Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành virus newcastle ở gà tại một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.1 KB, 82 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





TẠ QUỐC HUY





ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ SỰ LƯU HÀNH
VI RUS NEWCASTLE Ở GÀ TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







TẠ QUỐC HUY





ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ SỰ LƯU HÀNH
VI RUS NEWCASTLE Ở GÀ TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ HIÊN





HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Toàn bộ các số liệu và kết quả thu được là do bản thân tôi trực tiếp
điều tra, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan và trung thực, chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
ghi rõ nguồn gốc.

Vĩnh Phúc, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Tạ Quốc Huy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và
bạn bè đồng nghiệp. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến

PGS.TS Nguyễn Bá Hiên, thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Khoa Thú y cùng các Thầy Cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian học tập ở trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Chi cục Thú y
Vĩnh Phúc, Viện Thú y Quốc gia cùng toàn thể bạn bè, các đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tời người thân trong gia đình và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Vĩnh Phúc, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn



Tạ Quốc Huy





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài 1
Mục đích của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quát về bệnh Newcastle 3
1.1.1 Giới thiệu chung về bệnh Newcastle 3
1.1.2 Lịch sử bệnh Newcastle 3
1.2 . Tình hình nghiên cứu dịch bệnh Newcastle trong nước và trên
thế giới 4
1.3. Đặc tính sinh học của virus Newcastle 7
1.4. Dịch tễ học bệnh Newcastle 15
1.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh Newcastle 20
1.6. Chẩn đoán bệnh 22
1.7. Biện pháp can thiệp và phòng bệnh Newcastle 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, NGUYÊN
LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29
2.3. Nguyên liệu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học 30
2.4.2. Phương pháp chẩn đoán dựa vào triệu chứng và bệnh tích 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.4.3. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học 31
2.4.4. Phương pháp phân lập vi rút trên phôi trứng 34
2.4.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 35

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Tình hình dịch bệnh trên đàn gà tại Vĩnh Phúc 36
3.1.1. Tình hình dịch bệnh chung trên đàn gia cầm 36
3.1.2. Tình hình dịch bệnh Newcastle ở gà từ năm 2011 - 6/2014. 37
3.1.3. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo giống 39
3.1.4. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo lứa tuổi 41
3.1.5. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo mùa vụ 42
3.1.6. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo quy mô, hương thức
chăn nuôi. 44
3.1.7. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo vùng sinh thái 46
3.2. Kết quả kiểm tra triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của
gà mắc bệnh Newcastle. 47
3.2.1. Triệu chứng 47
3.2.2 Bệnh tích 50
3.3. Kiểm tra hiệu giá kháng thể chống Newcastle ở một số đàn gà
nuôi tại Vĩnh Phúc 51
3.4. Kết quả giám sát sự lưu hành virus Newcastle ở gà trên địa bàn
Vĩnh Phúc 55
3.4.1. Kết quả phân lập virus trên phôi trứng 55
3.4.2. Kết quả giám định virus Newcastle bằng phản ứng HI. 58
3.5. Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh Newcastle ở gà
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 59
3.5.1. Công tác quy hoạch chăn nuôi 59
3.5.2. Công tác thông tin tuyên truyền 60
3.5.3. Chủ động giám sát, phát hiện sớm bệnh 61
3.5.4. Vệ sinh phòng bệnh 61
3.5.5. Phòng bệnh bằng quản lý chăm sóc nuôi dưỡng 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


3.5.6. Phòng bệnh bằng vắc xin 65
3.5.7. Cơ chế chính sách 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
Kết luận 68
Đề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69






















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng Trang


Bảng 3.1. Các bệnh thường gặp ở gà tại Vĩnh Phúc từ 2011 - 6/2014 37
Bảng 3.2. Tình hình dịch bệnh Newcastle ở gà từ năm 2011 - 6/2014. 38
Biểu 3.3. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo giống 40
Bảng 3.4. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo lứa tuổi 41
Bảng 3.5. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo mùa vụ 43
Bảng 3.6. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo quy mô và phương
thức chăn nuôi 45
Bảng 3.7. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo vùng sinh thái 46
Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng của gà nghi mắc bệnh Newcastle 48
Bảng 3.9. Bệnh tích của gà nghi mắc bệnh Newcastle 50
Bảng 3.10. Hiệu giá kháng thể chống Newcastle của gà ở một số cơ sở
chăn nuôi gà tại Vĩnh Phúc 52
Bảng 3.11. Kết quả phân lập virus trên phôi trứng 55
Bảng 3.12. Kết quả xác định tỷ lệ virus gây ngưng kết hồng cầu của các
mẫu xét nghiệm 57
Bảng 3.13. Kết quả gám định virus Newcastle bằng phản ứng HI 58







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình Trang



Hình 3.1. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo giống 40
Hình 3.2. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo lứa tuổi 41
Hình 3.3. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo mùa vụ 43
Hình 3.4. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo qui mô và phương thức
chăn nuôi 45
Hình 3.5. Tỷ lệ gà mắc, chết vì bệnh Newcastle theo vùng sinh thái 47








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ARN : Acid Ribonucleic
ATTP : An toàn thực phẩm
Bộ NN và PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
GMT : Geometric Mean Titer
HA : Hemagglutination test
HI : Hemagglutination Inhibiion test
HN : Hemagglutination – Neuraminidase
MTD : Mean Death Time
EID
50
: 50 prcent Embryo infective dose
CPI : Intravenous pathogenicyti index in day – old chicks
IVPI : Intravenous pathogenicyti index in 6 week old chicks
ELD
50
: 50 prcent Embryo lethaldose
LD
50
: 50 prcent lethal dose
HC : Hồng cầu
VR : Virus
RT -PCR : Reverse Transcriptiracon Plimerace Chain Reaction
(-) : Âm tính
(+) : Dương tính
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan
trọng, chu kỳ sản xuất ngắn, tạo ra sản phẩm thực phẩm giàu dinh dưỡng
phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay…chăn nuôi gia cầm là nghề truyền
thống ở Việt Nam, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là thịt gà, trứng gà không chỉ
là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hàng ngày cho
người dân mà còn in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm
thực với cả yếu tố tâm linh, nó được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ,
ngày tết và lễ hội. Với những lý do đó sản phẩm gia cầm luôn có vị trí trên
thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng có tổng diện
tích đất tự nhiên 123,86 ngàn ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 49,69
ngàn ha, đất lâm nghiệp 32,43 ngàn ha, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử
dụng 41,74 ngàn ha. Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc không những thuận
lợi cho việc phát triển trồng trọt mà còn có thế mạnh để phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Với lợi thế về kinh tế, vị trí địa lí, đất đai, khí hậu và
con người, bên cạnh đó có nhiều Công ty lớn về sản xuất con giống và thức ăn
chăn nuôi (Xí nghiệp gà giống Tam Đảo, Công ty Japfa Confeed Việt Nam )
đóng trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát
triển khá mạnh tại Vĩnh Phúc. Tính đến thời điểm ngày 01/4/2014. Tổng đàn
gia cầm: 8.823,3 ngàn con, trong đó gà các loại: 7.856 ngàn con, số gà nuôi
đẻ trứng trên: 2,4 triệu con. Trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện có trên 1.661 trang
trại chăn nuôi gà với quy mô từ vài ngàn con đến vài chục ngàn con, tập trung
chủ yếu ở các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Bình Xuyên. Tuy nhiên,
một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của chăn nuôi gia cầm là vấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

đề dịch bệnh, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Newcastle,
Gumboro, Marek, Tụ huyết trùng vẫn còn tiềm ẩn, gây bệnh làm thiệt hại không

nhỏ cho người chăn nuôi.
Hiện nay ngoài Cúm gia cầm ra thì một số bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm khác của gà. Trong đó bệnh Newcastle là một bệnh thường xuyên xảy
ra, bệnh lây lan nhanh và làm chết hàng loạt gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh được
phát hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhưng cho đến nay bệnh vẫn
còn là mối đe dọa nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia cầm trên Thế Giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Những ổ dịch ở địa phương thường
xuyên xảy ra, gây tác hại và tổn thất vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế
Nông nghiệp nước ta.
Mặc dù đã có rất nhiều biện pháp được đề ra nhằm ngăn chặn, khống chế
bệnh nhưng bệnh vẫn xảy ra và gây tổn thất kinh tế lớn. Cho đến nay tại Việt
Nam, các công trình nghiên cứu về bệnh Newcastle ở gà nói chung và đặc biệt
là việc đánh giá được các đặc điểm dịch tễ và nắm được tần suất lưu hành của
virus Newcastle còn rất ít. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, với mục đích
đưa ra các biện pháp thích hợp cho việc quản lý, giám sát tình hình dịch bệnh,
đảm bảo cho ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh phát triển bền vững, ổn định;
hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh xảy ra; chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành của vi rus Newcastle ở gà tại một số cơ sở
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Mục đích của đề tài
Cung cấp, hoàn thiện thêm các thông tin dịch tễ học về bệnh Newcastle
ở gà và đánh giá sự sự lưu hành của vi rus Newcastle trên địa bàn tỉnh.
Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra các biện pháp
phòng, chống bệnh có hiệu quả, góp phần khống chế bệnh Newcastle ở gà trên
địa bàn tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Tổng quát về bệnh Newcastle
1.1.1 Giới thiệu chung về bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính lây lan rất nhanh của loài gà, do một loại virus thuộc nhóm
paramixo gây ra. Bệnh gây xáo trộn và hư hại trên đường tiêu hóa, hô hấp,
thần kinh. Bệnh là mối nguy hiểm thường trực cho ngành chăn nuôi gia
cầm. Bệnh gây chết với tỉ lệ cao 80 – 90% và nếu có nhiễm ghép với các
bệnh khác thì tỉ lệ chết có thể lên đến 100%.
1.1.2 Lịch sử bệnh Newcastle
1.1.2.1. Trên thế giới
Bệnh Newcastle được cho rằng xảy ra vụ dịch đầu tiên vào năm 1926 ở
quần đảo Java (Indonesia) và ở Newcastle-upon-tyne (Anh). Tuy nhiên đã có
nhiều báo cáo cho thấy bệnh tương tự đã xảy ra ở Trung Âu từ trước năm 1926;
theo trích dẫn của Levine (1964), Ochi và Hashimoto đã phát hiện được bệnh ở
Hàn Quốc vào năm 1924; Macpherson (1956) lại cho rằng nguyên nhân gây
chết của gà tại các hòn đảo phía Tây Scotland vào năm 1896 là do bệnh
Newcastle. Căn bệnh này sau đó được phát hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1944. Ngày
nay thì căn bệnh Newcastle đã có ảnh hưởng và lây lan ra toàn cầu, vùng bị
nặng nhất là Đông Nam Á (có Việt Nam trong này) và các nước vùng Trung
Mỹ. Tỉ lệ tử vong cao từ 95 đến 100% cho gia cầm bị căn bệnh này.


Năm 1927, Doyle đã phân lập được mầm bệnh trong ổ dịch của gà tại
Newcastle (Anh) và chứng minh virus phân lập có tính kháng nguyên khác
với bệnh Cúm gà.
Bệnh dịch ở Anh xảy ra theo tài liệu ghi chép có liên quan tới một con
tàu vận chuyển thịt đông lạnh mang theo gà nuôi từ châu Á đến cảng
Newcastle (Alexander, 1988).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4

Bệnh Newcastle xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, lưu hành ở châu Á,
châu Phi với những biểu hiện lâm sàng không giống nhau đã dẫn đến sự nhầm
lẫn trong việc phát hiện bệnh.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh đã xó từ lâu và lan truyền từ Bắc tới Nam. Năm 1949
Jacotot đã chứng minh bệnh Newcastle ở Việt Nam bằng chẩn đoán thí
nghiệm, năm 1956 Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã khẳng định lại sự
có mặt của bệnh ở các tỉnh miêng Bắc nước ta.
1.2 .Tình hình nghiên cứu dịch bệnh Newcastle trong nước và trên thế giới
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle trên thế giới
Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia cầm. Để
hạn chế thiệt hại của bệnh, với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến,
đã có nhiều công trình nghiên cứu bệnh một cách đầy đủ và toàn diện.
Năm 1927, Doyle đã phân lập được mần bệnh trong ổ dịch của gà tại
Newcastle (Anh).
Ở Đài Loan trong 16 năm (từ 1970 – 1985) có 396 ổ dịch Newcastle
trong đó 93% là ở gà, còn lại là ở gà lôi, bồ câu, gà tây, ngỗng và chim cút.
82% gà mắc bệnh dưới hai tháng tuổi, virus gây bệnh thuộc nhóm Velogen
hướng nội tạng và thần kinh.
Tại Newzealand, Tisdal D.J (1988) phát hiện được kháng thể ngăn cản sự
ngưng kết đối với virus Newcastle ở gà, gà lôi và công. Các loài này không có
biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng phân lập được virus Newcastle thuộc
nhóm Lentogen.
Theo báo cáo của Lukarev T. (1987) năm 1985 – 1986 tại Macedonia,
bệnh Newcastle xảy ra ở một trại gà 7 tuần tuổi, gà được miễn dịch bằng
phương pháp khí dung lúc 17 ngày tuổi. Bệnh ở 8 gian chuồng, mỗi gian chứa
khoảng 9000 gà với tỉ lệ chết từ 75 – 96%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5

Năm 1989, ở Nigeria (Okoye và cộng sự, 1989) xảy ra ở ổ dịch
Newcastle không điển hình, gà không có triệu chứng thần kinh, không xuất
huyết dạ dày tuyến, chỉ có các dấu hiệu ủ rũ, ỉa phân xanh, tỉ lệ chết từ 50 –
83,6%; mổ khám thấy dịch thẩm xuất ở ống khí quản, lách teo, màng treo
xuất huyết có dấu hiệu hoại tử, các tế bào lympho giảm; đã phân lập được
virus Newcastle từ bệnh phẩm.
Biswal G và Morrill C.C (1954), nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh
Newcastle đến khả năng sinh sản của gà bằng chủng 11914 Califonia gây
nhiễm vào xoang mũi gà mái tơ, thấy sản lượng trứng bị giảm từ 2 – 3 tuần,
thời gian ảnh hưởng kéo dài đến 56 ngày, 27% gà bị nhiễm có thoái hóa
những nang trứng, biểu hiện bề ngoài nang gồ ghề, nang trứng bị xung huyết,
xuất huyết, trứng không bọc vỏ hoặc vỏ mềm, đôi khi xuất hiện lòng đỏ trong
xoang bụng, ống dẫn trứng bị co lại, đôi khi bị phù nề ở ngày thứ 5- 7 kể từ
sau khi nhiễm, thiếu dịch nhày và độ bóng sáng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Newcastle ở Việt Nam
Bệnh Newcastle được Phạm Văn Huyến đề cập lần đầu tiên ở Việt Nam
vào năm 1933 và gọi là bệnh dịch tả gà Đông Dương.
Năm 1938, một vụ dịch gà ở Nam Bộ được Vitor mô tả có triệu chứng
giống bệnh Newcastle.
Năm 1949 tại Nha Trang, Jacotttot và Lelouet đã phân lập được virus
Newcastle, sau dùng chủng này gây bệnh cho gà và tiêm truyền trên phôi
trứng, bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu và ức chế ngưng kết hồng cầu, tác
giả đã xác định sự có mặt của virus Newcastle tại ổ dịch.
Năm 1956, ở Sài Gòn, Notter và N.B.Lương đã phân lập được chủng
virus Newcastle. Từ năm 1955 – 1957 qua điều tra tình hình dịch bệnh ở 20
tỉnh thành, kiểm tra 189 bệnh phẩm các tác giả thấy có 58 mẫu có virus
Newcastle.
Trong đầu thập niên 70, chăn nuôi gà công nghiệp bắt đầu phát triển, một

số cơ sở chăn nuôi gà đã xảy ra các vụ dịch lớn về Newcastle. Nguyễn Bá Huê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

và cộng sự (1980), phân lập được 4 chủng virus Newcastle cường độc từ gà của
các xí nghệp Cầu Diễn, Thành Tô, An Khánh, Đông Anh là các chủng CD, HP,
AK và ĐA. Qua khảo sát trên gà và trên phôi trứng, tác giả nhận xét cả 4 chủng
virus đều có độc lực mạnh, với giá trị ELD
50

= 8 - 8,2; LD
50
= 7,2 – 7,6.
Nguyễn Thu Hồng (1993) dùng vacxin Lasota và hệ 1 cho gà thấy có thể
chống được các chủng virus nói trên. Nếu uống vacxin Lasota để phòng bệnh
Newcastle với liều 10
3
. Từ 3 – 4 ml/con lúc gà 1 tuần tuổi thì đến hai tháng
rưỡi còn khả năng bảo hộ là 63%, nếu uống lúc 2 tuần rưỡi tuổi thì đến 2
tháng rưỡi vẫn còn bảo hộ được 100%.
Năm 1996, Phan Lục và cộng sự , đã theo dõi 6 cơ sở nuôi gà ở các tỉnh
phía Bắc, từ năm 1980 – 1991. Các cơ sở đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, quy
cách chăn nuôi, nhưng đã xảy ra 5 vụ dịch Newcastle. Trong số các vụ dịch
này, có 4 vụ ở gà nhỏ, 1 vụ ở gà trưởng thành, dịch xảy ra vào các vụ đông
xuân (từ tháng 10 – tháng 3 năm sau). Do đó, tác giả đã đề xuất lịch sử dụng
vacxin thích hợp là: 7 ngày, 21 – 28 ngày, 50 – 58 ngày và 133- 140 ngày;
Vacxin sử dụng là Lasota và hệ I, bằng phương pháp nhỏ mũi và tiêm dưới da
tùy từng loại vacxin.
Trong thí nghiệm so sánh hiệu quả dùng vacxin Lasota bằng phun sương,
cho uống và nhỏ mũi; tác giả nhận thấy, phương pháp phun sương có hiệu quả

hơn nhỏ và uống, sức miễn dịch chống virus cường độc Newcastle thu được do
phương pháp phun sương và nhỏ mũi cao hơn phương pháp uống.
Phạm Xuân Tý và CS (2000) đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học
phòng, trị bệnh Gumboro và Newcastle cho gà, trong đó: Hiệu giá kháng thể
kháng Gumboro (ELISA) trung bình 1/11.755,1 ± 965,12, hiệu giá kháng thể
kháng Newcastle (HI) trung bình 10,37log2 ± 0,69. Chế phẩm đã được đưa
vào sử dụng trong sản xuất, bước đầu cho kết quả tốt.
Nguyễn Huy Phương (2001), nghiên cứu lịch sử dụng vacxin cho đàn gà
thịt đã khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng vacxin 3 lần vào các ngày 7,
21 và 35 ngày tuổi .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Trương Quang và CS (2005) cho biết những năm gần đây bệnh
Newcastle xảy ra ở các đàn gà nuôi tập trung trong các hộ gia đình thường ở
thể không điển hình. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trên là do:
Lịch sử dụng vacxin không thích hợp.
Một tỷ lệ nhất định (7,59 – 13,15%) gà sau khi uống vacxin có hàm
lượng kháng thể thấp (< 3log2).
Con giống không rõ nguồn gốc.
Đồng thời tác giả khuyến cáo những đàn gà nuôi trên ba tháng tuổi nên cho
uống vacxin Lasota 3 lần lúc gà 7, 21 và 35 ngày tuổi sẽ an toàn bệnh Newcastle.
Nguyễn Hồng Minh ( 2012) đã nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm
vacxin nhược độc đông khô đa giá phòng ba bệnh Newcastle, Gumboro và
Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà. Kết quả cho biết gà sau khi tiêm vacxin
vào lúc 7 và 14 ngày tuổi đều có hiệu giá kháng thể đạt tiêu chuẩn bảo hộ cả
ba bệnh theo tiêu chuẩn ngành và khuyến cáo của OIE, 2008.
Kết quả nghiên cứu bệnh Newcastle, vacxin và sử dụng vacxin của các
tác giả trong nước và trên thế giới đã góp phần to lớn để ngăn chặn và hạn chế
thiệt hại về kinh tế của bệnh Newcastle.

1.3. Đặc tính sinh học của virus Newcastle
1.3.1 Hình thái và phân loại
1.3.1.1. Hình thái, cấu trúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Virus Newcastle thuộc họ Paramyxoviridae, phân nhóm PMV-1
(Alexander, 1982) [28] là một ARN virus sợi đơn, có cấu tạo xoắn. Virus
thường đa hình thái: hình tròn, hình trụ, hình sợi…. Virus có vỏ bọc lipid bên
ngoài. Kích thước virion của virus từ 120 – 130nm, trung bình khoảng 180nm.
Virus có cấu trúc nucleocapsid dạng xoắn ốc, đường kính 17-18nm. Vỏ bọc
được phủ các gai (glycoprotein HN-F) dài 8 - 12nm.
Hệ gen của virus Newcastle là chuỗi ARN có thể truyền thông tin
ARN và mật mã di truyền các protein của virus. Virus có trọng lượng phân
tử ARN nặng 5,2 – 5,7x10
6
dalton xấp xỉ 15 kilobaes (Kb). Mật mã di
truyền của ARN virus chứa 6 gen mã hóa các thông tin di truyền tổng hợp
các protein cấu trúc sau:
Hemagglutinin – Neuraminidase (HN): chiếm số lượng lớn trong tổng
số protein của virus. Loại protein này có chức năng ngưng kết hồng cầu và
có hoạt tính của men Neuraminidase, tạo thành hai chỗ nhô ra lớn ở trên bề
mặt hạt virus.
Fusion protein (F): là phần nhô ra nhỏ hơn trên bề mặt hạt virus, có vai
trò liên hợp các tế bào bị nhiễm virus Newcastle lại với nhau, hình thành tế
bào khổng lồ đa nhân.
Nucleocapsid protein (NP): giống như Histin là một protein bảo vệ ARN.
Gốc phosphoryl hóa (P): liên kết với nucleocapsid.
Matrix protein (M): có tác dụng gắn ARN của virus với vỏ bọc.

Large protein (L): là một ARN polymerase liên kết với nucleocapsid.
Những đơn vị cấu trúc của protein sắp xếp quanh một trục, ở giữa rỗng
theo hình xoắn ốc, bên trong là axit nucleic quyết định hình dạng của virus.
Vỏ ngoài của virus là lipid nên virion rất mẫn cảm với các chất hòa tan mỡ
như ete, cồn, clorofor, merthiolate.
Virus có thể qua được các màng lọc Berkerfeld, Chamberland và màng
lọc Seitz.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Phân loại
Họ Paramyxoviridae chia thành hai subfamily (dưới họ):
Subfamily Paramyxovirinae có 3 giống (chi):
Giống Rubulavirus bao gồm virus gây bệnh quai bị, parainfluenza 2 và 4
gây bệnh ở động vật có vú, virus gây bệnh Newcastle và các Avian
Paramyxovirus (paramyxovirus gây bệnh ở gia cầm).
Giống Respirovirus gồm parainfluenza 1 và 3 gây bệnh ở động vật có vú.
Giống Morbillivirus gồm virus gây bệnh sởi, dịch tả trâu, bò và bệnh Care ở chó.
Giống thứ 4 gọi là Megamyxovirus gồm Nipah và Hendra virus cũng được
đề nghị xếp vào subfamily này. Tuy nhiên, kết quả giải trình tự toàn bộ gen
của virus Newcastle cho thấy paramyxovirus gây bệnh gia cầm hoàn toàn
khác với các rubulavirus khác, đủ bằng chứng để xếp chúng vào một giống
(chi) khác trong subfamily này.
Có 9 serogroup đã được xác định trong các Avian Paramyxovirus từ
APMV-1 đến APMV-9; trong đó virus Newcastle (APMV-1) là virus quan
trọng nhất. Ngoài ra các APMV-2, APMV-3, APMV-6, APMV-7 cũng có khả
năng gây bệnh cho gà.
- Subfamily Pneumorivinae gồm 2 giống: giống Pneumovirus gồm các
virus gây viêm phổi ở động vật có vú và giống Metapneumovirus gồm các
virus gây viêm phổi ở gia cầm (vì vậy người ta có ý định gọi giống này là

avian pneumovirus).
Virus Newcastle có nhiều chủng, các chủng này có độc lực khác nhau. Căn
cứ vào tính độc và khả năng gây bệnh người ta chia làm 3 nhóm:
Nhóm Velogen: gồm các chủng có độc lực cao, đó chính là các chủng
virus cường độc tự nhiên. Thời gian gây chết phôi < 60h.
Nhóm Mesogen: gồm các chủng có độc lực vừa, là những virus chỉ gây
bệnh nhẹ cho gà trên 6 tuần tuổi như chủng H (Herfoshire), chủng M
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

(Mukteswar), hai chủng này khi tiêm cho phôi gà 10 – 11 ngày, làm chết phôi
thai và xuất huyết toàn phôi thai. Thời gian gây chết phôi từ 60 – 90h.
Nhóm Lentogen: là các chủng có độc lực thấp gồm những virus không có
khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho gà con mới nở như chủng B1,
chủng Lasota, chủng F. thời gian gây chết phôi > 90h.
Để đánh giá độc lực của các chủng virus Newcastle, người ta căn cứ vào
các chỉ số sau đây:
MTD (Mean Death Time – hr): thời gian gây chết phôi trung bình phôi gà
với liều gây chết nhỏ nhất của virus.
EID 50 (Embryo infective Dose): liều gây nhiễm cho 50% phôi gà.
ICPI (Intracerebral pathogenicity index in day-old chicks): chỉ số gây chết
khi tiêm vào não gà con 1 ngày tuổi.
IVPI (intravenous pathogenicity index in 6 week old chickens): chỉ số gây
chết khi tiêm vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi.
Các chủng virus Newcastle có ICPI ≥ 1,6 và IVPI có giá trị gần bằng 3 thì
được xếp vào nhóm Velogen.
1.3.2. Khả năng ngưng kết hồng cầu
Burner (1942) là người đầu tiên phát hiện ra đặc tính ngưng kết hồng cầu
của virus Newcastle và kháng thể ức chế hiện tượng này.
Virus Newcastle có khả năng làm ngưng kết hồng cầu của một số loài

như hồng cầu gà, người, chuột bạch, chuột lang. Không làm ngưng kết hồng
cầu ngựa đây là đặc tính dễ phân biệt với virus dịch tả gà.
Virus Newcastle có nhiều chủng, các chủng này có độc lực khác nhau.
Các chủng khác nhau thì có khả năng gây ngưng kết hồng cầu ở mức độ khác
nhau, một đơn vị ngưng kết được xác định là độ pha loãng virus lớn nhất của
hỗn dịch virus mà tại đó vẫn gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Chỉ một vài chủng virus làm ngưng kết hồng cầu bò, dê, cừu, lợn. Hồng
cầu loài lưỡng thê, bò sát và loài chim bị ngưng kết với virus Newcastle ở các
mức độ khác nhau.
Phản ứng ngưng kết hồng cầu và hiệu giá HA của virus Newcastle dựa
vào tính bán dính của protein HN với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu. Tuy
nhiên với HN riêng rẽ thì phản ứng ngưng kết hồng cầu không thể xảy ra mà
các HN phải được tập hợp với nhau trên một tiểu thể virus. Có nghĩa là tiểu
thể virus mới là chiếc cầu nối các hồng cầu với nhau và tạo thành mảng ngưng
kết. Điều đó có nghĩa là: hiệu số ngưng kết là con số phản ánh số lượng hạt
virus (Virion) (Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 1993) .
Hiện tượng ngưng kết hồng cầu là do hồng cầu liên kết với điểm quyết
định kháng nguyên trên bề mặt của virus. Quá trình ngưng kết xảy ra qua
hai giai đoạn:
Virus tìm điểm thụ cảm trên bề mặt của hồng cầu Haemagglutinin làm
ngưng kết hồng cầu.
Hoạt tính men Neuraminidaza: men Neuraminidaza hoạt động được giải
phóng ra từ bề mặt của tế bào virus, phá hủy thụ thể và tách virus ra khỏi
ngưng kết của hồng cầu. Tùy từng chủng virus mà tốc độ phá hủy liên kết
khác nhau, có thể từ 30 phút đến 24 giờ (Hanson, 1980).
Theo Tolba và Eskarous (1962), hoạt tính ngưng kết hồng cầu tùy theo
từng chủng virus, không nhất thiết bị vô hoạt cùng thời gian với hoạt tính gây

nhiễm. Một vài chủng virus khi xử lý ở nhiệt độ 56
o
C trong 5 phút, hoạt tính
ngưng kết hồng cầu bị phá hủy nhưng vẫn còn khả năng gây nhiễm phôi hoặc
vật chủ khác. Một số chủng được xử lý ở 56
o
C với thời gian 25 phút vẫn còn
khả năng gây nhiễm và gây ngưng kết hồng cầu (Hanson and Spalatin, 1978).
Đặc tính này dùng để phân biệt giữa các chủng virus Newcastle với nhau
và cũng là điểm khác nhau giữa virus Newcastle với virus Cúm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.3.3. Dung giải hồng cầu
Virus Newcastle có khả năng dung giải hồng cầu ngưng kết với dung
huyết tố. Đặc tính này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nồng độ muối của dung dịch
hoặc khi làm đông tan, siêu âm, chiết rút sẽ làm hoạt tính tăng lên.
1.3.4. Ức chế ngưng kết hồng cầu
Virus Newcastle bị trung hòa bởi huyết thanh dương tính Newcastle, khi
bị trung hòa virus không còn khả năng gây ngưng kết hồng cầu. Bằng phản
ứng HI sẽ phát hiện kháng thể làm ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà. Dựa vào
đặc tính này sẽ phát hiện gián tiếp sự nhiễm virus Newcastle của đàn gà, xác
định hiệu giá đáp ứng miễn dịch Newcastle với vacxin để phân biệt các chủng
virus Newcastle. Sự khác nhau giữa các chủng virus phụ thuộc vào nguồn gốc
phát sinh bệnh.
Phản ứng ngưng kết hồng cầu gà (HA) và phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu gà (HI) được sử dụng để phát hiệ kháng nguyên, kháng thể
Newcastle, phản ứng có thể được thực hiện trong ống nghiệm hoặc đĩa ngưng
kết 96 lỗ có đáy chữ U.
1.3.5. Sự nhân lên của virus Newcastle trong tế bào

Virus là loại vi sinh vật ký sinh nội bào tuyệt đối. Peeples (1988) đã nêu
rõ sự nhân lên của virus Newcastle trong tế bào: bước tấn công đầu tiên của
virus là thụ thể của tế bào với sự giúp đỡ của protein HN. Màng tế bào sẽ hấp
thụ virus nhờ hoạt động của protein F, sau đó toàn bộ Nucleocapxit xâm nhập
vào trong tế bào. Virus thực hiện quá trình nhân lên tại nguyên sinh chất. Tại
đây sẽ diễn ra quá trình tổng hợp ARN và protein của virus.
Virus nhân lên trong tế bào chất đạt mức tối đa lúc 5-6 giờ, trong 3-4
giờ đầu có thể phát hiện được kháng nguyên đặc hiệu bằng phản ứng kết hợp
bổ thể hay miễn dịch huỳnh quang. Đầu tiên là kháng nguyên NP ở trong tế
bào chất, gần nhân tế bào (Rott, 1964), rồi đến kháng nguyên HN ở khắp tế
bào chất. sau 4 giờ ở ngay bên trong màng tế bào đã xuất hiện cấu trúc giống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

như virion thành thục (Wheelock, 1963). Sau khi nhiễm vào tế bào 4 giờ thì
Virion bắt đầu xuất hiện và tiếp tục được giải phóng.
Virus Newcastle có thể cấy truyền trên gà, phôi gà hoặc môi trường tế
bào phôi gà 1 lớp. Virus có thể gây nhiễm theo các caon đường khác nhau
như: tiêm não, tiêm tĩnh mạch cho chuột (Bruner, 1942).
- Nuôi cấy trên phôi: tất cả các avian paramyxovirus đều nhân lên trên
phôi gà. Khi nuôi cấy virus Newcastle trên phôi gà 9-11 ngày tuổi bằng cách
tiêm vào xoang niệu mô, khả năng và thời gian gây chết phôi của các chủng
khác nhau là khác nhau. Tùy theo độc lực của từng chủng virus mà phôi thai
có thể chết sau 48 – 96h. Bệnh tích đặc trưng: phôi còi cọc, xuất huyết tổ chức
liên kết dưới da vùng đầu, cổ, toàn thân, màng phôi thủy thũng sưng dày lên.
Phôi non thì khả năng gây nhiễm và thời gian chết phôi nhanh hơn, tỉ lễ chết
phôi cũng cao hơn.
Các chủng có độc lực cao thì thời gian gây chết phôi càng nhanh. Khi
cấy chuyển nhiều lần qua phôi gà, người ta thu được giống virus Newcastle
nhược độc dùng để chế tạo vacxin phòng bệnh.

Nuôi cấy trên môi trường tế bào: Virus Newcastle có khả năng nhân lên
trên nhiều loại môi trường tế bào khác nhau như tế bào thận lợn, thận khỉ, tế
bào sơ phôi gà một lớp. Trên môi trường tế bào, Lancaster (1966) cho biết: có
18 tế bào có thể mẫn cảm với virus Newcastle. Trên tế bào nuôi cấy, sau 24
giờ đến 72 giờ, virus làm hủy hoại tế bào, làm tế bào bị biến đổi hình thái, tế
bào co tròn lại hoặc vỡ ra, hoặc tạo thành tế bào khổng lồ (Bankowski, 1964),
(Nguyễn Như Thanh, 1997). Trên tế bào 1 lớp, virus hình thành plaque.
Plaque có 2 loại: trong và đỏ (Schloer and Hanson). Hình dạng, kích thước
của plaque được sử dụng để nhận biết virus (Hanson, 1975). Người ta thấy
những chủng virus Newcastle có độc lực yếu không hình thành plaque trong
tế bào, nếu môi trường tế bào không cho thêm DEAE (Diethy Amino Ethyl)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

và Mg
++
hoặc trypsin. Reeve (1971) cho biết kích thước của plaque có liên
quan đến độc lực của virus.
Trên động vật trong phòng thí nghiệm, virus Newcastle có thể gây
bệnh cho nhiều loài vật nhưng thường sử dụng gà để gây bệnh vì gà mắc
bệnh tự nhiên.
1.3.6. Gây hiện tượng cản nhiễm (Interference)
Sau khi cơ thể bị virus tấn công thì một số tế bào bị nhiễm virut, sinh ra
1 chất gọi là Cảm nhiễm tố (Interferon) có tác dụng bảo vệ các tế bào bên
cạnh, ngăn cản quá trình nhân lên của virus. Việc này được ứng dụng trong
chống dịch, đối với những đàn gà đã nhận định nhiễm virus Newcastle cường
độc, các bác sĩ thú y có chuyên môn sâu thường dùng vacxin nhược độc tiêm
cho toàn bộ đàn gà sau khi đã chọn loại những con gà có triệu chứng điển
hình (phương pháp "tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch"). Thực tiễn cho thấy việc
ứng dụng này rất có hiệu quả trong công tác chống dịch.

Virus Newcastle có khả năng cản trở sự nhân lên của virus khác hoặc
ngược lại. Cho nên, khi gà bị nhiễm virus Newcastle kết hợp với các loại virus
khác, bệnh không biểu hiện rõ rệt (Hanson, 1972).
1.3.7. Khả năng chịu nhiệt
Khả năng chịu nhiệt của virus Newcastle được xác định bằng khả năng
gây nhiễm và ngưng kết hồng cầu của virut (Hanson, 1949). Các chủng virus
khác nhau, tính chịu nhiệt khác nhau (Hanson, 1978). Đây là một đặc tính để
phân biệt chủng virus có độc lực với chủng virus không có độc lực.
1.3.8. Sức đề kháng của virus Newcastle.
Sức đề kháng của virus Newcastle được xác định bằng khả năng gây
nhiễm của virus, tính ngưng kết hồng cầu, tính gây miễn dịch. Các khả năng
này bị phá hủy khi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, tia
tử ngoại, quá trình oxy hóa, độ PH của môi trường. do virus có vỏ bọc ngoài
là Lipid nên rất mẫn cảm với các chất hóa học như ete, cồn, clorofor, formol
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

và phenol, làm mất khả năng gây nhiễm nhưng không làm ảnh hưởng tới khả
năng sinh miễn dịch của virus.
Virus bị tiêu diệt ở 60
o
C trong 30 phút, 100
o
C trong 1 phút, 4 - 20
o
C
virus có thể tồn tại hàng tháng, ở nhiệt độ âm virus có thể tồn tại hàng năm.
PH < 2 hoặc PH >10 làm virus mất khả năng gây nhiễm.
Ánh sáng mặt trời có thể chiếu thẳng diệt virus trong 48 giờ nhưng ánh
sáng của tháng 5 - 6 làm virus mất hoạt tính hoàn toàn trong 1 giờ.

Với hóa chất như dung dịch NaOH 0,5% phá hủy sau 30 phút, lizon sau
20 phút…. Khả năng chịu nhiệt của virus mang đặc tính di truyền cá biệt có
chủng chịu nhiệt độ 56
o
C trong 6 giờ mà vẫn còn khả năng gây nhiễm, ứng
dụng để chế vacxin chịu nhiệt chủng V4 phân lập từ Úc.
1.4. Dịch tễ học bệnh Newcastle
1.4.1. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên
Virus gây bệnh cho các loài gà, gà tây, bồ câu, chim sẻ, còn vịt, ngan,
ngỗng cũng có thể mắc nhưng nhẹ hơn….Gà ở lứa tuổi nào cũng mắc bệnh
nhưng mắc nhiều nhất là gà từ 1 – 4 ngày tuổi, biểu hiện viêm kết mạc mắt,
đôi khi cả sốt và nhức đầu (Nguyễn Như Thanh và CS., 2001).
Theo Lu Y.S (1986) từ năm 1970 – 1985 có 396 ổ dịch Newcastle ở
Đài Loan trong đó 93% là ở gà, 82% gà mắc bệnh dưới 2 tháng tuổi, virus gây
bệnh thuộc chủng Venlogen hướng nội tạng và thần kinh.
Tại Newxealand, (Tisdal D.J., 1988) phát hiện được kháng thể ngăn trở
ngưng kết hồng cầu đối với virus Newcastle ở gà, gà lôi và công. Các loài này
không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn phân lập được virus
Newcastle thuộc nhóm Lentogen.
Các nghiên cứu (Alexander, 1972; Estudillo, 1986) cho thấy, ở chim bồ
câu thấy triệu chứng chủ yếu là thần kinh và ỉa chảy, ngoài ra còn triệu chứng
ở đường hô hấp, viêm mũi, viêm màng kết mạc mắt.

×