ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VŨ THỊ LUYẾN
VOX-POP TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
VŨ THỊ LUYẾN
VOX-POP TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã ngành: 60.32.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Thu Hương
Xác nhận đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng
Hà Nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Luyến
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Đặng Thị Thu
Hương người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn khoa học và tạo nhiều điều kiện để học viên hoàn thành luận văn
đúng thời hạn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo ở Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, lãnh đạo và phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh
Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc khảo sát tư liệu, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn này. Trong điều kiện hạn chế về thời gian, kiến thức, kinh
nghiệm nghiên cứu khoa học có hạn, luận văn cịn bộc lộ những thiếu sót nhất
định, rất mong nhận được sự chỉ dẫn thêm của Hội đồng bảo vệ luận văn./.
Hà nội, năm 2013
Học viên: Vũ Thị Luyến
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 0
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 5
6. Ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................ 6
7. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 6
CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ VOX-POP VÀ VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ
DỤNG VOX-POP TRÊN PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY. ........ 7
1.1. Khái niệm về vox-pop phát thanh .......................................................... 7
1.2. Nguồn gốc và sự ra đời của vox-pop trên thế giới ............................... 10
1.3. Vai trị và vị trí của vox-pop trên sóng phát thanh hiện đại ................. 11
1.4. Sự xuất hiện của vox-pop trên sóng phát thanh Đài TNVN và các đài
PT địa phương trong cả nước ...................................................................... 25
1.5. Giới thiệu về các chương trình sử dụng vox-pop trên VOV, đài PT-TH
Hà Nội và Thanh Hóa .................................................................................. 29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VOX-POP TRÊN KÊNH
PHÁT THANH NƢỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................ 35
2.1. Tần số xuất hiện của vox-pop trên 3 đài............................................... 35
2.2. Các vấn đề mà vox-pop đề cập trong các chương trình được khảo sát 38
2.3. Các dạng vox-pop ................................................................................. 56
2.4. Kết cấu của vox-pop trong các chương trình ....................................... 61
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 66
CHƢƠNG 3: THÀNH CƠNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VOX-POP TRÊN SÓNG PHÁT THANH
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 68
3.1. Thành công và hạn chế của vox-pop trong các chương trình khảo sát
trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay ..................................................... 68
3.2. Nguyên nhân những thành công và hạn chế trong việc sử dụng vox-pop
trong các chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay................................ 75
3.3. Quy trình tác nghiệp và kỹ năng thực hiện vox-pop ............................ 77
3.4. Những kiến nghị ................................................................................... 79
3.5. Những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng vox-pop trên
sóng phát thanh ............................................................................................ 81
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghệ kỹ thuật số và sự bùng phát mạnh mẽ của
mạng thơng tin tồn cầu internet đã buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi
về sự tồn tại của các loại hình báo chí truyền thống như báo in, phát thanh và
kể cả truyền hình. Trong bối cảnh đó, các loại hình báo chí truyền thống (nhất
là báo in và phát thanh) đang phải gồng mình lên để tồn tại.
Trong xu thế phát triển chung của các phương tiện truyền thông đại
chúng, công chúng phát thanh hiện đại không chỉ mong muốn được tiếp nhận
những thông tin mới một cách kịp thời, chính xác và hấp dẫn mà cịn muốn
được trực tiếp tham gia vào các chương trình phát thanh. Những người làm
phát thanh phải thay đổi phương thức sản xuất chương trình cho phù hợp với
tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự thay đổi của phương
thức sản xuất chương trình khơng chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ
thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và
hình thức mới và qua đó có thể hình thành cơng chúng phát thanh mới.
Sự tồn tại và phát triển của vox-pop trong các chương trình phát thanh
hiện nay đã góp phần nâng cao chất lượng chương trình và phần nào đáp ứng
được nhu cầu của công chúng trong việc trực tiếp tham gia vào các chương
trình phát thanh. Vox-pop là tên của một chương trình phát thanh nổi tiếng
của Mỹ trước năm 1950. Nhưng tới năm 2003, vox-pop mới xuất hiện ở
chương trình thời sự và chương trình tọa đàm của đài TNVN. Và hiện nay,
vox-pop đã có mặt ở rất nhiều chương trình trên sóng phát thanh đài TNVN
cũng như đài phát thanh cả nước. Có thể lấy ví dụ như các chương trình
“Diễn đàn tuổi trẻ”, “Diễn đàn các vấn đề xã hội”, “Lời khun tài chính”
hay một số chương trình thời sự, chương trình chuyên đề khác.
Vox-pop là từ viết tắt của cụm từ voice of people có nghĩa là “tiếng nói
của người dân”. Một số nhà báo phát thanh dịch là “lấy ý kiến quần chúng”.
1
Cũng có một số tài liệu gọi là “phỏng vấn dư luận” hoặc “phỏng vấn đường
phố”. Nội dung của vox-pop là sự kết nối những ý kiến của cộng đồng về
cùng một vấn đề, một sự kiện, một quyết định hành chính v.v… Và đây cũng
là dạng thức làm phát thanh rất hiệu quả vì nó tạo được tiết tấu nhanh, mang
hơi thở đời sống, thay đổi không gian, cấu trúc âm thanh trong tổng thể
chương trình. Vox-pop trong các chương trình này có thể khác nhau về vị trí,
cách thức tiếp cận, đối tượng… Nhưng tất cả đều nhằm một mục đích đó là
cung cấp cho thính giả thơng tin nhiều chiều, là đưa được tiếng nói, suy nghĩ,
nguyện vọng của thính giả về một vấn đề, sự kiện nào đó lên sóng một cách
hợp lý nhất.
Nhận thấy vai trị, tầm quan trọng của vox-pop trên sóng phát thanh, các
chương trình của đài TNVN nói riêng, đài phát thanh cả nước nói chung, đặc
biệt những chương trình mang tính chất diễn đàn, giao lưu, trao đổi đã và
đang ngày càng sử dụng nhiều vox-pop. Một số chương trình vox-pop được
thực hiện thành cơng, tuy nhiên vẫn có nhiều chương trình bộc lộ hạn chế, và
chưa thực sự hấp dẫn. Điều này địi hỏi giới chun mơn cần nghiên cứu, đúc
rút kinh nghiệm, để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng vox-pop trên sóng
phát thanh Việt Nam. Trong đề tài này, chúng tơi sẽ khảo sát nội dung và
hình thức thực hiện vox-pop trên sóng phát thanh của đài TNVN, đài PT - TH
Hà Nội, đài PT - TH Thanh Hóa để thấy được những ưu điểm và hạn chế
trong việc sử dụng vox-pop ở các chương trình trên sóng phát thanh. Từ đó,
đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng vox-pop một cách có hiệu quả nhất. Đó là
lý do tôi chọn đề tài “Vox-pop trong các chương trình phát thanh Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về báo phát thanh luôn là mảng đề tài thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên. Các cơng
trình nghiên cứu về lý luận báo phát thanh đã được công bố như lịch sử ra đời
và phát triển của báo phát thanh, các dạng chương trình phát thanh, phương
2
thức xây dựng chương trình phát thanh trực tiếp, ngơn ngữ báo phát thanh,
các cơng trình nghiên cứu về xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới
và ở Việt Nam . Các cơng trình nghiên cứu về các thể loại của báo phát thanh
như phóng sự phát thanh, phỏng vấn phát thanh, tọa đàm trên sóng phát
thanh… Nhưng đối với vox-pop trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay
chúng tơi vẫn chưa tìm thấy một cơng trình khoa học nào ở Việt Nam nghiên
cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về vox-pop. Có lẽ do vox-pop mới xuất
hiện và phát triển ở Việt Nam chưa lâu, nên số lượng bài viết nghiên cứu về
vox-pop còn rất khiêm tốn. Cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chỉ tìm thấy
một bài viết được đăng tải chính thức (trên tập san nghiệp vụ) và một tài liệu
dịch có liên quan đến vox-pop như sau:
Bài viết “Vox-pop – Vài kinh nghiệm sản xuất” của nhà báo Thanh
Huyền đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai [14, tr 27-30]. Trong bài viết
này tác giả Thanh Huyền đã giới thiệu “đôi điều về đặc trưng thể loại, tác giả
đưa ra một số yêu cầu khi tác nghiệp như độ dài hợp lý cho một vox-pop, kết
cấu về mặt nội dung và hình thức của vox-pop, cách chọn đối tượng để thực
hiện vox-pop cũng như thời điểm thích hợp để sử dụng vox-pop”. Tuy nhiên,
bài viết chủ yếu là những chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn thao tác, kỹ năng
thực hiện vox-pop cho các phóng viên phát thanh. Những vấn đề có tính lý
luận hệ thống chưa được tác giả đề cập đến. Đồng thời, tác giả chưa có khảo
sát, đánh giá về thực trạng sử dụng vox-pop trên sóng phát thanh hiện nay,
chưa đánh giá ưu, nhược điểm để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
vox-pop.
Bên cạnh đó, trong chương 8 tài liệu dịch “Những kiến thức cơ bản về
báo phát thanh” của tác giả Paul Chantler và Peter Stewart (do Đinh Thu
Hằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dịch có phần “Những cuộc phỏng
vấn đặc biệt”. Paul Chantler và Peter Stewart đã đề cập đến vox-pop, nhưng
tác giả chỉ đề cập tới vox-pop là cuộc phỏng vấn đặc biệt, là một phần nhỏ
trong thể loại phỏng vấn và cách thức lựa chọn đối tượng, địa điểm để thực
3
hiện cuộc phỏng vấn đặc biệt đó như thế nào. Tác giả không đưa ra lý luận về
vox-pop như về đặc điểm, nội dung, hình thức hay hiệu quả của vox-pop trên
sóng phát thanh hiện đại… Đồng thời, vì là tài liệu dịch, nên khơng có thực
trạng, và dẫn chứng về vox-pop của đài phát thanh tiếng Việt.
Hai tài liệu mà chúng tơi tìm thấy về vox-pop tuy chưa đầy đủ và chưa
có tính hệ thống, tính khoa học nhưng bước đầu giúp luận văn có được những
gợi mở khi triển khai đề tài nghiên cứu về vox-pop.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ hệ thống những vấn đề lý luận về voxpop, khảo sát thực trạng việc sử dụng vox-pop trên sóng phát thanh của đài
TNVN, và một số đài địa phương (Hà Nội và Thanh Hóa), từ đó phân tích,
đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong việc sử dụng vox-pop trên sóng
phát thanh, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của vox-pop trên sóng phát thanh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát hiện trạng việc sử dụng vox-pop ở đài Tiếng nói
Việt Nam (TNVN), đài PT-TH Hà Nội, đài PT-TH Thanh Hóa luận văn đưa
ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vox-pop trên
sóng phát thanh hiện nay, đồng thời bước đầu góp phần xây dựng lý luận về
dạng thơng tin mới này. Đề tài nghiên cứu thành công sẽ là tài liệu bổ ích cho
phóng viên đang hoạt động nghiệp vụ phát thanh tại các đài phát thanh trong
cả nước và làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên tại các trường đào
tạo báo chí trong cả nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề chung về vox-pop như sự
hình thành và phát triển của vox-pop trên thế giới và ở Việt Nam, tìm hiểu về
khái niệm, đặc điểm của vox-pop, vai trò của vox-pop trên sóng phát thanh.
Luận văn khảo sát nội dung và hình thức thể hiện của vox-pop trên các
đài, chỉ ra ưu điểm, hạn chế của vox-pop qua một số chương trình của Đài
4
TNVN, Đài PT-TH Hà Nội và Đài PT-TH Thanh Hóa. Từ đó, luận văn đưa ra
những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng vox-pop ở
các chương trình mà đề tài khảo sát nói riêng và trên sóng phát thanh hiện đại
của Việt Nam nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành luận văn này, chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu tài liệu, khảo sát, quan sát thực tế, thu thập, nghiên cứu, phân tích các
chương trình phát thanh có sử dụng vox-pop. Chúng tơi sẽ tiến hành khảo sát,
phân tích nội dung và hình thức vox-pop trên các chương trình của kênh
VOV1 và VOV2 đài TNVN (từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011), vox-pop
trên các chương trình phát thanh của đài PT-TH Hà Nội và đài PT-TH Thanh
Hóa (từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011).
Luận văn cịn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các phóng viên,
những người đã thực hiện vox-pop ở các đài phát thanh để tìm hiểu quy trình
thực hiện, những khó khăn và thuận lợi khi làm vox-pop và kinh nghiệm của
từng nhà báo phát thanh để có chương trình vox-pop hiệu quả.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề vox-pop trên 2 kênh
VOV1, VOV2 trên sóng đài TNVN, kênh phát thanh đài PT-TH Hà Nội và
đài PT-TH Thanh Hóa. .
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu vox-pop trên sóng đài TNVN
(từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011), đài PT-TH Hà Nội, đài PT-TH Thanh
hóa (từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011). Các chương trình được khảo sát là
bốn chương trình ở đài TNVN gồm “Diễn đàn tuổi trẻ”, “Diễn đàn các vấn
đề xã hội”, “Lời khun tài chính”, “Khách mời chủ nhật”. “Chương trình
thời sự” của đài PT-TH Thanh Hóa và “Chương trình 60 phút bạn và tơi”
trên sóng phát thanh đài PT-TH Hà Nội.
5
6. Ý nghĩa khoa học, lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học, lý luận:
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung, và làm phong
phú thêm lý luận về báo chí phát thanh nói chung và bước đầu đưa ra những
lý luận về vox-pop như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu, và kỹ năng khi
thực hiện vox-pop
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kế t quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phầ n giúp các đài phát thanh trung
ương và địa phương hiể u r õ hơn về vai trò , và tầm quan trọng của vox-pop,
cũng như các khả năng vận dụng vox-pop nhằm nâng cao chất lượng chương
trình phát thanh. Đồng thời, giúp các phóng viên phát thanh nhận thức rõ hơn
về ưu điểm và hạn chế của vox-pop trong các chương trình phát thanh mà họ
đã và đang thực hiện. Từ đó, có những giải pháp nâng cao chất lượng của các
chương trình này.
Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu của giảng viên, sinh viên các trường đào tạo báo chí trong cả
nước.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về vox-pop và vài nét về việc sử
dụng vox-pop trên phát thanh Việt Nam
- Chương 2. Khảo sát thực trạng sử dụng vox-pop trên kênh phát
thanh nước ta những năm gần đây.
- Chương 3. Thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng
vox-pop trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay.
6
CHƢƠNG 1.LÝ LUẬN VỀ VOX-POP VÀ VÀI NÉT VỀ VIỆC SỬ
DỤNG VOX-POP TRÊN PHÁT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm về vox-pop phát thanh
Thu hút sự tham gia của thính giả vào chương trình phát thanh là một
trong những mục tiêu quan trọng của phát thanh hiện đại, nhất là hiện nay,
hình thức làm chương trình phát thanh trực tiếp ở các đài phát thanh từ trung
ương đến địa phương trong cả nước đã ra đời và liên tục được tăng cường và
mở rộng. Tuy nhiên, ngay cả trong những chương trình phát thanh trực tiếp
vẫn cịn thiếu, cịn ít tiếng nói của thính giả. Vox-pop được đưa vào các
chương trình phát thanh hiện nay đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của
phát thanh hiện đại. Vox-pop tạo thêm sự phong phú, đa dạng và sự xuất hiện
tiếng nói của thính giả trong chuỗi hạt âm thanh trong chương trình phát
thanh nhiều hơn.
Vox-pop là tên viết tắt của cụm từ voice of people hoặc vox populi, tức
tiếng nói của người dân, tiếng nói của dư luận quần chúng.
Theo một số tài liệu (trang web) bằng tiếng anh như The News Manual
online (www.mediacollege.com,) định nghĩa :
„Vox populi a Latin phrase that literally means voice of the people, is a term
often used in broadcasting for interviews with members of the "general
public". Có nghĩa là “Vox populi là một cụm từ La tinh có nghĩa là tiếng nói
của người dân” – Đây là một thuật ngữ hay được sử dụng trong các cuộc
phỏng vấn người dân trong cộng đồng… Vox-pop là một hình thức thơng tin
được sử dụng nhiều trên các phương tiện truyền thông để cung cấp một bản
chụp của dư luận về một vấn đề, sự kiện. Đối tượng người phát biểu ngẫu
nhiên được lựa chọn để cung cấp cho công chúng các quan điểm và phản ứng
của họ về một chủ đề cụ thể và phản ứng như là một sự phản ánh phổ biến”.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều cách hiểu và cách lý giải khác
nhau về vox-pop.
7
Các định nghĩa từ www.allwords.com định nghĩa vox-pop là một danh từ,
với những cách hiểu như sau:
- “Popular opinion derived from com-ments given informally member
of the public” có nghĩa là nhiều ý kiến, quan điểm được rút ra từ những phát
biểu về cùng một vấn đề, một nội dung thông tin của những thành viên trong
cộng đồng).
- “An interview in which such opinions are expressed”. Là một cuộc
phỏng vấn mà trong đó trình bày các ý kiến được khác nhau.
Cịn theo như một số nghiên cứu về vox-pop từ những năm 1960 vox-pop
được hiểu ngắn gọn hơn: “Shortened from vox populi”, tức là những ý kiến
ngắn được nhà báo lấy từ dư luận quần chúng (Những ý kiến ngắn đến từ dư
luận quần chúng được đưa lên báo chí).
Theo các cuộc phỏng vấn sâu mà chúng tôi thực hiện với phóng viên đài
TNVN, đài PT-TH Thanh Hóa, thì hiện nay cũng có khá nhiều cách hiểu khác
nhau về vox-pop, ví dụ như:
Phóng viên Chu Hiền (Đài TNVN) cho rằng: “Vox-pop là một thể loại
báo chí phát thanh đưa ra các ý kiến liên tục về một vấn đề nào đó”.
Phóng viên Hằng Nga (Đài TNVN) cho rằng: “Vox-pop là ý kiến của
người dân về một vấn đề nào đó”.
Phóng viên Thanh Mai (Đài TPTH Thanh Hóa) thì nói: “Vox-pop theo
cách hiểu và cách làm hiện nay mà đài chúng tôi đang áp dụng là một dạng
phỏng vấn vỉa hè hay cịn gọi là phỏng vấn đường phố”.
Phóng viên Thanh Huyền (Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai):
“Vox-pop được xem như một thể loại, hoặc một dạng thức chương trình phát
thanh, có thể đứng độc lập hoặc nằm trong tổng thể một chương trình lớn.
Nội dung và cấu trúc của vox-pop là sự kết nối, chắt lọc, sắp xếp những ý
kiến, thái độ, suy nghĩ có thể giống nhau nhưng cũng có thể trái ngược nhau)
8
của cộng đồng (đã được ghi âm trước đó) về cùng một vấn đề, một hiện
tượng, một nhân vật, một sự kiện, một quyết định hành chính”[14, tr 27-30].
Trong bài viết “Vox-pop: Vài kinh nghiệm sản xuất” được đăng tải trên
blog
cá
nhân
( />
radio/) nhà báo Phan Văn Tú cho rằng: “Vox-pop được xem như là một thể
loại, hoặc một dạng thức chương trình phát thanh, có thể đứng độc lập hoặc
nằm trong tổng thể một chương trình lớn. Nội dung và cấu trúc của vox-pop
là sự kết nối những ý kiến của cộng đồng (đã được ghi âm trước) về cùng một
vấn đề, một hiện tượng, một nhân vật, một sự kiện, một quyết định hành chính
v.v… Với vox-pop, nhà báo phát thanh khơng trực tiếp đưa ra ý kiến của
mình, và thơng thường, khơng để xuất hiện giọng nói của mình trên sóng.
Vox-pop là sự chọn lọc, sắp xếp các ý kiến để tạo thành một chỉnh thể có chủ
đề, có cấu trúc nội dung và hình thức hợp lý. Một vox-pop thường có các ý
kiến trái ngược nhau, cũng có khi là những ý kiến đa dạng để bày tỏ thái độ
hoặc sự đồng tình – khơng đồng tình… Vox-pop có thế mạnh của một thể loại
báo chí nêu ra dư luận, định hướng dư luận, giúp thính giả định hướng hành
vi. Đây cũng là dạng thức làm phát thanh rất hiệu quả vì nó tạo được tiết tấu
nhanh, mang hơi thở đời sống và thay đổi không gian, cấu trúc âm thanh
trong một tổng thể chương trình. Thể loại này khá phổ biến trong phát thanh
hiện đại”.
Khi vox-pop mới xuất hiện ở Việt Nam thì người ta gọi theo cách dịch
nghĩa từ tiếng Anh. Theo đó vox-pop được hiểu là lấy ý kiến quần chúng. Một
số tài liệu khác lại gọi vox-pop là phỏng vấn đường phố hay phỏng vấn dư
luận. Cách gọi thông dụng và phổ biến nhất hiện nay là chùm ý kiến, tức là
tập hợp ý kiến của người dân. Tuy nhiên, thuật ngữ chùm ý kiến vẫn chưa lột
tả được hết ý nghĩa của vox-pop, vì tên gọi chùm ý kiến chỉ có một nghĩa đó
là tập hợp nhiều ý kiến của mọi người. Do vậy, ở đài TNVN cũng như trong
các bài nghiên cứu các tác giả vẫn dùng thuật ngữ vox-pop. Vì vậy tác giả
luận văn cũng gọi tên dạng thức thông tin này là vox-pop.
9
Trên cơ sở những quan niệm khác nhau trên thế giới và cách hiểu về voxpop ở Việt Nam, tác giả luận văn xin đề xuất khái niệm “Vox-pop trong
chương trình phát thanh” như sau:
Vox-pop trong chương trình phát thanh là sự kết nối, sắp xếp, chọn lọc
các ý kiến của quần chúng nhân dân về cùng một vấn đề, sự kiện, nhân vật,
hiện tượng nào đó để tạo thành một chỉnh thể có cấu trúc nội dung và hình
thức chặt chẽ, được chuyển tới thính giả qua sóng phát thanh.
1.2. Nguồn gốc và sự ra đời của vox-pop trên thế giới
Vox-pop là một chương trình có phát sóng lần đầu tiên trên đài phát
thanh KTRH (Houston, Mỹ) vào ngày 11 tháng 1 năm 1935. Với ý nghĩa là
tiếng nói của nhân dân, vox-pop này bao gồm các cuộc phỏng vấn trên đường
phố từ các địa điểm khác nhau và các nhóm người khác nhau. Câu hỏi bao
gồm những câu như: Bạn có nghĩ rằng Hauptmann (Bruno) là phạm tội giết
chết em bé Lindbergh? Hoặc câu hỏi: Người lính có nên được trả tiền
thưởng? Cũng có những loại câu hỏi mà người được phỏng vấn có thể giành
chiến thắng giải thưởng. Tuy nhiên, “vox-pop chính thức được đặt tên và
được sử dụng trong một chương trình phát thanh nổi tiếng của Mỹ trước năm
1950 - .chương trình “The tonight show” của Steve Allen. Các phóng viên đã
tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn “những người trên phố”. Chương
trình hài kịch này có sự tham gia của thính giả và các phóng viên đã biến
chúng thành chương trình đêm khuya ăn khách lúc bấy giờ” [46].
Thơng thường, các chương trình này được thực hiện ở những nơi công
cộng, và người ta cho rằng chương trình này đưa ra những ý kiến rất thật.
Bởi người tham gia chương trình khơng được sắp đặt trước, mà chỉ là sự
chọn lựa ngẫu nhiên. Khơng chỉ xuất hiện trên phát thanh, mà trên sóng
truyền hình, vox-pop cũng xuất hiện và thu nhiều kết quả. Các phóng viên
truyền hình Mỹ cũng thường gọi tắt tên chương trình là vox-pop có nghĩa
là “tiếng nói của người dân”.
10
Trong Tạp chí truyền hình ở Mỹ, chương trình này thường được nhắc đến
dưới cái tên “Chương trình phỏng vấn người trên phố” – hay viết tắt là
MOTS. Và cách thực hiện chương trình này cũng chính là cách người ta làm
tổng kết về cuộc tổng bầu cử năm 2005 tại Vương Quốc Anh. Từ đây vox-pop
xuất hiện thường xuyên trong các chương trình của truyền hình Mỹ, truyền
hình Anh với mọi lĩnh vực trong đời sống thường ngày từ những vox-pop
được thực hiện trong lĩnh vực chính trị như “Vox-pop: Diễn đàn – Các chính
trị gia vốn đã xấu” (11/9/2012), “Vox-pop: Diễn đàn mở - Chính sách đối
ngoại và bầu cử” (25/9/2012), tới những vox-pop kinh tế, những ngành nghề
lao động chân tay như “Vox-pop: Sửa chữa ô tô với Gordon Fricke”
(20/9/2012), hay “Vox-pop: Làm vườn” (13/9/2012) [47].
Có thể kết luận rằng vox-pop ra đời ở Mỹ và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ,
Anh từ năm 1950 và cho tới thời điểm hiện tại thì vox-pop đã là một dạng
thơng tin khá phổ biến trên thế giới.
1.3. Vai trị và vị trí của vox-pop trên sóng phát thanh hiện đại
1.3.1. Tăng thêm tính cạnh tranh cho phát thanh, tạo âm thanh sống
động, tăng tính hấp dẫn cho phát thanh
Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội để báo chí phát triển hiện đại, nhưng
đồng thời cũng tạo ra khơng ít những khó khăn, thách thức. Hội nhập địi hỏi
báo chí vừa tiếp thu những kinh nghiệm, kỹ thuật hiện đại từ bên ngoài lại
vừa phải phát huy những ưu điểm vốn có của mình. Phát thanh cũng vậy, để
có thể cạnh tranh được với các loại hình báo chí, nhất là những loại hình báo
chí “sinh sau đẻ muộn” như truyền hình, internet thì phát thanh phải vừa phát
huy hết khả năng của mình lại vừa phải học tập những phương pháp, kỹ thuật
làm báo hiện đại.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo nên nhiều
loại hình báo chí mới, với nhiều tính năng hiện đại.
Sự xuất hiện của truyền hình với ưu thế vượt trội là những hình ảnh sát
thực và sống động đã khiến cho phương tiện nhanh chóng trở thành phương
11
tiện truyền thơng có vị trí cao trong đời sống xã hội. Báo mạng điện tử xuất
hiện dường như làm thay đổi thói quen tiếp nhận của cơng chúng và gần như
nó trở thành phương tiện truyền thơng số một. Đây là phương tiện truyền
thông kết hợp được một cách có hiệu quả những thế mạnh của cả báo in, phát
thanh và truyền hình. Khi truyền hình xuất hiện người ta dự đốn nó sẽ thay
thế phát thanh. Khi báo mạng điện tử xuất hiện người ta lại dự đoán nó sẽ
thay thế các loại hình báo chí khác trong tương lai. Nhưng thực tế đã chứng
minh rằng: Truyền hình không thay thế được phát thanh và báo mạng điện tử
cũng khơng có khả năng thay thế các loại hình báo chí khác. Chúng cùng tồn
tại và cùng phát triển.
Phát thanh hiện đại vẫn đang cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình báo
chí khác, vẫn đang tồn tại và phát triển.
Ở Việt Nam, hệ thống phát thanh nói chung, đài phát thanh quốc gia (đài
TNVN) và hệ thống đài phát thanh các tỉnh nói riêng có một vai trị vô cùng
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cộng đồng. Đài TNVN chính là
cánh chim đầu đàn, quyết định hướng đi cho phát thanh Việt Nam hiện đại.
Để phù hợp với xu thế hội nhập, đài TNVN đã xác định “đổi mới và nâng cao
chất lượng nội dung các chương trình trên sóng phát thanh cùng với đổi mới
mạnh mẽ công nghệ phát thanh theo hướng hiện đại hóa làm trục xoay trọng
tâm cho tồn bộ hoạt động của đài TNVN”.
Từ sự đổi mới của đài TNVN hệ thống đài phát thanh các tỉnh cũng được
đổi mới, không những đổi mới về các phương tiện kỹ thuật trong sản xuất
chương trình mà cịn đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung chương trình,
đáp ứng nhu cầu thơng tin và địi hỏi của báo chí hiện đại.
Với mục tiêu đó hệ thống đài phát thanh Việt Nam không ngừng đổi mới
và phát triển, tạo điều kiện để phát thanh vẫn đứng vững và có một vị trí quan
trọng trong lịng cơng chúng. Đồng thời, hướng đi ấy chính là cơ hội để đài
TNVN học hỏi kinh nghiệm làm phát thanh hiện đại để cạnh tranh có hiệu
quả với các loại hình báo chí khác. Hệ thống đài phát thanh Việt Nam hoàn
12
tồn có đủ năng lực và cơ hội để phát triển theo xu hướng hiện đại, để xứng
đáng với mong đợi của nhân dân.
Trong các chương trình phát thanh hiện đại vox-pop rất cần vì nó tạo nên
sự sinh động, hấp dẫn. Cũng giống như các thể loại khác của phát thanh, voxpop cung cấp thông tin, định hướng dư luận, nâng cao vai trị của thính giả
trên sóng phát thanh, đồng thời vox-pop cịn góp phần tạo nên màu sắc âm
thanh sống động, phong phú trên sóng.
Nếu như trước đây, trong chuỗi hạt âm thanh của ngôn ngữ báo phát
thanh trong các chương trình phát thanh bao gồm lời nói của phát thanh viên,
biên tập viên, phóng viên, lời nói của nhân vật hành động, thì bây giờ, nó
được bổ sung thêm một dạng lời nói nữa đó là lời nói của thính giả. Dạng lời
nói này khơng chỉ làm cho âm thanh trong chương trình đa dạng hơn mà cịn
góp phần tạo nên thơng tin thiết thực, sống động, mang hơi thở cuộc sống đến
với bạn nghe đài. Hơn nữa, chính tiếng nói của thính giả trong chương trình
đã đem lại sự tin tưởng, cảm giác gần gũi, tăng sự gắn bó giữa chương trình
và thính giả, tạo được nhiều cung bậc âm thanh trên sóng phát thanh. Bởi khi
thính giả tham gia vào chương trình, họ thực sự cảm nhận rằng chương trình
đã dành cho họ, góp phần làm đa dạng âm thanh trên sóng phát thanh.
Một chương trình phát thanh nếu chỉ có giọng nói của biên tập viên và
phóng viên thì cơng chúng cảm thấy đơn điệu và thơng tin một chiều, vì đó
mới chỉ là giọng nói của “nhà đài”. Vì vậy, vox-pop là dạng thơng tin rất có
hiệu quả trong việc góp phần tạo nên sự đa dạng âm thanh trên sóng. Trong
một buổi giao lưu với một ca sĩ, một diễn viên, có một đoạn băng ý kiến thể
hiện tình cảm hoặc thái độ của nhiều đối tượng công chúng về ca sĩ, diễn viên
ấy sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ (cả cho khách mời lẫn cho thính giả). Trong
một buổi bình luận bóng đá trước giờ bóng lăn, một vox-pop dự đoán tỷ số
trận đấu cũng tạo được “màu sắc” cho chương trình. Vox-pop cần cho các
chương trình phát thanh hiện đại vì nó tương đối khách quan, tạo sự tin tưởng
cao trong thính giả và quan trọng hơn cả là vox-pop có ngữ điệu, tiết tấu của
13
đời sống, bởi đây là một tác phẩm phát thanh được tạo ra từ những ý kiến của
người dân, không thấy bóng dáng “ơng nhà báo” trong tác phẩm.
Một vox-pop thường có sự xuất hiện cùng một lúc các giọng nam, nữ,
già, trẻ, các tầng lớp xã hội, các vùng miền… Các giọng nói lại có tiết tấu
khác nhau, tạo nên sự sống động về âm thanh. Như vậy khi có một vox-pop
thì thính giả sẽ được tiếp nhận giọng nói của rất nhiều người bên cạnh giọng
nói quen thuộc của phóng viên, góp phần làm giảm sự nhàm chán do nghe
mãi một giọng quen.
Bên cạnh đó thì bức tranh âm thanh ngắn gọn từ vox-pop cịn kích thích
trí tưởng tượng của thính giả. Vì khơng có lời giới thiệu nên thính giả ln
phải hình dung xem ai đang nói, người đó làm gì, như thế nào… nó ln gợi
trí tị mị cho thính giả.
Phát thanh tác động tới cơng chúng thơng qua thính giác, vì vậy, mỗi lần
thay đổi giọng nói trong chuỗi hạt âm thanh sẽ tác động tới tai nghe, làm cho
công chúng chú ý hơn đến vấn đề đang đề cập. Vì vậy, trong khoảng thời
lượng 1-2 phút với nhiều cung bậc giọng nói đan xen nhau sẽ tác động mạnh
mẽ tới tai người nghe, giúp cho người nghe tiếp nhận đầy đủ thông tin mà tác
giả muốn đưa tới.
Sự đa dạng về âm thanh cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho chương
trình phát thanh hấp dẫn, sinh động, nó khơng chỉ làm cho chương trình hay
về nội dung mà cịn đặc sắc về hình thức, tiết tấu, là điều kiện cần để thu hút
thính giả tham gia vào chương trình.
Ví dụ như trong vox-pop chương trình Diễn đàn tuổi trẻ ngày 24/4/2011
có đủ giọng nữ, nam, miền Nam, miền Bắc, miền Trung. Hay như vox-pop
chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội ngày 8/5/ 2011 có đủ giọng nam,
nữ, già, trẻ. Tất cả các chất giọng ấy làm cho âm thanh trên sóng phát thanh
sinh động, phong phú.
Vox-pop phù hợp cho hầu hết các dạng chương trình (như chuyên đề,
bình luận, văn nghệ, khoa giáo, thiếu nhi…). Trong một buổi giao lưu hay
14
một cuộc tọa đàm, phỏng vấn… vox-pop đem lại những thông tin khách quan,
chân thực cho công chúng, từ nội dung đến hình thức thơng tin, sự tham gia
của thính giả vào chương trình tạo ra sự tương tác, sinh động tính thiết thực
và hấp dẫn, thu hút bạn nghe đài đến với chương trình.
1.3.2. Vox-pop có vai trị cung cấp thơng tin đa chiều, đa dạng trên
sóng phát thanh
Báo chí tồn tại và phát triển từ rất lâu, với sự đa dạng, phong phú các
dạng bài khác nhau được thể hiện trên mặt báo, trên sóng phát thanh, truyền
hình như tin, phóng sự, phản ánh, ghi nhanh, điều tra, các thể ký báo chí…
Tuy nhiên, cơng chúng chỉ quen với cách tiếp nhận thông tin một chiều đến từ
các nhà báo, phóng viên, biên tập viên.
Vox-pop cung cấp thơng tin cho công chúng không giống như các dạng
bài báo đã nêu ở trên của báo phát thanh. Vox-pop không đi sâu phân tích,
đánh giá về vấn đề cho thính giả mà vox-pop cung cấp những thông tin về ý
kiến, nguyện vọng, tâm tư, tình cảm của người dân.
Qua vox-pop thính giả sẽ được biết thái độ của từng đối tượng với hình
thức thơng tin mới này. Những ý kiến ấy vừa là của riêng từng cá nhân,
nhưng cũng là ý kiến đại diện cho cộng đồng.
Vai trị thơng tin ở đây chỉ mang tính tương đối bởi nó khơng tn theo
tính chất thơng tin như các dạng bài báo khác đó là trả lời cho câu hỏi
5W+1H, tức là đi sâu vào tìm hiểu, phân tích diễn biến, ngun nhân, thực
trạng sự kiện, vấn đề… mà thông tin ở đây là đưa tiếng nói của người dân đến
với chính họ thơng qua radio. Vì vậy, thơng tin trong vox-pop khơng chỉ địi
hỏi thơng tin phải thời sự, mới, nóng mà cịn địi hỏi tính trung thực của thơng
tin. Chân thực từ chính giọng nói, từ chính kiến của người dân. Những ý kiến
được đưa ra trong vox-pop phải là suy nghĩ thật của công chúng về vấn đề, sự
kiện, nhà báo không được định hướng trước, không được ép buộc câu trả lời,
như thế mới đảm bảo tính chân thực của thông tin (thông tin ý kiến, tâm tư).
15
Ví dụ, trong chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội ngày 26/12/2011
với chủ đề mua sắm dịp Tết. Vox-pop của chương trình khơng phải chỉ cung
cấp thơng tin mặt hàng nào bán chạy nhất, giá cả là bao nhiêu… mà mục đích
của vox-pop là cung cấp đến thính giả những suy nghĩ riêng của mọi người về
việc mua sắm. Hay như chương trình Diễn đàn tuổi đàn tuổi trẻ ngày
17/4/2012 có chủ đề trào lưu hiphop trong giới trẻ. Vox-pop ở đây khơng đặt
mục đích cung cấp thơng tin hiphop là gì, những biểu hiện của nó, ảnh hưởng,
tác động đến giới trẻ như thế nào mà chỉ đơn giản là cung cấp cho thính giả
thấy được giới trẻ bây giờ nhìn nhận như thế nào về hiphop.
Thơng tin ý kiến mà vox-pop cung cấp tồn tại ở 2 dạng sau:
Thứ nhất: Vox-pop cung cấp thông tin nhưng là thơng tin đa chiều. Ví dụ
chương trình Diễn đàn tuổi trẻ 6/3/2012:
Ý kiến 1: Dù rằng cuộc sống có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì tầng
lớp trẻ bọn em vẫn phải cố gắng để học nữ công gia chánh. Cho dù ở siêu thị,
ở chợ có rất nhiều đồ ăn sẵn nhưng không phải lúc nào cũng thích, đặc biệt
là bố mẹ, chồng, con cái ăn mãi những đồ ăn sẵn người ta cũng chán.
Ý kiến 2: Giỏi ở đây tùy thuộc vào mỗi người, phụ nữ họ có một thiên
chức riêng và cũng có suy nghĩ về vấn đề ấy riêng. Với em thì cũng hơi biết
một chút, đặc biệt là ở công ty họ cũng tổ chức một số buổi tiệc cần đến bàn
tay phụ nữ.
Ý kiến 3: Mình cần phải biết những cơng việc như thế để mình có thể sử
dụng nó một cách khéo léo để sử dụng cái nữ tính của mình hơn. Em nghĩ như
thế mình sẽ cảm thấy tự tin hơn. Có thể mạnh mẽ và hiện đại hơn nhưng vẫn
phải thể hiện được cái chất nữ tính của mình trong cuộc sống.
Ý kiến 4: Khi đi làm có nhiều công việc bận rộn hơn, nhiều khi công việc
nữ công gia chánh có lẽ là phụ thơi. Với lại các nhà hàng, quán ăn mọc lên
rất là nhiều, có khi ở ngồi nhà hàng ăn cịn ngon hơn, mình nấu nhiều khi
không được ngon lắm.
16
Ở ví dụ trên dễ dàng nhận thấy rằng ý kiến đưa ra gồm có 2 chiều đó là:
Nên học nữ cơng gia chánh và cũng có ý kiến thể hiện quan điểm là không
nên quan tâm nhiều đến điều này. Đây cũng chính là 2 chiều ý kiến tồn tại
trong xã hội hiện nay về vấn đề nữ công gia chánh của người phụ nữ trong xã
hội hiện đại.
Thứ hai là: Vox-pop chỉ đơn giản là cung cấp thông tin ý kiến hoàn toàn
giống nhau (một chiều), tức là câu trả lời cùng một hướng. Ở dạng này thì lại
có 2 dạng nhỏ đó là: Thơng tin cùng chiều theo hướng ca ngợi và thông tin
cùng chiều nhưng theo hướng phản đối.
Vox-pop chương trình Diễn đàn tuổi trẻ ngày 22/5/2011.
Ý kiến 1: Đây là lần đầu tiên em được đi bầu cử quốc hội và cảm xúc của
em rất là sung sướng và tự hào bởi vì chính mình được lựa chọn ra những đại
biểu ưu tú.
Ý kiến 2: Đi bầu cử vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, bầu
cử là đương nhiên rồi. Là công dân được đi bầu cử rất là sung sướng bởi vì
được thực hiện quyền cơng dân của mình người ta thấy mình là người trưởng
thành.
Ý kiến 3: Bầu cử quốc hội là bầu những người đại diện cho mình tham
gia vào quốc hội. Nếu nhờ một người khác đi bầu sẽ khơng thực hiện được
nghĩa vụ của mình.
Ý kiến 4: Là một công dân em thấy đi bầu cử quốc hội là rất tự hào. Từ
khi vận động bầu cử thì em đã rất quan tâm đến vấn đề này, như địa phương
em thì sẽ có những ứng cử viên nào, năm nay sẽ có gì mới so với khóa trước.
Đặc biệt hơn nữa trường em cịn đứng ra đăng cai cuộc thi tìm hiểu về bầu cử
quốc hội cho giới trẻ vừa rồi.
Ý kiến 5: Đây là một sự kiện lớn đối với đất nước cũng như đối với bản
thân em bởi vì đi bầu cử quốc hội đánh dấu một bước trưởng thành. Qua
những thông tin của trường và những thông tin tiếp cận trên báo, đài. Em
thấy mình có trách nhiệm lớn.
17
Từ vox-pop được thực hiện ở trên thì chúng tơi nhận thấy cả 5 ý kiến đưa
ra đều thể hiện thái độ hạnh phúc, tự hào, phấn khởi khi được trực tiếp tham
gia bầu cử quốc hội khóa XIII.
Ví dụ vox-pop chương trình Khách mời chủ nhật ngày 24/4/2011 voxpop về an tồn giao thơng:
Ý kiến 1: Văn hóa tham gia giao thông đang là vấn đề cần quan tâm và
cần bàn, đặc biệt là văn hóa tham gia giao thông của giới trẻ hiện nay. Mỗi
ngày lực lượng cảnh sát giao thông phải đuổi bắt và xử lý hàng trăm trường
hợp vi phạm luật giao thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước,
trong đó đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh niên chiếm tới 80% số vụ người
vi phạm. Chủ yếu là do các bạn trẻ chưa có ý thức khi tham gia giao thơng.
Ý kiến 2: Bây giờ bảo các bạn sinh viên hoặc các bạn trẻ hiện nay đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thơng cũng là điều hơi khó. Một số bạn cho rằng
đội mũ vào nó sẽ kịch cỡm, khơng hợp với bộ đồ đang mặc. Nhưng một số
bạn lại nghĩ đội mũ giao thơng vào nó vướng. Cũng một phần do mũ nhưng
cũng một phần do ý thức các bạn ấy nữa, chưa hiểu được tác hại của việc
không đội mũ.
Ý kiến 3: Hiện nay, trong giới trẻ đặc biệt sinh viên, thanh niên, do ý thức
chưa tốt, thứ hai là chưa hiểu về luật nên khi tham gia giao thơng cịn vi
phạm rất nhiều. Ví dụ vượt đèn đỏ, chở q số người, ăn nói khơng có văn
hóa khi tham gia giao thơng. Tình trạng ấy xảy ra ở tất cả các thành phố.
Theo tôi, thứ nhất là ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, thứ hai là
gây ra tai nạn.
Ba ý kiến của vox-pop trên đều cùng thể hiện một quan điểm cho rằng ý
thức chấp hành luật lệ giao thông của thanh niên là chưa tốt. Thanh niên cịn
vi phạm giao thơng rất nhiều.
18
1.3.3. Vox-pop gia tăng sự tham gia của thính giả vào các chƣơng
trình phát thanh.
Trong thời bao cấp, báo phát thanh được công chúng đặc biệt ưa chuộng
nhưng hầu như khơng có sự tham gia của thính giả vào q trình sản xuất các
chương trình phát thanh. Từ khi đất nước đổi mới, báo chí cũng đổi mới, sự
tham gia của thính giả vào các chương trình ngày một nhiều, song chủ yếu
gián tiếp qua thư thính giả. Thư thính giả gửi đến đài phải qua rất nhiều khâu
xử lý, biên tập, rồi khán giả mới được xuất hiện gián tiếp trong chương trình
phát thanh thơng qua giọng đọc của phát thanh viên trong studio. Những năm
gần đây, các chương trình phát thanh trực tiếp ra đời với cơng nghệ mới và
phương pháp thông tin hiện đại đã tạo điều kiện cho thính giả tham gia một
cách tự nhiên và trực tiếp vào chương trình. Nhìn lại quá trình phát triển,
chúng ta nhận thấy, sự tham gia của công chúng vào hoạt động báo chí chính
là một trong những thước đo sự tiến bộ hiện đại của báo chí nói chung và báo
phát thanh Việt Nam nói riêng.
Những thắc mắc, những nhu cầu, suy nghĩ, tình cảm của cơng chúng
được phản ánh tức thì, được giải đáp tức thì mang lại hiệu quả truyền thông
cao. Phát thanh hiện đại đang khuyến khích sự tham gia của thính giả. Các
chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình có tính chất giao lưu, trao đổi
luôn dành một lượng lớn thời gian nhất định cho những câu hỏi, thắc mắc của
thính giả. Câu hỏi, thắc mắc của thính giả khi thì được đưa trực tiếp lên sóng,
khi thì được đưa lên sóng thơng qua lời dẫn của phát thanh viên.
Vox-pop được thực hiện càng góp phần giúp sự tham gia, cộng tác của
thính giả vào chương trình phát thanh được trực tiếp hơn. Với mỗi vox-pop
thính giả được trực tiếp đưa ý kiến của chính mình về bất cứ vấn đề nào mà
thính giả quan tâm. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn (1-2 phút) có thể có tới
5-7 thính giả tham gia vào chương trình. Ý kiến của thính giả có khi là một ơ
thơng tin riêng biệt nhưng có khi nó lại là cơ sở để phát thanh viên đặt câu hỏi
giải đáp những ý kiến đó, hay đặt vấn đề để cùng bàn luận, thảo luận.
19