Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.08 KB, 18 trang )

Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC HÌNH 3
I. Tổng quan 4
1. Một số khái niệm 4
2. Phân loại năng lượng 4
3. Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam 4
4. Lợi ich tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng 5
II. Hiện trạng các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và
sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam 5
1. Hiện trạng các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng
hiệu quả năng lượng 5
1.1. Áp dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng 5
1.2. Nghiên cứu các công nghệ, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo 6
1.3. Chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả 6
2. Các khó khăn trong việc đưa ra các giải pháp và chính sách 6
III. Hiện trạng các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và
sử dụng hiệu quả năng lượng một số quốc gia khác 7
IV. Đề xuất ý kiến cá nhân về các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy
mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam 8
1. Mục tiêu 8
2. Giải pháp, chính sách cụ thể 10
2.1. Tiết kiệm năng lượng 10
2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng 10
2.3. Hình thành pháp lý vững chắc và các chính sách bảo tồn năng lượng linh hoạt 10
2.4. Nghiên cứu, sử dụng các năng lượng tái tạo 11
V. Kết luận 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 1 -


Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng đang là vấn đề cấp thiết, không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới cũng quan tâm.
Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá quá nhanh và chưa hợp lý của Việt Nam
gắn liền với thách thức về dân số dẫn đến nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Trong khi đó,
năng lượng đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cuộc sống ngày càng giảm đi.
Nhưng qua thực tế, nhu cầu sử dụng năng lượng luôn cao hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa có các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy
mạnh tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Nếu không có biện pháp và giải pháp năng lượng hiệu quả thì Việt Nam dự tính đến năm
2015 thì sẽ thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng 9 tỉ kWh, thiếu khoảng 35-64 tỉ
KWh đến năm 2020, và vào năm 2030 con số này lên tới 59-192 tỉ KWh.
Vì vậy, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam chỉ có hai con đường: Nâng cao
hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng; và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Trong nội dung bài viết này sẽ đề cập đến hiện trạng việc sử dụng năng lượng của Việt
Nam. Ngoài ra, bài viết cũng nêu một số giải pháp và chính sách của một số quốc gia điển
hình trong việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Thông qua đó, tác giả đề xuất
một số giải pháp và chính khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả
tại Việt Nam.
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 2 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
DANH MỤC HÌNH
STT NỘI DUNG TRANG
Hình 3.1 Tình hình sử dụng các nguồn năng lượng của Thái Lan 8
Hình 4.1 Xây dựng quy trình thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng 10
Hình 4.2 Tỷ lệ % năng lượng tái tạo trong phát điện Việt Nam 12
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 3 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH TIẾT KIỆM

VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
I. Tổng quan
1. Một số khái niệm
- Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông
qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và
kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị
mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.
- Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá
năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích.
- Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là mức hiệu suất năng lượng thấp nhất do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
mà dưới mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt.
- Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao,
vật liệu có tính cách nhiệt tốt phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Phân loại năng lượng
Các dạng năng lượng sử dụng trong công nghiệp và đời sống được phân loại như sau:
- Nhiên liệu khoáng sản (dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, than bùn,…)
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 4 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
- Điện năng.
- Năng lượng tái tạo.
- Các dạng năng lượng khác (nhiên liệu sinh học,….)
3. Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam
Việt Nam với diện tích 331.212 km
2
, có khoảng 85.789.573 người dân đang sinh sống, con
số này tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (Tính đến ngày 1/4/2009).

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2010 đạt 1,98 triệu tỷ đồng,
tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 6,78%), nhiều hơn so
với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD.
Quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá nhanh chóng ở Việt Nam đã thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu
sử dụng năng lượng ở các ngành công nghiệp, các phương tiện giao thông… ngoài ra còn có
sự gia tăng nhu cầu sử dụng các thiết bị hiện đại ở các thành phố, nơi người dân có thu nhập
cao như: điều hoà nhiệt độ…. Tất cả những yếu tố trên dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng
của Việt Nam tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo như thống kê của Tổng Công ty điện lực Việt Nam, số lượng điện năng sử dụng cho
thương mại và khu vực dân sinh chiếm 50% tổng số điện năng tiêu thụ. Cứ mỗi dự án xây
dựng 10.000 m
2
sàn thì mỗi năm tổng điện năng tiêu thụ có thể đạt từ 1,5 – 2 triệu kWh,
trong đó điện năng dùng cho điều hòa nhiệt độ chiếm 40 – 50%.
Theo đó, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam chỉ có hai con đường: Nâng
cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
4. Lợi ích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 5 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường của mỗi cá nhân, của toàn xã
hội: giảm được chi phí phải trả cho điện năng tiêu thụ, hạn chế phát thải CO
2
vào môi trường
nhằm phát triển môi trường bền vững và phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.
Mỗi gia đình của Việt Nam chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào giờ cao điểm (từ 8h-22h) sẽ
tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ sung nguồn điện,
lưới điện và tiết kiệm chi phí đáng kể cho mỗi hộ gia đình.
Chính vì vậy mà mỗi năm, mọi người hưởng ứng giờ Trái đất bằng cách tắt đèn tiêu thụ từ
20g30 - 21g30 vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
II. Hiện trạng các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và

sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
1. Hiện trạng các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử
dụng hiệu quả năng lượng
1.1. Áp dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng, hạn chế việc sử dụng năng lượng
tiêu hao không hiệu quả.
* Áp dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng
Ngày nay, nhiều nhà kỹ thuật và nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu các thiết bị tiết kiệm
năng lượng như:
- Sử dụng kết cấu bao che
- Sử dụng kiến trúc tiết kiệm năng lượng
- Nhà sản xuất đưa ra các khuyến cáo sử dụng, tiết kiệm năng lượng khi đưa ra một
sản phẩm mới.
- Xây dựng cẩm nang tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 6 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đã sử dụng như: đèn compact, sử
dụng biến tần điều khiển động cơ bơm quạt, dùng hệ điều khiển tự động trong các thiết bị
làm lạnh, trong các vòi nước rửa tay…
* Hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng
Hiện tại, chúng ta đã thấy trên thị trường ngày càng ít xuất hiện các sản phẩm tiêu hao nhiều
năng lượng như: Các máy điều hòa không khí cục bộ hiệu suất thấp, các loại đèn dây tóc, tủ
lạnh một cửa, đông tuyết…
1.2. Nghiên cứu các công nghệ, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo
Cuộc sống ngày càng hiện đại, nên nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Mối
quan hệ cung – cầu trong tương lai gần sẽ không được cân bằng, thậm chí còn chênh
lệch rất nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng các công nghệ, thiết bị
sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng sinh khối…là những việc
được ưu tiên hàng đầu trong ngành năng lượng.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện năng lượng tái tạo chiếm khoảng
5% tổng nguồn điện, trong đó sẽ ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo theo hướng thủy

điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời… nhằm tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo khoảng
3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.
Các sản phẩm ứng dụng năng lượng tái tạo ngày càng được mọi người sử dụng nhiều
như: máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, các toà nhà “xanh”, sản phẩm
“xanh”…
1.3. Các chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả
Các hoạt động tuyên truyền: sử dụng các công cụ truyền thông, như pano, truyền hình…
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 7 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Các chính sách hỗ trợ: giảm thuế đối với các dự án khai thác năng lượng như đầu tư xây
dựng nhà máy năng lượng gió tại Ninh Thuận…
2. Các khó khăn trong việc đưa ra các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy
mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Gần đây, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng đã được
phát huy ở Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Có nhiều nguyên nhân gây ra các bất
cập, đó là các rào cản thuộc nhiều phạm trù, lĩnh vực khác nhau: kinh tế, tài chính, xã
hội, giáo dục… và nhất là kỹ thuật. Có thể điển hình một số lý do chính như sau:
- Không thống nhất trong việc cập nhật công nghệ
+ Hiệu suất chung của ngành năng lượng còn thấp. Nhiều cơ sở sản xuất năng lượng
đang phải duy trì công nghệ cũ, lạc hậu, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp, hiệu suất
thấp và gây ô nhiễm môi trường. Trong khâu sử dụng năng lượng, hiệu suất cũng rất
thấp do thiết bị cũ, lạc hậu. Đa số các ngành công nghiệp trong nền kinh tế là những
ngành thuộc loại có cường độ năng lượng cao.
+ Các tổ chức quản lý năng lượng không thống nhất trong việc nghiên cứu, áp dụng các
công nghệ hiện đại.
- Việc thiếu đầu tư
+ Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, năng suất lao động (nhất là than và
điện) còn thấp. Chưa thu hút được đáng kể vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước
vào phát triển.
+ Không được tiếp cận với các nguồn vốn để các doanh nghiệp có thể bắt đầu những

chương trình đổi mới kỹ thuật.
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 8 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
+ Đầu tư phát triển năng lượng còn thấp so với nhu cầu, thủ tục đầu tư phức tạp, tiến độ
thực hiện nhiều công trình bị chậm… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
phát triển của ngành; ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn năng lượng
cho nền kinh tế quốc dân.
+ Do tình hình tài chính eo hẹp, khó khăn.
- Việc thiếu kiến thức
+ Không có đầy đủ thông tin, kiến thức về các biện pháp tiết kiệm năng lượng, nhất là
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ tiêu dùng nhỏ lẻ.
+ Việc định giá năng lượng còn nhiều bất cập (còn bù lỗ, bù chéo lớn giữa các nhóm
khác hàng…), gây bất lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và không phù hợp với xu
hướng chính sách giá năng lượng của các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Do trình độ phát triển còn thấp.
+ Chuyên gia và kỹ thuật gia trong ngành tiết kiệm năng lượng còn thiếu nhiều ở các
nước đang phát triển.
+ Do tư duy người Việt Nam còn hạn chế và chưa ý thức nhiều về việc tiết kiệm và sử
dụng năng lượng hiệu quả.
- Việc thiếu các chính sách thích hợp đến từ chính phủ như hỗ trợ tài chính, thuế,
+ Lãi suất trên các tín dụng dùng cho tiết kiệm năng lượng thường quá cao.
+ Cơ cấu năng lượng quốc gia.
+ Các rào cản về luật pháp và hành chính làm cho các doanh nghiệp khó tiến hành các
biện pháp tiết kiệm năng lượng
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 9 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
+ Thiếu một chính sách quốc gia về tiết kiệm năng lượng nên người dân không có những
hướng dẫn và cũng không biết đến các quy định hay chế tài trong sử dụng năng lượng.
III. Hiện trạng các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và
sử dụng hiệu quả năng lượng một số quốc gia khác

Có nhiều quốc gia châu Á đang đi đầu trong công tác tiết kiệm năng lượng như: Hàn
Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản…
Hình 3.1: Tình hình sử ụng các nguồn năng lượng của Thái Lan
Điển hình như ở đất nước Nhật Bản, họ đã xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc và chính
sách bảo tồn năng lượng linh hoạt như: Ban hành Luật sử dụng năng lượng hợp lý (Luật
bảo tồn năng lượng). Theo quy định của luật này, tất cả các ngành công nghiệp ở Nhật
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 10 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Bản phải giảm ít nhất 1% mức tiêu thụ năng lượng hàng năm. Con số này tuy không lớn
nhưng nếu cộng dồn lại trong hơn 3 thập kỷ vừa qua kể từ khi luật được ban hành thì quả
là không nhỏ Hiệu quả nhất là các giải pháp khuyến khích về tài chính với các chương
trình cho vay có lãi suất đặc biệt áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chương
trình ưu đãi thuế bao gồm miễn thuế tương đương với 7% của chi phí mua máy móc
thiết bị, khấu hao đặc biệt 30% của giá mua máy móc thiết bị, chương trình trợ cấp cho
các doanh nghiệp, dự án và các thiết bị tiết kiệm năng lượng,…
Tại Hàn Quốc, nhằm đối phó với giá dầu leo thang, Chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch
hạn chế giao thông theo phương pháp chẵn - lẻ, dựa theo số giấy phép lái xe và ngày
tháng trên lịch để giảm bớt lượng xe công chức lưu thông trên đường.
Thái Lan đã đưa ra 3 chương trình hành động để sử dụng năng lượng hiệu quả, đó là: ép
buộc – cưỡng chế (compulsory), tự nguyện (voluntary), và bổ sung (complementary).
Các chương trình yêu cầu đạo đức trong thiết kế các nhà máy xí nghiệp, thực hiện việc
kiểm toán năng lượng, đề ra các mục tiêu, gợi ý tiết kiệm năng lượng…
Nhiều nước đưa ra các mục tiêu sử dụng thị phần năng lượng tái tạo trong tổng năng
lượng chung như sau:Trung Quốc đến 2020 là 15%; Thái Lan đến 2011 sẽ có 8%; Hàn
Quốc 7% đến 2010; Philipine 4.7 GW đến 2013…
IV. Đề xuất ý kiến cá nhân về các giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy
mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
1. Mục tiêu
1.1. Về mục tiêu chính sách:
Xây dựng chính sách về năng lượng của quốc gia và địa phương nhằm hạn chế tối đa các

rào cản trong việc ứng dụng công nghệ năng lượng hiệu quả, trong đó bao gồm cả việc ưu
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 11 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
đãi cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, và xử phạt các hoạt động tiêu tốn nhiều, sử
dụng không hợp lý năng lượng.
Cần cải cách cơ cấu tổ chức ngành năng lượng, từng bước hình thành thị trường năng lượng
cạnh tranh.
Xây dựng chính sách bảo vệ môi trường trong các hoạt động năng lượng.
1.2.Về mục tiêu kinh tế:
Đề ra dự toán về năng lượng, so sánh giữa việc sử dụng hợp lý và không hợp lý năng lượng.
Trước tình hình giá cả leo thang, lạm phát tăng cao, thiết nghĩ mọi người dân đều quan tâm
đến vấn đề này. Nhưng sẽ có một số đối tượng khá giả, những doanh nghiệp, tổ chức lớn
vẫn tiêu hao nhiều năng lượng (đối tượng này sử dụng nhiều năng lượng và việc trả chi phí
cho điện năng tiêu thụ có thể không phải là vấn đề quan tâm, nên họ vẫn tiêu hao nhiều
năng lượng).
Cần có các giải pháp linh hoạt, và làm cho mọi người ý thức được việc tiết kiệm năng
lượng mang lại nhiều lợi ích kinh tế thì họ sẽ có những giải pháp hợp lý.
1.3. Về mục tiêu kỹ thuật:
Cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho việc cải thiện sản xuất, thử nghiệm xác sản phẩm tiết kiệm
năng lượng.
Hỗ trợ chi phí cho việc nghiên cứu các giải pháp, khen thưởng cho các sản phẩm được áp
dụng và phải đảm bảo tính thực tiễn của sản phẩm.
Để mục tiêu này hiệu quả thì cần có sự thống nhất, kết hợp giữa các thành phần, ban ngành.
Nếu có kinh phí mà không có kỹ thuật để xem xét, sáng kiến các giải pháp phù hợp thì chi
phí đầu tư không hợp lý, ngược lại nếu có sáng kiến, có kỹ thuật mà không có chi phí thì
không thể thực hiện được…
1.4. Về mục tiêu nhân lực:
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 12 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến ngành năng lượng, từ cơ

quan quản lý nhà nước, đến các doanh nghiệp, và các hộ dân.
Đào tạo, huấn luyện và chuyển giao công nghệ từ các quốc gia thành công.
Ngoài ra, cần có chế độ đãi ngộ các chuyên gia, cá nhân cống hiến về vấn đề năng lượng tại
Việt Nam.
1.5. Về mục tiêu tuyên truyền, giáo dục xã hội:
Tuyên truyền, thông tin đến tất cả các đối tượng, mỗi đối tượng có một biện pháp tuyên
truyền phù hợp. Những nguồn thông tin ngoài báo chí, tivi, panô…thì có thể là các đài phát
thanh mỗi buổi sáng ở các phường, các buổi giảng kinh của nhà thờ, nhà chùa…Có thể với
một nhóm đối tượng, thông tin đến từ các nhà tu hành sẽ khiến họ dễ tiếp thu và thực hiện
hơn.
Ngoài ra, trong nội dung tuyên truyền cần làm rõ cho người dân thấy được lợi ích khi tiết
kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.
2. Giải pháp, chính sách cụ thể
2.1. Tiết kiệm năng lượng
Hiện tại, điện năng được sử dụng trong công nghiệp và đời sống chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy, nếu
tiết kiệm được nguồn điện năng thì sẽ góp phần tiết kiệm một lượng năng lượng không nhỏ
tại Việt Nam.
Nếu Nhà nước tăng giá điện quá cao sẽ hạn chế việc sản xuất, điều này làm cho nền kinh tế
chậm phát triển. Nhưng, nếu chúng ta không áp chế bằng cách tăng giá điện thì nhu cầu
năng lượng của Việt Nam sẽ không đủ đáp ứng trong thời gian tới. Điều này sẽ khiến các
nhà khoa học buộc phải xâm chiếm, tác động nhiều vào môi trường. Vì vậy, cần phải cân
nhắc việc giá điện hợp lý (đánh giá điện cao đối với các thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn
nhiều năng lượng và ban hành đơn giá riêng cho giá điện tiêu thụ sinh hoạt và giá điện sản
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 13 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
xuất công nghiệp) để cân bằng việc phát triển kinh tế và hạn chế gây ô nhiễm môi trường,
hay nói cách khác là phát triển kinh tế bền vững.
Ngoài ra, mỗi ban ngành, địa phương có thể tổ chức các cuộc thi về sáng chế, giải pháp
trong việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Các giải pháp, sáng kiến của tổ chức,
cá nhân sẽ được cụ thể hoá và áp dụng, không để cho nó bị chìm trong quên lãng hay chỉ

mang tính phong trào. Mặt khác, cần phải tôn vinh thực sự các cá nhân, tổ chức đoạt giải, có
thể giá trị giải thưởng mang lại cho họ chưa cao nhưng họ được tôn vinh, được xã hội biết
đến- là một cách khẳng định vai trò của cá nhân hiện nay thì mọi người sẽ nổ lực nghiên
cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng:
Hạn chế tối đa sự hao hụt năng lượng, sử dụng không đúng công suất. Nếu các thiết bị,
công nghệ tiết kiệm năng lượng đưa vào hoạt động và ý thức người dân nâng lên thì thay vì
cùng một lượng năng lượng, trước đây chỉ đủ đáp ứng cho một nhà máy thì chúng ta có thể
cung cấp cho nhiều nhà máy hơn nữa.
- Tuyên truyền, quảng bá mọi thông tin, kiến thức bằng tất cả mọi phương tiện truyền thông
nhắm đến các đối tượng mục tiêu.
- Thay đổi cách sử dụng năng lượng trong công nghiệp:Tập trung vào tối ưu hóa hệ thống
và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng; triển khai các dự án cho sử dụng năng lượng hiệu
quả; hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng năng lực…
- Thiết lập các mô hình, quy trình, cẩm nang tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 14 -
Chọn lựa giải pháp Chọn lựa nhà sản
xuất
Chọn lựa tài chính
Áp dụng thực tiễnRút ra bài học kinh
nghiệm
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Hình 4.1: Xây dựng quy trình thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng
2.3. Hình thành pháp lý vững chắc và các chính sách bảo tồn năng lượng linh hoạt
Ngoài việc áp dụng tốt Luật số: 50/2010/QH12 về Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, thì tuỳ theo mỗi trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chính sách, ưu đãi và
pháp lý linh hoạt:
- Việt Nam cần đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài phát triển ngành năng lượng
nói chung cũng như khu vực năng lượng tái tạo nói riêng. Điều này sẽ tối ưu hoá giải pháp
vì những nước tiên tiến, phát triển, họ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Những doanh

nghiệp có kinh phí muốn đầu tư để phát triển bền vững năng lượng, thì tại sao Việt Nam
không có những ưu đãi, luật pháp hợp lý dành cho họ?
- Ưu tiên lãi suất tài chính thấp cho các đơn vị, tổ chức áp dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm
năng lượng.
- Giảm thuế: thuế sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu thiết bị…cho các đơn vị, tổ chức tiết
kiệm năng lượng.
- Ưu tiên trong việc quảng bá các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Xoá bỏ các rào cản về luật pháp và hành chính làm cho các đơn vị khi tiến hành các biện
pháp tiết kiệm năng lượng: áp dụng các cơ chế một cửa, rút ngắn thời gian khi đăng ký…
- Xây dựng các pháp lý chế tài các đơn vị không tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả:
xây dựng các rào cản khi sản phẩm này ra đời, tăng giá điện, đánh thuế cao…
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 15 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
- Ưu tiên trong công tác giáo dục các ngành học về năng lượng; đào tạo, nâng cao chuyên
môn cho những người làm việc trong ngành năng lượng, có nhiều ưu đãi cho các chuyên gia
năng lượng…
- Thiết lập, xây dựng chi phí hợp lý cho các dự án tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả.
- Khuyến khích hình thành các trung tâm, tổ chức dịch vụ tư vấn.
- Chính phủ kết hợp địa phương hoạch định nhu cầu sử dụng, tiết kiệm năng lượng hiệu quả,
chi tiết cho từng giai đoạn.
- Chỉ đạo, phối hợp tốt giữa các tổ chức, ban ngành, khu vực địa phương.
- Thực hiện kiểm toán năng lượng, thiết kế các nhà máy thân thiện với môi trường, áp dụng
các biện pháp sản xuất sạch hơn.
2.4. Nghiên cứu, sử dụng các năng lượng tái tạo
Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các thiết bị năng lượng tái tạo, đặc biệt là cho các
thiết bị năng lượng mặt trời. Hiện nay, các hoạt động của năng lượng tái tạo và bảo tồn năng
lượng có được sự hưởng ứng của cộng đồng.
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo chưa được đầu tư nhiều, và cũng chưa
có quy hoạch tổng thể chi tiết. Năng lượng tái tạo được nhắc đến chỉ mang tính hình thức.
Cơ cấu khai thác năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sử dụng của Việt Nam chỉ chiếm

một tỉ lệ nhỏ, không đáng kể.
Hình 4.2: Tỷ lệ % năng lượng tái tạo trong tổng phát điện Việt Nam (báo cáo tháng 3/2008)
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 16 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
Những điều tồn tại nêu trên là do Việt Nam chưa có kinh phí, chưa có trình độ kỹ thuật khai
thác, chưa có chiến lược, chưa có chính sách quản lý hợp lý, sử dụng năng lượng hiệu quả.
V. Kết luận – kiến nghị
Tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả không phải là công việc thực hiện trong thời gian
ngắn, không chỉ thực hiệc được ở các cá nhân riêng lẻ, mà cần sự phối hợp giữa các ban
ngành nhà nước, doanh nghiệp và ý thức của người dân.
Tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ là việc đưa ra các giải pháp, tuyên truyền
cho người dân, cho mỗi cá nhân, mà cần phải có các biện pháp về kinh tế, về pháp lý để dần
tạo cho mọi người ý thức đúng đắn về tiết kiệm.
Tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ thực hiện ở tầm kỹ thuật, ở việc những
nhà nghiên cứu đã sáng chế ra những sản phẩm tiết kiệm nào, mà còn phụ thuộc vào cách
thức nhà quản lý sẽ đưa nó đến với mọi người như thế nào.
Tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiện tại
hiệu quả mà còn khai thác các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Việt Nam cần vận dụng, sử dụng các nguồn vốn, chính sách hợp lý của đất nước, đồng thời
tận dụng việc đầu tư, hợp tác của nước ngoài.
Dù ở thế hệ nào cũng cần năng lượng, vì vậy chúng ta cần phải ý thức được tầm quan trọng
của năng lượng không chỉ là giá trị sử dụng mà nó còn là giá trị bảo tồn, tính an toàn, đảm
bảo cho chính cuộc sống của chúng ta, con cháu, thế hệ mai sau.
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 17 -
Giải pháp và chính sách khuyến khích đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng tại Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trương Thị Toàn, 2008, Bài giảng sử dụng năng lượng tái tạo, NXB Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
2) Nguyễn Thọ Nhân, 2009, Biến đổi khí hậu và năng lượng, NXB Tri thức.
3) USAID/ASIA, 2007, ThaiLand country report

4)
5)
kiem-nang-luong-8002-7983.html
6) />7)
8)
tiet-kiem-nang-luong.htm
9) />nguoi.htm
10)
11) www.initiative-energieeffizienz.de
Lê Quang Thuỳ Oanh – MSHV: 1080100046 - 18 -

×