Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hát then ở Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.73 MB, 132 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HOÀNG THỊ DUNG











HÁT THEN Ở LẠNG SƠN





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian















Hà Nội, năm 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG THỊ DUNG




HÁT THEN Ở LẠNG SƠN




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ CHÍ QUẾ






Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài:Hát Then ở Lạng Sơn và toàn bộ nội dung
luận văn không sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào
đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham khảo
được trích nguồn đầy đủ và chính xác.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Ngƣời viết luận văn


Hoàng Thị Dung



















LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Hát Then ở lạng Sơn” Tôi xin được gửi lời
cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Chí Quế, người đã
dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô giáo Khoa Văn học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh
Lạng Sơn, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Hữu
Lũng tỉnh Lạng Sơn đã góp ý tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự
giúp đỡ, động viên của những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, tháng 10 năm 2014
HỌC VIÊN



Hoàng Thị Dung






1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do lựa chọn đề tài
3
2.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
7
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
11
4.
Mục đích nghiên cứu
12
5.

Phương pháp nghiên cứu
13
6.
Cấu trúc luận văn
13
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1.
Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử tỉnh Lạng Sơn
15
1.1.1.
Khái quát về vị trí địa lý
15
1.1.2.
Khái quát về lịch sử
15
1.2.
Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa Tày, Nùng
tỉnh Lạng Sơn
18
1.2.1.
Con người và địa bàn cư trú
18
1.2.2.
Đặc trưng văn hóa Tày, Nùng
20

1.2.2.1. Nhà ở
20


1.2.2.2. Ẩm thực
21

1.2.2.3. Trang phục
22

1.2.2.4. Ngôn ngữ
22

1.2.2.5. Văn hóa tinh thần
23

1.2.2.6. Văn hóa dân gian
24
1.3.
Khái quát về hát then của người Tày, người Nùng ở tỉnh
Lạng Sơn
25
1.3.1.
Khái niệm Then
25
1.3.2.
Sự hình thành và phát triển Then
28
1.3.3.
Then của dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn
30

1.3.3.1. Then Tày ở Lạng Sơn

30

1.3.3.2. Then Nùng ở Lạng Sơn
34
CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ
VĂN HỌC DÂN GIAN
2.1.
Nội dung lời hát Then ở tỉnh Lạng Sơn
37

2
2.1.1.
Lời then phản ánh cuộc sống lao động, chân thực bình dị
của người Tày, Nùng xưa
38
2.1.2.
Lời Then thể hiện niềm tin thiêng liêng vào thế giới thần
linh
42
2.1.3
Lời Then chứa đựng mơ ước khát vọng về cuộc sống bình
yên, ấm no, hạnh phúc
45
2.1.4
Lời Then đề cao giá trị con người
47
2.2.
Một số đặc điểm nghệ thuật lời hát Then
48

CHƢƠNG 3
NGHIÊN CỨU HÁT THEN Ở LẠNG SƠN TỪ GÓC ĐỘ
VĂN HÓA DÂN GIAN
3.1.
Nghệ nhân hát Then
61
3.2.
Diễn xướng hát Then
71
3.2.1.
Thời gian diễn xướng
71
3.2.2.
Không gian diễn xướng
72
3.2.3
Các yếu tố bổ trợ khi diễn xướng
73

3.2.3.1. Trang phục diễn xướng
73

3.2.3.2. Vật phẩm cúng tế khi diễn xướng
74

3.2.3.3. Âm nhạc trong diễn xướng
76

3.2.3.4. Vũ đạo diễn xướng
79

PHẦN KẾT LUẬN
84
PHỤ LỤC
88

TÀI LIỆU THAM KHẢO
92
















3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn
nhau như anh em ruột thịt, trong đó có người Tày, Nùng.
Người Tày ở Việt Nam có số dân 1.626.392 người, là dân tộc có dân

số đứng thứ 2 trên đất nước; có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Người Tày cư
trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn (theo thống kê, năm 2009). Số người dân tộc Tày
ở Lạng Sơn là 259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng
số người Tày tại Việt Nam.
Tuy nhiên trong tỉnh Lạng Sơn số người dân tộc Tày ít hơn số người
dân tộc Nùng. Người Nùng ở Lạng Sơn là 314.295 người, chiếm 42,9%
dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam. Địa bàn cư trú
tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, với đời
sống tinh thần phong phú, hòa nhập dân tộc Tày, dân tộc Nùng đã có sự
giao lưu hòa trộn văn hóa với nhau đặc biệt là trong các hoạt động hát
Then, Sli, Lượn… Những bài Then, Sli, Lượn… ấy đã làm nên nét đặc
trưng văn hóa rất riêng của núi rừng Việt Bắc đại ngàn.
Người Tày, người Nùng đã tạo nên một kho tàng văn hóa, văn nghệ
dân gian vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể
khẳng định rằng những đặc trưng văn hóa mang tính truyền thống lâu đời
của hai tộc người Tày, Nùng là một trong những đặc trưng của Văn học
Dân gian và Văn hóa Dân gian trong cộng đồng các dân tộc trên đất nước

4
Việt Nam và đó cũng chính là một thành tố quan trọng của Văn hóa Dân
gian (folklore)
Văn học Dân gian từ lâu đã được các nhà sưu tầm, nghiên cứu tìm
hiểu và cho ra đời nhiều công trình có ý nghĩa lớn. Tuy nhiên việc sưu tầm,
nghiên cứu và tìm hiểu Văn học Dân gian của người dân tộc thiểu số vẫn
chưa được quan tâm nhiều. Thậm chí những đặc trưng Văn học Dân gian
của người Tày, người Nùng như hình thức cúng bái trong các nghi lễ hát
Then, thầy Mo, thầy Tào làm phép trong các đám ma người chết, gọi hồn

49 ngày, cầu xin đẻ con trai…một thời gian đã bị coi là hình thức mê tín dị
đoan, hủ tục của người dân tộc.
Cho đến những năm gần đây khi Đảng và Nhà nước mở rộng chính
sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của người dân tộc thiểu
số thì các giá trị truyền thống của họ mới được chú ý nhiều hơn. Những
người sưu tầm, nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến văn học dân gian
của người dân tộc thiểu số đồng thời đánh giá, nhìn nhận lại các giá trị
truyền thống của người dân tộc một cách đúng đắn hơn.
Mặt khác, xuất phát từ tôn chỉ mục đích: “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ
biến và truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt
Nam” Bộ Nội vụ ra Quyết định số 82/NV, ngày 01/3/1967 thay mặt Chính
phủ cho phép thành lập Hội Văn nghệ dân gian hoạt động trên phạm vi toàn
quốc và có mối liên hệ nghề nghiệp với các tổ chức trong và ngoài nước.
Qua chặng đường dài hoạt động cho ra đời nhiều công trình có giá trị lớn
về Văn học dân gian, Văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số trên phạm
vi cả nước. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc
người với thiên nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp, phong
tục tập quán, mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên.

5
Trong các công trình sưu tầm nghiên cứu, các tác giả cũng đã ít
nhiều tập trung đến hát Then của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Thực
hiện được nhiệm vụ trên không những góp phần vào việc bảo tồn phát huy
các giá trị văn hóa của dân tộc Tày trong quá khứ mà còn góp phần thiết
thực trong công cuộc xây dựng nền Văn hóa Xã hội mới - Xã hội Chủ
nghĩa.
Trước hết, nói đến hát Then là nói đến một loại hình sinh hoạt văn
hóa tín ngưỡng lâu đời của các cư dân Tày-Thái (bao gồm các dân tộc Tày,
Nùng, Thái). Hát Then là thành tố quan trọng trong đời sống tinh thần của

người dân tộc Tày vì sự linh thiêng của nghi lễ nên hát Then chỉ tồn tại
trong không gian và môi trường diễn xướng nghi lễ tín ngưỡng. Thực tế,
hát Then có từ bao giờ?, ở đâu?, khi nào? còn là vấn đề gây nhiều tranh
luận. Tạm thời, các tác giả khẳng định Then có nguồn gốc hình thành, phát
triển ở tỉnh Cao Bằng và được lưu truyền sang các địa phương khác do sự
giao lưu văn hóa, hôn nhân giữa các dân tộc nên ngoài Cao Bằng có thể
thấy hát Then có mặt ở các tỉnh khác trên đất nước song nhiều nhất có thể
kể đến như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang.
Sau năm 1954, hát then không còn bó hẹp trong môi trường diễn
xướng của nghi lễ tâm linh cúng bái của các ông then, bà then mà đã bước
ra khỏi làn khói hương nghi ngút xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn
được công chúng đón chào nồng nhiệt qua các ca khúc mang âm hưởng của
làn điệu then, ca ngợi cuộc sống mới, tình yêu quê hương đất nước.
Văn học dân gian của các dân tộc thiểu số mới chỉ được các nhà
nghiên cứu quan tâm, công bố những công trình nghiên cứu từ những năm
50 của thế kỷ XX trở lại đây nhưng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có
giá trị trong đời sống văn hóa của người dân tộc nói riêng cũng như việc
bản tồn giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung thể

6
hiện trí tuệ của tập thể của nhân dân. Như vậy có thể nói: Then là loại hình
văn hóa phổ biến và hấp dẫn, ở đâu có người Tày ở đó có hát Then. Người
dân tộc Tày có những câu ca thể hiện tình yêu đối với làn điệu, nét đẹp văn
hóa của dân tộc mình như: “Ké quá tàng nghìn tiếng lượn then/Mừa lườn
táng piến pền báo ón” dịch là (Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Về nhà tóc
bạc hóa đầu xanh trai trẻ); hay “Ra đường nghe tiếng Lượn Then/Ăn phở
không mỡ vẫn thấy ngon lành”.
Về Then Tày, đã có một số công trình nghiên cứu song Then Nùng
hầu như chưa có, mặt khác khi nghiên cứu về Then các nhà sưu tầm,
nghiên cứu thường đi sâu vào nghiên cứu về mặt âm nhạc và văn hóa tâm

linh còn bộ phận văn học (phần lời hát) ít được nghiên cứu. Vì vậy, luận
văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và cố gắng đi
sâu hơn vào phần văn học (phần lời) của các làn điệu Then.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh miền núi mang dấu ấn văn hóa
bản địa đặc sắc của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Ở đây người dân tộc
sống trên các triền đồi, núi, trong thung lũng. Lạng Sơn cũng là nơi có nền
văn học phát triển tương đối sớm, được coi là một trong những nơi sản sinh
ra các loại hình văn hóa của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, người dân tộc Tày,
dân tộc Nùng luôn tự hào về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình
với các làn điệu Sli, Lượn, Then, Quan làng, Phong Slư…mang đậm bản
sắc dân tộc. Nhưng đặc sắc hơn cả là những làn điệu Then ăn sâu vào tiềm
thức của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng xứ Lạng trong đời sống xưa và
nay. Dù đi đâu, về đâu, bất cứ nơi nào trên đất nước, ở nước ngoài hay
chính ngay tại quê hương Lạng Sơn, người dân tộc Tày, dân tộc Nùng như
nuôi trong mình những làn điệu Then ngọt ngào, suối nguồn của đất mẹ
chảy trong cơ thể của họ.

7
Bản thân tôi là người dân tộc Tày sinh ra, lớn lên, trưởng thành, công
tác tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Cơ sở; hiện nay gia
đình sinh sống tại Lạng Sơn. Là một giáo viên người dân tộc, thực hiện
nhiệm vụ giáo dục dân tộc, tất cả học sinh trong trường đều là dân tộc Tày,
Nùng và có 5% học sinh là dân tộc Cao Lan, Sán Chỉ, Rắc Lay…nên việc
tiếp cận đề tài này sẽ đem đến cơ hội để hiểu biết về con người cũng như
phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu
nội dung lời hát của các làn điệu Then sẽ giúp cho quá trình giáo dục, bảo
tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc góp phần truyền bá cái hay, cái đẹp của hát
Then trong trường Phổ thông Dân tộc nội trú đối với thế hệ trẻ là một việc
làm quan trọng và cần thiết trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như
hiện nay. Vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu “Hát Then ở Lạng Sơn” cùng

với những vấn đề đã nên ở trên chúng tôi muốn một lần nữa được đưa cái
nhìn bao quát hơn, toàn diện hơn về nội dung lời hát Then phản ánh cũng
như việc giữ gìn bảo tồn những nét đẹp của văn học dân gian, văn hóa dân
gian của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng tỉnh Lạng Sơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngày nay việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, văn học của
các dân tộc đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt
là trong những năm gần đây, trước xu thế hiện đại hóa diễn ra ngày càng
mạnh mẽ, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ
mai một thì việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc là một vấn đề thực sự cấp bách các giá trị văn hóa của
đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Tày, dân tộc Nùng nói riêng.
Là một làn điệu trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian của dân
tộc Tày, dân tộc Nùng, từ lâu hát Then đã nhận được sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu, sưu tầm. Then Tày ở Việt Nam rất phong phú và luôn tồn

8
tại trong đời sống hiện thực, nó có vị trí đặc biệt trong quan trọng trong văn
hóa, văn học dân gian Việt Nam. Nói đến Then Tày các nhà sưu tầm,
nghiên cứu và những người yêu thích Then nghĩ ngay đến vùng Việt Bắc;
nơi từ lâu được coi là cái nôi của văn hóa, văn học dân gian. Có thể kể đến
các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Làn điệu
Then của người Tày ở phía bắc đã góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trước năm 1945, thời kỳ này hầu như không có các công trình sưu
tầm, nghiên cứu trực tiếp về Then. Sau năm 1945, số công trình nghiên cứu
về Then tăng về số lượng và tập trung vào chiều sâu căn bản của Then
nhiều hơn. Trong cuốn Lời hát Then của tác giả Dương Kim Bội (1975),
Nxb Việt Bắc. Đây được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về lời hát
Then dưới dạng nguyên bản bằng tiếng Tày, có lẽ cuốn sách được tác giả

sưu tầm trong lễ Then cấp sắc. Nó góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá
trị của hát Then trong đời sống người dân tộc Tày. Điều đáng tiếc trong
cuốn sách là tác giả chỉ trích dịch được một phần ít ở phụ lục, chưa dịch
được nhiều sang tiếng phổ thông. Do vậy việc tiếp cận văn bản không tránh
khỏi theo ý kiến chủ quan của tác giả; toàn bộ tác phẩm toát lên âm điệu lạc
quan tin tưởng vào cuộc sống chứ không phải nghèo khổ bất hạnh như
trong thực tế của các chương đoạn, cửa then đã mô tả. Tuy nhiên đây là tác
phẩm sưu tầm trong dân gian, ở mặt nào đó có giá trị to lớn nhưng khi đặt
nó trong tổng thể hát Then thì tính xã hội hóa chưa được cao.
Trong cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc của nhiều tác giả (1978),
Nxb Văn hóa dân tộc, cuốn sách tập hợp các bài viết trên phạm vi rộng,
nhiều khía cạnh được các bài viết đề cập đến: nguồn gốc, loại hình, nghệ
thuật diễn xướng, hiện thực sinh hoạt, tín ngưỡng…của các tác giả đã
nghiên cứu về Then từ trước năm 1978, trong đó có bài viết của nhà nghiên

9
cứu Lê Chí Quế về Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và
yếu tố tín ngưỡng nghi lễ. Bằng những luận điểm có tính khoa học cao, tác
giả đã đưa ra hai yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng trong hát Then.
Hai yếu tố đó tồn tại song song và đan cài vào nhau trong các nghi lễ là
một trong những cơ sở để tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu hát Then trong văn
học dân gian và văn hóa dân gian tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên yếu tố tín
ngưỡng không được đề cập một cách thỏa đáng.
Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về then Tày
như: “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” (1976) của nhóm tác giả Trần
Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ; “Hội Lồng tồng (dân tộc Tày ở
Bắc Thái)” của tác giả Dương Kim Bội; “Hội Lồng tồng (tiếng Tày: Hội
Lồng Tồng)” (1983) của tác giả Lục Văn Pảo; “Hội Lồng tồng” của tác giả
Thu Linh; “Pụt Tày” (1992) của tác giả Lục Văn Pảo; “Lễ hội cầu mùa của
các dân tộc ở Việt Nam” (1993) của nhóm tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc

Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam; “Phong tục tập quán của dân tộc Tày
Việt Bắc” (1994) của nhóm tác giả Hoàng Quyết, Tuấn Dũng; “Ai lên Xứ
Lạng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương
Toàn; “Ngày xuân đi hội Lồng tồng” (1995) của tác giả Trần Hoàng; “Trẩy
hội Lồng tồng” (1996) của tác giả Nguyễn Hải Hà; “Khảo sát tín ngưỡng
Then, Tào, Mo của người Tày ở Việt Nam” (1999) của tác giả Hà Đình
Thành; “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” (2000) của nhiều tác giả; “Lễ
hội Lồng tồng của người Tày bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh
Lạng Sơn” (2002) của tác giả Hoàng Văn Páo; Lễ Cấp sắc Nụt Nùng”
(2004) của nhóm tác giả Nguyễn Thiên Tứ, Nguyễn Thị Yên; “Đặc trưng lễ
hội truyền thống của người Tày, Nùng Việt Bắc” (2005) của tác giả
Nguyễn Ngọc Thanh. Các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm
hiểu về Then của Việt Bắc cũng nhu Then của Lạng Sơn qua các lễ hội để

10
phản ánh bức tranh chân thực về cuộc sống, lao động sản xuất tín ngưỡng
của người Tày. Qua các công trình có thể thấy tính bao quát về đời sống xã
hội của người Tày chưa cao, chưa nêu được một cách toàn diện, hệ thống
về các nghi lễ hát Then.
Trong cuốn “Người diễn xướng Then - Nghệ nhân hát dân ca và thầy
Shaman” (1998) của tác giả Nguyễn Thị Hiền, đã nêu rõ người làm then là
nghệ nhân hát dân ca vừa là thầy cúng - thầy Shaman thực thụ; Luận văn
tốt nghiệp khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn của tác giả
Đoàn Thị Tuyến với nội dung “Đạo Then trong đời sống tâm linh của
người Tày-Nùng Lạng Sơn” và năm 2000 tác giả có bài: “Then một hình
thức shamam giáo”phân tích Then như một hình thức tín ngưỡng, có đóng
góp khá mới mẻ trong việc tìm hiểu đời sống và thế giới tâm linh của người
làm Then.
Trong các cuốn: “Lễ cầu tự của người Tày ở Cao Bằng” (2001), Nxb
Văn hóa Thông tin, của tác giả Triệu Thị Mai đã chỉ rõ sự tin tưởng vào thế

giới thần linh của con người mặc dù khoa học ngày nay phát triển, việc
sinh con theo ý muốn đã được kết quả nhưng ở mức độ nào đó một số lễ
thức về việc cầu tự vẫn được khá nhiều người duy trì không chỉ đối với
người Tày ở miền Đông Cao Bằng mà với cả dân tộc Tày-Nùng tỉnh Lạng
Sơn nghi thức đó vẫn đang được thực hiện.
Năm 2010 nhà Nghiên cứu Nguyễn Thị Yên công bố công trình sưu
tầm, nghiên cứu về “Then Tày”, Nxb Văn hóa Dân tộc. Có thể nói đây là
một trong công trình tiêu biểu, có tính toàn diện về Then của người dân tộc
Tày. Công trình đã khái quát, nhìn nhận, đánh giá về Then và mô tả diễn
biến buổi lễ Then cấp Sắc cho ông Nguyễn Văn Ngời tại bản Phú Nà, xã
Tự Do, huyện Quản Hòa (nay là huyện Quảng Yên), tỉnh Cao Bằng có đầy
đủ tuần tự từng lời, bước, đoạn, chương trong Then cấp sắc.

11
Trên đây chúng tôi đã điểm tên và nội dung chính các công trình
nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu văn học dân gian, mặc dù các
công trình được công nhận và đánh giá mang tính khoa học cao song cũng
không tránh khỏi mội vài khía cạnh chủ quan của tác giả cho nên xét một
cách tổng thể thì đằng sau những làn điệu then có nhiều khía cạnh mà
người dân tộc Tày, dân tộc Nùng gửi gắm. Vì vậy để tiếp tục tìm hiểu khai
thác các giá trị của hát Then nói chung cũng như hát Then của tỉnh Lạng
Sơn nói riêng trong văn học dân gian và văn hóa dân gian.
Như đã trình bày ở trên, các công trình sưu tầm nghiên cứu mang
tính khoa học rất cao tuy nhiên các công trình nghiên cứu mang tầm vóc
lớn được đánh giá cao và giới thiệu với công chúng đã giải quyết được
những vấn đề tiêu biểu song đằng sau các làn điệu Then của dân tộc Tày và
nhất là dân tộc Nùng còn nhiều điều cần được đề cập và nghiên cứu. Để
tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu về nguồn cội của hát Then luận văn tập
trung vào hát then ở Lạng Sơn của dân tộc Tày-Nùng trong văn hóa dân
gian và văn học dân gian tỉnh Lạng Sơn nhằm tiếp tục khai thác và tìm hiểu

những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đưa ra đồng thời đưa ra cái nhìn mới
mẻ, riêng biệt đặc trưng về Then Tày-Nùng của tỉnh Lạng Sơn thông qua
nội dung lời hát, hình thức nghệ thuật, hình thức diễn xướng và nghệ nhân
hát Then.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đoàn kết
thương yêu đùm bọc lẫn nhau, trong đó dân tộc Tày, Nùng. Dân tộc Tày,
Nùng chiếm số lượng lớn nhất toàn tỉnh vì năng lực hạn chế của tác giả nên
luận văn “Hát Then ở Lạng Sơn” chúng tôi dựa vào những tư liệu tìm được
trong dân gian khi đi thực tế tìm hiểu các buổi lễ làm làm then cầu may,
cầu mát; dâng sao giải hạn của các nghệ nhân then Tày, Nùng trong địa bàn

12
các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn
cụ thể: (1) Nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật lời hát Then Tày, Nùng của
tỉnh Lạng Sơn dựa trên tài liệu thực tế khi đi điền dã; (2) Nghiên cứu hát
Then trong đời sống sinh hoạt tập trung vào hình thức diễn xướng (trang
phục, đạo cụ, không gian, thời gian) qua việc quan sát và trao đổi thực tiếp
với các nghệ nhân Then.
Đồng thời để minh chứng hát Then của người Tày, Nùng Lạng Sơn
chúng tôi đã tiến hành thực địa tại các huyện Chi Lăng, Cao lộc, Văn Quan
và thành phố Lạng Sơn. Trên cơ sở tìm hiểu về hát Then ở Lạng Sơn, đặt
hát Then của Lạng Sơn trong văn hóa dân gian, văn học dân gian để thấy
được vai trò vị trí, giá trị của Then trong đời sống tâm linh người dân tộc
thiểu số Tày Nùng.
4. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hát Then ở Lạng Sơn”,
chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc, toàn diện có tính khoa học
cao khi đánh giá về hát Then ở Lạng Sơn nhất là Then Nùng. Có thể nói
Then Lạng Sơn với nhiều nét độc đáo riêng biệt, nhất là khi khẳng định

Lạng Sơn là cái nôi của dòng Then Nùng, nó không chỉ hay về mặt ca từ
mà nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của lời hát. Vì vậy với tầm vóc
tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại chứa nhiều điều cần được sưu tầm
nghiên cứu về dòng Then Tày, Then Nùng ở Lạng Sơn lại là một đề tài rất
khó với tác giả do hạn chế về năng lực, ngôn ngữ dân tộc và tầm hiểu biết.
Mặt khác Then Tày có nhiều công trình nghiên cứu nhưng then Nùng hầu
như không có nếu có chăng cũng rất ít chỉ là điểm vài ý nhỏ. Vì vậy qua đề
tài này tôi chỉ mong muốn bằng sự nhiệt tình và vốn kiến thức hiểu biết ít
ỏi của mình góp phần bảo tồn, duy trì và phát tiển loại hình hát Then Tày,

13
Then Nùng tại tỉnh Lạng Sơn. Qua đó khẳng định giá trị lời hát then của
dân tộc Tày, Nùng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn “Hát Then ở Lạng Sơn” chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp tổng hợp và liên ngành. Then là tổng hợp gồm
những thành tố có phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, nghệ thuât ca
hát, vũ đạo và văn chương, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh giữa hát Then
của dân tộc Tày và hát Then của dân tộc Nùng. Hát Then còn là một hiện
tượng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, do đó khi tiến hành
khảo sát Luận văn đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học, dân tộc
học, lịch sử học và văn hóa học.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp văn bản. Luận văn đi sau vào
nghiên cứu phần lời ca. Phân tích các thành tố trong văn bản như: Vần thơ,
các biểu tượng nghệ thuật, ngôn ngữ… (Phần lời) để chỉ ra cái hay cái đẹp
của lời hát Then.
+ Phương pháp điền dã dân tộc học: Kết hợp giữa nghiên cứu văn
bản đọc và sưu tầm với việc đi điền dã thực tế trong cácc buổi lễ làm then
của người Tày, Nùng.

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn những nghệ nhân hát
then; những người tham dự và cán bộ văn hóa ở địa phương.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu và kết luận còn có phần
nội dung bao gồm 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài

14
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử của tỉnh Lạng Sơn
1.2. Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa người Tày,
người Nùng
1.3. Khái quát về hát then của người Tày, người Nùng ở tỉnh Lạng
Sơn
Chương 2: Nghiên cứu hát Then ở Lạng Sơn từ góc độ văn học
dân gian
2.1. Nội dung lời hát then ở tỉnh Lạng Sơn
2.2. Một số đặc điểm nghệ thuật của lời hát then
Chương 3: Nghiên cứu hát Then ở Lạng Sơn từ góc độ văn hóa
dân gian
3.1. Nghệ nhân hát then
3.2. Diễn xướng hát Then












15
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, lịch sử của tỉnh Lạng Sơn
1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nơi địa đầu tổ quốc, cách
thủ đô Hà Nội 154km. Nằm ở vĩ độ 21019’ độ đến 22027’ độ vĩ bắc. Phía
Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh
Bắc Cạn, Thái Nguyên. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông Bắc
giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Lạng Sơn có đường biên giới dài 253 km tiếp giáp với nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, trên tuyến biên giới Lạng Sơn với Trung Quốc
có hai cửa khẩu quốc tế và hai cửa khẩu quốc gia và bẩy cặp chợ đường
biên. Lạng Sơn là tỉnh có tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường sắt quốc tế
chạy suốt từ Bắc vào Nam. Tổng diện tích 8.331,24 km, dân số 831.887
người, mật độ bình quân 99 người/km2 (theo số liệu điều tra thống kê năm
2009).
Với vị trí địa lý đặc biệt, trong suốt hành trình lịch sử dựng nước và
giữ nước, Lạng Sơn là vùng đất có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, chính trị,
quốc phòng, anh ninh. Ngày nay, Lạng Sơn nằm trong vùng đệm giữa địa
bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng
kinh tế Tây Nam Trung Quốc. Những yếu tố trên có ảnh hưởng rất rõ nét
đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh Lạng Sơn.
1.1.2. Khái quát về lịch sử
Lạng Sơn là một trong những vùng đất cổ xưa nhất của Việt Nam, là
một trong những địa bàn sinh sống sớm nhất nhất của loài người ở Việt
Nam và Đông Nam Á. Tư liệu khảo cổ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (huyện


16
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) chứng tỏ cách đây 47 vạn năm con người đã sinh
sống ở đây. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, cư dân tiền sử ở Lạng Sơn đã
sáng tạo nên nền văn hóa độc đáo: Văn hóa Bắc Sơn, Văn hóa Mai Pha.
Quá trình phát triển lịch sử mang tính liên tục từ thời đồ đá sang thời vàng
thau. Trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi và những sách cổ đều
khẳng định “Thời Hùng Vương Lạng Sơn là bộ Lục Hải” là một trong 15
bộ của nước Văn Lang cổ.
Thời Bắc Thuộc, Lạng Sơn được xếp vào quận Giao Chỉ, sau đó là
quận Giao Châu. Lạng Sơn gồm một số Châu như Châu Tư Lang, Lạng
Châu, Lộ Châu. Cư dân ở đây được gọi là Man, Lão…với chính sách cai trị
và đồng hóa của đế chế Trung Hoa, các dân tộc Lạng Sơn đã luôn giữ
gìnvăn hóa bản địa, chống đồng hóa. Không ngừng đấu tranh giành quyền
tự chủ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bước vào thời kỳ phong kiến tự chủ, Lạng Sơn từng bước khẳng
định vị thế của mình đối với vận mệnh quốc gia dân tộc. Thời Đinh, nước
Đại Cồ Việt ra đời, Lạng Sơn được đặt làm đạo sang thời Lý có tên là lộ
Lạng Giang đến thời Trần lộ Lạng Giang giữ nguyên. Từ khi con đường
giao thông từ Thăng Long đi Trung Quốc được hình thành Lạng Sơn trở
thành vùng đất hiểm yếu, trọng điểm, địa đầu quan trọng chắn thành Thăng
Long và là nơi đi lại của sứ thần hai nước. Triều đình nhà Lý đặc biệt quan
tâm đến vùng đất này, các vị vua thời Lý cử quan lại lên trấn giữ miền biên
ải…thắt chặt mối quan hệ giữa triều đình phong kiến trung ương với địa
phương, phong chức tước cho các tù trưởng miền núi. Đáp lại ân tình đó,
các tù trưởng đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn biên giới tổ quốc,
khẳng định quyền tự chủ của nhà nước Đại Việt. Kháng chiến chống quân
Tống dân binh người Tày lịch sử dưới sự chỉ huy của các tù trưởng cùng
nhân dân cả nước đã đóng góp xuất sắc vào thắng lợi của cuộc chiến. Thời

17

Trần, lộ Lạng Giang vẫn giữ nguyên. Năm 1397 trấn Lạng Giang đổi thành
trấn Lạng Sơn. Năm 1407 nhà Minh xâm lược nước ta, quân dân nhà Hồ
chiến đấu anh dũng nhưng thất bại, đất nước rơi vào tay giặc, Lạng Sơn trở
thành một trong 16 phủ Giao Chỉ của nhà Minh nên xem Lạng Sơn là nơi
yết hầu xây dựng đắp nhiều hào kiên cố. Khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi chia
nước thành bốn đạo, Lạng Sơn được xếp vào Bắc Đạo được xem là một
phủ quan trọng, án ngữ mặt phía bắc của tổ quốc. Năm 1469, Lạng Sơn
chính thúc trở thành một thừa tuyên gồm một phủ và bẩy huyện. Năm 1831
Lạng Sơn được đặt thành tỉnh gồm một phủ bẩy châu, huyện…Năm 1888,
thực dân Pháp xếp Lạng Sơn và quân khu 12 đến năm 1891 Lạng Sơn là
thủ phủ của đạo quân binh số 2, tháng 6/1905 trả lại tỉnh cũ theo chế độ dân
sự. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn trở thành một
trong sáu tỉnh của căn cứ địa Việt Bắc. Căn cứ du kích Ba Sơn, Chi Lăng
được coi là biểu tượng cho ý chí, tinh thần đánh Pháp của nhân dân Lạng
Sơn. Thắng lợi của cuộc chiến trên mặt trận đường 4 nhân dân Lạng Sơn đã
có đóng góp tích cực vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống
Pháp 1954. Có thể nói đây là thời kỳ anh dũng, vẻ vang của quân và dân
tỉnh Lạng Sơn.
Kháng chiến chống Mỹ, Lạng Sơn được coi là “Cảng nổi” tiếp nhận
hàng hóa chi viện của bạn bè quốc tế; Trong kháng chiến nhân dân Lạng
Sơn từng hứng chịu những trận ném bom vô cùng ác liệt của Đế quốc Mỹ
xuống thị trấn Đồng Mỏ, xã Quang Lang (huyện Chi Lăng). Với ý chí
quyết tâm đánh giặc Mỹ, một lần nữa quân và dân tỉnh Lạng Sơn hoàn
thành xuất sắc vai trò vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến trong cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Hoàn bình lập lại trên đất nước đến tháng
12/1975 Lạng Sơn với Cao Bằng sát nhập thành tỉnh Cao Lạng đến tháng
12/1978 tỉnh Cao lạng lại tách ra thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

18
Ngày nay, Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện và thành phố,

226 xã/phường. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn cùng
chung tay xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế phát huy truyền thống vẻ
vang của dân tộc xây dựng tỉnh Lạng Sơn ngày càng đổi mới mạnh mẽ về
An Ninh - Quốc Phòng, giàu về Kinh Tế, đẹp về Văn Hóa…Đoàn kết các
dân tộc, bảo vệ vững chắc vùng đất biên cương tổ quốc.
1.2. Con ngƣời, địa bàn cƣ trú và đặc trƣng văn hóa ngƣời Tày,
ngƣời Nùng tỉnh Lạng Sơn
1.2.1. Con người và địa bàn cư trú
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống
như Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chay, Hmông. Dân tộc Tày, dân tộc
Nùng vốn có mặt rất lâu đời ở Lạng Sơn. Trải qua quá trình phát triển của
lịch sử, cộng đồng các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết gắn bó với nhau để
xây dựng và bảo vệ biên cương của tổ quốc. Theo số liệu điều tra năm
2009, dân tộc dân số của tỉnh Lạng Sơn là 831.887 triệu người, trong đó
dân tộc Nùng chiếm 42,97%, dân tộc Tày chiếm 35,92%, dân tộc Kinh
chiếm 16,5%, dân tộc Dao, Sán Chay, H’Mông, Hoa chỉ chiếm 4,61 dân số
toàn tỉnh. Tuy nhiên với khuôn khổ của đề tài này chúng tôi chủ yếu tập
trung vào một số đặc điểm chính của người Tày, Nùng và đặc trưng văn
hóa hát Then của hai dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Dân tộc Tày ở Lạng Sơn.
Dân tộc Tày trước đây gọi là Thổ, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.
Theo lịch sử và các thư tịch cổ Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, có thể vào
cuối thiên niên kỳ thứ nhất SCN, xưa kia còn có tên gọi là người Thổ (cần
slửa khao-người áo trắng); theo sử sách các vua, thủ lĩnh, tộc trưởng từ xa
xưa của nhà nước Văn Lang Âu Lạc đã có nguồn gốc là người Tày cổ. Dân

19
tộc Tày là dân tộc gốc ở Lạng Sơn chiếm vị trí thứ hai trong cộng đồng các
dân tộc ở Lạng Sơn và có thể là một trong những dân tộc sinh sống sớm
nhất trên đất nước ta. Tên gọi, các địa danh sông suối, làng, bản đều là

tiếng Tày như: Nà Pục, Nà lẹng, Héo Kin, Kéo Cướm Địa bàn cư trú của
người Tày là các thung lũng có nhiều ruộng như lòng chảo Thất Khê
(huyện Tràng Định), Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Lộc Bình. Người Tày
đảm đang, khéo léo trong việc cày cấy, trồng cây công nghiệp có giá trị lớn
như cây Hồi, cây Quế. Các ngành nghề truyền thống đặc trưng của dân tộc
được duy trì và phát triển như: chưng cất dầu hồi, nghề kéo dầu thực vật,
làm gạch, ngói, nung vôi. Tự túc được các loại vải để may váy áo, làm
màn, khăn mặt, chăn…nam nữ đều biết đan các đồ dùng bằng cót, bồ, sọt,
rổ, nơm, đó…sản phẩm được tiêu thụ trong và ngoài nước không thua kém
gì người Kinh.
Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn
Dân tộc Nùng sinh sống lâu đời chiếm số lượng cao nhất trong cộng
đồng dân cư ở tỉnh Lạng Sơn. Dân tộc Nùng di cư từ phía Nam Trung
Quốc sang, một phần là cư dân bản địa. Người Nùng có mặt ở khắp các
huyện, thành phố song tập trung sinh sống đông nhất ở huyện Cao Lộc, Chi
Lăng, Hữu Lũng, Văn Lãng, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn. Người
Nùng làm ruộng nước thành thạo như người Tày, người Kinh. Xưa kia
người Nùng ở Lạng Sơn còn có tên gọi theo tiếng dân tộc là (cần slửa đăm/
người áo đen) Người Nùng ở đây có ba nhánh chính là Nùng Phàn Slình,
Nùng Inh, Nùng Cháo. Địa bàn cư trú nhiều ở vùng chuyển tiếp hoặc ven
các con sông, suối, thung lũng để tiện canh tác. Họ ở thành từng bản, nhà
của họ là nhà sàn và nhà trình tường đất; thành thạo nghề nhuộm vải, dệt
vải, đan lát mây tre.

20
Cư dân Tày, Nùng phân bố không đồng đều, thường sống xen kẽ với
nhau và với các dân tộc khác trên địa bàn cùng xã huyện nhưng khi lập bản
lại riêng theo từng tộc. Có những nơi như Thanh Lòa (Văn Lãng), Liên Sơn
(Cao Lộc), Phú Mỹ (Văn Quan) toàn bộ người dân là dân tộc Nùng hay
như ở Công Sơn (Lộc Bình) 100% người dân là dân tộc Dao. Văn hóa Tày,

Nùng tương đồng, mặc dù tiếng nói có phần khác nhau nhưng khi giao tiếp
họ đều hiểu được tiếng nói của nhau, có khác chăng là khác về âm vựng,
ngữ điệu, thanh điệu. Do cư trú đan xen việc giao thoa, giao lưu văn hóa,
hôn nhân của các dân tộc được thể hiện rất rõ nét đặc biệt là văn hóa của
người Kinh trong văn hóa của Tày, Nùng. Dân tộc Tày, dân tộc Nùng đều
nghe và nói được tiếng của người Kinh (người Việt), điều đó tác động
mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt nhất là văn hóa của từng dân tộc trong
tỉnh.
1.2.2. Đặc trưng văn hóa người Tày, người Nùng Lạng Sơn
Cũng như các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, dân tộc Tày, dân
tộc Nùng ở Lạng Sơn có cùng chung điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội.
1.2.2.1. Nhà ở
Nhà ở của người Tày, người Nùng trước năm 1950 có hai loại nhà là
nhà đất và nhà sàn. Mặc dù nhà sàn là ngôi nhà truyền thống của người Tày
song không hoàn toàn đúng như vậy, đồng bào ở nhà sàn hay nhà đất là do
điều kiện địa hình tự nhiên của từng nơi và sự thích nghi cũng như lựa chọn
của chính gia chủ. Do đó, người Tày-Nùng ở cả nhà nhà sàn và nhà đất.
Huyện Văn Quan, Bình Gia nhà sàn có hai mái, huyện Bắc Sơn và một
phần của Tràng Định nhà sàn có 4 mái (hai mái chính, hai mái phụ). Nhà
của người Nùng thường xây nhà cay đất hoặc trình tường. Một số cư dân
Tày-Nùng vùng Cao Lộc, Lộc Bình làm nhà trình tường hai tầng, tầng dưới
là nơi sinh hoạt hàng ngày, tầng trên để thờ cúng tổ tiên và bảo quản thóc

21
lúa. Trong nhà có nhiều phòng, chiều ngang nhà hẹp nhưng dài về chiều
rộng. Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, ít khi lợp bằng rơm rạ.
Nguyên liệu trình tường là bùn đất trộn rơm, gio, phân trâu có gia đình khá
giả trộn thêm sáp ong. Bề dày tường từ 40 đến 60 cm, cao 2,2 đến 3m.
Ngăn tầng bằng cách rải một lớp sàn tre già trên các thanh gỗ chắc bên trên
đổ bùn đất đã trộn nguyên liệu được san thành mặt phẳng. Kiến trúc nhà ở

như một pháo đài phòng thủ, tường dày đạn bắn không xuyên qua được, có
tác dụng chống trộm cướp và thú dữ. Nhũng ngôi nhà trình tường, nhà sàn
của người Tày-Nùng mát về mùa hè ấm vào mùa đông, của chính quay mặt
ra cánh đồng hoặc sông suối. Hiện nay kiến trúc nhà ở của người Tày,
Nùng có nhiều thay đổi, những ngôi nhà sàn nhà trình tường được thay thế
bằng những ngôi nhà xây bằng gạch nung, ba vanh lợp ngói hoặc proxi
măng. Nhiều gia đình xây được nhà tầng, khang trang hiện đại.
1.2.2.2. Ẩm thực
Là cư dân nông nghiệp nên sản phẩm trong các bữa ăn của người
Tày, Nùng chủ yếu là gạo, ngô, khoai, sắn tự cung tự cấp. Thức ăn hàng
ngày trong các bữa ăn gồm các loại rau trong tự nhiên và trồng trong vườn
nhà, thỉnh thoảng có thịt, cá chăn nuôi được hoặc săn bắt; cách chế biến
chủ yếu là xào, luộc, muối, ninh, quay Thức uống chủ yếu là trà, rượu.
Rượu được chế biến bằng ngô, gạo dùng làm đồ cúng tế, tiếp khách, ngâm
thuốc uống hàng ngày. Người dân tộc Tày, dân tộc Nùng Lạng Sơn có
phong tục khách đến nhà trước tiên mời chén rượu để tỏ lòng hiếu khách
thân thiết, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bữa ăn
hàng ngày của họ rất đơn giản khi vào ngày lễ tết họ lại rất cầu kỳ nhưng
vô cùng độc đáo, hấp dẫn họ chế biến các món ăn đặc sản như khau nhục,
lợn quay, vịt quay, xôi ngũ sắc, xôi trám đen vào những ngày lễ lớn họ
làm bánh chưng cẩm, bánh dày, bánh khảo, bánh bỏng, khẩu sli Ngày

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×