Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thuyết nhân quả Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.79 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========




HOÀNG THỊ HUẾ




THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG
VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu





HÀ NỘI – 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG THỊ HUẾ




THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC
DÂN GIAN VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 03 01




Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu







Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Huế




















LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ từ gia đình, các thầy, cô giáo, các trung tâm thư viện, bạn bè đồng
nghiệp cùng các ban ngành có liên quan.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới GS. TS. Nguyễn
Hùng Hậu. Thầy đã rất quan tâm, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
người đã luôn sát cánh giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức mình nhưng vì năng lực của bản thân còn
hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các
thầy, cô và bạn đọc góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2014

Hoàng Thị Huế





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Đóng góp mới của luận văn 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7
8. Kết cấu của đề tài 7
NỘI DUNG 8
CHƢƠNG 1: THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀ VÀI NÉT VỀ
KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 8
1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo 8
1.1.1 Một vài nét về Phật giáo 8
1.1.2. Nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo 13
1.2. Vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam 29
1.2.1. Khái niệm văn học dân gian 29
1.2.2. Đặc trưng và hình thức của văn học dân gian Việt Nam 31
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT
GIÁO TRONG KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 35
2.1. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong ca dao, tục ngữ 35
2.1.1. Vài nét về ca dao, tục ngữ 35
2.1.2. Nhân quả với quá trình lao động sản xuất trong ca dao, tục ngữ 38
2.1.3. Nhân quả đối với hôn nhân và gia đình trong ca dao, tục ngữ 42
2.1.4. Nhân quả với việc nhận định về con người và việc đời 48
2.2. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong một số truyện cổ tích 55
2.2.1. Khái quát về truyện cổ tích 55
2.2.2. Biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáotrong một số câu truyện cổ tích 57
2.3. Ý nghĩa của những biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáo trong việc
giáo dục đạo đức đối với con ngƣời Việt Nam hiện nay 67

2.3.1. Ý nghĩa định hướng lối sống nhân đạo và tấm lòng khoan dung vị tha 67
2.3.2. Tính nhân văn hướng thiện 70
2.3.3. Giáo dục nhân quả với đạo Hiếu trong gia đình Việt Nam 72
2.3.4. Giáo dục nhân quả với các mối quan hệ của con người trong xã hội 76
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời vào
khoảng thế kỉ thứ VI trước công nguyên. Ngọn đuốc trí tuệ của đức Phật thắp
lên cách đây hơn 25 thế kỉ qua vẫn tiếp tục soi sáng cho chúng ta ngày nay.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo với tinh thần
bình đẳng từ bi đã ăn sâu vào nếp sống và tư duy của người dân trở thành
những giá trị tinh thần vô giá, góp phần tạo nên những nét đặc sắc của đạo
đức dân tộc và văn hóa tâm linh người Việt. Hơn bao giờ hết, giáo lý của Phật
giáo đã được dân tộc Việt Nam tiếp nhận một cách dễ dàng bởi tính thiết thực
và gần gũi trong đời sống sinh hoạt thường nhật. Tư tưởng triết lý của Phật
giáo đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam. Một trong những giáo lý rất
gần gũi với người Việt Nam chính là thuyết nhân quả. Nó đã ăn sâu vào hệ tư
tưởng của mọi tầng lớp, mọi người dân Việt Nam. Nó không chỉ ảnh hưởng
trên lý thuyết thông qua những bài giảng, qua kinh sách mà đã được thể hiện
rõ nét qua cách sống, qua ý thức thực hành một cách tự nhiên, trở thành một
bản năng vốn có của con người.
Khi đã hiểu được giáo lý của thuyết nhân quả thì trong mỗi hành động,
mỗi việc làm bản thân chúng ta sẽ có ý thức cao hơn để tạo ra kết quả cao
nhất, tránh những hậu quả không tốt về sau. Đồng thời, biết chế ngự mọi bất
hạnh, ngăn ngừa những điều ác để xua tan cái nghiệp quả luân hồi cho kiếp
sau, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và cho toàn

xã hội. Trong một xã hội, nếu ai cũng yêu thương, sống chan hòa, đối xử đúng
mực với nhau, không làm điều ác, làm điều gì cũng xuất phát từ cái thiện,
luôn đặt điều nhân nghĩa lên trên thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao. Đó chính là
mục tiêu và mơ ước mà nhà Phật luôn hướng tới.
Ngày nay, nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới, phát triển
nền kinh tế thị trường. Do vậy, thời cơ tạo ra là vô cùng to lớn nhưng bên
cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức đặt ra cần phải chú trọng giải quyết. Ta

2
thấy rằng, xã hội trở nên mất cân đối giữa đời sống tinh thần và vật chất. Nền
khoa học thì phát triển mạnh mẽ như vũ bão, trong khi đó thì đời sống đạo
đức con người ngày càng trở nên suy thoái. Tôn ty trật tự, luân lý đạo đức
trong gia đình cũng như ngoài xã hội không còn nét đẹp truyền thống như xưa,
mà dường như còn bị xem nhẹ. Một bộ phận giới trẻ ngày nay xem chuẩn mực
đạo đức như một định kiến cổ hủ phong kiến. Đó chính là những dấu hiệu rõ
nhất cho thấy sự suy thoái của nền đạo đức trong thời đại mới. Trước những thực
trạng ấy, vấn đề giáo dục đạo đức thông qua giáo dục con người nhận biết và tin
sâu giáo lý nhân quả càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Qua đó, học thuyết nhân quả của Phật giáo có một vai trò rất lớn không
chỉ với con người Việt Nam nói chung mà nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với giới trẻ nói riêng. Và để giáo lý nhân quả đi sâu và trong ý thức của
mọi người thì không chỉ bằng những lý luận, giáo lý trong sách vở mà cần
thấy rằng Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ rất sớm, chính vì thế ảnh hưởng
của nó đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam là rất lớn, nó được ông
cha ta đúc kết lại trong kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đa
dạng. Thông qua những câu ca dao, tục ngữ hay những câu chuyện thần thoại,
cổ tích cha ông ta luôn thể hiện những tư tưởng nhân quả rất sâu sắc, đó là tư
tưởng “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặt quả ấy”, hay “gieo gió gặt bão”, “ác
giả ác báo”… Những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao tục ngữ chính là
những ví dụ sinh động nhất, dễ hiểu nhất đưa các thế hệ người Việt hiểu rõ hơn

về thuyết nhân quả của Phật giáo, từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức tốt
đẹp cho bản thân mình, làm giàu thêm truyền thống văn hóa của dân tộc. Do
vậy, không chỉ học giáo lý thuyết nhân quả của Phật giáo mà chúng ta hãy kết
hợp với những tác phẩm, những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Có như vậy giáo lý của thuyết nhân
quả mới lan rộng và thấm sâu vào mỗi người dân Việt.
Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của
người Việt nói chung, trong đó thuyết nhân quả là thuyết chủ yếu bao trùm

3
ảnh hưởng đến con người Việt Nam.Vì vậy thuyết nhân quả của Phật giáo ảnh
hưởng sâu đậm trong lối sống, tư duy, cách ứng xử của người Việt Nam. Hiện
nay, thuyết nhân quả của Phật giáo có ý nghĩa nhất định trong việc răn đe con
người trước hành vi tội lỗi và cái ác. Do đó việc nghiên cứu thuyết nhân quả
trong kho tàng văn học dân gian là một điểm độc đáo của tư tưởng Phật giáo ở
Việt Nam. Qua đó ta thấy văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam hòa trộn nên việc
bóc tách thể hiện trong văn học dân gian không chỉ là vấn đề khoa học lý thú
mà còn có ý nghĩa giáo dục con người trong thực tiễn.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ THUYẾT NHÂN QUẢ
PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu về những triết lý của Phật giáo, đã có nhiều cuốn sách và
công trình khoa học nghiên cứu các khía cạnh thuyết nhân quả của Phật giáo
cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó đối với cuộc sống mỗi người Việt Nam.
Trong cuốn sách Phật học Phổ thông của hòa thượng Thích Thiện Hoa
đã đề cập đến nhiều khía cạnh của thuyết nhân quả. Ở đây, ông đã trình bày rõ
ràng các đặc tính của nhân và quả, nhân quả trong thực tế: chi phối tất cả vũ
trụ vạn hữu, không có một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật cũng không
thoát khỏi luật nhân quả. Tức là, nhân quả có trong cả những vật vô tri, vô

giác, có trong cả động vật, thực vật và tất cả chúng sinh, không một sự vật
nào là không có nhân quả. Đặc biệt, qua đây chúng ta còn thấy được những
lợi ích đạt được nếu như hiểu được và áp dụng luật nhân quả: nó tránh cho ta
những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền “vạn vật do
một vị thần sinh ra và uy quyền thưởng phạt muôn loài”, nó đem lại cho ta
lòng tin tưởng vào chính bản thân cá nhân mình khi họ biết rằng cuộc đời
mình là do nghiệp nhân quả của mình tạo nên, là người tự xây dựng đời mình
thì phải tin tưởng vào mình để sống tốt hơn và khi họ đã hiểu rõ được luật

4
nhân quả thì không còn thấy chán nản hay trách móc bất kì ai nữa mà tự tìm
ra lối thoát cho mình.
Hay trong đề tài “Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo và tổ ấm Việt Nam”
trích trong Đạo Phật và dòng sử Việt của Thích Đức Nhuận chúng ta cũng
thấy rõ hơn được người Việt Nam xưa và nay vẫn luôn có một lối sống lạc
quan, yêu đời thanh nhàn trong tư tưởng, nội tâm trước những sóng gió cuộc
đời. Đó chính là họ nhận thức được quy luật nhân quả vẫn luôn thường nhật
trong mọi mặt của đời sống con người. Qua đó chúng ta thấy được tác giả đã
khẳng định con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện tính đại
đoàn kết dân tộc ngay từ thời kì dựng nước và giữ nước. Những con người
Việt Nam thời đó họ đã nhìn về các tấm gương anh hùng thời đại trước để
tiếp nối cho sự nghiệp xây dựng ngày mai của đất nước.
Và một trong những cuốn sách thể hiện rõ nét, sâu sắc và đầy đủ nhất
mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là cuốn “Luận về nhân -
quả” của tác giả Thích Chân Quang. Đây không phải là quyển sách đọc một
lần, bởi càng đọc chúng ta càng thấm thía sâu sắc hơn khi nhìn lại cuộc đời
mình, càng đọc chúng ta càng thấy cần tạo cho mình một lối sống an vui và
hạnh phúc chân thật, càng đọc chúng ta càng thấy đường “giải thoát” của đạo
Phật không phải là khó đi.
Ở đây tác giả Thích Chân Quang đã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng cuộc

sống của mình có hạnh phúc hay đau khổ đều do nghiệp ở chính mình tạo
nên, chúng ta sẽ thấy nhân đâu quả đó, do vậy chúng ta sẽ hướng tâm mình
đến chân - thiện - mỹ. Không những thế còn cho chúng ta thấy lợi ích thiết
thực bằng cách vượt qua tất cả đau khổ, phiền não thường xảy ra trong cuộc
đời. Và đọc Luận về nhân quả mỗi người chúng ta sẽ không làm những điều
ác, luôn luôn tăng trưởng những điều lành, nhờ thế cuộc đời của họ sẽ đạt
được an vui và hạnh phúc. Và điều quan trọng là con người sẽ thoát ly được
thế giới thần linh, không còn cảm thấy sợ hãi, lo ngại về thế giới quỷ thần
trong chốn tinh thần của họ.

5
Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể đến cuốn sách Phật học tinh hoa của
Thu Giang - Nguyễn Duy Cần đã nói về lịch sử đạo Phật theo một sự tiến
triển bao quát, có hệ thống được trình bày khúc triết, rõ ràng. Trong đó còn
nói về thuyết nhân quả, theo vòng biến thiên vô cùng vô tận với sự ảnh hưởng
lẫn nhau giữa nội tâm và ngoại cảnh, giữa vật chất và tinh thần theo mối liên
quan tương hỗ, tác dụng qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.
Ngoài ra bàn về thuyết nhân quả còn có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu khác như:
Thuyết nhân quả qua lăng kính duy thức của Thích Nguyên Chủng, hay
Tư tưởng Phật giáo trong ca dao Việt Nam của Mang Viên Long và Luật
nhân quả của Tâm Bình, Ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống người Việt của
Thích Nguyên Tạng…
Như vậy có thể thấy rằng những nghiên cứu về tư tưởng thuyết nhân
quả của các tác giả trên là những công trình khoa học có giá trị to lớn về
nhiều mặt. Nó khẳng định được rằng triết lý về thuyết nhân quả đã có sức hút
và sự quan tâm lớn của rất nhiều độc giả. Tuy vậy các công trình nghiên cứu
trên chủ yếu mới chỉ bàn đến nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo mà chưa
chỉ ra những ảnh hưởng của nó trong văn học dân gian Việt Nam. Chính vì
thế đó cũng là một khó khăn thử thách đối với công trình nghiên cứu này.

Và ở đề tài nghiên cứu này, người nghiên cứu muốn kế thừa, bổ sung và
phát triển kết quả của những người đi trước để từ đó có cách nhìn tổng quát,
đặc biệt thấy được sự vận dụng triết lý nhân quả của Phật giáo trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam của cha ông ta. Trong một giới hạn nhất định, tác
giả nghiên cứu mong muốn đi sâu, phân tích một cách có hệ thống trên cơ sở
đó hình thành phương pháp luận đúng để mỗi người có cách hành động đúng
và đó cũng chính là nhu cầu cần tìm hiểu hơn về thuyết nhân quả trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:

6
Luận văn phân tích biểu hiện thuyết Nhân quả Phật giáo trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam và phần nào làm rõ ý nghĩa của nó trong việc giáo
dục đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn cần giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
- Trình bày nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo và giới thiệu qua về
kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
- Phân tích một số biểu hiện thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam và ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức đối
với con người Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của công trình này là những quan điểm, nguyên lý trong
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh và văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin như phương pháp phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử,
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: thuyết nhân quả của Phật giáo trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát một số biểu hiện thuyết nhân quả của
Phật giáo trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, một
số truyện cổ tích tiêu biểu.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Đề tài phân tích những biểu hiện của thuyết nhân quả của nhà Phật
trong văn học dân gian Việt Nam hay nói cách khác phân tích văn học dân
gian Việt Nam trên khía cạnh thuyết nhân quả.
- Trình bày có hệ thống, nhiều khía cạnh một số vấn đề đạo đức dưới
góc độ triết học.

7
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn thuyết nhân quả của
Phật giáo biểu hiện trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài đã khẳng định những giá trị tư tưởng trong truyền thống
văn hóa dân tộc dưới tác động của Phật giáo.
+ Định hướng giáo dục con người trong suy nghĩ, nhận thức và hành
động đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội, hướng thiện cho con người.
+ Đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến Phật giáo và
văn học dân gian Việt Nam.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương 5 tiết.
Chương 1: Thuyết nhân quả Phật giáo và vài nét về kho tàng văn học
dân gian Việt Nam
1.1. Thuyết nhân quả của Phật giáo
1.2. Vài nét về kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Chương 2: Một số biểu hiện của thuyết nhân quả Phật giáo trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam
2.1. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong ca dao, tục ngữ
2.2. Nội dung thuyết nhân quả Phật giáo trong một số truyện cổ tích
2.3. Ý nghĩa của những biểu hiện thuyết nhân quả Phật giáo trong việc
giáo dục đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay




8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀ VÀI NÉT VỀ
KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1 Thuyết nhân quả của Phật giáo
1.1.1 Một vài nét về Phật giáo
* Khái lược về Phật giáo
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa
Phật pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người vị tha
và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình, tiến tới con
người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý nhất của đời mình,
tiến tới con người từ, bi, hỷ, xả, con người Phật. Phật giáo xuất hiện ở miền
bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nê pan) vào khoảng thế kỉ VI trước công
nguyên, Phật giáo đã nhanh chóng phổ biến và trở thành một quốc giáo ở Ấn
Độ. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra
đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo,
chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp của đạo Bàlamôn, tìm con đường giải
thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Trải qua
những thăng trầm lịch sử, Phật giáo trở thành một tôn giáo thế giới và đã đang
ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương

Đông. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng
chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được
tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động. Nó trở thành biểu
tượng của lòng từ bi, bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc châu
Á.
Sự xuất hiện tư tưởng Phật giáo gắn liền với hoàn cảnh lịch sử, kinh tế,
chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ đại. Đây là thời kì chế độ nô lệ kiểu phương
Đông đã phát triển với sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và nhà nước quân
chủ chuyên chế trung ương tập quyền là sở hữu tối cao về ruộng đất và thần
dân. Về mặt tư tưởng, đời sống tinh thần xã hội lúc này bị thống trị bởi quan

9
điểm duy tâm tôn giáo trong thánh kinh Véda và đạo Bàlamôn. Không những
thế, chúng còn là cơ sở triết lý cho chế độ phân chia đẳng cấp và các đạo luật
của nhà nước. Theo Đạo Bàlamôn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định:
Bàlamôn, quý tộc, bình dân bao gồm những người buôn bán, thợ thủ công,
nông dân và đẳng cấp nô lệ. Trong 4 đẳng cấp đó tăng lữ Bàlamôn là đẳng
cấp cao quý nhất được sinh ra từ miệng của đấng tối cao là thần sáng tạo
Brahma và thấp hèn nhất là tiện dân nô lệ. Người của đẳng cấp nào thì sẽ mãi
mãi thuộc đẳng cấp ấy và sẽ không thể thay đổi.
Về mặt chính trị xã hội, tầng lớp Bàlamôn được kính trọng, tôn sùng.
Họ chuyên nghiên cứu giảng dạy thánh kinh, lo việc tế lễ. Đẳng cấp quý tộc
(vua chúa, tướng lĩnh) cai trị và thâu tóm ruộng đất. Đẳng cấp bình dân phải
lao động nuôi các đẳng cấp trên, ngoài ra họ còn phải nộp thuế, đi lính. Đẳng
cấp thấp nhất là nô lệ phải phục dịch ba đẳng cấp trên, chịu mọi cực khổ và
hoàn toàn lệ thuộc vào các đẳng cấp trên… Sự thống trị khắc nghiêt về mặt
kinh tế, chính trị, tư tưởng trên đã làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc
trong đời sống xã hội và tất yếu dẫn đến sự phản kháng của quần chúng lao
động đòi hỏi một sự tự do, công bằng xã hội.
Đây chính là những nhu cầu của hiện thực lịch sử, làm xuất hiện các

trường phái tư tưởng mới ở Ấn Độ trong thời kì này. Do vậy “để chống lại
những đạo luật hà khắc của đạo Bàlamôn - đạo Phật đã ra đời. Phật giáo xuất
hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội; một mặt, nó
phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn Độ; mặt khác, nó
phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng
giữa con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Véda
và đạo Bàlamôn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính
con người”.[8, tr. 116]
Sự ra đời Phật giáo còn gắn liền với tên tuổi người sáng lập là Thích Ca
Mâu Ni (nghĩa là giác ngộ của tộc người Thích ca). Đây là tên gọi khi thành
đạo. Tên thật của Thích Ca Mâu Ni là Siddhartha (Tất đạt đa) nghĩa là “người

10
thực hiện mục đích”, họ là Gautama, vốn là con đầu của vua Tịnh Phạn. Thích
Ca Mâu Ni sống trong khoảng thời gian từ năm 566 đến 485 trước Công
Nguyên ở miền Trung Bắc Ấn Độ.
Ngay từ nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa đã được sống trong nhung lụa, không
tiếp xúc với xã hội bên ngoài, không hề thấy và không hề biết rằng trong cuộc
đời lại có những đói khát, bệnh tật, già yếu và chết chóc. Năm 17 tuổi, Thái tử
cưới vợ là công chúa Da giu đà la (Yasodnara) sinh một con trai là La hầu la.
Từ đó, Thái tử mới được tiếp xúc với hiện thực cuộc sống ngoài chốn cung
đình. Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với những cảnh già yếu, bệnh tật, chết
chóc đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Ngài.
Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử
để đi tu hành, tìm được diệt khổ và sự giải thoát cho chúng sinh. Sau sáu năm
tu khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn mà không đạt được sự yên tĩnh trong tâm hồn và
cũng không nhận thức được chân lý, ông nghiệm ra là cả cuộc sống tràn đầy
vật chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh đều không giúp tìm con
đường giải thoát, chỉ có con đường trung đạo là đúng đắn nhất. Do đó, ông tự
mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý và bỏ lối tu khổ hạnh, đi sâu vào

tư duy trí tuệ. Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây bồ đề (bodhi) tại làng
Uruvela, chìm đắm trong tư duy sâu thẳm, ông tuyên bố đã tìm được với chân
lý, hiểu được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu
vớt. Ông đã “ngộ đạo” và trở thành Thích Ca Mâu Ni năm 35 tuổi, khi ấy ông
lấy hiệu là Buddha có nghĩa là người “giác ngộ” (Trung Quốc dịch là Phật).
Người ta gọi ông là Sayka-muni (Trung Quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni –nhà
hiền triết xứ Sayka).
Nguyên lý cơ bản của Phật Giáo được thể hiện trong giáo lý. Hệ thống
giáo lý của Phật Giáo là một hệ thống đồ sộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh
điển, gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.
Kinh tạng (Sutra Pitaka) là những sách ghi lời Phật Thíc Ca giảng về
đạo lí, được đệ tử Anan đa kể (đọc) lại trong lần kết nạp đầu tiên.

11
Luật tạng (Vinafapitaka) là sách ghi những giới luật do Phật chế định
làm khuôn phép sinh hoạt cho tăng đoàn và các đệ tử tại gia, do Ưu bà ly kể
(đọc) lại trong lần kết tập đầu tiên.
Luận tạng (Abhidhammapikata) là hệ thống những luận giải của các Hộ
pháp về kinh tạng và luật tạng.
Giáo lý cơ bản của đạo Phật được thể hiện qua những khái niệm như:
vô tạo giả, vô thường, vô ngã, tứ diệu đế
*Khái lược về Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo từ khi du nhập đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam
hơn 20 thế kỉ. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử nước nhà, Phật giáo với
tinh thần bình đẳng đã ăn sâu vào nếp sống và tư duy của người dân trở thành
những giá trị tinh thần vô giá, góp phần tạo nên những nét đặc sắc của đạo
đức dân tộc và văn hóa tâm linh Việt Nam trong đó chúng ta không thể không
nói đến thuyết Nhân quả của Phật giáo. Ngay từ buổi đầu bình minh tự chủ
của dân tộc, Phật giáo đã có những mối duyên liên hệ thắm thiết đến sự tồn
vong của dòng sinh mệnh Việt Nam.

Phật giáo du nhập và được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, nhất là
cuối thế kỉ II đến thế kỉ III Tây lịch qua hai con đường Hồ Tiêu (con đường
biển) và con đường Đồng Cỏ (con đường tơ lụa).
Dân tộc Việt Nam, về nhân chủng, có nguồn gốc cùng Malaisia và
Indonesia cùng với các nước Đông Nam Á láng giềng, trực tiếp thu nhận tinh
hoa Phật giáo vốn có chung một truyền thống sinh hoạt “nông nghiệp thảo
mộc” - Một nền văn hóa nhân bản bao dung, trí tuệ và khai phóng, đượm sắc
thái hiếu sinh, hiếu hòa và giải thoát.
Chính vì thế mà Phật Giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ
đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của nhà sư Ấn Độ,
Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của của quận Giao Chỉ sớm trở thành
trung tâm Phật quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man
Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La trong
khoảng các năm 168-189. Và để sau đó Phật giáo có mặt tại Việt Nam, với

12
chiều sâu và bề dày lịch sử 20 thế kỉ, đã cùng với dân tộc đấu tranh giành
quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập, đã gây dựng nên một nếp sống
“dân phong quốc tục” đẹp làm vẻ vang cho nòi giống Việt - con rồng cháu
tiên. Xuyên qua những đóng góp to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ
nước của đạo Phật Việt, kể từ các Vương triều: Tiền và Hậu Lý Nam Đế
(542-603) mở đầu nền tự chủ cho nước nhà, đến nhà Đinh (968-980) và Tiền
Lê (989-1009), sang nhà Lý (1009-1225) và tiếp theo nhà Trần (1225-1400),
Phật giáo lại càng được phát triển mạnh mẽ trong đời sống xã hội, đồng thời
mở mang trên khắp mặt sinh hoạt quốc gia, đem an vui hạnh phúc đến với
toàn dân, từ bi, thương yêu tràn ngập, thì đồng thời nền văn hóa Đại Việt cũng
vươn lên tuyệt đỉnh vinh quang.
Có thể nói từ khi mới du nhập vào nước ta Phật giáo đã có một chỗ
đứng khá vững chắc trong cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam. Và
đặc biệt Phật giáo đã có một bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành quốc

giáo của nước ta dưới triều đại nhà Lý. Bước sang triều đại nhà Trần sau này
Phật giáo Việt Nam lại có một bước tiến mới đánh dấu một mốc son trong sự
phát triển của Phật giáo Việt Nam.
Nói về Phật giáo đầu đời Trần, Phật giáo không chỉ có dân tu, mà vua
cũng đi tu. Nói như nhà nho Lê Quát đời Trần rằng “phân nửa thiên hạ đi tu”,
người xuất gia quá đông, đại đa số dân chúng là người tu tại gia, chùa chiền
đâu cũng có. Lúc bấy giờ Phật giáo bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất
trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời
sống, văn hóa, tư tưởng, đồng hóa với hầu hết mọi hình thức tín ngưỡng, tập
tục sơ khai. Cũng không biết từ bao giờ, những ngôi chùa mọc lên như một bộ
phận hữu cơ, gắn bó thân thiết với cộng đồng xã hội “đất vua, chùa làng,
phong cảnh Bụt”.
Phật Giáo đã ăn sâu bám rễ vào Việt Nam. Qua sự thăng trầm của chiều
dài lịch sử, đến thế kỉ XX mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật

13
giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị Miền Nam, với
các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu
Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài vào nước ta, đã
được nhân dân tiếp thu và vận dụng vào đời sống dân tộc một cách tự nhiên
và đóng vai trò lịch sử nhất định trong cuộc sống dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu
lịch sử phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ phận quan trọng của lịch sử
dân tộc.
1.1.2. Nội dung thuyết nhân quả của Phật giáo
Vũ trụ, vạn vật không phải tuần hoàn, biến dịch một cách tự nhiên, vô
lý, mà tuân theo một cái luật chung đó là luật nhân quả. Luật này không phải
do một đấng nào, xã hội nào đặt ra mà là một luật thiên nhiên âm thầm, lặng
lẽ, nhưng đúng đắn vô cùng.
Người đời vì không quan sát một cách kỹ càng, tường tận nên không

thấy được luật ấy. Do đó, họ đã hành động một cách bừa bãi, thiếu tinh thần
trách nhiệm đối với bản thân mình và với người xung quanh. Và cũng chính
vì thế mà họ đau khổ, lặn ngụp mãi trong biển mê mờ, tội lỗi.
Trái lại, Đức Phật là vị hoàn toàn giác ngộ, đã phát huy hiện ra luật
nhân quả đang chi phối, điều hành mọi sự vật trong vũ trụ này, nên Đức Phật
đã hành động một cách sáng suốt, lỗi lạc cho chính mình và chúng sinh.
Vậy chúng ta cần phải hiểu biết cái luật nhân quả mà đức Phật phát huy
nó như thế nào, để rồi hành động đúng theo như lời Đức Phật đã làm, nhằm
đem lại hạnh phúc chân thật, lâu bền cho mình và cho người xung quanh. Và
tư tưởng nhân quả của Phật giáo ấy được hiểu như thế nào? Chúng ta sẽ
nghiên cứu nội dung của nó ở từng khía cạnh.
a. Quan niệm của Phật giáo về nhân quả
Theo triết lý Phật giáo, vũ trụ vạn vật biến hoá vô thường chính là do
vạn vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả. Cái nhân (hetu) nhờ
có duyên (pratitya) trợ giúp mà trở thành quả (phala); quả mới lại nhờ duyên
mới trợ giúp mà tạo thành quả mới Cứ như vậy, thế giới sự vật, hiện tượng

14
cứ sinh hoá, biến hiện không ngừng không nghỉ theo quá trình sinh, trụ, diệt
hay thành, trụ, hoại, không. Quá trình đó có thể diễn ra trong nháy mắt hay
trong từng giai đoạn có sự biến đổi về chất.
Trong học thuyết nhân duyên nhằm giải thích nguyên nhân biến hoá vô
thường của vạn pháp, có ba khái niệm chủ yếu là: nhân (hetu), duyên(pratitya)
và quả (phala). Theo triết lý Phật giáo tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế
giới từ cái vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn, từ cái đơn giản đến phức tạp, đều
chịu chi phối, tác động của luật nhân quả tồn tại và biến hiện. Cái gì phát
động ra ở vật, làm cho nó biến đổi, gây ra một hay nhiều kết quả nào đó gọi là
nhân. Cái gì được kết tập lại do một hay nhiều nhân gọi là quả. Duyên là điều
kiện, là mối liên hệ trợ giúp cho nhân (ở trạng thái khả năng) biến thành quả
(ở trạng thái hiện thực). Như thế duyên không chỉ là một cái gì đó cụ thể, xác

định mà còn là điều kiện, sự tương hợp tương sinh nói chung giúp cho vạn
pháp sinh thành và biến đổi. Ví dụ: hạt lúa là quả của cây lúa đã thành, mà lại
là cái nhân của cây lúa sắp thành. Hạt lúa muốn thành cây lúa đơm bông kết
hạt phải nhờ có đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, đó là
duyên, là điều kiện và môi trường cần phải có giúp cho hạt lúa biến thành cây
lúa.
Triết lý Phật giáo tìm thấy sự liên kết của nghiệp quả, từ quá khứ đến
hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, và đưa ra thuyết Thập nhị nhân duyên
(Dvadasavidânas) hay theo tiếng Pàli ( Patica Samuppâda) để giải thích nguồn
gốc sinh tử luân hồi và sự đau khổ của chúng sinh. Triết lý Thập nhị nhân
duyên của Phật giáo đề cập đến vấn đề của vòng sinh tử luân hồi, nguồn gốc
của sự đau khổ và chỉ nhằm mục đích giúp chúng sinh thoát khỏi phiền não
của cuộc sống.
Con người cũng do nhân duyên kết hợp tạo ra bởi hai thành phần: phần
sinh lý và phần tâm lý, phần hình chất và phần tinh thần. Cái tôi sinh lý, tức
thể xác, hình chất gọi là “sắc” (gồm đị, thuỷ, hoả, phong). Cái tôi tâm lý, tinh
thần tức là tâm, chỉ có tên gọi mà không có hình chất, gọi là “danh”. Bốn yếu
tố do nhân duyên kết hợp tạo nên phần tinh thần (danh) của con người là:

15
- Thụ (vedana) là những cảm giác, cảm thụ về sự khổ hay sướng đưa
đến sự xúc cảm, lĩnh hội với thân và tâm.
- Tưởng (samjna) là suy nghĩ, tư tưởng.
- Hành (samskara) do ý muốn thúc đẩy hành động.
- Thức (vijnãna) là nhận thức, ý thức về ta.
Hai thành phần tạo nên từ ngũ uẩn, do nhân duyên hợp thành mỗi sự vật
cụ thể do danh sắc. Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta. Duyên tan ngũ uẩn ra thì
không còn là ta, la diệt. Quá trình tan hợp, hợp tan của ngũ uẩn do nhân duyên
tác động là vô cùng. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn luôn biến hoá theo luật
nhân quả không ngừng, không nghỉ, cho nên mọi sinh vật cũng chỉ tồn tại

tương đối trong khoảnh khắc của dòng biến chuyển vô thường vô định, vụt
mất, vụt còn, không có sự vật riêng biệt, không có cái tôi thường định, cái tôi
hôm nay không còn là cái tôi hôm qua. Tất cả thụ, tưởng, hành, thức dẫu ở
quá khứ, hiện tại hay vị lai, ở bên trong hay ngoại cảnh, thô kệch hay tế nhị,
thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, đều phải được nhận thức với tri kiến
chân chính theo thực tướng của nó.
Vì không nhận thức được cái biến ảo vô thường, vô định của thế giới
mới là chân thực, không nhận thức được cái vô ngã của vạn pháp, nghĩa là
không thấy được cái gốc của sự biến hoá vô cùng, vô tận của vạn vật và
chúng sinh là ở nhân duyên, nên con người ta lầm tưởng, ngộ nhận rằng cái gì
cũng thường định, ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng của ta, do ta. Vì vậy, con
người cứ khát ái, khát dục, dẫn đến hành động chiếm đoạt, tạo ra những kết
quả, gây nên nghiệp báo, mắc vào bể khổ triền miên không dứt trong tam giới
(dục, giới, sắc giới, vô sắc giới) và lục đạo (trời, nhân gian, súc sinh, atula,
ngã quỷ, địa ngục), gọi là luân hồi (samsàra).
Trong triết lý nhân sinh của Phật giáo, theo luật nhân quả thì nghiệp
báo và luân hồi là hai phạm trù căn bản có liên hệ luận tự nhiên của nghiệp.
“Nghiệp” theo tiếng Sancrit là karma và tiếng Pali là kamma, theo đúng nghĩa
của danh từ này là hành động hay việc làm và định nghĩa một cách rốt ráo
nhất “nghiệp” là tác ý (cetanà). Tư tưởng, lời nói, việc làm đều do ý muốn

16
làm động cơ. Phật giáo gọi ý muốn hay ý chí ấy là tác ý. Vậy “nghiệp” là do
cái hành động thiện hay bất thiện, cố ý hay không cố ý, qua thân, khẩu, ý của
ta để thoả mãn những ham muốn của ta mà thành. Những hoạt động của ta
gồm: thân nghiệp là hậu quả do việc làm, hành động của thân thể gây ra; khẩu
nghiệp là hậu quả do lời nói của ta gây ra; và ý nghiệp là vô minh, không nhận
thức được thực tướng của vạn pháp và chân bản tính của mình. Do nghiệp chi
phối theo luật nhân quả nên vạn vật, chúng sinh mất đi ở chỗ này, thời gian
này chính là để sinh ra ở chỗ khác, thời gian khác. Đó chính là quá trình tái

sinh luân hồi (samsara).
Luân hồi tiếng Sanskrit gọi là Samsara phiên âm là Tăng-sa-lạc, có
nghĩa là chúng sinh từ vô thỉ cho đến ngày hôm nay, do nhân ba độc tham -
sân - si hoặc nghiệp, mà cảm quả báo lưu chuyển sinh tử trong ba cõi sáu
đường, như sự chuyển động bất tận của một bánh xe quay không bao giờ
dừng nghỉ, cho nên gọi là luân hồi. Luân hồi ở đây còn có nghĩa là sinh tử,
hay sinh tử luân hồi, sinh tử tương tục, luân hồi chuyển sinh, lưu chuyển hay
luân chuyển. Luân hồi còn là một trong những giáo nghĩa chủ yếu của Bà-la-
môn giáo Ấn Độ xưa kia. Phật giáo cũng nương vào nghĩa này, thêm vào
những gì không có và bớt đi những gì không phù hợp với chân lý, để biến
thành giáo nghĩa của riêng mình.
Trong cuộc đời, mỗi người phải gánh chịu hậu quả của nghiệp ở kiếp
sống này và từ các kiếp trước, sang kiếp sống sau. Do vậy, nghiệp báo trong
cuộc đời là sự tổng hợp kết quả của các nghiệp gây ra trong hiện tại cùng với
các nghiệp gây ra trong quá khứ, và nó quyết định đời sau tốt hay xấu. Làm
điều tốt, điều thiện thì có nghiệp tốt ứng báo điều tốt, điều thiện cho đời sau
tái sinh. Gây ra điều ác, điều xấu thì có nghiệp xấu ứng báo điều ác, điều xấu
đời sau tái sinh.
Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều do nghiệp quả biểu hiện từ
những kiếp trước. Mọi hậu quả chúng ta đang mang đều chính do bản thân
chúng ta tạo tác. Các pháp chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác,
tâm lý chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, thì nghiệp cũng

17
chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, không có cái gì đứng yên
một chỗ. Vì vậy, nghiệp có thể chuyển, từ người ác có thể thành người hiền,
từ người hiền nếu không tu cũng có thể trở thành người ác.
Tóm lại, đã tạo nghiệp, đã gieo nhân tất phải gặt quả, có thể ở lúc này,
nơi này hay lúc khác, nơi khác, ở kiếp hiện tại hay trong tương lai. Kinh
Samyutta Nykàya đã viết:

“Đã gieo giống nào
Sẽ gặt quả nấy
Hành thiện sẽ thâu gặt quả lành
Hành ác sẽ gặt quả dữ,
Hãy gieo giống tốt,
Ta sẽ hưởng quả lành”
[80, tr. 362]
Như vậy:
Nhân là nguyên nhân, là cái hạt (hạt nhân), là năng lực phát động để
một sự vật, một hiện tượng được hình thành nên.
Quả là kết quả, là cái mầm, là sự hiện hữu của một vật, một hiện tượng
của năng lực phát động ấy.
Tất cả các sự vật, hiện tượng hiện hữu trong thế giới của chúng ta đều
có mối tương quan mật thiết. Chúng vừa làm nhân vừa làm quả, xoắn lấy
nhau, tiếp nối nhau, nương tựa vào nhau mà có. Nói cách khác, mối tương
quan nhân quả chính là tương quan Duyên Sinh. Trong đó, một sự vật hiện
hữu làm nhân chính (nhân trực tiếp). Nhân chính này muốn phát động cần
phải có những nhân phụ (nguyên nhân xa) hỗ trợ, giúp cho nhân chính phát
triển. Trong nhà Phật gọi những nhân phụ này là Duyên. Để một pháp được
hình thành thì Duyên là một yếu tố không thể thiếu. Do đó, nhân quả là cách
nói lược của Nhân - Duyên - Quả. Mỗi hiện tượng vừa là nhân mà cũng vừa là
quả. Tương quan nhân quả ấy gọi là tương quan duyên sinh đã được Đức phật
nói đến qua giáo lý duyên khởi.

18
Có thể đưa ra định nghĩa về nhân quả như sau: “Nhân” là nguyên
nhân, “Quả” là kết quả. Nhân là cái mầm, Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy
phát sinh. Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực
phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau, tương quan mật
thiết với nhau, nương nhờ vào nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có

Quả, nếu không có Quả thì không có Nhân. [26, tr. 244]
b. Những đặc tính của nhân quả
- Nhân thế nào thì quả thế ấy
Nhân là nguyên nhân, còn quả là kết quả, nhân là cái mầm, quả là
cái trái mà phát sinh ra bởi từ cái mầm. Bởi thế, nhân và quả gắn liền với
nhau như hình với bóng. Hạt có nhân là có quả và ngược lại nếu có quả
thì phải có nhân.
Vì có sự tương đồng giữa nhân và quả, nên chúng ta thấy rằng hễ nhân
như thế nào thì quả như thế ấy. Nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ươm hạt
giống cam; nếu ta muốn có hạt đậu thì ta phải gieo giống đậu. Không bao giờ
ta trồng cam mà lại được đậu, hay trồng đậu mà lại được cam. Người học đàn
thì biết đàn, người học chữ thì biết chữ. Nói một cách khác, nhân với quả bao
giờ cũng đồng một loại với nhau. Hễ nhân đổi thì quả cũng đổi. Và nếu ta
gieo đậu thì chúng ta sẽ gặt đậu còn nếu ta trồng xoài thì chắc chắn ta sẽ được
xoài chứ không bao giờ chúng ta trồng mía mà đạt được khoai. Nói một cách
khác, nhân và quả bao giờ cũng cùng một loại với nhau, nhưng hễ nhân đổi
thì quả cũng đổi theo. Nếu nhân đổi ít thì quả cũng đổi ít, nếu nhân đổi nhiều
thì quả cũng đổi nhiều.
Bây giờ chúng ta tự hỏi là hạt lúa tự nó có thể sinh ra cây lúa không?
Lý do hạt lúa có thể phát triển để trở thành cây lúa là vì hạt lúa được sự cấp
dưỡng và hấp thụ bởi những điều kiện xung quanh như không khí, ánh sáng,
đất nước chứ tự nó không thể phát triển thành cây lúa được. Điều này cho
thấy một nhân không thể nào sinh ra quả nếu không có sự giúp đỡ của nhiều

19
nhân khác. Do đó mọi sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân
duyên.
Khi ta gọi một vật là nhân, có nghĩa là nó chưa biến chuyển hình thành
ra cái quả còn một vật mà ta gọi là quả thì nó đã biến chuyển hình thành ra
trạng thái mà ta mong muốn. Do đó, chính trong cái nhân hiện tại đã có hàm

chứa cái quả tương lai, và cũng trong cái quả hiện tại đã có hình bóng của
nhân quá khứ.
Nếu như vậy thì sự biến chuyển từ nhân đến quả mau chậm như thế
nào? Đây là một điểm quan trọng khi nói đến luật nhân quả bởi vì sự biến
chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm, không bao giờ diễn biến
trong cùng một thời gian đồng nhất.
Có khi từ nhân đến quả cách nhau như một cái chớp mắt. Có khi đòi
hỏi đến một vài năm, hay dài hơn nữa. Có khi đòi hỏi đến vài trăm năm thì
nhân quả mới xuất hiện. Bởi vậy thuyết nhân quả này từ khi được đức Phật
Thích-ca thuyết giảng đến nay đã trải qua hơn 25 thế kỷ, ngày càng có nhiều
bằng chứng xác thực hơn trong thực tế đời sống và cũng ngày càng tỏ ra gần
gũi, phù hợp hơn với những hiểu biết, khám phá mới của khoa học hiện đại.
Chính vì thế mà số người hoài nghi về những việc thiện ác, báo ứng đã ngày
càng giảm hẳn, trong khi số người tin chắc vào nhân quả ngày càng tăng
thêm, đặc biệt là còn có không ít người thuộc hàng ngũ các nhà khoa học hiện
đại.
Sở dĩ như thế là vì thuyết nhân quả của Phật giáo đưa ra một quan điểm
thấu triệt và hợp lý hơn hết. Theo quan điểm này thì mỗi một sự việc xảy đến
cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống đều có một nguyên nhân sâu xa, trực
tiếp hoặc gián tiếp, từ những hành vi mà chính ta đã từng thực hiện. Chúng ta
không thể mong rằng sẽ gặt hái được những quả báo tốt đẹp nếu như ta chỉ
gieo trồng toàn những hạt giống xấu bằng các hành vi xấu ác, trái đạo lý.
Ngược lại, nếu ta biết làm lành tránh dữ, thường giúp đỡ người khác thì

×