Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Khóa luận tốt nghiệp một số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN XE BUÝT tại SAMCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN XE
BUÝT TẠI SAMCO
GVHD: THS. HÀ MINH TIẾP
SVTH: VƯƠNG TUẤN KIỆT
MSSV: 1154010244
LỚP: 11QK-NT
NIÊN KHÓA 2011 – 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Bốn năm trên giảng đường đại học trôi qua thật nhanh và bài khóa luận tốt
nghiệp là một trong những bước để tôi hoàn tất chương trình đại học. Bài khóa luận
này được hoàn thành với sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô của trường Đại
học Hùng Vương TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức từ sách vở cũng như những kinh nghiệm từ thực tế xã hội, đặc biệt là thầy Hà
Minh Tiếp, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình từ ý tưởng, nghiên
cứu, thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong Tổng công ty cơ khí
Giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV SAMCO đã chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt là anh Nguyễn Viết
Thành và anh Trần Quốc Quyền những nhân viên rất năng nỗ của phòng vật tư – bộ
phận xuất nhập khẩu đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Tôi xin kính chúc các Thầy Cô và Ban giám đốc, các anh chị trong công ty
SAMCO dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong


cuộc sống.
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TP.HCM, ngày……tháng…… năm 2015
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TP.HCM, ngày……tháng…… năm 2015
iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ii
Nhận xét của giảng viên phản biện ii i
Mục lục i v
Danh mục các bảng biểu và hình vẽ vii i
Danh mục từ viết tắt ix
LỜI CẢM ƠN ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 3
1.1 Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu hàng hóa 3
1.1.1 Một số khái niệm 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu 3
1.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế 4
1.1.3 Các hình thức nhập khẩu hàng hóa 5

1.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp 5
1.1.3.2 Nhập khẩu ủy thác 6
1.1.3.3 Nhập khẩu hàng đổi hàng 6
1.1.3.4 Nhập khẩu liên doanh 6
1.1.3.5 Nhập khẩu gia công 6
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu 7
1.1.4.1 Môi trường bên ngoài 7
Yếu tố kinh tế: Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô như: xu hướng của tổng sản
phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, lãi suât và xu hướng của lãi suất, cán cân thanh
toán quốc tế, xu hướng tỷ giá hối đoái, xu hướng tăng giảm của thu nhập thực tế, mức độ lạm
phát, hệ thống thuế và mức thuế, các biến động trên thị trường chứng khoán… 7
v
1.1.4.2 Môi trường bên trong 8
1.2 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp 10
1.2.1 Cơ sở thực hiện nhập khẩu 10
1.2.1.1 Theo thông tư quy định về nhập khẩu 10
1.2.1.2 Chứng từ nhập khẩu 10
1.2.2 Quy trình tổ chức nhập khẩu hàng hóa 11
Bước 1: Nghiên cứu thị trường 11
Bước 2: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương 12
Giao dịch 12
Đàm phán 12
Ký kết hợp đồng 12
Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 13
Xin giấy phép nhập khẩu 13
Thuê phương tiện vận tải 13
Mua bảo hiểm hàng hoá 14
Làm thủ tục hải quan 15
Nhận hàng từ tàu chở hàng 15
Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu 16

Làm thủ tục thanh toán 16
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 17
1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu xe ôtô tại Việt Nam 18
1.3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu xe ôtô những năm qua 18
1.3.2 Dự báo tình hình nhập khẩu xe ôtô tại Việt Nam thời gian tới 19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN XE BUÝT TẠI TỔNG
CÔNG TY CƠ KHÍ GTVT SÀI GÒN – TNHH MTV (SAMCO) 21
2.1 Khái quát Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn – TNHH MTV (SAMCO) 21
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SAMCO 21
2.1.1.1 Một số thông tin về SAMCO 21
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của SAMCO 23
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của SAMCO 24
2.1.2.1 Chức năng 24
2.1.2.2 Nhiệm vụ 26
vi
2.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của SAMCO 26
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 26
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 27
2.1.3.3 Tình hình nhân sự 29
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm (2012 – 2014) 32
2.1.4.1 Sản phẩm, dịch vụ 32
2.1.4.2 Phương thức kinh doanh 33
2.1.4.3 Đối thủ cạnh tranh 35
2.1.4.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm (2012 - 2014) 37
2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO trong 3 năm (2012 – 2014) 38
2.2.1 Tình hình nhập khẩu của công ty trong 3 năm (2012 – 2014) 38
2.2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu của công ty 38
2.2.1.2 Theo cơ cấu thị trường nhập khẩu 39

2.2.1.3 Theo cơ cấu vật tư, phụ tùng 40
2.2.1.4 Theo điều kiện giao hàng 42
2.2.1.5 Theo phương thức thanh toán 44
2.2.2 Hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO 45
2.2.2.1 Cơ sở thực hiện 45
2.2.2.2 Quy trình nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO 45
2.2.2.3 Mô tả quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO 46
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO 51
2.2.3.1 Yếu tố khách quan 51
2.2.3.2 Yếu tố chủ quan 53
2.3 Đánh giá chung hoạt động nhập khẩu linh kiện xe tại SAMCO 54
2.3.1 Ưu điểm 54
2.3.2 Nhược điểm 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 56
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH
KIỆN XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY CƠ KHÍ GTVT SÀI GÒN – TNHH MTV
(SAMCO) 57
3.1 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của SAMCO 57
3.1.1 Thuận lợi 57
3.1.2 Khó khăn 57
vii
3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 58
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO 59
3.3.1. Nhu cầu thông tin 59
3.3.2 Chuyển đổi điều khoản “kỹ thuật” khi ký kết hợp đồng 61
3.3.3 Nguồn nhân lực 63
3.4 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO 64
3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, Nhà nước 64
3.4.2 Kiến nghị đối với bộ ngành liên quan 66

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 68
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
vneconomy.vn/ 70
www.samco.com.vn/ 70
PHỤ LỤC 1:
DANH SÁCH ĐƠN VỊ, CÔNG TY CON
VÀ CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN KẾT 71
PHỤ LỤC 2:
CÁC NHÀ CUNG CẤP CHỦ YẾU CỦA SAMCO 73
PHỤ LỤC 3:
BỘ CHỨNG TỪ CỦA HỢP ĐỒNG SỐ:
1410/ SC - PMS NGÀY 04/07/2014 73
Tài liệu tham khảo ix
Phụ lục x
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của cơng ty trong 3 năm (2012 - 2014) 29
Bảng 2.2: Doanh số và thị phần của các doanh nghiệp trong VAMA năm 2014 35
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 36
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của SAMCO trong 3 năm (2012 - 2014)
38
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu theo thò trường
40
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu vật tư, phụ tùng
41
Bảng 2.7: Hợp đồng thực hiện theo điều kiện thương mại Incoterm
43
Bảng 2.8: Phương thức thanh tốn của hợp đồng ngoại thương 44

Bảng 2.9: Cột mốc điều chỉnh tỷ giá bình qn qua các năm 2012 - 2015 52
Bảng 3.1: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của cơng ty năm 2015 57
Bảng 3.2: Dự kiến số lượng xe thành phẩm bán ra trong 3 năm tới (2015
-2017)
58
DANH MỤC HÌNH VẼ Trang
Hình 1.1: Quy trình tổ nhập khẩu hàng hóa 11
Hình 1.2 : Lượng ơ tơ ngun chiếc nhập khẩu trong giai đoạn 2009 -
2014
18
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của SAMCO 25
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện doanh số và thị phần của các doanh nghiệp
trong VAMA năm 2014
34
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 37
Hình 2.4: Quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu linh kiện xe của
SAMCO
46
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
CEPT Thuế suất ưu đãi đặc biệt
CFS Container Freight Station – phí gom hàng lẻ
CKD Completely Knock Down - xe được lắp ráp tại địa phương với
100% linh kiện nhập khẩu
GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch
GTGT Giá trị gia tăng
GTVT Giao thông vận tải
IKD Incompletely Knocked Down - xe được lắp ráp tại địa phương với

vài linh kiện sản xuất tại địa phương
MTV Một thành viên
PMS Primerry Supplies Co., Ltd.
SAMCO Saigon Transportation Mechanical Corporation - Tổng công ty Cơ
khí GTVT Sài Gòn - TNHH MTV
SSC Saigon Shipping Joint Stock Company – Công ty cổ phần vận tải
biển Sài Gòn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
THC Terminal Handling Charge – phí lưu bãi
WTO Worrld Trade Organnization - tổ chức Thương mại Thế giới
x
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Một quốc gia muốn phát triển kinh tế không phải chỉ dựa sản xuất và tiêu thụ
trong nước, trở thành một nước “tự cung, tự cấp” là có thể tồn tại; muốn có một vị
trí trên thị trường thế giới thì phải hội nhập, tiến hành mối quan hệ mua bán, giao
dịch với các quốc gia khác. Từ đó, hoạt động ngoại thương mua bán, trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia dần hình thành.
Từ khi trở thành thành viên của WTO, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
trong nước được nâng lên một tầm quan trọng mới. Kinh doanh xuất nhập khẩu
không chỉ đóng vai trò là cầu nối giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và thế giới mà
còn là động lực phát triển cho các lĩnh vực kinh tế trong nước và nâng cao sức
cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nước nhà.
Do đó, nhận thấy việc tìm hiểu hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty cơ khí
GTVT Sài Gòn - TNHH MTV (SAMCO) là cần thiết. Nó góp phần giúp bản thân
hiểu rõ hơn về hoạt động ngoại thương của công ty. Đồng thời, cũng thông qua đề
tài này, có cơ hội vận dụng các kiến thức đã học ở trường Đại học, cũng như điều
kiện để củng cố kiến thức mới trong xã hội thông qua hoạt động thực tế.

Điều này đã giúp tôi chọn nên đề tài của bài nghiên cứu: “Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO”.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu linh kiện xe tại công ty
SAMCO, Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động này.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của việc nghiên cứu là hoạt động nhập khẩu linh kiện xe
buýt tại Tổng công ty cơ khí GTVT Sài Gòn - TNHH MTV (SAMCO).
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 1 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài thực hiện tại công ty SAMCO.
Về thời gian: số liệu nghiên cứu trong 3 năm, từ năm 2012 đến năm 2014.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tại bàn là phương pháp dựa trên các nghiên cứu mà
dữ liệu cần thu thập là dữ liệu thứ cấp. Sử dụng các số liệu có sẵn của công ty
cung cấp và số liệu của các tổ chức, hiệp hội có uy tín để rút ra các nhận xét về
tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty.
Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp dựa vào số liệu thống kê
trong quá khứ để đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty. Phương
pháp này còn dùng để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, nguy cơ gây ra rủi ro cho
quá trình hoạt động nhập khẩu.
Phương pháp chuyên gia là phương pháp dựa vào những đánh giá khách
quan của những người am hiểu, có chuyên môn về công tác thực hiện hoạt động
nhập khẩu. Sau đó, có những nhận định riêng về việc thực hiện hoạt động nhập
khẩu.
Ngoài ra còn kết hợp những kiến thức đã học ở trường cùng với kinh nghiệm
thực tế khi tham gia thực tập tại SAMCO.
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCO
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động nhập khẩu linh kiện
xe buýt tại SAMCO
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 2 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
1.1 Một số vấn đề cơ bản về nhập khẩu hàng hóa
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm
- Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất
nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên,
theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các
hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương
mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
- Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ
(Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian
nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn
vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, kg )
1.1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu rất đa dạng: hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập khẩu
từ nhiều nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia khác nhau mà
các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thay đổi thị trường
nhập khẩu của mình.
- Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguôn nhập khẩu), đầu ra (khách hàng)
của doanh nghiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng

trong nước. Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa dạng
phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp ứng
cầu thị trường cũng như biến động của nguồn cung ứng.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 3 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
- Phương thức thanh toán: trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng nhiều
phương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là do hai bên
tự thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh doanh
nhập khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán. Vì
vậy mà thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các
đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ.
- Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục, chịu sự chi phối bởi các
hệ thống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau.
- Việc trao đổi thông tin với đối tác phải được tiến hành nhanh chóng thông qua
các phương tiện công nghệ tiên tiến hơn như email, skype đặc biệt trong thời đại
thông tin hiện nay giao dịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạng internet hiện đại
là công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh.
1.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa đất
nước. Bổ sung kịp thời những mặt thiếu cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát
triển kinh tế cân đối và ổn định;
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động thể hiện ở chỗ:
nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất nhập khẩu, tạo mối quan hệ, điều
kiện môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài;
- Nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ sẽ góp phần phát triển các ngành
công nghiệp và kết cấu hạ tầng, phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, công
nghiệp chế biến và tiêu dùng; cải tạo và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng mục tiêu dân

giàu nước mạnh của Đảng ta;
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 4 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
- Hoạt động nhập khẩu góp phần làm đa dạng hóa mặt hàng về chủng loại, quy
cách… cho phép thỏa mãn nhu cầu người dân trong nước.
- Nhập khẩu còn có vai trò nhất định trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của
người dân bởi vì thông qua nhập khẩu, sản xuất trong nước mới có đủ nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị hoạt động, người dân mới có đủ công ăn việc làm, có thu
nhập ổn định. Mặt khác, nhập hàng tiêu dùng làm cho cơ cấu hàng hóa lưu động
trên thị trường trở nên phong phú hơn, góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dân
về hàng hóa, đặc biệt là đối với những mặt hàng hóa mà sản xuất trong nước chưa
đáp ứng được;
- Ngoài ra, nhập khẩu còn có tác dụng kìm giữ giá cả, ổn định thị trường, làm cân
đối cung cầu, hạn chế sự khan hiếm hàng hóa và tình trạng leo thang giá cả.
1.1.3 Các hình thức nhập khẩu hàng hóa
Các hình thức hoạt động kinh doanh nhập khẩu thông dụng ở nước ta hiện nay.
1.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp
- Hàng hóa được mua trực tiếp từ nước ngoài không thông qua trung gian. Bên
xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Trong hình thức này, doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác,
đàm phán ký kết hợp đồng… và phải tự bỏ vốn để kinh doanh hàng nhập khẩu,
phải chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận lưu kho bãi, nộp
thuế tiêu thụ hàng hóa.
- Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp
cần tính toán chính xác chi phí, tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và
pháp luật quốc tế khi tiến hành nhập khẩu trực tiếp.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 5 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp

1.1.3.2 Nhập khẩu ủy thác
- Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại. Bên nhờ ủy
thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận ủy thác dưới hình thức phí ủy thác,
còn bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của hợp đồng ủy
thác đã được kí kết giữa các bên.
- Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận ủy thác không mất nhiều chi phí, độ
rủi ro thấp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao.
1.1.3.3 Nhập khẩu hàng đổi hàng
- Nhập khẩu hàng đổi hàng là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là
hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. Hoạt động này được thanh toán không
phải bằng tiền mà chính là hàng hóa.
- Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị tương đương nhau, đều dùng cho
việc trao đổi.
1.1.3.4 Nhập khẩu liên doanh
- Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh
tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một bên là
doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp các kĩ năng để cùng giao dịch và
đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
- Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên được quy định theo tỷ lệ vốn đóng góp.
1.1.3.5 Nhập khẩu gia công
- Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận
gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu (bên đặt
gia công) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết
giữa hai bên.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 6 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
1.1.4.1 Môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô:

Y ếu tố kinh tế : Có rất nhiều yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô như: xu
hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, lãi suât và xu
hướng của lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, xu hướng tỷ giá hối đoái, xu
hướng tăng giảm của thu nhập thực tế, mức độ lạm phát, hệ thống thuế và mức
thuế, các biến động trên thị trường chứng khoán…
Y ếu tố văn hóa - xã hội :
- Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực giá trị này được
chấp nhận và tôn trọng bởi xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể.
- Phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa thường rất rộng, như vậy những hiểu
biết về văn hóa - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị
trong quá trình quản trị chiến chiến lược trong tổ chức.
Y ếu tố chính trị - pháp luật : Bao gồm hệ thống các đường lối, quan điểm chính
sách của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và
trên toàn thế giới.
Y ếu tố tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, vị trí địa lí, cảnh quan thiên nhiên, đất đai,
sông biển…Trong rất nhiều trường hợp, điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố
rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ.
Y ếu tố công nghệ
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 7 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
- Là yếu tố năng động, chứa nhiều cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp, là động
lực chính trong toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp cần phải cảnh giác đối với các
loại công nghệ mới vì nó có thể làm cho sản phẩm mới hơn, rẻ hơn. Công nghệ
mang lại cho doanh nghiệp cách giao tiếp với người tiêu dùng.
Môi trường vi mô:
Đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại
có một ý nghia quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các
đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh

nghiệp.
Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ
xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là
những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp.
Khách hàng : Sự tín nhiệm của khách hàng được xem là tài sản quý giá của
doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh.
Nhà cung cấp: Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một
cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) phải
được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, tạo ra mối quan hệ gắn bó với các
nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn
lực.
Sản phẩm thay thế: Sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng
lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Do đó doanh nghiệp cần
chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thể để có các biện pháp dự phòng
1.1.4.2 Môi trường bên trong
Văn hóa doanh nghiệp
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 8 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
- Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một
tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,
mức độ nhận thức… Điều này dẫn đến doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một
nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả
mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là văn hóa doanh
nghiệp;
Nhân lực:
Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, nó bao gồm một số nội
dung chủ yếu như vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công
việc kinh doanh của doanh nghiệp, có kinh nghiệm công tác, phong cách quản lý,

khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng hệ thống quản lý và hiểu biết sâu rộng
lĩnh vực kinh doanh, trình độ tay nghề và lòng hăng say nhiệt tình làm việc là yếu
tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nguồn tài chính:
- Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư,
mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính
sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị,
đảm bảo nâng cao chất lượng
Máy móc thiết bị và công nghệ:
- Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất
thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.
- Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ có thể được thực hiện dễ
dàng, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải biết sử dụng với quy mô hợp lý mới đem
lại hiệu quả cao.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 9 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp
- Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành một
cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng.
Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách trinh phục (hình thức mua bán, thanh
toán, vận chuyển) hợp lý nhất.
1.2 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp
1.2.1 Cơ sở thực hiện nhập khẩu
1.2.1.1 Theo thông tư quy định về nhập khẩu
Để nhập khẩu hàng hóa một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần dựa trên Nghị
định, Thông tư của Chính Phủ về luật Hải quan sau:
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi

hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động
đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- Nghị định số 12/CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- Thông tư 04/BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn nghị định 12/CP năm
2006
- Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2010 hướng dẫn việc phân
loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1.2.1.2 Chứng từ nhập khẩu
- Giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu
- Bộ chứng từ hạn ngạch nhập khẩu (Quota), bộ chứng từ hải quan
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 10 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
- Hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa,
chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, thư tín dụng, tờ khai hải quan, giấy
chứng nhận chất lượng, chứng nhận kiểm dịch, giáy chứng nhận vệ sinh.
1.2.2 Quy trình tổ chức nhập khẩu hàng hóa
(Nguồn: tổng cục Hải quan)
Hình 1.1: Quy trình tổ chức nhập khẩu hàng hóa
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường để có một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ, chính
xác, kịp thời. Điều này sẽ làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng
đắn, đáp ứng được các tình thế của thị trường. Do đó, ngoài việc nắm vững tình
hình trong nước và đường lối chính sách, luật lệ quốc gia có liên quan đến hoạt
động kinh tế đối ngoại, đơn vị kinh doanh ngoại thương cần phải nhận biết hàng
hoá kinh doanh, nắm vững thị trường nước ngoài và lựa chọn đối tác.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 11 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động

nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
Bước 2: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.
Giao dịch
Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch xuất nhập
khẩu, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng
cáo. Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và
người nhập khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo và các
điều kiện giao dịch. Quá trình đó có thể bao gồm những bước sau đây: hỏi giá,
phát hàng (chào hàng), đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận.
Đàm phán
Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một
xung đột nhằm đi đến thống nhất cách nhận định, thống nhất quan niệm, thống
nhất cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hoặc
nhiều bên.
Thông thường người ta sử dụng ba hình thức sau để đàm phán: qua thư tín, qua
điện thoại (các phương tiện truyền thông), qua gặp gỡ trực tiếp.
Ký kết hợp đồng
- Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp các bên ký vào hợp
đồng. Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng. Hợp đồng được
coi như đã ký kết chỉ khi người tham gia có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản
đó, nếu không thì hợp đồng không được công nhận là văn bản có cơ sở pháp lý.
- Ngoài ra, hợp đồng mua bán có thể bằng miệng, hoặc một phần văn bản một
phần bằng miệng, cũng có khi bằng hành động ra hiệu như ở sở giao dịch và bán
đấu giá. Theo luật thương mại Việt Nam quy định thì hình thức của hợp đồng
nhập khẩu bắt buộc phải là văn bản.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 12 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
- Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất

nhập khẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây
là một công việc rất phức tạp. Trong quá trình thực hiện các khâu công việc để
thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi
phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao
dịch.
- Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải tiến
hành các khâu công việc sau đây:
Xin giấy phép nhập khẩu
- Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập
khẩu. Vì vậy sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép
nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó. Ngày nay, trong xu hướng tự do hoá mậu
dịch, nhiều nước giảm bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
- Việc xin giấy phép nhập khẩu tuân theo các luật thương mại, luật thuế nhập khẩu
và các quy định của bộ, ban, ngành có liên quan để tiến hành xin giấy phép ở các
cơ quan.
- Những giấy phép này được coi là giấy phép con và xu hướng nhà nước sẽ quy
chuẩn giảm các giấy phép con.
Thuê phương tiện vận tải
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức nào
được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây:
+ Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu.
+ Khối lượng hàng hoá và đặc điểm hàng hoá
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 13 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
+ Điều kiện vận tải
- Ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng nhập khẩu như:
Quy định mức tải trọng tối đa của phương tiện, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.
- Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP,
DAF, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận

tải. Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập
khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.
- Trong trường hợp người nhập khẩu phải thuê phương tiện vận tải. Để thực hiện
vận chuyển, người nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ sau:
+ Liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý vận tải nhằm lấy lịch trình các chuyến tàu.
+ Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển để thông báo nhu cầu cần vận
chuyển.
+ Hãng tàu và người nhập khẩu sẽ lên hợp đồng về vận chuyển.
+ Hai bên thống nhất địa điểm, thời gian tiến hành. Nếu thanh toán trước thì
sẽ ghi trên vận đơn là đã thanh toán trước. Nếu thuê tàu chợ theo khoang và
lưu cước phí gọi là thuê tàu lưu cước.
Mua bảo hiểm hàng hoá
- Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo
hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
- Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo
hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi
ro đã thoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng
đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 14 MSSV: 1154010244
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu linh kiện xe buýt tại SAMCOGVHD: Ths. Hà Minh Tiếp
Làm thủ tục hải quan
- Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục
hải quan. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm các bước sau đây:
+ Mua tờ khai hải quan
+ Kê khai hải quan kèm với bộ chứng từ gồm: hợp đồng, phiếu đóng gói, hoá
đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ, vận đơn (đã ký hậu hoặc giấy tờ
chứng minh đã thanh toán…), giấy chứng nhận số lượng, chất lượng…
+ Mang tờ khai đến cửa khẩu thông quan hàng hoá nộp và xin giấy chấp nhận
tờ khai

+ Đăng ký thời gian và lịch trình cho cán bộ kiểm hoá kiểm tra
+ Trình bộ hồ sơ cùng hải quan kiểm hoá ký biên bản và ký vào tờ khai kiểm
hoá để hàng hoá được thông qua
- Đối với hải quan sẽ phải kiểm tra mã số xuất nhập khẩu, tự tính thuế và cử cán
bộ kiểm tra trên thực tiễn
- Đối với tờ khai hải quan không được phép dùng hai loại mực
Nhận hàng từ tàu chở hàng
Để nhận hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về, đơn vị nhập khẩu phải làm các
công việc sau:
- Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng
- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá từng quý, từng năm,
cơ cấu hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận.
SVTH: Vương Tuấn Kiệt Trang 15 MSSV: 1154010244

×