Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xác định thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 chọn tạo tại học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.99 MB, 85 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ MIÊN



XÁC ĐỊNH THỜI VỤ TRỒNG VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
CỦA THỨC ĂN Ủ CHUA HAI DÒNG CAO LƯƠNG OPV86 VÀ
OPV88 CHỌN TẠO TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 60.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN


Hà Nội – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và
được thực hiện nghiêm túc, khách quan. Các phân tích thành phần hoá học của cây cao
lương được tiến hành tại phòng thí nghiệm trung tâm của Khoa Chăn nuôi và Nuôi
trồng thủy sản và phòng phân tích thức ăn của Bộ môn Dinh dưỡng – thức ăn.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên




Nguyễn Thị Miên
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý
báu của của nhiều cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, cùng toàn thể các thầy
cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghề nghiệp và
tư cách đạo đức làm nền tảng cho tôi trong cuộc sống và công việc sau này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn
đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tất cả mọi người đã
luôn dành cho tôi sự quan tâm và giúp đỡ.

Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2014
Học viên



Nguyễn Thị Miên










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH viii
DANH MỤC VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THỨC ĂN 3
1.1.1. Động thái sinh trưởng của thân lá 3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thân lá 4
1.1.3. Động thái tái sinh trưởng của thân lá 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh trưởng của thân lá 12

1.2. Ủ CHUA THỨC ĂN THÔ XANH 13
1.2.1. Các quá trình hóa sinh và vi sinh vật diễn ra trong ủ chua thức ăn thô xanh 13
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ủ chua 17
1.3. CÂY CAO LƯƠNG 20
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố của cây cao lương 20
1.3.2. Đặc tính thực vật và khả năng chống chịu của cây cao lương 21
1.3.3. Khả năng tái sinh 24
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây cao lương 24
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY CAO LƯƠNG 26
1.4.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây cao lương trên thế giới 26
1.4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây cao lương ở Việt Nam 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 34
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 34
2.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây cao lương 34
2.2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá cao lương 34
2.2.3. Chi phí cho sản xuất thức ăn xanh 34
2.2.4. Chất lượng cây cao lương ủ chua làm thức ăn cho gia súc nhai lại 34
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.3.1. Bố trí thí nghiệm 34
2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật 35
2.4. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 36
2.4.1. Điều kiện của địa điểm nghiên cứu 36
2.4.2. Các chỉ tiêu về đất 36
2.4.3. Các chỉ tiêu nông sinh học 36
2.4.4. Các chỉ tiêu năng suất 37
2.4.5. Phân tích thành phần hóa học 37

2.4.6. Đánh giá chất lượng cây cao lương ủ chua 38
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐẤT ĐAI CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 41
3.1.1. Điều kiện khí hậu 41
3.1.2. Điều kiện đất đai 42
3.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG CAO LƯƠNG 43
3.2.1. Tỉ lệ nảy mầm 43
3.2.2. Chiều cao khi thu hoạch 44
3.2.3. Tốc độ sinh trưởng 46
3.2.4. Năng suất chất xanh của các dòng cao lương 49
3.2.5. Năng suất chất khô của các dòng cao lương 51
3.2.6. Năng suất protein của các dòng cao lương 54
3.2.7. Năng lượng trao đổi của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HAI
DÒNG CAO LƯƠNG OPV86, OPV88 58
3.4. KẾT QUẢ Ủ CHUA CÂY CAO LƯƠNG 61
3.5. CHI PHÍ CHO SẢN XUẤT CHẤT XANH CỦA CÂY CAO LƯƠNG
Ở CÁC THỜI VỤ TRỒNG KHÁC NHAU 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67
1. KẾT LUẬN 67
2. ĐỀ NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới 27

Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu 41

Bảng 3.2. Điều kiện dinh dưỡng đất thí nghiệm 42

Bảng 3.3. Tỉ lệ nảy mầm của hạt cao lương (%, n=3) 43

Bảng 3.4. Chiều cao của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 khi
thu cắt (cm, n=3) 44

Bảng 3.5a. Tốc độ sinh trưởng của dòng cao lương OPV86 (cm/ngày
đêm, n=3) 47

Bảng 3.5b. Tốc độ sinh trưởng của dòng cao lương OPV88 (cm/ngày
đêm, n=3) 48

Bảng 3.6. Năng suất chất xanh của hai dòng cao lương OPV86 và
OPV88 (tấn/ha, n=3) 49

Bảng 3.7. Năng suất chất khô của hai dòng cao lương OPV86 và
OPV88 (tấn/ha, n=3) 52

Bảng 3.8. Năng suất protein của hai dòng cao lương OPV86 và
OPV88 (tấn/ha, n=3) 54

Bảng 3.9. Năng lượng trao đổi của hai dòng cao lương OPV86 và

OPV88 (Mcal/ha, n=3) 56

Bảng 3.10a. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây cao
lương OPV86 59

Bảng 3.10b. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây cao
lương OPV88 60

Bảng 3.11. Màu sắc, mùi của cao lương ủ chua 62

Bảng 3.12a. Đánh giá chất lượng của cây cao lương ủ chua (sau 30
ngày bảo quản) 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 3.12b. Đánh giá chất lượng của cây cao lương ủ chua (sau 60
ngày bảo quản) 63

Bảng 3.12c. Đánh giá chất lượng của cây cao lương ủ chua (sau 90
ngày bảo quản) 64

Bảng 3.13. Chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh của cây cao lương 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH


Đồ thị 1.1. Đồ thị đặc trưng của sinh trưởng 3
Hình 3.1. Chiều cao của dòng cao lương OPV86 và OPV88 khi thu cắt 46
Hình 3.2. Năng suất chất xanh của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 51
Hình 3.3. Năng suất chất khô của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 53
Hình 3.4. Năng suất protein của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 56
Hình 3.5. Năng lượng trao đổi của hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

Số thứ tự Ký hiệu viết tắt Đọc là
1 Cs Cộng sự
2 CT Công thức
3 CX Chất xanh
4 DE Năng lượng tiêu hóa
5 DXKN Dẫn xuất không nito
6 KTS Khoáng tổng số
7 ME Năng lượng trao đổi
8 NSCK Năng suất chất khô
9 NSCX Năng suất chất xanh
10 TB Trung bình
11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
12 SEM Sai số chung của số trung bình
13 VCK Vật chất khô
14 VGĐT4 Vụ gieo đầu tháng 4
15 VGĐT6 Vụ gieo đầu tháng 6
16 VGĐT8 Vụ gieo đầu tháng 8
17 VGĐT10 Vụ gieo đầu tháng 10
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia súc nhai lại đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt là khả năng đáp ứng nhu cầu thức ăn thô
xanh cho gia súc và đó là một trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vấn đề thức ăn thô xanh trong vụ đông-
xuân cho gia súc nhai lại đang được các nhà nghiên cứu và người chăn nuôi quan
tâm. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu nào để đảm bảo nguồn thức
ăn thường xuyên và ổn định cho đàn gia súc nhai lại.
Dựa trên tình hình thức tế, ở nước ta các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa
ra một số giải pháp như trồng cây ngô đông, sử dụng nước tưới, phát triển cây cỏ có
nguồn gốc từ vùng ôn đới như yến mạch…(Bùi Quang Tuấn, 2006); sử dụng ngọn
lá mía cho gia súc nhai lại (Nguyễn Xuân Trạch, 2007). Tuy nhiên, các giải pháp
trên đều có những hạn chế nhất định: Cây ngô đông chỉ cho thu cắt 1 lần mà đầu tư
cho gieo trồng khá lớn; Tưới nước cho đồng cỏ dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn
thô xanh cao; Còn ngọn mía lại mang tính mùa vụ, việc bảo quản lâu dài gặp nhiều
khó khăn và không cân bằng về dinh dưỡng.
Cây cao lương (Sorghum bicolor L. Moench) thuộc chi cao lương (chi
Sorghum) là một trong 30 loài thực vật thuộc họ hòa thảo. Đây là một trong năm
loại cây ngũ cốc quan trọng trên thế giới sau lúa gạo, ngô, lúa mì và lúa
mạch. Cao lương là loại cây có thể chịu được hạn và lạnh, năng suất thân lá cao,
cho nhiều lứa cắt. Vì vậy cây cao lương là một lựa chọn đầy tiềm năng làm phong
phú thêm nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam kết hợp với Viện Chăn nuôi tuyển chọn
được bộ giống cao lương cho năng suất và chất lượng cao trong vụ đông-xuân. Trên
cơ sở bộ giống tuyển chọn, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài của Học viện đã lai
tạo ra một số dòng cao lương có năng suất và chất lượng tương đương so với giống

cao lương nhập nội. Cây cao lương có thể cho năng suất cao trong 2-3 lứa cắt đầu,
các lứa sau năng suất giảm rất nhanh tùy thuộc vào thời vụ gieo trồng. Việc xác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

định thời vụ trồng cao lương để thu được năng suất chất xanh cao nhất, thu hoạch
vào đúng thời điểm trước đông để ủ chua dự trữ rất có ý nghĩa trong sản xuất chăn
nuôi. Xuất phát từ thực tiến trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác định
thời vụ trồng và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ chua hai dòng cao lương OPV86
và OPV88 chọn tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam ”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được thời vụ trồng hai dòng cao lương OPV86 và OPV88 thích hợp
tại vùng đồng bằng Sông Hồng để đạt năng suất chất xanh cao, giúp hạ giá thành
thức ăn thô xanh trong chăn nuôi gia súc nhai lại.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Số liệu thu được của đề tài là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng quy trình trồng
và chăm sóc cây cao lương làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trồng cao lương đúng thời vụ sẽ cho thu cắt được nhiều lứa, cho năng suất
chất xanh cao, giảm chi phí cho sản xuất thức ăn thô xanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THỨC ĂN
1.1.1. Động thái sinh trưởng của thân lá
Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch
của tế bào, mô và toàn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể

tích, sinh khối của chúng. Ví dụ phân chia và già của tế bào, sự tăng kích thước của
lá, hoa, quả, sự đẻ nhánh
Trong lĩnh vực cây thức ăn chăn nuôi thì phần thân lá được các nhà chăn
nuôi đặc biệt quan tâm, vì đây là phần chính sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Quá
trình sinh trưởng của thân lá có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh trưởng chậm;
- Giai đoạn sinh trưởng nhanh;
- Giai đoạn sinh trưởng chậm;
Sau khi nảy mầm trọng lượng vật chất khô của cây sẽ giảm do chất dự trữ ở
hạt được sử dụng trong quá trình nảy mầm. Cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào dinh
dưỡng dự trữ trong hạt nên sinh trưởng của cây lúc này chậm. Cho tới khi những lá
xanh đầu tiên xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng tăng
dần đến khi bộ rễ và bộ lá của cây phát triển tương đối hoàn thiện, khả năng hút
dinh dưỡng trong đất và khả năng quang hợp của cây sinh trưởng rất nhanh. Đến
gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở
giai đoạn này trọng lượng vật chất khô của cây bị giảm đi.








Đồ thị 1.1. Đồ thị đặc trưng của sinh trưởng
VCK

Thời gian

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4

Mặc dù đồ thị sinh trưởng của thân lá cây thức ăn chăn nuôi có dạng hình
chữ S, tuy nhiên độ dài của các giai đoạn sinh trưởng chậm, nhanh, chậm sẽ khác
nhau. Dựa vào sự nghiên cứu đồ thị sinh trưởng để người chăn nuôi quyết định:
+ Thời điểm bón thúc cho cây thức ăn.
+ Thời điểm thu hoạch thích hợp để được năng suất và chất lượng thức ăn cao.
+ Chọn cỏ để trồng kết hợp, hạn chế được sự che bóng của nhau.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thân lá
Thực tiễn cho thấy không loài thực vật nào có thể sống và cho năng suất cao,
chất lượng tốt trong mọi đều kiện tự nhiên khác nhau. Nghiên cứu sự thích nghi của
các giống cây thức ăn khác nhau dưới tác động của các yếu tố có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc lựa chọn các giống cây thức ăn tốt để phát triển trong sản
xuất. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây gồm:
- Khí hậu
+ Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh trưởng
của cây rất phức tạp. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành
quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục mà lục lạp chứa diệp lục là nơi
duy nhất tích lũy năng lượng mặt trời dưới dạng các chất hữu cơ. Có ánh sáng cây
mới sinh thân, cành lá và ra hoa kết quả bình thường.
Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai hình thức khác nhau là cường
độ sáng và quang chu kì, nhưng khó có thể dùng thực nghiệm để tách riêng những
ảnh hưởng khác nhau giữa chúng. Ở những cường độ ánh sáng yếu (500-1000 lux)
thì cường độ quang hợp tăng nhanh cùng cường độ sáng nhưng những cường độ ánh
sáng mạnh thì mức tăng giảm bất ngờ. Đối với nhiều loài cỏ nhiệt đới cường độ
quang hợp tiếp tục tăng, tuy không theo đường thẳng, cho đến khi năng lượng nhận
được bằng 60.000 lux hay cao hơn. Cường độ sáng thích hợp cho quá trình quang
hợp ở cỏ nhiệt đới là 50.000-60.000 lux, ở cỏ ôn đới là 15.000-20.000 lux.
Tăng quang chu kì làm kìm hãm tốc độ đẻ nhánh tuy không ảnh hưởng tới

việc ra lá của cỏ. Trong những ngày hè dài, lá và thân sinh trưởng thẳng hơn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

giảm sự hình thành của mầm nách. Còn trong những ngày ngắn và mát của cuối
mùa hè và mùa thu thì sinh trưởng rộng hơn và chồi hình thành nhiều hơn.
Hầu hết các loài cây thức ăn đều có thể sinh trưởng tốt dưới những vùng đất
bị che bóng nhẹ như Brachiaria humidicola, Arachis pintoi… Không có giống cây
thức ăn gia súc nào sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện bị che bóng nặng, chỉ
có một số loài có thể thích hợp tồn tại dưới mật độ tán cây che phủ trung bình như
Centrosema macrocarpum, Paspalum atratum… Những loài này có thể trồng che
phủ mặt đất và hạn chế cỏ dại ở dưới các tán cây, nhưng trong trường hợp này năng
suất chất khô thu được không được cao.
Tùy thuộc vào con đường đồng hóa CO
2
trong quang hợp khác nhau mà
người ta chia thế giới thực vật thành 3 nhóm:
Nhóm thực vật C
3
bao gồm các thực vật mà con đường quang hợp là C
3
(chu
trình Calvin). Hầu hết cây trồng của chúng ta thuộc nhóm thực vật C
3
như lúa, đậu
đỗ, khoai, sắn…
Nhóm thực vật C
4
gồm các thực vật mà con đường quang hợp của chúng là
sự liên hợp giữa 2 chu trình quang hợp là chu trình C

3
và chu trình C
4
. Một số cây
trồng thuộc nhóm này như mía, ngô, kê, cao lương. Đặc điểm của nhóm thực vật
này là ở chúng đã có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc thực hiện chức
năng quang hợp. Một loại lục lạp chuyên trách cố định CO
2
một cách hiệu quả nhất
còn một loại lục lạp chuyên khử CO
2
thành các chất hữu cơ cho cây. Do vậy mà
hoạt động quang hợp của cây C
4
mạnh hơn và hiệu quả hơn các thực vật khác. Kết
quả là năng suất sinh vật (tổng lượng chất khô mà cây tích lũy được trên một đơn vị
diện tích trồng trọt trong một thời gian nhất định) của cây C
4
thường cao.
Xét về mặt tiến hóa thì các cây C
4
có con đường quang hợp hoàn thiện hơn,
tiến hóa hơn thực vật C
3
và thực vật CAM.
Nhóm thực vật CAM (Crassulacean Acid Metabolism) bao gồm thực vật
mọng nước như các loại xương rồng, dứa, hành, tỏi… Chúng thực hiện con đường
quang hợp thích nghi với điều kiện khô hạn, bắt buộc phải đóng khí khổng vào ban
ngày và chỉ mở khí khổng vào ban đêm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6

+ Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến qua trình sinh trưởng và phát triển của thực
vật. Nhìn chung tất cả các tiến trình sinh lí, hóa học và sinh học trong thực vật đều
chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Thực vật nói chung đều có thay đổi đáp ứng của nhiệt
độ rất rộng, nhưng cũng có một số loài lại sinh trưởng và phát triển trong một giới
hạn nhiệt độ xác định.
Nhiệt độ có ảnh hưởng của đến quá trình sống của thực vật. Trong những
giai đoạn phát triển cá thể khác nhau, nhu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Chẳng hạn
như ở giai đoạn nảy mầm, hạt cần nhiệt độ thấp hơn thời kì nở hoa, vào thời kì
quả chín đòi hỏi nhiệt độ cao hơn cả. Mỗi loài thực vật đều có một nhiệt độ thích
hợp để nảy mầm tạo cây con. Nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nảy mầm là 15-
20
0
C và tối ưu là 25-35
0
C. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cỏ ôn đới là 15-20
0
C và
ở cỏ nhiệt đới là 30-35
0
C. Phần lớn các loài cỏ ôn đới nhiệt độ thích hợp nhất để
sinh trưởng nằm trong khoảng 20-25
0
C thì những loài cỏ hòa thảo nhiệt đới và cận
nhiệt đới có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp cao hơn. Ở nhiệt độ thấp dưới 10
0
C cây
cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục bị phá hủy. Nhưng

nhìn chung tất cả các loài thực vật có hạt (thực vật hạt kín và thực vật hạt trần) thì
nhiệt độ tối thích để hạt nảy mầm là trong khoảng nhiệt độ từ 23-33
0
C.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sinh
trưởng của cây. Các loài cỏ khác nhau có phản ứng với độ dài ngày khác nhau, một
số giống đáp ứng với độ dài ngày ngắn, một số khác ra hoa trong điều kiện dài ngày
hơn, chính điều này làm cho nhiều loài cỏ ra hoa ở địa phương này mà không ra hoa
ở địa phương khác, cho nên việc sản xuất hạt giống cỏ chỉ có ở những vùng có điều
kiện nhất định. Do biên độ nhiệt độ của cây thức ăn nhiệt đới nhỏ hơn biên độ nhiệt
của cây thức ăn ôn đới nên vùng ôn đới khó có thể nhập, trồng cây nhiệt đới.
+ Độ ẩm
Ẩm độ là một nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Cây sinh trưởng
mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước. Giảm mức độ bão hòa khi sinh trưởng chậm lại.
Đối với các tế bào rễ vì không có mô che chở như các bộ phận trên mặt đất nên phải
đủ ẩm rễ mới sinh trưởng được. Về mùa xuân nước trong đất nhiều, độ ẩm không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

khí cao, cây mất ít nước và chất nguyên sinh được bão hòa nên sinh trưởng mạnh,
còn mùa đông do độ ẩm không khí thấp, cây mất nước nhiều chất nguyên sinh
không bão hòa nên cây sinh trưởng chậm lại.
Ẩm độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sản lượng cỏ. Lượng mưa
tổng số cũng như phân bố của nó quyết định sự thích nghi của một số giống cây
thức ăn gia súc đối với môi trường nhất định nào đó. Sự thay đổi theo mùa của sinh
trưởng do nhiều yếu tố gây ra, nhưng hạn chế nhất cho sinh trưởng trong mùa đông
vẫn là nhiệt độ và ẩm độ mà trong đó nhiều nhà nghiên cứu cho nhận định rằng ẩm
độ là nhân tố hạn chế nhất. Cho nên tưới nước cho đồng bãi cỏ là một hình thức
nhằm tăng năng suất cỏ và đáp ứng được nhu cầu cho chăn nuôi thâm canh ở nhiều
nước chăn nuôi phát triển, lí do là vì nhờ nước mà cây có thể hút được chất dinh

dưỡng.
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ vì ẩm độ
giảm thì cường độ thoát hơi nước tăng và ngược lại. Nước trong đất cần thiết cho
cây trong toàn bộ thời kì dinh dưỡng vì nhờ nước mà cây có thể hút chất dinh
dưỡng, đất thiếu nước cây không thể hoạt động mạnh mẽ được, và nếu thừa nước
thì cây có thể bị úng thối vì thiếu ôxi. Vì vậy chế độ tưới nước và tiêu nước cũng là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cỏ.
Cây thức ăn cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt và vận chuyển dinh
dưỡng từ đất lên. Không có cây thức ăn nào có thể sinh trưởng tốt trong khi mùa
khô kéo dài, chỉ có một vài loài có thể chịu được môi trường khô hạn hơn những
loài khác mà thôi. Một số loài đậu thân gỗ, như keo dậu (Leucaena leucocephala),
có hệ thống rễ ăn sâu có thể giúp cây lấy nước từ tầng đất sâu hơn. Điều này cho
phép cây sinh trưởng được và giữ màu xanh của lá trong mùa khô hơn những cây
thức ăn khác. Một vài loại cây hòa thảo và đậu thân bụi như Andropgon gayanus và
đậu Stylo (Stylosanthes hamate) … cũng có khả năng duy trì được màu xanh của lá
trong mùa khô.
Nhu cầu nước cho tạo chất khô của cây thức ăn lâu năm gấp 1,5-2 lần so với
cây lúa. Do vậy việc tưới nước cho đồng bãi trồng cỏ thâm canh sẽ nâng cao năng
suất cây thức ăn lên 2-4 lần. Nhiệm vụ của việc tưới là bù đắp phần nước thiếu so
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

với nhu cầu của cây. Trong lĩnh vực đồng cỏ hiện nay tồn tại 3 hình thức tưới: tưới
tràn bề mặt, tưới ngầm và tưới phun mưa. Mỗi biện pháp tưới đều có những mặt ưu
và nhược điểm riêng, việc lựa chọn phương pháp tưới sẽ phụ thuộc vào điều kiện
địa hình, thủy văn, điều kiện kinh tế…
Phương pháp tưới tràn bề mặt là phương pháp cổ điển nhất, đơn giản nhưng
hiệu quả kém, tốn nhiều nước. Phương pháp tưới ngầm dưới mặt đất (30-60 cm)
bằng hệ thống ống dẫn nước đặc biệt sẽ tiết kiệm nước và cho hiệu quả kinh tế cao
hơn. Nhưng phương pháp này đòi hỏi đầu tư ban đầu cao. Phương pháp tưới nước

cho hiệu quả cao nhất là tưới phun mưa. Phương pháp tưới phun mưa cho phép tiết
kiệm nước, điều hòa được lượng nước tưới, điều hòa được độ ẩm và nhiệt độ không
những của đất mà còn của lớp không khí gần mặt đất. Phương pháp này càng có
hiệu quả cao khi kết hợp tưới nước với bón phân vi lượng.
Hầu hết các cây thức ăn đều tồn tại khi bị ngập úng một vài ngày, nhưng rất
ít cây có thể sinh trưởng ở vùng đất bị ngập úng trong thời gian dài. Một số loài
thức ăn có thể chịu đựng được ngập úng tốt hơn những loài khác như cỏ lông para
(Brachiaria mutica), Brachiaria humidicola, Macroptilium gracile… Có hai hệ
thống tiêu nước cho đồng cỏ: hệ thống hở và hệ thống kín. Hệ thống tiêu nước hở là
mạng lưới rãnh thoát nước, kênh gom, hồ chứa nước. Mức độ tiêu nước được điều
chỉnh thông qua mật độ của các rãnh thoát nước. Hệ thống tiêu nước kín cũng bao
gồm mạng lưới các rãnh thoát nước, kênh gom nước và hồ chứa nước. Các hệ thống
rãnh và kênh được làm bằng các vật liệu khác nhau, đặt ngầm dưới đất. Trên thực tế
thường kết hợp cả hai hệ thống tiêu nước trên đồng cỏ.
- Dinh dưỡng trong đất
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây thức ăn
trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả các nguyên tố
đại và vi lượng. Phân bón và cách bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất chất
khô và thành phần hóa học của thức ăn. Các loài có năng suất cao như cỏ voi
(Pennisetum purpureum), cỏ ghi nê (Panicum maximum), cỏ lông para (Brachiaria
mutica)… phản ứng rất mạnh với phân chuồng và phân đạm. Phân bón lót P - K rải
một lần trong năm có tác dụng trong cả năm, làm tăng năng suất cỏ so với không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

bón phân. Ngược lại sự tăng năng suất do tác dụng của N chỉ xảy ra ngay khi trước
đó người ta bón phân, cũng chính vì vậy mà người ta có thể sử dụng đạm một cách
hợp lý nhằm cân bằng năng suất cỏ trong cả năm để khắc phục trạng mùa do điều
kiện thời tiết gây nên.
Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các nguyên

tố. Nói chung, hòa thảo ưa đất trung tính còn các cây đậu ưa đất hơi kiềm vì chúng
cần nhiều Ca hơn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ở đồng cỏ nhiệt đới ít cây đậu.
Tất cả cây thức ăn đều sinh trưởng tốt trên đất có độ màu mỡ cao đến trung
bình. Một vài cây có tiềm năng năng suất cao như cỏ Pennisetum purpureum, Panicum
maximum… chỉ sinh trưởng tốt trên đất màu mỡ. Nhiều cây thức ăn có thể sinh trưởng
trên đất nghèo dinh dưỡng và một số như Brachiaria humidicola, Stylosanthes
guianensis còn sinh trưởng tốt trên đất chua. Mặc dù vậy, không có loài nào cho năng
suất cao trên đất nghèo dinh dưỡng nếu không được bón phân đầy đủ. Trên đất nghèo
dinh dưỡng cây thức ăn có thể không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho
nhu cầu sinh trưởng và sản xuất của gia súc.
Hầu hết cây thức ăn đều có thể sinh trưởng trên đất kiềm. Đặc biệt có một
vài loài thích hợp với loại đất có độ pH cao. Những loài đó là Leucaena
leucocephala, Desmanthus virgatus và Brachiaria humidicola. Loài không sinh
trưởng tốt trên đất kiềm là Stylosanthes guianensis.
Cùng với việc thu hoạch (cắt hay chăn thả gia súc) đất đồng cỏ bị lấy đi
lượng lớn các chất dinh dưỡng. Một phần các chất dinh dưỡng được trả lại đồng cỏ
do phân và nước tiểu gia súc bài tiết ra khi chăn thả. Ngoài ra các chất dinh dưỡng
trong đất đồng cỏ còn bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, thấm xuống tầng đất sâu…
Đồng cỏ càng bị khai thác triệt để bao nhiêu thì các chất dinh dưỡng trong đất càng
bị cạn kiệt bấy nhiêu. Do vậy để giữ được năng suất đồng cỏ cao và ổn định cần
thiết phải bón phân cho đồng cỏ.
Khi bón phân cho đồng cỏ cần chú ý rằng nhu cầu các chất dinh dưỡng của
đồng cỏ cao hơn nhiều lượng các chất dinh dưỡng đã hoặc sẽ thu hoạch. Nhiều chất
dinh dưỡng bị vi sinh vật trong đất sử dụng, bị chuyển thành mùn, giữ lại trong các
phần còn lại của thực vật… Ngoài ra cũng còn phải tính đến hiệu quả sử dụng các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

chất dinh dưỡng của phân. Hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của phân phụ
thuộc vào độ phì nhiêu của đất, điều kiện tưới tiêu, chế độ nhiệt, dạng đồng cỏ,

thành phần thực vật của đồng cỏ, phương thức sử dụng đồng cỏ, thành phần của phân
bón, mức bón, thời gian và cách bón phân.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu thức ăn Liên bang Nga (Liên Xô cũ)
thì hiệu quả sử dụng phân nitơ trung bình của đồng cỏ tự nhiên ở Liên Xô đạt từ 34-
92%, phân photpho từ 17-20% và phân kali từ 33-97%. Trong điều kiện nhiệt đới
và cận nhiệt đới, các chỉ tiêu này tương ứng là 9,5-100% đối với phân nitơ, 20% đối
với phân photpho và 75% đối với phân kali.
Chất khoáng trong đất ở dạng khó sử dụng càng nhiều thì phân khoáng bón
cho đồng cỏ càng có hiệu quả cao và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất càng
mạnh. Thực tế cũng chứng minh rằng phân bón có hiệu quả cao hơn ở đồng cỏ
trồng thu cắt so với đồng cỏ tự nhiên chăn thả. Bởi vậy ở các nước nhiệt đới bón
phân thường được áp dụng cho đồng cỏ trồng và là biện pháp quan trọng duy trì
năng suất cao của đồng cỏ.
Bùi Quang Tuấn (2005) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón
phân urê khác nhau đến năng suất, thành phần hoá học cũng như hiệu quả của đầu
tư phân bón đối với cỏ voi, cỏ ghi nê. Kết quả cho thấy mức bón phân urê thích hợp
đối với cỏ voi là 100kg, cỏ ghi nê là 50kg N/ha/lứa cắt.
Điểm rất nổi bật là bón phân urê đã cải thiện được tỉ lệ protein thô trong cây
thức ăn. Tuy nhiên ảnh hưởng của mức bón phân urê đến chất lượng của thức ăn
không rõ như ảnh hưởng đến năng suất của cây thức ăn.
Bón nhiều phân nitơ dẫn đến thực vật sinh trưởng nhanh (nhiều thân cành, lá
ít) sẽ dẫn đến xơ thô trong thức ăn tăng.
- Sức nảy mầm của giống
Sự sinh trưởng của cây thức ăn phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của hạt,
nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng mạnh sau này. Nhiều
loài cỏ có sức nảy mầm cao như cỏ Mộc Châu, nhưng một số khác sức nảy mầm
kém và cần được xử lí bằng các phương pháp như xát vỏ, xử lí quang học, xử lí hoá
học… như cỏ ghi nê (Panicum maximum), đậu stylo (Stylosanthes guianensis).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


Cũng có loài mà hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm như hạt cỏ pangola (Digitaria
decumbens), phải tìm cách nhân giống khác. Phẩm chất của hạt thể hiện qua độ
thuần và tỉ lệ nảy mầm.
Sức nảy mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt mà còn
vào sự chuẩn bị giống, điều kiện đất và khí hậu. Cỏ gà (Cynodon dactylon) có thể
để sau 1 tuần kể từ khi cắt mà vẫn giữ được tỉ lệ nảy mầm cao còn cỏ pangola
(Digitaria decumbens) chỉ sang ngày thứ 2 sau khi cắt tỉ lệ này đã giảm rõ rệt.
Những đoạn hom đầu có tỉ lệ nảy mầm cao nhất và khi tăng số đốt của hom sẽ tăng
tỉ lệ nảy mầm, tuy từ đốt thứ 3 trở đi độ tăng giảm xuống đột ngột.
- Chăm sóc, quản lý
Sản xuất cây thức ăn gia súc không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu,
đất đai và phẩm giống mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự tác động của con người.
Trong tất cả các giới hạn này thì ảnh hưởng của người nông dân là rất đáng kể tới số
lượng và chất lượng cây thức ăn gia súc thu hoạch được. Ở nhiều khu vực người ta
không quan tâm đến việc bón phân, tưới tiêu nước cho cây thức ăn gia súc, điều này
sẽ làm cho cây thiếu chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi hoặc chết do ngập úng, khô
hạn kéo dài. Việc thu cắt hay chăn thả gia súc cần tính toán hợp lí để thuận lợi cho
sự sinh trưởng phát triển cũng như tái sinh ở cây thức ăn gia súc.
- Điều kiện kinh tế-xã hội
+ Điều kiện kinh tế của người nông dân. Có thể họ nhận biết tầm quan trọng
của việc trồng cây thức ăn nhưng do thiếu vốn nên không thể tiến hành được;
+ Mức độ trao đổi mua bán các giống cây thức ăn hoặc các sản phẩm của gia súc;
+ Động cơ của người nông dân và thái độ của họ đối với việc trồng cỏ;
+ Kiến thức về văn hóa, kĩ thuật;
+ Lượng đất đai có sẵn dành cho việc trồng cây thức ăn gia súc;
+ Hiệu quả giữa trồng cây thức ăn gia súc với trồng cây hoa màu khác.
Trong tất cả các yếu tố giới hạn như khí hậu, giống, dinh dưỡng đất, điều
kiện kinh tế xã hội,… thì khí hậu là yếu tố tác động mạnh mẽ lên quá trình sinh
trưởng của cây trồng nhưng cũng là yếu tố khó khắc phục nhất. Con người chỉ có

thể tác động đến các vùng tiểu khí hậu bằng cách tưới tiêu vùng hạn hán, trồng cỏ
dưới tán cây với những bức xạ nhiệt lớn….
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.1.3. Động thái tái sinh trưởng của thân lá
Cỏ mọc lại sau khi thu cắt gọi là cỏ tái sinh. Quá trình tái sinh trưởng của
thân lá cũng được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng chậm; Giai đoạn
sinh trưởng nhanh; Giai đoạn sinh trưởng chậm.
Giai đoạn sinh trưởng chậm của cỏ tái sinh thường ngắn vì sau khi thu hoạch
cây cỏ vẫn còn nguyên bộ rễ đã phát triển hoàn thiện, và cùng với nó là các chất
dinh dưỡng dự trữ. Thu hoạch cách mặt đất 5-7 cm (đối với cây hòa thảo) và 7-10
cm (đối với cây đậu thân bò) nên cây cỏ vẫn còn khả năng quang hợp nhất định. Do
vậy, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây nhanh chóng hồi phục, đảm bảo
cho quá trình tái sinh trưởng nhanh sau đó.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh trưởng của thân lá
Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng như trên đã xét cũng có ảnh hưởng rất
sâu sắc tới tái sinh trưởng. Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác
chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ và phần thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh
dưỡng cần thiết cho quá trình tái sinh và vì vậy ngoài các nhân tố trên, các nhân tố
sau đây: tuổi thiết lập, tuổi thu hoạch và độ cao thu hoạch cũng rất quan trọng, ảnh
hưởng tới tái sinh, vì nó quyết định lượng dinh dưỡng dự trữ để tái sinh.
+ Tuổi thiết lập
Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch lứa đầu. Lứa
tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho các bộ phận dưới đất (rễ, thân
ngầm…) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ dinh dưỡng sau này. Chỉ khi các bộ
phận này đã phát triển và dự trữ đầy đủ chất dinh dưỡng mới cho phép quá trình tái
sinh mạnh. Nếu cây thức ăn vừa mới mọc mà ta đã chăn thả gia súc hoặc thu cắt thì
chúng bị tàn phá ngay. Hay thu hoạch khi cây thức ăn đã quá già phần còn lại có
khả năng tái sinh kém. Nhưng ở giữa hai thời điểm này có một giai đoạn mà ở đó

người ta có thể chăn thả gia súc hoặc thu cắt, và sau đó cây vẫn cho tái sinh mạnh.
Do vậy trong quá trình sinh trưởng của cây có một thời điểm mà chất dự trữ là
nhiều nhất và vì vậy điều kiện tái sinh là tối ưu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

+ Tuổi thu hoạch
Kể từ lứa cắt thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi thu
hoạch. Dĩ nhiên lứa tuổi này sẽ nhỏ hơn tuổi thiết lập vì lúc này các bộ phận ngầm
dưới đất đã được phát triển, chỉ chờ cho chúng dự trữ đủ dinh dưỡng là có thể thu
hoạch. Nếu một cây cỏ bị cắt trước khi rễ và những phần còn lại của lứa cắt trước
dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể không xảy ra.
Tuổi thu hoạch biến động phụ thuộc vào mùa, giống, điều kiện chăm sóc…
Tuổi thu hoạch của các cây hòa thảo khoảng 30-40 ngày, của cây đậu khoảng 40-50
ngày trong mùa mưa, còn trong mùa khô tuổi thu hoạch sẽ dài hơn, có những vùng
quá khô hạn thì trong suốt mùa khô không cho thu cắt lứa nào. Trong điều kiện
thâm canh cao (bón phân đầy đủ, có nước tưới) cây thức ăn sinh trưởng nhanh hơn
thì tuổi sinh trưởng cũng ngắn hơn. Bởi vậy cần phải tiến hành xác định cụ thể thời
điểm thu hoạch để cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao nhất. Cũng cần nói
thêm rằng giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn giảm dần theo giai đoạn sinh trưởng,
có nghĩa là cây thức ăn càng già thì giá trị dinh dưỡng càng kém.
+ Độ cao thu hoạch
Độ cao thu hoạch cũng quyết định lượng dự trữ của cỏ trong quá trình tái
sinh. Đối với mỗi loại cỏ khác nhau độ cao thu hoạch thích hợp cũng khác nhau. Cỏ
voi do có cơ quan thân ngầm ở dưới đất nên khi thu hoạch sát đất không ảnh hưởng
đến khả năng tái sinh. Ngược lại, cỏ guatema lại cần thu hoạch ở độ cao 25-30cm
mới kích thích cỏ đẻ nhánh và tái sinh nhanh. Đối với cây cỏ bộ đậu điều này phải
càng chú ý.
1.2. Ủ CHUA THỨC ĂN THÔ XANH
1.2.1. Các quá trình hóa sinh và vi sinh vật diễn ra trong ủ chua thức ăn thô xanh

Ủ chua là một biện pháp sinh vật học để bảo quản thức ăn nhiều nước. Bản
chất của việc ủ chua là trong điều kiện yếm khí, khi nén chặt sinh khối thức ăn trong
tháp hoặc hố ủ sẽ xảy ra mạnh mẽ các quá trình sinh hóa và vi sinh vật học để lên
men đường hình thành axit hữu cơ cấp thấp (axit lactic, axit butyric, …) để giảm độ
pH tới mức có tác dụng ức chế mọi hoạt động của vi sinh vật thối rữa. Do vậy, giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

trị dinh dưỡng của thức ăn được bảo tồn và bảo quản được trong thời gian dài.
Người ta phân biệt 3 tác động chính trong quá trình ủ chua:
- Tác động của hô hấp hiếu khí:
Sau khi cắt cỏ tế bào thực vật vẫn sống và thực hiện hô hấp hiếu khí. Thông
thường đường hexose sẽ bị ôxi hoá cho ra CO
2
, H
2
O và nhiệt. Ở từng cây thức ăn
riêng rẽ thì nhiệt này nhanh chóng toả vào không khí, nhưng trong thiết bị ủ (túi, bể,
hào, hố ủ …) nhiệt toả ra sẽ làm tăng nhiệt độ của khối ủ. Nhiệt độ cao càng làm
tăng hô hấp hiếu khí. Chỉ vài giờ sau khi ủ nhiệt độ của khối ủ lên tới 60-70
0
C. Các
sản phẩm của hô hấp hiếu khí không có ích cho ủ chua thức ăn. Ngược lại, trong
điều kiện nhiệt độ cao nước bốc hơi rồi sau đó nhỏ xuống lớp trên khối ủ, là một
trong những nguyên nhân làm cho lớp thức ăn này bị mốc.
Hơn nữa, ở nhiệt độ khối ủ cao hơn 40
0
C thì protein và các axit amin sẽ phản
ứng với đường tạo thành các phức hợp bền vững (melanoid) mà gia súc không thể
tiêu hóa được. Trong trường hợp này thức ăn ủ chua có mùi thơm của táo, mùi mật

hay mùi bánh mì đen và có màu nâu thẫm. Thức ăn ủ chua loại này gia súc rất thích
ăn, nhưng có tỉ lệ tiêu hoá rất thấp. Ví dụ, tiêu hoá protein thô của thức ăn loại này
chỉ khoảng 10-15%, trong khi đó của thức ăn ủ chua bình thường là 62-68%
(Menkin, 2004).
Hô hấp hiếu khí càng mạnh, càng kéo dài thì chất lượng thức ăn ủ chua càng
kém. Hô hấp hiếu khí tiêu hao đường hoà tan dự trữ trong cây cỏ mà đường hoà tan
này rất cần thiết cho quá trình ủ chua, tạo các axit hữu cơ, giúp hạ pH của khối ủ.
Hô hấp hiếu khí kéo dài đến chừng nào còn ôxi và đường hoà tan trong khối ủ.
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
 6CO
2
+ 6H
2
O + 2822 Kj
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp hiếu khí:
+ Nhiệt độ khối ủ:
Nhiệt độ khối ủ càng cao thì hô hấp hiếu khí càng mạnh. Do vậy muốn hạn
chế hô hấp hiếu khí phải ủ cỏ nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời. Khi cắt cỏ về
chưa ủ ngay được phải tãi cỏ thành lớp mỏng, tránh đánh đống, để tỏa nhiệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

+ Lượng ôxi trong khối ủ:

Lượng ôxi trong khối ủ càng nhiều thì hô hấp hiếu khí càng kéo dài. Ủ nhanh,
nén chặt, bịt kín túi, hào, hố, bể ủ sẽ hạn chế được hô hấp hiếu khí.
+ Ẩm độ của nguyên liệu ủ:
Tỉ lệ nước trong nguyên liệu ủ càng cao thì hô hấp hiếu khí càng mạnh.
Nhược điểm này hạn chế bằng cách phơi héo thức ăn sau khi băm chặt hoặc trộn
thêm thức ăn thô khô như cỏ khô, rơm khô để hút bớt nước của khối ủ.
- Tác động của hô hấp yếm khí:
Tế bào thực vật không chết ngay sau khi đã sử dụng hết ôxi. Nhờ quá trình hô
hấp đặc biệt này nên tế bào vẫn có thể sống thêm được một thời gian nhất định, trong
thời gian này lượng chất tích lũy trong thức ăn vẫn tiếp tục bị phân giải cho ra rượu
và các axit hữu cơ. Nhưng sản phẩm này tích lũy dần trong tế bào cuối cùng làm cho
tế bào bị chết. Lượng đường và lượng nước trong thức ăn càng nhiều thì quá trình hô
hấp yếm khí trong tế bào càng lâu, nhưng số lượng axit hữu cơ sản sinh ra trong quá
trình hô hấp này còn ít và chưa rõ ràng trong việc bảo quản giá trị thức ăn.
- Tác động của vi sinh vật:
Song song với các tác động trên còn có tác động mạnh mẽ của các vi sinh vật có
trong sinh khối ủ, chủ yếu là các loại vi khuẩn lên men lactic, axetic, butyric, các vi
khuẩn gây thối, các nấm, mốc. Các vi sinh vật này có sẵn trên bề mặt nguyên liệu ủ.
Nấm và vi khuẩn hiếu khí chiếm ưu thế trong thức ăn xanh, nhưng khi môi
trường yếm khí được thiết lập chúng nhanh chóng bị thay thế bởi nhóm vi sinh vật
có khả năng sống trong điều kiện không có ôxi. Nhóm này bao gồm: vi khuẩn lên
men lactic, clostridia và enterobacteria.
+ Vi khuẩn lên men lactic:
Vi khuẩn lên men lactic là nhóm vi khuẩn yếm khí không bắt buộc (có khả
năng sinh trưởng trong điều kiện có hoặc không có ôxi), thông thường có sẵn
trên cây thức ăn với số lượng nhỏ, nhưng sẽ tăng rất nhanh sau khi thu cắt, đặc
biệt cây được băm chặt nhỏ hoặc làm dập nát. Nhóm vi khuẩn lên men lactic
được chia thành 2 nhóm nhỏ: homofermentative (Lactobacillus plantarum,
Pediococcus pentosaceus và Enterococcus faecalis) và heterofermentative

×