Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập khoa ngân hàng đại học thăng long vietinbank đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.69 KB, 37 trang )

PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank - Đống Đa
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành
lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Vốn điều lệ tính đến thời điểm ngày 31/12/2010
đạt 15.173 tỷ đồng. VietinBank là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất Việt Nam.
VietinBank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng
Việt Nam. Nguồn vốn của VietinBank luôn tăng trưởng qua các năm đạt bình quân
hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Mạng lưới kinh doanh trải
rộng toàn quốc với 02 Sở Giao dịch, 160 Chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch, 03
công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính, công ty trách nhiệm hữu hạn
chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là trung
tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo.
VietinBank còn là thành viên sáng lập của các Tổ chức Tài chính Tín dụng: - Sài
Gòn Công Thương Ngân Hàng - Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt
Nam) - Công ty cho thuê Tài chính Quốc tế - VILC (Công ty cho thuê Tài chính Quốc
tế đầu tiên tại Việt Nam) - Công ty Liên doanh Bảo hiểm châu Á - NHCT, là thành
viên chính thức của: - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - Hiệp hội các Ngân
hàng châu Á (AABA) - Hiệp hội Tài chính Viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT) - Tổ
chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Vietinbank đã ký 08 Hiệp
định Tín dụng khung với các quốc gia như Bỉ, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý
với hơn 900 định chế tài chính và ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu
lục.
VietinBank hoạt động với:
Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa
năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc
sống.
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong
nước và Quốc tế.
Giá trị cốt lõi: Mọi hoạt động đều hướng tới KH; Năng động, sáng tạo, chuyên


nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại; Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến
1
làm việc hết mình; được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của
cá nhân đóng góp; được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Triết lý kinh doanh: An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; Đoàn kết,
hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; Sự thịnh vượng của KH là sự thành công của
VietinBank.
Slogan: - Nâng giá trị cuộc sống - Đến với VietinBank, Quý khách sẽ hài lòng về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương
châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại".
Chi nhánh VietinBank - Đống Đa là chi nhánh cấp I thuộc hệ thống VietinBank.
Hoạt động theo quy chế về tổ chức và hoạt động của VietinBank, nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố và góp phần mở rộng quy mô hoạt động
của ngân hàng thành phố Hà Nội. Trụ sở giao dịch đặt tại 187 Nguyễn Lương Bằng,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Cũng giống như các Chi nhánh khác của
VietinBank, Chi nhánh VietinBank - Đống Đa là một TCTD thực hiện các HĐTD và
đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu hoạt động của VietinBank.
1.2. Cơ cấu tổ chức của VietinBank - Đống Đa
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của VietinBank - Đống Đa
2
Giám
đốc
Phòng kế toán
Các phòng giao dịch
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng quản lý nợ có vấn đề
Phòng quản lý rủi ro
Phòng tiền tệ, kho quỹ

Phòng thông tin điện toán
Phòng khách hàng, cá nhân
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.1. Giám đốc
Là người đứng đầu Chi nhánh ngân hàng, điều hành mọi hoạt động của Chi
nhánh, là người đưa ra quyết định cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, đại diện cho
quyền lợi của CBCNV và là người đại diện của Chi nhánh theo pháp luật.
1.3.2. Phó giám đốc
Gồm 04 phó giám đốc cùng hỗ trợ Giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch và
điều hành công việc hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành,
của VietinBank. Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, công
tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với CBCNV. Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình
độ nghiệp vụ và đời sống của CBCNV trong chi nhánh.
1.3.3. Phòng khách hàng, cá nhân
Chi nhánh VietinBank - Đống Đa có 02 phòng KH và 01 phòng cá nhân với chức
năng trực tiếp giao dịch với KH là các doanh nghiệp và cá nhân để khai thác vốn bằng
VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của VietinBank.
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho
các doanh nghiệp và cá nhân.
1.3.4. Phòng giao dịch
Là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với KH là các tổ chức kinh tế, đơn vị sự
nghiệp, cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành
và hướng dẫn của VietinBank. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho KH theo quy định của NHNN, VietinBank, quyết định
của giám đốc Chi nhánh Vietin - Đống Đa.
3
Phòng tổ chức - hành chính

Phòng tổng hợpPhó giám đốc
1.3.5. Phòng tiền tệ, kho quỹ
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định
của NHNN và VietinBank. Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao
dịch trong và ngoài quầy tại trụ sở Chi nhánh, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp
có nguồn thu chi tiền mặt lớn.
1.3.6. Phòng quản lý rủi ro
Có nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của
Chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, tài sản đảm bảo.
Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập, giới hạn tín dụng KH, dự án, phương án đề nghị
cấp tín dụng. Thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng nhóm KH liên quan theo quy
định hiện hành của VietinBank. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong
toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của VietinBank.
1.3.7. Phòng quản lý nợ có vấn đề
Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý nợ nhóm 2, nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5), nợ đã
xử lý rủi ro, nợ được Chính Phủ xử lý. Đầu mối xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo
quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ.
1.3.8. Phòng kế toán
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với KH, các nghiệp vụ và
các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại Chi nhánh.
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán
các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản
lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, tư vấn cho KH sử dụng các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng.
1.3.9. Phòng thông tin điện toán
Là phòng nghiệp vụ thực hiện cong tác quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông
tin tạo Chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo hệ thống
công nghệ thông tin của Chi nhánh hoạt động tốt.
1.3.10. Phòng tổng hợp
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh

doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo
cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh. Làm đầu mối cho các sản phẩm, dịch vụ ngân
4
hàng, xây dựng biểu lãi suất, biểu phí áp dụng của Chi nhánh, xây dựng chính sách
chăm sóc KH.
1.3.11. Phòng tổ chức - hành chính
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo chủ trương
chính sách của nhà nước và quyết định của VietinBank. Quản lý và phát triển mạng
lưới Chi nhánh. Quản lý lao động và tiền lương, tiền thưởng, ban hành chế độ chính
sách đối với người lao động tại Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn
của Chi nhánh.
5
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của VietinBank - Đống Đa
Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong
phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết
kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ
Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. Cho vay
tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các
hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Đầu tư trên thị trường vốn, thị
trường tiền tệ trong nước và quốc tế
Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập
khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập
khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu
(D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh
toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản,

qua ATM.Chi trả Kiều hối… Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…). Mua, bán
các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…). Bảo
lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, Bảo lãnh thanh toán
Ngân quỹ: Cho thuê két sắt: cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá,
bằng phát minh sáng chế.Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ
Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín
dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash
card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
Hoạt động khác: Tư vấn đầu tư và tài chính. Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán. Tiếp nhận, quản lý và
khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn
6
thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và
quốc tế, VietinBank - Đống Đa luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển,
tập trung ở 3 lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và hát triển
kênh phân phối.
Có thể nói, với những hoạt động và sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, Chi nhánh đã
đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong việc sử dụng các
dịch vụ Ngân hàng. Cũng như các NHTM khác, HĐTD là hoạt động mang lại doanh
thu chủ yếu cho VietinBank - Đống Đa. Vì vậy bài báo cáo của em trình bày chính về
mảng tín dụng.
2.2. Quy trình tín dụng của VietinBank - Đống Đa
2.2.1. Mô tả đặc điểm chung quy trình tín dụng của VietinBank - Đống Đa
Chi tiết của quy trình tín dụng tại Chi nhánh VietinBank - Đống Đa được thể hiện
trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh VietinBank - Đống Đa
( Nguồn: Phòng khách hàng 1 VietinBank - Đống Đa)
7

CBTD
tiếp
nhận
hồ sơ
Kiểm tra
xem xét
tính đầy
đủ, hợp lệ
của hồ sơ
Tiến hành
điều tra,
thu thập
thông tin
về KH.
Phân
tích,
thẩm
định KH.
Giải
ngân.
Ban lãnh
đạo ra
quyết
định tín
dụng.
TPTD đánh
giá, xem xét
lại, rồi trình
ban lãnh đạo
quyết định.

Hợp lệ
Cho vay
Chưa đầy đủ và hợp lệ
Kiểm
tra,
giám sát
tín dụng.
Hợp lệ
Không hợp lệ
KH
nộp hồ
sơ vay
vốn
Thanh

HDTD
2.2.2. Mô tả công việc cụ thể của từng bước trong sơ đồ quy trình tín dụng của Chi
nhánh VietinBank - Đống Đa
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Đối với KH quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn KH đăng ký những
thông tin về KH, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
Đối với KH đã quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ
vay, hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ vay.
CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng
hoặc qua các kênh thông tin khác. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ
văn bản, đồng thời kiểm tra mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù
hợp với đăng ký kinh doanh và tính hợp pháp của mục đích vay vốn hay không.
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng
- Về KH vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của KH để
tìm hiểu thông tin về:

+ Ban lãnh đạo KH vay vốn.
+ Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có
của KH.
+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH.
+ Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có).
- Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư:
+ Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của
phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư.
+ Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu
thụ sản phẩm tương tự để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
- Tìm hiểu và phân tích về KH, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành,
năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh
nghiệp.
- Phân tích, đánh giá khả năng tài chính của KH vay vốn: Kiểm tra tính chính xác
của các báo cáo tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài
chính.
8
- Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng của KH và dự kiến lợi ích của ngân
hàng nếu khoản vay được phê duyệt. CBTD tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể
thu được nếu như khoản vay được phê duyệt.
Ra quyết định tín dụng
Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo
thẩm định kiêm tờ trình cho vay cùng hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng
(TPTD).
Bước 2: Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm
tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.
Bước 3: Căn cứ vào bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm
định/ tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo Chi nhánh quyết định
đồng ý hay không đồng ý cho vay, hoặc cho vay có điều kiện. Nếu khoản vay vượt

quyền phán quyết sẽ được Ban thẩm định dự án ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi
được phê duyệt, có thông báo, Chi nhánh mới được phép giải ngân.
Nội dung phê duyệt cho vay cần phải xác định rõ: Số tiền cho vay, lãi suất cho
vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có).
Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho KH theo hạn mức tín dụng đã
ký kết trong HĐTD.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa
hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của KH và đảm
bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà
cho công việc sản xuất kinh doanh của KH.
Kiểm tra, giám sát tín dụng
Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi
cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số
tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích
hợp nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
VietinBank quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ,
đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.
Điều chỉnh giới hạn tín dụng trong kì khi KH có yêu cầu hoặc có sự kiện bất
thường có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của KH.
9
Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi KH trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu,
kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay.
Thời hạn hiệu lực của HĐTD theo thỏa thuận trong HĐTD đã ký kết: Khi bên
vay trả xong nợ gốc và lãi thì HĐTD đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần
lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên
bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản
thanh lý.
Sau khi lãnh đạo ký biên bản thanh lý hợp đồng, CBTD kiểm tra tình trạng giấy

tờ, sản sản thế chấp, cầm cố rồi xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. Lập biên
bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký
duyệt.
Đánh giá về quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp
nhận hồ sơ vay vốn của một KH cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và
thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng này được soạn thảo ra đã giúp cho quá
trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất
lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của KH.
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VietinBank - Đống Đa năm 2009
và năm 2010
2.3.1. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của VietinBank - Đống Đa năm
2009 và 2010
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2009
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương
đối (%)
(A) (1) (2) (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2)
I.Thu nhập lãi thuần 310.635 195.246 115.389 59,10
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự
818.448 500.702 317.746 63,46
Chi phí lãi và các chi phí tương tự (507.813) (305.456) (202.357) 66,25
II.Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 37.092 22.278 14.814 66,50
10

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 45.642 27.350 18.292 66,88
Chi phí hoạt động dịch vụ (8.550) (5.072) (3.478) 68,57
III.Lãi/(Lỗ) thuần từ kinh doanh
ngoại hối
3.062 (2.812) 5.874 208,89
V.Lãi thuần từ hoạt động khác 33.294 28.192 5.102 18,10
Thu nhập từ hoạt động khác 34.377 29.698 4.679 15,76
Chi phí từ hoạt động khác (1.083) (1.506) 423 (28,09)
VII.Chi phí hoạt động (184.542) (136.234) (48.308) 35,46
VIII.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng
199.541 106.670 92.871 87,06
IX.Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (77.544) (42.033) (35.511) 84,48
X.Lợi nhuận trước thuế 121.997 64.637 57.360 88,74
XI.Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
(30.315) (17.427) (12.888) 73,95
XII.Lợi nhuận sau thuế 91.682 47.210 44.472 94,20
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Đống Đa )
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank - Đống Đa trong 02 năm 2010
và 2009, ta nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng ổn định,
hiệu quả và ngày càng có xu hướng mở rộng. Cụ thể :
Thu nhập lãi thuần: Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 115.389 triệu đồng,
tương đương với 59,10%. Việc thu nhập lãi thuần tăng chứng tỏ VietinBank - Đống
Đa ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, tạo được niềm tin nơi khách hàng, mở
rộng thị trường của mình, đồng thời khả năng quản lý của Chi nhánh ngày càng cải
thiện và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên thu nhập tăng chậm hơn chi phí: thu nhập
tăng 63,46% trong khi chi phí tăng 66,25%. Điều này có vẻ vô lý nhưng nếu nhìn vào
con số tuyệt đối thì sẽ thấy sự phù hợp. Thu nhập tăng nhiều hơn chi phí: thu nhập

tăng 317.746 triệu đồng, trong khi chi phí tăng 202.357 triệu đồng. Thời điểm năm
2009 - 2010 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang gồng mình lên chống chọi với
hậu quả để lại của cuộc khủng hoảng kinh tế. NHNN thực hiện chính sách nới lỏng
tiền tệ, các NHTM nới lỏng tín dụng. Chi phí huy động vốn năm 2009 là cao nhằm
đáp ứng đủ tiềm lực tài chính của Chi nhánh. Do vậy dù thu nhập tuyệt đối năm 2010
có tăng nhiều hơn chi phí nhưng xét về mặt tương đối thì vẫn tăng chậm hơn. Trong
ngắn hạn, chi phí tăng cao hơn thu nhập chưa ảnh hưởng nhiều đến lãi thuần. Nhưng
trong dài hạn, với tốc độ tăng như vậy, chắc chắn lãi thuần sẽ giảm xuống, sẽ ảnh
11
hưởng lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh. VietinBank - Đống Đa cần hết sức chú ý đến
khoản mục này.
Thu từ hoạt động dịch vụ: hoạt động dịch vụ không những là một lĩnh vực
kinh doanh mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng mà còn là hoạt động hỗ trợ
các hoạt động huy động và tín dụng phát triển tốt hơn. Những năm gần đây, các
NHTM khác nói chung và VietinBank - Đống Đa nói riêng đang chú trọng đầu tư cho
lĩnh vực này nhiều hơn, vì chi phí bỏ ra không nhiều mà lợi nhuận thu về khá cao. Cụ
thể, năm 2010 so với năm 2009 thì lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 14.814 triệu
đồng (khoảng 66,50%) trong đó chi phí hoạt động dịch vụ tăng 3.478 triệu đồng
(tương ứng 68,57%), thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 18.292 triệu đồng (tương
ứng 66,88%). Các dịch vụ hiện đại và tiện dụng như ATM, ebanking, internet
banking… được đưa vào cung ứng, thu hút được sự quan tâm của nhiều KH.
Thu từ kinh doanh ngoại hối: Năm 2010 là năm thịnh vượng của ngoại tệ
(đặc biệt là USD). Giá USD tăng nhanh theo tỷ lệ lạm phát. Là một tổ chức tài chính,
VietinBank - Đống Đa cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Thu nhập từ lĩnh vực này
tăng vượt trội so với năm 2008: khoảng 208,89%. Nếu như năm 2009, VietinBank -
Đống Đa bị lỗ vì ngoại tệ đến 2.812 triệu đồng thì năm 2010 họ đã vượt rào lấy lại thu
nhập khoảng 3.062 triệu đồng, tăng khoảng 5.874 triệu đồng so với năm trước. Để đạt
được thành tích là nhờ sự cố gắng, nỗ lực, quyết đoán của CBCNV trong Ngân hàng,
đặc biệt là các cán bộ tài trợ thương mại (một bộ phận của phòng khách hàng).
Thu từ các hoạt động kinh doanh khác: so với các hoạt động khinh doanh

chủ yếu của Chi nhánh, phần thu từ khoản mục này trong năm 2010 tăng khá khiêm
tốn, tăng khoảng 5.102 triệu đồng, tương ứng khoảng 18,10%. Thu nhập từ hoạt động
khác của chi nhánh tăng 4.679 triệu đồng (khoảng 15,76%) trong khi chi phí lại giảm
423 triệu đồng (khoảng 28,09%). Điều này có thể do một số hoạt động yêu cầu đầu tư
lớn ở giai đoạn đầu, giai đoạn này là thu hồi vốn, chi phí trong giai đoạn sau không
nhiều, ví dụ như hoạt động đầu tư xây dựng các cây ATM.
Chi phí hoạt động: Cùng với việc mở rộng thị trường thì chi phí quản lý, hoạt
động của VietinBank - Đống Đa cũng tăng theo là điều hợp lý. Trong giai đoạn 2009 -
2010, các NHTM khác nới lỏng tín dụng, cho vay nhiều, lãi suất hấp dẫn. Để cạnh
tranh với những NHTM này, năm 2010, Chi nhánh cũng phải bỏ ra nguồn chi phí ko
nhỏ để thu hút KH: khoảng 184.542 triệu đồng tăng 48.308 triệu đồng so với năm
12
trước, tương đương với mức tăng 35,46%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chí phí thấp hơn
tốc độ tăng của thu nhập thuần từ lãi và các hoạt động kinh doanh khác nên có thể
thấy VietinBank - Đống Đa đã quản lý tốt bộ máy hoạt động, đặc biệt là các chi nhánh
xa trụ sở chính, cũng như đội ngũ công nhân viên làm việc có hiệu quả cao.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là phần
chi phí được trích lập nhằm bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng,
được trích lập theo quy định của NHNN. Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN
ngày 22 tháng 4 năm 2005,s chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gồm chi phí dự phòng
rủi ro chung (được tính bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4) và chi phí dự
phòng rủi ro riêng ( 0%, 5%, 20%, 50% và 100% cho dư nợ nhóm 1, 2, 3, 4, 5). Trong
năm 2010, khoản chi phí này tăng khoảng 35.511 triệu đồng (khoảng 84,48%). Chi
phí dự phòng tăng cao như vậy là do năm 2010, Chi nhánh cho vay nhiều hơn, vì vậy
phần trích lập dự phòng cũng nhiều hơn để có thể chủ động xử lý tổn thất có thể xảy
ra đối với Chi nhánh mình.
Lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 (tăng
44.472 triệu VNĐ, tương đương mức tăng trưởng 94,20%). Nói chung, hoạt động kinh
doanh của VietinBank - Đống Đa trong năm 2009 đã đựơc cải thiện rất nhiều, mang lại
lợi ích kinh tế lớn. Đây là kết quả tất yếu mà Chi nhánh đạt được nhờ bộ máy quản lý

hoạt động đạt hiệu quả cao, cũng như khả năng mở rộng và nắm bắt thị trường, đồng
thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín và vị thế đối với KH. Và để đạt
được thành quả này, cũng phải kể đến sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm của CBCNV
trong toàn Chi nhánh trong việc kinh doanh và tiết kiệm chi phí hoạt động.
2.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2010 và 2009 của VietinBank - Đống Đa
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2009
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
(A) (1) (2) (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2)
A.Tài sản
I.Tiền mặt và vàng tại quỹ 24.051 18.838 5.213 27,67
13
II.Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 43.049 45.888 (2.839)
(6,19)
III.Tiền gửi tại các TCTD khác 435.562 205.514 230.048 111,94
V.Các CCTCPS và TSTC khác (*) 164 643 (479) (74,49)
VI.Cho khách hàng vay 1.978.076 1.381.362 596.714 43,20
VIII.Góp vốn đầu tư dài hạn 17.887 12.510 5.377 42,98
IX.Tài sản cố định 28.185 28.184 1 0,00
XI.Tài sản có khác 615.864 390.693 225.171 57,63
TỔNG TÀI SẢN 3.142.838 2.083.632 1.059.206 50,83
B.Nguồn Vốn

NỢ PHẢI TRẢ 2.985.811 1.974.426 1.011.385 51,22
I. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 369.407 117.253 252.154 215,05
II.Tiền gửi và vay các TCTD khác 299.972 128.309 171.663 133,79
III.Tiền gửi của khách hàng 1.759.988 1.268.158 491.830 38,78
IV.Các CCTCPS và CNTC khác (*) - 1.881 (1.881) (100,00)
V.Giấy tờ có giá đã phát hành 91.694 73.378 18.316 24,96
VI.Các khoản nợ khác 464.750 385.447 79.303 20,57
VỐN CHỦ SỞ HỮU 157.027 109.206 47.821 43,79
VII.Vốn và các quỹ 157.027 109.206 47.821 43,79
1.Vốn cổ phần 133.185 99.190 33.995 34,27
2.Quỹ của tổ chức tín dụng 4.888 2.869 2.019 70,37
3.Lợi nhuận chưa phân phối 18.954 7.147 11.807 165,20
TỔNG NGUỒN VỐN 3.142.838 2.083.632 1.059.206 50,83
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Đống Đa)
(*)CCTCPS: công cụ tài chính phái sinh
TSTC: tài sản tài chính
CNTC: công nợ tài chính
Tài sản là yếu tố không thể thiếu đối với bất kì một Ngân hàng nào trong quá
trình kinh doanh. Bảng cân đối kế toán cho ta biết rõ tình hình về tài sản và nguồn vốn
của Ngân hàng để từ đó phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn giúp chúng ta có
thể đánh giá được khả năng tài chính và hiệu quả kinh doanh cũng như những điểm
yếu để đưa ra giải pháp khắc phục. Thông qua số liệu trong bảng cân đối kế toán cho
thấy Ngân hàng đang mở rộng sản xuất kinh doanh, cụ thể như sau:
Tài sản: Tổng tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.059.206 triệu đồng
tương ứng với 50,83% là do các yếu tố sau:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2010 tăng mạnh so với năm
2009.VietinBank - Đống Đa mở rộng kinh doanh nên tăng dự trữ tiền mặt và vàng tại
quỹ (khoảng 27,67%) để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cũng như có thể tận
dụng các cơ hội kinh doanh (ví dụ như hưởng chiết khấu thanh toán…). Tuy nhiên,
việc nắm giữ tiền mặt tại quỹ không sinh lời, đó là chi phí cơ hội cho việc tăng khả

14
năng thanh toán tức thời, đồng thời, Chi nhánh cũng tốn thêm chi phí cất trữ, bảo
quản. Do vậy, Chi nhánh phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, cân nhắc kĩ trong việc
nắm giữ tiền mặt. Việc tiền mặt tại quỹ tăng lên, đồng thời tiền gửi tại NHNN giảm
nhẹ (khoảng 6,19%) cho thấy VietinBank - Đống Đa đang thay đổi cơ cấu tiền mặt.
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng mạnh (khoảng 111,94%). Tiền gửi tại
các TCTD khác nhằm mục đích thanh toán đồng thời lấy lãi. Khoản mục này tăng cao
như vậy cho thấy nhu cầu thanh toán của VietinBank - Đống Đa đang tăng cao. Việc
sử dụng tiền mặt trong dân chúng đang giảm dần, chức năng thanh toán của Chi nhánh
cũng dần được nâng cao.
Cho vay KH trong năm 2010 tăng khá cao, tăng 596.714 triệu đồng so với năm
2009. VietinBank - Đống Đa muốn thu hút KH nên đã thực hiện chính sách nới lỏng
tín dụng. Điều này làm gia tăng KH cũng như thu nhập cho Chi nhánh, tuy nhiên cũng
tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thoát vốn. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Chi
nhánh của KH ngày càng tăng (Ví dụ: Chuyển tiền điện tử, lệnh nhờ thu nhờ chi ), vì
thế tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tăng mạnh để đảm bảo khả năng thanh toán, đặc
biệt trong thanh toán điện tư liên ngân hàng.
Tài sản cố định (về mặt giá trị còn lại) hầu như không tăng. Có thể VietinBank -
Đống Đa có mua sắm tài sản cố định song chỉ ngang bằng với khoản trích khấu hao
của tài sản cố định cũ. Trong năm qua, Chi nhánh chú trọng vào các hạng mục đầu tư
kinh doanh mà không chú trọng cho tài sản cố định nhiều.
Tài sản có khác tăng cao, khoảng 225.171triệu đồng (tương ứng 57,63%).
Nói chung, hiện tại VietinBank - Đống Đa đang không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ, nâng cao vị thế trên thị trường, đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời
đồng thời kết hợp mở rộng thị truờng .Có thể thấy Chi nhánh đang có kế hoạch mở
rộng quy mô trong tương lai gần.
Nguồn vốn :
Nợ phải trả tăng 51,22%.Có thể thấy VietinBank - Đống Đa đang tận dụng tối đa
việc huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh.Cụ thể:
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN năm 2010 tăng 252.154 triệu đồng so với

năm 2009 (khoảng 215,05%). Đây là nguồn vốn Ngân hàng có được từ NHNN thông
qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ xin tái
chiết khấu có chất lượng.
15
Khoản tiền gửi và vay các TCTD khác tăng cao: 133,79% cho thấy các hoạt động
thanh toán liên ngân hàng được sử dụng nhiều hơn, có hiệu quả hơn.
Tiền gửi của KH cũng tăng đáng kể, năm 2010, khoản tiền này tăng 491.830 triệu
đồng (tương ứng khoảng 38,78%). Thời gian qua, thị trường cạnh tranh nguồn vốn huy
động của các Ngân hàng rất khốc liệt. Giá vàng tăng cao chóng mặt, thị trường chứng
khoán sôi động, Đô la làm loạn, lạm phát tăng cao. Để cạnh tranh với những kênh đầu
tư trên, VietinBank - Đống Đa cũng đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc đưa ra mức lãi
suất huy động sao cho hấp dẫn KH mà vẫn giữ được lợi nhuận cho mình. Nhìn vào
con số thực tế này, có thể nói, Chi nhánh đã thành công trong việc thu hút KH, chứng
tở uy tín Chi nhánh đang dần được nâng cao. Tuy nhiên, nếu khoản tiền vay trong thời
gian quá lâu sẽ phát sinh nhiều chi phí khó dự đoán đựơc, mất uy tín của Chi nhánh,
nguy cơ mất nguồn huy động vốn trong tương lai tăng lên nếu Chi nhánhkhông thanh
toán nợ đúng hạn.
Vốn chủ sở hữu tăng 43,79%. Nguồn vốn cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối
đều tăng, đặc biệt là lợi nhuận chưa phân phối. Điều này chứng tỏ VietinBank - Đống
Đa muốn mở rộng quy mô của mình, tăng cường đầu tư và chiếm lĩnh thị trường trong
tương lai.
Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tăng trưởng khá đều nhau. Có thể thấy
Chi nhánh đang theo đuổi chiến lược quản lý vốn thận trọng. Điều này sẽ làm tăng khả
năng thanh toán của Chi nhánh, tuy nhiên nguồn vốn huy động có chi phí cao, sẽ làm
giảm lợi nhuận của Chi nhánh đồng thời gây áp lực lớn trong tương lai trong việc
thanh toán nợ.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của VietinBank - Đống Đa
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của một ngân hàng là huy động vốn từ KH thừa
vốn và cấp tín dụng cho KH thiếu vốn. Vì vậy, để đánh giá tình hình tài chính của một
ngân hàng, người ta hay chú ý đến tình hình huy động vốn và cấp tín dụng của ngân

hàng đó.
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh VietinBank - Đống Đa
ĐVT: triệu đồng
Thời điểm Năm 2010 Năm 2009 Tốc độ
tăng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
16
(%) (%) (giảm) (%)
Tổng NV huy động 3.178.543 100,00 2.258.534 100,00 40,73
I - Theo kỳ hạn
1- Không kỳ hạn 699.341 22,00 550.468 24.37 27,04
2- Kỳ hạn <12 tháng 2.368.857 74,53 1.546.835 68,49 53,14
3- Kỳ hạn > 12 tháng 110.345 3,47 161.231 7,14 (31,56)
II - Theo thành phần KT
1- Tiền gửi của tổ chức 1.097.369 34,52 622.336 27,55 76,33
2 - NV dân cư 2.081.174 65,48 1.636.198 72,45 27,20
+ Tiền gửi tiết kiệm 1.934.675 60,87 1.534.945 67,96 26,04
+ Tiền gửi kỳ phiếu 66.574 2,09 33.785 1,50 97,05
+ Giấy tờ có giá khác 79.925 2,51 67.468 2,99 18,46
III - Theo loại tiền gửi
1- VND 2.782.650 87,54 1.715.875 75,97 62,17
2- Ngoại tệ (quy đổi) 395.893 12,46 542.659 24,03 (27,05)
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Đống Đa)
Xét về quy mô:
Nguồn vốn huy động của VietinBank - Đống Đa tăng trưởng qua các năm, cụ thể,
năm 2010 tăng 40,73%. Để có được kết quả ấn tượng trên Chi nhánh đã chủ trương đa
dạng hóa các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho KH và
liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ
dân cư. Giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn) cũng được phát
hành đồng thời nhằm đa dạng kỳ hạn của các khoản huy động. Bên cạnh đó, Ngân

hàng còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các mức lãi suất huy động phù
hợp, các hình thức dự thưởng hấp dẫn Do đó, mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt giữa các ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn của chi
nhánh liên tục tăng qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 là 40,73% trong khi tốc độ lạm phát là
11,75%. So sánh với tốc độ lạm phát năm 2010 ta thấy công tác huy động vốn của
VietinBank - Đống Đa phát triển mạnh. Có được kết quả đáng tự hào này là do tình
hình kinh tế thế giới đã chuyển mình, thoát khỏi dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu năm 2008 và đang dần phục hồi. Tại Việt Nam, sau khi chính phủ đưa ra gói
kích cầu với tổng trị giá lên đến 8 tỷ USD nền kinh tế đã có những chuyển biến tích
cực. Tuy nhiên lạm phát những tháng cuối năm 2010 tăng cao, NHNN thực hiện chính
17
sách tiền tệ bắt buộc khiến cho lãi suất tăng nhanh, các Ngân hành cạnh tranh gay gắt
trong huy động vốn. Điều này đặt Chi nhánh vào tình trạng kinh doanh khó khăn, ảnh
hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
Xét về cơ cấu huy động:
Cơ cấu theo kỳ hạn: Nhìn chung trong các năm 2009, 2010 cơ cấu huy động tiền
gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn (<12 tháng) có xu hướng tăng nhanh, ngược lại
tiền gửi kỳ hạn dài (> 12 tháng) có xu hướng giảm. Tiền gửi kỳ hạn ngắn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng cả về số lượng và
tỷ trọng. Năm 2009 chi nhánh huy động 1.546.835 triệu đồng tiền gửi ngắn hạn chiếm
tỷ trọng 68,49%, năm 2010 tăng lên 2.368.857 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,53%. Tiền
gửi dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và có xu hướng giảm, năm 2009 tiền gửi kỳ hạn
dài là 161.231 triệu đồng chiếm 7,14% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2010
con số này giảm xuống còn 110.345 triệu đồng với tỷ trọng chỉ còn 3,47%. Điều này
cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh
của chi nhánh chưa tốt, nguồn vốn huy động chưa ổn định. Sở dĩ có tình trạng này là
do trong giai đoạn cuối năm 2009 và cuối năm 2010 lãi suất trên thị trường biến động
mạnh cùng với lạm phát tăng cao gây tâm lý hoang mang cho người dân dẫn đến tình
trạng người dân lực chọn gửi tiền kỳ hạn ngắn để hưởng lãi cao hơn nếu lãi suất thị

trường tiếp tục tăng.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất
(72,45% năm 2009 và 65,48% năm 2010) và tăng về cả số tuyệt đối và số tương đối
(năm 2010 là 1.636.198 triệu đồng, tăng 27,20% so với năm 2009). Có sự tăng lên
này là do trong tình hình kinh tế khó khăn người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn,
tiêu dùng ít hơn khiến cho dòng tiền gửi đổ về NH tăng lên. Nguồn vốn tiền gửi, tiền
vay các TCTD khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ và tăng cả về số tuyệt đối vào năm
2009 là 622.336 triệu đồng và tăng lên 1.097.369 triệu đồng vào năm 2010 (tương ứng
với tốc độ tăng 76,33% ). Chỉ tiêu này tăng đã được giải thích từ bảng cân đối kế toán.
Các con số trên cho thấy, chi nhánh có tiềm năng trong việc huy động tiền gửi từ KH
và tiền gửi hoặc vay từ TCTD khác.
Cơ cấu theo loại tiền gửi: có thể thấy rõ sự chênh lệch trong tỷ trọng giữa tiền gửi
VND và ngoại tệ. Lượng tiền gửi VND trong năm 2010 là 2.782.650 triệu đồng tương
ứng 87,54%, trong khi ngoại tệ là 395.893 triệu đồng tương ứng 12,46%. Lượng tiền
18
gửi VND năm 2010 tăng 62,17% so với năm 2009 mà ngoại tệ lại giảm 27,05%. Năm
2010 vừa qua, do ảnh hưởng của lạm phát, các ngoại tệ mạnh đồng loạt tăng giá, đặc
biệt là USD. Việc giá ngoại tệ bất ổn, giá vàng tăng cao làm cho tỷ lệ tiền gửi bằng
ngoại tệ đã thấp nay còn giảm xuống.
Theo bảng tình hình huy động vốn của chi nhánh VietinBank - Đống Đa, chúng
ta có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh khá phù hợp với tình hình
kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn huy động tiền gửi thanh toán đã
tăng song vẫn còn thấp. Hi vọng sự vực dậy của nền kinh tế trong năm 2011 sẽ thay
đổi được cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh để Chi nhánh thực sự làm tốt
chức năng của một ngân hàng.
Bảng 2.3. Tình hình cho vay của chi nhánh VietinBank - Đống Đa
ĐVT: triệu đồng
Thời điểm
Năm 2010 Năm 2009 Tốc độ
tăng

(giảm) (%)
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Tổng NV cho vay 1.978.468 100,00 1.398.942 100,00 41,43
I - Theo kỳ hạn
1- Ngắn hạn 1.625.694 82,17 1.104.105 78,92 47,24
2- Trung và dài hạn 352.774 17,83 294.837 21,08 19,65
II - Theo thành phần KT
1- Doanh nghiệp nhà nước 690.464 34,90 484.483 34,63 42,52
2 - DN ngoài quốc doanh 1.147.582 58,00 818.085 58,48 40,28
3- Cá thể và hộ gia đình 140.422 7,10 96.374 6,89 45,71
III - Theo loại tiền
1- VND 1.731.071 87,50 1.223.198 87,44 41,52
2- Ngoại tệ (quy đổi) 247.397 12,50 175.744 12,56 40,77
(Nguồn: Phòng tổng hợp Chi nhánh VietinBank - Đống Đa)
Xét về quy mô cho vay:
Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ
cho nhau. Huy động vốn có tốt thì mới có vốn để tài trợ vào hoạt động cho vay, ngược
lại, cho vay có chất lượng thì mới có lợi nhuận để bù đắp cho chi phí huy động vốn,
cho vay có hiệu quả, thì nên kinh tế mới phát triển, mới có nguồn vốn nhàn rỗi để huy
động. Nguồn vốn cho vay của VietinBank - Đống Đa năm 2010 tăng 41,43% so với
19
năm 2009. Một là do chính sách nới lỏng tín dụng của Chi nhánh, các thủ tục cấp tín
dụng linh hoạt hơn, người vay dễ tiếp cận được nguồn vốn hơn. Hai là nền kinh tế Việt
Nam đang dần phục hồi, nhiều ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực đầu tư được khuyến
khích, ưu tiên nên nhu cầu vốn của các nhân và các tổ chức kinh tế cao hơn.
Xét về cơ cấu cho vay:

Theo kỳ hạn: tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong năm 2010 là 1.625.694 triệu đồng
chiếm 82,17% tổng nguồn vốn cho vay trong khi nguồn cho vay trung và dài hạn chỉ
là 352.774 triệu đồng, chiếm 17,83%. Nguồn vốn cho vay ngắn hạn tăng 47,24% trong
khi phần trung và dài hạn chỉ tăng 19,65%. Cho thấy nhu cầu vay tiền trong ngắn hạn
là rất cao. Khi nền kinh tế chưa thực sự ổn định, người ta vẫn còn lo lắng nhiều về rủi
ro thì đầu tư ngắn hạn là kênh đầu tư thực sự thông minh và có hiệu quả.
Theo thành phần kinh tế: VietinBank - Đống Đa tập trung cho vay vào 03 loại
hình doanh nghiệp trên, tuy nhiên tỷ trọng từng loại hình doanh nghiệp là khác nhau.
Năm 2010, Chi nhánh cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay khoảng 1.147.582 triệu
đồng, chiếm 58,00%, doanh nghiệp nhà nước vay 690.464 triệu đồng, chiếm 34,90%
còn cá thể và hộ gia đình chỉ cho vay 140.422 triệu đồng, chiếm 7,10%. Như vậy,
thành phần kinh tế được Chi nhánh chú trọng đầu tư là các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Năm 2010, hàng loạt doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời, nhu cầu vốn ngắn
trung và dài hạn của họ là rất cao. Các doanh nghiệp này được thành lập dưới sự cho
phép của pháp luật, tư cách pháp nhân của họ được đảm bảo. Khi vay vốn họ có
phương án kinh doanh sản xuất rõ ràng, có hiệu quả, phương án trả nợ hợp lý. Đó là
thế mạnh của họ so với doanh nghiệp nhà nước và cá thể và hộ gia đình. Tuy tỷ trọng
từng thành phần kinh tế là không đều, nhưng tốc độ tăng thì gần như nhau. Khoản cho
doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay tăng 42,52%, doanh nghiệp nhà nước tăng
40,28%, cá thể và hộ gia đình tăng cao nhất 45,71%.
Theo loại tiền: cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa VND và ngoại tệ. Lượng tiền
cho vay bằng VND trong năm 2010 là 1.731.071 triệu đồng tương ứng 87,50%, trong
khi ngoại tệ là 247.397 triệu đồng tương ứng 12,50%. Trong năm qua, nhu cầu ngoại
tệ của các doanh nghiệp là khá cao (tăng 40,77%), song do nguồn ngoại tệ trong ngân
hàng là không đủ, các doanh nghiệp phải mua ngoại tệ trên thị trường chợ đen với giá
cao hơn khá nhiều. Hi vọng sau các quyết định quản lý thị trường ngoại hối của
NHNN (như thông tư số 20/2011/TT - NHNN quy định về việc mua bán ngoại tệ tiền
20
mặt của các cá nhân với TCTD; thông tư số 14/2011/TT - NHNN quy định giảm mức
lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của các tổ chức, cá nhân; công văn số

9430/NHNN - QLNH ngày 31/10/2009 về ổn định thị trường ngoại hối) các NHTM
nói chung và VietinBank - Đống Đa nói riêng sẽ có đủ ngoại tệ cung cấp cho KH.
21
2.4.1. Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2010
(%)
Năm 2009
(%)
Chênh lệch
(%)
Tỷ trọng dư nợ
cho vay trên
tổng nguồn vốn
huy động
Tổng dư nợ cho vay 62,24 55,36 12,42
Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2009,
dư nợ cho vay được tài trợ 55,36% từ nguồn vốn huy động, hay trong 100 đồng huy
động về, có 55,36 đồng được Chi nhánh mang cho vay. Năm 2011, chỉ tiêu này tăng
12,42%, cụ thể là trong 100 đồng huy động được, có tới 62,24 dành cho hoạt động cho
vay. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn huy động của Chi nhánh tăng lên.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2010
(lần)
Năm 2009
(lần)
Chênh lệch
(%)
1.Hệ số khả năng chi
trả

Tài sản Có có thể
thanh toán ngay
0,53 0,50 6,00
Tài sản Nợ phải
thanh toán ngay
2.Hệ số giữa tiền gửi
giao dịch và tiền gửi
có kỳ hạn
Tiền gửi giao dịch 0,25 0,4 (37,50)
Tiền gửi có kỳ hạn
Chỉ tiêu hệ số khả năng chi trả càng cao thì ngân hàng càng có tính thanh khoản
tốt. Năm 2010, tuy chỉ số này tăng hơn so với năm 2009 nhưng tăng quá ít: 6%. Trong
1 đồng nợ phải thanh toán ngay, VietinBank - Đống Đa chỉ có 0,53 đồng có thể thanh
toán ngay, vậy 0.47 đồng còn lại sẽ gặp rủi ro thanh khoản khi các khoản nợ đến hạn.
Tuy nhiên, nếu giữ quá nhiều tài sản Có có thể thanh toán ngay thì Chi nhánh sẽ tăng
thêm một khoản chi phí cơ hội. Chi nhánh cần điều chỉnh lại chỉ số này để đảm bảo
22
khả năng thanh toán kịp thời, giữ uy tín với KH và tránh gặp rủi ro trong trường hợp
tất cả các chủ nợ cùng đòi một lúc.
Chỉ tiêu hệ số giữa tiền gửi giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn cho ta biết trong 100
đồng tiền gửi có kỳ hạn thì có bao nhiêu đồng tiền gửi giao dịch. Xét về tính thanh
khoản, hệ số này không nên cao. Vì tiền gửi giao dịch là tiền gửi không kì hạn, KH có
thể rút ra bất cứ lúc nào, Chi nhánh không thể chủ động sử dụng nguồn tiền này được.
Nhưng chính vì nó là tiền gửi ko kì hạn, lãi suất thấp, nên nếu chỉ số này cao. Khoản
lãi Chi nhánh phải trả sẽ ít đi. Thêm nữa, tiền gửi giao dịch mà nhiều, chứng tỏ các
thanh toán bằng tiền mặt đang giảm dần, chức năng thanh toán của Chi nhánh đang
được hoàn thiện dần.
2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2010
(%)

Năm 2009
(%)
Chênh lệch
(%)
1.Hệ số nợ quá
hạn
Nợ quá hạn 4, 9, (55,56)
Tổng dư nợ
2. Hệ số nợ xấu Nợ xấu 2, 7, (71,23)
Tổng dư nợ
3. Hệ số nợ xấu
trên nợ quá hạn
Nợ xấu 54, 80, (32,50)
Nợ quá hạn
4. Vòng quay vốn
tín dụng
Doanh số trả nợ
trong kỳ
1,08 (vòng) 0,88 (vòng) 22,73
Dư nợ bình quân
trong kỳ
Hệ số nợ quá hạn của VietinBank - Đống Đa trong năm 2010 là ổn định, cứ 100
đồng cho vay, thì có 4 đồng là nợ quá hạn, trong khi theo quy định hiện nay của
NHNN, cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%. Năm 2009
là 9% và đã giảm 55,56% trong năm 2010. Qua đó thấy được hiệu quả hoạt động của
Chi nhánh trong việc quản lý đầu tư tín dụng. Những khởi sắc của nền kinh tế năm
2010 cũng là một phần làm chất lượng tín dụng được nâng cao.
23
Hệ số nợ xấu cũng giảm khá mạnh: 71,23%. Trong 100 đồng Chi nhánh cho vay,
năm 2009 có 7 đồng là là nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5), năm 2010 chỉ còn 2 đồng. Năm

2009, các doanh nghiệp không đủ nguồn lực đều lần lượt phả sản hoặc làm ăn thua lỗ,
không trả được nợ cho Chi nhánh, KH cá nhân và hộ gia đình cũng gặp khó khăn trong
việc trả nợ. Vì thế tỷ nợ xấu là cao. Năm 2010, do nền kinh tế đã dần ổn định, chính
sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh mở rộng. Chi nhánh cấp tín dụng có chất lượng
hơn, vì thế, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể.
Hệ số nợ xấu trên nợ quá hạn. Năm 2010, trong 100 đồng nợ quá hạn, có tới 54
đồng là nợ xấu, cũng đã giảm 32,50% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn
khá cao, khả năng rủi ro mất vốn của VietinBank - Đống Đa vẫn còn tiềm ẩn. Chi
nhánh cần chú ý đến tỷ lệ này hơn, cần có những biện pháp nâng cao chất lượng tín
dụng từ bước kiểm tra hồ sơ cho vay một cách khách quan, ký lưỡng. Cần thực hiện
tốt quy trình tín dụng để có thể úng phó kịp thời với những tình huống xấu có thể xảy
ra.
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân
hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng
nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. Chúng ta thấy được tốc độ
tăng của chi tiêu này là khá cao: 22,73%. Như vậy, việc đầu tư của Chi nhánh là đang
dần được cải thiện tốt hơn.
2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2010
(lần)
Năm 2009
(lần)
Chênh lệch
(%)
1. Hệ số thu nhập trên
chi phí
Tổng thu nhập 1,22 1,15 6,09
Tổng chi phí
2. Hệ số thu nhập từ
lãi trên tổng chi phí

trả lãi
Thu nhập từ lãi 1,61 1,64 (1,83)
Tổng CF chi trả lãi
3. Hệ số hiệu quả sử
dụng vốn vay
Thu nhập từ hoạt động
cho vay
15,70 11,84 32,60
Tổng dư nợ cho vay
bình quân
24
Hệ số thu nhập trên chi phí: cho ta thấy trong năm 2010, thu nhập của
VietinBank - Đống Đa gấp 1,22 lần chi phí, tăng 6,09% so với năm 2009. Như vậy ta
thấy Chi nhánh hoạt động có hiệu quả, thu nhập thu về không những đủ trang trải cho
chi phí mà còn có phần dư ra để tái đầu tư.
Hệ số thu nhập từ lãi trên tổng chi phí trả lãi là tỷ số phản ánh trong năm 2010,
cứ 1 đồng chi phí Chi nhánh bỏ ra để huy động vốn thì thu được 1,61 đồng thu nhập từ
cho vay. Đứng trên góc độ kinh doanh, hệ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên, một
trong những chức năng của ngân hàng là trung gian, là cầu nối giữa người thừa vốn và
thiếu vốn một cách tiết kiệm chi phí nhất. Khoản lợi nhuận nhiều nhất mà ngân hàng
có được là phần chênh lệch từ hoạt động cho vay và huy động vốn. Để chức năng
trung gian của ngân hàng được hoàn thiện thì mức chênh lệch này không nên quá cao,
hay hệ số này nên được đảm bảo ở mức vừa phải.
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn vay: nhìn vào công thức có thể thấy, hệ số này
dường như là mức lãi suất cho vay của VietinBank - Đống Đa. Nếu như năm 2009, hệ
số này chỉ đạt 11,84% thi sang năm 2010 nó đã tăng 32,60% và đạt 15,70%. Năm
2010, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các NHTM.
Để thu hút được nguồn vốn đầu vào, Chi nhánh buộc phải nâng cao lãi suất huy động,
một phần để "chạy đua" với lạm phát, không để KH bị "thua lỗ", một phần để cạnh
tranh với các kênh đầu tư khác và các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, lãi suất cho vay

cũng phải tăng lên để đảm bảo thu nhập cho Chi nhánh.
2.5. Tình hình lao động tại VietinBank - Đống Đa
Cơ cấu lao động
VietinBank - Đống Đa hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên lao động
của ngân hàng được chia ra thành cấp quản lý và nhân viên. Hiện nay Chi nhánh có
hơn 200 CBCNV, trong đó số đông lao động của VietinBank - Đống Đa có trình độ
đại học và trên đại học với kinh nghiệm, nhiệt huyết và sự năng động sáng tạo, tinh
thần trách nhiệm vì sự phát triển cũng như sứ mệnh của ngân hàng. Theo thống kê
mức thu nhập bình quân đầu người là khoảng 7 triệu/người/tháng.
Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ, đào tạo người lao động
Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố then chốt, quyết
định sự thành công. Tìm kiếm và triển khai một công cụ hỗ trợ các nhà quản trị trong
việc quản lý nhân sự (QLNS), xác lập cũng như theo đuổi định hướng phát triển nhân
25

×