Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.93 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức. Đó chính là biện pháp quan
trọng nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ, khôi phục các quyền
và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại. Mặt khác, tiến hành xử lý kịp thời,
chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt
đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mà
trước tiên sự quan tâm đó được thể hiện ở chỗ: Nhà nước đã đặt ra khung pháp
luật hoàn chỉnh để từ đó làm cơ sở quan trọng cho công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo của mình.
Để hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, em xin
được trình bày tình huống số 9 và trả lời những câu hỏi mà tình huống đưa ra.
Qua đó nhằm thể hiện việc áp dụng những quy định của Luật khiếu nại, tố cáo
vào thực tiễn cuộc sống.
Sau đây là tình huống :
Chị A là công chức thuộc Tổng cục Y Bộ T, phát hiện trưởng phòng tài
chính- kế toán của Tổng cục thông đồng với lãnh đạo Tổng cục tham ô một số
lượng tiền khá lớn của Nhà nước. Chị A đã viết đơn tố cáo với cơ quan có
thẩm quyền, nhưng vì sợ bị trù dập nên chị yêu cầu cán bộ tiếp dân đọc đơn
xong phải hủy đơn ngay trước mặt chị. Hỏi:
1. Yêu cầu của chị A có hợp pháp không, vì sao?
2. Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc về ai ?
3. Thủ tục giải quyết vụ việc trên như thế nào ?
4. Trong trường hợp chị A không đồng ý với quyết định xử lý tố cáo của
người có thẩm quyền thì chị A có quyền tố cáo tiếp không, tại sao?
1
NỘI DUNG
I . Yêu cầu của chị A có hợp pháp không, vì sao ?
Trong tình huống trên, yêu cầu của chị A là không hợp pháp. Bởi vì:
*** Căn cứ pháp lý:


Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 73 Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi bổ sung
năm 2005) quy định: “1- Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ
sơ giải quyết tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
b) Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong
quá trình giải quyết;
……. .
e) Các tài liệu khác có liên quan.”
Thứ hai, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 Luật khiếu nại, tố cáo
năm 1998 ( sửa đổi , bổ sung năm 2004,2005, và 2006 ): “ Người tố cáo có các
quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù
”.
Thứ ba , theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật khiếu nại, tố cáo năm
1998 ( sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và 2006 ):“ Người tiếp công dân có
trách nhiệm:
1- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố
cáo;
2- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
2
3- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu
”.
*** Kết luận: Từ những căn cứ pháp lý trên, nhận thấy:
Thứ nhất, nếu như chị A không thực hiện hình thức tố cáo trực tiếp thì
đơn tố cáo là thành phần không thể thiếu được trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Thứ hai: pháp luật về khiếu nại, tố cáo không có quy định công dân có
quyền yêu cầu cán bộ tiếp dân phải hủy đơn ngay trước mặt mình, cũng như

không có quy định trách nhiệm của cán bộ tiếp dân phải thực hiện yêu cầu trên
của công dân.
Do vậy, ta có thể khẳng định yêu cầu của chị A trong tình huống trên là
hoàn toàn không hợp pháp, không có căn cứ pháp luật. Cán bộ tiếp dân cần giải
thích cho chị A hiểu yêu cầu của chị A không được pháp luật cho phép cũng
như không thực sự cần thiết bởi chị có quyền yêu cầu cán bộ tiếp dân giữ bí mật
về họ, tên, địa chỉ của mình. Mặt khác, trách nhiệm của cán bộ tiếp dân là phải
giữ bí mật những thông tin về chị A khi mà chị đã yêu cầu. Trong trường hợp
chị A bị trù dập, trả thù mà nguyên nhân là do cơ quan có thẩm quyền tiếp
nhận, giải quyết tố cáo để lộ những thông tin về chị A thì người nào thiếu tinh
thần trách nhiệm để lộ họ, tên, địa chỉ và các thông tin đó sẽ bị xử lý theo quy
định của pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm nhẹ hay nặng mà bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
II: Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc về ai ?
Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc về bộ trưởng Bộ T.
*** Căn cứ pháp lý :
Thứ nhất: theo quy định tại Điều 59 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998
( sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và năm 2006): “ Tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức
nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
3
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ
quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải
quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp
của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết ”.
Thứ hai: theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định của Chính phủ số
136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật khiếu nại, tố cáo : “ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ và những người
khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp ”.
*** Kết luận: Tổng cục Y thuộc quyền quản lý của Bộ T. Do trưởng
phòng tài chính- kế toán thông đồng với lãnh đạo Tổng cục Y nên việc giải
quyết tố cáo sẽ thuộc về Bộ trưởng Bộ T vì bộ trưởng Bộ T là người đứng đầu
cơ quan cấp trên trực tiếp.
III. Thủ tục giải quyết vụ việc trên như thế nào ?
Thủ tục giải quyết vụ việc trên sẽ được thực hiện dựa trên những quy
định của pháp luật về thủ tục giải quyết tố cáo.
Thứ nhất: Khi gửi đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
chị A phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ và nội dung tố cáo.
Thứ hai: sau khi nhận được đơn tố cáo của chị A thì cán bộ tiếp dân có
trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
4
Trước tiên, nếu cán bộ tiếp dân là Bộ trưởng Bộ T thì sau khi nhận được
đơn tố cáo của chị A thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo,
Bộ trưởng Bộ T phải thụ lý để giải quyết.
Nếu cán bộ tiếp dân không phải là người có thẩm quyền giải quyết vụ
việc trên thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày , kể từ ngày nhận được đơn tố
cáo thì phải chuyển đơn tố cáo của chị A cho người có thẩm quyền giải quyết là
Bộ trưởng Bộ T. Mặt khác, phải thông báo cho chị A nếu như chị có yêu cầu.
Thứ ba: Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu
của tội phạm thì cán bộ tiếp dân phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc nhận được
hồ sơ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc xử
lý cho cơ quan, tổ chức đó biết; trong trường hợp tố cáo của chị A có nội dung

phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.
Thứ tư, trong trường hợp nhận được các thông tin chị A bị đe dọa, trù
dập, trả thù thì người có thẩm quyền giải quyết là Bộ trưởng Bộ T phải có trách
nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo
vệ chị A, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp
luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù chị A.
Thứ năm, thời hạn giải quyết tố cáo được quy định không quá 60 ngày,
kể từ ngày thụ lý để giải quyết; nếu vụ việc tố cáo hành vi tham ô của trưởng
phòng tài chính- kế toán thông đồng với lãnh đạo Tổng cục Y Bộ Tmang tính
chất phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, những không quá 90
ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Thứ sáu, Bộ trưởng Bộ T phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh
và kết luận nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi
phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
5

×