Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM, NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.27 KB, 24 trang )

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM, NHẬN XÉT - ĐỀ XUẤT
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LƯỢNG 3
VIỆT NAM 3
1.1.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU NĂNG LƯỢNG

3
1.2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LƯỢNG

6
CHƯƠNG 2 : CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .10
2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
[5]

10
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH [5]

10


 !"#$%&'(')
&*
+, /01)$%)
2$)3 4
2.3. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ NỘI DUNG

11


5627789%:;7<7$=56, /01)$%)><?
@AA77@BCD%:E77$=8:A/0$%)%56,
/01)$%)>;?
F3G7<7FFCH@%:<77<$=9#-I JK'L.-M/01)
$#N, >G?+
+/ON$=)P$#0A, >?+
2.4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN [5]

15
+Q$= !2
+Q$=R0%2
+Q$="*K2
++Q$=R0ST<
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT 17
3.1. NHẬN XÉT

17
3.2. ĐỀ XUẤT

18
U*:-K$%%)$V$%/ON! K)56, 
/01)$%)G
D !"*KE
F%6STVE
+9:W"$E
1
2U*:-K3JV&-)XP,  (!
<F%6BR$A$P$=, /01)$%)
;Y 3)3/!V
GF:O :='$6W, /01)$%)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 23
4.1. KẾT LUẬN

23
4.2. KIẾN NGHỊ

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hai mươi năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, trang thiết bị,
máy móc càng tân tiến, hiện đại nhưng lại đang đi vào thời kì khủng hoảng tài nguyên
thiên nhiên năng lượng và môi trường. Chiến tranh bạo động liên tiếp xảy ra mà mục
tiêu là sự tranh giành tài nguyên năng lượng xăng dầu, khí đốt kéo theo đó là tình
trạng nghèo đói thiếu lương thực trầm trọng, môi trường suy thoái ô nhiễm nghiêm
trọng hơn, thiên tai dịch bệnh ngày càng trở thành hiểm họa đe dọa sinh mạng của
nhiều người, thậm chí nhiều quốc gia.
Đứng trước tình hình chung, Việt Nam đã đưa ra các biện pháp và chính sách như thế
nào để đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ trình bày
về những giải pháp và chính sách hiện tại của Việt Nam cũng như nhận xét và đề xuất
của riêng tác giả.
2
CHƯƠNG 1 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LƯỢNG
VIỆT NAM
1.1. Tình hình sản xuất và nhu cầu năng lượng
Ngành năng lượng Việt Nam giai đoạn qua đã có bước phát triển mạnh trong tất cả các
khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối, xuất nhập khẩu năng lượng.
Ngành năng lượng về cơ bản đã đáp ứng đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Quy mô của các ngành điện, than, dầu khí đều vượt hơn hẳn mười
năm trước, khả năng tự chủ của các ngành từng bước được nâng lên, đã góp phần thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [1].

3
Hình 1.1. Sơ đồ tiêu thụ năng lượng theo ngành giai đoạn năm 1990 – 2007 [2].
Hình 1.2. Sơ đồ sản xuất điện từ năm 2000 – 2008 [2].
Tổng công suất đặt năm 2007 là 13.512 MW, năm 2008 là 15.763 MW và nhu cầu
đỉnh là 12.636 MW.Trong đó, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm (2001 – 2008) là:
- Phát điện: 13,8%;
- Doanh thu điện: 14,4%;
- Đỉnh: 12,2% [2].
Tiềm năng thủy điện, tiềm năng về năng lượng mới là năng lượng tái tạo rất lớn. Tổng
tiềm năng kỹ thuật về thủy điện khoảng 300 tỷ kWh, tương đương 150 tỷ triệu than.
Năng lượng thủy điện nhỏ và cực nhỏ khoảng 10 tỷ kWh, năng lượng và địa nhiệt
khoảng 340 MW, tài nguyên gió ở độ cao 60 m của một số khu vực đạt 2.200 MW,
năng lượng sinh khối khoảng 400 MW…[3].
4
Hình 1.3. Phong điện tiềm năng đang được nghiên cứu khai thác tại Việt Nam [3].
Hình 1.4. Sơ đồ tỷ lệ sản xuất điện năng năm 2007 [2].
Trong đó, 2,1% tổng công suất đặt bao gồm năng lượng gió: 0,009%, thủy điện nhỏ:
0,921%, năng lượng môi trường: 0,008%, điện sinh khối: 1,127 [2].
5
Hình 1.5. Sơ đồ nhu cầu tiêu thụ năng lượng thương mai dự báo đến năm 2050 [2].
1.2. Đánh giá thực trạng năng lượng
Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để đưa ngành năng lượng
vượt qua tình trạng kém phát triển. Đến nay, Việt Nam vẫn là một trong các nước có
mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người thấp so với mức trung bình
của thế giới và kém nhiều nước trong khu vực. Trình độ phát triển của ngành vẫn còn
nhiều yếu kém, bất cập, chủ yếu là:
- Hiệu suất chung của ngành năng lượng còn thấp. Nhiều cơ sở sản xuất năng
lượng đang phải duy trì công nghệ cũ, lạc hậu, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp,
hiệu suất thấp và gây ô nhiễm môi trường. Trong khâu sử dụng năng lượng, hiệu suất
cũng rất thấp do thiết bị cũ, lạc hậu. Đa số các ngành công nghiệp trong nền kinh tế là

những ngành thuộc loại có cường độ năng lượng cao.
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, năng suất lao động của các
ngành (nhất là than và điện) còn thấp. Chưa thu hút được đáng kể vốn đầu tư từ khu
vực kinh tế ngoài nhà nước vào phát triển ngành.
- Việc định giá năng lượng còn nhiều bất cập (còn bù lỗ, bù chéo lớn giữa các
nhóm khác hàng…), gây bất lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và không phù hợp
với xu hướng chính sách giá năng lượng của các nước trong khu vực và trên thế giới.
6
- Đầu tư phát triển năng lượng còn thấp so với nhu cầu, thủ tục đầu tư phức tạp,
tiến độ thực hiện nhiều công trình bị chậm… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình phát triển của ngành; ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn
năng lượng cho nền kinh tế quốc dân [1].
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng tương đối tốt về các nguồn năng lượng
tái tạo.
Năng lượng tái tạo Tiềm năng Khai thác
Gió 8%, đã đo xác định: 1.800 MW 1,25 MW
Mặt trời 4 – 5 kWh/m
2
/d 1,2 MW
Sinh khối >800 MW 150 MW
Rác thải 350 MW 2,4 MW
Khí sinh học >150 MW 2 MW
Địa nhiệt 340 MW 0 MW
Bảng 1.1. Hiện trạng và tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo [2].
Ngoài ra, còn có nguồn năng lượng từ 200 con suối nước nóng (từ 40 – 150 độ C), có
thể biến thành nguồn phát điện. Ngoài ra, còn có hàng triệu tấn phế phẩm nông nghiệp
có thể sinh năng lượng như rơm rạ, trấu, bã mía Ngay cả chất thải trong sản xuất
lương thực cũng có thể tạo ra được nguồn năng lượng. Ví dụ như tại các nhà máy sản
xuất tinh bột mì, các chất gây ô nhiễm thải ra trong quá trình sản xuất có hàm lượng
COD, BOD rất cao. Nếu các chất ô nhiễm này được cho vào hầm ủ, sẽ tạo ra khí

biogas để sản xuất điện [4].
Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo còn rất hạn chế do rất
nhiều nguyên nhân. Vì suất đầu tư quá lớn, cao hơn rất nhiều nếu so với các nguồn
năng lượng truyền thống. Để tạo ra một nguồn điện có công suất 1 kW, điện gió phải
đầu tư từ 2.500 - 3.000 USD, trong khi nhiệt điện chạy than, khí đốt chỉ tốn khoảng
2.000 USD. Với chi phí đầu tư cao như vậy, điện sản xuất từ gió phải có giá từ 0,8 -
1,2 USD/kWh thì mới hấp dẫn nhà đầu tư. Một chuyên gia về điện mặt trời cho biết,
lắp đặt pin mặt trời phục vụ nhu cầu cho một gia đình phải tốn từ 60-100 triệu đồng.
Nếu đầu tư điện mặt trời ở vùng có lưới điện quốc gia thì rõ ràng là không kinh tế [4].
7
Bên cạnh đó chưa có một chính sách đầu tư phát triển năng lượng tái tạo một cách đầy
đủ, rõ ràng để khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và kêu gọi vốn
nước ngoài.
Theo nhận định của các chuyên gia về năng lượng tái tạo, nếu không có chính sách hỗ
trợ từ Nhà nước, không thể nào phát triển được nguồn năng lượng này. Vai trò của
Nhà nước không chỉ lo nguồn năng lượng cho hiện tại mà còn phải định hướng tới
tương lai phát triển bền vững. Song song đó, cần có nhiều chính sách khác như phát
triển nguồn năng lực; chính sách đầu tư, huy động nguồn vốn; đồng thời cần xây dựng
các tiêu chuẩn, công nghệ và quy hoạch. Chẳng hạn nếu muốn phát triển nhiên liệu có
nguồn gốc sinh học như dầu biodiesel, xăng sinh học thì cần quy hoạch vùng nào trồng
cây jatropha (còn có các tên gọi: cây dầu lai, dầu mè, cọc rào), vùng nào trồng cây
lương thực, hay vùng nào cho điện gió, điện mặt trời và sớm công bố quy hoạch
công khai [4].
Do vậy, các nguồn năng lượng từ mặt trời, gió gần như đang trong giai đoạn khai
thác thí điểm, không đáng kể, chủ yếu được lắp đặt trên các hải đảo và vùng sâu, vùng
xa [4].
Tóm lại, rào cản đối với phát triển năng lượng tái tạo là:
- Công nghệ: hiểu biết hạn chế về công nghệ năng lượng tái tạo; thiếu dịch vụ
cung cấp thiết bị, vận hành và bảo dưỡng.
- Kinh tế và tài chính: giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo cao; giá điện chưa

phản ánh các chi phí kinh tế; thiếu nguồn tài chính phù hợp; việc áp dụng cơ chế CDM
tại Việt Nam chưa khuyến khích nhà đầu tư.
- Cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện: thiếu chính sách đủ mạnh, đồng bộ;
thiếu cơ chế khuyến khích hỗ trợ hiệu quả; thiếu một cơ quan đầu mối tập trung để
điều tiết hoạt động phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.
- Về cơ sở dữ liệu cho quy hoạch và lập kế hoạch phát triển: chưa cập nhật, thiếu
dữ liệu đáng tin cậy, chưa quy định rõ chức năng thực hiện [2].
Từ các đánh giá về thực trạng ngành năng lượng của Việt Nam trong thời gian qua cho
thấy để đảm bảo an toàn cung cấp năng lượng, cần phải có một kế hoạch phát triển
năng lượng dài hạn và đề ra các chính sách năng lượng quốc gia theo quan điểm chỉ
8
đạo: “Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia” [1].

CHƯƠNG 2 : CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NĂNG
LƯỢNG QUỐC GIA ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
9
2.1. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050 [5]
- Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh,
quốc phòng và phát triển kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước;
- Cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội;
- Khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong
nước;
- Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình
thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh;
- Đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học,
điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo;
- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi

trường.
2.2. Các chính sách [5]
2.2.1. Chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
Ưu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát
triển đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng
lượng trong nước; giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu; xuất nhập
khẩu than hợp lý (trước mắt giảm lượng than xuất khẩu hàng năm); liên kết hệ thống
năng lượng trong khu vực; mở rộng kho dự trữ xăng dầu; kết hợp an ninh năng lượng
với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
2.2.2. Chính sách giá năng lượng
Chính sách giá năng lượng được coi là một trong những chính sách đột phá; nhanh
chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Giá năng
lượng cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường; Nhà nước điều tiết giá năng
lượng thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.
10
2.2.3. Chính sách đầu tư cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng
lượng sinh học, điện hạt nhân
- Ưu tiên phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học,
điện hạt nhân.
- Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn năng lượng; có chính
sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng
lượng.
2.2.4. Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần xác định
những yêu cầu cụ thể về tiết kiệm đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng;
- Khuyến khích việc ứng dụng thiết bị, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng.
2.2.5. Chính sách bảo vệ môi trường
- Chính sách bảo vệ môi trường nhằm thực hiện việc đảm bảo việc khai thác và
sử dụng năng lượng với việc quản lý tốt môi trường;
- Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường tiên tiến hợp lý.

2.3. Các văn bản pháp lý và nội dung
2.3.1. Luật 50/2010/QH12 ngày 17/6/2010 về Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả [6]
- Luật quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện
pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
• Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh
năng lượng và bảo vệ môi trường.
• Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng
lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.
• Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.
11
- Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
• Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.
• Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc
đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
• Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm
năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ
môi trường.
• Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ
trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công
nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.
• Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên
truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.

- Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu
cầu sau đây:
• Cung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài
nguyên năng lượng;
• Dự báo cung, cầu năng lượng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các quy hoạch ngành than,
dầu khí, điện lực và các quy hoạch năng lượng khác;
• Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý
công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo;
• Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng
tiết kiệm năng lượng.
- Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.
2.3.2. Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 về Quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả [7]
12
- Nghị định quy định về thống kê về sử dụng năng lượng; cơ sở sử dụng năng
lượng trọng điểm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước; dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng
lượng; biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, thanh
tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Các biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm:
• Áp dụng các biện pháp quản lý và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
• Kiểm toán năng lượng và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng tại các cơ sở
không thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
• Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
• Ưu đãi đầu tư.
• Hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị tiết kiệm
năng lượng; phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và kiểm toán năng
lượng.

• Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2011, thay thế Nghị định số
102/2003/NĐ-CP ngày 03/9/2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
2.3.3. Thông tư số 08/2006/TT-BCN ngày 26/11/2006 về Hướng dẫn trình tự, thủ
tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng [8]
- Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận và
dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng.
13
Hình 2.1. Nhãn năng lượng [9].
- Thông tư có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2.3.4. Các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng đối với các thiết bị sử dụng
năng lượng [10]
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8249:2009 Bóng đèn huỳnh quang dạng ống – Hiệu
suất năng lượng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8248:2009 Balát điện từ dùng cho bóng đèn
huỳnh quang – Hiệu suất năng lượng.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7896:2008 Bóng đèn huỳnh quang compact – Hiệu
suất năng lượng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8250:2009 Bóng đèn sodium cao áp – Hiệu suất
năng lượng.
Ngoài ra còn có các văn bản và tiêu chuẩn khác như: Luật Điện lực ngày 25/12/2001
quy định về điện lực; Nghị định 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực; Thông tư 01/2004/TT-BCN
ngày 02/7/2004 về Hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các
cơ sở sản xuất…
14
2.4. Các giải pháp thực hiện [5]
2.4.1. Giải pháp về đầu tư phát triển
- Hoàn thiện tổ chức và quản lý các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Công nghiệp

Than và Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn công nghiệp
– thương mại – tài chính, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế, giữ vai trò chủ
đạo trong việc đầu tư phát triển năng lượng.
- Xem xét mở rộng việc thăm dò, khai thác năng lượng sơ cấp ở vùng biển đảo
xa, vùng biến chồng lấn giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực.
- Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; ưu tiên hợp tác
với các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Trung Quốc); sử dụng có hiệu quả các
nguồn năng lượng khai thác từ nước ngoài.
- Công khai danh mục các dự án đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.
2.4.2. Giải pháp về cơ chế tài chính
- Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án năng lượng nông
thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các
khu vực này; xem xét thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát
triển năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn
ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án năng
lượng như: tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo, năng lượng
sinh học,…
2.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý,
kỹ thuật và công nghệ lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn
thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, lọc
hóa dầu, điện hạt nhân.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới,
nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí, than; sắp xếp lại các cơ sở nghiên
cứu khoa học – công nghệ, đào tạo theo hướng vừa tập trung, vừa chuyên sâu; phát
15
triển đồng bộ tiềm lực khoa học – công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ nước
ngoài, tiến tới sáng tạo công nghệ mới trong ngành năng lượng của Việt Nam.

- Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng; tăng cường phối
hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc vận
động quần chúng triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và bảo
vệ môi trường.
2.4.4. Giải pháp về cơ chế tổ chức
- Thực hiện tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường
năng lượng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.
- Ban hành mới đi đôi với sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật
hiện hành để các doanh nghiệp năng lượng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường; xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp.
16
CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Nhận xét
- Do Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thông qua ngày
17/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 nên các văn bản pháp lý hướng
dẫn vẫn chưa ban hành hoặc chưa được đầy đủ như:
• Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về hiệu suất năng lượng và sử dụng
năng lượng cho từng trang thiết bị, công nghệ sản xuất;
• Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công xây dựng tòa nhà, công
trình sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; sử dụng
tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo;
• Hướng dẫn về khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo;
• Quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng cho từng ngành sản xuất
công nghiệp;
• Hướng dẫn nội dung, biểu mẫu, thời gian lập, trình tự và thủ tục gửi báo cáo
của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;
• Danh mục các phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng và tiêu chí;
• Dự thảo số 2 về Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa được thông qua.
- Các chương trình, kế hoạch quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường

sắt, đường thủy, đường hàng không chưa được hình thành.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia vẫn chưa được thành lập. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý năng lượng còn chưa được phổ biến và hoàn thiện.
- Mô hình quản lý năng lượng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do tâm lý của các
doanh nghiệp còn e dè về vốn đầu tư.
- Chưa có nhiều đơn vị tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp về quản lý năng
lượng.
- Trình độ và hiểu biết về quản lý năng lượng của cán bộ Nhà nước còn thấp,
nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa cao, mới
17
chỉ thụ động quan tâm tiết kiệm do giá cả các nguồn năng lượng tiêu dùng như điện,
xăng dầu, gas gia tăng trong vài năm gần đây.
- Chưa có nguồn quỹ riêng để hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng.
3.2. Đề xuất
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn để áp dụng thực
hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Đặc biệt lưu ý:
- Xây dựng khung chính sách pháp lý về khuyến khích, hỗ trợ phát triển và sử
dụng năng lượng tái tạo, quy hoạch phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo
đến năm 2020.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng
lượng tái tạo cho các mục đích phát nhiệt, sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng tận dụng năng lượng
tự nhiên và sử dụng năng lượng hiệu quả.
- Xây dựng quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo cấp quốc gia và
cấp địa phương.
- Xây dựng chương trình quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo.
- Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng thiết bị năng lượng tái tạo, tiêu
chuẩn thiết kế và xây dựng.

- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản
xuất máy móc và thiết bị năng lượng tái tạo.
- Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và độ tin cậy cho các dịch vụ
năng lượng tái tạo; các cơ chế thực hiện, kiểm tra hiệu quả.
3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và doanh nghiệp để thực hiện tiết kiệm và
sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Cán bộ nhà nước sẽ quản lý doanh nghiệp chặt chẽ
hơn; còn phía doanh nghiệp sẽ thực hiện báo cáo, kiểm toán năng lượng đúng quy
18
định, sử dụng trang thiết bị, công nghệ sao cho tiết kiệm năng lượng và hiệu quả để đạt
được lợi nhuận song song với bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích hỗ trợ các trường kỹ thuật phát triển giáo trình và giảng dạy các
môn học mới có liên quan tới năng lượng tái tạo.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác với các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân
lực, đặc biệt là nhân lực về năng lượng tái tạo.
3.2.3. Thành lập tổ chức quản lý năng lượng
Thành lập một tổ chức điều hành, quản lý, chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám
sát các hoạt động quản lý năng lượng của các doanh nghiệp. Tổ chức này trực thuộc
trung ương và chia thành nhiều bộ phận để quản lý từng địa phương.
3.2.4. Huy động nguồn vốn
- Huy động các tổ chức, thành phần kinh tế tham gia đầu tư và hỗ trợ phát triển
sử dụng năng lượng đạt hiệu quả và năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- Xem xét khả năng huy động tài chính để hỗ trợ phát triển và sử dụng năng
lượng tái tạo từ các nguồn:
• Phụ thu tiền điện;
• Thuế tài nguyên;
• Phụ phí tiêu thụ sản phẩm xăng dầu;
• Trích từ lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải;
• Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế [2].
- Thành lập Quỹ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để hỗ trợ cho các giải

pháp công nghệ và dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Thành lập Quỹ đầu tư năng lượng tái tạo để hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu
tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả.
3.2.5. Xây dựng mô hình quản lý năng lượng tại doanh nghiệp sản xuất sử dụng
năng lượng trọng điểm
- EMS là hệ thống quản lý năng lượng bao gồm toàn bộ các lĩnh vực có liên quan
đến tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, không những lưu ý đến việc tiêu thụ năng
19
lượng của thiết bị - máy móc, mà còn phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm giải
pháp để có thể vận hành các máy móc – thiết bị một cách tốt nhất;
- Về cơ bản, hệ thống quản lý năng lượng cần phải:
• Tương thích-phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty;
• Có khả năng kêu gọi và tập hợp toàn thể cán bộ của công ty tham gia vào các
hoạt động tiết kiệm hiệu quả năng lượng;
• Nâng cao kiến thức của các nhân viên toàn công ty về tiết kiệm năng lượng hiệu
quả;
• Tạo ra quá trình hoàn thiện liên tục về hoạt động tiết kiệm năng lượng hiệu quả
trong công ty;
• Có khả năng lồng ghép – tích hợp với các quy trình làm việc chuẩn hoặc các hệ
thống chất lượng khác tại công ty.
- Đối với một doanh nghiệp, khi áp dụng hệ thống quản lý năng lượng (EMS)
này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý giá năng lượng một cách có hệ thống nhằm
tiết kiệm chi phí năng lượng; Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng; Nâng cao
nhận thức của nhân viên về bảo toàn năng lượng, giảm thiểu tổn thất; Nâng cao
kiến thức của nhân viên, công ty về quản lý năng lượng; Xây dựng được kế
hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng; Xây dựng được quy trình kiểm soát,
xác nhận việc sử dụng năng lượng tại công ty; Hỗ trợ các hệ thống chất lượng
khác như ISO 14001 và quản lý chất lượng toàn bộ (TQM).
- Tại các nước Đông Nam Á, mô hình quản lý năng lượng được áp dụng thành
công là thành lập Ban quản lý năng lượng ở cấp công ty và quản lý theo nhóm

tức chia thành các tiểu ban năng lượng để quản lý các hộ tiêu thụ năng lượng
chính phối hợp với các công cụ quản lý TPM, TQM, …và các phương pháp
quản lý hỗ trợ như ZD, KAIZEN,… được áp dụng thành công tại nhiều công ty
như TOYOTA, HONDA, NISSAN, NEC, DENSO,…[11].
- Cụ thể là hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp sử
dụng năng lượng trọng điểm thuộc các ngành sản xuất khác nhau và cung cấp các giải
pháp quản trị và kỹ thuật nhằm hỗ trợ các đơn vị cắt giảm chi phí năng lượng trong
sản xuất, kinh doanh.
20
3.2.6. Thành lập Đơn vị tư vấn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Nhiệm vụ: tư vấn hệ thống quản lý năng lượng và thực hiện kiểm toán năng
lượng, cung cấp các giải pháp quản trị và kỹ thuật nhằm hỗ trợ các đơn vị cắt giảm chi
phí năng lượng trong sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc:
• Thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống thiết bị đo lượng theo dõi năng lượng tiêu
thụ;
• Hướng dẫn sử dụng phần mềm Quản lý năng lượng giúp các doanh nghiệp xây
dựng cơ sở dữ liệu suất tiêu hao năng lượng;
• Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hồ sơ cần có trong hệ thống
quản lý năng lượng như hệ thống biểu mẫu theo dõi năng lượng tiêu thụ; ban
hành các hồ sơ như quyết định thành lập ban quản lý năng lượng, chính sách
năng lượng, mục tiêu và kế hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng.
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý năng lượng
- Nghiên cứu phát triển các phần mềm về quản lý năng lượng, cũng như phối hợp
với các đơn vị ban hành đoàn thể để ứng dụng các phần mềm này vào việc lưu trữ các
hồ sơ về quản lý năng lượng, theo dõi và thường xuyên cập nhật mức độ sử dụng và
hiệu quả của các trang thiết bị, máy móc, công nghệ sử dụng năng lượng.
- Nhanh chóng hoàn thành cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia cung cấp thông tin
đầy đủ cho các đơn vị quản lý hiệu quả hơn.
3.2.8. Tuyên truyền, vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Mục tiêu: nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng để triển khai thực hiện và

duy trì các hoạt động tiết kiệm một cách bền vững.
- Xây dựng trang thông tin điện tử từ trung ương đến địa phương để thông tin,
tuyên truyền, quảng bá về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cụ thể như:
• Tuyên truyền các chính sách, quy định, hướng dẫn của Nhà nước, của
địa phương về tiết kiệm năng lượng;
• Giới thiệu các giải pháp tiên tiến, các thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng
lượng phù hợp;
• Cung cấp và cập nhật thông tin về các hoạt động tiết kiệm năng lượng;
21
• Trình bày các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về tiết kiệm năng
lượng.
- Xây dựng mô hình trình diễn trực quan các loại đèn tiết kiệm năng lượng
dùng trong công sở và hộ gia đình. Cụ thể như: xây dựng mô hình trực quan dùng để
so sánh công suất tiêu thụ điện giữa các loại đèn tiết kiệm năng lượng với các loại đèn
thông thường trên đồng hồ đo, nhằm chứng minh khả năng tiết kiệm điện, tiết kiệm chi
phí bằng thực nghiệm;
22
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta có nhu cầu rất lớn về năng lượng để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, xã hội. Nguồn năng lượng có sẵn hiện nay không phải là vô tận,
hơn thế nữa Việt Nam lại còn nhiều hạn chế trong việc khai thác, chế biến và phát
triển các nguồn năng lượng mới thay cho nguồn năng lượng truyền thống. Chúng ta
đã, đang và sẽ tiếp tục phải bỏ ra 1 khoản chi phí lớn để nhập khẩu năng lượng. Bên
cạnh đó, sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất của nước ta còn rất cao so với
nhiều nước khác do công nghệ và thiết bị lạc hậu, quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới lãng
phí,…
Chính vì vậy, việc thực hiện các giải pháp và chính sách để sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả là hết sức cần thiết góp phần vào mục tiêu chung của chương trình sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của nước ta.

4.2. Kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp và chính sách trên cần có sự quan tâm của các ban ngành
đoàn thể cũng như của cộng đồng trong mục tiêu chung là phát triển kinh tế bền vững,
xã hội văn minh, tiến bộ.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />%28ftCaAIIwywEkAAAAOTk2YTBlMDAtMGRkNS00ZDMzLTk4ZGItYWU0ND
QxYzMwM2I43UQGWz5gkyxJxIc9_4Cxprxffak1%29%29/PrintView.aspx?
ID=1864&AspxAutoDetectCookieSupport=1.
[2] Bộ Công Thương Hà Nội, Chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam,
2009.
[3] />sao.html.
[4] />ninh-nang-luong.html.
[5] Quyết định 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 về Phê duyệt Chiến lược phát triển
năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
[6] Luật 50/2010/QH12 ngày 17/6/2010 về Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả.
[7] Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 về Quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
[8] Thông tư số 08/2006/TT-BCN ngày 26/11/2006 về Hướng dẫn trình tự, thủ tục dán
nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng.
[9] />bi-su-dung-nang-luong-phai-dan-nhan-42002-11069.html.
[10] />ID=1289&Style=1&NewsID=1607&Content=Detail.
[11] />24

×