Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án bài đức tính giản dị của bác hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.89 KB, 6 trang )

Giáo án Ngữ văn lớp 7
1
Bài 22 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
- Phạm Văn Đồng-
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận
đặc sắc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi
mọi người, trong việc làm và trong dử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn
- Đọc - Hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản
nghị luận .
b. Kỹ năng sống
- Tự nhận thức được những đức tính giản dị bản thân cần học tập ở Bác.
- Làm chủ bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu rèn luyện về lối sống của bản
thân theo tấm gương của Chủ tịch HCM khi bước vào thế kỷ mới.
- Giao tiếp ,trình bày, trao đổi suy nghĩ, ý tưởng , cảm nhận của bản thân về lối sống
giản dị của Bác.
3. Thái độ:
- Nhớ và thuộc được 1 số câu văn hay, tiêu biểu trong bài, học tập theo lối sống giản dị
của Bác.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích những đặc điểm của đức tính giản dị của
Chủ tịch HCM và lối sống của lớp thanh niên hiện nay và về lối sống của bản thân, trong
bối cảnh mới.


- Minh họa: Bằng hình, tranh ảnh về lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Viết sáng tạo về đức tính giản dị của Chủ tịch HCM, những đức tính giản dị cần được
chuẩn bị cho mỗi cá nhân.
- Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về đức tính giản dị của Chủ tịch
HCM.
IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giáo án Ngữ văn lớp 7
2
- Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống Hồ Chí Minh.
- Sự hòa hợp thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần phong phú, phong
thái ung dung tự tại và tư tưởng tình cảm cao đẹp của Bác.
V. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy nêu nghệ thuật, nội dung của văn bản '' Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta'' ?
Đáp án
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt
chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu chọn lọc theo các
phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền.
- Sử dụng từ ngữ dợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua nhấn
chìm, ) câu văn nghị luận hiệu quả. (câu có từ quan hệ
Từ đến )
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc
trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu

hiện cảu lòng yêu nước của nhân dân ta.
b. Nội dung
- Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần
được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất
nước.
10 đ
3. Bài mới : GV giới thiệu bài:
- Ở Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước
hình ảnh giản dị của người cha mái tóc bạc, suốt đêm không ngủ đốt lửa cho anh đội
viên nằm, rồi nhón chân đi dém chăn, từng người, từng người một. Còn hôm nay chúng
ta lại thêm một lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của CTHCM qua một đoạn văn
xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – Người học trò xuất sắc –
người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Giáo án Ngữ văn lớp 7
3
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tác
giả tác phẩm.
? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy
nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp
của Phạm Văn Đồng.
- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
qua phần chú thích, GV đặt những câu
hỏi gợi để học sinh trả lời.
? Văn bản thuộc kiểu loại gì?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh
nào?
- Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú
thích *
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản

- Gv: Đọc hướng dẫn hs đọc (đọc
mạch lạc, rõ ràng, sôi nổi cảm xúc)
- Giải thích từ khó.
? Trong vb này tác giả đã sử dụng
phương thức nghị luận nào ?
- HS: Chứng minh.
? Mục đích chứng minh của vb này là
gì ?
- HS: Làm rõ để mọi người hiểu về
đức tính giản dị của BH.
? Nêu luận điểm chính của toàn bài?
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác
Hồ, tác giả đã chứng minh ở những
phương diện nào trong đời sống và
con người Bác ?
- HS: Sự nhất quán ….HCM.
+ Giản dị trong sinh hoạt, trong quan
hệ với mọi người, trong tác phong,
trong lời nói và bài viết.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000) – một cộng sự
gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là
thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm đồng
thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng hấp dẫn
người đọc bằng những tư tưởng sâu sắc, tình
cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.
2. Tác phẩm:
- Trích từ diễn văn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh,

tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm
của thời đại đọc trong đọc trong Lễ kỉ niệm 80
năm ngày sinh của Bác Hồ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1. Đọc – tìm hiểu từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:Chia làm hai phần.
p1 - Từ đầu … tuyệt đẹp: Nêu nhận xét chung
về đức tính giản dị của BH
p2 - Phần còn lại: Trình bày những biểu hiện
của đức tính giản dị của Bác.
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
c. Phân tích :
c1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và
đời sống bình thường của Bác. Trong sáng,
thanh bạch, tuyệt đẹp.
=> Ca ngợi đức tính giản dị của Bác.
Giáo án Ngữ văn lớp 7
4
? Từ dó em hãy xác định bố cục của
văn bản ?
? Em nhận thấy tác giả có vai trò gì
trong bài văn nghị luận này ?
- Hs: Dùng lí lẽ, dẫn chứng.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
? Trong phần mở đầu vb, tác giả đã
viết 2 câu văn: Một câu nhận xét
chung; một câu giải thích nhận xét
ấy . Đó là những câu văn nào ?

- HS: Điều rất quan trọng … HCT
- Rất lạ lùng …tuyệt đẹp.
? Nhận xét được nêu thành luận điểm
ở câu thứ nhất là gì ?
- HS: Sự nhất quán giữa …. của Bác.
? Luận điểm này đề cập đến mấy
phạm vi? Em thấy vb này tập trung
làm nổi bật phạm vi nào ?
- HS: Đời sống cách mạng và đời
sống hằng ngày.
- Làm nổi bật đời sống giản dị hằng
ngày.
? Trong đời sống hằng ngày, đức tính
giản dị của Bác được tác giả nhận
định bằng những từ ngữ nào?
- HS: Trong sạch, thanh bạch, tuyệt
đẹp.
? Trong khi nhận định về đức tính
giãn dị của BH, tác giả đã có thái độ
ntn? Lời văn nào chứng tỏ điều đó ?
- Gọi Hs đọc đoạn 2
? Trong đoạn văn tiếp theo tác giả đề
cập đến mấy phương diện trong lối
sống giản dị của BH. Đó là những
phương diện nào ?
? Tìm những từ ngữ chứng minh cho
C2. Những biểu hiện trong đức tính giản dị của
BH
- Giản dị trong lối sống.
+ Giản dị trong tác phong sinh hoạt: Bữa cơm

chỉ vài ba món … hương thơm của hoa.
+ Giản dị trong quan hệ với mọi người : Viết
thư cho các đồng chí , Nói chuyện với các cháu
miền Nam, đi thăm nhà tập thể … việc gì cũng
tự làm … đặt tên cho người phục vụ ….
+ Giản dị trong cách nói và viết.
“ Không có gì quí hơn đọc lập tự do”
“ Nước Việt Nam…… thay đổi”
Đó là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa
Giáo án Ngữ văn lớp 7
5
điều đó.
? Nhận xét về những dẫn chứng được
nêu trong đoạn?
- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, liệt
kê.
? Tại sao trong đoạn cuối của vb để
làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói
và viết của Bác, tác giả lại dùng câu
nói của Bàc để chứng minh.
- HS: Đó là những câu nói nổi tiếng
về ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ
thuộc, mọi người đều biết đều thuộc.
? Tác giả có lời bình luận ntn về tác
dụng của lối sống giản dị sâu sắc của
Bác ?
- HS: Những chân lí giản dị mà sâu
sắc …anh hùng cách mạng.
? VB nghị luận này mang lại cho em
những hiểu biết mới mẻ nào về BH ?

? Em học tập được gì từ cách nghị
luận của tác giả trong văn bản này ?
- (HSTLN)
- HS: Đức tính giản dị trong lối sống,
lối nói và viết.
- Tạo vb nghị luận cần kết hợp chứng
minh, giải thích, bình luận.
- Cách chọn dẫn chứng cụ thể, tiêu
biểu.
- Người viết có thể bày tỏ cảm xúc.
? Em hãy dẫn 1 bài thơ hay 1 mẫu
truyện kể về Bác để chứng minh đức
tính giản dị của Bác?( HS bộc lộ)
và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người đều
biết đều thuộc.
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ : Sgk
1. Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có
sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
2. Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị
của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm
gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
IV. LUYỆN TẬP:
VII. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Để chứng minh cho đức tính giản dị của BH tác giả đã đưa ra những luận điểm nào ?
- Học thuộc ghi nhớ, Làm phần luyện tập.
- Chuẩn bị kiểm tra Tiếng viêt.

Giáo án Ngữ văn lớp 7
6
VIII. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………….…………………………………………………………………
…………
****************************************************

×