Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiều vùng Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 123 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KIỀU THU HIỀN




KHẢO SÁT VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
TRONG TỤC NGỮ LƢU HÀNH Ở TIỂU VÙNG
THĂNG LONG – HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian







Hà Nội - 2014
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





KIỀU THU HIỀN




KHẢO SÁT VĂN HÓA ỨNG XỬ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
TRONG TỤC NGỮ LƢU HÀNH Ở TIỂU VÙNG
THĂNG LONG – HÀ NỘI


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Anh Tuấn





Hà Nội - 2014

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực

hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều
được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Người thực hiện


Kiều Thu Hiền

















4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS.Vũ Anh Tuấn,

trưởng bộ môn Văn học dân gian và Văn học trung đại Việt Nam – Khoa Ngữ văn
Đại học Sư phạm Hà Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong
hội đồng bảo vệ đề cương tháng 3 năm 2014 đã cho tôi những nhận xét quý báu
trong phương pháp nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thành luận văn Khảo sát văn
hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long – Hà
Nội.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân luôn sát
cánh ủng hộ, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Người thực hiện


Kiều Thu Hiền








5

DANH MỤC VIẾT TẮT

TNHNI : Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội

TNHNII : Thăng Long – Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ
TNHN III : Tục ngữ ca dao dân ca Hà Nội
TNHT : Tục ngữ ca dao dân ca Hà Tây
H. : Hà Nội
GS. : Giáo sư
PGS : Phó giáo sư
TS. : Tiến sĩ
Nxb : Nhà xuất bản
Tp. : Thành phố
Tr. : Trang














6

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10

2.1. Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ Hà Nội 10
2.1.1. Lịch sử sưu tầm tục ngữ Hà Nội 11
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu tục ngữ Hà Nội 13
2.2. Lịch sử nghiên cứu văn hóa ứng xử ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội 15
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu 17
3.2. Phạm vi nghiên cứu 17
4. Mục đích và nhiệm vụ 18
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 18
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn 19
7. Cấu trúc luận văn 19
CHƢƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 20
1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Hà Nội 20
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
1.1.2. Điều kiện xã hội 23
1.2. Tổng quan về văn học dân gian Hà Nội 24
1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thăng Long – Hà Nội 25
1.2.2. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội 26
1.2.2.1. Tổng quan về tục ngữ 26
- Khái niệm tục ngữ 26
- Phân biệt tục ngữ với ngạn ngữ và phương ngôn 27
- Phân biệt tục ngữ và thành ngữ 27
1.2.2.2. Tục ngữ Hà Nội 28
1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử 29
1.3.1. Cơ sở văn hóa ứng xử 29
7

1.3.2. Văn hóa ứng xử của người Việt 30
1.3.3. Văn hóa ứng xử của người Hà Nội 31
CHƢƠNG 2:TỤC NGỮ TIỂU VÙNG THĂNG LONG – HÀ NỘI PHẢN ÁNH

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH 34
2.1. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng xử gia đình 35
2.1.1. Mối quan hệ cha mẹ – con cái 36
2.1.2. Mối quan hệ vợ – chồng 40
2.1.3. Mối quan hệ anh – chị em 44
2.2. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng xử gia đình – họ
hàng, tổ tiên 46
CHƢƠNG 3:TỤC NGỮ TIỂU VÙNG THĂNG LONG – HÀ NỘI PHẢN ÁNH
VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA CÁC PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CON
NGƢỜI 50
3.1. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng xử của con ngƣời
qua các lễ hội truyền thống 50
3.1.1. Lễ hội tôn vinh các anh hùng lịch sử 51
3.1.2. Lễ hội đề cao sản xuất nông nghiệp và các nghề thủ công 53
3.1.3. Lễ hội tôn vinh các di tích lịch sử 54
3.2. Ẩm thực của ngƣời Hà Nội 56
3.3. Trang phục của ngƣời Hà Nội 61
3.4. Giao tiếp của ngƣời Hà Nội 63
3.5. Cách buôn bán của ngƣời Hà Nội 67
3.6. Phê phán thói hƣ tật xấu trong xã hội 70
CHƢƠNG 4: TỤC NGỮ TIỂU VÙNG THĂNG LONG – HÀ NỘI PHẢN ÁNH
VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA KINH NGHIỆM DÂN GIAN TÔN VINH CON
NGƢỜI VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ 74
4.1. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa ứng xử của con ngƣời
qua các kinh nghiệm dân gian 74
4.1.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết 74
8

4.1.2. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động, sản xuất 77
4.2. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội tôn vinh con ngƣời 80

4.2.1. Tôn vinh các làng nghề Hà Nội 80
4.2.2. Tôn vinh các nhân vật lịch sử 83
4.2.3. Tôn vinh công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm 86
4.3. Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội tôn vinh các di tích lịch sử 88
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 101

















9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thăng Long – Hà Nội là một vùng đất cổ, là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa của cả nước; nơi hội tụ và lan tỏa văn hóa bốn phương; nơi còn lưu giữ một

kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Gần mười thế kỷ đã trôi qua,
Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn biết tiếp nhận tất cả những gì tinh tuý nhất của
mọi vùng miền đất nước và xa hơn là của bạn bè quốc tế, để cùng với bản lĩnh của
Hà Nội ngàn năm văn hiến đã làm nên một nền văn hoá với bản sắc riêng đầy
quyến rũ – Văn hoá Hà Nội.
Từ trước đến nay, đã có không ít những công trình sưu tầm và nghiên cứu rất
có giá trị về Thăng Long – Hà Nội, trên những khía cạnh khác nhau, trong mối
quan hệ với văn hóa dân gian và văn học dân gian. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về
vấn đề này, những người đi trước thường mới chỉ đi vào cái tổng quát, còn đi
sâu nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử trong tục ngữ Hà Nội thì chưa được ai quan
tâm và chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu. Vì vậy, trong khuôn khổ luận
văn, chúng tôi lựa chọn đề tài Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong
tục ngữ lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội nhằm nghiên cứu vấn đề một
cách có hệ thống, đồng thời tìm hiểu nội dung và phương thức sử dụng tục ngữ của
người Tràng An trong lời ăn tiếng nói và trong giao tiếp ứng xử với tự nhiên,
gia đình, xã hội. Khi thực hiện luận văn, chúng tôi luôn mong muốn có thể
góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về văn hóa cổ truyền ở vùng đất
tinh hoa hội tụ này.
1.2. Bản thân là người Hà Nội, nay lại là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy
bộ môn Ngữ văn tại một trường Trung học cơ sở trong thành phố, chúng tôi luôn
mong muốn đi sâu khai thác, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, giữa
văn hóa và đời sống, đồng thời bồi dưỡng học sinh kiến thức và niềm tự hào về một
nền văn hóa đa dạng, cũng như giáo dục các em ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy
nét văn hóa của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nghìn năm văn hiến nói riêng.
Trong chương trình Ngữ văn được giảng dạy ở nhà trường, văn học dân gian luôn
10

dành được một vị thế quan trọng. Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng
luôn tạo được sự hứng thú học tập và nghiên cứu của học trò bởi sự ngắn gọn, súc
tích, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày, biểu hiện nhiều khía cạnh khác nhau

của văn hóa ứng xử. Qua đó, học sinh có thể hiểu được phần nào nét văn hóa
ứng xử của người dân xứ Kinh Kỳ. Bên cạnh đó, đề tài này còn có ý nghĩa thiết
thực cho công tác giảng dạy văn học dân gian và chương trình địa phương Hà Nội.
Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Khảo sát
văn hóa ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long
– Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ Hà Nội
Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tục ngữ trong văn chương và trong
nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau đã có không ít các công trình nghiên cứu vừa
và lớn. Tuy nhiên, để đi sâu tập hợp, ghi nhận những câu tục ngữ về Thăng Long –
Hà Nội thì còn là một việc mới mẻ. Từ xưa tới nay, tục ngữ chỉ được sưu tầm,
biên soạn trong những cuốn sách chung, mang tầm cỡ vĩ mô. Chẳng hạn như cuốn
Tục ngữ phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1928); Tục ngữ, ca dao, dân ca
Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (1956); cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt 2 tập do
GS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên (1999) … Ngoài ra còn một số sách biên soạn về
tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội khác, tuy đã được các nhà nghiên cứu thực hiện,
song không nhiều. Có thể kể tới Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội tập I do các tác giả
Triêu Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà sưu tầm, biên soạn, được Hội
văn nghệ Hà Nội xuất bản năm 1972; Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội tập II do các tác giả
Chu Hà, Trần Lê Văn, Nguyễn Vinh Phúc biên soạn, Hội Văn nghệ Hà Nội xuất
bản năm 1981 … Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu khác như luận văn
cao học của học viên Nguyễn Thị Vui đề tài Ca dao, tục ngữ và lễ hội Hà Nội năm
2013; luận văn cao học của học viên Hoàng Thị Hạnh đề tài Khảo sát ca dao
Thăng Long – Hà Nội và việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh THCS;
luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Phạm Việt Long với đề tài Tục ngữ, ca dao về
11

việc phản ánh phong tục tập quán người Việt (trong quan hệ gia đình) năm 2002 …
và một số công trình lẻ trên các báo và tạp chí.

2.1.1. Lịch sử sưu tầm tục ngữ Hà Nội
Năm 1972, công trình Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội do các tác giả Triêu Dương,
Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà sưu tầm, biên soạn ra đời. Cuốn sách gồm hai phần:
- Phần ca dao đã được các tác giả bổ sung thêm một số bài ca dao và vè,
diễn ca, dân ca tương đối tiêu biểu cho Hà Nội về mặt lịch sử và phong cách
sinh hoạt (238 câu).
- Phần ngạn ngữ bao gồm cả phương ngôn, tục ngữ, thành ngữ (100 câu).
Cả hai phần trên được sắp xếp theo chủ điểm và chia ra từng chương như
sau:
+ Lịch sử và truyền thống đấu tranh.
+ Địa lý và phong cảnh.
+ Nghề nghiệp và đặc sản.
+ Phong tục và sinh hoạt.
+ Tình yêu và hôn nhân.
Cuối cuốn sách có “Bảng tìm kiếm tên riêng” để tra cứu tên đất, tên người,
ghi số thứ tự từng câu trong sách.
Năm 2010, tác giả Giang Quân trong dịp chào mừng Đại lễ 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội đã cho xuất bản cuốn Hà Nội – ca dao, ngạn ngữ. Mặc dù
cuốn sách không bao gồm tất cả những câu ca trữ tình hoặc châm biếm đã được
sưu tầm ở Hà Nội từ trước tới nay song có thể ghi nhận đóng góp lớn nhất của
tác giả là đã sưu tầm và biên soạn được những câu ca xưa có liên quan đến
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội với tổng số 591 câu ca dao, ngạn ngữ. Cuốn sách
gồm hai phần:
- Phần I có hai mục:
+ Ca dao (457 câu).
+ Ngạn ngữ được sắp xếp theo từng vùng hoặc từng cụm chủ đề gần
gũi nhau (134 câu).
12

- Phần II có bảng tra cứu địa danh dưới hình thức từ điển để người đọc

thuận lợi cho việc tra cứu.
Trong cuốn sách, tác giả Giang Quân đã nêu bật Thăng Long – Hà Nội có
một địa thế thuận lợi cho việc giữ vai trò chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước.
Bên cạnh đó, tác giả còn nhấn mạnh: “Hà Nội không chỉ giàu có về di tích danh lam
thắng cảnh, về đình, đền, chùa, miếu, về kiến trúc, điêu khắc, cổ vật … mà còn là
một kho tàng vô cùng văn hóa – văn nghệ dân gian phi vật thể. Đó là hàng nghìn
câu ca dao, ngạn ngữ, làn điệu hát, khúc nhạc, hàng trăm truyện cổ tích,
truyền thuyết, huyền thoại, câu đố, câu đối, truyện cười, hàng trăm trò chơi,
thú chơi dân dã cũng như những mỹ tục thuần phong thanh lịch mang sắc thái riêng
biệt của Thăng Long – Hà Nội có bề dày nghìn năm lịch sử, tinh hoa của nền
văn hiến Việt Nam.”[46, tr.9]
Cũng trong dịp kỉ niệm Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, cuốn
Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội của tác giả Nguyễn Thúy Loan (chủ biên)
tuyển chọn, biên soạn đã ra mắt bạn đọc. Đây là một công trình tổng hợp đồ sộ với
hơn 1000 trang khổ lớn, hội tụ các thành tố của thơ ca dân gian Hà Nội qua các thời
kì lịch sử, bao gồm tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, phản ánh đầy đủ diện mạo văn hóa
tình thần của cư dân Thăng Long – Hà Nội. Đây là một cuốn sách được biên soạn
rất công phu, nghiêm túc, đặc biệt phần chú thích được biên soạn khá đầy đủ giúp
người đọc hiểu rõ hơn nội dung của những câu tục ngữ, ca dao, dân ca một cách
cặn kẽ, thấu đáo, dễ dàng, thuận tiện.
Cuốn sách phân rõ 3 nội dung:
- Tục ngữ gồm 4 chủ đề (363 câu):
+ Tục ngữ về con người và giới tự nhiên (28 câu).
+ Tục ngữ về con người và đời sống xã hội (164 câu).
+ Tục ngữ về con người và đời sống vật chất (156 câu).
+ Tục ngữ về con người và đời sống tinh thần (41 câu, có những câu
nằm trong phần tục ngữ về con người và giới tự nhiên, tục ngữ về con người và đời
sống xã hội, tục ngữ về con người và đời sống vật chất).
13


- Ca dao gồm 5 chủ đề (769 câu):
+ Con người, đất nước và lịch sử.
+ Quan hệ gia đình và xã hội.
+ Tình yêu nam nữ.
+ Sinh hoạt văn hóa văn nghệ.
+ Kinh nghiệm sống và hành động.
- Dân ca gồm 10 hình thức: Ca trù, Chầu văn, Hát dô, Hát chèo tàu, Hát
xẩm, Hát ví, Hò cửa đình Phú Nhiêu, Hát ru, Đồng dao, Vè.
Có thể nói, Tục ngữ, ca dao, dân ca Thăng Long – Hà Nội là một công trình
khoa học đã tuyển chọn được những phần tinh túy nhất, cốt lõi nhất trong kho tàng
thơ dân ca Thăng Long – Hà Nội. Đây được coi như một “di sản văn hóa tinh thần
vô cùng quý báu của cha ông ta mà các thế hệ tiếp nối cần ra sức bảo tồn và phát
huy, để xây dựng một Hà Nội ngày càng hào hoa, thanh lịch, ngày càng văn minh
hiện đại.”[30, tr.6]
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu tục ngữ Hà Nội
Năm 1991, GS. Đinh Gia Khánh (chủ biên) đã cho ra mắt công trình Địa chí
văn hóa dân gian Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Các tác giả đã dành chương II
để nói về ca dao, tục ngữ Hà Nội. “Nếu ca dao thiên về tình cảm thì tục ngữ lại
tác động nhiều hơn đến lí trí. Tục ngữ thường đúc kết những bài học đối nhân
xử thế, những kinh nghiệm lao động sản xuất, chiến đấu. Tục ngữ còn phản ánh
những tri thức về lịch sử và văn hóa. Qua ca dao, tục ngữ Hà Nội, chúng ta có thể
tìm hiểu tri thức và tình cảm của nhân dân lao động nơi đây. Những tri thức,
kinh nghiệm và tình cảm này được bộc lộ trong sự nghiệp xây dựng đất nước,
xây dựng văn hóa, trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, trong các cuộc
đấu tranh chống áp bức bóc lột, trong những hoạt động lao động sản xuất.”[23,
tr.80]
Trong phần này, các tác giả đã thống kê, nhận xét về ca dao, tục ngữ Hà Nội
một cách rất xác đáng ở nhiều phương diện như:
14


1. Tri thức và tình cảm trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bao gồm: tri thức
và tình cảm trong sự nghiệp xây dựng thủ đô Thăng Long – Hà Nội; tri thức và
tình cảm trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
2. Tri thức và tình cảm trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, trong các
cuộc đấu tranh chống áp bức phong kiến.
3. Tri thức và kinh nghiệm về lao động sản xuất, về khí tượng, thời tiết,
y học dân gian.
Cũng trong phạm vi nghiên cứu của công trình này, các tác giả đã
khẳng định: “Ca dao, tục ngữ Hà Nội đã ra đời từ rất sớm, từ trước khi có tên
“Hà Nội” và tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Ca dao, tục ngữ nơi đây đã thu hút
ca dao, tục ngữ cả nước, đã dân tộc hóa, phổ cập hóa một số câu mà có thể lúc
ban đầu ra đời ở một vùng quê hẻo lánh, rồi theo bước chân người Thăng Long –
Hà Nội, theo bước chân nhân dân các nơi khác, ca dao, tục ngữ Hà Nội lại lan tỏa ra
khắp vùng đất nước. Do có sự giao lưu văn hóa thường xuyên như vậy, nội dung
của ca dao, tục ngữ nơi đây vô cùng phong phú. Và những khía cạnh của nội dung
ấy lại được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ phổ thông, trong sáng, bằng nghệ thuật
so sánh, ví von điêu luyện, tài tình. Ca dao, tục ngữ Hà Nội là bộ phận có nhiều
giá trị trong kho tàng ca dao, tục ngữ cả nước”. [23, tr.100]
Bên cạnh công trình nghiên cứu đồ sộ nêu trên, GS. Nguyễn Xuân Kính còn
dày công nghiên cứu về tục ngữ Thăng Long – Hà Nội với nhiều bài viết:
Bài Qua tục ngữ, ca dao tìm hiểu sự sành ăn khéo mặc của người
Thăng Long – Hà Nội” in trong Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, tr. 27-29.
Bài Vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội qua ca dao, tục ngữ, in trong Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật số 10 năm 1994, tr.23-25.
Bài Cái riêng của ca dao, tục ngữ Thăng Long – Hà Nội, in trong tập
Những vấn đề ngôn ngữ văn hóa, NXB Thông tin tr.211-218.
Ngoài những công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ của các tác giả trên,
chúng tôi còn thấy có một số công trình đáng chú ý như bài Đạo lý và thi pháp dân
gian trong tục ngữ Việt Nam của tác giả Hồ Tôn Trinh, in trong Tạp chí Văn hóa
15


dân gian tr.13-21 hay cuốn Văn hóa giao tiếp - ứng xử trong tục ngữ, ca dao của
tác giả Nguyễn Nghĩa Dân (2013), Nxb Văn hóa thông tin.
Có thể nói, những công trình trên phần nào đã trở thành nguồn tư liệu
vô cùng quý giá để chúng tôi có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về nét đẹp
văn hóa ứng xử của người Hà Nội để hoàn thành luận văn đề tài Khảo sát văn hóa
ứng xử gia đình và xã hội trong tục ngữ lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội.
2.2. Lịch sử nghiên cứu văn hóa ứng xử ở tiểu vùng Thăng Long –
Hà Nội
Từ lâu, Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hóa dân tộc, là
niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Và tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội được coi
là nơi hội tụ, kết tinh các giá trị văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc, của
bốn phương.
Nói về vẻ đẹp của người Hà Nội là nói đến nếp sống thanh lịch. Nếp sống đó
thực ra ẩn chứa một triết lý sống của người Việt Nam, mà người Hà Nội là tiêu biểu
nhất: đề cao các giá trị tinh thần hơn các giá trị vật chất, thích quan tâm nhiều đến ý
nghĩa, hương vị của cuộc đời hơn là chạy theo số lượng, những giá trị vật chất
thực dụng. Tính chất thanh lịch của Hà Nội còn được thể hiện khá rõ nét trong ăn
mặc, trong văn hóa giao tiếp và cả trong văn hóa ẩm thực.
Có rất nhiều công trình nổi bật sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa ứng xử của
người Hà Nội. Sớm nhất có thể kể đến tác phẩm Người Hà Nội thanh lịch do Sở
văn hóa thông tin Hà Nội xuất bản năm 1974.
Năm 1991, GS. Đinh Gia Khánh (chủ biên) cho ra mắt công trình nghiên cứu
Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Trong tác phẩm, GS.
Đinh Gia Khánh đã phát họa một bức tranh tổng quát, mô tả diện mạo kho tàng văn
hóa dân gian của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội một cách chân thực.
Tiếp đó, trong năm 1998, tác phẩm Người vùng ven Thăng Long của Đỗ
Thỉnh ra mắt.
16


Năm 2004, Nxb Hà Nội cho ra đời tác phẩm Lời ăn tiếng nói của người
Hà Nội của Nguyễn Kim Thản. Tác phẩm đã cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin
của con người Hà Nội.
Một trong những công trình đáng lưu ý nhất là tác phẩm Người Hà Nội
thanh lịch văn minh năm 2005 của nhiều tác giả cùng sưu tầm, nghiên cứu. Ở công
trình này, các khía cạnh trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội được bộc lộ một
cách chân thực, giản dị mà hết sức lôi cuốn, từ lời ăn tiếng nói, trang phục mặc hàng
ngày đến việc cảm thụ cái đẹp trong đời sống.
Năm 2009, Nguyễn Thị Bảy với tác phẩm Ẩm thực dân gian Hà Nội đã nêu
lên một cách khá chân thực và tinh tế nét thanh lịch trong văn hóa ẩm thực của
người Hà thành. Chỉ cần quan sát mâm cơm ngày tết hay mâm cơm khách của
người Hà Nội là thấy ngay được tính lịch sự và chu đáo trong đó.
Trong dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, một loạt các
công trình nghiên cứu về văn hóa cũng như phong tục tập quán người Hà Nội ra mắt
bạn đọc vào năm 2010. Tất cả các công trình đều hướng tới ca ngợi vẻ đẹp của vùng
đất Địa – Linh – Nhân – Kiệt trên mọi phương diện, từ diện mạo bên ngoài đến vẻ
đẹp bên trong của con người Tràng An.
Trước hết phải kể đến tác phẩm Văn hóa Thăng Long – Hà Nội hội tụ và
tỏa sáng của Trần Văn Bính. Tiếp đó, một loạt các tác phẩm có cùng đề tài
Thăng Long – Hà Nội lần lượt ra mắt bạn đọc như: tác phẩm Những giá trị lịch sử
văn hóa 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tác giả Nguyễn Viết Chức; Tìm hiểu
lễ hội Hà Nội, tác giả Lê Hồng Lý; Văn hóa gia đình người Hà Nội, tác giả
Giang Quân; Văn hóa ứng xử người Hà Nội, tác giả Băng Sơn; Nét văn hóa
thanh lịch của người Hà Nội, tác giả Hoàng Đạo Thúy; Nếp sống người Hà Nội từ
truyền thống của thủ đô Thăng Long – Hà Nội, Nxb thời đại.
Ngoài những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên về văn hóa ứng xử của
người Thăng Long – Hà Nội, còn có các công trình nghiên cứu về đời sống tinh
thần đặc sắc, tiêu biểu là luận văn cao học với đề tài Ca dao, tục ngữ và lễ hội
Hà Nội của Nguyễn Thị Vui năm 2013.
17


Trên đây, chúng tôi chỉ nêu tóm tắt một số nhận xét tổng quát về những công
trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu đi trước về văn hóa ứng xử của người dân
Thăng Long – Hà Nội. Những tài liệu này đã cung cấp cho chúng tôi nhiều nội dung
tham khảo có giá trị để sử dụng cho việc hoàn thành luận văn của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tôi giới hạn đối tượng khảo sát, nghiên cứu trong
những câu tục ngữ về cách ứng xử trong gia đình và xã hội ra đời và lưu hành ở
tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội.
Cụ thể, chúng tôi chỉ khảo sát những câu tục ngữ cổ truyền của Hà Nội được
nhân dân sáng tác, lưu truyền trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong những
công trình sưu tầm đã giới thiệu ở trên. Những câu tục ngữ nằm ngoài thời gian này
không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Ngoài ra, phạm vi Hà Nội hiện nay đã được mở rộng bao gồm toàn bộ tỉnh
Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, bốn xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên
Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Những địa bàn mới được
sát nhập vào Hà Nội này phần lớn đều là những vùng đất văn vật của các xứ Đông,
xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc cũ, vốn có quan hệ mật thiết với cố đô Thăng Long từ
ngàn xưa, góp phần làm cho văn hóa Hà Nội thêm rạng rỡ, phong phú và đa dạng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu, sử dụng các
nguồn tư liệu để khảo sát sau:
1. Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn
Hà Nội, bao gồm:
- Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội, tác giả Triêu Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang,
Chu Hà (1972).
- Hà Nội – ca dao, ngạn ngữ, tác giả Giang Quân, Nxb Quân đội nhân
dân (2010).
18


- Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Nội, tác giả Nguyễn Thúy Loan (chủ biên),
Nxb Hà Nội ( 2010).
- Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Tây, tác giả Chu Văn Ban, Sở Văn hóa
thông tin Hà Tây.
2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
3. Nguồn tư liệu sưu tầm được trong nghiên cứu văn hóa và kho tàng
tục ngữ Hà Nội.
4. Mục đích và nhiệm vụ
Ứng xử xã hội là một chủ đề lớn của tục ngữ đã từng được đề cập đến trong
những công trình nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất định. Trên cơ sở
những thành tựu nghiên cứu chung, luận văn này muốn đi sâu nghiên cứu văn hóa
ứng xử của tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội qua tục ngữ, từ đó tìm ra phương thức
ứng dụng tục ngữ trong các mối quan hệ xã hội của người Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp khảo sát
Đây là một trong những phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong
việc hoàn thành luận văn này. Từ những tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước
cũng như những công trình khoa học đã được công nhận, chúng tôi tiến hành khảo
sát, sàng lọc và tập trung nghiên cứu đối tượng mà chúng tôi hướng tới.
- Phương pháp thống kê, phân loại
Từ các tư liệu sưu tầm và khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại
để từ đó có cái nhìn toàn vẹn, tổng thể về tục ngữ được sử dụng trong văn hóa ứng
xử của người Hà Nội.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở các tư liệu đã khảo sát được, chúng tôi tiến hành hệ thống và phân
tích để qua đó có cái nhìn cụ thể và một sự đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác
về những câu tục ngữ ra đời và lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội.
- Phương pháp liên ngành

19

Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp nêu trên, phương pháp
liên ngành có một vai trò hết sức to lớn trong việc hoàn thiện luận văn này. Với
kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, chúng tôi có cái nhìn tổng quan hơn về vùng
đất Thăng Long – Hà Nội, để từ đó tiến hành nghiên cứu có chiều sâu các vấn đề
mà luận văn hướng tới.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về vấn đề văn hóa ứng xử trong tục ngữ
lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có, luận văn khảo sát
một cách có hệ thống kho tàng tục ngữ về Hà Nội trên cơ sở ứng dụng vào văn hóa
ứng xử của người Hà Nội, từ đó giúp mọi người có thể hiểu hơn về nét đẹp văn hóa
củng vùng đất Kinh Kỳ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Tài liệu
tham khảo, Phụ lục, Luận văn này gồm bốn chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Tục ngữ tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa
ứng xử trong các mối quan hệ gia đình.
Chương 3: Tục ngữ tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa
ứng xử qua các phong tục tập quán.
Chương 4: Tục ngữ tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội phản ánh văn hóa
ứng xử qua các kinh nghiệm dân gian, tôn vinh con người và các di tích lịch sử.







20

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Trong lịch sử, Hà Nội đã có nhiều lần điều chỉnh địa giới. Lớn nhất trong quá
khứ có lẽ là vào thời Nguyễn, dưới thời Minh Mạng, khi đó Hà Nội là một tỉnh
vươn tới tận đất Hà Nam bây giờ. Một lần điều chỉnh lớn khác là thuộc giai đoạn
sau khi thống nhất đất nước. Sau ngày 29/12/1978, diện tích Hà Nội là 2.139km
2
,
bao gồm toàn bộ huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và các huyện Ba Vì, Thạch
Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Tây. Nhưng đến giữa năm
1992, Hà Nội là trở lại địa giới cũ, bổ sung địa phận huyện Sóc Sơn. Gần đây nhất
tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008, Quốc hội đã nhất trí phê chuẩn
việc mở rộng lãnh thổ với quy mô chưa từng có trong lịch sử. Từ ngày 1/8/2008,
Hà Nội mới có diện tích là 334.470,2 ha với dân số là 6.232.940 người. Địa giới
hành chính hiện nay của Hà Nội bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của
huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, toàn bộ tỉnh Hà Tây và 4 xã: Đông Xuân, Tiến
Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
“Việc mở rộng địa giới hành chính để thủ đô Hà Nội phát triển với những ý
tưởng trong quy hoạch phát triển vùng, vừa đảm bảo không gian cho Hà Nội phát
triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo
điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị
– hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao
dịch quốc tế của cả nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay.” [33, tr.10]
Cũng giống như các trung tâm chính trị và văn hóa trên khắp thế giới,
Hà Nội cũng bắt đầu từ một vùng đất với những cộng đồng dân cư nhỏ bé nhưng có

vị trí đắc địa, đúng như Lý Thái Tổ trong Chiếu dời đô đã khẳng định trước bàn dân
thiên hạ khi nói về Hà Nội. “Con mắt tinh đời của Lý Thái Tổ đánh giá Hà Nội với
vị trí chiến lược của nó có giá trị to lớn suốt từ thời cổ đại đến tận bây giờ, và không
21

phải ngẫu nhiên mà người Pháp đã chọn Hà Nội là thủ đô của cả khu vực
Đông Dương suốt từ năm 1887 đến năm 1945. Tuy nhiên, trước khi trở thành một
thành phố với khu vực địa lý rộng lớn như hiện nay, Hà Nội bắt đầu từ một làng, mà
sau này các nhà nghiên cứu hay nói đến làng bên bờ sông Tô Lịch.” [33, tr.10,11]
Theo các tài liệu minh chứng về vùng đất đã được khẳng định, người Việt cổ
từ những ngày đầu tiên của lịch sử đã đến làm ăn sinh sống ở đây, trên những
dải đất cao ven bờ sông Tô, sông Nhuệ … Cho đến đầu thế kỉ XI (1010) vào đời Lý,
với Chiếu dời đô, Hà Nội chính thức trở thành thủ đô của nước ta. Từ đó, trải qua
những bước thăng trầm của lịch sử, khi thì Hà Nội có tên là Đông Đô (đời Hồ năm
1937), lúc lại có tên là Đông Kinh (nhà Lê năm 1430), và Thăng Long (đời vua Gia
Long năm 1805). Tất cả những bước lịch sử ấy chỉ càng khẳng định thêm vai trò và
vị trí quan trọng của Hà Nội đối với cả nước.
Đến thế kỉ XI, khi là kinh đô chính thức của triều Lý thì một đô thị đã dần
hình thành với hai khu vực: nơi vua ở và thiết triều, nằm trong một tòa thành
xây mà các sách địa chí xưa gọi là “Thăng Long thành”; bao bọc Thăng Long thành
là khu dân cư, nơi làm ăn sinh sống của đủ các hạng sĩ, nông, công, thương. Khu
này lại cũng có một tòa thành đất bao quanh mà các sách địa chí xưa gọi là
“Thăng Long ngoại thành”, là những làng vệ tinh để phục vụ thành nội và thành
ngoại trên đây, để rồi cứ mỗi khi thành được mở ra thì phần ngoại lại trở thành phần
nội. Từ thế kỉ XV trở đi, khu vực sát cạnh thành nội ấy được gọi là 36 phố phường.
Những phố phường ấy được nhắc đến trong ca dao, trong tâm thức của người dân
cho đến tận ngày nay.
Dựa trên cơ sở địa giới của Hà Nội theo Quyết định của Thủ tướng vào năm
1961, so với Hà Nội trong sách Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi
Liễn, ta sẽ thấy phần đất của Hà Nội được sát nhập về từ các tỉnh như sau: Ở phía

Bắc và Đông có huyện Gia Lâm và một phần huyện Văn Giang của tỉnh Bắc Ninh;
toàn bộ huyện Đông Anh của tỉnh Phúc Yên và một phần huyện Kim Anh của tỉnh
này. Phía Tây và Nam là toàn bộ phủ Hoài Đức của tỉnh Hà Đông và các huyện
Hoàn Long, Thanh Trì. Như vậy, việc tập hợp về Hà Nội có mặt của cả tứ trấn
22

Đông – Nam – Đoài – Bắc. Kết hợp với Kẻ Chợ trong nội đô là nơi tập hợp người
và nghề tứ xứ sẽ tạo ra cho Hà Nội một bộ mặt phong phú về các nghề thủ công.
Hơn thế nữa, nó còn là sự hội tụ bởi nhu cầu của một trung tâm lớn, của sự đòi hỏi
cao, sành điệu và cả bề dày tự nhiên của các vùng đất mới được sát nhập cũng như
sự bành trướng của đô thị do nhu cầu giao lưu và phát triển.
Khi trở thành trung tâm giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hóa quy mô vài
triệu dân, với sự qua lại của hàng triệu khách du lịch, người lai vãng làm ăn thì
Hà Nội càng mở rộng hơn nữa. Điều này được thể hiện rất rõ qua các giai đoạn
lịch sử hình thành và phát triển mở rộng địa giới của Hà Nội. Cứ mỗi lần mở rộng
về địa giới là kèm theo một loạt các nhu cầu kinh tế, văn hóa và xã hội. Các phố
nghề, làng nghề cũng qua đó mà thay đổi theo, có tăng lên, có mất đi và có xuất
hiện những cái mới để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Việc mở rộng địa giới của
Hà Nội phần nào đã phản ánh sự phát triển không chỉ của Hà Nội mà là sự phát
triển chung của cả nước. Bởi vì Hà Nội là thủ đô, là bộ mặt của đất nước Việt Nam,
cho nên mỗi sự thay đổi của nó đều là những thông điệp nhất định đối với cả nước
và bạn bè trên khắp thế giới, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin
điện tử như hiện nay.
Tất cả những điều nêu trên đã góp phần làm phong phú lối sống, nếp sinh
hoạt, phong tục tập quán và đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tạo nên một sắc thái
riêng của người Tràng An :
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Với vị trí trung tâm của vùng và cả nước, những sản vật địa phương khác về
đây, qua bàn tay chế biến và sắp đặt của người Hà Nội đã trở thành những của ngon,

vật lạ dâng lên thần thánh. Rồi sự màu mỡ của đất đai tạo ra sự phong phú của các
sản vật mà con người tạo ra trong mỗi dịp lễ tết, hội hè, làm cho các sinh hoạt tín
ngưỡng của Hà Nội thêm đặc sắc. Ngoài ra còn kể đến những đặc sản mà chỉ ở điều
kiện địa lý, khí hậu nhất định như Hà Nội mới có. Chính điều đó đã tạo ra nét đặc
23

trưng riêng của vùng đất Kinh Kỳ với những cánh đào Nhật Tân, húng Láng, bánh
cuốn Thanh Trì, cốm Vòng … đã được người Hà Nội phản ánh vào ca dao, tục ngữ.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Hà Nội hiện nay bao gồm một phạm vi đất đai và dân cư rộng lớn, trù mật.
Những vùng đất mới sát nhập không phải là những miền đất xa lạ mà phần lớn là
những vùng đất của các xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc cũ, vốn có quan hệ mật
thiết với cố đô Thăng Long từ ngàn xưa. Điều đó càng làm cho những trang sử
Hà Nội thêm rạng rỡ, cảnh vật Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và tươi đẹp hơn.
Ngay từ xa xưa, nhờ vào sự phát triển của kinh thành mà số lượng lớn người
ưu tú và bình dân về đây từ các vùng khác nhau của đất nước. Một mặt tạo nên bộ
mặt xã hội thật phong phú với đủ các loại người, đủ các tầng lớp với trình độ khác
nhau. Mặt khác quan trọng hơn là khi đến đây, họ đem theo những lối sống,
phong tục tập quán, tín ngưỡng từ nơi quê hương, góp phần không nhỏ làm nên sự
đa dạng, độc đáo của văn hóa Hà Nội.
Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, một người nước ngoài đã nhận xét về Hà Nội:
“Mặc dù không còn là nơi vua chúa ở nữa, tôi cho rằng đó vẫn là một thành phố
đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, công nghiệp, thương nghiệp, về sự giàu có, số
dân đông đúc, về sự lịch duyệt và học vấn. Phải nói rằng trong khắp vương quốc,
không có ngành công nghiệp nào khác ngoài Kẻ Chợ và tất cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ,
không nơi nào vượt qua được nơi này. Chính ở đó đã tụ tập từ các nơi khác những
văn nhân, thợ giỏi, nhà buôn lớn. Chính ở đó đã sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu
và các đồ mĩ nghệ xa hoa. Tóm lại. đó chính là trái tim đất nước”.
Không chỉ có vậy, trên đất Hà Nội còn sinh ra biết bao con người lỗi lạc,
những nhân vật tài hoa. Và chính những con người ấy đã làm rạng rỡ cho non sông

đất nước Hà Nội. Hơn thế nữa, Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa của mọi miền
đất nước. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, cảnh vật và con người nơi đây đã có biết
bao thay đổi, nhưng truyền thống Hà Nội thì vẫn cứ được bồi đắp và đổi mới thêm
qua thời gian. Có thể nói, cư dân Hà Nội là một cộng động người vừa ổn định, vừa
biến động, vừa thống nhất, đa dạng, vừa mang tính chất chung của địa bàn và những
24

đặc điểm riêng của mỗi làng quê. Sự giao hòa ấy đã tạo nên con người Thăng Long
– Đông Đô – Hà Nội, con người của thời đại, con người tiêu biểu của cả nước. Nổi
bật trong đó là khả năng ứng xử với mọi phương diện của đời sống tự nhiên, gia
đình và xã hội. Điều này đã được văn học dân gian, đặc biệt là ca dao, tục ngữ nơi
đây đúc kết và phản ánh một cách cô đọng, súc tích.
1.2. Tổng quan về văn học dân gian Hà Nội
Để xác định phạm vi giới hạn vùng văn học dân gian Thăng Long – Hà Nội,
chúng ta phải xác định địa vực Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, địa giới văn hóa
không được xác định là địa giới hành chính của vùng. Theo GS. Ngô Đức Thịnh
trong tác phẩm Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam cho rằng: “Vùng
văn hóa (vùng văn hóa – lịch sử) là một vùng lãnh thổ có những nét tương đồng về
hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu, đã có những mối quan hệ
nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã
hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác”. [57]
Là trung tâm chính trị và kinh tế của đất nước từ hơn một ngàn năm nay,
Thăng Long – Hà Nội là trung tâm thu hút các tinh hoa, giá trị và nhân tài của mọi
miền đất nước. Hơn thế nữa, Thăng Long – Hà Nội còn là cửa ngõ, là trung tâm
giao lưu, tạo nên mối giao hoà của văn hoá Việt Nam với thế giới, từ Trung Hoa
xuống, từ Ấn Độ sang và sau này từ phương Tây tới. Tất cả những gì là đặc trưng
của văn hoá tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội phần lớn là kết quả của quá trình
giao lưu đa chiều ấy.

Có thể nói, văn học dân gian là bộ phận quan trọng không thể tách rời của
văn hóa dân gian. Nó phản ánh một cách chân thực và sinh động nhất văn hóa
dân gian của từng dân tộc, từng khu vực. Chính vì vậy, khi tìm hiểu văn hóa
dân gian của một dân tộc hay một khu vực nào đó, người ta không thể bỏ qua việc
tìm hiểu văn học dân gian.
25

Trong khuôn khổ đề tài luận văn Khảo sát văn hóa ứng xử gia đình và xã hội
trong tục ngữ lưu hành ở tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội, việc tìm hiểu văn hóa
dân gian Hà Nội, trong đó có văn học dân gian, mà tiêu biểu là tục ngữ Hà Nội là
điều rất cần thiết. Vì vậy ở đây, chúng tôi tìm hiểu những nội dung sau:
Thứ nhất: Thế nào là tác phẩm văn học dân gian Thăng Long – Hà Nội.
Thứ hai: Tục ngữ Thăng Long – Hà Nội.
1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thăng Long – Hà Nội
Tác phẩm văn học dân gian Thăng Long – Hà Nội là những tác phẩm được
lưu truyền và sưu tầm trên địa giới hành chính Hà Nội và những vùng phụ cận.
Có thể chia tác phẩm văn học dân gian Hà Nội thành ba loại:
Loại thứ nhất gồm những tác phẩm mà dấu ấn Thăng Long – Hà Nội in sâu
trong đó như: tên đất, tên người, sự việc, sự kiện chỉ xảy ra trên đất Hà Nội. Dấu ấn
đó còn là cách diễn đạt thành thục nét thanh lịch, hào hoa của người và cảnh nơi đây
bằng thứ ngôn ngữ trong sáng. Chúng ta có thể nhắc đến các câu tục ngữ:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An”.
hay những lời ca dao:
Đồng xanh sông Nhị chảy dài
Mây quang non Tản chiếu ngời Thăng Long.
Loại thứ hai gồm những câu tục ngữ, những lời ca dao, những câu chuyện
dân gian không có tên đất, tên người Hà Nội, mà có thể lúc ban đầu được ra đời ở
các vùng, các tỉnh khác. Do sự giao lưu văn hóa, hội tụ dân cư và vị trí đặc biệt của
mình (kinh đô, cố đô, tân đô), Hà Nội đã thu hút tinh hoa tục ngữ, ca dao, truyện

dân gian cả nước. Những câu nào, lời nào khi đã phai mờ dấu ấn địa phương,
trở thành tiêu biểu cho cả nước thì đều là tục ngữ, ca dao Hà Nội.
Loại thứ ba gồm những câu, những lời, những câu chuyện phản ánh nhiều
sự kiện, tổng kết nhiều nhân vật, hiện tượng xảy ra ở nhiều vùng, nhiều tỉnh. Sở dĩ
có những câu, những lời này là do người dân Thăng Long – Hà Nội đã từ vị trí

×