng xé, một bên là


11
thúc bách (tất yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người trước thử
thách vận mạng của đất nước, chúng dân”.
Ngoài ra còn một số luận văn chuyên sâu về một số khía cạnh của cuốn
tiểu thuyết như:
- Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly và Sông
Côn mùa lũ, (Đại học Sư phạm Hà Nội 1, năm 2003), tác giả Nguyễn Thị
Liên đã minh định về thể loại của tác phẩm này. Tác giả cho rằng tính chất
đặc trưng của Hồ Quý Ly là một tiểu thuyết lịch sử hiện đại có nhiều đóng góp
về mặt nội dung thể loại
- Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (Lê Thị Chung- 2004) đã chỉ ra những
thành công của cuốn tiểu thuyết ở góc độ đặc điểm thể loại tiểu thuyết lịch sử;
khẳng định vị trí của Hồ Quý Ly trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam. Lê Thị Chung còn rất quan tâm đến vấn đề nhân vật của cuốn
tiểu thuyết. Luận văn đã có cách đánh giá một cách khá hệ thống về đặc điểm
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: nhân vật lịch sử, nhân vật hư
cấu, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian, …cho ta
hình dung về sự đa dạng, phong phú của hệ thống nhân vật trong tác phẩm.
- Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nước
ta nửa sau TK XX (Đỗ Hải Ninh- 2003): đã chỉ ra một số nét đặc sắc của thế
giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: nhân vật đầy sức sống, nhân vật tư
tưởng…
- Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Phạm Thị
Thu Thủy -2005) Khẳng định: Nguyễn Xuân Khánh có thành tựu trong việc
xây dựng nhân vật tiểu thuyết, đặc biệt xây dựng nhân vật chính Hồ Quý Ly
Ngoài ra, còn rất nhiều những ý kiến khác nhau xung quanh tác giả
Nguyễn Xuân Khánh, về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đăng rải rác trên các báo, tạp
chí và các trang thông tin điện tử.


12
Những ý kiến trên đã cung cấp cho chúng tôi một điểm tựa về lý luận
và văn học sử để chúng tôi thực hiện đề tài luận văn của mình.
Bên cạnh những lời khen, các tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế
của Nguyễn Xuân Khánh trong việc xây dựng nhân vật. Tiến sỹ Đinh Công
Vỹ cho rằng: “Đối thoại của các nhân vật lịch sử còn quá hiện đại: cha con Hồ
Quý Ly nói chuyện với nhau mà xưng hô như gia đình quan chức thời nay”.
Một số ý kiến cho rằng các sự kiện, nhân vật trong tác phẩm chưa được đẩy ở
mức cao.
Tóm lại, các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được cả mặt
nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tuy nhiên các bài viết còn
khá tản mạn còn các luận văn thường chỉ ra một khía cạnh của cuốn tiểu
thuyết. Tôi nghĩ cần có sự hệ thống lại các ý kiến trên đồng thời đưa tiểu
thuyết Hồ Quý Ly đối sánh với lịch sử để có cái nhìn rõ hơn.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh và những vấn đề về lịch sử của thời đại ông liên quan đến cuộc đời và
sự nghiệp của nhà cải cách còn có nhiều ý kiến khác nhau này. Các bài nghiên
cứu, luận văn, luận án về Nguyễn Xuân Khánh và Hồ Quý Ly.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh
cho nền tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây, nhất là thể loại tiểu thuyết
lịch sử; nhân vật, sự việc trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử nói chung và tiểu
thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh nói riêng trên nhiều
phương diện, đặc biệt là hệ thống nhân vật, sự kiện. Nghiên cứu về Hồ Quý
Ly theo hướng từ nhân vật lịch sử đến nhân vật tiểu thuyết, chúng tôi muốn

13

tìm ra và đánh giá những cách thể hiện của nhà văn về một nhân vật lịch sử,
một đề tài còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về công và tội, những cải cách
và những việc làm bị cho là mang tội với thời đại và với dân tộc. Từ đó cũng
nêu lên những nhận xét về quan điểm, cách thể hiện nhân vật lịch sử này của
nhà văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp tiểu sử.
- Ngoài ra, luận văn còn vận dụng những phương pháp nghiên cứu khác
đang được sử dụng trong nghiên cứu văn xuôi như thi pháp học, tự sự học
- Cùng với những phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các
thao tác nghiên cứu như khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng
hợp, khái quát, đánh giá.
Luận văn tổng quan những ý kiến đánh giá của các học về tác giả Nguyễn
Xuân Khánh và tác phẩm Hồ Quý Ly về vấn đề liên quan đến nghệ thuật xây
dựng hệ thống hình tượng nhân vật tìm ra mối liên hệ giữa nghệ thuật xây
dựng nhân vật và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, cách lý
giải lịch sử của nhà văn, đồng thời tìm hiểu vấn đề thời đại mà tác phẩm đã
phản ánh.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Lịch sử và tiểu thuyết lịch sử
Chương 2: Hồ Quý Ly: từ nhân vật lịch sử đến nhân vật tiểu thuyết
Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Quý Ly


14
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ

1.1. Khái niệm lịch sử và tiểu thuyết lịch sử
1.1.1. Khái niệm lịch sử
Khi nói đến lịch sử, các nhà nghiên cứ khá nhất trí với nhau ở ba nội
dung sau:
 Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho
đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và
thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
 Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá
khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang
tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
 Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá
trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là
câu chuyện kể đối với hiện tại.
Theo Wikipedia, lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của
vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy
nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý
nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến
chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được
gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử.
Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán
tương lai. Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi chép
toàn bộ khuôn mặt nó chịu sự chi phối của tri thức, giá trị quan, bối cảnh thời
đại, lực lượng của người chấp bút và nó trở thành hiện tượng được ghi chép
qua bộ lọc và bóp méo sự thật. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là
gì đã chỉ ra điều đó. Các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay
bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn. [31]

15
Tiếp theo, phải nói tới cách viết sử. Một cách viết sử nâng lên thành
trường phái, được vận dụng nhiều ở Việt Nam là trường phái Marxist dựa trên

chủ nghĩa duy vật lịch sử của Karl Marx. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx
chú trọng quan hệ giữa con người với quá trình sản xuất, tìm ra hệ thống
những quan hệ sản xuất tồn tại mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Do đó, phương pháp nghiên cứu theo chủ nghĩa Marx là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic, xem hai phương pháp này là hai mặt biểu
hiện biện chứng. Theo đó, sử luận Marxist được xem là cung cấp nền tảng
vững chắc cho lịch sử xã hội. Sử gia Việt Nam theo hai phương pháp này là
chủ yếu, theo hướng phân tích biện chứng sự hình thành xã hội, phân tích vai
trò của các giai cấp… Tuy nhiên, lịch sử gắn liền với chính trị, ảnh hưởng yếu
tố chính trị chi phối cách viết sử của một số nhà sử học Việt Nam, có thể nhìn
thấy rõ nhất trong nghiên cứu của Gs. Trần Văn Giàu và Gs. Đinh Xuân Lâm,
nguồn sử liệu lớn trong những tác phẩm của ông là vô cùng lớn nhưng ông
cũng cho thấy cách viết theo khuynh hướng chính trị rõ nét khi đưa ra cách
nhìn nhận đối với phong kiến. Cũng theo quan điểm Marxist, Gs. Đào Duy
Anh được xem là người coi trọng việc giám định sử liệu. Trong nghiên cứu sử
học, đối với ông, "phải chuyên tâm nghiên cứu lịch sử vì chỉ có hiểu biết đầy
đủ lịch sử dân tộc thì mới có thể chắt lọc ra đâu là những yếu tố truyền thống,
đâu là những yếu tố ngoại lai".[23, tr. 48]
1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu
thuyết nhưng lại lấy đề tài lịch sử làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Ở đây,
tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư cấu tưởng tượng thêm để tạo
nên tác phẩm nhằm gây hứng thú cho người đọc.
Tiểu thuyết lịch sử tuy mượn đề tài và lấy cảm hứng từ lịch sử nhưng
không hề né tránh, xa rời hiện tại. Tiểu thuyết lịch sử, vì thế bao giờ cũng

16
thấm đẫm tinh thần thời đại. Mặc dù lấy những sự kiện, những nhân vật trong
lịch sử nhưng các tác giả của tiểu thuyết lịch sử không chỉ trình bày lại cái tư
thế lịch sử mà còn cho chúng ta biết nhiều mặt khác của đời sống con người,

thậm chí cả những mặt sinh hoạt mang tính chất đời tư của nhân vật.
Bàn đến vấn đề khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử với sử học, ta có thể
tóm lược lại những phương diện khác nhau sau:
- Điểm khác nhau trước hết, quan trọng nhất giữa sử học và tiểu thuyết
lịch sử đó là vấn đề tư duy. Nếu tư duy trong sử học là tư duy sự kiện lịch sử
theo năm, tháng, chính xác, nhân vật chính xác thì tiểu thuyết lịch sử là tư
duy hình tượng. Các nhà văn chỉ tập trung vào một số chi tiết sinh động để tạo
nên hình tượng nghệ thuật đặc sắc.
- Nếu mục đích của sử học là khám phá sự thật lịch sử, phản ánh gương
mặt khách quan của lịch sử thì tiểu thuyết lịch sử thông qua việc tái hiện lịch
sử rút ra những quan niệm và suy ngẫm về cuộc sống, về con người.
- Nếu nhiệm vụ của nhà sử học xem trọng biên niên, sự kiện, lấy sự thật
làm giá trị thì nhà viết tiểu thuyết lịch sử lại xem trọng hư cấu lấy hư cấu làm
giá trị. Vì vậy “nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử khác với nhà sử học ở chỗ họ
phải làm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng hư cấu
nghệ thuật”[16, tr. 32].
- Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn nhân vật trong
chính sử như Luccas có viết: “Các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh
động hơn cả các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được
trao cho sự sống còn của các nhân vật lịch sử thì đã sống” [16, tr. 32]. Hơn
nữa chính sử chỉ đủ đất cho những nhân vật chính như vua, chúa, quan lại,
người đứng đầu một cuộc nổi dậy… và hầu như không có chỗ cho quần
chúng nhân dân, hàng vạn người chết trong các cuộc thảm sát, hàng triệu
người chết trong các cuộc chiến tranh thường chỉ được ghi lại một dòng sơ

17
sài trong chính sử thậm chí không dòng nào. Đến với tiểu thuyết lịch sử, số
phận của những cá nhân trong lịch sử được tác giả dành nhiều bút lực hơn hết.
Đó cũng là một đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử khác với sử học - số phận con
người cá nhân được đề cao.

- Phạm vi: Nếu chính sử chỉ tóm tắt những sự kiện lớn lao, tên tuổi
những người đứng đầu triều đại, những anh hùng có công lớn hay những tên
tay sai phản quốc mà không đi sâu vào những vấn đề nhỏ như diện mạo, ngôn
ngữ, tính cách, tâm trạng, đời tư nhân vật thì tiểu thuyết lịch sử lại xây dựng
hình tượng những con người một cách đa dạng, phong phú hoặc của những
con người chỉ xuất hiện vài dòng trong chính sử hay không xuất hiện để từ đó
tái hiện cả một thời đại đã làm cho các nhân vật đó suy nghĩ, hành động như
vậy.
- Tác dụng của sử học đối với người đọc là cung cấp hiểu biết khái quát
nhất về lịch sử dân tộc qua các thời đại còn với tiểu thuyết lịch sử không chỉ
hiểu biết về một thời kì lịch sử mà còn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú
cùng những cảm xúc, tâm trạng nơi độc giả.
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sử học và tiểu thuyết lịch sử là
nhà văn phải làm sống lại lịch sử bằng khả năng hư cấu, sáng tạo của mình.
Ta làm rõ thêm đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử trong sự đối sánh với tiểu
thuyết thông thường. Giữa chúng có những điểm giống và khác nhau. Môi
trường của nhân vật tiểu thuyết lịch sử thuộc về thời quá khứ đòi hỏi nhà viết
tiểu thuyết lịch sử phải tìm cách dựng lại qua một quá trình nghiên cứu công
phu. Vì thế nhà viết tiểu thuyết lịch sử phải có sự hiểu biết như một nhà sử
học. Tiểu thuyết lịch sử không chỉ xây dựng những chi tiết, những sự kiện,
nhân vật như trong lịch sử mà còn chú ý đến đời tư của nhân vật. Yếu tố đời
tư của nhân vật đã làm tăng tính chất văn chương, tính tiểu thuyết và tính đời
thường cho các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Trong tiểu thuyết lịch sử,

18
người đọc có thể bắt gặp mọi sự diễn ra như trong cuộc đời. Tiểu thuyết lịch
sử cũng đòi hỏi nhà văn không được sao chép lịch sử một cách giản đơn mà
đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Sáng tạo là bản chất của nghệ thuật và cũng là đặc
trưng của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra trong tiểu thuyết
lịch sử là cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa hư cấu tưởng tượng và sự thật

lịch sử.
Khái niệm tiểu thuyết lịch sử du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XX cùng
với quá trình hiện đại hóa văn học. Ngay trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc
Phan đã phân biệt khá rõ lịch sử, ký sự lịch sử và tiểu thuyết lịch sử. “Khi viết
về một quyển lịch sử, nhà chép sử không lưu tâm đến những việc cá nhân
không ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng khi viết những bài lịch sử ký sự, nhà văn
có thể viết một cách tỉ mỉ những việc cá nhân không ảnh hưởng gì đến dân
chúng chỉ có cái thú vị riêng của nó mà thôi. Không những thế, khi viết một
quyển lịch sử ký sự nhà văn lại cần phải lưu tâm đến những việc đời tư, lối ấy
cũng gần như lối chép sử vậy còn như viết lịch sử tiểu thuyết, nhà văn chỉ
phải căn cứ vào vài việc con con đã qua rồi vẽ vời cho ra một chuyện lớn, cốt
giữ cho mọi việc đừng trái với thời đại, còn không cần phải hoàn toàn sự thật”
[3, tr. 342]. Với quan điểm này, Vũ Ngọc Phan xếp các tác phẩm của Nguyễn
Triệu Luật, Đào Trinh Nhất, Phan Trần Chúc vào các loại ký lịch sử mặc dù
có những tác phẩm đã in khá rõ dấu ấn sáng tạo của tác giả ở cách sắp xếp chi
tiết, miêu tả nhân vật Có thể thấy mặc dù phân biệt các thể loại tương đối
chính xác nhưng Vũ Ngọc Phan vẫn còn khá mơ hồ về tiểu thuyết lịch sử.
Nguyễn Lương Bích trong lời giới thiệu tiểu thuyết Quận He khởi nghĩa đã
trình bày quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử. “Đó là một loại hình văn
học có tác dụng mạnh trong việc giáo dục tư tưởng cho quần chúng, nó đem
kiến thức lịch sử đến cho người đọc, không bằng sử liệu, số liệu, không bằng
lý luận, phân tích mà bằng con đường tình cảm. Nó dùng nghệ thuật sáng tạo,

19
dùng hình ảnh văn học để làm rung động người đọc, làm cho người đọc hiểu
lịch sử thông qua sự thưởng thức cái hay, cái đẹp của văn học nghệ thuật” [1,
tr. 3].
Về mặt lý thuyết, các tác giả trên đều làm sáng tỏ được một vấn đề nào
đó trong khái niệm về tiểu thuyết lịch sử. Song trên thực tiễn sáng tác thì tiểu
thuyết lịch sử của ta qua các thời kỳ nhìn chung còn chưa đạt đến cái chuẩn lý

tưởng mà thế giới đã biết đến. Phần lớn các tiểu thuyết lịch sử của ta đều coi
việc tái hiện sự kiện lịch sử, không khí lịch sử là mục đích chính, nghĩa là tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam coi trọng nội dung phản ánh hơn là tính tiểu thuyết.
Nguyễn Tử Siêu đã xác định một quan điểm rõ ràng là bồi đắp được chút đỉnh
về cái quan niệm đối với tổ quốc, nhắc nhở cái nghĩa vụ đối với dân nước. Xu
hướng khai thác bài học lịch sử để rút ra bài học đạo đức và phản ánh trung
thành lịch sử đã dần trở nên tiêu biểu cho tiểu thuyết lịch sử nước ta. Thái Vũ
cũng bày tỏ quan điểm của mình: “Khi tôi nói, tôi viết tiểu thuyết lịch sử sự
thật là tôi không biết tiểu thuyết mà tôi viết lịch sử trước hết, phải trung
thực với mọi chi tiết lịch sử mà sử biên niên có ghi. Hư cấu nhưng không phải
bịa. Tôi viết tiểu thuyết về lịch sử nhưng tôi không viết tiểu thuyết mà qua
cách hư cấu của tôi: tôn trọng tính chân xác của lịch sử” [30].
Từ nửa đầu thế kỷ XX, giai đoạn từ 1930-1945, các nhà văn lãng mạn đã
bắt đầu chú ý đến cách viết tiểu thuyết lịch sử chú ý đến việc làm người đọc
say đắm mơ màng bởi những cái có thể có được. Ở đây, cái gọi là “có thể có
được” chính là những sáng tạo của nhà tiểu thuyết đem lại sức hấp dẫn, hợp lý
cho những vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử. Đặc biệt, họ bắt đầu đổi mới cách
viết theo kiểu của những cuốn tiểu thuyết lịch sử hiện đại ở phương Tây mà
biểu hiện rõ nhất là việc đưa tình yêu lứa đôi vào để giữ vai trò trọng yếu của
tác phẩm. Tình yêu trong trắng và đau xót của Quỳnh Hoa và Bảo Kim trong
Đêm hội Long Trì, của An Tư và Trần Thông trong tác phẩm An Tư của

20
Nguyễn Huy Tưởng, của Bội Ngọc và Lý Công Uẩn trong tác phẩm Cái hột
mận của Lan Khai là những dẫn chứng tiêu biểu. Nếu quan niệm tiểu thuyết
lịch sử phải tái hiện sự kiện, không khí lịch sử là mục đích chính đã tạo nên
thói quen đọc đối chiếu như trước đây thì đến những tác giả này, họ chú ý
nhiều hơn đến nghệ thuật tiểu thuyết như xây dựng nhân vật, sự phong phú
của hiện thực cuộc sống bước đầu đã làm cho tiểu thuyết lịch sử khởi sắc,
đỡ tẻ nhạt.

1.2. Mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết lịch sử
1.2.1. Lịch sử là chất liệu xây dựng tiểu thuyết
1.2.1.1. Sự hấp dẫn của các yếu tố lịch sử trong tiểu thuyết
Quãng thời gian hơn 10 năm đầu thế kỷ XXI, văn học đã theo sát những
vấn đề của với thời đại khi viết về những vấn đề mới. Tuy nhiên, hầu hết các
tác phẩm viết về những vấn đề thời đại chưa để lại tác phẩm hay, nhất là ở các
cây bút trẻ. Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức sai lầm là chất liệu đời sống
mới sẽ cho ra đời những tác phẩm hay. Trong khi đó, một trong những
khuynh hướng sáng tác gần đây là quay trở lại với những thời đại đã trở thành
lịch sử để suy ngẫm những vấn đề đương đại. Hướng đi này đã có một số
thành công nhất định như các tiểu thuyết lịch sử-văn hóa của Nguyễn Xuân
Khánh. Tại sao lại vậy?
Vì lịch sử bao giờ cũng là gia tài của trí thức, người mẹ của chân lí.
Những người băn khoăn về thời cuộc bao giờ cũng muốn trở về lật lại trang
sử cũ để tìm câu trả lời cho các vấn đề hiện tai và tương lai. Lịch sử là một
hiện thực đặc thù, nó tuy có thật nhưng đã thuộc về quá khứ, tuy quá khứ
nhưng nó vẫn là một bộ phận của hôm nay, không thể tách rời hôm nay, hàm
chứa nhiều bí ẩn của xã hội và thời đại. Lí do thứ hai, trong lịch sử cũng có
những câu chuyện gay cấn, hấp dẫn, đặc biệt những câu chuyện về việc xây
dựng các triều đại, các cuộc chiến tranh hay thậm chí là những bí ẩn của hậu

21
cung. Thời bình như hiện nay khó tìm được những chuyện có quy mô lớn, sự
kiện phức tạp, hấp dẫn như thế. Hơn nữa, các sự kiện ấy có thật, do vậy
những bài học, đánh giá từ chuyện cũ sẽ có căn cứ, gây sự tin tưởng với người
đọc. Cái thời, sự dối trá quá nhiều thì sự thực lịch sử trong tiểu thuyết lại gây
hấp dẫn.
Có thể lấy ví dụ như tiểu thuyết Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Tác
phẩm ghi lại những sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 ở
thời Lê Tương Dực với các mâu thuẫn chồng chéo. Đầu tiên là mâu thuẫn

giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và phe đối lập trong triều đình với
bọn hôn quân bạo chúa sống xa hoa truỵ lạc. Mâu thuẫn này vốn có từ trước,
đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài thì nó biến thành
xung đột căng thẳng, gay gắt. Để xây dựng, triều đình tăng thuế, tróc nã nhân
dân làm phu phen, giết chết những người chống đối,…Dân căm phẫn vua làm
dân cùng nước kiệt, thợ oán Vũ Như Tô vì ông cho chém những kẻ chạy trốn.
Trịnh Duy Sản can ngăn vua, bị đánh đòn. Rồi tin lụt lội, mất mùa đói kém
nổi lên tứ tung truyền tới Thăng Long. Thợ nổi loạn. Nhân đó, Trịnh Duy Sản
đã dấy binh nổi loạn, giết Tương Dực, Vũ Như Tô và phá huỷ Cửu Đài. Mâu
thuẫn thứ hai là giữa Vũ Như Tô với nhân dân. Nó thể hiện ngay trong con
người Vũ Như Tô. Ông đầy hoài bão đẹp đẽ, mong đem lại cái đẹp cho đời
song lại bị đặt trong xã hội thối nát, nhân dân triền miên đói khổ, lầm than.
Hoàn cảnh xã hội không tạo điều kiện để thực hiện việc “tranh tinh xảo với
hoá công” ấy được. Do vậy, trớ trêu thay, nó không làm được việc giúp “dân
ta nghìn thu còn hãnh diện” mà lại đi ngược với lợi ích thiết thân của nhân
dân. Ông say sưa với công trình mà quên cả thực tế và lòng dân (người dân bị
ăn chặn, chết, bệnh dịch, 1 số thợ bị Vũ Như Tô chém để giữ kỉ luật công
trường,…). Đến khi nhân dân nổi dậy, ông vẫn không chịu trốn đi vì cho rằng
mình là người vô tội, còn muốn sống chết với Cửu Trùng Đài. Đó thực ra là

22
mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi
ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này chưa được tác giả giải
quyết dứt khoát. Điều đó thể hiện ở phần cuối tác phẩm: quần chúng quá
khích giết Vũ Như Tô, phá huỷ Cửu Trùng Đài; Vũ Như Tô chết nhưng vẫn
không thay đổi suy nghĩ của mình. Chính tác giả cũng băn khoăn vì chi tiết
này. Việc quần chúng giết Lê Tương Dực là đúng song họ chưa hiểu hết Vũ
Như Tô. Họ đã phá huỷ cả những giá trị nghệ thuật đẹp đẽ không có lỗi. Còn
Vũ Như Tô, giữa ông với quần chúng vẫn không có tiếng nói chung. Việc ông
mong muốn xây dựng tác phẩm nghệ thuật là đúng song đặt trong hoàn cảnh

đó thì chưa được. Rõ ràng là khó tìm được những sự kiện với mâu thuẫn đan
xen, khó lí giải như trong sự kiện lịch sử trong “Vũ Như Tô”. Chỉ vậy thôi,
chúng ta cũng đủ thấy sức hấp dẫn của hiện thực lịch sử với tiểu thuyết. Tuy
nhiên, cái gì trong lịch sử mới được đưa vào tiểu thuyết để tạo sự hấp dẫn?
1.2.1.2. Những tiền đề lịch sử có thể dựng thành tiểu thuyết
Đối tượng của tiểu thuyết lịch sử là quá khứ nhưng không phải bất cứ
tác phẩm nào viết về quá khứ cũng đều là tiểu thuyết lịch sử. Quá khứ ấy
phải là một giai đoạn nào đó nổi bật, có nhiều biến động có ảnh hưởng đến
một thời đại, một quá trình phát triển hay suy vong của dân tộc, hoặc số phận
con người với nhiều vấn đề còn trong bóng tối chưa được đề cập đến. Tức là
quá khứ có ý nghĩa lịch sử. Hay nói cách khác đối tượng của tiểu thuyết lịch
sử là những vấn đề của lịch sử và con người của lịch sử.
Nhưng làm thế nào nhà văn khai thác được chất liệu lịch sử. Nhà văn có
thể tích lũy những tri thức về hiện thực lịch sử cuộc sống ngay trong quá trình
sáng tác hoặc trước đó, khi mới hình thành ý đồ, cảm hứng, sự tích lũy ấy
càng phong phú thì trường sáng tạo của nhà văn càng được mở rộng. Cơ sở
của ý tưởng sáng tác ở nhà văn thường là những quan sát của anh ta về hiện
thực, là những ấn tượng do những hiện tượng trong cuộc sống, những sự kiện

23
lịch sử, xã hội tạo nên. Yêu cầu nhà văn là phải có sự hiểu biết như một nhà
sử học, có tố chất, tác phong của một nhà nghiên cứu lịch sử để có thể
lựa chọn hiện tượng, con người nào trong lịch sử dựng thành tiểu thuyết.
Có thể lấy tiểu thuyết Hồ Quý Ly làm ví dụ cho việc đưa thành công
chất liệu lịch sử vào tiểu thuyết. Tác giả của tiểu thuyết này là Nguyễn Xuân
Khánh (sinh năm 1933, bút danh Đào Nguyễn), quê tại Cổ Nhuế, Từ Liêm,
Hà Nội. Sáng tác sớm, nổi tiếng sớm nhưng do nhiều lý do mà bẵng đi một
thời gian dài ông ít xuất hiện. Mãi đến 2000, tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh
mới xuất hiện trở lại với tiểu thuyết Hồ Quý Ly; và sau đó là “Mẫu thượng
ngàn” (2006), “Đội gạo lên chùa” (2011). Bộ ba tiểu thuyết lịch sử-văn hóa đã

đem lại cho ông nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Thăng Long của
UBND TP Hà Nội, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội và Giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly xuất bản lần đầu vào năm 2000, lập tức
trở thành một hiện tượng văn học được dư luận chú ý. Nhà xuất bản Phụ nữ
đã nối bản và tái bản nhiều lần. Tác phẩm đoạt một lúc ba giải thưởng: Giải
thưởng cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải
thưởng Thăng Long của Hội Nhà văn Hà Nội, Giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 2001. Một trong những khuynh hướng sáng tác gần đây là
quay trở lại với những thời đại đã trở thành lịch sử để suy ngẫm những vấn đề
đương đại. Nguyễn Xuân Khánh đã có một số thành công nhất định khi đi
theo hướng đó trong Hồ Quý Ly. Phần lớn đều thừa nhận một trong những
thành công của tác phẩm là đã có cách ứng xử nghệ thuật hợp lý khi xây dựng
hình tượng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết.
Tiểu thuyết đã lấy chất liệu lịch sử ở giai đoạn cuối Trần đầu Hồ. Đây
không hề là một giai đoạn đáng tự hào trong lịch sử Việt Nam: trong nước thì
“giặc cỏ” nổi lên như ong, chính quyền trung ương thì yếu đuối và đầy sự xáo
trộn bởi những âm mưu tranh đoạt, bên ngoài thì binh lực Chiêm Thành đã

24
vài lần đánh thốc vào tận kinh thành Thăng Long, và rồi cuối cùng thì cả nước
rơi vào ách đô hộ của triều đình phương Bắc. Nguyễn Trãi cũng đã nói về sai
lầm của nhà Hồ:
"Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà.
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa.
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh."
(trích “Đại cáo bình Ngô”)
Bản thân Hồ Quý Ly cũng là một nhân vật đầy phức tạp và còn xa mới có
được sự “trong suốt” của những anh hùng trong lịch sử: với các sử gia chính
thống, ông là một loạn thần tiếm ngôi; là tác giả của của những cái cách chính

trị - xã hội đầy táo bạo, song ông lại không được lòng dân và từ đó dẫn đến
mất nước. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ
An ra Thanh Hóa, được một viên quan đại thần họ Lê nhận làm con nuôi).
Ông là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh
Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông rất được vua Trần
trọng dụng. Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình.
Sau vụ một số quý tộc Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (1399), năm
1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà
Hồ được thành lập. Hồ Quý Ly lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên.
Chưa được một năm, theo cách nhà Trần, ông nhường ngôi cho con thứ là Hồ
Hán Thương, làm Thái Thượng hoàng nhưng vẫn tự mình quyết mọi công
việc. Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng, chịu
lép không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm nghèo:
Đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt
Hồ", nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 20 vạn quân sang đánh Đại
Ngu. Quân Minh đuổi theo, đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con Hồ Quý Ly

25
đều bị bắt. Lúc đó là tháng 6 năm Đinh Hợi (1407). Có thuyết nói ông bị nhà
Minh sát hại khi sang Yên Kinh (Bắc Kinh), có thuyết lại nói ông bị đày làm
lính ở Quảng Tây và mất sau đó vài năm. Nhà Hồ trị vì đất nước từ năm Canh
Thìn (1400) đến năm Đinh Hợi (1407), được trọn 7 năm thì sụp đổ, Đại Việt
lại nằm trong vòng đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách khi lên ngôi. Tiền giấy được phát hành
lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy nhiên người quyết
định khi đó có lẽ là Hồ Quý Ly. Sau này, trong thời đại của mình, nhà Hồ đã
có một số cải cách về hành chính, kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế
gia nô, lập kho dự trữ thóc gạo, định lại quan chế và hình luật, thuế và tô
ruộng, di dân khẩn hoang, lập cơ quan chăm sóc y tế,… Về việc phát hành
tiền giấy, vị vua Hồ đã "nhẹ hóa" cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong việc sử

dụng tiền ở nước ta. Trong khi tiền kim loại phải xâu thành chuỗi hoặc đựng
vào túi, bịch rất cồng kềnh, nặng nề và bất tiện trong khâu vận chuyển tiêu
thụ, thì nay người dân có thể cầm những "xấp giấy" nhẹ nhàng mà giá trị vẫn
không hề thay đổi. Hơn nữa không còn khó khăn trong việc bảo quản và vận
chuyển khi số lượng lớn trong điều kiện nước ta lúc đó chỉ có đường sông
biển là chính. Điều đáng nói là trong quá trình đổi bán giao dịch, tiện lợi và
linh hoạt hơn rất nhiều. Do vậy, khi nói về tiền giấy của Hồ Quý Ly, những
nhà sử học đều đánh giá rằng, đó là suy nghĩ hết sức tiến bộ, một việc làm to
lớn, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, nền văn hóa dân tộc, thoát
khỏi sự ảnh hưởng của tiền phương Bắc trong các triều đại Trung Hoa lúc đó.
Về vǎn hóa, Hồ Quý Ly có hoài bão xây dựng một nền vǎn hóa dân tộc.
Ông là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm, dịch Kinh thư ra
nôm để dạy. Ông phản đối lối học sáo rỗng, học vẹt lời nói của cổ nhân. Ông
soạn sách Minh Đạo đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng Tử và những
nghi vấn có cǎn cứ về sách Luận ngữ.

×