Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của Cao Bá Quát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.28 KB, 102 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================







PHÙNG THỊ NGÂN







MỐI QUAN HỆ GIỮA QUAN NIỆM VĂN HỌC
VÀ SÁNG TÁC CỦA CAO BÁ QUÁT





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam











Hà Nội – 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================






PHÙNG THỊ NGÂN






MỐI QUAN HỆ GIỮA QUAN NIỆM VĂN HỌC

VÀ SÁNG TÁC CỦA CAO BÁ QUÁT




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn








Hà Nội – 2014

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc của đề tài 12
CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH VĂN HÓA VĂN HỌC 13

1.1. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu
thế kỷ XIX 13
1.2. Đời sống văn học 20
CHƢƠNG 2 QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA CAO BÁ QUÁT 32
2.1. Thuyết tính linh trong tƣ tƣởng thi học cổ Trung Quốc 32
2.1.1. Tính linh thời Nam Bắc triều (Lưu Hiệp – Văn tâm điêu long) 32
2.1.2. Quan niệm về tính linh ở thời Đường (Bạch Cư Dị) 35
2.1.3. Thuyết tính linh thời Minh – Thanh (Viên Mai) 36
2.2 . Quan niệm về tính linh trong tƣ tƣởng thi học Việt Nam thế kỷ XVIII 41
2.3. Từ thuyết tính linh đến quan điểm sáng tác văn chƣơng của Cao Bá Quát . 45
CHƢƠNG 3 SÁNG TÁC CỦA CAO BÁ QUÁT 56
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến văn chƣơng Cao Bá Quát 56
3.1.1. Những nhân tố khách quan 56
3.1.2. Những nhân tố chủ quan 57
3.2. Các dạng đề tài trong thơ Cao Bá Quát 58
3.2.1. Đề tài về nỗi nhớ gia đình, quê hương 58
3.2.2. Đề tài về tình yêu thiên nhiên đất nước 63
3.2.3. Đề tài gắn với niềm cảm thông, thương yêu con người 67
3.2.4. Thơ bộc lộ nội tâm 70
3.2.5. Các dạng cảm xúc trong thơ Cao Bá Quát 72


2
3.3. Thể thơ và ngôn ngữ 76
3.3.1. Thể thơ 76
3.3.2. Ngôn ngữ 84
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX có
bước phát triển vượt trội cả về số lượng và chất lượng. Đây là thời kỳ xuất hiện
hàng loạt những tác giả lớn cùng những tác phẩm tiêu biểu cho một thời đại và cho
cả nền văn học. Trong đó có những tác giả trở thành “hiện tượng” văn học và gây
được sự chú ý. Văn học thời kỳ này có sự phát triển vượt trội như vậy chủ yếu là do
những tác động, ảnh hưởng của bối cảnh xã hội. Xã hội phong kiến Việt Nam cuối
thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là xã hội phong kiến khủng hoảng, nội bộ tranh chấp,
khởi nghĩa nông dân diễn ra nhiều nơi. Xã hội ấy không còn đủ sức kiềm tỏa con
người trong những khuôn khổ nhỏ hẹp của đạo đức nho gia. Mặt khác, sự tiếp xúc
bước đầu của văn hóa phương tây với những điều xa lạ với văn hóa phương đông
truyền thống tạo cơ hội cho con người thời kỳ này có điều kiện tiếp thu với nhiều
điều mới mẻ. Tuy vậy không thể không nhắc tới sự ảnh hưởng của những yếu tố
trong nền văn hóa Trung hoa, nhất là trong văn học. Tất cả tạo nên xu hướng coi
trọng tình cảm, coi trọng sự chân thực, tự nhiên của cảm xúc là nét chủ đạo trong
văn học Việt Nam thời kỳ này. Văn học bộc lộ cái tôi cá nhân cùng những cảm xúc
chân thật ở đầy đủ các trạng thái khác nhau thật mạnh mẽ và mãnh liệt mà những
giai đoạn trước không có được.
Lê Quý Đôn có thể coi là người đầu tiên đề cập đến vấn đề tình trong lý luận
thơ ca có hệ thống nhất và đặt mối quan hệ giữa ba yếu tố tình – cảnh – sự, trong đó
tình là quan trọng nhất. Các tác giả giai đoạn này cũng đề cập nhiều đến yếu tố tình
cảm trong thơ, thể hiện sự trân trọng tình cảm và cảm xúc chân thật. Trong thơ họ
xuất hiện nhiều cung bậc trạng thái khác nhau của cảm xúc, cái tôi cá nhân được
khẳng định mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Như thế, sự chuyển biến trong lòng xã hội
kết hợp với những nhân tố bên ngoài đã thúc đẩy sự chuyển biến trong văn học, tạo
nền tảng cho sự biến đổi từ quan niệm con người thánh nhân quân tử trở về với con
người tự nhiên, trần thế trong văn chương. Các tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng

4

trên như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn
Công Trứ , không thể bỏ qua cái tên Cao Bá Quát.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Cao Bá Quát là người đưa thuyết tính linh
lên đến đỉnh cao và thể hiện được điều đó trong sáng tác thơ ca của mình. Ông viết
trong Bài bạt tập thơ của Thương Sơn Công như sau: “bàn về thơ, tuy phải chú
trọng về quy cách nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình. Nếu việc nào cũng bắt
chước cũ, câu nào cũng học theo người, đầu thôn tạm biệt đã hát câu “chén rượu
Dương Quan”, xóm gần qua chơi đã hát câu “tiếng gà điếm cỏ”. Nắn nót những lời
biến tái, lòe người là tuyệt điệu Gia Châu, chải chuốt các thể trong cung, tự phu là
văn nòi Thiếu Bá. Có thể nghìn bài chứa đầy bể khổ, trăm bài đã cạn ruột héo khô,
ham được khoe nhiều, không quan hệ gì tới tính linh cả ”. Cao Bá Quát phê phán
lối sáng tác sử dụng nhiều điển tích, điển cố, dùng nhiều đề tài và thể loại sáo mòn,
sự mô phỏng bắt chước tiền nhân thực chất là của hoàng phái nhà Nguyễn, nhưng
chính bản thân chủ thể sáng tạo lại trống rỗng, không có tư tưởng tình cảm chân
thực thì không có giá trị. Từ đó mà đi đến chỗ khái quát quan niệm của ông đề cao
tính chân thực của tình cảm, cảm xúc. Thực chất thuyết tính linh là lý thuyết đề cao
những tình cảm, cảm xúc chân thành, tự nhiên của con người. Trong đó chú ý tới
mối quan hệ giữa con người với ngoại cảnh. Ở đó con người sống với chính mình,
với những cảm xúc vốn có của con người. Đó là con người thật nhất, hiểu theo
nghĩa con người tự nhiên chứ không phải con người chức năng. Ông ngầm ý phê
phán lối thơ của hoàng phái nhà Nguyễn vì thiếu tình cảm cuộc sống, thiên về mô
phỏng, nệ cổ và không có cá tính riêng. Chính những tình cảm, cảm xúc chân thật
trong thơ làm nên thời kỳ văn học đặc sắc với nhiều thành tựu.
Khi nhắc đến tác giả Cao Bá Quát, từ trước đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về con người, sự nghiệp, phong cách cùng những yếu tố thuộc quan
niệm sáng tác của ông. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn
vẹn đặt trong một chỉnh thể từ bối cảnh văn hóa văn học ở thời kỳ mà ông sinh sống
để hiểu rõ hơn về quan niệm sáng tác, ý nghĩa mới mẻ, tích cực của những quan
niệm đó trên nền tảng bối cảnh đương thời. Song song với việc tiếp cận tác phẩm thì
việc tìm hiểu quan niệm văn học của ông có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ nếu nắm


5
được những tư tưởng này chúng ta sẽ nắm được chìa khóa để tìm hiểu tác phẩm của
ông, sự thể hiện của nó trong nội dung và nghệ thuật để thấy được mối liên hệ trong
toàn bộ sự nghiệp văn chương của tác giả này, cũng như theo tiến trình lịch sử văn
học dân tộc.
Đề tài tập trung tìm hiểu hoàn cảnh văn hóa, quan niệm văn học (tập trung vào
thơ, bộ phận thể hiện hầu hết giá trị văn học) của Cao Bá Quát cùng ảnh hưởng của
quan niệm ấy đến đề tài, thể thơ và ngôn ngữ; nhất là thông qua việc nghiên cứu tìm
hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của thuyết tính linh trong tư tưởng thi học
Trung Quốc để có thể đối sánh quan niệm văn học đề cao sự chân thật tự nhiên của
tình cảm, cảm xúc thơ Cao Bá Quát. Xét theo dòng chảy văn học dân tộc thì quan
niệm văn học này cùng những đóng góp trong sáng tác của ông được nhìn nhận sâu
sắc hơn, đồng thời với đó, xét theo mặt đồng đại cho thấy sự tiếp thu có chọn lọc
mang màu sắc văn hóa Việt trên cơ sở văn hóa - văn học Trung hoa.
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giữa quan niệm văn học
và sáng tác của Cao Bá Quát” nhằm góp thêm một chút sức lực vào khối lượng những
công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát, góp phần tìm hiểu thấu đáo và sâu sắc về sự
nghiệp thơ ca của nhà thơ nổi tiếng này. Do thời gian hạn chế nên luận văn mới chỉ quan
tâm đến bối cảnh văn hóa văn học, quan niệm văn chương (hạt nhân là thuyết tính linh)
và sự thể hiện quan niệm trong sáng tác của Cao Bá Quát.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu, tiếp nhận văn chương Cao Bá Quát chia làm hai giai đoạn:
trước và sau cách mạng tháng Tám - 1945. Trước cách mạng, tình hình nghiên cứu
về tác giả Cao Bá Quát nói chung, sự nghiệp văn học của ông nói riêng cũng được
chú ý. Nhìn chung các bài viết thường giới thiệu về tiểu sử, những nét khái quát về
cuộc đời và thơ văn của ông chứ chưa đi sâu nghiên cứu về tác phẩm. Một số bài
viết: Dật sử ông Cao Bá Quát (Đông Thanh tạp chí -1932), Thân thế và văn chương
hai ông họ Cao (tạp chí Văn học -1932), Một nhân vật tỉnh Bắc Ninh: ông Cao Bá
Quát (Nam Phong tạp chí -1934), Cao Bá Quát (tạp chí Tri Tân -1943)…


6
Từ năm 1945 đến nay, nhận thức về văn chương Cao Bá Quát được khơi dậy
và có những bước tiến không ngừng, từ thành tựu dịch thuật đến thành tựu nghiên
cứu (quan niệm văn chương và thực tiễn sáng tác thơ văn).
Dịch thuật góp phần không nhỏ trong việc đưa các tri thức về quan niệm văn
chương của Cao Bá Quát đến với độc giả và làm nền tảng cho những nghiên cứu
sau này. Việc dịch thuật bài viết thể hiện quan niệm văn học của Cao Bá Quát được
nói đến trong một số công trình tiêu biểu như: Từ trong di sản (1981), Người xưa
bàn luận về văn chương (1993), Mười thế kỷ bàn về văn chương (2007)… Tuy
nhiên trong việc chuyển dịch còn một số hạn chế. Việc giới thiệu các tác phẩm hoặc
các lời bạt, lời tựa thể hiện quan niệm văn học Cao Bá Quát chưa đầy đủ (trong
cuốn Người xưa bàn luận về văn chương, tác giả Đỗ Văn Hỷ chỉ tuyển dịch Bài viết
đặt sau tập thơ “Yên Đài Anh Ngữ”, tác phẩm mới thể hiện một phần trong quan
niệm văn chương của Cao Bá Quát), lược bỏ tên bài và việc giám định văn bản chưa
thống nhất. Ví như bài Nhờ du lịch muôn dặm mới tới được cái thần diệu của văn
chương trong cuốn sách Từ trong di sản đề tên của tác giả Phan Huy Vịnh. Sau này
trong cuốn sách Mười thế kỷ bàn luận về văn chương chỉnh lại với tên tác giả Cao
Bá Quát. Cuốn sách Từ trong di sản được coi là công trình tư liệu đầu tiên tập hợp
những ý kiến của cha ông ta bàn về thơ từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, trong đó
trình bày tư liệu về quan niệm văn học của Cao Bá Quát khá hệ thống. Tuy nhiên
tác giả cuốn sách sử dụng nội dung trong bài để đặt tiêu đề cho cả bài đó là chưa
chính xác và dễ gây hiểu nhầm. Trong các lời bạt, lời tựa của Cao Bá Quát thường
không chỉ bao gồm một nội dung mà hàm chứa trong đó một số luận điểm khác
nhau, tập trung vào lý thuyết tính linh. Ví như việc lấy tên “Cái tệ của lối học khoa
cử” thay cho Bài tựa đề cuối tập thơ Thương Sơn Công là chưa đầy đủ vì nội hàm
quan trọng nhất của bài này là việc ông coi gốc của thơ là ở chữ tình, ở sự chân thật
của cảm xúc, phản đối lối thơ nệ cổ, bắt chước, từ đó mở rộng một số luận điểm
khác, trong đó có việc phê phán “cái tệ của lối học khoa cử”… Trên cơ sở tiếp thu
những thành tựu dịch thuật đã có, một số bài nghiên cứu về quan niệm văn học của

Cao Bá Quát đã xuất hiện. Luận văn của chúng tôi cũng theo tinh thần trên, đồng
thời cố gắng khắc phục theo khả năng có thể những điều đã nói ở trên.

7
Trên phương diện văn bản, năm 1970 đánh dấu một bước tiến mới trong việc
nghiên cứu, xử lý và công bố các tư liệu thơ văn Cao Bá Quát với công trình Thơ
chữ hán Cao Bá Quát, gồm 156 bài thơ cả chữ Hán và chữ Nôm. Tác giả Nguyễn
Lộc đã đánh giá công trình này như sau: “chính nhờ giới thiệu rộng rãi thơ chữ hán
của Cao Bá Quát như thế nên việc đánh giá nhà thơ trong giới nghiên cứu cũng như
đông đảo công chúng mới ngày càng được chính xác ”. Từ năm 2000 trở lại đây
xuất hiện những công trình lớn thực hiện việc biên soạn, dịch thuật, giới thiệu tác
giả và tác phẩm Cao Bá Quát khá đầy đủ. Đáng chú ý là cuốn sách Cao Bá Quát
toàn tập (tập 1, tập 2) do tác giả Mai Quốc Liên chủ biên cung cấp nguyên văn chữ
Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của 1.353 bài thơ chữ Hán (một số bài thơ
không có phần dịch thơ) và một số tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn, thuyết, tự, văn
tế, câu đối; Cuốn sách Thơ văn Cao Bá Quát (2010) do tác giả Vũ Khiêu chủ biên
và viết lời giới thiệu trên cơ cở phát triển cuốn sách Thơ chữ hán Cao Bá Quát, có
bổ sung thêm một số bài thơ, văn xuôi, thơ phú nôm, giai thoại, đặc biệt nêu rõ thời
gian sáng tác thơ qua đó giúp người đọc nhìn nhận dễ dàng hơn đặc điểm thơ của
Cao Bá Quát trong từng thời kỳ. Cũng trong cuốn sách này trích dẫn một số bài
nghiên cứu tiêu biểu ở các thời kỳ, trên các khía cạnh khác nhau về quan niệm văn
chương, giá trị nội dung và nghệ thuật đưa đến cái nhìn toàn cảnh về sáng tác văn
chương của ông. Đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng giúp người đọc tiếp
xúc đầy đủ và chính xác hơn với các sáng tác của Cao Bá Quát, tạo tiền đề thuận lợi
cho việc nghiên cứu toàn diện và sâu sắc sự nghiệp văn học của ông sau này .
Khi nhắc tới các công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát phải nhắc tới công
trình Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1995) của tác giả Trần Ngọc Vương. Tuy
đây không phải là công trình chuyên biệt về Cao Bá Quát nhưng nó có ý nghĩa quan
trọng trong việc đánh giá về loại hình nhà nho mới bên cạnh những loại hình truyền
thống mà Cao Bá Quát là tiêu biểu. Qua công trình này, hình ảnh Cao Bá Quát –

nhà nho tài tử được nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện trên những phương diện
mới, giàu sức thuyết phục. Tác giả Trần Đình Hượu trước đó và tác giả Trần Ngọc
Vương trong công trình này đã xác lập được cái nhìn khoa học trên cơ sở khảo sát
các tác giả, trong đó có Cao Bá Quát để nêu ra những đặc trưng có tính loại hình

8
học của một kiểu tác giả giai đoạn văn học thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX. Đây là hướng
tiếp cận đầy triển vọng cho phép đi sâu nghiên cứu Cao Bá Quát trên nhiều bình
diện mà trước hết là một Cao Bá Quát với tư cách là một tác gia văn học tiêu biểu
cho một loại hình là nhà nho tài tử, một khuynh hướng văn học đặc sắc trong văn
học Việt Nam trung đại.
Trên phương diện nghiên cứu quan niệm văn học của Cao Bá Quát có những
bài viết, công trình nghiên cứu đáng chú ý. Tác giả Trần Đình Sử trong bài nghiên
cứu Đôi điều về quan niệm văn học của Cao Bá Quát trên tạp chí Nghiên Cứu Văn
học, số 11 – 2008 tuy không trực tiếp bàn về thuyết tính linh nhưng đã đề cập về
một số khía cạnh của thuyết tính linh trong thơ văn Cao Bá Quát như: coi trọng chữ
tình trong văn chương, phê bình thơ thiếu cá tính sáng tạo, chủ trương làm văn lòng
phải chân thật, tự nhiên. Tuy nhiên tác giả vẫn đánh giá quan niệm văn chương của
Cao Bá Quát “về cơ bản là quan niệm văn học nho gia” và tác giả mới nêu “đôi
điều” về quan niệm văn học chứ chưa đi sâu phân tích để thấy tính hệ thống trong
quan niệm của Cao Bá Quát. Tác giả Nguyễn Tài Thư có bài Quan điểm sáng tác và
nghệ thuật thơ ca của của Cao Bá Quát chỉ ra một số luận điểm trong quan niệm
văn chương của Cao Bá Quát (gốc của thơ là tư tưởng, tình cảm người sáng tác
(tính tình là gốc của thơ); thơ ca cần hình thức đẹp nhưng ông phản đối chủ nghĩa
hình thức và lối sáng tác cầu kỳ kiểu cách; ý thức về việc kế thừa tinh hoa dân tộc
nhưng cần biến hóa trong quá trình sáng tác…). Tác giả Nguyễn Tài Thư đã chứng
minh quan điểm văn chương trên thể hiện trong phong cách tư tưởng, sắc thái tình
cảm và ngôn ngữ hình tượng trong thơ của Cao Bá Quát nhưng do chưa thoát khỏi
những quan niệm truyền thống nên chưa khai thác hết giá trị mới mẻ trong quan
niệm văn chương của Cao Bá Quát, cũng như chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa

quan niệm với nội dung mà Cao Bá Quát thể hiện trong thơ. Hơn nữa tác giả cho
rằng quan niệm văn chương Cao Bá Quát có được chủ yếu là do tư tưởng tự tin,
sáng tạo của chính tác giả mà bỏ qua vai trò của yếu tố quan trọng là sự tiếp thu lý
luận văn học Trung hoa.
Tác giả Nguyễn Thanh Tùng có bài nghiên cứu Vài nét về thuyết tính linh
trong tư tưởng thi học Việt Nam thời trung đại trình bày khá hệ thống quan niệm về

9
tính linh ở Trung hoa, Việt Nam và có đề cập vai trò của Cao Bá Quát là người đưa
tính linh thành lý thuyết thực thụ. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu tác giả mới chỉ
nêu lên, chưa chỉ ra luận điểm rõ ràng. Năm 2010, Nguyễn Thanh Tùng trong luận
án tiến sĩ của mình là Sự phát triển tư tưởng thi học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế
kỉ XIX có phát triển những luận điểm trong bài viết trên khá sâu sắc từ sự nảy sinh,
phát triển của lý thuyết này ở Trung hoa và những đặc điểm, nội dung của nó thể
hiện cụ thể trong các tác giả trung đại Việt Nam. Thuyết tính linh ở đây được nhắc
đến với vai trò là một trong số những lý thuyết được hình thành và phát triển trong
văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX và trong tổng thể các tư tưởng thi
học của cả thời kỳ văn học trung đại Việt Nam. Nói riêng về quan niệm tính linh
của Cao Bá Quát, Nguyễn Thanh Tùng chỉ ra luận điểm đề cao chữ tình trong thơ,
phê phán lối thơ bắt chước, mô phỏng phổ biến trong văn chương đương thời và chỉ
ra được sự ảnh hưởng từ quan niệm tính linh của Viên Hoằng Đạo, Viên Mai
(Trung Quốc) đến quan niệm tính linh của Cao Bá Quát. Dẫu vậy, trong khuôn khổ
luận án về tư tưởng thi học của mười thế kỷ văn học trung đại, quan niệm tính linh
của Cao Bá Quát được đề cập trong hai trang văn bản thì chưa thể hiện đầy đủ quan
niệm và ý nghĩa tích cực về tính linh của tác giả Cao Bá Quát.
Tác giả Nguyễn Thanh Tùng là một trong số những tác giả theo hướng nghiên
cứu khái quát toàn bộ hệ thống quan niệm văn học Việt Nam thời trung đại. Tác giả
Phương Lựu cùng công trình Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung
đại có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu tư tưởng thi học trung đại Việt Nam.
Tác giả đã xây dựng hệ thống quan niệm văn học theo tiến trình lịch sử, có đề cập

quan niệm văn học của Cao Bá Quát nhưng hướng quan niệm văn chương của Cao
Bá Quát tới khuynh hướng hiện thực và nhân dân trong thời kỳ phong kiến suy tàn,
bỏ qua giá trị nổi bật nhất là việc đề cao chữ tình và cảm xúc chân thực trong quan
niệm của ông. Tác giả Phạm Quang Trung trong cuốn sách Quan niệm văn chương
cổ Việt Nam từ một góc nhìn đã dành một mục về quan niệm văn chương Cao Bá
Quát với ba nội dung: văn chương là báu vật, văn chương hay ở đâu và văn chương
hay do đâu. Tác giả đã chỉ ra một số điểm trong quan niệm văn chương Cao Bá
Quát như việc đề cao văn chương dân tộc, đề cao chữ tình, sự chân thực giản dị

10
trong văn chương, cái hay văn chương được thể hiện qua chủ thể sáng tạo Nhìn
chung các tác giả theo hướng nghiên cứu này đã chỉ ra một số đặc điểm trong quan
niệm văn học của Cao Bá Quát nhưng do phạm vi nghiên cứu trải rộng theo nhiều
thế kỷ, với nhiều tác giả nên vai trò của Cao Bá Quát trên phương diện lý luận văn
học còn mờ nhạt, chưa chỉ ra điểm quan trọng nhất trong quan niệm văn chương của
ông là lý thuyết về tính linh.
Nhìn vào lịch sử nghiên cứu về Cao Bá Quát từ trước đến nay có thể thấy đã
đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu tiểu sử, nghiên cứu nội dung tư tưởng, thế
giới nghệ thuật, nhất là quan niệm văn chương Những thành tựu đã đạt được
phong phú và quý báu nhưng chưa phải đã khai thác hết giá trị văn chương Cao Bá
Quát cả bề rộng và bề sâu. Đây là cơ sở để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu trong phạm vi
thích hợp quan niệm văn học của Cao Bá Quát nói riêng, sự nghiệp văn chương của
ông nói chung để khẳng định vị trí của tác giả này trong nền văn học nước nhà. Nói
cách khác, vấn đề tồn tại là chúng ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu có tính hệ
thống về quan niệm văn học (trọng tâm là thuyết tính linh) đặt trong bối cảnh thời
đại và sự thể hiện của nó trong các tác phẩm của ông trên phương diện nội dung,
hình thức để thấy rõ mối liên hệ và sự độc đáo, mới mẻ trong đó. Có một số bài viết,
công trình có nói đến quan niệm sáng tác của ông nhưng chưa trở thành hệ thống
mang tính độc lập, nhiều khi các vấn đề chỉ được nhắc đến để minh họa cho một
quan niệm hay ý tưởng. Điều đó chưa tương xứng với giá trị và ý nghĩa của những

đóng góp văn chương của Cao Bá Quát trong lịch sử văn học dân tộc. Việc nghiên
cứu một cách thống nhất biện chứng ba vấn đề (quan niệm văn học thể hiện thống
nhất ở nội dung và hình thức) giúp hình thành nên đặc điểm phong cách nghệ thuật
trong sáng tác của ông. Đặt trong tiến trình văn học dân tộc nói chung, bối cảnh văn
hóa văn học của thời đại đó nói riêng càng khẳng định đây việc làm cần thiết, có ý
nghĩa khoa học. Trong luận văn này, chúng tôi không tham vọng làm được tất cả
mọi vấn đề nhưng việc nghiên cứu “mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng
tác của Cao Bá Quát”, trong đó chúng tôi đi sâu nghiên cứu bối cảnh thời đại, nguồn
gốc những quan niệm, sự ảnh hưởng và phản ánh của quan niệm văn học đó đến

11
việc lựa chọn đề tài, thể thơ và ngôn ngữ, đích cuối cùng là hình thành nên cái nhìn
toàn diện về phong cách của nhà thơ tài tử này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là “Mối quan hệ giữa quan
niệm văn học và sáng tác của Cao Bá Quát”. Để làm rõ đối tượng và phạm vi
nghiên cứu này, đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu ba vấn đề lớn sau:
Thứ nhất là bối cảnh văn hóa văn học, bao gồm những nét lớn về văn hóa xã
hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là khi
triều đình nhà Nguyễn thống nhất đất nước, ổn định chính trị, xã hội và thi hành
nhiều biện pháp có liên quan chặt chẽ đến xã hội nói chung, văn học giai đoạn này
nói riêng. Trong bối cảnh đó, Cao Bá Quát đưa ra quan niệm về tính linh, đề cao
chữ tình, sự chân thật của cảm xúc đối lập với văn học hoàng phái nhà Nguyễn, phê
phán lối thơ bắt chước, thiếu tính chân thực và cá tính. Từ đó giúp người đọc hình
dung sự tiếp nối, khu biệt trong tư tưởng văn học của Cao Bá Quát với đương thời.
Thứ hai là thuyết tính linh trong lý luận văn học Trung quốc, văn học Việt
Nam, đặc biệt là thuyết tính linh trong quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Để giải
quyết được vấn đề này, chúng tôi sẽ tìm hiểu những tư liệu, nhất là qua các tác giả
và các tác phẩm tiêu biểu trực tiếp đề cập đến sự hình thành, phát triển của quan
niệm này trong lý luận văn học Trung hoa và văn học trung đại Việt Nam. Ở Việt

Nam, thuyết tính linh được Lê Quý Đôn nhắc tới đầu tiên. Tuy nhiên Cao Bá Quát
lại là người phát triển lý thuyết này lên đỉnh cao và thể hiện nó thống nhất trong sự
nghiệp thi ca của mình. Trong quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát hạt nhân chính
là thuyết tính linh. Đây là vấn đề quan trọng của đề tài. Phần này chúng tôi sẽ tập
trung tìm hiểu những bài phát biểu về văn học của Cao Bá Quát trong các lời bạt,
lời tựa, hoặc tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Thứ ba là sự thể hiện quan niệm sáng tác đó trong đề tài, thể thơ và ngôn ngữ
thơ Cao Bá Quát, từ đó chứng minh quan niệm văn học của Cao Bá Quát có ảnh
hưởng như thế nào đến thơ ca của ông xét trên phương diện nội dung và hình thức.
Những vấn đề thuộc về nội dung và hình thức trong sáng tác của ông luôn được đặt
trong sự soi chiếu bởi quan niệm sáng tác, cụ thể là thuyết tính linh. Chúng tôi sẽ

12
tiến hành khảo sát thơ chữ Hán Cao Bá Quát bởi đây là bộ phận văn học chủ yếu và
đóng góp hầu hết những giá trị văn chương của ông để tìm ra những giá trị nội dung
cũng như những đặc trưng về mặt nghệ thuật trong mối quan hệ hữu cơ với quan
niệm sáng tác của ông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp thống kê: đề tài sử dụng phương pháp này nhằm tập hợp tư
liệu phục vụ cho phần lịch sử vấn đề, thứ hai là để khảo sát phần quan niệm văn
chương và nhất là sáng tác của Cao Bá Quát, lấy đó làm tư liệu, dẫn chứng cho phần
khai triển, cũng như chia ra các đề tài, đề mục cho ba chương của luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là những phương pháp chính được
chúng tôi sử dụng hoặc riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau tùy theo mục đích từng phần
mục nhằm phân tích vấn đề, đưa ra ý kiến, nhận định và tổng hợp những luận điểm
cơ bản trong từng phần. Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp trên để đọc các tài
liệu tham khảo, đọc thơ từ đó tạo cơ sở triển khai thành những vấn đề cụ thể trong
từng chương mục nhằm giải quyết vấn đề chung nhất là quan niệm sáng tác văn học

cùng sự thể hiện của nó trong sáng tác của Cao Bá Quát.
- Phương pháp so sánh chúng tôi đặc biệt sử dụng để nhấn mạnh điểm khác
biệt và cũng là điểm nổi bật trong sáng tác của Cao Bá Quát so với một số các tác
giả nổi tiếng khác trong nền văn học trung đại về nội dung và hình thức.
5. Cấu trúc của đề tài
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1. Bối cảnh văn hóa văn học
Chương 2. Quan niệm văn học của Cao Bá Quát
Chương 3. Sáng tác của Cao Bá Quát





13
CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH VĂN HÓA VĂN HỌC
1.1 . Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII – đầu
thế kỷ XIX
Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX là thời kỳ diễn ra những chuyển
biến to lớn. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phá vỡ tình trạng cát cứ hai miền kéo dài gần
hai trăm năm. Sau đó là cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh chấm dứt
với sự sụp đổ của nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802 đưa nước ta vào
thời kỳ thống nhất dưới sự trị vì của triều Nguyễn. Thời gian lịch sử nửa cuối thế kỷ
XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX có một số điểm khác biệt. Tuy nhiên giữa hai mốc
thời gian này có nhiều điểm tương đồng về mặt văn hóa xã hội, đặc biệt là văn học.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung phân tích những vấn đề có liên quan trực
tiếp nội dung luận văn chúng tôi triển khai.
Lịch sử triều Nguyễn về cơ bản chia thành hai giai đoạn trước và sau khi Pháp
xâm lược. Niên biểu tác giả Cao Bá Quát (1808 – 1855) nằm trọn trong giai đoạn
đầu khi triều Nguyễn độc lập cũng là thời kỳ nhà Nguyễn được đánh giá có nhiều

đóng góp cho lịch sử dân tộc, trải qua bốn vị vua đầu nhà Nguyễn: Gia Long, Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Nguyễn Ánh lên ngôi sau khi đất nước đã thống nhất về
cương vực lãnh thổ tiến hành độc tôn Nho giáo để thống nhất chính trị, tư tưởng.
Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn và ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống văn hóa
xã hội và văn học. Nho giáo trong vai trò là học thuyết chính trị đạo đức gần với
người Việt Nam từ lâu đời, qua mấy thế kỷ thăng trầm của lịch sử, sức ảnh hưởng
của Nho giáo đối với xã hội có những biến đổi nhưng chưa bao giờ mất đi vị trí của
mình. Việc triều Nguyễn tiếp tục dòng mạch độc tôn Nho giáo cũng là điều dễ hiểu.
Hơn nữa nội dung cốt lõi của Nho giáo là tam cương, ngũ thường trong đó đề cao
nhất mối quan hệ vua tôi, đề cao tư tưởng trung quân, đặt nhà nho vào thế trung
thành tuyệt đối với vua. Xã hội Việt Nam suốt hai thế kỷ (XVII - XVIII) chứng kiến
sự khủng hoảng cả chính trị lẫn tư tưởng. Trước tình hình đó, Gia Long thống nhất
đất nước chọn Nho giáo để thiết lập lại tình trạng ổn định trong tư tưởng chính trị,
đạo đức từ triều đình đến toàn xã hội.

14
Triều Nguyễn đưa ra nhiều chính sách nhằm củng cố chính quyền, tăng cường
sự thống nhất đất nước. Gia Long trong vai trò là người khai cơ của triều đại nên
những năm đầu phải tập trung củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Công cuộc cải cách, phát triển mọi mặt đặt lên vai ông vua thứ hai Minh Mạng. Đây
cũng là vị vua được đánh giá cao nhất của triều Nguyễn kéo dài hơn một trăm năm.
Ngay từ thời Gia Long đã chú trọng đến các chính sách thu hút nhân tài làm quan
trong triều đình, điều này càng được đẩy mạnh hơn dưới sự trị vì của Minh Mạng.
Vua Minh Mạng quan tâm đến vấn đề giáo dục, xây dựng hệ thống các cơ sở giáo
dục của triều đình đến các địa phương. Triều đình đặc biệt chú trọng đến việc giảng
dạy cho các hoàng tử cho nên các vị vua đều là những người có học vấn cao, bên
cạnh đó các hoàng tử anh em với vua cũng là những người học nhiều, thuộc nhiều
kinh điển và giáo lý nho gia mà sau này chính các vị vua và các hoàng thân tập hợp
với nhau tạo thành dòng văn chương của hoàng tộc nhà Nguyễn. Họ viết văn làm
thơ và sử dụng văn thơ là công cụ để tu dưỡng nhân cách và đề cao đạo lý cương

thường trong xã hội. Các ông vua nhà Nguyễn cũng chú trọng việc lập các trường
học ở phủ huyện để xây dựng nền giáo dục, mở mang kiến thức và học vấn trong xã
hội, thông qua đó đào tạo người tài, quan lại trên nền tảng đề cao tinh thần đạo đức
nhà nho duy trì từ những thế hệ trước.
Nội dung giáo dục cũng chưa thay đổi so với các thời đại trước. Minh Mạng
khẳng định “trước hết phải giảng ngũ kinh và tứ truyện để hiểu rõ nghĩa lý rồi giảng
đến sách chư, tử và chư sử để thông hiểu lý sự, cứ mỗi tháng bốn lần khảo hạch
hoặc học thêm văn thù phụng mà làm ra bài hỏi về những việc đời nay” [25, tr.83].
Không khí học tập thực hành các luân lý, đạo đức Nho giáo dấy lên mạnh mẽ.
Trong thời đại Nho giáo giữ vị trí chính thống và chi phối hệ tư tưởng thì chắc chắn
nội dung việc học không thể khác biệt với tư tưởng Nho giáo, coi trọng lễ nghĩa, coi
trọng văn. Văn có vai trò xứ mệnh cao cả, ở vị trí giúp vua dẫn đến quan niệm sùng
bái văn chương, sùng bái nội dung về văn trong nền giáo dục.
Cùng với việc quan tâm giáo dục thì thiết chế có ý nghĩa quan trọng để tăng
cường củng cố cho Nho giáo chính là việc nhà Nguyễn tổ chức các kỳ thi tuyển
chọn quan lại bằng con đường văn chương. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự

15
phát triển của văn học. Xuất phát từ quan niệm Nho giáo, văn chương là linh thiêng,
có vị trí - chức năng xã hội tạo thành không khí sùng bái văn chương. Nhìn tổng thể
văn học nước ta theo chiều dài lịch sử, đặc biệt ở triều Nguyễn khi Nho giáo được
độc tôn trở lại thì những yếu tố của cá nhân ít nhiều bị hạn chế, và mở ra sự phát
triển mạnh của văn học chính thống hướng về triều đình, phục vụ những giáo lý cơ
bản của chế độ quân chủ đề cao vua và đạo đức nhà nho. Lý do chọn văn chương là
nội dung khoa cử có quan hệ thống nhất với quan niệm về văn chương. Xuất phát từ
cách thức cai trị bằng giáo hóa của nhà nước phong kiến chuyên chế (văn là công cụ
thực thi giáo hóa), từ lề lối cai trị, cung cách cai trị của ông quan (sản phẩm của
khoa cử), người ta đã chọn văn làm nội dung để chọn người tài, lấy văn làm thước
đo năng lực trình độ học vấn cũng như khả năng quản lý xã hội của nho sĩ- vị quan.
Văn chương được đồng nhất với tri thức. Đối tượng được lựa chọn phải là những

người đạt tiêu chuẩn đạo đức, học thuộc và hiểu nhiều kinh điển của nho gia. Cho
nên nếu nói đến văn chương khoa cử là “thứ văn chương khô khan, dùng nhiều
khuôn phép định sẵn về những nội dung kinh điển. Nhưng đó là văn chương chính
thống, chính đạo. Hàng trăm thế hệ những người đi học, đi thi phải coi nó mới là
văn chương” [11, tr.37]. Ngay chính vua Minh Mạng cũng nhận thấy những điểm
hạn chế của loại văn này, cho rằng “văn chương cử nghiệp chỉ câu nệ sáo cũ hủ lậu
mà hãnh diện với nhau, dựng riêng ra một môn, nhân phẩm cao thấp ở đấy, khoa
trường lấy đậu hay không là do ở đây, vậy nhân tài ngày càng kém, không lấy gì
làm lạ vậy. Nhưng tập tục nhai duyên đã lâu khó mà thay đổi ngay được” [25,
tr.81]. Minh Mạng cho rằng vì “tập tục nhai duyên đã lâu khó mà thay đổi được” để
giải thích cho việc tiếp tục mạch văn chương khoa cử trong tuyển chọn quan lại là
điều đúng nhưng chưa đủ. Mảng văn chương này có nội dung Nho giáo đậm đặc bởi
vì thi là thi nho học, nội dung lấy từ kinh điển Nho giáo. Nói cách khác giáo dục
khoa cử chính là hình thức tồn tại, tái sinh của Nho giáo.
Trong bối cảnh học tập, thi cử như trên dẫn đến sự thiếu hụt tri thức người học,
nhất là trên các phương diện kiến thức khoa học, kỹ thuật, thương mại… Không thể
phủ nhận những giá trị của nho học và chế độ khoa cử đào tạo, tuyển chọn cho triều
đình nhà Nguyễn những danh nhân, người tài giúp nước, để lại nhiều giá trị văn

16
hóa, văn học. Mặt khác, lối học văn chương luân lý đạo đức làm gốc không còn phù
hợp trước sự thay đổi của lịch sử, nhất là sự phát triển nhanh của cách mạng công
nghiệp ở phương tây và ảnh hưởng đến phương đông mạnh mẽ. Những trí thức nhà
Nguyễn vẫn say sưa học hành, thực hành nội dung Nho giáo, say sưa văn chương cử
tử, gọt câu đẽo chữ mà không quan tâm đến các vấn đề thực tế khác. Lại thêm tư tưởng
thủ cựu bảo trì lâu dài ở quốc gia và xã hội theo khuôn khổ Nho giáo làm cơ sở trật tự
xã hội, lấy đạo đức làm gốc, bảo vệ nếp cổ theo văn hóa Trung hoa truyền thống làm
mẫu mực là những đặc điểm có thể nhận thấy rõ trong xã hội triều Nguyễn.
Bên cạnh đó, các ông vua nhà Nguyễn với tư cách là người đứng đầu triều
đình cũng là những nhà nho chính hiệu là người trực tiếp tuyển giảng Nho giáo, tự

mình đề ra các đề thi Đình, tạo ra các đề tài cho đình thần ứng đối. Trong bối cảnh
đó hàng loạt các bài thơ ngự chế của vua quan ra đời. Bản thân các vua Nguyễn, các
hoàng thân nhà Nguyễn cũng ham thích thơ văn và cũng có tài văn chương. Những
tác giả tiêu biểu cho dòng văn học nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,
Miên Thẩm, Miên Trinh, Miên Bửu… Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan (yêu
chuộng văn thơ) của hoàng phái nhà Nguyễn kéo theo đội ngũ quan lại văn thần
đông đảo hưởng ứng tạo nên không khí sáng tác, bình phẩm văn chương sôi nổi.
Trong xã hội trọng văn, người làm văn đồng thời là nhà nho trong ngàn năm lịch sử
quen nghiên cứu nghiền ngẫm sách vở kinh viện nho giáo, ít chú trọng đến những
vấn đề tìm kiếm cái mới cả về nội dung lẫn hình thức. Dù nội dung có chứa những
nhận thức hay tình cảm, cảm xúc thì nó vẫn giữ gìn cho có trừng mực đúng chính
đạo. Về nghệ thuật quan tâm sự tìm tòi trong thế gọt giũa tìm câu tìm chữ cho phù
hợp, nhắc lại mà không sáng tạo. Không thể phủ nhận hoàn toàn loại văn chương
này nhưng giá trị của nó không lớn đối với sự phát triển của nền văn học nói chung.
Tuy nhiên sự ảnh hưởng của bộ phận hay một dòng văn học không bao trùm toàn bộ
giá trị của cả nền văn học. Đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX với
sự phát triển nhiều dòng văn học khác nhau, chưa từng xuất hiện trong các giai đoạn
văn học trước đó, không chỉ có xu hướng đối lập với dòng văn học cung đình mà
cho thấy sự phát triển của cả nền văn học Việt Nam giai đoạn này với những thay
đổi, phát triển phù hợp với tiến trình lịch sử.

17
Nói đến xã hội triều Nguyễn không thể không nhắc tới quan hệ giữa triều
Nguyễn với phương tây. Việc triều Nguyễn “đóng cửa” trong quan hệ với phương
tây và tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Trung hoa đã được thừa nhận. Hiện
nay đã có nhiều thay đổi trong cách đánh giá về triều Nguyễn trên các phương diện.
Nguyễn Ánh, vị vua sáng lập triều Nguyễn cũng là người chủ động hợp tác với
Pháp xuất phát từ mục đích muốn khôi phục lại giang sơn nhà Nguyễn, lợi dụng ưu
thế kinh tế, kỹ thuật chiến thắng nhà Tây Sơn. Trong lịch sử Việt Nam thì Nguyễn
Ánh là người có quan hệ hợp tác với phương tây khá toàn diện trên các phương diện

quân sự, ngoại giao, kinh tế và chính trị mà trước đó chưa một nhân vật lịch sử nào
làm được. Sau Gia Long có Minh Mạng và Thiệu Trị tiếp tục giao hảo với Pháp
nhưng có những hạn chế nhất định. Tác giả Vĩnh Sính cung cấp những thông tin cho
thấy mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam với phương tây. Tác giả cho rằng địa
danh Hạ Châu mà Cao Bá Quát được phái đi dương trình hiệu lực “trên nguyên tắc
được dùng không những để chỉ Singapore mà còn để gọi cả Penang và Malacca –
tức là các thuộc địa của người tây phương trên biển Malacca…” [57]. Hơn nữa thời
điểm 1844 diễn ra chuyến đi này có thể coi là thời điểm nhạy cảm bởi “đây là một
trong các phái bộ đầu tiên do triều đình Nguyễn gửi sang Hạ châu ngay sau khi
Thanh triều vì bị thất trận nặng nề trong cuộc chiến tranh nha phiến (1839 – 1842)
nên phải nuốt nhục ký điều ước Nam kinh (1842) với nước Anh” [57]. Chúng tôi
đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn rằng “việc các chuyến
thuyền do triều đình sai đi Hạ Châu vẫn nằm trong xu thế chung là hết sức dè dặt
trong quan hệ với thế giới bên ngoài… Bản thân việc nhà Nguyễn cử các phái đoàn
đi sang Đông Nam Á vừa để giao thương, buôn bán, vừa nắm thông tin về mọi mặt
trước sự hiện diện của Anh và các cường quốc phương tây cho thấy thực ra nhà
Nguyễn có quan tâm đến các vấn đề ứng xử với các thế lực mới này”[54, tr.8-9].
Việc nhà Nguyễn có những quan hệ giao thương với phương tây (nhất là ở ba
vị vua đầu triều Nguyễn) có những tác động đến xã hội triều Nguyễn giai đoạn này.
Những đô thị như Hội An, Phố Hiến, Gia Định… phát triển ở thế kỷ trước thì đến
nay vẫn tiếp tục phát triển trong vai trò của những trung tâm kinh tế, thương mại và
sự thay đổi về văn hóa tinh thần trong đời sống đô thị. Có lẽ tác động quan trọng từ

18
đời sống đô thị, xã hội thị dân chính là “sự xuất hiện những nhân vật xã hội” (Trần
Ngọc Vương). Trong đó “các nhà nho phi cổ truyền tạo nên trong đời sống tinh thần
một luồng sinh khí mới, vừa thể hiện tính tất yếu của sự vận động của bản thân cuộc
sống, cũng vừa mâu thuẫn với những xác tín, những nguyên lý ứng xử chính thống”
[40, tr.69]. Sự ra đời và phát triển của một lớp nhà nho với tư tưởng và lối sống
mới, có khuynh hướng đối lập và phá vỡ khuôn khổ truyền thống, tạo lập tính cá

nhân đã tạo hương sắc mới cho thời kỳ này và thể hiện rõ trong những sáng tác văn
học của họ. Cao Bá Quát là trường hợp tiêu biểu. Hơn nữa việc Cao Bá đi dương
trình hiệu lực được tận mắt chứng kiến những điều xa lạ, thể hiện trong văn chương
của mình với những tư tưởng, nhận thức mới so với thời đại của ông chính là sản
phẩm của sự tiếp thu văn hóa của con người cởi mở, đầy cá tính.
Triều Nguyễn độc tôn Nho giáo nhưng thời kỳ này vẫn có sự tồn tại và phát
triển của Phật giáo, Đạo giáo tạo nên đời sống tinh thần đa dạng. Nho giáo quay trở
lại vị trí độc tôn nhưng tư tưởng của lớp nho sĩ đã có sự chuyển biến, họ không
tuyệt đối tin theo những giáo lý Nho giáo như trước đây. Tác giả Nguyễn Thanh
Tùng cho rằng tư tưởng của giai đoạn này là “tam giáo đồng nguyên”, “cư nho mộ
thích” mà bản chất của hai tư tưởng này khác biệt không lớn bởi “tam giáo nhưng
thực chất là tam giáo dưới cái nhìn của Nho giáo. Phật, Đạo chỉ có thể gây ra ảnh
hưởng qua con đường ảnh hưởng của Nho giáo” [39, tr.104]. Thực tế Phật, Đạo chỉ
có thể gây ảnh hưởng qua Nho là điều đó chưa chẳn. Nho giáo là học thuyết chính
trị, đạo đức, là đạo lý nhập thế vốn không phải là tôn giáo. Vì vậy họ tìm đến Phật,
Đạo để “bù đắp” những thiết hụt trong đời sống mà Nho giáo không đưa lại. Tác giả
Nguyễn Huệ Chi khi nghiên cứu về đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam nhấn
mạnh “văn học cổ Việt Nam chịu sự chi phối của ba hệ thống tư tưởng tôn giáo Phật
giáo, Đạo giáo và Nho giáo… Ở những chặng đường sau tuy có lúc Nho giáo giữ vị
trí độc tôn nhưng chưa bao giờ Đạo giáo và Phật giáo mất hẳn địa vị trong việc
nâng đỡ tinh thần và cảm hứng cho mọi thế hệ người cầm bút viết văn” [4, tr.1000].
Cũng có nghĩa ảnh hưởng của Phật, Đạo trong tư tưởng tầng lớp trí thức không thể
mạnh như Nho nhưng sự tồn tại của chúng tách biệt trong khoảng cách nhất định và
sự ảnh hưởng là khác nhau chứ không phải chỉ dựa vào Nho, thông qua Nho. Trong

19
đó Nho giáo với lịch sử tư tưởng tồn tại lâu bền trong nhà nho thì luôn chiếm vị trí
hàng đầu.
Sự phức tạp không chỉ diễn ra trong đời sống tư tưởng xã hội mà bản thân tầng
lớp nho sĩ thất vọng, đổ vỡ đối với lý thuyết của Nho giáo. Sự tồn tại của tam giáo

như trên chứng tỏ tư tưởng tầng lớp trí thức không thuần nhất Nho mà có sự tìm
kiếm, ảnh hưởng của Phật và Đạo để thay thế những tín điều mà Nho không mang
lại. Từ sự chuyển biến trong tư tưởng sẽ dẫn đến thay đổi trong quan niệm, đời sống
thực tiễn cũng như đời sống văn học. Sự khủng hoảng trong tư tưởng tầng lớp trí
thức, sự đình đốn suy sụp của nền kinh tế, đời sống nhân dân cực khổ trước tình
trạng chiến tranh liên miên dẫn đến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa. Sử sách triều
Nguyễn ghi nhận con số gần 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trong khoảng thời gian từ
1802 – 1883 dưới sự trị vì của bốn vị vua đầu triều Nguyễn. Chiến tranh loạn lạc
không chỉ là tình trạng khủng hoảng kinh tế mà sâu sắc hơn bởi nguyên nhân là “sự
mất tin tưởng, hoài nghi hết mọi tín điều, không phải ở phương diện trừu tượng của
giáo lý mà ở phương diện cụ thể của con người ban phát thực hành giáo lý” [4,
tr.754]. Tuy nhà Nguyễn độc tôn Nho giáo nhưng không thể lấy lại giá trị nguyên
vẹn mà Nho giáo xây dựng trong thời kỳ thịnh trị của nó. Trên phương diện văn hóa
– xã hội, trực tiếp nhất là đời sống văn học, quan niệm thuộc về chính thống phát
triển thành dòng riêng, thu hút lực lượng lớn tham gia xung quanh triều đình trung
ương Huế nhưng những vùng có tính truyền thống như Thăng Long và hệ thống các
tác giả ở đây vẫn theo những tư tưởng và dòng mạch dân chủ, hướng đến những giá
trị thuộc về con người cá nhân, con người tự do của giai đoạn trước đó.
Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX diễn các cuộc
chiến tranh giữa các giai tầng trong xã hội, khởi nghĩa nông dân, sự khủng hoảng ý
thức hệ chính trị cũng như trong tầng lớp trí thức nhà nho, sự phát triển của kinh tế
thương mại xuất hiện những đô thị và đời sống thị dân… đã tác động không nhỏ lên
đời sống văn học cũng như lực lượng sáng tác thời kỳ này. Triều Nguyễn thi hành
nhiều những biện pháp củng cố Nho giáo cùng sự phát triển của dòng văn học cung
đình với tính chất văn chương chính thống tác động không nhỏ đến xã hội. Trong
bối cảnh này, chúng tôi nghiên cứu quan niệm văn chương của Cao Bá Quát và sự

20
thể hiện của nó trong sáng tác của ông để đưa ra cách nhìn toàn diện hơn tại sao Cao
Bá Quát lại có quan điểm như vậy trong tương quan với bối cảnh đương đại để nhận

định chính xác nhất về ý nghĩa quan niệm văn chương của ông.
Đánh giá về triều Nguyễn cần nhìn nhận vào sự thật lịch sử để đưa ra cái nhìn
toàn cảnh, khách quan hơn. Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng kéo dài
gần 150 năm đã đóng góp nhiều giá trị, nhất là với những vị vua đầu triều Nguyễn
trước khi thực dân Pháp xâm lược. Việc nhà Nguyễn khôi phục Nho giáo bị coi là
cổ hủ, thậm chí là phản động trên quan điểm phản phong bởi mục đích của nó là
bảo vệ giai cấp, bảo vệ triều đại phong kiến. Nhưng ngay tại thời điểm đó chưa xuất
hiện học thuyết hay tôn giáo, đường lối cai trị nào tỏ ra ưu thế vượt trội hơn so với
Nho giáo. Gia Long cố gắng xây dựng chính quyền quân chủ mạnh và thiết lập triều
đại để củng cố sự thống trị về cương vực lãnh thổ từ bắc tới nam như hiện nay là
đóng góp đáng ghi nhận. Những di sản văn hóa tinh thần mà triều Nguyễn để lại rất
giá trị. Sự khủng hoảng kinh tế xã hội, sự thất bại trước thực dân Pháp xâm lược cho
thấy hạn chế của triều Nguyễn nhưng không thể phủ định sạch trơn những đóng góp
của triều đại này.
1.2. Đời sống văn học
Trong nhiều thế kỷ Thăng Long là kinh đô nhà nước, nơi tập trung hoạt động
chính trị, văn hóa cũng là trung tâm văn học của nước ta. Văn học được phát triển
dưới sự bảo trợ của triều đình phong kiến, phục vụ cho những mục đích của triều
đại. Bản thân các tác giả văn học thi cử quan lại bằng văn là một trong nhân tố quan
trọng tạo nên sự phát triển văn học và những thể loại văn học – chính trị nhà nước.
Suốt thời kỳ dài của lịch sử chứng kiến sự tồn tại của trung tâm chính trị - văn học
Thăng Long nhưng tình hình thay đổi cùng với những biến động của tình hình đất
nước khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy Phú Xuân - Huế làm kinh đô.
Văn học không phải là sự minh chứng của lịch sử nhưng nó chịu ảnh hưởng
của lịch sử, chính trị, kinh tế của đất nước. Thế kỷ XVII – VXIII đánh dấu sự phân
chia quyền lực, lãnh thổ giữa vua Lê chúa Trịnh đàng ngoài và chúa Nguyễn đàng
trong dẫn tới sự thay đổi của không gian văn học. Ở đàng ngoài Thăng Long vẫn là
trung tâm văn học xứ bắc nhưng xứ đàng trong hình thành nên trung tâm văn học

21

mới được định danh là không gian văn học Thuận Quảng (chữ dùng của nhà nghiên
cứu Trần Nho Thìn). Việc nhấn mạnh không gian văn học này để lưu ý đến những
đặc điểm của văn hóa vùng miền, phương diện tư tưởng thẩm mỹ riêng. Triều
Nguyễn lấy Huế làm kinh đô, quy tụ một tầng lớp nho sĩ, trí thức tập trung quanh
kinh đô mới này tạo nên một số đặc trưng văn học khác với vùng văn học Thăng
Long truyền thống. Một số tác giả đất bắc vào Huế làm quan và có sự nghiệp văn
chương gắn với vùng đất mới này có những nét khác, vừa bổ sung vừa đối lập, nhất
là về tư tưởng, quan niệm.
Sự chuyển dịch không gian văn học theo hướng tiến về phía nam được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm để định danh tên gọi cho vùng văn học này. Tác giả Cao
Tự Thanh gọi là văn học đàng trong thế kỷ XVII – XVIII trên cơ sở “khái niệm địa
chính trị” để chỉ nửa phần đất ở phương nam từ sau khi Nguyễn Hoàng trở về
Thuận Hóa (1600) thiết lập chính quyền riêng với chính quyền đàng ngoài. Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm trên cơ sở tìm hiểu đội ngũ tác giả tác phẩm, công chúng văn
học, thị trường văn học, mối quan hệ giữa văn học với giới cầm quyền… thừa nhận
không gian văn học Thừa Thiên-Huế với đời sống riêng từ mốc 1600, là thời điểm
Nguyễn Hoàng vào Thừa Thiên Huế lần hai trong ý muốn tách khỏi đất Bắc Hà.
Cũng theo tác giả này thì “đời sống văn hóa tinh thần của đất Thuận Quảng sau năm
1600 đã định hình và khu biệt nhất định với văn học Thăng Long là cơ sở để hình
thành đời sống văn học Thừa Thiên Huế về cả đội ngũ, chủ đề, bút pháp và tầm ảnh
hưởng của nó” [56]. Tác giả Trần Nho Thìn trên góc nhìn không gian địa - văn học
cho thấy quá trình vận động văn học cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía
nam để từ không gian văn học mà trung tâm là Thăng Long và các tỉnh quanh
Thăng Long (gọi là tứ trấn gồm Kinh Bắc, Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương) mở
rộng về phía nam với sự kiện Đào Duy Từ bỏ đàng ngoài vào đàng trong theo các
chúa Nguyễn và việc Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa. Nhưng không gian văn học
tiếp tục được mở rộng theo quá trình nam tiến. Theo ông quá trình nam tiến cuối thế
kỷ XVII đã lan rộng đến tận Đồng Nai, Gia Định rồi Hà Tiên để văn học Hán –
Nôm được mở rộng.
Có điểm chung trong ý kiến của các nhà nghiên cứu là sự chuyển dịch không

gian văn học diễn ra ở thế kỷ XVII với sự kiện Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa trong

22
xu hướng muốn tạo độc lập với chính quyền đàng ngoài và một phần trong sự độc
lập đó là sự chuyển dịch của văn học mang những đặc điểm riêng bởi nó chịu sự chi
phối của tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa đàng trong. Tuy nhiên việc định danh
bằng một tên gọi chính thức cho không gian văn học này vẫn chưa có sự thống nhất.
Tác giả Cao Tự Thanh định danh văn học đàng trong gắn với không gian địa –
chính trị của khu vực rộng lớn. Nếu chỉ nhìn nhận văn học theo góc nhìn địa lý thì
chưa thể chính xác bởi vùng đất Nam Bộ gồm Gia Định, Hà Tiên hình thành muộn
hơn so với Thuận Hóa và có những nét riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của
vùng đất mới được khai phá. Tác giả Trần Nho Thìn nhận xét chính xác rằng “khả
năng ảnh hưởng hạn chế của triều đình trung ương trong ý đồ nhất thể hóa mọi mặt
đời sống, kể cả đời sống văn hóa tư tưởng ở các vùng miền do không gian đất nước
quá rộng so với trình độ kỹ thuật rất hạn chế, do truyền thống văn hóa, đặc trưng
riêng của các vùng miền mà lịch sử để lại…”[33, tr.632]. Nếu gọi là văn học Thừa
Thiên-Huế hình thành từ đời sống văn hóa tinh thần của đất Thuận Quảng trong vai
trò trung tâm văn học giống như Thăng Long thì chưa bao quát hết phạm vi không
gian. Nói cách khác sự xuất hiện của vùng văn học Thuận Quảng với trung tâm là
Phú Xuân - Huế, chủ lưu văn học của hoàng phái nhà Nguyễn có ảnh hưởng nhất
định đến nền văn học thời kỳ này. Sự chuyển dịch không gian văn học này xuất hiện
từ thế kỷ XVII –XVIII nhưng đến thời điểm đầu thế kỷ XIX khi Gia Long lên ngôi,
tổ chức triều đại độc lập thống nhất toàn cõi Việt Nam thì không gian văn học này
chính thức được xác lập. Dòng văn học cung đình Huế đầu thế kỷ XIX khi triều
đình nhà Nguyễn cố gắng khẳng định địa vị của mình, xây dựng chính quyền đất
nước, độc tôn Nho giáo đã quy tụ một số tác giả lớn phía bắc thi cử và làm quan ở
đây (Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu…) tạo nên
không khí văn học sôi nổi. Việc nghiên cứu vùng văn học này trong tương quan với
nền văn học dân tộc cũng như đối chiếu với tác giả Cao Bá Quát sẽ cho chúng ta
thấy được những khác biệt cũng như tại sao hình thành những đặc điểm văn chương

của Cao Bá Quát có tính đối lập với bối cảnh văn học mà tác giả tương tác.
Trong không gian văn học Thuận Quảng, văn học cung đình Huế phát triển mà
chủ lưu là dòng văn học hoàng phái nhà Nguyễn, đứng đầu là các ông vua đầu triều

23
Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (vua Gia Long gắn với công cuộc khai
quốc, bước đầu xây dựng đất nước thống nhất bằng quân sự vũ trang chưa thể quan
tâm nhiều đến công cuộc văn trị). Các ông vua này đều là những ông vua hay chữ
và có nhiều thơ. Họ là người đại diện triều đình phong kiến và giai cấp thống trị
trong vai trò những nhà văn, nhà thơ thì việc tuyên truyền, giáo huấn đạo trung hiếu
và khẳng định quyền lực thống trị của triều Nguyễn là nội dung quan trọng. Triều
Nguyễn độc tôn Nho giáo cùng các chính sách thi cử quan lại bằng văn chương,
giáo dục đạo đức nho gia hay hoạt động sáng tác văn học cung đình hướng tới
truyền bá, khẳng định Nho giáo hữu ích và để phục vụ triều đình.
Trong dòng văn học nhà Nguyễn còn có sự xuất hiện của các thi xã, tiêu biểu
nhất là Mặc Vân thi xã do hoàng tử Miền Thẩm, Miên Trinh là chủ soái cùng với
nhiều hoàng tử, công chúa, quan lại triều đình, văn thân quốc thích nhà Nguyễn
tham gia. Hoạt động xướng họa, bình thơ văn tạo ra không khí sôi nổi. Phủ của
Miên Thẩm là nơi gặp gỡ, hội tụ những người hoạt động xướng họa văn thơ: “trong
phủ không ngày nào số văn nhân đến hội họp dưới nửa trăm người. Còn ở xa gần
các danh sĩ hưởng ứng theo, gửi thơ, bài xướng họa cũng lắm… Ngoài ra, những
hạng con em ham học ở những làng xung quanh nghe tiếng thi xã tình nguyện vào
học hỏi không biết bao nhiêu” [19, tr.38]. Dưới triều Nguyễn, nhất là dưới các vị
vua đầu triều Nguyễn có loại hình phủ đệ, nơi ở của các hoàng tử công chúa như
một quốc gia nhỏ, độc lập với bên ngoài, được vua ban phát lương bổng để duy trì
và tồn tại theo nếp sống sung túc của hoàng gia. Trong số phủ đệ thì phủ của Tùng
Thiện Vương Miên Thẩm không chỉ là nơi giao lưu học tập trong lĩnh vực xướng
họa văn thơ, sử sách ghi lại trường hợp Nguyễn Trọng Hợp (quê Hải Dương) sau đỗ
cử nhân hán học vào xin bái yết Miên Thẩm để học tiếp cho đến ngày đỗ tiến sĩ; hay
trường hợp của Phạm Phú Thứ cũng vậy. Trường hợp Tam Khanh (ba công chúa là

em Miên Thẩm gồm Trọng Khanh, Thúc Khanh, Quý Khanh) được Miên Thẩm
“giáo dục tận tâm” trở thành ba nữ thi sĩ (dẫn theo tác giả Lê Quang Thái trong
cuốn Nghiên cứu Huế). Điều đó cho thấy bản thân người đứng đầu Mặc Vân thi xã
có vai trò nhất định (thường gọi là mạnh thường quân) có ảnh hưởng không chỉ
trong tầng lớp hoàng tộc mà còn đối với một số quan lại, bậc đại khoa, hoàng thân

×