Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu trên thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 121 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ THƯƠNG


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60340102


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ GIA




HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

LỜI CAM ĐOAN




Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: "Nâng cao năng
lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
trên thị trường Hà Nội" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
trong luận văn là số liệu trung thực do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực
hiện.

Học viên thực hiện luận văn



Nguyễn Thị Thương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trên thị
trường Hà Nội” tác giả đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía, xin trân trọng
gửi lời cảm ơn tới Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện môi
trường học tập tốt cho tác giả, cảm ơn công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã
cung cấp tài liệu cũng như tiếp nhận phiếu điều tra phục vụ cho công tác
nghiên cứu đề tài. Và đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi
Thị Gia đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình viết bài luận
văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Tác giả


Nguyễn Thị Thương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

MỤC LỤC


Lời cam đoan 1
Lời cảm ơn 2
Mục lục 3
Danh mục từ viết tắt 6
Danh mục các bảng 7
Danh mục các hình 7
1 MỞ ĐẦU 10
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 11
1.2.1 Mục tiêu chung 11
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 11
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 12
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 12
1.4 Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu 12
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13
2.1 Cơ sở lý luận 13
2.1.1 Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 13
2.1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm 16
2.1.3 Lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 19

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 28
2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của một số
công ty bánh kẹo trong nước và trên thế giới 28
2.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

3 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 33
3.1 Đặc điểm thị trường nghiên cứu 33
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu 33
3.1.2 Tình hình lao động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 34
3.1.3 Tình hình vốn của công ty Hải Châu trong 3 năm 2011- 2013 36
3.1.4 Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Châu 37
3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Châu trong 3 năm
2011 - 2013 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
3.2.1 Khung nghiên cứu 40
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 41
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 42
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu 42
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh sản phẩm 46
3.3.1. Chỉ tiêu sản phẩm 46
3.3.2 Chỉ tiêu về kênh phân phối 47
3.3.3 Chỉ tiêu về giá 47

3.3.4 Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 47
3.3.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng 47
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
4.1 Thị phần của Hải Châu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Hà Nội I 49
4.1.1 Tình hình doanh thu của Hải Châu trên thị trường Hà Nội I 49
4.1.2 Tình hình doanh thu của Bibica trên thị trường Hà Nội I 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

4.1.3 Tình hình doanh thu của Kinh Đô trên thị trường Hà Nội I 51
4.1.4 Thị phần của một số công ty bánh kẹo trên thị trường Hà Nội I từ
năm 2011 – 2013: 53
4.2 Năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của Hải Châu trên thị
trường Hà Nội I 56
4.2.1 Chất lượng sản phẩm 56
4.2.2 Giá sản phẩm 65
4.2.3 Đổi mới sản phẩm 68
4.2.4 Kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty Hải Châu 72
4.2.5 Mẫu mã, bao bì sản phẩm 76
4.2.6 Dịch vụ sản phẩm 79
4.2.7 Hoạt động xúc tiến bán hàng và phát triển thương hiệu 82
4.2.8 Tổng hợp ý kiến khách hàng về năng lực cạnh tranh sản phẩm
bánh kẹo của Hải Châu trên thị trường Hà Nội I: 84
4.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo Hải Châu so
với các ĐTCT ở thị trường Hà Nội I 94
4.3.1 Những điểm mạnh của Hải Châu 94
4.3.2 Những điểm yếu của Hải Châu và nguyên nhân 95
4.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của
công ty Hải Châu ở thị trường Hà Nội I 97

4.4.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
đến năm 2020 97
4.4.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh
kẹo của công ty Hải Châu ở thị trường Hà Nội I 97
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Kiến nghị 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

PHỤ LỤC 118

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BMI
Công ty Khảo sát thị trường quốc tế - Business
Monitor International
DN Doanh nghiệp
ĐTCT Đối thủ cạnh tranh
CN
IFE

Chi nhánh
Interal Factor Evaluation Matrix – Ma trận các
yếu tố nội bộ của công ty
MIS Hệ thống thông tin marketing
NLCT Năng lực cạnh tranh
NVL Nguyên vật liệu
ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (The
International Organization for Standardization)
TP Thành phố
UNFPA Theo quỹ dân số Liên Hợp Quốc
XDCB Xây dựng cơ bản
XN Xí nghiệp
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1 Tình hình lao động của Hải Châu qua 3 năm 2011 - 2013 35
3.2 Tình hình vốn của công ty Hải Châu qua 3 năm 2011- 2013 36
3.3 Kết quả kinh doanh của Công ty Hải Châu qua 3 năm 2011 – 2013 39
3.4 Cơ cấu mẫu điều tra 42
3.5 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của công ty 44
3.6 Ma trận SWOT và sự kết hợp 46
4.1 Tình hình doanh thu của Hải Châu trên thị trường Hà Nội I 49
4.2 Tình hình doanh thu của Bibica trên thị trường Hà Nội I 51
4.3 Tình hình doanh thu của Kinh Đô trên thị trường Hà Nội I 52
4.4 So sánh thị phần của một số công ty bánh kẹo trên thị trường Hà
Nội I 54
4.5 Tiêu chuẩn chất lượng chung cho các loại bánh, kẹo 57
4.6 Tiêu chuẩn chất lượng cho các loại bánh, kẹo của Hải Châu 59
4.7 Tiêu chuẩn chất lượng cho các loại bánh, kẹo của Hải Hà 60
4.8 Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm Kẹo của Hải Châu
và ĐTCT 62

4.9 Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm bánh của Hải Châu
và ĐTCT 63
4.10 Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm Kem xốp của Hải
Châu và ĐTCT 64
4.11 Giá bán sản phẩm của một số công ty bánh kẹo năm 2014 66
4.12 Ý kiến khách hàng về giá sản phẩm của Hải Châu và ĐTCT 67
4.13 Chủng loại sản phẩm của một số công ty bánh kẹo 69
4.14 Các đại lý của công ty Hải Châu trên thị trường Hà Nội I 73
4.15 Số lượng đại lý của Hải Châu và ĐTCT trên thị trường Hà Nội I 74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

4.16 Ý kiến khách hàng về mẫu mã bao bì của Hải Châu và ĐTCT 76
4.17 Chiết khấu (CK) giá sản phẩm theo doanh thu của Hải Châu
và ĐTCT 79
4.18 Ý kiến khách hàng về dịch vụ sản phẩm của Hải Châu so với
các ĐTCT 81
4.19 Tổng hợp phiếu điều tra về đánh giá năng lực cạnh tranh của Hải
Châu và ĐTCT 85
4.20 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) của một số công ty bánh kẹo
trên thị trường Hà Nội I 88
4.21 Ma trận SWOT cho sản phẩm bánh và kem xốp của công ty Hải Châu 91
4.22 Ma trận SWOT cho sản phẩm bánh và kem xốp của công ty Hải Châu 92
4.23 Chính sách hỗ trợ vận chuyển cho đại lý 105
4.24 Bảng giá quảng cáo trên Google hiển thị tại vị trí Top 3 108
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ


STT TÊN HÌNH TRANG

2.1 Tăng trường dân số và GDP đầu người 21
2.2 Dự báo sản lượng, doanh thu ngành bánh kẹo 23
3.1 Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu 38
4.1 Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm Kẹo của Hải Châu
và ĐTCT 62
4.2 Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm bánh của Hải Châu
và ĐTCT 63
4.3 Ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm Kem xốp của Hải
Châu và ĐTCT 64
4.4 Ý kiến khách hàng về giá sản phẩm của Hải Châu và ĐTCT 67
4.5 Kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty Hải Châu 72
4.6 Đánh giá mức độ dễ tìm mua bánh kẹo Hải Châu 76
4.7 Ý kiến khách hàng về bao bì sản phẩm của Hải Châu 77
4.8 Bao bì sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 78
4.9 Bao bì một số sản phẩm của Bibica, Kinh Đô, Hải Hà 79
4.10 Ý kiến của khác hàng về năng lực cạnh tranh của Hải Châu so
với ĐTCT 87
4.11 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Hải Châu so với đối thủ 90
4.12 Mẫu một số sản phẩm mới 100

STT TÊN SƠ ĐỒ TRANG

Sơ đồ 3.1. Khung nghiên cứu 41
Sơ đồ 4.1.Sơ đồ tổ chức phòng Marketing 112

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10



1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay với một môi trường cạnh tranh ngày càng
khắc nghiệt thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh
nghiệp càng trở nên quan trọng, trở thành mục tiêu sống còn để duy trì thị
phần và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ngành bánh kẹo vẫn được biết đến là một trong những ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Vai trò ngành sản xuất bánh kẹo
ngày càng được khẳng định khi giữ tỷ trọng lớn trong ngành kỹ nghệ thực
phẩm (tăng từ 20% lên 40% trong gần 10 năm trở lại đây).
Trong thị trường bánh kẹo hiện nay, có rất nhiều thương hiệu bánh kẹo
trong và ngoài nước. Trong nước hiện nay Việt Nam có khoảng 30 công ty
sản xuất có quy mô lớn và vừa, khoảng 1000 cơ sở sản xuất nhỏ. Trong đó có
các thương hiệu bánh kẹo lớn như” Bibica, Haihaco, Kinh Đô, bánh kẹo Hà
Nội…và các thương hiệu bánh kẹo nhập khẩu. Thị phần của Hải Châu hiện
nay trên thị trường Hà Nội còn thấp, bởi vì hiện nay có rất nhiều nhà cung
ứng sản phẩm bánh kẹo trên thị trường: Có những đại gia bánh kẹo lớn như :
Hải Hà, Kinh Đô, Bibica và nhà cung ứng nhỏ lẻ như Công ty chế biến thực
phẩm và bánh kẹo Phạm Nguyên, Công ty Vinabico, công ty Bảo Minh,
Tràng An, Bánh Kẹo Hà Nội…và các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu. Do đó
thị phần của Hải Châu còn thấp. Thị trường Hà Nội có quy mô lớn, hứa hẹn
nhiều tiềm năng. Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa,
chính trị hàng đầu nên tập trung dân cư đông đúc. Tính đến tháng 6/2014 dân
số Hà Nội khoảng 7,8 triệu người (theo Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội). Hà
Nội có tỷ lệ dân số cao, mật độ dân cư đông đúc, thu nhập cao hơn so với mặt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11


bằng chung cả nước, do đó Hà Nội là tiềm năng to lớn của các công ty bánh
kẹo trong nước.
Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình thì các công
ty bánh kẹo trong nước nói chung và công ty bánh kẹo Hải Châu nói riêng cần
nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển chủng loại, mẫu mã, bao bì sản
phẩm và tăng cường cạnh tranh qua giá sản phẩm, hệ thống phân phối và xúc
tiến bán hàng.
Trước những yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập khu vực cũng như
trên thế giới, việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu. Từ những vấn đề cấp thiết về nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Châu trên thị trường Hà Nội” để làm luận văn thạc sỹ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công
ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trên
thị trường Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo.
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, và yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Châu trên thị trường Hà Nội.
- Định hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12


cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản
phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu và một số công ty
khác như: Hải Hà, Bibica, Kinh Đô.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ làm rõ năng lực
cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
- Về thời gian: Số liệu thu thập 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 05/ 2013 đến tháng 8/ 2014
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên thị trường Hà Nội I.
1.4. Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
- Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là gì?
- Năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của công ty Hải Châu hiện
nay như thế nào?
- Những nguyên nhân nào làm hạn chế năng lực cạnh tranh sản phẩm
bánh kẹo của công ty Hải Châu ?
- Cần đưa ra những giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm bánh kẹo cho công ty Hải Châu trong thời gian tới?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

2.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cạnh tranh cũng như
phạm vi của thuật ngữ này.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: "Cạnh tranh là khái niệm của doanh
nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong
điều kiện cạnh tranh quốc tế"[2].
Ở Việt Nam, theo Từ điển Bách Khoa, thì: "Cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi
quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có
lợi nhất"[15].
Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh [12], có thể tiếp cận về cạnh tranh
như sau:
- Cạnh tranh là sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của của nhiều
chủ thể cùng tham dự.
- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà
các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm ); một loạt điều kiện
có lợi (một thị trường, một khách hàng ). Mục đích cuối cùng là kiếm được
lợi nhuận cao.
- Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung
mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các
điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh
- Các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

như: đặc tính và chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, nghệ thuật tiêu thụ
sản phẩm, các dịch vụ bán hàng, hình thức thanh toán
Một cách chung nhất, cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể

kinh tế của nền kinh tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hoá lợi ích.
Trong cạnh tranh, các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được
mục tiêu kinh tế của mình, thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị
trường, thu hút khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị
trường có lợi nhất. Tuy nhiên, mục tiêu này mới chỉ đúng trong phạm vi cấp
doanh nghiệp. Mục tiêu cạnh tranh xét trên tầm vĩ mô còn phải kể đến khả
năng tạo thêm thu nhập, việc làm và nâng cao phúc lợi cho người dân.
Theo tác giả, Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế
(nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm
giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình
2.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm
Theo quan niệm truyền thống, sản phẩm là tổng hợp các đặc tính lý
học, hoá học, sinh học…có thể quan sát được dùng để thoả mãn những nhu
cầu cụ thể của đời sống.
Theo quan niệm marketing, sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu
cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể
đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút chú ý, mua sắm và tiêu
dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ
bản: Yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất [10].
Một sản phẩm được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng tốt
các yếu tố: Chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thời gian giao hàng và
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với sản phẩm thuần túy thì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

không thể tự cạnh tranh với nhau, chỉ có sự cạnh tranh của các chủ thể thông
qua sản phẩm. Nghĩa là doanh nghiệp này cạnh tranh với doanh nghiệp khác,
quốc gia này cạnh tranh với quốc gia khác. Vì vậy, nghiên cứu khả năng cạnh

tranh của sản phẩm tức là đang gián tiếp nghiên cứu khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
2.1.1.3 Các cấp độ năng lực cạnh tranh
Việc phân chia cấp độ cạnh tranh chỉ có tính tương đối. Mỗi cấp độ đều
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cạnh tranh cấp độ quốc gia: Theo định nghĩa của WEF (Diễn đàn kinh
tế thế giới) thì: “Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy
trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền và
các đặc trưng kinh tế khác”. Một cách hiểu khác về năng lực cạnh tranh cấp
độ quốc gia là khả năng xâm nhập hàng hoá của một quốc gia trên thị trường
quốc tế và đạt được những mục tiêu vĩ mô của quốc gia đó như tăng trưởng
GDP, thu nhập và mức sống của người dân.
Cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản phẩm tốt, công nghệ cao. Một nhà sản
xuất được gọi là nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh nếu có khả năng cung ứng
sản phẩm chất lượng cao với mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh [2]
Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các
yếu tố để xác lập vị thế so sánh tương đối hay tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng,
phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với
các đối thủ cạnh tranh trên cùng một môi trường và thị trường cạnh tranh xác
định trong một khoảng thời gian nhất định.
Cạnh tranh cấp độ sản phẩm: Là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương
hiệu, bao bì….hơn hẳn so với sản phẩm hàng hoá cùng loại. Năng lực cạnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

tranh của sản phẩm hàng hoá quy định toàn bộ marketing –mix khi định giá.
Nếu sản phẩm được định vị dựa trên những yếu tố phi giá cả, thì các quyết
định về chất lượng, quảng cáo và phân phối sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ lên giá cả.

Nếu giá cả là một yếu tố định vị chính yếu thì giá cả sẽ ảnh hưởng mạnh lên
những quyết định đối với các yếu tố khác của marketing -mix. [12].
2.1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm
a) Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng
lực cạnh tranh sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ đáp ứng các tiêu
chuẩn kỹ thuật hoặc là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các
chỉ tiêu chất lượng sản phẩm được chia thành 4 nhóm: nhóm chỉ tiêu thẩm
mỹ, an toàn vệ sinh, kỹ thuật và nhóm chỉ tiêu kinh tế. Chất lượng sản phẩm
được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu
thụ hàng hóa và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản
xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý….Hiện
nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng
đã xuất hiện: chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền, đẹp, mà nó còn do
khách hàng quyết định. Chất lượng sản phẩm càng tốt thì năng lực cạnh tranh
của sản phẩm càng cao.
b) Giá bán sản phẩm
Ngày nay, giá cả là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách
hàng đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Các
quyết định về giá phải được phối hợp với những quyết định về sản phẩm,
phân phối, cổ động cho sản phẩm để hình thành một chương trình marketing
có tính hệ thống và hiệu quả. Các quyết định đưa ra cho những yếu tố khác
của marketing - mix đều có thể ảnh hưởng đến những quyết định về giá.
Quyết định triển khai vị trí cho một sản phẩm chất lượng cao sẽ đòi hỏi nhiều
chi phí hơn, điều này cũng có nghĩa là người bán phải đưa ra mức giá cao hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17

để có thể trang trải được các chi phí đó. Nếu doanh nghiệp có chất lượng sản
phẩm tương đồng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhưng giá cả lại rẻ hơn

thì năng lực cạnh tranh sản phẩm đó cao hơn và ngược lại.
c) Đổi mới sản phẩm
Ngày nay trong cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt và quyết liệt đòi
hỏi sản phẩm phải có cơ cấu, chủng loại phong phú đa dạng. Ngày nay chúng
ta thấy rất nhiều sản phẩm trên thị trường với đủ các chủng loại, mẫu mã khác
nhau. Khi thị trường ngày càng phát triển thì các sản phẩm bánh kẹo rất đa
dạng về chủng loại và mẫu mã để người tiêu dùng lựa chọn. Không chỉ có các
công ty bánh kẹo trong nước mà các công ty bánh kẹo nước ngoài cũng đang
thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Các công ty trong nước cần phải nỗ
lực hết mình để tồn tại và phát triển được cũng không ngừng đổi mới sản
phẩm. Việc nghiên cứu tìm tòi tăng sản phẩm mới nhằm tạo ra sự phù hợp
hơn đối với các nhóm đối tượng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp mở rộng và phát triển thị trường. Đồng thời, việc đổi mới sản phẩm
góp phần làm cho nguồn sản phẩm thay thế các sản phẩm lỗi thời trở nên dồi
dào hơn, người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm rộng hơn. Trên dây
chuyền sản suất sẵn có, doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm những sản
phẩm mới được tạo thành từ những nguyên liệu khác nhau: màu, mùi, hương
liệu dưới hình thức là chuyển loại.
d) Hệ thống phân phối
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện
bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tận tay người tiêu dùng. Vấn đề
quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp là lựa chọn được kênh phân phối
thích hợp cho các sản phẩm của họ. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn những
kênh phân phối khác nhau để đưa hàng hóa của họ đến người tiêu dùng cuối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 18

cùng. Hệ thống phân phối hiệu quả sẽ giúp việc phân phối sản phẩm nhanh
chóng, kịp thời và thuận tiện với khách hàng qua đó góp phân nâng cao tiêu

thụ và năng lực cạnh tranh của công ty.

e) Mẫu mã bao bì sản phẩm
Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing,
bởi vì: một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày
càng tăng. Hai là, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng
càng tăng. Ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu. Bốn
là, tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm. Bao gói là một phần
không thể thiếu khi chứa đựng, vận chuyển và bảo quản thực phẩm, đặc biệt là
sản phẩm bánh kẹo. Việc thiết kế bao gói đẹp và bắt mắt là việc hết năng lực
quan trọng, bao gói cũng phần nào thể hiện cho khách hàng biết được những
thông tin, những hoạt động của doanh nghiệp tới khách hàng. Việc thiết kế bao
gói bắt mắt cũng quan trọng không kém gì việc tạo ra chất lượng tốt cho sản
phẩm. Nếu chất lượng tốt mà bao gói không gây được ấn tượng tốt với khách
hàng thì cũng không mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
f) Dịch vụ sản phẩm
Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh
tranh, công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm
hiện có. Vì vậy, công ty Hải Châu cần phải quan tâm đến dịch vụ sản phẩm
trước, trong, sau bán hàng, các phương thức thanh toán và hỗ trợ vận chuyển.
g) Công tác xúc tiến bán hàng
Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến, hoạt
động quảng cáo rất phong phú. Công ty cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo,
đối tượng quảng cáo và đối tượng nhận tin mà chọn phương tiện quảng cáo cụ
thể. Có thể chọn phương tiện truyền thông đại chúng hoặc phương tiện truyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 19

thông chuyên biệt
Các chương trình khuyến mại, bán hàng là công cụ kích thích để thúc

đẩy các khâu: Cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một hay một nhóm sản
phẩm hàng hoá của công ty. Khi công ty có biện pháp thúc đẩy người tiêu dùng
thì họ sẽ mua với số lượng lớn hơn và sẽ tạo thêm những khách hàng mới. Đối
với các thành viên trung gian: khuyến khích lực lượng phân phối này tăng
cường hoạt động mua bán, củng cố và mở rộng kênh phân phối, thực hiện việc
dự trữ sản phẩm hàng hoá.
h)Thương hiệu sản phẩm
Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho chủ nhân cơ hội thu được một
mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các ĐTCT. Thương hiệu
mạnh củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh giúp
tạo ra khách hàng trung thành mà khách hàng trung thành thì không bao giờ
rời bỏ thương hiệu mạnh chỉ vì những thay đổi nhỏ và càng không dễ dàng rời
bỏ ngay mà luôn bao dung, rộng lòng chờ đợi sự thay đổi của thương hiệu mà
mình trung thành. Vì vậy doanh nghiệp cần có ý thức cho việc phát triển
thương hiệu. Việc phát triển thương hiệu đòi hỏi phải có sự kiên trì và quan
tâm đến tất cả những cơ hội, hay bất lợi mà yếu tố tự nhiên đem lại.
2.1.3. Lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
2.1.3.1. Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
- Là nâng cao các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm: Nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hoàn
thiện mẫu mã bao bì, nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm và công tác xúc
tiến bán hàng, phát triển thương hiệu sản phẩm. Tùy thuộc vào thực trạng và
mục tiêu của công ty mà công ty chọn nâng cao một số trong các yếu tố trên
để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty mình.
2.1.3.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm quyết định đến sự tồn tại và phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 20

của mỗi doanh nghiệp do tác động trực tiếp đến kết quả tiêu thụ sản phẩm, mà

tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất
kinh doanh nữa hay không.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm còn là một điều kiện thuận lợi
để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn
thiện bản thân để vươn lên giành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm để tạo ra ưu thế về mặt giá cả, giá trị sử
dụng, chất lượng, uy tín của sản phẩm nhằm dành ưu thế so với đối thủ, để nâng
tốc độ tiêu thụ, chiếm được thị phần lớn trong ngành hàng mà doanh nghiệp kinh
doanh để từ đó doanh nghiệp tự đứng vững và phát triển trên thị trường.
2.1.3.3. Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
Một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thường được biểu hiện qua hai mặt
là chi phí và sự khác biệt hoá của sản phẩm.
Lợi thế về chi phí đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tạo ra sản
phẩm đảm bảo chất lượng với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Chi phí
thấp tạo ra lợi thế về giá cả cho sản phẩm. Các nhân tố nguồn lực mà doanh
nghiệp có như các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật, nguồn cung ứng đầu
vào, vị trí địa lý ảnh hưởng trực tiếp đến lợi thế về chi phí [1] [3] [8].
Sự khác biệt hoá của sản phẩm là tạo ra những sản phẩm có nét độc
đáo, đặc trưng riêng biệt khác hẳn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong
xu thế cạnh tranh ngày càng hướng về chất lượng sản phẩm. Đây là một yếu
tố thu hút khách hàng, tạo được niềm tin và trung thành của khách hàng. Lợi
thế về sự khác biệt cho phép doanh nghiệp định mức giá bán cao hơn đối thủ
cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được doanh thu và lợi nhuận lớn
hơn ĐTCT.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài
a) Nhân tố vĩ mô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 21


- Dân cư :
Năng lực mua tăng: Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng
(CAGR) của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ thuôc hàng
cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 8%, cao hơn mức 5% của Indonesia và
Malaysia, mức 4% của Thái Lan, Philippines và Singapore (nguồn: Global
Insights, Bain Analysis). Trong đó, ngành thực phẩm và đồ uống là 3%. Tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới đem lại thu nhập cao hơn,
đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng. Đô thị hóa nhanh chóng cũng đem lại nhiều cơ
hội cho các cửa hàng bán lẻ hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng năng lực mua
trong dài hạn. Theo thống kê của BMI, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu
người của Việt Nam trong năm 2013 là 1,89 kg, hiện vẫn khá thấp so với mức
trung bình của Thế giới là 2,8 kg/người/năm.

Nguồn: BMI Q3/2013
Hình 2.1 Tăng trường dân số và GDP đầu người
Cơ cấu dân số trẻ: Theo quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt
Nam đang bước vào thời kỳ “dân số vàng”. Dân số với quy mô lớn (hơn 90
triệu dân), và cơ cấu dân số trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành, Việt Nam thực
sự là thị trường hấp dẫn cho ngành thực phẩm, đồ uống nói chung và ngành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 22

bánh kẹo nói riêng. Theo báo cáo BMI Quý 2/2014, 51,9% dân số Viêt Nam ở
độ tuổi dưới 30, đây là nhóm dân số có xu hướng sử dụng sản phẩm bánh kẹo
nhiều hơn. Mặt khác, đây là cơ hội để ngành phát triển với lực lượng lao động
dồi dào và chi phí nhân công thấp.
Nhận thức về vấn đề sức khỏe ngày càng cao: Nhận thức về vấn đề sức
khỏe ngày càng tăng đã thay đổi dần thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm
bánh kẹo chức năng và tốt cho sức khỏe. Các doanh nghiệp bánh kẹo lớn
trong ngành cũng đang không ngừng phát triển và đưa ra thị trường các dòng

sản phẩm này. Các sản phẩm bánh kẹo chức năng thường có giá cao hơn, và
khi nhu cầu gia tăng sẽ đem lại doanh số bán hàng cao hơn.
- Kinh tế : Cũng như nhiều công ty sản xuất kinh doanh khác, các công
ty bánh kẹo cũng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động của nền
kinh tế. Từ năm 2008 đến nay, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra thì các công ty
khó đẩy nhanh sản xuất vì người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và hướng đến các
mặt hàng nhu yếu phẩm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh
doanh của các công ty sản xuất bánh kẹo, điển hình như những công ty đầu
ngành chiếm thị phần lớn, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm qua các năm,
đồng thời chuyển hướng kinh doanh sang các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu
khác để đảm bảo tăng trưởng doanh thu. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế
hồi phục, thu nhập gia tăng, chi tiêu tiêu dùng tăng cao, đặc biệt hướng vào
các dòng sản phẩm cao cấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng của
các công ty bánh kẹo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 23


Nguồn: BMI Q2/2014
Hình 2.2. Dự báo sản lượng, doanh thu ngành bánh kẹo
- Chính sách nhà nước : Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để
các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra
khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng. Vì vậy, tính ổn định và chặt chẽ của hệ thống pháp luật có
tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đối với mặt hàng bánh kẹo, Chính phủ đã có pháp lệnh về vệ sinh an
toàn thực phẩm, Luật bản quyền sở hữu công nghiệp quy định ghi nhãn mác,
bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và của các công ty. Nhưng
việc thi hành của các cơ quan chức năng không triệt để nên trên thị trường
vẫn còn lưu thông một lượng hàng giả không nhỏ, hàng nhái, hàng không rõ

nhãn mác, hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng
- Thị hiếu tiêu dùng : Nhận thức người tiêu dùng ngày càng tăng đối với các
vấn đề sức khỏe liên quan đến lượng đường nạp vào cơ thể, đó là: bệnh béo
phì, tiểu đường hay cao huyết áp được xem như là một vấn đề lớn đối với các
nhà sản xuất bánh kẹo. Vì vậy, để đáp ứng được đa dạng nhu cầu của nhiều
nhóm khách hàng khác nhau, các công ty bánh kẹo đang chuyển dịch theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 24

hướng đầu tư các sản phẩm bánh kẹo chức năng và có lợi cho sức khỏe như
các loại bánh chay hay bánh dành cho người ăn kiêng…
Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng theo vùng miền ở thị trường trong
nước cũng tác động không nhỏ đến chiến lược phát triển sản phẩm của các
công ty bánh kẹo.
- Điều kiện tự nhiên : Nguyên vật liệu sản xuất bánh kẹo có nguồn gốc
từ các hàng hóa nông sản nên khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó,
sản phẩm bánh kẹo chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu nóng ẩm. Từ đó, ảnh
hưởng đến chất lượng và năng suất lao động, khó khăn trong việc bảo quản và
vận chuyển sản phẩm.Vì vậy hầu hết các công ty bánh kẹo đều tập trung ở các
khu vực đông dân cư, năng lực mua lớn, đảm bảo sự thuận lợi trong giao dịch,
mua bán. Tuy nhiên việc tiếp cận các thị trường ở xa như miền núi, vùng sâu
vùng xa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Khoa học công nghệ : Khoa học công nghệ là nhân tố tạo nên sự khác
biệt giữa các sản phẩm về chất lượng và chi phí (giá thành) của sản phẩm qua
đó tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nói riêng và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung.
- Các yếu tố khác :
+ Yếu tố mùa vụ : Yếu tố mùa vụ là một trong những đặc điểm đặc
trưng của ngành bánh kẹo Việt Nam khiến doanh thu của các công ty bánh

kẹo chủ yếu tập trung ở một số thời điểm nhất định như Tết Nguyên Đán hay
Tết Trung Thu. Trong khi đó, sản lượng bánh kẹo tiêu thụ khá chậm tại thời
điểm sau Tết và mùa hè do khí hậu nắng nóng.
+ Nguyên liệu đầu vào : Một đặc điểm khá quan trọng của ngành bánh
kẹo đó là nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn, như bột
mì (nhập khẩu gần như toàn bộ), đường (nhập khẩu một phần), hương phụ
liệu… Chính vì vậy sự tăng giá của các nguyên vật liệu này cũng như sự biến

×