Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 141 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG THỊ HẢI YẾN










NGƢỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học











Hà Nội – 2014
2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG THỊ HẢI YẾN







NGƢỜI KỂ CHUYỆN

TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số:60220120




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Đức Phương







Hà Nội - 2014

3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã và đang giảng
dạy trong chương trình Cao học môn Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đoàn Đức Phương – người đã tận tình
hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy/ Cô đang giảng dạy tại các
Khoa của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
hoàn thiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện
luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận
văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy/Cô và các anh chị
học viên.
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014
Học viên



Hoàng Thị Hải Yến






4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
MỞ ĐẦU 7
2. Lịch sử nghiên cứu 10
2.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề ngƣời kể chuyện 10
2.2. Tình hình nghiên cứu ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 15
3.1. Mục đích 15
3.2. Đối tượng 16
3.3. Phạm vi 16
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
5. Cấu trúc luận văn 17
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 18
1.1. Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện 18
1.1.1. Khái niệm 18
1.1.2. Một số vấn đề liên quan tới người kể chuyện 18
1.2. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 22
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng 22
1.2.1.1. Cuộc đời 22
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác 24
1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng 25
Chƣơng 2 CÁC DẠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG 29
2.1. Ngôi kể 29
2.1.1. Khái niệm ngôi kể và các dạng thức của ngôi kể 29
5

2.1.1.1. Khái niệm 29
2.1.1.2. Các dạng thức ngôi kể 29
2.1.2. Ngôi kể trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 32
2.1.2.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba 32
2.1.2.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất 34
2.1.2.3. Sự di chuyển ngôi kể 36
2.2. Điểm nhìn 39
2.2.1. Khái niệm về điểm nhìn và cách phân loại điểm nhìn 39

2.2.1.1. Khái niệm 39
2.2.1.2. Phân loại điểm nhìn 39
2.2.2. Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng 41
2.2.2.1. Điểm nhìn toàn tri 41
2.2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài 44
2.2.2.3. Điểm nhìn bên trong 46
2.2.2.4. Sự di chuyển hóa điểm nhìn 50
2.3. Thái độ 55
2.3.1. Thái độ khách quan 55
2.3.1.1. Thái độ khách quan với xã hội 55
2.3.1.2. Thái độ khách quan với con người 59
2.3.2.Thái độ chủ quan 79
Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC KỂ CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 89
3.1 Cách dẫn chuyện 89
3.1.1. Dẫn dắt thông qua tình huống truyện 89
3.1.2. Dẫn dắt thông qua miêu tả những hành động bên ngoài của nhân vật 103
3.2. Cách trần thuật 109
3.2.1. Luôn gắn câu chuyện với những hiện thực đời sống 109
6

3.2.2. Đặt nhân vật trong những phạm vi không gian thời gian rộng lớn 110
3.2.3. Khai thác tối đa những cái bất thường 113
3.2.4. Sử dụng bút pháp phóng đại một cách tối đa 116
3.3. Ngôn ngữ 117
3.3.1.Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại 117
3.3.2. Ngôn ngữ mang thói quen của nhân vật 122
3.3.3. Ngôn ngữ mang tính hài hước 124
3.4. Giọng điệu 125
3.4.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm 125

3.4.2. Giọng điệu hài hước hóm hỉnh 129
3.4.3.Giọng điệu giễu nhại 132
KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tiểu thuyết là thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc
để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người,
biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất văn xuôi theo những chủ đề nhất định.
Lịch sử phát triển của thể loại tiểu thuyết đã để lại cho văn học thế giới những thành
tựu rực rỡ: từ những kiệt tác của tiểu thuyết chương hồi đến những tác phẩm hiện
thực đồ sộ của tiểu thuyết phương tây; từ những bộ tiểu thuyết sử thi trong văn học
Nga đến những mạch văn chương huyền ảo của Mỹ-La tinh, sự phát triển mạnh mẽ
của thể loại tiểu thuyết ở Châu Á Tất cả những điều đó đã tạo nên một diện mạo
rất riêng của thể loại tiểu thuyết. Và cũng chính từ đặc điểm mang tính đặc trưng
của thể loại tiểu thuyết nên thể loại này càng ngày càng chiếm vị trí ưu thế trong hệ
thống các thể loại văn học. Ở Việt Nam, thể loại tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy
những sáng tác văn xuôi cổ như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái,Thánh
Tông di thảo, truyền kỳ mạn lục ở thế kỉ XVI cũng đã bước đầu đặt nền móng cho
thể loại này. Sang thế kỉ XVIII, sự xuất hiện của một số sáng tác tự sự cỡ lớn như
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ đặc
biệt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được coi là tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên
của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc. Tuy nhiên những tác phẩm này vẫn chủ
yếu mang dáng dấp của tiểu thuyết chương hồi. Yếu tố đời tư cũng đã bắt đầu xuất
hiện nhưng còn rất ít. Phải đến những năm 30 của thế kỉ XX văn học Việt Nam mới
xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của tiểu thuyết hiện đại với những sáng
tác của những cây bút nổi tiếng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, những cây bút thuộc

dòng văn học hiện thực phê phán: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên
Hồng. Như vậy việc tìm hiểu người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng sẽ góp phần tìm hiểu rõ hơn đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu
thế kỉ XX.
Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn mở đầu cho thể loại tiểu thuyết hiện
8

thực Việt Nam viết theo lối tiểu thuyết hiện đại. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Vũ
Trọng Phụng đã có những đóng góp lớn cho lịch sử phát triển của văn học, đặc biệt
là ở thể loại tiểu thuyết phóng sự. Sáng tác của ông không chỉ là sự đổi mới về tư
duy mà còn có những cách tân mới mẻ về hình thức nghệ thuật. Với một phong
cách sáng tác độc đáo, bằng một thái độ nghiêm túc trong sáng tạo văn học, Vũ
Trọng Phụng đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiểu thuyết có giá
trị.
Người kể chuyện là một yếu tố quan trọng của lý thuyết tự sự học. Trong bộ môn
Lý luận văn học, người kể chuyện là một khái niệm khá phức tạp. Trước đây khái
niệm này hầu như bị bỏ qua, người ta chỉ nghiên cứu nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện,
các biện pháp tu từ , người kể chuyện trong văn bản biến mất, gần như vô hình
hoặc bị đồng nhất với tác giả. Những năm gần đây, sự ý thức về chủ thể của văn học
cùng với việc mở rộng tiếp thu các thành tựu lý luận trên thế giới đã có những tác
động mạnh mẽ đến ý thức của những người nghiên cứu văn học. Người nghiên cứu
không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tác phẩm viết về điều gì, ý nghĩa của tác phẩm
ra sao; mà yếu tố nghệ thuật kể, trong đó vai trò của người kể cũng như sự tác động
của người kể đối với câu chuyện cũng trở thành một vấn đề quan trọng trong việc
khám phá tài năng thành công của mỗi tác phẩm. Người kể chuyện không chỉ còn là
một yếu tố trong truyện kể mà nó tồn tại với tư cách là một phạm trù – một phương
tiện để nhận thức thế giới nghệ thuật, có những đặc điểm riêng, có quy luật phát
triển và có mối quan hệ qua lại với các yếu tố khác. Tìm hiểu người kể chuyện trong
tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không chỉ góp phần bổ sung tài liệu cho chuyên
ngành lý luận về vấn đề người kể chuyện trong văn tự sự mà còn góp phần nhìn

nhận chính xác hơn về sự phát triển của lịch sử thể loại tiểu thuyết trong nền văn
học nước nhà.
Vũ Trọng Phụng là một thiên tài xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Trong đó
nghệ thuật kể chuyện, đặc biệt nghệ thuật xây dựng hình ảnh người kể chuyện là
một trong những biệt tài mà nhà văn đã thể hiện trong các tác phẩm của mình. Vũ
Trọng Phụng được coi là nhà văn tiên phong trong việc sáng tạo tiểu thuyết Việt
9

Nam hiện đại. Theo nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh (Mấy suy nghĩ từ
cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng – Bài phát biểu trong lễ kỷ niệm 70 năm
ngày mất Vũ Trọng Phụng), Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết hiện đại khi mà trên
văn đàn Việt Nam thể loại này mới bắt đầu khởi phát. Theo như nghiên cứu của
giáo sư thì thể loại văn xuôi nghệ thuật ở Việt Nam được viết theo kiểu hiện đại như
hiện nay chỉ mới khởi đầu từ truyện ngắn Sống chết mặc bay! của Phạm Duy
Tốn, in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918; Thể loại kịch với tác phẩm Chén
thuốc độc - một thể loại mới toanh mà Vũ Đình Long đã tự lĩnh ấn tiên phong năm
1921, và thơ của phong trào Thơ Mới tiếp sau đó…Còn với thể loại tiểu
thuyết thì Tố Tâm được in năm 1925 của Hoàng Ngọc Phách là sự mở đầu (Tố Tâm
là tiểu thuyết duy nhất của Hoàng Ngọc Phách được viết xong năm 1922, in lần đầu
năm 1925 tại NXB Châu Phương, Hà Nội). Như vậy xét vào thời điểm lúc bấy giờ
thì Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn sớm nhất viết tiểu thuyết theo lối
tiểu thuyết hiện đại. Là một trong những nhà văn đi tiên phong cho lối viết tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, nhưng ngay từ những tác phẩm đầu tiên, tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng đã nhanh chóng thu hút được người đọc không chỉ bởi con mắt tinh
đời của nhà văn tự sự mà nó còn nhanh chóng thu hút người đọc ở chính lối kể
chuyện độc đáo, hóm hỉnh, sắc sảo, mang phong cách riêng của Vũ Trọng Phụng.
Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, trong đó
yếu tố người kể chuyện là yếu tố quan trọng, không chỉ giúp người đọc thấy được
những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong nền
văn học nước nhà mà qua đó còn đánh giá được tài năng, sự nhận thức của nhà văn

đối với hiện thực lịch sử xã hội lúc bấy giờ.
Như vậy với việc tìm hiểu “người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng” chúng tôi hy vọng có thể đưa khái niệm người kể chuyện ngày càng gần
hơn với bạn đọc văn học Việt Nam trong quá trình nghiên cứu và tiếp nhận tác
phẩm; mặt khác qua bài viết này, chúng tôi mong muốn có một góc nhìn chính xác
đầy đủ hơn về con người cũng như những đóng góp mà Vũ Trọng Phụng để lại cho
nền văn học nước nhà.
10

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề người kể chuyện
Là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại, là phương
diện quan trọng của lý thuyết tự sự, người kể chuyện từ lâu đã thu hút được sự quan
tâm đông đảo của các nhà nghiên cứu. Có thể kể tên một số nhà lý luận phương Tây
đã dành nhiều tâm huyết cho trần thuật học, tự sự học nói chung và người kể
chuyện nói riêng : Genette, Todorov, Lispenski, Lubbock, Barthes, Friendman,
Chatman…
Genette trong công trình Các phương thức tu từ dựa vào tiêu chí tiêu cự - mối
quan hệ giữa thị giác và vật được nhìn thấy, cảm biết, đã đưa ra sự phân loại về
người kể chuyện: Thứ nhất là tự sự với tiêu cự bằng không với người kể chuyện biết
hết, biết trước, không có khoảng cách nào với sự việc được kể. Thứ hai là tự sự với
tiêu cự bên trong, người kể chuyện thông qua nhân vật mà xác lập tiêu cự, sự biết
của người kể chuyện ngang với nhân vật. Thứ ba là tự sự với tiêu cự bên ngoài,
người kể chuyện xác lập tiêu cự bên ngoài đối với nhân vật và cảnh vật, chỉ miêu tả
lời nói và hành động của nhân vật, không miêu tả nội tâm, không phân tích tâm lý
cũng không đánh giá chủ quan [23; tr.84].
G.N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã khẳng định vai trò không
thể thiếu của người trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng
được tiến hành từ phía một người nào đó. Trong sử thi, tiểu thuyết, cổ tích, truyện
ngắn trực tiếp hay gián tiếp đều có người trần thuật”. Theo Poxpelov có hai kiểu

người trần thuật phổ biến là: “Hình thức thứ nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ
ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả. Nhưng người trần thuật
cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái tôi nào
đó”[77; tr.89]. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, Poxpelov đã chỉ ra mối
quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và với tác giả.
N.Friedman với tác phẩm Điểm nhìn trong tiểu thuyết đã đưa ra cách phân loại cụ
thể về người kể chuyện: thứ nhất là “toàn năng biên tập”, với hình thức này người
kể chuyện biết tất cả và có khả năng thâm nhập vào câu chuyện dưới dạng những
11

bàn luận chung về cuộc sống; ở hình thức thứ hai là “toàn năng trung tính” thì
không có sự can thiệp trực tiếp của người kể chuyện; thứ ba là hình thức trần thuật
“tôi là nhân chứng” khi người kể chuyện là một nhân vật trong truyện nhưng chỉ
nằm bên lề câu chuyện và biết một phần về các nhân vật; thứ tư là hình thức trần
thuật “tôi là vai chính” khi người kể chuyện là nhân vật chính; thứ năm là hình thức
trần thuật “toàn năng cục bộ đa bội”, người kể chuyện đứng ngoài và tựa vào điểm
nhìn của nhiều nhân vật để kể chuyện; thứ sáu là hình thức trần thuật “toàn năng
cục bộ đơn bội” – người kể chuyện đứng bên ngoài và tựa vào điểm nhìn của một
nhân vật trong truyện để kể; thứ bảy là hình thức trần thuật theo “mô hình kịch” và
thứ tám là trần thuật theo kiểu “camera”. Trong tất cả các hình thức này, người kể
chuyện hầu như chỉ khách quan ghi lại các sự việc, hiện tượng mà không tỏ thái độ
chủ quan [33; tr.227]
Timofiev trong giáo trình Nguyên lý lý luận văn học cũng đã khẳng định việc tự
sự ngay từ đầu đã được gắn chặt với một người kể chuyện nhất định: “Người kể
chuyện là người kể cho ta nghe về những nhân vật và biến cố” [86; tr.32]. Ông đặc
biệt quan tâm đến ngôn ngữ người kể chuyện, xem nó là một yếu tố tích cực đem lại
cho các nhân vật và các hiện tượng trong tác phẩm một màu sắc căn bản, một sự
đánh giá căn bản. Ngôn ngữ người kể chuyện được cá tính hóa cả về mặt hình thức
lẫn mặt ý nghĩa, nó có những đặc điểm riêng phân biệt với ngôn ngữ các nhân vật
khác: “Tính độc đáo của ngôn ngữ người kể chuyện tức là vấn đề ngôn ngữ người

kể chuyện có những đặc điểm cá tính hóa, không hòa lẫn với đặc điểm của các nhân
vật được miêu tả, trái lại được nêu lên một cách riêng biệt, ám chỉ một cá tính ẩn
đằng sau nó. Cá tính này mà ta thấy trong ngôn ngữ, dùng những biện pháp ngôn
ngữ để tạo nên hình tượng của nhân vật, người nhân danh mình theo quan điểm của
mình, quan niệm tất cả các nhân vật và biến cố được nhắc đến trong tác phẩm”.
[86;tr.44].
Bên cạnh các nhà nghiên cứu nước ngoài, ở Việt Nam vấn đề người kể chuyện
cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nguyễn Thái Hòa trong chuyên luận
Những vấn đề thi pháp của truyện đã đề cập đến nhiều vấn đề người kể chuyện:
12

người kể chuyện là nhân tố tạo nên lăng kính đối thoại trong truyện. Ở đây là đối
thoại hai chiều giữa người kể hàm ẩn và người nghe hàm ẩn. (…) Ông cho rằng
người đọc hàm ẩn hay còn gọi là cái bóng độc giả chính là người kể tự thân. Tức là
người đọc truyện đầu tiên không ai khác chính là người kể chuyện. Cuộc đối thoại
giữa người kể hàm ẩn và người nghe hàm ẩn góp phần hoàn thiện câu chuyện. (…)
Nguyễn Thái Hòa còn nêu vấn đề xác định giọng kể của người kể. Ông cho đây là
vấn đề rất quan trọng [Theo 31].
Phùng Văn Tửu trong chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại tìm tòi, đổi mới
nhận định: “nói đến người kể chuyện là nói đến điểm nhìn được xác định trong hệ
đa phương không gian, thời gian, tâm lý tạo thành góc nhìn. Người kể chuyện là ai,
kể chuyện người khác hay kể chuyện chính bản thân mình, khoảng cách về không
gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đứng của người kể chuyện cũng như độ lệch thời
gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc được kể lại vẫn thường được các nhà tiểu
thuyết quan tâm từ lâu”. Ông cũng nêu ra một số loại người kể chuyện: “một dạng
phổ biến của tiểu thuyết truyền thống là người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở
một ví trị nào đấy trong không gian, thời gian, bao quát hết mọi diễn biển của câu
chuyện và thuật lại với chúng ta. Chuyện được kể ở ngôi thứ 3 số ít… Một dạng
phổ biến khác của tiểu thuyết là lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất với người kể chuyện
xưng tôi” [89, tr.207].

Trong công trình Tự sự học – Một số vấn đề lý luận và lịch sử Trần Đình Sử chủ
biên, vấn đề người kể chuyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ những
vấn đề mang tính cụ thể như Phương thức tự sự chủ yếu của sử thi Đăm Săn của
Đỗ Hồng Kì; Về mô hình tự sự truyện Kiều của Trần Đình Sử; Hình tượng người
trần thuật trong tác phẩm Người tình của Trần Huyền Sâm; Nghệ thuật tự sự của
Ngô Tất Tố trong Tắt đèn của Trần Đăng Xuyền; Một số hình thức tự sự trong Đi
tìm thời gian đã mất của Marcel Proust của Đào Duy Hiệp đến những vấn đề
mang tính khái quát như Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại của
Đỗ Hải Phong; Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam – một vài hiện tượng đáng
lưu ý của Đặng Anh Đào; Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn đương đại của Bùi
13

Việt Thắng; Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỉ
XVIII của Lê Nguyên Cẩn [64] , hầu hết các bài nghiên cứu ít nhiều cũng đã
bàn đến những khía cạnh liên quan tới vấn đề người kể chuyện.
Ngoài các bài viết, công trình nghiên cứu trên ta còn bắt gặp một số ý kiến khái
quát về người kể chuyện trong một số bài báo, một số chuyên luận như: Người kể
chuyện trong văn xuôi của Lê Phong Tuyết, Người kể chuyện trong văn xuôi quốc
ngữ đầu thế kỉ XX của Trần Văn Trọng, Hình tượng nhân vật người kể chuyện trong
truyện Lỗ Tấn của Lương Duy Thứ, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây
hiện đại của Đặng Anh Đào…
Như vậy vấn đề lý thuyết người kể chuyện đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống
nhất ở chỗ khẳng định vai trò không thể thiếu của người kể chuyện trong tác phẩm
tự sự, khẳng định người kể chuyện là người đứng ra để kể lại câu chuyện, người
môi giới giữa tác phẩm với bạn đọc và là người thay mặt tác giả phát biểu những tư
tưởng, quan điểm về con người, cuộc sống. Người kể chuyện là một trong những
yếu tố quan trọng để phân biệt tác phẩm tự sự với tác phẩm thơ, trữ tình và kịch
Lý thuyết về người kể chuyện là một vấn đề lý thú nhưng cũng khá phức
tạp. Những bài nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước là

những tư liệu quý để chúng tôi có thể tham khảo phục vụ nghiên cứu về đề
tài: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
2.2. Tình hình nghiên cứu người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học khá đặc biệt trong nền văn học nước
nhà. Mặc dù với tuổi đời không nhiều nhưng ở nhà văn này có một sức sáng tạo đến
kỳ lạ. Sinh thời nhà văn đã để lại cho đời nhiều sáng tác với nhiều thể loại khác
nhau, trong đó thể loại tiểu thuyết được đánh giá là thể loại mà Vũ Trọng Phụng có
nhiều đóng góp nhất cho sự phát triển của văn học nước nhà. Tiểu thuyết của Vũ
Trọng Phụng không chỉ mới mẻ về nội dung mà còn có nhiều cách tân về nghệ thuật,
về hình thức kể chuyện. Hình ảnh người kể chuyện được nhà văn xây dựng như một
yếu tố nghệ thuật độc đáo làm lên những thành công lớn trong các tác phẩm của nhà
14

văn. Tuy nhiên trong lịch sử nghiên cứu văn học Vũ Trọng Phụng, các nhà nghiên
cứu hầu như chưa đặt ra vấn đề này.
Khảo cứu các công trình nghiên cứu, các bài viết về Vũ Trọng Phụng có thể thấy
các nhà nghiên cứu hầu như chỉ chú ý đến việc nghiên cứu, khám phá nội dung tư
tưởng trong các sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng : Đinh Trí Dũng với bài Sự
thể hiện con người tha hóa trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng;
Nguyễn Đăng Mạnh với bài Tiểu thuyết Số đỏ và tài nghệ của Vũ Trọng Phụng;
Trần Đăng Suyền với bài Vũ Trọng Phụng; Hoàng Thiếu Sơn với bài Trúng số độc
đắc – tác phẩm tuyệt mệnh của Vũ Trọng Phụng; Đinh Trí Dũng với Nhân vật tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng; Phan Cự Đệ với bài Vấn đề điển hình hóa trong các tiểu
thuyết hiện thực phê phán; Nguyễn Hoài Thanh với bài Tìm hiểu thế giới nhân vật
trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng Các sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng đều đã được các nhà nghiên cứu bình luận đánh giá và xem xét khá kỹ lưỡng
như : Đọc lại Giông tố của Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Đăng Mạnh, Trào phúng
của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ của Hoàng Ngọc Hiến, Làm đĩ cuốn sách có trách
nhiệm và đầy nhân đạo của Hoàng Thiếu Sơn
Có thể nói rằng gần như các nhà nghiên cứu đã khai thác, phân tích khá nhuần

nhuyễn các bộ tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, vấn đề người kể chuyện
trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thì gần như mới chỉ được nhắc thoáng qua
trong một vài công trình nghiên cứu. Trong cuốn Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng, tác giả Nguyễn Thành đã đi vào phát hiện những yếu tố thuộc về ngôi kể,
ngôn ngữ, giọng điệu, cũng đã có những hướng tiếp cận mới trong cách tìm hiểu
nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên ở cuốn sách này yếu
tố người kể chuyện mới chỉ được xem là một yếu tố tạo nên nghệ thuật kể chuyện
trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Trong cuốn Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng của tác giả Đinh Trí Dũng (do NXB Khoa học Xã hội - Trung tâm văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây phát hành) cũng đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới
người kể chuyện như : quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Vũ
Trọng Phụng, một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong xây dựng nhân vật. Trong
15

bài viết này, Đinh Trí Dũng đã thể hiện được thái độ cũng như quan niệm nghệ
thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng đối với xã hội và con người, đồng thời cũng cho
thấy một số phương diện nghệ thuật thuộc người kể chuyện như yếu tố ngôn ngữ
đối thoại, ngôn ngữ độc thoại. Ngoài ra một số bài viết như Trào phúng của Vũ
Trọng Phụng trong Số đỏ của Hoàng Ngọc Hiến, Những lớp sóng ngôn từ trong Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng tác giả Đỗ Đức Hiểu cũng đã bước đầu khai thác yếu tố
người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
Có thể nói trong quá trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, các bài viết ít hoặc
nhiều cũng đã đề cập tới phạm trù nghiên cứu người kể chuyện. Tuy nhiên các bài
viết này mới chỉ dừng lại ở việc khai thác người kể chuyện như một yếu tố trong
nghệ thuật kể chuyện mà chưa xem xét nó như một phạm trù nghệ thuật. Việc đặt ra
vấn đề người kể chuyện và nghiên cứu nó như một phạm trù quan trọng sẽ tạo nên
một phương diện lý thú trong việc khám phá và thưởng thức những giá trị văn học
trong các sáng tác tiểu thuyết của nhà văn.
Trên cơ sở của những khái niệm thuộc chuyên ngành tự sự học cùng với việc
tham khảo một số tài liệu có liên quan, với bài viết “Người kể chuyện trong tiểu

thuyết Vũ Trọng Phụng”, chúng tôi hi vọng góp một tiếng nói khẳng định tài năng
Vũ Trọng Phụng trong nền văn học nước nhà, đồng thời góp phần tạo nên những
nhìn nhận chính xác về sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học dân
tộc mà Vũ Trọng Phụng là người có những đóng góp không nhỏ trong việc tạo dựng
sự phát triển ấy.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn
xuôi hiện đại, giáo sư Lê Ngọc Trà viết: “ Chủ thể tường thuật là một mặt của vấn
đề tác giả trong văn học. Nghiên cứu vấn đề người kể chuyện vừa tạo điều kiện để
nhận thức quá trình cá thể hoá và cá nhân hoá trong sáng tạo văn học, vừa mở ra
cách tiếp cận với sự thể hiện của ý thức nghệ thuật, với cái nhìn của nhà văn trong
tác phẩm” [90; tr.155]. Nghiên cứu người kể chuyện trong tác phẩm Vũ Trọng
16

Phụng nhằm tìm hiểu các dạng thức chủ thể kể chuyện, các phương thức kể của
người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Nghiên cứu “Người kể
chuyện” về phương diện lí luận, vừa ứng dụng phân tích tác phẩm vừa khẳng định
tài năng Vũ Trọng Phụng trong việc kế thừa và cách tân cách thức kể chuyện trong
văn xuôi tự sự.
3.2. Đối tượng
Theo tài liệu của Nguyễn Đăng Mạnh( trong tuyển tập 1 Vũ Trọng Phụng), Vũ
Trọng Phụng có tất cả chín bộ tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ
(1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Quý Phái (đăng dở
trên báo Đông Dương tập chí), Trúng số độc đắc (1938), Người tù được tha
(truyện vừa – di cảo)
Trong phạm vi của luận văn, đối tượng mà chúng tôi hướng đến nghiên cứu là
người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
3.3. Phạm vi
Trong khuôn khổ luận văn cao học, chúng tôi không có điều kiện tập trung vào

tất cả các sáng tác của Vũ Trọng Phụng mà chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu
của thể loại tiểu thuyết.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận văn kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu sau :
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp lịch sử - xã hội
- Lý thuyết tự sự học
Các phương pháp nghiên cứu này không tách rời nhau mà hài hòa với nhau, bổ
sung cho nhau trong quá trình tìm hiểu người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng.


17

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn bao gồm các chương như sau:
Chương 1: Khái lược về người kể chuyện và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
Chương 2: Các dạng thức nghệ thuật của người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng
Chương 3: Phương thức kể của người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng.























18

Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
1.1. Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ người kể chuyện có từ năm 1490 (Latinh: narrator) nhưng lý luận về
nó phải đến thế kỉ XX mới phát triển. Đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và đề cập đến. Nhưng đến nay khái niệm người kể chuyện vẫn chưa được
các nhà nghiên cứu thống nhất hoàn toàn. Ở mặt nội hàm cũng có những cách hiểu
khác nhau. Có nhà nghiên cứu gọi là “người trần thuật”, người khác gọi là “người
kể chuyện”. Có người lại cho rằng hai khái niệm này là khác nhau. Trong luận văn
này chúng tôi xem đây là những khái niệm đồng nghĩa.
Theo Lê Bá Hán: “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật

trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ
thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả ngoài đời, có thể là
một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết câu chuyện
nào đó. Một tác phẩm có thể có một hay nhiều người kể chuyện” [75; tr.221].
Cùng quan niệm trên, giáo sư Lê Ngọc Trà viết : “ Người kể chuyện là thuật ngữ chỉ
nhân vật đóng vai trò là chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác
phẩm văn học” [90; tr.153].
Như vậy, căn cứ vào cách hiểu của các nhà nghiên cứu có thể thống nhất về cách
hiểu người kể chuyện như sau: người kể chuyện hay còn gọi là người trần thuật là
một nhân vật được hư cấu hoặc có thật; văn bản tự sự được thể hiện thông qua hành
vi ngôn ngữ mà anh ta tạo thành; người trần thuật thực hiện nhiệm vụ trần thuật,
truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận những vấn đề được mô tả hoặc bình luận trong tác
phẩm.
1.1.2. Một số vấn đề liên quan tới người kể chuyện
Không phải trong bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng có người kể chuyện. Trong
kịch, sự đánh giá quan sát của các nhân vật và các sự việc được lồng vào ngôn ngữ,
19

thái độ và hoạt động của nhân vật (trực tiếp thể hiện trên sân khấu). Bởi vậy trong
kịch không có sự xuất hiện của người kể chuyện hoặc nếu có nó chỉ được lồng ghép
khi người kể chuyện chính là một nhân vật trong truyện. Trong thơ trữ tình, tâm tư
tình cảm của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp dưới hình thức tự bộc lộ chứ không phải
hình thức câu chuyện kể về người khác nên cũng không có yếu tố người kể chuyện.
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn trình bày, tái hiện và sáng tạo hiện thực thông qua
một người kể chuyện. Trong tác phẩm tự sự, câu chuyện chỉ được kể ra thông qua
người kể chuyện. Nếu không có người kể chuyện thì hiện thực sáng tạo không được
tái diễn.
Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là một nhân vật đặc biệt trong truyện. Nó
vừa mang tính chất của một nhân vật, vừa mang tính chất của người kể chuyện.
Tz.Todorov tuyên bố: “ Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại

khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể
( ) nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc
biệt…” [65; tr.117]. L.I.Timofiev cũng chỉ ra rằng: “Người kể chuyện bắt tất cả các
đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật mà họ nhắc tới phải lệ thuộc vào mình ngay cả khi
người kể chuyện cho nhân vật một sự độc lập đầy đủ về mặt ngôn ngữ” [86, tr.82].
Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện dù xuất hiện trực tiếp hay không trực tiếp
trong tác phẩm bao giờ người đọc cũng thấy câu chuyện được triển khai thông qua
cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của người kể chuyện. Và tất cả các chi tiết, các nhân
vật, các hành động đều được kể lại có sự chi phối của người kể.
Người kể chuyện chính là một sáng tạo độc đáo của nhà văn. Trong cuộc sống
thực tế, người kể chuyện là con người bằng xương bằng thịt có điệu bộ, có tính cách,
có quan điểm, thái độ. Người kể chuyện thực tế có thể điều chỉnh câu chuyện kể
thông qua thái độ của người nghe. Trong văn bản nghệ thuật, người kể chuyện lại
mang tính cố định trong văn bản. Người kể không thể thêm bớt hay thay đổi mà
phải đảm bảo mục đích truyền đạt của tác giả. Nếu người nghe thực tế trong đời
sống là người thụ động lắng nghe câu chuyện thì người đọc văn bản lại là người
cùng người kể chuyện phát huy mọi kiến thức và sự tưởng tượng để tham gia đồng
20

sáng tạo cùng người kể chuyện. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt, nói rõ hơn, các
chi tiết, các sự kiện giúp người đọc cảm nhận được bản chất của vấn đề.
Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện đóng vai trò quyết định, là người sắp đặt,
môi giới, gợi mở giữa câu chuyện trong tác phẩm với người đọc, người kể chuyện
phải chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp. Từ chỗ đứng, người kể chuyện có
điểm nhìn, cách kể đối với câu chuyện sao cho hữu ích theo ý đồ sáng tạo của tác
giả. Điều đó không chỉ đem lại vai trò mà còn làm nên gương mặt cụ thể của người
kể chuyện.
Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau: người kể chuyện kể chuyện theo kiểu “khách quan hóa” với ngôi kể thứ ba
(vô nhân xưng); người kể chuyện cũng có thể kể chuyện theo kiểu “chủ quan hóa”

với ngôi kể thứ nhất (lộ diện). Kể chuyện kiểu “khách quan hóa” với ngôi kể thứ ba,
chủ thể hoàn toàn ở ngoài cốt truyện, không thuộc vào thế giới của các nhân vật
trong truyện, mà chỉ thực hiện nhiệm vụ theo dõi nhân vật, dẫn dắt, đứng sau hành
động để quan sát và kể lại, không trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố truyện. Do
tính chất hướng ngoại của nhân vật nên điểm nhìn của chủ thể kể chuyện hầu hết là
từ bên ngoài. Chủ thể kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba luôn có một vị trí tốt nhất
để theo dõi dẫn dắt nhân vật. Nhân vật ít có những cơ hội để phát biểu, suy ngẫm
hoặc hồi tưởng. Chủ thể kể chuyện chi phối toàn bộ tác phẩm từ lời dẫn chuyện,
cách kể, cách tả đến cả lời trữ tình ngoại đề. Người kể chuyện có thể thêm bớt ít
nhiều lời kể về nhân vật, sự kiện, biến cố mà không ảnh hưởng đến cốt truyện.
Ngược lại, kể chuyện kiểu “chủ quan hóa” với ngôi kể thứ nhất “xưng tôi” thì chủ
thể kể chuyện lại chủ động thực hiện nhiệm vụ dẫn chuyện, có thể tự đứng ra kể
chuyện mình, kể chuyện người khác, hoặc cùng tham gia kể chuyện với các nhân
vật, hoặc chủ động ủy quyền cho nhân vật tự kể. Chủ thể kể chuyện được cá thể hóa.
“Tôi” chủ thể kể chuyện là một trong các nhân vât của truyện, là người bình luận từ
bên trong, đồng thời cũng là người tham gia sự việc đang diễn ra. Điểm nhìn của
chủ thể kể chuyện hầu hết hướng nội do tính chất hướng nội của nhân vật. Ở vị trí
điểm nhìn này, nhân vật được soi rọi từ bên trong, chủ thể kể dễ dàng tái hiện sinh
21

động thế giới tâm hồn nhân vật, chủ động đối thoại để nhân vật phải nói lên ý nghĩ
của mình. Khi chủ thể kể chuyện hướng nội xưng “tôi” ngôi thứ nhất thì điểm nhìn
của chủ thể kể chuyện và nhân vật trùng nhau, người kể trở thành nhân vật chính
của truyện. Người đọc khó phân biệt rõ ràng nhân vật nói hay người kể chuyện nói.
Trường hợp chủ thể kể chuyện đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện thì người kể chuyện
chỉ là một hình tượng giả định, được tác giả sử dụng làm người trung gian giúp
người đọc tưởng tượng ra cái được miêu tả. Chủ thể kể luôn giữ vai trò trung gian
của một người đã chứng kiến sự việc, hạn chế tới mức tối đa việc bộc lộ cảm xúc để
tạo điều kiện cho câu chuyện được kể mang tính khách quan. Trường hợp chủ thể
kể chuyện xưng “tôi” kể lại một câu chuyện mà trong đó anh ta vừa là người dẫn

chuyện vừa là một nhân vật thì cái “tôi” của người kể có mức độ cá thể hóa cao.
Tác giả nhập vào chủ thể “tôi” với vai trò người dẫn, vừa đóng vai nhân vật xuất
hiện cùng với các nhân vật khác trong truyện, vừa chứng kiến vừa tham gia nói
chuyện với các nhân vật truyện. Trường hợp chủ thể kể chuyện xưng “tôi” vừa kể
chuyện, vừa bình luận thì chủ thể kể chuyện không phải là nhân vật truyện, anh ta
chỉ song song đồng hành với nhân vật chính, gần gũi với nhân vật chính, đôi khi
nhập vào đời sống nhân vật để suy tưởng. Có thể nói, trong tác phẩm tự sự, chủ thể
kể chuyện xưng “tôi” với ngôi thứ nhất (lộ diện) xuất hiện với nhiều kiểu dạng khác
nhau. Kiểu trần thuật “chủ quan hóa” với ngôi thứ nhất xưng “tôi” làm cho tác
phẩm tự sự trở nên đa thanh, đa giọng điệu.
Như vậy, dù người kể chuyện đứng bên ngoài truyện hay người kể chuyện đứng
bên trong truyện, người kể chuyện kể theo điểm nhìn của người kể chuyện hay
người kể chuyện kể theo điểm nhìn của nhân vật thì tất cả đều là dụng ý của nhà
văn trong ý đồ sáng tạo tác phẩm.
Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, được nhà văn hư cấu, tưởng
tượng để dàn dựng câu chuyện thể hiện ý đồ của mình. Song dù người kể chuyện có
thay mặt nhà văn trong việc trình bày thể hiện quan điểm của mình thì cũng không
thể đồng nhất người kể chuyện với tác giả. Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo
của nhà văn, người kể chuyện sống trong môi trường của hiện thực văn học, chịu sự
22

chi phối trực tiếp của hiện thực văn học. Vì vậy, một mặt người kể chuyện mang
theo quan điểm thái độ của người sáng tạo ra nó, nhưng mặt khác nó lại chịu sự chi
phối của hiện thực văn học trong tác phẩm. Hay nói cách khác, nó là yếu tố trong
thế giới hiện thực văn học đó, chịu sự tác động của hiện thực văn học. Chính vì vậy
nếu như tác giả ngoài đời phải chịu trách nhiệm trước hiện thực xã hội, thì người kể
chuyện trong tác phẩm văn học không phải chịu trách nhiệm bất cứ điều gì. Nó
được toàn quyền phát biểu những quan điểm, thái độ và cách nhìn nhận về câu
chuyện đang kể. Xác định điều này để chúng ta tránh cái nhìn mang tính chất quy
chụp cho mọi quan điểm, thái độ của nhân vật người kể chuyện với thái độ, quan

điểm của nhà văn ngoài đời và phải có cái nhìn biện chứng trong mối quan hệ tổng
thể của nó.
1.2. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng
1.2.1.1. Cuộc đời
Vũ Trọng Phụng quê gốc ở Bần Yên Nhân (làng Hảo), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên nhưng sinh ra và lớn lên chủ yếu ở Hà Nội. Căn nhà ông sống là 36 phố Hàng
Gai sau chuyển về căn gác hẹp phố Hàng Bạc, Hà Nội.
Xuất thân trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ khi mới 7 tháng tuổi, Vũ
Trọng Phụng lớn lên trong cảnh sống nghèo khó dưới bàn tay chăm sóc của một
người mẹ tần tảo. Sau khi đỗ bằng tiểu học, Vũ Trọng Phụng đã sớm phải nghỉ học
để đi làm kiếm sống. Sinh thời gia đình khó khăn, Vũ Trọng Phụng đã phải lăn lộn
với rất nhiều nghề để kiếm sống: đi làm thư ký đánh máy cho hãng buôn Goddard,
đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông, cuối cùng ông chuyển hẳn sang nghề làm báo
viết văn chuyên nghiệp.
Sinh ra và lớn lên đúng vào thời điểm mà xã hội với những biến động mạnh mẽ
nhất: cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, cuộc khủng bố trắng dã
man chưa từng có (1930 -1931) và thoái trào cách mạng (1931-1933); đó cũng là
thời kì ở thành thị, phong trào Âu hóa rầm rộ với các tệ nạn ăn chơi đàng điếm, trụy
lạc đã phá hủy hết tất cả mọi quan hệ tốt đẹp trong xã hội Hoàn cảnh lịch sử xã hội
23

đó đã làm cho Vũ Trọng Phụng cũng như biết bao người trí thức trẻ lúc bấy giờ rơi
vào trạng thái hoang mang, tuyệt vọng, thấm thía sự bất lực, sự vô nghĩa của con
người trước số phận, rơi vào tâm trạng bi quan, tuyệt vọng sâu sắc.
Vũ Trọng Phụng sinh ra ở một miền quê nhưng lớn lên chủ yếu ở Hà thành. Nơi
Vũ Trọng Phụng sống chỉ là một căn gác hẹp mà xung quanh là cả một xã hội ăn
chơi trụy lạc, tập trung mọi cặn bã của xã hội. Những con người mà Vũ Trọng
Phụng tiếp xúc hàng ngày chủ yếu là các me tây gái điếm, nhà săm, những vua
thuốc lậu, ma cô, dân nghiện, cờ bịp bạc, Vũ Trọng Phụng rất ít có dịp được tiếp

xúc với những người dân lao động cơ bản để thấm thía những phẩm chất tinh thần
lành mạnh, tốt đẹp của họ. Điều đó lý giải vì sao thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
của nhà văn phần lớn là tầng lớp tư sản thành thị và nhân vật trong sáng tác của ông
thường tỏ ra thiếu nền tảng vững chắc.
Vũ Trọng Phụng là nhà văn nghèo sống bằng nghề cầm bút làm báo, viết văn vào
đầu những năm của thế kỉ XX. Đây là thời kì mà chữ Quốc ngữ, cơ sở vật chất, kỹ
thuật của báo chí cho đến cơ chế vận hành của nghề viết báo, viết văn đều mới ở
thời kì thực nghiệm. Chính vì vậy mà mọi trang bị kĩ thuật cho nghề đều bắt đầu
bằng con đường tự học. Điều này càng chứng tỏ những đóng góp của Vũ Trọng
Phụng trong nghệ thuật viết văn cũng như những giá trị văn chương mà Vũ Trọng
Phụng đã thể hiện trong những tác phẩm của mình. Tuy nhiên do hạn chế về tầm
nhìn và những yếu tố thuộc về thời đại khiến sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng đôi chỗ còn những khuyết điểm là điều khó tránh khỏi.
Vũ Trọng Phụng trước khi trở thành nhà văn đã từng là nhà báo chuyên viết thể
loại phóng sự. Sinh thời ông tham gia viết bài cho nhiều tờ báo như Hà Thành ngọ
báo, Nhật Tân, Hải Phòng tuần báo, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ Năm,
Sông Hương, Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Tao đàn tạp chí Nghề viết báo có ảnh
hưởng rất lớn tới sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng. Trong các sáng tác
của ông, người đọc có thể nhận thấy nhân vật, hiện tượng, sự việc được Vũ Trọng
Phụng thể hiện thường trên cơ sở của sự quan sát tổng hợp nhiều bình diện, các góc
cạnh của vấn đề. Vũ Trọng Phụng có thói quen đưa rất nhiều các chi tiết, các sự
24

kiện, các tình tiết, các nhân vật có tính thời sự vào trong tác phẩm của mình. Nhà
văn có thể đi sâu vào các ngóc ngách, các tiểu tiết của đời sống xã hội để nói lên
đúng cái bản chất của hiện thực đời sống.
Là một nhà văn tài năng với con mắt sắc sảo và nghệ thuật viết văn bậc thầy,
song điều không may cho Vũ Trọng Phụng là ông sống vào cái thời đại mà “Đời sẽ
chỉ có toàn những sự vô nghĩa lý” (trích Tết cụ cổ, kịch ngắn – tiểu thuyết thứ bảy,
1939), “một xã hội khó thở mà bao nhiêu kẻ có học thức, có tâm huyết ngoài cái sự

hy sinh làm mồi cho máy chém thì thôi, cũng đến khoanh tay chịu vậy, chẳng làm
được trò gì” ( trích Đời là một cuộc chiến đấu – tài liệu đã dẫn). Vũ Trọng Phụng
là một người có lối sống mà như các bạn đồng nghiệp của ông đã nói : “một nhà văn
sống trong sự bần bạc, chết trong sự bần bạc…". Cả cuộc đời Vũ Trọng Phụng chìm
trong cảnh nghèo, một thứ “nghèo gia truyền”, mà như Vũ Trọng Phụng đã có lần
từng nói với người bạn Vũ Bằng của mình là “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít
tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này!”. Trong khi những kẻ rởm đời,
những kẻ luôn sống trên đôi vai lao động của người khác thì lại giàu lên trông thấy.
Hiện thực đầy mâu thuẫn ấy đã tạo nên một tư tưởng hoài nghi sâu sắc, một thái độ
khinh bạc với cuộc đời. Và điều này chi phối khá rõ trong tiểu thuyết của nhà văn
Vũ Trọng Phụng.
Chịu sự giáo dục của lễ giáo phong kiến qua bà mẹ - người sống khuôn phép và
mực thước, Vũ Trọng Phụng phản ứng sâu sắc với lối sống Âu hóa rởm đang diễn
ra lúc bấy giờ. Là người luôn nỗ lực hết mình nhưng lại gặp nhiều thất bại trong
cuộc sống. Chính vì vậy yếu tố mê tín, bi quan định mệnh ảnh hưởng khá lớn tới tư
tưởng của nhà văn. Tất cả những yếu tố này đã có tác động không nhỏ tới sáng tác
của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Vũ Trọng Phụng là nhà văn mà thời gian cầm bút không nhiều nhưng những sáng
tác mà ông để lại thì đáng kinh ngạc : 6 tập phóng sự, 21 truyện ngắn, 5 vở kịch,
một bản dịch thuật, một bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng loạt bài viết
về vấn đề chính trị văn hóa và xã hội.
25

Riêng tiểu thuyết, mỗi sáng tác của ông đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong
lòng độc giả. Từ năm 1943 đến 1939 ông đã cho ra đời 9 bộ tiểu thuyết : Dứt tình
(1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936),Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì
tình (1937), Quý phái (đăng dở trên Đông dương tạp chí) (1937), Trúng số độc đắc
(1938), Người tù được tha (Truyện vừa – di cảo). Trong số đó, Giông tố, Số đỏ, Vỡ
đê được coi là những bộ tiểu thuyết kiệt tác của văn học Việt Nam.

Theo giới nghiên cứu, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng được chia làm hai loại:
tiểu thuyết tâm lý và tiểu thuyết phóng sự. Trong đó, tiểu thuyết phóng sự được coi
là mảng sáng tác thành công nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Theo giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh thành công lớn nhất trong sáng tác của nhà văn Vũ Trọng
Phụng chính là “ khả năng bao quát hiện thực rộng lớn”. Ngoài ra “thiên hướng tái
hiện cuộc sống trong trạng thái đầy biến động, nghệ thuật trào phúng có tính châm
biếm đả kích mãnh liệt” được coi là những đặc sắc làm nên sự thành công trong
các sáng tác tiểu thuyết của nhà văn.
1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Sinh trưởng trong một gia đình thành thị ở một xứ thuộc địa trong thời kỳ đô thị
hóa với đầy rẫy những thứ phức tạp, Vũ Trọng Phụng đã phải đối mặt với thế lực
đồng tiền và những áp lực khác của xã hội thực dân phong kiến. Giống như nhiều
nhà văn thành thị nghèo, Vũ Trọng Phụng có môi trường sống gần gũi với những
tầng lớp dưới đáy xã hội. Đặc biệt, Vũ Trọng Phụng lại là người xuất thân trong
cảnh sống nghèo nàn của một gia đình “nghèo gia truyền” nên hơn ai hết Vũ Trọng
Phụng thấm thía với những bất công của xã hội.
Sống trong cảnh sống nghèo khổ nhưng Vũ Trọng Phụng lại ít có điều kiện tiếp
xúc với những người lao động ở vùng thôn quê, đặc biệt các mối quan hệ ruột thịt
ràng buộc với quê hương bản quán với nhà văn này gần như là không có. Điều đó
có thể lý giải vì sao Vũ Trọng Phụng ít có những trang văn đẫm nước mắt về những
con người nghèo như nhiều nhà văn khác cùng thời. Nhưng thay vào đó, Vũ Trọng
Phụng lại là một trong những nhà văn đi tiên phong và tiêu biểu nhất cho những
trang viết kết án đanh thép kẻ thù của những con người lao động nghèo khổ, của

×