Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.39 KB, 87 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







ĐÀO QUANG HUY






PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC









Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐÀO QUANG HUY





PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI THỊ NGỌC LAN






Hà Nội - 2014

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 7
1.1. Lý luận về nguồn nhân lực và quan hệ giữa nguồn nhân lực với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa 7
1.1.1. Lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 7
1.1.2. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện đại
hóa 13
1.2. Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội và sự cần thiết phát triển nguồn
nhân lực của ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa Thủ đô 18
1.2.1. Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Thủ đô 18
1.2.2. Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô 22
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH
XÂY DỰNG HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 31
2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 31

2.1.1. Những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực của ngành xây
dựng Hà Nội 31
2.1.2. Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng
Hà Nội và nguyên nhân 42
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực của ngành
xây dựng Hà Nội 51
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ NỘI ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 57
3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành
xây dựng Hà Nội trong những năm tới 57

3.1.1. Phát triển, nguồn nhân lực của ngành phải được coi là chiến
lược ưu tiên hàng đầu và là trách nhiệm của Đảng bộ, chính
quyền, ngành xây dựng và nhân dân Thủ đô 57
3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực của ngành phải phù hợp với chiến
lược phát triển Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 58
3.1.3. Quán triệt quan điểm phát triển chất lượng và sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội 59
3.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của
ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa 60
3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức cho chủ thể lãnh đạo,
quản lý ngành xây dựng Hà Nội và bản thân người lao động 60
3.2.2. Nhóm giải pháp tạo cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân
lực của ngành 62
3.2.3. Nhóm giải pháp giáo dục và đào tạo 65
3.2.4. Nhóm giải pháp chính trị 70
3.2.5. Nhóm giải pháp văn hóa - xã hội 73
KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi,dưới sự hướng của PGS.TS Bùi Thị Ngọc
Lan. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa được công bố. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn



Đào Quang Huy










1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới toàn diện sau gần 30 năm thực hiện đã và đang làm
thay đổi bộ mặt của đất nước ta. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội và hội nhập sâu rộng với thế giới. Kinh tế xã hội phát triển khá, đời sống
nhân dân được nâng lên rõ rệt, quốc phòng an ninh được củng cố, Việt Nam
thoát khỏi tình trạng đất nước kém phát triển và vị thế được nâng lên trên
trường quốc tế. Nhưng hiện nay mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta đã
bộc lộ những tồn tại hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chất
lượng tăng trưởng thấp, năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế hạn chế. Một
trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chất lượng nguồn nhân
lực Việt Nam thấp, đặc biệt thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng
cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với nước ta hiện nay là phải nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra một trong những khâu đột phá:
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”
[16, tr.106].
Trước định hướng đó của Đảng, ngành xây dựng Việt Nam nói chung
và ngành xây dựng Hà Nội nói riêng không nằm ngoài xu thế chung đó mà
cũng phải coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Nhiệm vụ
của ngành xây dựng Việt Nam và ngành xây dựng Hà Nội rất nặng nề trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội, hiện đại hóa bộ mặt của đất nước để “góp phần
xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn.

2
Hơn nữa, Hà Nội lại là Thủ đô, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế,
là cửa ngõ của đất nước với thế giới bên ngoài, đầu tầu kinh tế của khu vực

kinh tế trọng điểm phía Bắc nên nhiệm vụ lại càng nặng nề. Trước yêu cầu
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ,
hiện đại, hiện đại hóa bộ mặt đô thị, phát triển hạ tầng nông thôn, xây dựng bộ
mặt nông thôn mới ở ngoại thành, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thủ đô. Theo đề án phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội giai
đoạn năm 2011 - 2020, từ nay đến năm 2020, tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản
tăng từ 11 đến 13%. Căn cứ vào đó, tốc độ tăng trưởng nhân lực ngành xây
dựng bình quân hàng năm từ nay đến 2020, lực lượng của ngành sẽ có 1,5
triệu người được đào tạo, trong đó đào tạo nghề là khoảng 900 nghìn người.
Để đạt được mục tiêu về số lượng và chất lượng nhân lực qua đào tạo đến
năm 2020, hàng năm đào tạo nghề phải tăng 3,57 lần, trung cấp chuyên
nghiệp tăng 2,75 lần và giáo dục đại học tăng 1,37 lần. Theo Hiệp hội nhà
thầu xây dựng Việt Nam, tình trạng chung thực tế tại các công trình là thiếu
trầm trọng nhân lực có trình độ, được đào tạo, đặc biệt là công nhân trình độ
cao. Các nhà thầu xây dựng vẫn phải tuyển dụng những thợ hồ, thợ phu, dân
bốc vác thuê, thậm chí phụ nữ làm trên công trường. Lực lượng này trình độ
học vấn thấp, không được đào tạo, nên việc làm không ổn định, thu nhập bấp
bênh, thậm chí sau các dịp lễ tết, một số lượng lớn không quay lại, khiến
không ít nhà thầu mất nhiều thời gian công sức để đạt tiến độ công trình. Vì
vậy, ngành xây dựng Việt Nam nói chung và ngành xây dựng Hà Nội nói
riêng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ lý do trên tôi
chọn: “Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài tốt nghiệp.


3
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được nhiều học giả quan tâm,

tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:
- Mai Quốc Chánh, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước”- Nxb CTQG, H. 1999.
Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và
sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phạm Minh Hạc, “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”- Nxb CTQG, H. 2001. Cuốn sách trình bày
khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên
cứu về con người. Nêu ra một số kết quả đạt được trong chương trình Nghiên
cứu con người và nguồn nhân lực, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giải pháp
nhằm nghiên cứu toàn diện con người và nguồn nhân lực Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
- Bùi Thị Ngọc Lan,“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam” - Nxb CTQG, H. 2002. Công trình phân tích làm rõ quan niệm, vai trò
của trí tuệ, nguồn lực trí tuệ trong phát triển xã hội, đánh giá một cách khái
quát đặc điểm, thực trạng và xu hướng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt
Nam. Từ đó, tác giả đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm
phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.
- Đoàn Văn Khái, “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” - Nxb LLCT, H, 2005. Tác giả đã làm rõ vai
trò, thực trạng của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm khai thác và
phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam hiện nay.

4
- Phạm Công Nhất, “Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” - Nxb CTQG, H. 2007. Cuốn sách đã
giới thiệu khái quát vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển

lực lượng sản xuất; nghiên cứu thực trạng của nó, đồng thời đề xuất những
giải pháp phát huy nhân tố con người nhằm phát triển lực lượng sản xuất
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”, Báo cáo tổng hợp kết
quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở 2010, do PGS.TS. Bùi Thị Ngọc
Lan làm chủ nhiệm. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
H. 2010. Đề tài làm rõ quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế tri thức với nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá
thực trạng, đề ra các xu hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tú
Oanh (1999); Luận văn thạc sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”
của tác giả Vũ Thị Phương Mai (2004).
Những công trình nghiên cứu trên là rất đáng trân trọng và là tài liệu
quý, bổ ích để tác giả tham khảo. Song ở luận văn này, tác giả nghiên cứu
nguồn nhân lực trong ngành xây dựng, mà cụ thể là nguồn nhân lực ngành
xây dựng Hà Nội, để đáp ứng những yêu cầu của ngành xây dựng Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn
nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội, luận văn đề xuất những phương hướng

5
và giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội
đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích làm rõ những lý luận chung về nguồn nhân lực, và mối quan

hệ giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển nguồn nhân lực.
- Làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội và những
vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực này trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn
nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng yêu cầu của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
4. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội
4.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô từ sự nghiệp đổi
mới đất nước đến nay.
5. Cơ sở lý luận của luận văn và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt
Nam về con người và nguồn lực con người, kết hợp với chủ trương chính sách
của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, logic lịch
sử; kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, điều

6
tra xã hội học… để nghiên cứu nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô.
6. Cái mới và những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
6.1 Cái mới của luận văn
- Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp

hóa, hiện đại hóa với phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
- Về thực tiễn, luận văn làm rõ thực trạng nguồn nhân lực của ngành
xây dựng Hà Nội và đề xuất một hệ thống những quan điểm, giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành trong những năm tới.
6.2 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy lý luận chính trị trong các nhà trường, đồng thời, có thể được dùng
làm tài liệu tham khảo cho ngành xây dựng thành phố Hà Nội trong việc quy
hoạch và phát triển nguồn nhân lực của ngành và những ai quan tâm đến vấn
đề này.
7 . Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.








7
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HÀ
NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1. Lý luận về nguồn nhân lực và quan hệ giữa nguồn nhân lực với
công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.1. Lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực
Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng vào khoảng những năm cuối
của thế kỉ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước Châu Á, và giờ đây
khá thịnh hành trên thế giới dựa trên quan niệm mới về vai trò, vị trí của con
người trong phát triển. Ở nước ta, khái niệm này được sử dụng tương đối rộng
rãi từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay.
Tìm hiểu những nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng ta thấy rằng
quan niệm về nguồn nhân lực khá đa dạng, đề cập từ nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên dù tiếp cận từ góc độ nào khi nói tới nguồn nhân lực là nói tới con
người trong mối quan hệ với quá trình sản xuất, là yếu tố quan trọng nhất,
quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá
trình sản xuất và do đó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội.
Trong lý luận về vốn, con người được đề cập như một loại “vốn”, một
thành tố cơ bản của quá trình sản xuất và kinh doanh. Với cách tiếp cận như
vậy, Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, nguồn nhân lực được hiểu là tiềm
năng về vốn người (thể lực, trí lực, tâm lực) mà mỗi cá nhân sở hữu. Liên hợp
quốc cũng có cách tiếp cận tương tự khi cho rằng nguồn nhân lực là: “con
người có trình độ lao động lành nghề, là tất cả các kiến thức, kỹ năng và năng
lực của con người hiện có, cả hiện thực và tiềm năng để phát triển kinh tế- xã
hội trong một cộng đồng”.

8
Ở nước ta những năm gần đây xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về
nguồn nhân lực. Các nhà kinh tế thường xem xét nguồn nhân lực dưới hai góc
độ: năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân
lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng của dân
số, có khả năng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Xem xét nguồn
nhân lực dưới dạng tiềm năng giúp định hướng phát triển nguồn nhân lực để
đảm bảo không ngừng nâng cao năng lực xã hội của nguồn nhân lực thông

qua giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại xem
xét nguồn nhân lực dưới góc độ tiềm năng thì chưa đủ. Muốn phát huy tiềm
năng đó phải chuyển nguồn nhân lực sang trạng thái động, thành vốn nhân
lực, tức là nâng cao tính năng động xã hội của con người thông qua các chính
sách, thể chế và giải phóng triệt để tiềm năng vô tận đó được khai thác, phát
huy trở thành nguồn vốn vô cùng to lớn. Với cách tiếp cận này nguồn nhân
lực được hiểu là “tổng hòa trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội của
con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con
người thành nguồn vốn con người [6, tr.11].
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công
nghệ, nhân tố con người vẫn giữ vị trí quan trọng và không thể thay thế.
Nguồn nhân lực quyết định sự thành hay bại của bất cứ một doanh nghiệp,
một quốc gia nào.
Khi tiếp cận nguồn nhân lực dưới góc độ là lực lượng lao động xã hội
thì nguồn nhân lực bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-
60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và có khả năng lao động. Nguồn nhân lực bao
gồm cả những người đang tham gia lao động hoặc sẽ tham gia hoạt động kinh
tế - xã hội. Ở đây bao gồm cả những người đang tham gia lao động hoặc đang
trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm… Như vậy, nguồn lao động bao
gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến
trạng thái là họ đang có hoặc không tham gia hoạt động kinh tế.

9
Theo một cách tiếp cận rộng hơn thì nguồn nhân lực là tổng thể những
tiềm năng phát triển và năng lực thực tế của cộng đồng dân cư của mỗi quốc
gia hay cộng đồng có thể huy động vào việc phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia hay cộng đồng đó.
Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực như một bộ phận cấu thành các
nguồn lực của quốc gia, như nguồn lực vật chất (trừ con người), nguồn tài
chính, nguồn lực trí tuệ ("chất xám")… Những nguồn lực này có thể được huy

động một cách tối ưu tạo thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ta có
thể biểu đạt bằng sơ đồ sau:












Hình 1.1. Nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội [19, tr.32]
Xuất phát từ khái niệm trên và qua hình 1 ta thấy để phát triển kinh tế -
xã hội cần một hệ thống các nguồn lực, mỗi một nhân tố trong hệ thống đó
đều có vai trò riêng, trong đó nguồn lực con người nằm ở trung tâm hệ thống.
Bởi vì, các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, khoa học và công nghệ
mà không được con người phát hiện khai thác thì nó vẫn chỉ tồn tại ở dạng

Nguồn lực tài chính
Nguồn nhân lực
Nguồn lực vật chất
Phát triển
kinh tế xã hội

10
tiềm năng mà thôi. Chính con người thông qua hoạt động của mình làm phát
triển các nguồn lực khác, sử dụng nó để phát triển xã hội. Do đó, nguồn lực

con người được coi là một thứ tài nguyên quý giá nhất, một nguồn lực quan
trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực. Vì vậy, thực chất chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội là chiến lược phát triển con người và vì con người.
Như vậy, mặc dù còn những cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực,
song giữa các quan niệm này cũng có điểm thống nhất, đó là hầu hết các tác
giả đều xác định nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng và năng lực của
con người được huy động vào quá trình lao động, sản xuất của mỗi quốc gia
hay cộng đồng sở hữu nó.
Do đó xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của đề tài này, tác giả cho
rằng: “Nguồn nhân lực có thể hiểu là nguồn cung cấp sức lao động cho xã
hội, nó là một bộ phận của dân số có vai trò tạo ra giá trị vật chất, văn hóa,
dịch vụ cho xã hội”.
Nguồn nhân lực của nước ta trong thời gian qua đã tăng một cách đáng
kể về mặt số lượng do sự gia tăng dân số ở mức cao và liên tục trong nhiều
năm, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản xuất. Tuy vậy, xét về mặt
chất lượng, nguồn nhân lực nước ta còn khá nhiều hạn chế.
Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực được kết hợp bởi 3 yếu tố: Thể
lực, trí lực và đạo đức, lối sống.
+ Thể lực: là trạng thái sức khỏe của con người biểu hiện ở sự phát
triển sinh học, không có bệnh tật; có sức khỏe lao động trong hình thái lao động
ngành nghề nào đó, có sức khỏe để học tập làm việc lâu dài Thể lực yếu sẽ hạn
chế rất lớn đến sự phát triển trí lực của cá nhân và cộng đồng xã hội nói chung.
+ Trí lực: Là năng lực trí tuệ, tinh thần, là trình độ phát triển trí tuệ, là
trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật, là kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề. Nó
quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, nó càng có vai trò

11
quyết định trong phát triển nguồn lực con người, đặc biệt trong thời đại ngày
nay khi khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão.
+ Lối sống đạo đức: Là sự phản ánh những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Những giá trị từ chuẩn mực đó phản ánh bản chất của xã hội, lý tưởng đạo
đức của xã hội vươn tới, nhất là trong hoạt động, trong lối sống, nếp sống
hàng ngày. Lối sống đạo đức con người là sự thể hiện tính cách, tâm lý sự
giác ngộ, các giá trị văn hóa được kết tinh trong người lao động. Đạo đức gắn
liền với năng lực tạo nên những giá trị cơ bản của nhân cách chất lượng người
lao động, từ phương diện cá nhân đến phương diện xã hội và biểu hiện ra ở ý
thức lao động, thái độ lao động.
Ngoài thể lực, trí lực, đạo đức lối sống, cái làm nên chất lượng nguồn
nhân lực là kinh nghiệm sống, nhu cầu thói quen vận dụng tri thức tổng hợp
và kinh nghiệm của mình vào các hoạt động sáng tạo, tạo ra các giải pháp mới
đối với công việc như một sáng tạo văn hóa. Xét theo ý nghĩa đó, chất lượng
nguồn nhân lực bao gồm trong đó toàn bộ sự phong phú, sâu sắc của các năng
lực trí tuệ, năng lực thực hành, tổ chức và quản lý, tính tháo vát và sự uyển
chuyển của những phản ứng của con người trước hoàn cảnh dựa trên sức
mạnh của học vấn, kinh nghiệm, sự rộng mở các quan hệ xã hội, sự tiếp thu
tinh tế các ảnh hưởng văn hóa truyền thống từ gia đình tới xã hội. Nó kết hợp
với sức khỏe (thể lực) và dẫn dắt con người đi vào trường học thực tiễn của
sáng tạo và phát triển. Nói cách khác, chất lượng nguồn nhân lực là một tập
hợp các chỉ số phát triển con người, là chất lượng văn hóa mà bản thân nó và
xã hội có thể huy động vào sự sáng tạo tiếp theo các giá trị văn hóa của toàn
xã hội, vì lợi ích của cá nhân và toàn xã hội.
1.1.1.2. Quan niệm phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia hay vùng lãnh thổ là tạo ra
sự biến đổi về số lượng và chất lượng; về mặt thể lực, trí lực, kỹ năng kiến
thức, tinh thần của từng người lao động; tạo lập một cơ cấu, đội ngũ nhân lực

12
hợp lý, sử dụng năng lực của từng con người, cùng toàn bộ đội ngũ nhân lực
vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội Phát triển nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần
là tăng số lượng lao động mà còn phải tăng chất lượng lao động. Nghiên cứu

về nguồn nhân lực phải xem xét đánh giá cả hai mặt: số lượng và chất lượng.
Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực không chỉ cần thiết mà còn là điều kiện
đủ để tạo động lực cho người lao động làm việc có hiệu quả, cũng như đảm
bảo cho việc giáo dục và đào tạo. Có thể liệt kê một số định nghĩa của một số
tổ chức liên Hiệp quốc về phát triển nguồn nhân lực sau đây:
- Theo UNESCO: Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ sự lành nghề
của dân cư trong mối quan hệ qua lại với sự phát triển của đất nước.
- ILO cho rằng phát triển nguồn nhân lực bao hàm một phạm vi rộng
hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề hoặc ngay cả việc đào tạo nói
chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức cho rằng con người có nhu
cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới được việc làm hiệu quả, cũng như
thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện
nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc đáp ứng
những kỳ vọng của con người. Cũng như vậy, những quan điểm, thái độ phát
triển về một cá nhân và xã hội là cần thiết để lồng ghép nguyện vọng cá nhân
vào khuôn khổ xã hội hay quốc gia một cách đồng bộ.
- FAO: Nhìn nhận phát triển nguồn nhân lực như một quá trình mở
rộng khả năng tham gia hiệu quả vào phát triển bao gồm cả tăng năng lực
sản xuất.
Qua một số định nghĩa trên có thể thấy rằng: phát triển nguồn nhân lực
là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia một
cách hiệu quả vào tiến trình phát triển của quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực
chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực của con người vì sự tiến bộ
kinh tế, xã hội. Phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy sự tăng trưởng trong thế
giới kỹ thuật cao ngày nay. Khác với đầu tư cho nguồn lực phi con người, đầu

13
tư cho con người tức là sẽ va chạm đến đời sống của cá nhân, gia đình, cộng
đồng của họ và đến toàn xã hội nói chung.
Trong phạm vi đề tài này sẽ phân tích vai trò quyết định của nguồn

nhân lực, cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đối với việc thực hiện
thành công những nhiệm vụ đặt ra cho ngành xây dựng Hà Nội. Cũng như
thực trạng của nguồn nhân lực ngành xây dựng thủ đô hiện nay và những cơ
chế, chính sách để phát huy vai trò của nguồn nhân lực trong ngành, đồng thời
đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội
nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô.
1.1.2. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Theo quan niệm hiện nay, con người vừa là trung tâm của sự phát triển
đồng thời cũng là trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai
trò trung tâm đó thể hiện ở chỗ họ vừa là chủ thể thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, vừa là đối tượng hưởng thụ những thành quả của quá trình
này.Vì thế, phát triển nguồn nhân lực vừa thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hợp lý, vừa nâng cao chất lượng thụ
hưởng của quá trình đó.
1.1.2.1. Nguồn nhân lực là chủ thể thực hiện công nghiệp hóa, công nghiệp
hóa, đồng thời là đối tượng được thụ hưởng những thành quả từ quá trình này
Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình kinh tế- xã hội,
chứ không phải là một quá trình tự nhiên. Quá trình này diễn ra chỉ khi có sự
thực hiện của mỗi cá thể con người nói riêng và của toàn thể nhân loại nói
chung. Đây là một quá trình vận động diễn ra trên tất cả các mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, nó làm cải biến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội theo
hướng tiến bộ hơn, đồng thời qua đó cũng tác động vào giới tự nhiên thông
qua việc khai thác các nguồn lực tự nhiên. Chính con người với sức lực và trí
tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác nguồn lực

14
tự nhiên và các nguồn lực khác để phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Con người với những hiểu biết của mình đã biến những tri thức khai phá từ tự
nhiên thành các lý thuyết khoa học và kết hợp với sự khéo léo của mình đã

tạo ra những kỹ thuật công nghệ ngày càng cao để phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời con người cũng tác động qua lại lẫn nhau
và chịu sự tri phối của các điều luật, thể chế chính trị. Chỉ có con người mới
có thể cải biến được các mối quan hệ này để tạo ra sự bình đẳng và sự tăng
trưởng bền vững về kinh tế và phát triển ổn định về mặt xã hội, sự bền vững
về môi trường. Con người là chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cho nên muốn quá trình này diễn ra theo hướng tốt đẹp thì đòi hỏi bản
thân mỗi cá nhân tham gia vào quá trình này phải có những phẩm chất tốt
đẹp. Con người không chỉ có thể lực khoẻ mạnh mà cần phải có một tri thức
rộng lớn, sự hiểu biết, có tay nghề thành thạo, được đào tạo bồi dưỡng và phát
huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ
hiện đại.
Do tầm quan trọng của tri thức như vậy, ngày nay ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều tìm cách nâng cao hàm lượng trí tuệ trong đội ngũ những
người lao động. Để làm được việc này thì các biện pháp giáo dục và đào tạo
đóng vai trò hết sức quan trọng. Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng không một
quốc gia nào, một dân tộc nào trên thế giới có thể trở nên giàu có và có tỷ lệ
tăng trưởng cao trước khi đạt được giáo dục phổ thông. Các nước công nghiệp
hóa mới như Singapo, Hàn Quốc cũng như một số nước và vùng lãnh thổ khác
có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX đều đạt
được mức phổ cập giáo dục tiểu học trước khi nền kinh tế đó cất cánh. Như vậy
có thể nói việc phát triển nguồn nhân lực chính là góp phần vào thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn và đúng hướng hơn.
Thứ hai, nguồn nhân lực là đối tượng hưởng thụ những thành quả từ
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

15
Mục đích khi xác định mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi
quốc gia là tạo ra một nền kinh tế phát triển cao, một xã hội văn minh hiện
đại, sự bình đẳng của các cá nhân trong hưởng thụ những thành quả mà quá

trình này đem lại. Như vậy khi quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá diễn
ra thì mọi người đều có quyền hưởng thụ những thành quả mà nó đem lại
nhưng phải theo mức độ đóng góp của mỗi cá nhân vào quá trình đó. Để tạo
được sự bình đẳng trong hưởng thụ thì cần phải tạo ra sự bình đẳng trong quá
trình tham gia. Chính là khẩu hiệu: “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”,
hưởng theo mức độ đóng góp cho xã hội mà chúng ta đang thực hiện. Như
vậy muốn mọi cá nhân có sự hưởng thụ ngày càng cao về vật chất và tinh thần
thì việc cần thiết là phải nâng cao các năng lực cho họ , đó chính là quá trình
trang bị cho họ những tri thức về mọi mặt của đời sống xã hội và việc này
được thực hiện thông qua hoạt động phát triển con người của mỗi quốc gia.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực đã gián tiếp nâng cao chất lượng thụ
hưởng những thành quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại .
1.1.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất, tạo môi
trường, đồng thời đặt ra yêu cầu khách quan để thúc đẩy nguồn lực con
người phát triển
Khi nhấn mạnh vai trò và sự tác động có tính chất quyết định của
nguồn nhân lực đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng cần
phải thấy được sự tác động trở lại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với
việc phát triển nguồn nhân lực.
Trước hết, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước tạo ra những điều kiện,
tiền đề vật chất cần thiết để con người nói chung, người lao động nói riêng có
cơ hội tốt nhất được tiếp cận những dịch vụ ngày càng hoàn thiện, tạo việc
làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
cũng từng bước chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang một nền

16
kinh tế công nghiệp chuyển dịch mô hình tăng tưởng kinh tế của đất nước, từ
tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa nhiều vào
công nghệ hiện đại, tri thức, chất xám; chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ

lệ lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong ngành công
nghiệp, dịch vụ. Trang bị các yếu tố hiện đại cho nền kinh tế, nhất là trong
lĩnh vực sản xuất. Quá trình này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với lực
lượng lao động xã hội, từng bước cải biến nếp nghĩ, cách làm vốn còn mang
nặng dấu ấn tiểu nông, sản xuất nhỏ trong một bộ phận lao động. Mặt khác,
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn để phát triển xã hội. Dưới tác
động tích cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế có bước phát
triển, nhờ đó mà đời sống của con người từng bước được nâng cao. Con
người có điều kiện hơn để chăm lo nuôi dạy con cái, chú trọng cho công tác
giáo dục, y tế, phát triển toàn diện.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đặt ra những yêu cầu
ngày càng cao đối với người lao động về trình độ học vấn, chuyên môn kỹ
thuật, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, tính kỷ luật , từ đó buộc người
lao động phải không ngừng nỗ lực học tập, vươn lên để đáp ứng được yêu cầu
ngày càng khắt khe của thị trường lao động trong xu thế hội nhập và phát
triển. Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo ra môi trường và yêu cầu
khách quan đòi hỏi phải phát triển nguồn lực con người.
Bên cạnh mặt tác động tích cực thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng
có những tác động tiêu cực đến một số nhóm đối tượng của nguồn nhân lực -
đó là nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu cơ hội phát triển như
người dân ở khu vực nông thôn, miền núi trình độ thấp, chưa qua đào tạo.
Đây sẽ là nhóm đối tượng dễ bị gạt ra khỏi guồng máy sản xuất. Tình trạng
một bộ phận không nhỏ người lao động phải bỏ việc sau một thời gian thử
việc tại các khu công nghiệp, nhà máy, hoặc phải chấm dứt hợp đồng trước
thời hạn là một thực tế phản ánh điều đó. Do yêu cầu của công nghiệp hoá,

17
hiện đại hoá cần ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học - công nghệ mới
vào sản xuất, vào quản lý kinh tế, xã hội cũng làm cho một số lao động nhanh
chóng bị lạc hậu, không có khả năng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và dễ

có nguy cơ bị đào thải nếu họ không tự nỗ lực học tập, nâng cao tay nghề,
phấn đấu vươn lên cùng hội nhập.
Mặt khác, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu phát triển chậm
chạp, đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa - nghĩa là công nghiệp hóa, hiện
đại hóa không hướng tới mục tiêu vì con người - thì những mặt trái của cơ chế
thị trường có điều kiện xâm nhập, sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nhân lực.
Bởi lẽ, kinh tế kém phát triển, lạc hậu, năng lực sản xuất của xã hội bị hạn chế
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trực tiếp nhất
là đến chất lượng cuộc sống của người dân; từ đó đầu tư cho con người, đầu
tư cho giáo dục và đào tạo sẽ bị giảm. Lực lượng sản xuất kém phát triển,
nhất là công cụ lao động thủ công, lạc hậu thì yêu cầu về trình độ, sự cấp thiết
phải nâng cao trình độ của người lao động cũng bị hạn chế. Sản xuất kém phát
triển thì nhu cầu về việc làm thấp, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động, sức ép về việc làm ngày càng gia
tăng; từ đó, kéo theo các mặt tiêu cực của xã hội: sự suy đồi của đạo đức, lối
sống thực dụng chạy theo đồng tiền, sự tàn phá môi trường tự nhiên Rõ
ràng, sự tác động tiêu cực của công nghiệp hoá hiện đại hoá đến việc phát
triển nguồn nhân lực là rất lớn.
Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực vừa thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hoá diễn ra theo hướng hợp lý hơn lại vừa nâng cao chất lượng
thụ hưởng những thành quả mà quá trình này đem lại .Vì vậy phát triển nguồn
nhân lực đang trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết và được tiến hành song
song với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hai hoạt động này có mối
quan hệ biện chứng với nhau, chúng bổ sung hỗ trợ nhau .

18
Ngành xây dựng Việt Nam nói chung và ngành xây dựng Hà Nội nói
riêng cũng đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành.
Hiện nay, để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ mà Thành phố đã giao
cho, ngành xây dựng Hà Nội đã áp dụng công nghệ xây dựng, máy móc thi

công hiện đại vào sản xuất, vì vậy yêu cầu đặt ra cấp thiết hiện nay cho ngành
là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao cả về số lượng và chất lượng để làm
chủ được máy móc, thiết bị và công nghệ xây dựng hiện đại của thế giới mà
ngành đã được chuyển giao.
1.2. Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội và sự cần thiết phát triển
nguồn nhân lực của ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa Thủ đô
1.2.1. Đặc điểm ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Thủ đô
Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích bằng 3.323,6 km
2
, chiếm 1% diện tích
tự nhiên của cả nước, với 12 quận nội thành, 1 thị xã và 17 huyện ngoại
thành, dân số gần 6,844 triệu người, chiếm 7,8% dân số cả nước. Hà Nội có vị
trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế; là trung tâm của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, một đỉnh của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Hà Nội tập trung các đầu mối giao thông quan trọng nối với các tỉnh
trong nước và quốc tế, bao gồm hệ thống đường bộ (đường 1, đường 3, đường
4, đường 5, đường 6, đường 32, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc), đường sắt
(Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội - Quán Triều), đường sông (Sông Hồng, sông Đuống, sông Đà) và
đường hàng không (Sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay nội địa Gia Lâm). Hệ
thống đường giao thông vận tải đó giúp cho việc liên hệ thuận tiện với các
khu công nghiệp các tỉnh, thành phố, thị xã, nhất là ở khu vực phía Bắc. Vị trí
địa lý tự nhiên của đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói
chung ở Hà Nội phát triển và cho việc phát triển ngành công nghiệp và xây

19
dựng Hà Nội nói riêng, đồng thời tạo cho nền sản xuất công nghiệp của Hà
Nội gắn với thị trường trong nước và thị trường quốc tế, đặc biệt là với thị

trường Đông Á và Đông Nam Á.
Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1954,
hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng ta xác định đưa miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là sau khi
đất nước thống nhất vào năm 1975 cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Được sự
giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngành xây dựng Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng đã có sự phát triển nhảy vọt với sự ra đời của
những tổng công ty xây dựng đầu tiên của ngành, của Hà Nội về tất các lĩnh
vực như: vật liệu xây dựng, cầu đường, xây dựng dân dụng và công nghiệp
như tổng công ty gốm xứ Thanh Trì, gạch Thạch Bàn, bê tông Xuân Mai,
tổng công ty xây dựng Sông Đà, Sông Hồng, tổng công ty xây dựng cầu
Thăng Long Các đơn vị này giờ đây đã lớn mạnh trở thành những cánh
chim đầu đàn của ngành xây dựng Việt Nam.
Thời gian này với sự giúp đỡ quý báu của các chuyên gia Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa như về mặt máy móc, vật tư vật liệu, đào tạo nhân lực,
chuyển giao phương pháp, kỹ thuật thi công , ngành xây dựng Hà nội đã xây
dựng và hoàn thành rất nhiều các công trình thế kỷ đóng góp vào sự thay đổi bộ
mặt đô thị, kết cấu hạ tầng Thủ đô và cả nước sau chiến tranh như xây dựng và
hoàn thiện các khu tập thể cao tầng đầu tiên cho Hà Nội. Điển hình là các khu
tập thể Kim Liên, Thành Công, Trung Tự, Thanh Xuân Hoàn thành và đưa
vào sử dụng những công trình quan trọng của Hà Nội và cả nước như cầu
Thăng Long, cầu Chương Dương, Thủy điện Sông Đà
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa còn giúp ngành xây dựng cả nước
và Hà Nội trong việc xây dựng các nhà máy cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng
cho ngành như xi măng Bỉm Sơn, gang thép Thái Nguyên , đồng thời cũng
giúp đỡ thành lập các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong ngành xây dựng như
giúp thành lập đại học Kiến Trúc, đại học Xây dựng Cung cấp giáo trình, tài

20
liệu, đào tạo giáo sư, tiến sỹ cho các trường này. Đây là đội ngũ các nhà khoa

học đầu tiên được đào tạo bài bản. Sau này khi về nước, đội ngũ này đã tham
gia công tác giảng dạy góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
Sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã tạo đà
cho sự phát triển lớn mạnh của ngành xây dựng Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng hiện nay. Trước đổi mới, ngành xây dựng Hà Nội là một ngành
kinh tế nhỏ đóng góp rất khiêm tốn cho kinh tế Thủ đô với sự tồn tại của một
số tổng công ty xây dựng như Sông Đà, Sông Hồng, công ty cầu Thăng
Long Máy móc, thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, với đội ngũ cán bộ kỹ sư, kiến trúc
sư còn nhỏ bé, đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu trầm trọng về số lượng
và chất lượng. Hiện nay, ngành xây dựng Hà Nội đã trưởng thành vượt bậc,
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp rất lớn cho kinh tế Hà Nội. Với
hàng trăm, hàng nghìn các công ty, các nhà thầu xây dựng vừa và nhỏ của tư
nhân , ngành xây dựng Hà Nội đã đóng góp cho Thủ đô và đất nước rất
nhiều các công trình đẹp và hiện đại như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu
Nhật Tân, cầu Trung Hà, cầu Vĩnh Thịnh; các đường vành đai 3,4; các cây
cầu vượt, cầu cạn, đường sắt trên cao, các trục đường xuyên tâm góp phần
liên kết, liên hoàn về mặt hạ tầng giao thông thuận lợi nối Hà Nội với các địa
phương bạn, giúp kinh tế Hà Nội và các địa phương bạn cùng nhau phát triển.
Ngành đã xây dựng cho thủ đô nhiều khu đô thị mới khang trang, hiện đại góp
phần nâng cao diện tích nhà ở bình quân đầu người ở Hà Nội, đồng thời đóng
góp cho Hà Nội nhiều công trình chính trị, văn hóa, phúc lợi như sân vận
động Mỹ Đình, trung tâm hội nghị Quốc gia, các quảng trường, công viên
Ngành xây dựng Hà Nội cũng đã hoàn thiện nâng cao năng lực cấp thoát nước
cho Thủ đô như xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy nước Sông Đà, trạm
thoát nước Yên Sở, kè hóa và nạo vét sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, cống
hóa sông Lừ, sông Sét tạo cho Hà Nội những con đường mới, đẹp mà trước
đây là những dòng sông ô nhiễm, tạo ra sự hoàn chỉnh, đồng bộ về hạ tầng đô
thị cũng như sự hiện đại về bộ mặt đô thị ở những quận nội thành, và nâng

×