Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

quy định về hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.76 KB, 7 trang )

1
Đề bài: Một trong những điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2008 là quy định về hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật. Phân tích và rút ra ý nghĩa ?
BÀI LÀM
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Hoạt động đánh giá đánh giá có tính chất dự báo về khả năng tác động của
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (RIA) đã được chú trọng ngay từ những năm
70 ở một số nước có hệ thống pháp luật tiên tiến. RIA được coi là công cụ xác định
việc có nên thực hiện hoạt động xây dựng luật hay không, những tác động của nó
đối với đời sống sau khi được ban hành là ở mức độ như thế nào và nếu không can
thiệp bằng chính sách có thể khả thi hơn việc can thiệp hay không. Trong khoa học
lập pháp hiện đại, báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật là công việc có vai trò quan trọng, như công cụ phản biện đảm bảo sự
cân đo một cách chuẩn mực giá trị của chính sách vĩ mô khi Nhà nước quyết định
cụ thể hoá bằng những quy định, những chế định luật.
Năm 2008, hệ thống lập pháp Việt Nam đã đánh dấu một dấu mốc quan
trọng khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã có những quy định
bước đầu về hoạt động đánh giá tác động sơ bộ VBQPPL trong quá trình xây dựng
Luật, điều này góp phần nâng cao từng bước trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm
luật của các nhà lập pháp Việt Nam.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Đôi nét về hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo VBQPPL :
RIA ( Regulatory Impact Assessment ) là hoạt động dự báo đánh giá tác
động điều chỉnh của dự thảo VBQPPL. Nó được thực hiện trong quá trình làm luật,
sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành chính sách mới. RIA là một
công cụ không thể thiếu đối với quy trình làm luật của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Ở Anh và một số nước Châu Âu, đánh giá tác động điều chỉnh là một yêu cầu
bắt buộc khi đem dự thảo luật ra xem xét thông qua hoặc không thông qua. Hoạt
động đánh giá tác động sơ bộ văn bản sẽ cân đối những ảnh hưởng tích cực với hạn
chế, đánh giá lợi ích đối với thể chế chính trị, nền kinh tế quốc dân, đời sống xã


hội, môi trường... Điều đó tạo nên tư duy thực tế hơn trong công tác xây dựng
VBQPPL, tăng cường tính khả thi của VBQPPL và giúp cơ quan quản lý có cơ chế
quản lý Nhà nước một cách hiệu quả hơn.
1
2. Những quy định về hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật trong Luật ban hành VBQPPL 2008:
Năm 2008, lần đầu tiên, RIA được Việt Nam tiếp thu và đưa vào, trở thành
một trong những quy định mới mẻ và cần thiết của Luật ban hành VBQPPL 2008:
Quy định ở Điều 23 – Đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh; Điều 33 – Nhiệm vụ
của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo; Điều 34 – Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức,
đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Điều 34 – Nhiệm
vụ của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo
nghị quyết; Điều 37 – Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Chính
phủ; Điều 42 – Hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị
quyết để thẩm tra; Điều 59 – Lập chương trình xây dựng nghị định; Điều 61 –
Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo; Điều 64 – Hồ sơ dự thảo nghị định trình
Chính phủ. Các quy định trên đều có phần yêu cầu phải lập báo cáo đánh giá tác
động sơ bộ của dự thảo VBQPPL. Như vậy, ta có thể thấy quy định về RIA đã lan
sâu rộng vào từng công đoạn, từng chủ thể trong quá trình xây dựng VBQPPL.
3. Nguyên nhân của việc xuất hiện các quy định về hoạt động dự báo đánh
giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong Luật ban hành
VBQPPL 2008:
Quá trình đánh giá tác động của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là một
phần cốt lõi của việc lập chính sách. Các lợi ích của nó là không thể phủ nhận
được, ví dụ như làm sáng tỏ các vấn đề trong dự thảo; hiểu xuyên suốt các tác động
của dự thảo đến đời sống chính trị và xã hội; xác định và đánh giá được các sự lựa
chọn khác nhau để đạt được mục tiêu của chính sách; đảm bảo sự áp dụng tham
khảo các chính sách có ý nghĩa và vươn tới được rộng rãi nhất các nguyên tắc có
thể; tạo cơ hội đàm phán chính sách giữa những bên đại diện lợi ích khác nhau; xác
định xem lợi ích có bình đẳng với các chi phí hay không ; xác định xem có các

nhóm ( đối tượng ) phổ biến nào có thể bị ảnh hưởng một cách không tương
xứng…Vì những nguyên nhân trên, ở các nước tiên tiến trên thế giới đã coi trọng
và sử dụng RIA như là một khâu không thể thiếu trong hoạt động lập pháp. Tiếp
thu thành tựu của ngành khoa học lập pháp trên thế giới, năm 2008, lần đầu tiên
Việt Nam đã quy định về công tác RIA vào Luật ban hành VBQPPL 2008.
4. Nội dung của hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo VBQPPL
được quy định trong Luật ban hành VBQPPL 2008 :
1
Nghị định 24/2009/NĐ–CP là nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật ban hành VBQPPL 2008; trong đó điều 37, 38 có quy định chi tiết về
việc Đánh giá tác động sơ bộ của văn bản và Đánh giá tác động trước và trong quá
trình soạn thảo.
Hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo VBQPPL gồm nhiều công
đoạn, cuối cùng tất cả các phần việc đều được thể hiện trong báo cáo đánh giá tác
động.
a. Các yêu cầu của bản báo cáo đánh giá tác động gồm :
- Với việc đánh giá sơ bộ: “Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ phải nêu rõ vấn
đề cần giải quyết và mục tiêu của chính sách dự kiến, các phương án để giải
quyết vấn đề đó; lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề trên cơ sở đánh
giá tác động về kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật, tác động đến các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân và các tác động khác.” – Khoản 2 điều 37 NĐ 24.
- Với việc đánh giá tác động trước và trong quá trình soạn thảo : “Báo cáo
đánh giá tác động phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết và mục tiêu của chính sách
dự kiến, các phương án để giải quyết vấn đề; lựa chọn phương án tối ưu để giải
quyết vấn đề trên cơ sở đánh giá tác động cụ thể các giải pháp để thực hiện các
chính sách cơ bản của dự thảo văn bản dựa trên các phân tích định tính hoặc
định lượng về chi phí, lợi ích, các tác động tích cực, tiêu cực của từng giải pháp”
– Khoản 2 điều 38 NĐ 24.
b. Phạm vi của hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo VBQPPL:

- Xét phạm vi lãnh thổ: Việc phân chia thành các đơn vị lãnh thổ để đánh giá
tác động của dự thảoVBQPPL phụ thuộc vào đặc điểm về dân cư, địa lý, các
điều kiện khác có ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật ở
các địa bàn đó, ngoài ra cần căn cứ giới hạn hiệu lực về không gian của dự thảo
VB. Xét tác động theo phạm vi không gian: cả nước, ở mỗi địa phương, mỗi
vùng hay khu vực lãnh thổ.
- Xét phạm vi thời gian: thường được giới hạn bằng thời điểm mang tính bước
ngoặt của đời sống chính trị xã hội, đánh giá tác động phải chú ý đến điều kiện
lịch sử về kinh tế, chính trị, xã hội, vai trò lịch sử của dự thảo.
- Có thể dự báo đánh giá tác động của từng phần, từng nhóm quy phạm được
soạn trong dự thảo hay toàn dự thảo, hoặc thực hiện hoạt động dự báo đánh giá
theo từng khía canh, từng phương diện hoặc tổng thể.
c. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tác động của dự thảo VBQPPL:
1
- Chất lượng của dự thảo: phải xem xét ở cả hình thức thể hiện, chất lượng
cũng như cấu trúc, xem xét tính hợp hiến hợp pháp, tính đồng bộ, tính thống
nhất, tính toàn diện, tính phù hợp.
- Những mục đích, yêu cầu và định hướng của dự thảo : nghiên cứu xác định
toàn diện những vấn đề pháp lý đặt ra trong đời sống xã hội, nhu cầu xã hội về
điều chỉnh pháp luật đối với loại quan hệ xã hội, từ đó làm rõ sự cần thiết và hợp
lý của dự thảo.
- Xem xét trạng thái của quan hệ xã hội khi chưa được pháp luật điều chỉnh
cho phép xác định nhu cầu cần hay không điều chỉnh các quan hệ xã hội đó bằng
công cụ pháp lý.
- Dự kiến kết quả đạt được sau khi dự thảo được xem xét, thông qua và ban
hành, đi vào đời sống xã hội. Khi xây dựng pháp luật, nhà làm luật phải dự liệu
được trước những biến đổi tích cực, tiêu cực (nếu có) sẽ diễn ra do sự tác động
của quy định hay VBQPPL để cân nhắc xem nên hay không nên ban hành quy
định hay văn bản đó.
- Mức chi phí để đạt được các kết quả trong thực tế: thường bao gồm chi phí

về vật chất, tinh thần, về số lượng người tham gia, thời gian tiến hành và những
chi phí khác có liên quan tới các hoạt động cơ bản từ lúc soạn thảo, trình dự án,
thông qua, đưa vào thực tế…Tiêu chí hiệu quả ở đây là sự tuân thủ pháp luật,
tôn trọng và bảo vệ con người.
Trên đây là những tiêu chí cơ bản để đánh giá khả năng tác động của dự
thảo VBQPP. Việc xem xét đánh giá chúng có thể được thực hiện ở những phạm
vi và cấp độ khác nhau, nên trong từng trường hợp cụ thể, những tiêu chí này cần
được cụ thể hóa trên cơ sở xác định rõ mục đích, yêu cầu và mức độ cần thiết
của việc đánh giá để vận dụng các tiêu chí trên một cách thích hợp.
d. Cơ quan thực hiện hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự thảo
VBQPPL:
- Đánh giá tác động sơ bộ của văn bản: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ khi chuẩn bị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định có trách
nhiệm đánh giá tác động sơ bộ của văn bản.
- Đánh giá tác động trước và trong quá trình soạn thảo văn bản: Trên cơ sở kết
quả đánh giá tác động sơ bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định
có trách nhiệm đánh giá tác động trước khi soạn thảo văn bản và hoàn thiện báo
cáo đánh giá tác động đơn giản trong quá trình soạn thảo
e. Các yếu tố cấu thành nội dung cơ bản của bản dự báo đánh giá tác động
của dự thảo VBQPPL:
1
- Xác định vấn đề bất cập:
+ Nêu rõ vấn đề đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội, môi
trường và vấn đề đó cần phải được giải quyết bằng sự can thiệp của nhà nước.
+ Nguyên nhân làm phát sinh vấn đề.
+ Những biểu hiện của vấn đề.
+ Cung cấp thông tin về quy định pháp luật hiện hành và giải thích tại sao các
quy định này không thể giải quyết được vấn đề. Trong nhiều trường hợp, vấn
đề có thể được khắc phục bằng việc thực hiện tốt hơn các quy định hiện hành
thay vì ban hành các quy định mới.

- Xác định mục tiêu chính sách:
+ Xác lập mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của từng dự thảo VBQPPL.
+ Nêu các mục tiêu chi tiết trong từng vấn đề ưu tiên đánh giá cụ thể.
+ Các tiêu chí hay các mục tiêu có thể đo được mà dự thảo có thể đạt được.
- Xác định các phương án hành động:
+ Không can thiệp, đây là phương án cần đề cập trước nhất khi cho rằng
chính sách công được cụ thể hoá bằng các quy định là không thức thời và
không mang lại giá trị trong khi các QPPL hiện hành đang có vai trò không
thể phủ nhận.
+ Xây dựng các phương án thay thế nếu cho rằng vấn đề đó không nhất thiết
cần đến các quy định mà chỉ sử dụng giải pháp thay thế quy định.
+ Nêu các thiết kế chính sách khác nhau nhằm có sự cân nhắc giữa các giải
pháp nếu cần thiết phải ban hành VBQPPL.
- Xác định tác động:
+ Tác động về mặt kinh tế tới các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế, sự cần thiết
phải làm rõ mức độ và phạm vi tác động, có biện pháp lượng hoá, phân tích
định lượng tác động.
+ Tác động tới ngân sách nhà nước.
+ Các tác động lớn khác trong các lĩnh vực như: xã hội, môi trường, hệ thống
pháp luật, quyền tự do và quyền cơ bản của công dân...các lĩnh vực này cũng
phải bao gồm cả phân tích định tính và phân tích định lượng của tác động.

5. Ý nghĩa của các quy định về hoạt động dự báo đánh giá tác động của dự
thảo VBQPPL trong Luật ban hành VBQPPL 2005:
VBQPPL có vai trò, tác dụng quan trọng trong đời sống xã hội, thường được
ban hành và sử dụng trong một thời gian khá dài, vì vậy trong quá trình xây dựng,
soạn thảo cần tiến hành đánh giá tác động của nó thật khoa học và chính xác. Đánh
giá khả năng tác động của dự thảo VBQPPL nhằm dự báo những tác động tích cực,

×