Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG SẠCH TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.69 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG
Đề tài :
KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC NĂNG
LƯỢNG SẠCH TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI.
Họ và tên: VŨ THỊ THANH TUYỀN
Mã số HV: 201010039
Lớp : QLMT K2010
i
MỤC LỤC
Trang
I.
I. KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG SẠCH ( Năng lượng thay thế )
Năng lượng thay thế ( Alternative energy ) là năng lượng thu được từ những
nguồn ngoài 3 dạng Nhiên liệu hóa thạch ( Fossil Fuel ): Than đá ( coal ), Dầu mỏ
( oil ) và Khí tự nhiên ( Natural gas ). Những nguồn năng lượng thay thế này bao
gồm: Năng lượng hạt nhân ( Nuclear power ), Năng lượng mặt trời ( Solar
power ), Năng lượng gió ( Wind power ), Năng lượng địa nhiệt ( Geothermal
energy ), Năng lượng sinh khối ( Biomass energy ), Năng lượng nước
( Hydropower ) và một số dạng năng lượng khác.
1. Những nguồn năng lượng đang được sử dụng hiện nay
Đầu thế kỷ 21, Năng lượng hóa thạch ( Dạng năng lượng hình thành
hàng triệu năm trước từ xác các loài động thực vật ) cung cấp hơn 85% tổng
năng lượng tiêu thụ toàn cầu. Ở Mỹ, hai phần ba lượng điện năng hiện nay là
từ việc đốt cháy các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí
tự nhiên. Theo số liệu thống kê của Bộ Năng Lượng và Cơ quan bảo vệ môi
trường Liên bang, những hoạt động đó đã thải ra môi trường trên dưới 2,3 tỷ
tấn carbon dioxide ( 2,5 tỷ tấn Mỹ ) vào năm 1999. Hơn 150 năm qua, ước
chừng 245 tỷ tấn ( 270 tỷ tấn Mỹ ) carbon dưới dạng carbon dioxide đã được


thải ra không khí bằng việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
Nhiên liệu hóa thạch cung cấp năng lượng cho những phương tiện giao
thông, các nhà máy công nghiệp, sưởi ấm các toà nhà và sản sinh ra điện
ii
năng phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, sự tồn trữ các nguồn nhiên liệu
này là vô cùng hạn chế mà thực tế là không thể thực hiện được. Do vậy,
chúng vẫn thường được gọi là những nguồn tài nguyên không thể phục hồi.
Đã có rất nhiều dự đoán được đưa ra rằng, với tốc độ tiêu thụ năng lượng
toàn cầu hiện nay thì trữ lượng dầu và khí tự nhiên sẽ thường xuyên nằm trên
đà sụt giảm mạnh trong suốt thế kỷ 21. Than đá, nguồn nhiên liệu hóa thạch
có trữ lượng lớn hơn dầu và khí tự nhiên, thì lại là một trong những tác nhân
gây ra sự nóng lên toàn cầu.
Một thực tế không thể tránh khỏi đang diễn ra là nhu cầu năng lượng cho
những nền công nghiệp đang phát triển cũng như các xã hội tân tiến đã phát
triển liên tục tăng, do đó sự chuyển hướng sử dụng sang những nguồn năng
lượng thay thế trong tương lai trở thành tất yếu. Giữ gìn những nguồn năng
lượng hiện có và sử dụng chúng một cách hiệu quả là giải pháp kết hợp để
giải quyết triệt để vấn đề năng lượng, một vấn đề mang tính cấp thiết của thời
đại ngày nay.
2. Những nguồn năng lượng thay thế hiện nay
2.1 Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng thay thế có được bằng một trong
hai cách: Phân rã hạt nhân các nguyên tử ( Nuclear fission: Sự phân hạch )
hoặc kết hợp hạt nhân các nguyên tử ( Nuclear fusion: Sự tổng hợp hạt
nhân ). Dù là cách nào trong hai phương pháp trên thì đều mang lại nguồn
năng lượng khổng lồ. Nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng hạt nhân,
trong đó xảy ra sự phân tách các nguyên tử uranium hoặc plutonium, nhằm
điều khiển phản ứng phân hạch. Nhiệt năng giải phóng từ phản ứng phân
hạch được thu lại và được sử dụng để sản sinh ra điện năng. Cho đến năm
iii

2000, đã có 110 nhà máy điện nguyên tử được xây dựng và vận hành tại Mỹ.
Trong khi đó, trên 70% lượng điện năng tiêu thụ ở Pháp là từ năng lượng hạt
nhân.
Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng, phản ứng tổng hợp hạt nhân sẽ
là giải pháp tối ưu cho vấn đề năng lượng toàn cầu trong tuơng lai. Phản ứng
tổng hợp hạt nhân mang lại lượng năng lượng lớn gấp bội so với phản ứng
phân hạch. Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách
điều khiển sự xảy ra của phản ứng này.
Mặc dù năng lượng hạt nhân là dạng năng lượng sạch, rẻ tiền và tương đối an
toàn, nhưng công chúng khắp thế giới ngày nay vẫn đang dấy lên mối quan
ngại sâu sắc với khía cạnh mất an toàn mà việc xây dựng và vận hành các nhà
máy điện hạt nhân đem tới. Những sự cố tại các nhà máy điện hạt nhân như
Three Miles Island, Pennsylvania năm 1979 hay điển hình là Chernobyl,
Ukraine năm 1986 đã thải ra bầu không khí một lượng lớn chất phóng xạ và
đồng thời gieo giắc nỗi kinh hoàng về sự xảy ra của các thảm họa tương tự.
Thêm vào đó, vấn đề xử lý rác thải phóng xạ một cách an toàn cũng cần được
quan tâm một cách đúng mực.
2.2 Năng lượng nước ( Thuỷ năng )
Năng lượng từ các dòng nước lưu động là một giải pháp sản sinh điện năng
sạch và hiệu quả. Nước tràn xuống từ đập nhà máy thuỷ điện làm quay tuốc
bin nối với máy phát điện. Năng lượng sản sinh ra sau đó được phân bổ tới
những mạng lưới điện lớn, phục vụ đời sống con người. Canada, Mỹ và
Brazil hiện đang là 3 quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng điện từ thuỷ
năng. Mặc dầu đem lại những lợi ích to lớn, nhưng việc xây dựng các con
đập cho những nhà máy thuỷ điện lại ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường xung
iv
quanh. Lý do là các con đập này đã gây ngập úng cho các vùng đất phía trên
cũng như phá vỡ dòng chảy tự nhiên của các nguồn nước bên dưới nền móng
của chúng. Điều này đương nhiên sẽ tác động đến hệ sinh thái và gây nên
những hậu quả khó có thể lường trước được.

2.3 Năng lượng gió ( Phong năng )
Phong năng là một trong những hình thức sử dụng năng lượng được hình
thành sớm nhất của con người. Vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều nông trang đã sử
dụng cối xay gió để bơm nước và phát điện. Ngày nay, được coi như là một
nguồn năng lượng thay thế, phong năng đã và đang được khai thác bởi các
nhà máy điện hiện đại, với những bộ lá cánh tuốc bin nhẹ hơn và hoạt động
hiệu quả hơn. Ở Mỹ, tại những tiểu bang như California, New
Hampshire, Oregon hay Montana, vài trăm máy phát điện sức gió được hoạt
động đồng thời trên những vùng đất trống trải và có gió mạnh không ngừng
thổi qua. Một nhà máy điện từ sức gió lớn có thể cung cấp điện năng sử dụng
cho vài nghìn hộ dân tại Mỹ mỗi năm. Một số công ty điện nước này hiện nay
cũng đang lên kế hoạch xây dựng những tổ hợp máy phát điện sức gió ( Wind
farm ) lớn tại Texas, New Jersey, Massachusetts, Minnesota và một số tổ hợp
nhỏ hơn tại Pennsylvania, Connecti-cut, New York trước năm 2020. Tới thời
điểm đó, Bộ năng lượng Mỹ hy vọng sản lượng điện từ năng lượng gió sẽ đạt
5% tổng sản lượng điện Liên Bang. Với những công nghệ mới được phát
triển cho mục đích tăng hiệu năng khai thác, năng lượng gió là dạng năng
lượng thay thế sạch, rẻ, hứa hẹn và vô cùng dồi dào cho tương lai.
2.4 Năng lượng mặt trời ( Quang năng )
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên không gây ô nhiễm và vô
v
cùng dồi dào. Nguồn quang năng này có thể được sử dụng để sưởi ấm các tòa
nhà, đun nóng nước hoặc sản sinh ra điện năng. Tuy nhiên, hạn chế của nó là
sự khó khăn trong việc thu thập ánh sáng mặt trời vào những ngày thời tiết
mây mù, và bên cạnh đó là chi phí sản xuất còn khá cao.
Có hai loại hệ thống máy năng lượng mặt trời, đó là hệ thống chủ động và hệ
thống thụ động. Hệ thống thụ động thu thập và lưu giữ năng lượng mặt trời vì
chính vật liệu, cấu trúc thiết kế của nó. Một ví dụ điển hình cho hệ thống kiểu
này là những tòa cao ốc với mặt ngoài hoàn toàn bằng kính, giúp cho ánh
nắng được hấp thụ và bên trong là những bức tường dày, nhằm lưu lại nhiệt

năng và giải phóng lượng năng lượng đó về đêm.
Hệ thống máy năng lượng mặt trời chủ động sử dụng quạt hoặc máy bơm để
luân chuyển nhiệt năng mà bộ phận thu quang năng lấy được. Bộ phận thu
quang năng này có chức năng hấp thụ năng lượng mặt trời và chuyển nó
thành nhiệt năng đi sưởi ấm các tòa nhà cũng như làm nóng nước. Bộ phận
này thường có dạng tấm phẳng, gắn trên nóc công trình và được làm từ vật
liệu hấp thụ nhiệt như đồng hoặc nhôm, được bao ngoài bởi chất dẻo hay
kính. Nước hoặc không khí luân chuyển trong hệ thống hấp thụ nhiệt và được
chuyển tới bộ phận lưu giữ nhiệt năng, sau đó, nhờ hệ thống quạt hoặc máy
bơm để thổi khí hoặc bơm nước nóng tới các phòng cần được sưởi ấm. Với
những nơi sử dụng hệ thống máy năng lượng mặt trời, sẽ phải có một hệ
thống làm nóng thông thường khác chạy dự phòng vào những ngày khó thu
thập ánh sáng.
Hiện nay, ánh sáng mặt trời còn được hấp thụ và chuyển trực tiếp thành điện
năng nhờ sự ra đời của pin mặt trời ( Hai hệ thống trước chuyển quang năng
thành nhiệt năng, sau đó mới có thể thành điện năng ). Pin mặt trời là một pin
nhạy sáng hay sự kết hợp của các pin được thiết kế để tạo ra một điện áp nhờ
vi
sự chuyển đổi trực tiếp từ ánh sáng thành điện khi tiếp xúc với nguồn sáng.
Pin mặt trời được sử dụng trong vệ tinh vũ trụ để cung cấp điện, hay trong
đồng hồ đeo tay hoặc máy tính bỏ túi. Những tấm bảng gồm nhiều pin mặt
trời hiện cũng đã được lắp đặt tại những ngọn hải đăng, thuyền bè hay những
ngôi nhà ở các vùng hẻo lánh mà lưới điện khó có thể vươn tới được.
Nhà máy điện từ năng lượng mặt trời, sử dụng quang năng để sản sinh ra hơi
quay tuốc bin, là một giải pháp tiềm năng thay thế cho nhà máy điện chạy
bằng nhiên liệu hóa thạch với nhiều ưu điểm nổi bật như thân thiện với môi
trường…. Tại California, công trình nhà máy điện từ năng lượng mặt trời, sử
dụng bộ thu làm bằng những tấm kính lớn có gắn động cơ, chuyển động theo
hướng mặt trời đang cung cấp điện bổ sung cho nhu cầu điện năng của Los
Angeles.

2.5 Năng lượng địa nhiệt
Địa nhiệt năng là dạng năng lượng tự nhiên sản sinh ra từ lòng đất và giải
phóng ra ngoài nhờ hoạt động của các núi lửa, suối nước nóng hay giếng
phun ở khắp nơi trên thế giới. Các nguồn nước nóng hoặc hơi ngầm dưới
lòng đất có thể được tiếp cận nhờ việc khoan sâu qua tầng đá. Nước được
hâm nóng tự nhiên có thể được sử dụng để làm nóng các tòa nhà, trong khi
hơi làm quay tuốc bin trong nhà máy nhiệt điện.
Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng thay thế quan trọng tại những nơi
có hoạt động địa nhiệt mạnh mẽ, như một phần của Mỹ, Ai xơ len hoặc Ý.
Giống như hầu hết các ngôi nhà tại Ai xơ len, những ngôi nhà ở Boise, thủ
phủ bang Idaho, đã được sưởi ấm nhờ năng lượng địa nhiệt từ vài năm nay.
Những giếng phun ở California, là nguồn hơi nóng tự nhiên lớn nhất trên thế
giới cũng đã được sử dụng để chạy máy phát điện từ năm 1960. Không giống
vii
như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, việc sử dụng năng lượng địa
nhiệt có thể mang lại những tác động không tốt đến môi trường. Những thành
phần hóa học trong hơi nước nóng góp phần không nhỏ làm ô nhiễm không
khí, bên cạnh đó hơi nước nóng từ các giếng phun kết hợp với nước có thể
chứa các muối không hòa tan ăn mòn hệ thống ống hoặc gây hại cho hệ sinh
thái dưới nước.
2.6 Năng lượng thuỷ triều và Nhiệt năng biển
Sự lên xuống của thuỷ triều tiềm ẩn trong nó một lượng năng lượng khổng lồ
có thể được sử dụng để sản sinh ra điện. Tuy nhiên, chiều cao tối thiểu giữa
đợt thuỷ triều cao nhất và thấp nhất nhằm mục đích khai thác là 6 mét, và
thực tế là có rất ít nơi trên thế giới đạt được tiêu chí này. Cũng như đập nước
trong nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện thuỷ triều có những tuốc bin quay khi
sóng tràn vào từ cửa vịnh hay cửa sông, làm chạy máy phát điện. Vào những
năm cuối thể kỷ 20, nhà máy điện thuỷ triều đã đi vào hoạt động tại một số
quốc gia như Pháp, Nga, Canada và Trung Quốc.
Nhà máy điện từ nhiệt năng biển sử dụng sự thay đổi nhiệt độ giữa mặt biển,

nơi có nhiệt độ cao hơn, với lòng biển, nơi có nhiệt độ thấp hơn để sản xuất
điện.
2.7 Năng lượng sinh khối
Một phần sinh khối ( Tổng lượng động thực vật và vi sinh vật trên một đơn vị
diện tích ) có thể được sử dụng như nhiên liệu sản sinh ra nhiệt năng. Gỗ, cây
trồng, phế phẩm nông nghiệp, khoáng vật hay vật phẩm từ động vật là những
bộ phận của sinh khối. Sinh khối trong rác thải có thể được đốt cháy để tạo ra
nhiệt năng hoặc phân huỷ thành mêtan, một loại khí tự nhiên. Ở Tây Âu, hơn
viii
200 nhà máy được xây dựng để đốt rác thải nhằm sản sinh ra điện. Mêtan có
thể được chuyển thành nhiên liệu lỏng là Methanol còn Ethanol được lên men
từ những cây trồng như mía hay cây lúa miến ( Sorghum ). Những tiêu chuẩn
kiểm soát độ ô nhiễm không khí thích hợp cần được đưa ra để hạn chế lượng
carbon dioxide thải vào môi trường khi đốt các dạng sinh khối.
2.8 Những nguồn năng lượng thay thế khác
Những nguồn năng lượng thay thế khác, bao gồm khí hydro và pin nhiên liệu
( Fuel cell ). Khí hydro là nguồn nhiên liệu tiềm năng cho ô tô cũng như trong
lĩnh vực sưởi ấm các tòa nhà và sản sinh điện năng. Mặc dù hydro không có
sẵn dưới dạng đơn chất trong tự nhiên, con người vẫn có thể tạo ra nó nhờ
phản ứng điện phân nước. Điều bất cập trong sử dụng hydro làm nhiên liệu ô
tô là khả năng dễ bắt lửa của nó.
Pin nhiên liệu là bộ máy sản sinh ra điện nhờ phản ứng giữa khí oxi và hydro.
Loại pin này được sử dụng trong tàu vũ trụ, và là nguồn năng lượng thay thế
tiềm năng cho việc chạy ô tô cũng như sưởi ấm các tòa nhà.
II. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SẠCH
TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1. Việt Nam
Ngày 14-5, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty
Công nghiệp năng lượng Ðông Dương (IC Energy) đã tổ chức khởi công xây dựng
nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời, công suất 120MW/năm, với tổng giá

trị đầu tư hơn 390 triệu USD.
Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí
Minh (ECC) cùng Công ty cổ phần năng lượng Mặt Trời Ðỏ cũng khởi công xây
dựng nhà máy sản xuất panel pin mặt trời, với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD. Ðây là
ix
những nhà máy sản xuất panel pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam, nhằm phục vụ nhu
cầu phát triển năng lượng sạch ở trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn
2050, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược tăng cường năng lượng tái tạo; trong đó
mục tiêu đến năm 2015 đạt 5% năng lượng tái tạo và năm 2020 đạt 8%. Trong các
nguồn năng lượng sạch ngoài việc sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn
có như sức gió và năng lượng mặt trời, để phát triển các máy sản xuất tua-bin gió,
pin năng lượng mặt trời, hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời chúng
ta còn có thể khai thác tiềm năng phát triển về nhiên liệu sinh học từ các sản phẩm
nông nghiệp. Ðó là các nhà máy sản xuất Ethanol từ nguồn nguyên liệu sắn, ngô và
các nguồn nguyên liệu khác từ bã mía. Hay các nhà máy sản xuất ra năng lượng từ
các loại hạt có dầu, hoặc vỏ các loại hạt, từ mỡ động vật; sản xuất bi-ô-ga từ xử lý
chất thải
Việc phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ mang lại lợi ích to lớn
cho xã hội, không những làm giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải, mà còn
tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và
đường dây tải điện, cũng như giảm chi phí từ nhiên liệu nhập khẩu cho phát điện.
Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo có thể tạo ra nguồn điện ngoài lưới tại chỗ,
giúp giảm chi phí tổn thất truyền tải của nguồn trung tâm, góp phần phát triển điện
tại khu vực nông thôn lân cận, làm tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, góp
phần cải thiện đời sống nông dân, bảo đảm an ninh năng lượng.
Khai thác, sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ là một trong
những yếu tố góp phần bảo đảm sự phát triển của đất nước. Chính phủ đã có những
định hướng để phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, trong đó Quyết
định số 130/2007/QÐ-TTg ngày 2-8-2007 quy định một số cơ chế chính sách tài

chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Vì vậy các bộ, ngành liên
quan cần sớm có các biện pháp tháo gỡ về cơ chế chính sách cho việc phát triển
x
nguồn năng lượng này. Nhất là các cơ chế ưu đãi về vốn, công nghệ để xây dựng dự
án; ưu đãi về thuế, tiền thuê đất Ðồng thời có kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng
này một cách hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm.
Theo các nhà khoa học, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy
nhanh Chương trình điện khí hóa nông thôn (Dự kiến đến năm 2020, cung cấp điện
cho toàn bộ 100% hộ dân nông thôn, miền núi, hải đảo…).
Từ những năm 1990, khi nhiều thôn xóm ngoại thành chưa có lưới điện quốc
gia, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các sản phẩm từ điện mặt trời.
Tại một số huyện như: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, điện mặt trời được sử dụng
khá nhiều trong một số nhà văn hoá, bệnh viện… Đặc biệt, công trình điện mặt trời
trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo, huyện Cần Giờ cung cấp điện cho 50% số hộ
dân sống trên đảo.
Năm 1995, hơn 180 nhà dân và một số công trình công cộng tại buôn Chăm, xã
Eahsol, huyện Eahleo tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng điện mặt trời. Gần đây, dự án phát
điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125 kW được lắp đặt tại xã
Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời
và động cơ gió với công suất 9 kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon
Tum, do Viện Năng lượng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp điện cho khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ thành công của Dự án này, Viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng
lượng mới (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) tiếp tục triển khai ứng dụng giàn
pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở
đảo Cô Tô (Quảng Ninh), đồng thời thực hiện Dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt
trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành
vào tháng 11/2002
xi
Ngoài chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực

nhiệt, đun nấu. Từ năm 2000 – 2005, Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng
lượng mới (Đại học Đà Nẵng), phối hợp với Tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời
triển khai Dự án “Bếp năng lượng mặt trời” cho các hộ dân tại làng Bình Kỳ 2,
Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên
cứu năng lượng mới cũng nghiên cứu năng lượng mặt trời để đun nước nóng và đưa
loại bình đun nước nóng này vào ứng dụng tại một số tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh,
Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La…
Năng lượng tái tạo đang là xu hướng của thế giới trong bối cảnh các nguồn nhiên
liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Hiện nay, ở Việt Nam, năng lượng tái tạo chỉ
chiếm hơn 1% tổng mức năng lượng tiêu thụ và vẫn chỉ dừng ở mức… tiềm năng.
Hệ thống điện mặt trời lớn nhất TPHCM hiện nay do tập đoàn Tuấn Ân ở quận Bình
Tân, chuyên kinh doanh thiết bị năng lượng, đầu tư 2 tỉ đồng, công suất 70
kWh/ngày, tức khoảng 18.980 kWh mỗi năm, đáp ứng 30% nhu cầu về điện của tòa
nhà văn phòng của doanh nghiệp này. Thế nhưng, dường như công trình trên vẫn chỉ
mang tính trình diễn của một công ty kinh doanh về năng lượng, hơn là hiệu quả
kinh tế.
xii
Cột thu năng lượng mặt trời tại Trường Sa
Một doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị về năng lượng khác là Công ty Kim
Đỉnh ở Hà Nội thỉnh thoảng mới nhận được hợp đồng lắp đặt đèn chiếu sáng công
cộng sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời cho các dự án. Còn sản phẩm chủ
lực của công ty vẫn là đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng LED cùng một số sản
phẩm khác.
Trong khi đó, sản phẩm của nhà máy sản xuất pin mặt trời thuộc Công ty cổ phần
Năng lượng Mặt Trời Đỏ ở Long An chủ yếu để xuất khẩu, thỉnh thoảng mới có một
vài doanh nghiệp trong nước đặt hàng cho một vài dự án nhỏ.Cho đến nay, thành
công lớn nhất về việc phát triển năng lượng mặt trời là các sản phẩm bình nước
nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Hiện mức tiêu thụ sản phẩm này trên cả nước
khoảng 40.000 bộ/năm, gấp 4 lần so với vài năm trước. Theo ông Huỳnh Kim Tước,
Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM, chỉ riêng TPHCM đã có 86

công ty kinh doanh mặt hàng này, chiếm 70% cả nước. Định hướng của thành phố là
xiii
trở thành một trung tâm cung cấp công nghệ, thiết bị và tư vấn các dịch vụ liên quan
đến việc đầu tư năng lượng tái tạo, trước mắt là bình nước nóng năng lượng mặt trời
và biogas, vốn đang chuyển từ hình thức đun nấu sang phát điện.
Giới chuyên gia cho rằng hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như những dự án về năng lượng tái tạo vẫn ở mức độ nhỏ, manh mún. Dường như
loại năng lượng sạch này vẫn chưa đến thời, do suất đầu tư ban đầu cao, thường gấp
4-5 lần so với các loại năng lượng khác, thời gian hoàn vốn dài. Các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này thường kinh doanh đa ngành, chứ chưa thể sống được
với các sản phẩm năng lượng tái tạo. Nói như một nhà sản xuất là thị trường vẫn
chưa đủ lớn, nhà sản xuất vẫn phải kiêm luôn khâu tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thay vì
chỉ chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
Hồi tháng 9/2010, tỉnh Bạc Liêu đã khởi công xây nhà máy điện gió có công suất 99
MW trên diện tích 500 héc ta, vốn đầu tư khoảng 4.500 tỉ đồng.
xiv
Một dự án điện gió tại tỉnh Ninh Thuận
Tại Ninh Thuận, một công ty ở Hà Nội cũng đang khảo sát để triển khai dự án điện
gió công suất 97,5 MW trên diện tích lên tới 1.000 héc ta, tổng vốn dự kiến khoảng
206 triệu euro. Giai đoạn 2 của dự án dự kiến nâng công suất thêm khoảng 67,5
MW, mở rộng diện tích thêm 900 héc ta. Trong khi đó, công ty này cũng đang chuẩn
bị thực hiện một dự án điện gió khác ở Bình Thuận công suất 50 MW, vốn đầu tư
100 triệu euro, trên diện tích 650 héc ta. Các dự án này có đặc điểm chung là diện
tích đất làm dự án có khoáng sản titan, nên còn bị “vướng”, chưa thể triển khai
được.
Theo Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, cả nước hiện có khoảng 20 dự án điện gió đã
được cấp phép hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị. Nhiều công ty đã lập ra các công
ty con chuyên đầu tư các dự án năng lượng tái tạo. Quỹ đầu tư Dragon Capital cũng
đã cho ra đời một quỹ chuyên đầu tư lĩnh vực năng lượng sạch với số vốn giai đoạn
1 là 45 triệu đô la Mỹ.

Một chuyên gia của Dragon Capital cho biết: hiện nay, dù thuế nhập khẩu thiết bị
điện gió bằng không, nhưng hầu hết những thiết bị này đều nhập từ châu Âu, giá khá
cao. Vì thế, mức giá bán điện được các doanh nghiệp đưa ra khoảng 8 cent/kWh, có
nơi giá 12-13 cent/kWh, trong khi giá bán điện bình quân của hệ thống hiện nay là
5,3 cent/kWh.
Giá cao, nhưng tại sao các nhà đầu tư vẫn quyết tâm thực hiện dự án khi mà cơ chế
và lợi ích chưa rõ ràng như vậy? Theo trưởng phòng dự án của một doanh nghiệp ở
Hà Nội, họ “vừa làm vừa ngóng cơ chế”. Nhiều doanh nghiệp cho rằng với những
dự án điện gió, họ có thể tiếp cận được với các nguồn vốn ưu đãi của nước ngoài, và
có thêm nguồn thu từ việc bán chứng chỉ phát thải. Tuy nhiên, giới thạo tin cho rằng
xv
với diện tích đất rất lớn, các doanh nghiệp luôn có các “dự án” trong dự án.
Dễ nhận thấy các dự án điện gió có suất đầu tư cao, chiếm diện tích lớn, nên giới
doanh nghiệp thường kết hợp với các dự án nuôi trồng thủy sản hay du lịch sinh
thái. Nhưng đằng sau các dự án công khai đó là những hiểu ngầm mặc định của việc
khai thác khoáng sản mà nhiều chuyên gia cho rằng còn lợi hơn nhiều hơn so với
đầu tư điện gió. Chính vì thế mà doanh nghiệp thường chọn những nơi có tiềm năng
về gió và có nhiều khoáng sản.
Cũng vì thế, theo một chuyên gia, đã có những xung đột lợi ích giữa địa phương
muốn phát triển điện gió với Bộ Tài nguyên và Môi trường khiến cho các dự án vẫn
còn giẫm chân tại chỗ.
Các nhà máy điện gió chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị, trong khi đó đã xuất hiện nhiều
trạm điện gió công suất nhỏ, dưới 1 kWh, và số lượng các công ty kinh doanh trong
lĩnh vực này cũng đã lên tới hàng chục. Trên cả nước hiện đã có hơn 100 công ty
kinh doanh các thiết bị về năng lượng tái tạo. Đây là một tốc độ phát triển khá
nhanh, nhưng xét về quy mô thì chưa lớn.
Theo các chuyên gia, hiện hàng chục công ty lớn của nước ngoài đang chuẩn bị
khảo sát, đánh giá, phân tích, và sẵn sàng nhảy vào lĩnh vực này khi Nhà nước có
một chính sách cởi mở hơn.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang soạn thảo nghị định về năng lượng tái tạo và dự

kiến sẽ được nâng lên thành luật, sau khi tách ra khỏi Luật Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, với hy vọng sẽ mở ra một khung pháp lý đầy đủ cho việc phát
triển ngành năng lượng sạch.
Trước mắt, khoảng cuối năm nay, phương án về mức giá bán điện gió, sau bao lần
xvi
tranh luận, sẽ được trình Chính phủ ban hành, có thể đạt 8 cent/kWh. Ông Nguyễn
Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, cho biết Bộ Công Thương đang
phối hợp với các bộ ngành để tìm nguồn hỗ trợ nhằm cân đối và thu hẹp khoảng
cách chênh lệch về giá để có thể phát triển được điện gió cũng như các loại năng
lượng tái tạo khác./.
2. Trên thế giới
Trong báo cáo đầu tiên về năng lượng sạch toàn cầu, Cơ quan Năng lượng
quốc tế (IEA) nhận định thế giới đã đạt được thành công đầy ấn tượng trong
việc phát triển công nghệ năng lượng sạch trên toàn cầu.
IEA nhấn mạnh những phát triển chính sách then chốt, nguồn đầu tư công
vào nghiên cứu, phát triển và triển khai các công nghệ năng lượng sạch, bao
gồm năng lượng tái sinh, năng lượng hạt nhân, nhiên liệu sinh học, hiệu quả
năng lượng, phương tiện vận tải chạy điện, thu và tồn trữ khí CO2 cũng như
hiện trạng triển khai các nguồn năng lượng này trên toàn cầu.
Các biện pháp hỗ trợ chính sách này trong thập kỷ qua đã làm tăng tích cực
nguồn năng lượng tái sinh.
Kể từ năm 1990, tổng công suất phát điện từ nguồn năng lượng tái sinh đã
tăng trung bình hàng năm 2,7%. Ít nhất 10 nước trên thế giới đã có thị trường
quy mô lớn trong nước về năng lượng Mặt trời. Năng lượng gió đã phát triển
đầy ấn tượng trong thập kỷ qua với tổng công suất phát điện trên toàn cầu vào
cuối năm 2010 đạt 194GW, tăng hơn 10 lần so với mức 17GW vào cuối năm
2000.
IEA kêu gọi các chính phủ trợ giúp tích cực để triển khai mạnh mẽ các
phương tiện vận tải chạy bằng điện hoặc vừa chạy bằng điện vừa chạy bằng
nhiên liệu hóa thạch với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 20 triệu phương tiện

xvii
này được đưa vào sử dụng.
Để đạt mục tiêu trên, các chính phủ cần phát triển thị trường phương tiện này
bền vững trong 10 năm tới với những khuyến khích về giá bán, hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng nạp năng lượng điện thích hợp, tài trợ nghiên cứu và phát
triển, hợp tác phát triển hệ thống giao thông quốc gia, khu vực và đô thị cùng
các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, báo cáo của IEA cũng nhấn mạnh nhu cầu tăng vọt về nhiên liệu
hóa thạch trong nhiều năm qua đã phủ bóng đen lên những thành công ấn
tượng trong việc phát triển công nghệ năng lượng sạch. IEA kêu gọi các
chính phủ thực hiện chính sách năng động hơn về năng lượng sạch, loại bỏ
hoàn toàn mọi trợ cấp năng lượng hóa thạch và thực hiện chính sách khuyến
khích minh bạch hơn đối với năng lượng sạch.
Ông Richard Jones, Phó Giám đốc chấp hành IEA, cảnh báo sự phụ thuộc của
thế giới vào nhiên liệu hóa thạch đang đe dọa sự bền vững của môi trường,
đồng thời tạo ra những nguy cơ ngắn hạn gây bất ổn chính trị. Chuyển sang
sử dụng các nguồn năng lượng ít khí thải và cải thiện hiệu quả các nguồn
năng lượng phải là ưu tiên cao nhất của thế giới trong việc sử dụng năng
lượng.
Để đáp ứng chỉ tiêu giảm 50% lượng khí thải CO2 trong tiêu dùng năng
lượng toàn cầu vào năm 2050, nghiên cứu của IEA khẳng định ngoài việc
thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, thế giới cần phát triển công nghệ thu và
tồn trữ khí thải CO2.
Theo tính toán của IEA, hiện thế giới đã có năm dự án quy mô lớn liên quan
tới công nghệ trên, nhưng sẽ cần tới 100 dự án như vậy vào năm 2020 và
3.000 dự án vào năm 2050.
Gần 2 tỷ đôla sẽ bỏ ra để phát triển năng lượng mặt trời ở Mỹ. Thông tin này được
Tổng thống Obama gửi đến người dân. Bộ Năng lượng đã cấp kinh phí cho hai công
xviii
ty để xây dựng nhà máy điện mặt trời trong đó một công ty sẽ xây nhà máy lớn nhất

thế giới sử dụng nguồn năng lượng này.
Khoản kinh phí ấy nằm trong chương trình kích thích của Nhà nước mà Tổng thống
Obama đã nói đến Tháng hai 2010. Công ty Abengoa Solar, chi nhánh của công ty
Tây Ban Nha Abengoa SA, sẽ nhận được 1,54 tỷ đôla để xây dựng Nhà máy lớn
nhất thế giới này, đặt tại bang Arizona, có khả năng cung cấp điện cho 70.000 hộ gia
đình và tạo ra khoảng 1.699 công ăn việc làm cho người lao động.
Công ty thứ hai được Nhà nước cấp kinh phí là Abound Solar Manufacturing với
400 triệu đôla để sản xuất pin mặt trời màng mỏng cho các nhà máy, một ở bang
Indiana và một ở bang Colorado.
Tổng thống Obama đã chỉ ra sự liên quan trực tiếp giữa việc lãnh đạo lãnh vực năng
lượng tái sinh và việc lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu. Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ thực
hiện những cố gắng chưa từng có để triển khai những công nghệ năng lượng mới.
Những nhà máy tương tự cũng sẽ được xây dựng tại Đức và Trung Quốc. Không ai
muốn đứng ở vị trí thứ hai. Những nước này đều nhận thức được người nào đứng
đầu về năng lượng sạch, sẽ chính là người đứng đầu nền kinh tế thế giới. Obama
nhấn mạnh: nếu Mỹ không coi điều này là một mệnh lệnh, thì Mỹ sẽ mất vai trò của
mình. 15 năm trước, Mỹ chiếm 40% trong tổng số các tấm pin năng lượng mặt trời
nhưng năm 2008 chỉ còn 5%.
xix
Quang cảnh một nhà máy điện mặt trời tại Mỹ.
Châu Âu đang là người dẫn đầu về tạo dựng nguồn năng lượng thay thế. Dù tốc độ
phát triển đang chậm lại, nhưng tỷ lệ của họ trong tổng công suất năng lượng tái
sinh đã tăng từ 14,6% năm 2006 lên 17,3% năm 2008.
Tuy đặt mục tiêu “đuổi kịp và vượt”, nhưng Mỹ vẫn gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng.
Tổng thống Mỹ đã phát biểu, rằng không chỉ chú trọng năng lượng mặt trời, Mỹ còn
phải cải tạo lại cả ngành năng lượng công nghệ lạc hậu hiện có và ông ước tính để
làm điều này phải chi 3,4 tỷ đôla.
Nhà Trắng không bỏ toàn bộ số “trứng năng lượng” vào cái “giỏ mặt trời”. Họ bắt
đầu chú trọng vào năng lượng hạt nhân và Obama cho biết ông sẽ duyệt chi 8,3 tỷ
đôla vào việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, xây tại bang Georgia, theo mô

hình của nhà máy xây năm 1979.
Những tuyên bố của ông Obama không chỉ để thực hiện lời hứa khi tranh cử về năng
lượng xanh mà còn lôi cuốn sự chú ý của dân chúng vào việc ông đã xử lý tốt thảm
họa tràn dầu ở vịnh Mexico. Việc làm của ông còn nhằm đáp lại việc Nga đang đề
xuất công nghê PATES, nhà máy điện nguyên tử nổi cũng như những phát minh của
các nhà khoa học Nga trong lĩnh vực điện mặt trời.
xx
Tuần trước, tại St. Petersburg, công ty “Baltic Plant” của Nga đã khánh thành một
nhà máy điện nổi mang tên “Viện sĩ Lomonosov” thuộc loại này.
Thiết kế của một nhà máy điện nguyên tử nổi ở Nga.
Nhà máy nổi cung cấp đồng thời điện và nhiệt, kết hợp với việc làm ngọt nước với
khả năng khử muối cho từ 40.000 đến 240.000 m3 nước biển trong 24 giờ. Với tính
đa dụng như vậy, nhà máy này được nhiều nước rất quan tâm.
Các công nghệ năng lượng mới đang trở thành một trường đua của tất cả các nước.
Điều này dễ hiểu, vì nếu năng lượng rẻ sẽ hạ giá thành sản phẩm để nâng cao tính
cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Về năng lượng mặt trời, Nga chưa có vai trò gì trong thị trường mới nổi. Về sản
lượng pin mặt trời, Nga chiếm chưa đầy 1% và phải cố gắng rất nhiều để vươn lên.
Các nhà khoa học Nga gần đây có thành công lớn trong lãnh vực pin tầng (cascade
cell) có hiệu quả hơn pin silic truyền thống 2-3 lần.
Một loại pin nhỏ chế tạo từ gali asenua tạo ra điện năng nhiều hơn pin silic kiểu cũ 2
lần. Vì có nhiều lớp dày, nó hấp thụ một phần lớn quang phổ mặt trời ở khoảng
nanomet. Điện sản xuất ra rẻ bằng nửa năng lượng truyền thống từ dầu và khí. Từ
đầu năm nay, pin mặt trời loại này đã được sản xuất hàng loạt tại một nhà máy ở
xxi
Stavropo và đang triển khai tại nhiều nơi khác. Dự kiến đến năm 2015, tổng công
suất các nhà máy pin mặt trời sẽ lên đến 85 MW/năm và doanh thu ước 130 triệu
euro.
Chương trình quốc gia “Một trăm nghìn mái nhà lắp pin mặt trời” bắt đầu thực hiện
ở Đức vài năm trước. Các chủ hộ bỏ tiền ra đầu tư thiết bị và phần năng lượng

không dùng hết sẽ được mạng lưới điện mua lại với giá cao. Một chương trình tương
tự “Một triệu mái nhà lắp pin mặt trời” cũng được triển khai tại Mỹ.
xxii

×