Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Một số giải pháp thu hút khách dụ lịch Úc đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 177 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ THỊ VÂN ANH



MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH ÚC ĐẾN VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH








Hà Nội, 2014
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ VÂN ANH


MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH ÚC ĐẾN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ LAN HƢƠNG




Hà Nội, 2014
3

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ 9
MỞ ĐẦU 10
1. Lý do chọn đề tài 10

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
3. Mục đích của đề tài 15
4. Nhiệm vụ của đề tài 15
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 15
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
7. Cấu trúc của luận văn 18
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH QUỐC TẾ 19
1.1. Tổng quan về khách du lịch quốc tế 19
1.1.1. Khái niệm về khách du lịch quốc tế 19
1.1.2. Phân loại khách du lịch quốc tế 19
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm của khách du lịch quốc tế 23
1.2. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế 27
1.2.1. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế của cơ quan quản lý du lịch . 27
1.2.2. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế của doanh nghiệp du lịch 30
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế 41
1.3.1. Những nhân tố vĩ mô 41
1.3.2. Những nhân tố vi mô 47
4

1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch
Úc 50
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 50
1.4.2. Kinh nghiệm của Ma-lai-xi-a 50
1.4.3. Kinh nghiệm của In-đô-nê-xi-a 50
1.4.4. Kinh nghiệm của Niu Di-lân 51
1.4.5. Bài học kinh nghiệm trong việc thu hút khách du lịch Úc 52
Tiểu kết chƣơng 1 53
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
ÚC ĐẾN VIỆT NAM 54

2.1. Tổng quan về thị trƣờng khách du lịch Úc 54
2.1.1. Một số đặc điểm về đất nước, con người Úc 54
2.1.2. Sự phát triển của thị trường khách du lịch Úc 67
2.2. Đặc điểm khách du lịch Úc đến Việt Nam những năm gần đây 81
2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng 81
2.2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch Úc đến Việt Nam 85
2.2.3. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Úc đến Việt Nam 86
2.3. Giải pháp thu hút khách du lịch Úc của du lịch Việt Nam hiện nay 89
2.3.1. Thực trạng giải pháp thu hút khách du lịch Úc của cơ quan quản lý du
lịch 89
2.3.2. Thực trạng giải pháp thu hút khách du lịch Úc của doanh nghiệp du
lịch 100
2.4. Đánh giá chung về việc thu hút khách du lịch Úc của Việt Nam 110
2.4.1. Những thành công 110
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 113
Tiểu kết chƣơng 2 117
5

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ÚC ĐẾN
VIỆT NAM 118
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 118
3.1.1. Định hướng của ngành du lịch Việt Nam 118
3.1.2. Định hướng đối với thị trường khách du lịch Úc 118
3.2. Giải pháp thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam 119
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý du lịch 119
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 128
3.3. Một số kiến nghị 133
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Tổng cục Du lịch133
3.3.2. Một số kiến nghị khác đối với các tổ chức liên quan 133
Tiểu kết chƣơng 3 136

KẾT LUẬN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABC
Australian Broadcasting Corporation
Đài truyền hình Úc
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
B2B
Business to Business
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
FAM trip
Familiarization Trip
Hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị
FTA
Free trade area
Hiệp định Thương mại Tự do
HDV
Hướng dẫn viên
OECD
Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PATA
Pacific Asia Travel Association
Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương
UNWTO
The United Nations World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
VTOS
Vietnam Tourism Occupational Skills Standard
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam

7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại khách du lịch của Cohen 222
Bảng 2.1: Dân số các bang và vùng lãnh thổ chính của Úc 55
Bảng 2.2: Các mùa và nhiệt độ trung bình các tháng ở Sydney 58
Bảng 2.3: Mục đích đi du lịch của khách du lịch outbound Úc 73
Bảng 2.4: Khách du lịch Úc theo nhóm tuổi giai đoạn 2001-2011 74
Bảng 2.5: Số lƣợng khách du lịch outbound Úc từ các bang/vùng lãnh thổ 77
Bảng 2.6: Khách du lịch outbound Úc và một số kênh thông tin 79
Bảng 2.7: Dự báo số lƣợng khách du lịch Úc đến Việt Nam 82
Bảng 2.8: Độ tuổi của khách du lịch Úc đến Việt Nam 86
Bảng 2.9: Mục đích khách du lịch Úc đến Việt Nam 86
Bảng 2.10: So sánh giới tính, nghề nghiệp, mục đích chuyến đi của du khách Úc tới
du lịch Việt Nam 87
Bảng 2.11: Nguồn thông tin khách du lịch Úc đã sử dụng trong chuyến đi thăm Việt
Nam 89
Bảng 2.12: Đánh giá về vệ sinh nơi tham quan ở Việt Nam của khách du lịch Úc 99
Bảng 2.13: Du khách Úc đánh giá về độ hợp lý của tour khi đi du lịch Việt Nam 101
Bảng 2.14: Du khách Úc đánh giá về giá cả tour đến Việt Nam 101

Bảng 2.15: Du khách Úc đánh giá về xe vận chuyển tại Việt Nam 1022
Bảng 2.16: Loại hình lƣu trú du khách Úc sử dụng tại Việt Nam 1033
Bảng 2.17: Yêu cầu về dịch vụ lƣu trú của khách du lịch Úc 103
Bảng 2.18: Chất lƣợng nhà hàng du khách Úc sử dụng tại Việt Nam 1044
Bảng 2.19: Yêu cầu về nhà hàng của khách du lịch Úc 1044
Bảng 2.20: Du khách Úc đánh giá về giá cả tour đến Việt Nam 105
8

Bảng 2.21: Thông tin du khách Úc cảm thấy cần đƣợc cập nhật, tuyên truyền rộng
rãi hơn khi đi du lịch Việt Nam 108
Bảng 2.22: Khách du lịch Úc đánh giá trình độ ngoại ngữ của HDV 109
Bảng 2.23: Khách du lịch Úc đánh giá trình độ chuyên môn của HDV 110
9

DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bản đồ 2.1: Bản đồ các bang và vùng lãnh thổ chính của nƣớc Úc 5544
Biểu 2.1: Cấu trúc dân số về độ tuổi và giới tính của ngƣời dân Úc 55
Biểu 2.2: Số lƣợng và tốc độ tăng trƣởng của khách du lịch outbound Úc từ năm
2001 – 2012 67
Biểu 2.3: Các điểm đến yêu thích nhất của khách du lịch Úc năm 2012 69
Biểu 2.4: Tốc độ tăng trung bình của khách du lịch outbound Úc giai đoạn 2001 –
2012 đến 10 điểm đến đƣợc ƣa thích nhất 700
Biểu 2.5. Chi tiêu du lịch quốc tế bình quân đầu ngƣời của 10 nƣớc 71
Biểu 2.6: Khách du lịch outbound Úc năm 2010 theo từng tháng 72
Biểu 2.7: Biểu số lƣợt khách du lịch outbound Úc đi nghỉ theo tháng (năm 2010) 73
Biểu 2.8: Khách du lịch Úc theo lứa tuổi và giới tính năm 2001 và 2011 75
Biểu 2.9: Số lƣợt khách du lịch Úc trong 100 ngƣời dân theo lứa tuổi 76
Biểu 2.10: Số lƣợt khách/100 ngƣời theo nguồn gốc nơi sinh của ngƣời Úc 778
Biểu 2.11: Thời gian lƣu trú của khách du lịch Úc theo điểm đến 778
Biểu 2.12: Thống kê về việc đặt chuyến đi nƣớc ngoài gần nhất qua đại lý lữ hành

và Internet của khách du lịch outbound Úc 800
Biểu 2.13: Số lƣợng và tốc độ tăng trƣởng khách du lịch Úc đến Việt Nam 811
Biểu 2.14: Số lƣợng và tốc độ tăng trƣởng của khách du lịch Úc đến các nƣớc yêu
thích nhất theo các nguồn thống kê khác nhau 82
Biểu 2.15: Lƣợng khách du lịch Úc đến Việt Nam năm 2010 theo tháng 83
Biểu 2.16: Cơ cấu giới tính của khách du lịch Úc đã từng đến Việt Nam 855
Biểu 2.17: Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch Úc đã từng đến Việt Nam 85
10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong năm 2012, lƣợng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6.847.678
lƣợt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2011. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam nhiều nhất thuộc về các nƣớc: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài
Loan, Campuchia, Malaysia, Úc, Thái Lan, Pháp [19]. Trong đó, Úc là một trong ba
thị trƣờng duy nhất ngoài châu Á thuộc nhóm 10 thị trƣờng gửi khách nhiều nhất tới
Việt Nam, xếp trên cả thị trƣờng gửi khách rất gần với Việt Nam là Thái Lan. Số
lƣợng du khách Úc đến Việt Nam có xu hƣớng tăng liên tục, trừ năm 2009. Trong 7
năm, số lƣợng khách du lịch Úc đến Việt Nam tăng gần gấp đôi, từ hơn 145.000
năm 2005 lên đến gần 290.000 năm 2012, tuy nhiên lƣợng khách năm 2012 so với
lƣợng khách năm 2011 tăng không đáng kể.
Hơn nữa, trong 05 năm gần đây, số lƣợng khách du lịch Úc đi du lịch quốc tế
tăng liên tục ở mức trung bình khoảng 10%/ năm mặc dù du lịch quốc tế nói chung
chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. [12] Mặc dù số lƣợng khách du
lịch Úc không cao nếu so sánh với các nƣớc nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản nhƣng
theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2010, tổng chi tiêu cho du lịch
quốc tế của khách du lịch Úc đạt 22,2 tỷ đô Mỹ, thuộc nhóm 10 nƣớc có tổng chi
tiêu du lịch quốc tế lớn nhất thế giới. [15] Đáng chú ý, cũng theo thống kê nêu trên,
nếu tính mức chi tiêu du lịch quốc tế trung bình trên tổng số dân (với dân số 22 triệu
ngƣời) thì Úc ở vị trí đứng đầu thế giới với mức 1.014 đô la Mỹ/ ngƣời, gấp 4,5 lần

Nhật Bản và hơn 21 lần Trung Quốc, những nƣớc trong nhóm các thị trƣờng trọng
điểm của du lịch Việt Nam. Khách du lịch Úc trong một vài năm gần đây đều lọt
top 10 các quốc gia có chi tiêu du lịch quốc tế bình quân đầu ngƣời lớn nhất, đặc
biệt, trong năm 2012, du khách Úc đã đƣợc xếp thứ nhất, trên cả lƣợng chi tiêu của
khách Đức, Canada, Anh. [14]
Tuy nhiên, trong số 10 điểm đến yêu thích nhất của khách du lịch Úc năm
2011 không có Việt Nam mà những nƣớc trong khu vực Đông Nam Á (Indonesia,
11

Thái Lan, Singapore và Malaysia) và Đông Bắc Á (Trung Quốc và Hồng Kông) có
vị trí địa lý rất gần với Việt Nam lại lọt vào top này. [13]
Nhận thức rõ đƣợc tiềm năng của du khách Úc đối với các nƣớc ASEAN,
các quốc gia ASEAN đã cùng thành lập Chi hội xúc tiến Du lịch ASEAN tại
Sydney (năm 2011) với mục tiêu là thúc đẩy các hoạt động xúc tiến du lịch chung
nhằm tạo ý thức về thƣơng hiệu du lịch ASEAN – điểm đến chung tại thị trƣờng
Úc. Đối với Việt Nam, chúng ta chƣa có hoạt động xúc tiến quảng bá định kỳ đối
với thị trƣờng Úc. Đến năm 2012, nhận thức đầy đủ hơn về thị trƣờng khách Úc,
Tổng cục Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đã đứng ra tổ chức sự kiện quảng bá du
lịch Việt Nam tại Melbourne, tuy nhiên, tham gia hoạt động xúc tiến chỉ có 8 doanh
nghiệp du lịch tại Việt Nam và một số công ty lữ hành tại Melbourne, chƣa thực sự
gây đƣợc tiếng vang lớn.
Tóm lại, Úc thuộc nhóm 10 thị trƣờng gửi khách hàng đầu của Việt Nam, có
mức tăng trƣởng mạnh trong những năm qua, khách du lịch Úc đến Việt Nam cũng
có mức chi tiêu cao hàng đầu so với khách du lịch đến từ các nƣớc khác. Ngoài ra,
khách du lịch Úc có xu hƣớng đi du lịch nƣớc ngoài ngày càng nhiều, nhiều nƣớc
láng giềng và các nƣớc trong khu vực thuộc nhóm các điểm đến yêu thích nhất của
khách du lịch Úc là những đối thủ cạnh tranh thực sự của Việt Nam. Thế nhƣng,
việc phát triển thị trƣờng khách du lịch Úc trong những năm qua vẫn còn chƣa
tƣơng xứng với tiềm năng và điều kiện của hai nƣớc. Trong thực tế phát triển, Việt
Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc nghiên cứu thị trƣờng và các định

hƣớng, hoạt động nhằm thu hút khách du lịch Úc.
Vì vậy, với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp thu
hút khách du lịch Úc đến Việt Nam” nhằm đƣa ra giải pháp thu hút khách du lịch
Úc – một thị trƣờng khách đầy tiềm năng vào Việt Nam, mang tính thời sự cao, có ý
nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của ngành du lịch hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tại Việt Nam, chúng ta đã có những đề tài nghiên cứu về thị trƣờng khách
du lịch quốc tế đến nhƣ:
12

Luận văn của tác giả Trần Phú Cƣờng với đề tài “Nghiên cứu thị trường
khách du lịch Bắc Âu đến Việt Nam”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008. Trong luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về thị
trƣờng du lịch và phƣơng pháp nghiên cứu thị trƣờng du lịch. Nghiên cứu thị trƣờng
khách Bắc Âu đi du lịch nƣớc ngoài và đến Việt Nam, trình bày các đặc điểm kinh
tế, chính trị, xã hội của bốn nƣớc Bắc Âu là Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần
Lan; xu hƣớng tiêu dùng và mua sắm của ngƣời dân Bắc Âu cũng nhƣ xu hƣớng đi
du lịch của thị trƣờng này; đăc điểm, tâm lý, thị hiếu của thị trƣờng khách Bắc Âu;
xu hƣớng và số lƣợng khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam; khả năng của du lịch
Việt Nam trong việc thu hút và khai thác thị trƣờng khách Bắc Âu; thực trạng công
tác xúc tiến và khai thác thị trƣờng khách du lịch Bắc Âu. Trình bày một số giải
pháp đẩy mạnh xúc tiến và khai thác thị trƣờng khách du lịch Bắc Âu tới Việt Nam
bao gồm các giải pháp về cơ chế chính sách, các giải pháp về thị trƣờng, sản phẩm,
xúc tiến quảng bá, tổ chức và phối kết hợp giữa các Bộ, ban, ngành hữu quan.
Đề tài luận văn“Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch
Nga tới Việt Nam” của tác giả Lê Việt Hà, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 đã nghiên cứu đặc điểm của thị trƣờng du lịch quốc
tế gửi khách của Nga nói chung. Nghiên cứu đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch
Nga của du lịch Việt Nam giai đoạn từ đầu những năm 2000 đến đầu năm 2011: qua
tìm hiểu về tình hình khai thác thị trƣờng khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam;

Đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch Nga khi đi du lịch tại Việt Nam; Các sản
phẩm phục vụ du lịch nhằm thu hút thị trƣờng khách du lịch Nga tới Việt Nam;
Thực trạng điều kiện phục vụ khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam. Đánh giá
thực trạng thu hút thị trƣờng khách du lịch Nga của du lịch Việt Nam giai đoạn từ
đầu những năm 2000 đến đầu năm 2011. Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng khách du lịch Nga đến Việt Nam.
Với đề tài luận văn “Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đối với
Du lịch Việt Nam” của tác giả Hà Thùy Linh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thị trƣờng
13

khách du lịch Nhật Bản về đất nƣớc, con ngƣời và văn hoá. Nghiên cứu đặc điểm
tính cách, phong tục tập quán, khẩu vị ăn uống và điều kiện nảy sinh nhu cầu du
lịch của ngƣời Nhật Bản. Nghiên cứu thực trạng khai thác thị trƣờng khách du lịch
Nhật Bản tại Việt Nam trên cơ sở số lƣợng, cơ cấu, chi tiêu, thời vụ, thời gian mỗi
chuyến đi, và sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch Việt Nam, các tác nhân hạn
chế, từ đó đƣa ra giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
ngành du lịch Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Phƣơng Nhung của đề tài luận văn “Phân tích nguồn
khách Nhật Bản đến Việt Nam”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2007 đã đƣa ra tổng quan về thị trƣờng gửi khách Nhật Bản nhƣ
đặc điểm về đất nƣớc, con ngƣời Nhật Bản; chính sách và quản lý phát triển du lịch
ở Nhật Bản; đặc điểm thị trƣờng gửi khách Nhật Bản. Đánh giá thực trạng khách
Nhật Bản đến Việt Nam thông qua tìm hiểu về số lƣợng, tốc độ tăng trƣởng, thị
phần cũng nhƣ nghiên cứu những đặc điểm về độ tuổi, giới tính, mùa du lịch, đặc
điểm tiêu dùng của khách Nhật Bản tại Việt Nam. Từ đó đánh giá xu hƣớng đi du
lịch nƣớc ngoài của khách Nhật Bản và điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức
của du lịch Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng Nhật
Bản của du lịch Việt Nam đến năm 2015.
“Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội”

là đề tài luận văn tác giả Mai Chánh Cƣờng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 lựa chọn để đƣa ra tổng quan về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc Hàn Quốc - tìm hiểu nét đặc trƣng và các sở
thích tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc. Phân tích mối quan hệ hợp tác Việt
Nam – Hàn Quốc về các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, du lịch…
tạo cơ sở cho hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc. Phân tích thực trạng hoạt
động thu hút khách du lịch Hàn Quốc: điều kiện thu hút và tình hình khách du lịch
Hàn Quốc đến Hà Nội, các chƣơng trình, dịch vụ du lịch phục vụ khách Hàn Quốc,
công tác xúc tiến, triển khai các dự án đầu tƣ du lịch, sự phối hợp giữa sở Văn hóa
Thể thao Du lịch với các doanh nghiệp du lịch tạo thị trƣờng tốt cho khách du lịch.
14

Đánh giá chung về hoạt động này. Đƣa ra các quan điểm và mục tiêu phát triển du
lịch Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút khách du lịch Hàn
Quốc đến Hà Nội nhƣ: Phát huy vai trò định hƣớng cho doanh nghiệp xây dựng sản
phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách; triển khai đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển
nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch Hàn Quốc; tăng cƣờng hoạt động xúc tiến
sang thị trƣờng Hàn Quốc; tăng cƣờng hoạt động thanh tra, quản lý doanh nghiệp
kinh doanh du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm; phát triển hệ
thống kênh phân phối sản phẩm….
Đề tài luận văn “Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách
du lịch Trung Quốc của ngành du lịch Việt Nam” của tác giả Lê Quỳnh Phƣơng,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 đƣa ra tổng
quan về thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc, tìm hiểu đặc trƣng và các sở thích
tiêu dùng du lịch của du khách Trung Quốc. Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và Trung Quốc làm tiền đề cho hoạt động thu hút khách du lịch Trung
Quốc tới Việt Nam. Khái quát một số hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc
nói riêng và khách du lịch quốc tế nói chung tại Việt Nam. Phân tích và làm rõ thực
trạng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008, đánh giá
những thuận lợi đạt đƣợc và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động thu hút

khách du lịch Trung Quốc của Việt Nam. Đề xuất các định hƣớng và giải pháp về
thu hút khách du lịch Trung Quốc: cải cách thủ tục hành chính đối với khách Trung
Quốc vào Việt Nam du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du
lịch; đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch; nâng cao chất lƣợng đội
ngũ lao động; giáo dục du lịch toàn dân; hợp tác quốc tế; nhằm nâng cao khả
năng thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.
Tác giả Phạm Ngọc Diệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội qua đề tài luận văn “Một số giải pháp thu hút khách du lịch Hàn
Quốc đến Việt Nam” đã đƣa ra tổng quan một số lý luận cơ bản về hoạt động thu
hút khách du lịch quốc tế dƣới góc độ một quốc gia. Khái quát về thị trƣờng du lịch
Hàn Quốc, đặc điểm của thị trƣờng gửi khách Hàn Quốc nói chung và đặc điểm của
15

khách Hàn Quốc đến Việt Nam nói riêng giai đoạn 2005-2012. Đánh giá thực trạng
thu hút khách du lịch Hàn Quốc của Việt Nam giai đoạn 2005-2012 . Đề xuất một
số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút khách Hàn Quốc của Du lịch Việt
Nam trong thời gian tới.
Nhƣ vậy, các nghiên cứu đánh giá việc thu hút khách du lịch quốc tế đƣợc
thực hiện đối với các thị trƣờng khách khác nhau nhƣ: khách du lịch Bắc Âu, khách
du lịch Nga, khách du lịch Nhật Bản, khách du lịch Hàn Quốc, khách du lịch Trung
Quốc nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến việc thu hút khách du lịch Úc.
3. Mục đích của đề tài
Thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam theo hƣớng chuyên nghiệp, có
trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với Chiến lƣợc phát triển du lịch trong điều kiện
thực tế.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thị trƣờng khách du lịch quốc tế và hoạt động
thu hút khách du lịch quốc tế.
- Phân tích thị trƣờng khách du lịch Úc, đặc điểm của thị trƣờng khách du lịch
Úc.

- Đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam của cơ quan
quản lý nhà nƣớc về du lịch và của các doanh nghiệp du lịch trong giai đoạn
hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Úc đến Việt
Nam trong những năm tới.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp thu
hút khách du lịch Úc.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động thu hút khách du
lịch Úc tại Hà Nội – trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc.
16

Khách du lịch Úc thƣờng đi du lịch dài ngày, phần lớn đi theo tuyến truyền
thống từ miền Bắc Bắc vào miền Nam Việt Nam hoặc ngƣợc lại với các điểm đầu/
cuối là Hà Nội hoặc Sài Gòn. Vì vậy, các phiếu điều tra tác giả thu thập đƣợc tại Hà
Nội có thể coi là đại diện cho lƣợng khách du lịch Úc đến Việt Nam.
Về thời gian: Các số liệu phục vụ nghiên cứu của luận văn đƣợc tập hợp
trong khoảng 10 năm gần đây (từ 2003 – 2013) và định hƣớng đến năm 2020.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Dữ liệu bao
gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
6.1. Thiết kế nghiên cứu
Khi đã xác định đúng vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng nghiên cứu mô tả
với mục đích mô tả những đặc điểm, tính chất liên quan đến khách du lịch Úc đến
Việt Nam. Nghiên cứu mô tả tập trung vào việc mô tả quy mô, tiềm năng của thị
trƣờng khách du lịch Úc, các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thu hút khách du lịch Úc
6.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
- Tạp chí, báo của ngành du lịch Việt Nam: tìm kiếm thông tin về thị trƣờng
du lịch Úc, các hoạt động của ngành đối với thị trƣờng khách du lịch Úc, số

lƣợng khách du lịch Úc đến Việt Nam, khả năng chi tiêu của khách du lịch
Úc…
- Sách, giáo trình trong nƣớc và nƣớc ngoài: lý thuyết về nghiên cứu thị
trƣờng, định nghĩa khách du lịch quốc tế, phân loại khách du lịch quốc tế,
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế…
- Tạp chí, báo của ngành du lịch Úc, Tổng cục Thống kê Úc: cơ cấu giới tính,
cơ cấu nghề nghiệp của khách Úc đi du lịch nƣớc ngoài, số liệu về lƣợng
khách Úc đi du lịch các nƣớc trên thế giới, thời gian nghỉ lễ, cơ cấu chi tiêu,
điểm đến yêu thích…
- Mạng Internet: các bài báo, bài phân tích liên quan đến các hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế nói chung và khách Úc nói riêng của du lịch Việt Nam.
17

Các báo cáo phân tích, thống kê của các tổ chức quốc tế về du lịch có uy tín
nhƣ UNWTO, PATA…
- Văn bản pháp quy về du lịch, phát triển du lịch, chính sách của Nhà nƣớc
liên quan đến du lịch quốc tế.
6.3. Thu thập dữ liệu sơ cấp
6.3.1. Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu và lấy ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn đại diện lãnh đạo của các
vụ tại Tổng cục Du lịch, cán bộ của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch để lấy ý
kiến về định hƣớng phát triển, hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh Việt Nam tại
nƣớc Úc,… Phỏng vấn lãnh đạo các công ty lữ hành quốc tế lớn tại Hà Nội để lấy ý
kiến về các cơ chế, chính sách visa, liên kết các dịch vụ để phục vụ du khách Úc,
sản phẩm có tính hấp dẫn đối với khách du lịch Úc, chính sách hoa hồng cho đại lý
du lịch, cho đối tác tại Úc… Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu khách du lịch
Úc, hƣớng dẫn viên chuyên dẫn khách du lịch Úc về những vấn đề nhƣ: điểm đến
ƣa thích tại Việt Nam, những tồn tại, hạn chế của du lịch Việt Nam khiến du khách
chƣa hài lòng,…
6.3.2. Điều tra xã hội học

- Điều tra khách du lịch Úc đến Hà Nội.
- Số lƣợng: 200 khách du lịch.
- Phƣơng pháp chọn phần tử của mẫu: dựa trên phƣơng pháp lấy mẫu thuận
tiện, tác giả trực tiếp đến các điểm du lịch, gặp gỡ khách du lịch, gửi du
khách phiếu điều tra, đợi du khách trả lời xong và thu lại. Ngoài ra, tác giả có
sự trợ giúp rất lớn từ đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch chuyên hƣớng dẫn các
đoàn đi Úc, sau khi kết thúc chuyến đi hƣớng dẫn viên sẽ gửi mỗi khách một
phiếu điều tra và thu lại, chuyển về cho tác giả xử lý số liệu.
- Phiếu điều tra: Nội dung của phiếu chia làm hai phần: phần thông tin chung
và phần thông tin liên quan đến chuyến đi tới Việt Nam của khách du lịch
Úc. Các câu hỏi đều bám sát với đề tài nghiên cứu của tác giả, nhƣ: lý do tới
Việt Nam, mục đích chuyến đi, cách thức tổ chức chuyến đi, lựa chọn của du
18

khách về khách sạn, nhà hàng, yêu cầu của du khách Úc về khách sạn, nhà
hàng, điểm đến ƣa thích, thời gian lƣu trú trung bình, nguồn thông tin mà du
khách Úc tiếp cận khi đến du lịch Việt Nam và phần câu hỏi thông tin cá
nhân của du lịch: độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Các câu hỏi đƣợc xây
dựng trên tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu, du khách Úc có thể trả lời dễ dàng
trong thời gian ngắn, thiết kế theo kiểu câu hỏi lựa chọn, câu hỏi đánh giá
theo thang điểm Likert (1 – 5), câu hỏi dạng điền trống. Phiếu điều tra đƣợc
thực hiện từ giữa tháng 8/2013 đến tháng 10/2013.
- Cách phát phiếu điều tra: Tác giả trực tiếp gặp gỡ du khách Úc tại các điểm
du lịch phát phiếu điều tra hoặc phát phiếu gián tiếp thông qua các hƣớng
dẫn viên du lịch chuyên dẫn đoàn khách Úc. Việc trả lời phiếu điều tra là
hoàn toàn tự nguyện với tinh thần cộng tác.
- Tác giá phát ra 200 phiếu điều tra, thu về đủ 200 phiếu, các phiếu thu về
đƣợc điền đầy đủ thông tin, đều có thể sử dụng trong việc tổng hợp kết quả
điều tra. Trong số khách du lịch tham gia vào khảo sát, số lƣợng khách du
lịch là nữ chiếm 48%, số khách du lịch là nam chiếm 52%. Độ tuổi 15 – 24

chiếm 19%, 25 – 34 chiếm 20%, 35 – 44 chiếm 26,5%, 45 – 54 chiếm
23,5%, 55 – 64 chiếm 10,5%.
6.4. Phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu về đƣợc sàng lọc, sau đó phân tích dựa trên phần mềm
excel với một số công cụ nhƣ giá trị trung bình, biểu đồ, bảng biểu… để minh hoạt
cho phân tích.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
chia thành ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế
Chƣơng 2. Thực trạng giải pháp thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam

19

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan về khách du lịch quốc tế
1.1.1. Khái niệm về khách du lịch quốc tế
Khách du lịch là yếu tố quan trọng để ngành du lịch trên khắp thế giới hoạt
động và phát triển. Chỉ khi có khách du lịch, ngành du lịch mới bán đƣợc sản phẩm,
nếu không có khách thì hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch trở nên vô nghĩa,
hoạt động du lịch không thể diễn ra.
Nếu xét trên góc độ thị trƣờng du lịch thì cầu du lịch chính là yêu cầu của
khách du lịch về hàng hóa và dịch vụ, còn cung du lịch là sự cung cấp sản phẩm du
lịch của các nhà kinh doanh du lịch cho du khách. Khách du lịch đƣợc phân loại
theo các tiêu chí khác nhau, trong luận văn này, tác giả đề cập tới khách du lịch
quốc tế. Vậy khách du lịch quốc tế là gì?
Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về Du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du

lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích
tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn 3
tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời
gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình”.
Tại Việt Nam, theo Luật Du lịch số 44/2005/QH11 đƣợc Quốc hội nƣớc
CHXHCN thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005: “Khách du lịch quốc tế là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công
dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”
Nhƣ vậy, trong luận văn này, khách du lịch quốc tế Úc đƣợc hiểu là ngƣời Úc,
ngƣời Việt Nam định cƣ tại Úc.
1.1.2. Phân loại khách du lịch quốc tế
Khách du lịch rất đa dạng về quốc tịch, lứa tuổi, nhu cầu, sở thích Sau khi đã
nhận thức đầy đủ về khái niệm khách du lịch thì việc phân loại khách du lịch có ý
nghĩa quan trọng để tìm hiểu, nắm rõ hơn đối tƣợng khách đang khai thác và đối
20

tƣợng khách cần hƣớng tới trong tƣơng lai. Qua nghiên cứu thị trƣờng khách nguồn,
ngành du lịch có thể đƣa ra những biện pháp hữu hiệu, phù hợp hơn. Có nhiều cách
phân loại khách du lịch khác nhau. Ngày 04/3/1993, theo đề nghị của UNWTO, Hội
đồng Thống kê Liên hiệp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công
nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): là những ngƣời từ nƣớc ngoài
đến du lịch một quốc gia.
- Khách du lịch quốc tế ra nƣớc ngoài (Outbound Tourist): là những ngƣời
đang sống trong một quốc gia đi du lịch nƣớc ngoài.
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác:
- Phân loại theo quốc tịch (Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc)
[9]
Khách đến từ các quốc gia, vùng khác nhau mang theo nền văn hóa riêng của

dân tộc mình. Chính sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau về thói quen tiêu dùng,
do đó phải có những thay đổi phù hợp trong phục vụ. Qua việc phân loại này, các
nhà kinh doanh du lịch nắm đƣợc nguồn gốc khách, hiểu đƣợc mình đang phục vụ
ai, khách thuộc dân tộc nào, nhận biết đƣợc văn hóa của khách để phục vụ tốt hơn.
- Phân loại theo mục đích chuyến đi [8]
Mọi hoạt động của con ngƣời đều có mục đích. Tìm hiểu đƣợc mục đích của
khách để qua đó kích thích tiêu dùng sản phẩm du lịch quốc gia là việc làm rất khó.
Thông thƣờng, ngƣời ta chia thị trƣờng khách nguồn thành các nhóm chủ yếu:
Khách công vụ: Đây là khách vào một nƣớc để đi làm việc kết hợp du lịch.
Họ đến nhằm giải quyết công việc nhƣ cung cấp hàng hóa, tìm hiểu thị trƣờng
Đặc điểm của loại khách này là thƣờng đến những đô thị nơi có hoạt động kinh tế
sôi nổi, thời gian lƣu trú ngắn, khả năng thanh toán cao, ít chịu tác động giá và thời
vụ.
Khách du lịch thuần túy: Loại khách này thƣờng đến những điểm có tài
nguyên du lịch. Họ thích các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, thể
21

thao, rất nhạy bén với giá cả và chịu tác động của thời vụ du lịch. Đối tƣợng khách
này có thể là khách du lịch thăm thân, nghiên cứu, chữa bệnh, lễ hội
- Phân loại theo nguồn khách đến [8]
Khách đến theo nhiều nguồn khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp từ
các hãng lữ hành, đại lý du lịch, hãng hàng không Ngày nay, có nhiều tổ chức
tham gia vào thị trƣờng gửi khách. Do đó, việc phân loại nguồn khách sẽ thấy đƣợc
vai trò của các tổ chức trung gian, từ đó thiết lập mối quan hệ hợp tác với các cơ
quan gửi khách. Đối với một quốc gia, một tổ chức kinh doanh du lịch có thể sử
dụng các kênh phân phối sau:
Kênh 1 (kênh ngắn trực tiếp): Khách liên hệ trực tiếp với tổ chức cung cấp
sản phẩm du lịch, chủ yếu là khách lẻ;
Kênh 2 (khách gián tiếp): Khách đến đất nƣớc thông qua các hãng lữ hành,
đại lý du lịch, hãng hàng không, thƣờng là khách đi theo chƣơng trình du lịch;

Kênh 3 (kênh ngắn gián tiếp): Khách đến đất nƣớc thông qua văn phòng đại
diện, chi nhánh, bạn hàng của nƣớc ngoài, thƣờng là khách quốc tế và thƣơng gia;
Kênh 4 (kênh gián tiếp): Khách đến đất nƣớc thông qua trung gian là tổ chức
hay cơ quan Nhà nƣớc, chủ yếu là khách công vụ.
Kênh 5 (kênh dài): Khách đến đất nƣớc thông qua các hãng lữ hành, các đại
lý du lịch, các hãng hàng không của hai nƣớc nhận và gửi khách.
- Phân loại theo giới tính [8]
Hành vi tiêu dùng của con ngƣời bị ảnh hƣởng của giới tính. Nữ giới thƣờng
có những hành vi tiêu dùng khác hẳn nam giới trong chuyến đi. Họ mua nhiều hàng
lƣu niệm hơn, quan tâm đến cách bài trí phòng và quan tâm đến giá cả Các cơ sở
kinh doanh du lịch quốc gia nên quan tâm đến vấn đề này vì theo xu hƣớng hiện nay
khách du lịch thƣờng là nữ giới.
- Phân loại theo động cơ đi du lịch và hành động (phân loại của Cohen) [8]
Cohen đã tìm ra những nét cơ bản về tâm lý xã hội của các loại khách du lịch.
Cách phân loại của Cohen dựa trên động cơ đi du lịch của khách và các hành động
tƣơng hỗ của họ với điểm du lịch. Cách phân loại này có tác dụng cho những nhà
22

kinh doanh du lịch mau chóng tìm hiểu đƣợc nhu cầu của khách hàng. Cohen phân
thành bốn loại khách nhƣ sau:
Bảng 1.1: Phân loại khách du lịch của Cohen
1. Khách du lịch đại trà đi có tổ chức:
Tính mạo hiểm thấp. Họ thƣờng mua tour trọn
gói có sẵn, đƣợc hƣớng dẫn đến điểm du lịch
mà có ít quan hệ với ngƣời địa phƣơng, văn hóa
địa phƣơng. Muốn duy trì môi trƣờng bao
quanh họ trong chuyến đi.
Du lịch có tổ chức:
Kinh doanh đều đặn
với ngành du lịch -

hãng điều hành tour, lữ
hành, khách sạn và
điều hành vận chuyển
Tính
quen
thuộc



















Tính
khác lạ
2. Khách du lịch đại trà đi lẻ:
Tƣơng tự nhƣ nhóm trên nhƣng linh hoạt hơn và
có cơ hội để xây dựng theo sự lựa chọn cá nhân.

Tuy nhiên, tour vẫn đƣợc ngành du lịch tổ chức
và môi trƣờng bao quanh bảo vệ họ khỏi trải
nghiệm thực tế của điểm du lịch.
3. Nhà thám hiểm:
Chuyến đi du lịch đƣợc tổ chức độc lập và họ
mong đợi thoát khỏi đƣờng mòn cũ. Tuy nhiên,
họ tìm cơ sở lƣu trú tiện nghi và giao thông tin
cậy khi môi trƣờng bao quanh bị bỏ rơi, bị lâm
vào cảnh khó khăn.
Du lịch không có tổ
chức:
Du lịch cá nhân, hợp
đồng với ngành du lịch
chỉ khi rất cần thiết
hoặc bắt buộc.
4. “Người đánh lưới”:
Từ chối liên hệ với ngành du lịch và các chuyến
đi càng xa nhà, càng xa sự thân quen thì càng
tốt. Không có lộ trình đƣợc định sẵn, họ sống
với ngƣời dân địa phƣơng, trả tiền theo cách của
họ và chìm đắm trong văn hóa địa phƣơng.
Nguồn: “Hướng tới xã hội học của du lịch quốc tế”, Cohen. E
23

- Phân loại khách theo khả năng thanh toán [8]
Việc xác định khả năng thanh toán của khách du lịch sẽ là điều kiện để các
nhà kinh doanh cung cấp dịch vụ một cách tƣơng ứng, thích hợp khả năng chi trả
của từng đối tƣợng khách.
Trên đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khách du lịch thƣờng dùng, mang
tính tƣơng đối, có những vùng đan xen, có những vùng lẫn nhau. Mỗi tiêu thức đều

có ƣu nhƣợc điểm riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu khách du lịch cần kết hợp nhiều
cách phân loại. Nếu không phân loại, không nghiên cứu khách hàng mục tiêu thì
công việc kinh doanh không thể thuận lợi và hiệu quả đƣợc. Việc phân loại khách
du lịch một cách đầy đủ, chính xác sẽ tạo tiền đề cho việc hoạch định chiến lƣợc,
chính sách thu hút khách quốc tế.
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm của khách du lịch quốc tế
1.1.3.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch quốc tế
Đặc điểm nhân khẩu của khách là các đặc điểm về độ tuổi và giới tính, hộ gia
đình, hiện trạng nhà ở, giáo dục, trình độ học vấn, nghề nghiệp Trong lĩnh vực du
lịch, việc nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu của khách tập trung vào độ tuổi, giới tính,
nghề nghiệp.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu đi du lịch của con ngƣời khác nhau.
Thƣờng ở độ tuổi trung niên, con ngƣời có nhu cầu đi du lịch cao nhất. Bởi lẽ, vào
độ tuổi đó, con ngƣời thƣờng tích lũy đƣợc một lƣợng kinh tế nhất định, mở rộng
mối quan hệ xã hội nhƣng đồng thời cũng là độ tuổi chịu sức ép nhiều nhất từ công
việc, các mối quan hệ xã hội Nhu cầu du lịch có liên hệ chặt chẽ với nhóm nhu
cầu tinh thần của con ngƣời. Vì vậy, nhu cầu du lịch của các đối tƣợng trung niên
nảy sinh mạnh mẽ. Những đối tƣợng đã nghỉ hƣu lại khác, ở độ tuổi này họ dồi dào
về tài chính hơn, thời gian nhàn rỗi nhiều nhƣng lại là độ tuổi nảy sinh các vấn đề
về sức khỏe. Do vậy, nghiên cứu thị trƣờng phải chú trọng tới độ tuổi để phân khúc
thị trƣờng mục tiêu, để chào bán sản phẩm hiệu quả nhất.
Giới tính và độ tuổi là hai đặc điểm gắn bó mật thiết với nhau, ảnh hƣởng tới
nhu cầu của khách. Cùng một độ tuổi nhƣng giới tính khác nhau thì nhu cầu không
24

giống nhau và ngƣợc lại. Nghiên cứu độ tuổi phải đồng thời với nghiên cứu giới
tính để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp.
Nghề nghiệp có ảnh hƣởng sâu sắc tới thói quen, tâm lý, tạo những áp lực,
động cơ khác nhau cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Với những công việc phải
chịu nhiều áp lực về thời gian hoàn thành công việc, khách thƣờng có nhu cầu đi du

lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn. Với những cá nhân làm các công việc
độc hại thì nhu cầu đi du lịch hƣớng tới mục đích nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
Những cá nhân có công việc với mức thu nhập cao thƣờng có những chuyến du lịch
xa nơi cƣ trú, lựa chọn những loại hình du lịch cao cấp.
Tóm lại, đặc điểm độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ học
vấn tạo nên nhu cầu, động cơ, mục đích du lịch của khách rất đa dạng và phong
phú. Nghiên cứu các yếu tố này là biện pháp tốt nhất để định vị thị trƣờng, xác định
thị trƣờng mục tiêu, xây dựng sản phẩm phù hợp để phát triển thị trƣờng gửi khách
của ngành du lịch nhằm khai thác có hiệu quả nguồn khách.
1.1.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch quốc tế
- Mục đích chuyến đi: Khi nghiên cứu mục đích chuyến đi chúng ta sẽ tìm
hiểu theo mục đích chung (tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng ) và mục đích riêng (thể
thao, tôn giáo, thăm thân, học tập ). Nếu xác định đƣợc đúng mục đích chuyến đi
chúng ta sẽ biết khách hàng cần gì để từ đó đáp ứng đúng nhu cầu, sở thích của
khách, tạo ấn tƣợng cho khách, tăng khả năng quay lại của khách.
- Thời gian lƣu trú: Nghiên cứu về thời gian lƣu trú cho chúng ta thấy khả
năng đáp ứng của du lịch Việt Nam đối với nhu cầu của du khách và sự hấp dẫn của
điểm đến đối với khách du lịch. Ngoài ra, việc tìm hiểu thời gian lƣu trú cho chúng
ta cơ sở để xây dựng các loại hình du lịch mới, phát triển các loại dịch vụ bổ sung…
để tăng mức chi tiêu của du khách.
- Cơ sở lƣu trú: Nắm đƣợc cơ sở lƣu trú ƣa thích của khách du lịch sẽ giúp
ngành du lịch định hƣớng, triển khai việc xây dựng và phát triển mạng lƣới cơ sở
lƣu trú phù hợp, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch.
25

- Sở thích: Đối với mỗi thị trƣờng, khách du lịch sẽ có các sở thích rất khác
nhau. Ví dụ khách Châu Âu thƣờng có sở thích tìm hiểu, học hỏi, khám phá, đặc
biệt thích tham quan bảo tàng, thƣ viện vì vậy thƣờng họ hƣớng tới loại hình du lịch
văn hóa, lịch sử. Khách Châu Á thƣờng thích mua sắm, nơi đến thƣờng là các đô thị
lớn. Khách Nga thƣờng thích du lịch nghỉ dƣỡng, tắm biển, họ có thể dành cả tuần

chỉ để tắm biển tại các khu nghỉ dƣỡng Nắm bắt đƣợc sở thích của khách, các
công ty lữ hành và đối tác có thể xây dựng đƣợc các sản phẩm du lịch phù hợp với
thị hiếu, sở thích, tạo ấn tƣợng tốt đẹp về điểm đến đối với mỗi du khách.
- Điểm tham quan: Mỗi một điểm tham quan lại có sức hấp dẫn đối với từng
nhóm du khách khác nhau, biết đƣợc điểm tham quan yêu thích của du khách giúp
chúng ta hƣớng các sản phẩm, dịch vụ vào đúng thị trƣờng mục tiêu. Ví dụ: khách
du lịch Nga rất thích điểm đến Nha Trang, Mũi Né nên những ngƣời làm du lịch nơi
đây hầu hết đều có thể giao tiếp đƣợc bằng tiếng Nga, các biển hiệu tại các tuyến
phố chính đều có tiếng Nga… Điều này khiến du khách tăng thêm thiện cảm mỗi
khi đến những thành phố này.
- Chi tiêu: Mỗi nhóm du khách lại có những khả năng chi tiêu khác nhau.
Hƣớng các sản phẩm, dịch vụ của địa phƣơng phù hợp với nhu cầu, khả năng chi
tiêu của khách sẽ tăng sức chi tiêu của khách du lịch lên đáng kể. Điều này giúp cho
đời sống của ngƣời dân địa phƣơng làm du lịch đƣợc nâng cao, ngành du lịch phát
triển tốt hơn.
- Mùa du lịch: Du lịch có tính thời vụ rất cao nên đối với mỗi thị trƣờng khách
lại có mùa du lịch khác nhau. Ở các nƣớc khác nhau, vùng khác nhau có thể có một
hoặc nhiều mùa du lịch, tùy thuộc vào thể loại du lịch phát triển ở nƣớc đó. Thời
gian và cƣờng độ của mùa du lịch có sự khác biệt phụ thuộc vào từng loại khách du
lịch. Ví dụ du lịch nghỉ biển có thời gian ngắn hơn và cƣờng độ cao hơn nhiều so
với du lịch chữa bệnh. Mùa du lịch đƣợc chia thành các loại [9]:
(1) Mùa du lịch chính là khoảng thời gian có cƣờng độ tiếp nhận khách du lịch
lớn nhất;

×