Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

tiềm năng và định hướng phát triển du lịch huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH




HUỲNH THỊ MỸ HẠNH
MSSV: 1200903


TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH



Ngƣời hƣớng dẫn: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH






Cần Thơ, 04/2014
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN












































LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân em đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ rất lớn từ các cơ quan ban ngành, quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ em
trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
tác giả của những tài liệu mà em dùng làm tài liệu tham khảo và trích dẫn trong luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Văn hóa thông tin, phòng Tài nguyên môi trƣờng, Trung
Tâm Thông tin Xúc Tiến Du Lịch huyện Phong Điền, Trung tâm học liệu trƣờng Đại học
Cần Thơ…cùng quý thầy, cô bộ môn Lịch sử - Địa lý & Du lịch và anh Bùi Văn Ba cán bộ
phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Phong Điền đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
thực hiện đề tài.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Tiến sĩ – Đào Ngọc Cảnh, Phó trƣởng
khoa Khoa học – Xã Hội & Nhân văn, giảng viên chính trƣờng Đại học Cần Thơ - Thầy là
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em từng bƣớc hoàn thành đề tài luận văn này.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô, quý cơ
quan và tất cả các bạn. Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành nhƣng cũng không tránh
khỏi những sai xót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp quý báu từ phía thầy cô và các cô
chú, anh chị, các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Mỹ Hạnh


Huỳnh Thị Mỹ Hạnh








DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2-1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHONG ĐIỀN 16
HÌNH 2-2. DOANH THU DU LỊCH CỦA TP. CẦN THƠ VÀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 42

DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2-1. PHÂN BỐ DÂN SỐ NĂM 2012 CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN 18
BẢNG 2-2. CƠ CẤU GDP NĂM 2003 – 2008 HUYỆN PHONG ĐIỀN (GIÁ HIỆN HÀNH) 19
BẢNG 2-3. SỐ ĐƠN VỊ VÀ NGƢỜI KINH DOANH KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 34
BẢNG 2-4. Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA DU KHÁCH VỀ CƠ SỞ LƢU TRÚ – ĂN UỐNG CỦA HUYỆN 34
BẢNG 2-5. LƢỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CẦN THƠ VÀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 36
BẢNG 2-6. DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA TP.CẦN THƠ VÀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 42



















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TNDL: Tài nguyên du lịch
NQTW: Nghị Quyết Trung Ƣơng
UBND: Ủy ban nhân dân
VHTT&DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch
NXB: Nhà xuất bản
ASEAN: Asociation of South East Asian
WTO: World Trade Organization
GDP: Gross Domestic Product

















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Một số vấn đề về du lịch 5
1.1.1. Khái niệm về du lịch 5
1.1.2. Chức năng của du lịch 7
1.1.2.1. Chức năng xã hội 7
1.1.2.2. Chức năng kinh tế 7
1.1.2.3. Chức năng sinh thái 8
1.1.2.4. Chức năng chính trị 8
1.1.3. Tài nguyên du lịch 8
1.1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch 8
1.1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch 9

1.1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến du lịch 12
1.1.4.1. Các nhân tố tác động đến nguồn “cung” du lịch 12
1.1.4.2. Các nhân tố tác động đến “cầu” du lịch 13
1.1.4.3. Môi trƣờng tác động vào du lịch 14
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN
PHONG ĐIỀN 16
2.1. Khái quát chung về huyện phong điền 16
2.1.1. Vị trí địa lí 16
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 17
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 17
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch huyện Phong Điền 19
2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vƣờn 19
2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch chợ nổi 22
2.2.3. Tiềm năng phát triển tham quan di tích - lễ hội 25
2.2.4. Tiềm năng văn hóa nghệ thuật truyền thống 30
2.2.5. Một số tiềm năng khác 31
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch 32
2.3.1. Cơ sở hạ tầng 32
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 33
2.3.3. Các nhân tố khác 35
2.4. Hiện trạng phát triển du lịch ở huyện Phong Điền 35
2.4.1. Hiện trạng khách du lịch 35
2.4.2. Loại hình và địa bàn hoạt động du lịch 37
2.4.2.1. Du lịch sinh thái vƣờn: 37
2.4.2.2. Du lịch chợ nổi: 40
2.4.2.3. Tham quan di tích – lễ hội: 40
2.4.3. Doanh thu du lịch 42
2.4.4. Đánh giá chung 43
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN

PHONG ĐIỀN 45
3.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng 45
3.1.1. Định hƣớng phát triển du lịch ĐBSCL 45
3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ 46
3.1.3. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội huyện Phong Điền 46
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền 48
3.2.1. Định hƣớng loại hình du lịch 48
3.2.2. Định hƣớng địa bàn phát triển du lịch 49
3.2.3. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch 50
3.3. Giải pháp phát triển du lịch huyện Phong Điền 51
3.3.1. Đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch 51
3.3.2. Tăng cƣờng huy động nguồn vốn 51
3.3.3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 52
3.3.4. Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch 52
3.3.5. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn các tài nguyên du lịch 52
3.3.6. Đẩy mạnh vấn đề an ninh, đảm bảo an toàn du lịch 53
3.3.7. Đầu tƣ về cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật 53
3.3.8. Tuyên truyền nâng cao ý thức ngƣời dân địa phƣơng, phát triển du lịch cộng
đồng 53
3.3.9. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch 54
KẾT LUẬN 55
1. Kết quả đạt đƣợc 55
2. Ý kiến đề xuất 56
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 59
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 1 Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL và từ lâu đƣợc mệnh danh là thủ phủ
của miền Tây. Điều này nói lên vị trí và vai trò của Cần Thơ trong sự phát triển chung
của vùng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Không chỉ có thế
mạnh về kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, văn hóa phong phú và đa dạng (Bình et al.,
2009) vùng đất Cần Thơ còn đƣợc biết đến với mạng lƣới sông ngòi kênh rạch dày
đặc, đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa, thủy sản thì Cần Thơ còn nổi
tiếng với cây ăn quả các loại. Trong số các tỉnh của ĐBSCL, khi nhắc đến du lịch
thành phố Cần Thơ thì Phong Điền luôn đƣợc chọn là điểm du lịch hàng đầu vì đáp
ứng đƣợc nhu cầu gần gũi với thiên nhiên của du khách nổi bật với các điểm du lịch:
Làng du lịch Mỹ Khánh, Chợ nổi Phong Điền, Vƣờn trái cây Vàm Xáng,… Gần đây,
hoạt động du lịch của huyện có nhiều biến chuyển tích cực, thu hút lƣợng lớn khách du
lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan du lịch, góp phần đem lại khởi sắc mới cho du
lịch huyện nhà nói riêng và du lịch thành phố Cần Thơ nói chung. Chính những nét
đặc thù trên mà thành phố Cần Thơ đã định hƣớng phát triển huyện thành đô thị sinh
thái của thành phố.
Tuy nhiên, du lịch huyện Phong Điền còn mang tính tự phát, chƣa có sự liên kết hoạt
động du lịch của huyện cũng nhƣ thành phố Cần Thơ, chƣa khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên, còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa phát huy hết thế mạnh của mình. Vấn đề đó
cần phải sớm đƣợc nghiên cứu để có hƣớng phát triển tốt hơn trong thời gian tới.
Với mong muốn góp phần khai thác du lịch huyện Phong Điền phát triển một cách
bền vững và hiệu quả, nên em quyết định chọn đề tài: “Tiềm năng và định hƣớng phát
triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích đánh giá các tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại huyện Phong
Điền từ đó đƣa ra giải pháp cũng nhƣ những định hƣớng phát triển du lịch ở huyện
Phong Điền.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về phát triển du lịch huyện Phong Điền
- Nội dung nghiên cứu: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch huyện Phong Điền

và đƣa ra những định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch của huyện.
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 2 Luận văn tốt nghiệp
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về địa bàn nghiên cứu: huyện Phong Điền là 1 huyện thuộc thành phố Cần Thơ.
Gồm thị trấn Phong Điền và 6 xã. Tuy nhiên, sẽ tập trung vào một số địa bàn chủ yếu:
thị trấn Phong Điền, xã Mỹ Khánh, xã Nhơn Nghĩa.
- Thời gian nghiên cứu: Từ khi thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ƣơng cho đến nay
và định hƣớng phát triển đến năm 2020.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay có rất nhiều sách nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cơ sở lý luận về du lịch
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhƣ Địa Lý Du Lịch (1996 – NXB Thành phố Hồ Chí
Minh) do PTS Nguyễn Minh Tuệ cùng tập thể tác giả soạn thảo, tác giả Bùi Thị Hải
Yến cũng đã cho ra đời tác phẩm Tuyến điểm du lịch (NXB giáo dục) với nội dung
chính nhằm giới thiệu các tuyến, điểm du lịch ở các vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu phát triển du lịch của
một vùng, một địa phƣơng đã đƣợc tiến hành khá phổ biến. ĐBSCL cũng không tách
rời khỏi quy luật chung của cả nƣớc nổi bật trƣớc tiên là Đề Án Phát Triển Du Lịch
ĐBSCL đến năm 2020 do Viện nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện, đƣợc Bộ
trƣởng Bộ VHTT&DL phê duyệt tháng 03/2010. Đề án này đi sâu vào vấn đề phát
triển du lịch cho vùng. Nội dung bao gồm: thể hiện đƣợc tiềm năng phát triển to lớn
của vùng; đánh giá hiện trạng phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2008; tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức với du lịch ĐBSCL. Qua đó đề ra định hƣớng
phát triển, các dự báo, các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020. Ngoài ra, còn có các công
trình nghiên cứu thể hiện những nét văn hóa, lối sống sinh hoạt, truyền thống của
ngƣời dân vùng ĐBSCL tiêu biểu nhƣ tác giả Tiến sĩ Lê Ngọc Thúy với quyển sách
“Đặc Điểm Văn Hóa ĐBSCL” hay quyển “ĐBSCL – Nét Sinh Hoạt Xƣa & Văn Minh
Miệt Vƣờn” của nhà văn Sơn Nam. Tiếp theo, Sách Sổ Tay Hƣớng Dẫn Du Lịch
ĐBSCL (2009 – NXB Đại học Cần Thơ), đã trình bày rõ nét về các thắng cảnh, di tích
lịch sử văn hóa, lễ hội,…bên cạnh đó, sách cũng giới thiệu hệ thống các nhà hàng,

khách sạn, các điểm vui chơi giải trí, mua sắm tiêu biểu tại 13 tỉnh ĐBSCL.
Thành phố Cần Thơ từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung Ƣơng cho đến nay
cũng đã nhận đƣợc không ít sự chú ý quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và báo giới.
Riêng đối với huyện Phong Điền hiện nay đã đƣợc nghiên cứu ở nhiều gốc độ khác
nhau tiêu biểu nhƣ “Phong Điền địa linh – nhân kiệt” do Huyện ủy – UBND huyện
Phong Điền tổ chức biên soạn cung cấp cho ngƣời đọc nhiều tƣ liệu dồi dào và sự trải
nghiệm thực tế qua một số công trình nghiên cứu về Cần Thơ – Đồng bằng sông Cửu
Long; hay “Phong Điền – vùng đất Văn minh miệt vƣờn” của vùng ĐBSCL nói chung
và thành phố nói riêng bởi nét đẹp và đặc trƣng văn hóa sông nƣớc mà không một
vùng nào khác trên lãnh thổ Việt Nam có đƣợc (Nhâm Hùng, 2009); Trên website của
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ cũng có các bài viết giới thiệu về
du lịch huyện nhƣ: “Trái cây miệt vƣờn Phong Điền”, “Trải nghiệm cùng thƣởng thức
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 3 Luận văn tốt nghiệp
ca cao Phong Điền”… Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu và các bài giới
thiệu về du lịch huyện Phong Điền chỉ là giới thiệu chung hoặc chỉ nghiên cứu ở góc
độ văn hóa, xã hội hoặc một vài loại hình riêng biệt nhƣ sinh thái vƣờn, chợ nổi chứ
chƣa có nghiên cứu sâu về du lịch của huyện cũng nhƣ chƣa có giải pháp nào để định
hƣớng cho du lịch huyện phát triển một cách bền vững.
Từ thực tiễn vấn đề trên, đề tài nghiên cứu “Tiềm năng và định hƣớng phát triển du
lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” sẽ xem xét hoạt động du lịch của huyện ở
nhiều góc độ khác nhau, góp phần tìm ra định hƣớng phát triển cho du lịch huyện một
cách hiệu quả.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm tổng hợp:
Khi đánh giá tiềm năng du lịch huyện Phong Điền trƣớc hết cần phải xem xét sự
tác động của nhiều yếu tố: đời sống - văn hóa, kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật,
điều kiện tự nhiên, yếu tố lịch sử,… Đồng thời cần xem xét mối quan hệ tổng thể với
thành phố Cần Thơ để từ đó có thể đƣa ra những nhận xét, kết luận một cách chính
xác.

5.2. Quan điểm lãnh thổ:
Phong Điền đƣợc mệnh danh là đô thị sinh thái, là lá phổi xanh của thành phố Cần
Thơ. Cho nên các hoạt động du lịch hƣớng vào khai thác phát triển du lịch sinh thái
gắn với các đặc trƣng của địa phƣơng nhƣ du lịch chợ nổi, vƣờn trái cây. Việc nghiên
cứu giúp tìm ra những nét riêng đặc thù về du lịch của huyện để tránh sự trùng lắp,
đơn điệu. Đó là mục tiêu cần đƣợc quan tâm.
5.3. Quan điểm lịch sử:
Hoạt động du lịch của huyện Phong Điền đã đƣợc hình thành từ rất lâu, nhƣng
chƣa có sự phát triển rõ rệt và do quá trình chia tách đơn vị hành chính nên ít nhiều
cũng có tác động đến việc phát triển du lịch của huyện. Mặc dù vậy, du lịch chợ nổi
Phong Điền vẫn đứng vững với thời gian mặc cho những loại hình du lịch khác vẫn
đang đƣợc hình thành. Có lẻ, du lịch huyện Phong Điền thực sự phát triển từ khi thành
phố Cần Thơ trực thuộc Trung Ƣơng cho đến nay.
5.4. Quan điểm viễn cảnh:
Trên cơ sở những tiềm năng sẵn có về điều kiện thiên nhiên ƣu đãi, các yếu tố văn
hóa – lịch sử, thêm vào đó là sự phân tích đúng đắn của địa phƣơng cũng nhƣ thành
phố về vai trò quan trọng của việc phát triển du lịch tại huyện. Từ đó, chúng ta có thể
dự báo đƣợc rằng trong tƣơng lai hoạt động du lịch huyện Phong Điền sẽ có những
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế -xã hội huyện nhà.
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 4 Luận văn tốt nghiệp
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp thông tin, tƣ liệu:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tài liệu, thông tin
liên quan đến đề tài từ các bài nghiên cứu trƣớc đây, các sách, báo, tạp chí, các
website…giúp chủ thể khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt đƣợc
mục tiêu đề ra.
6.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa:
Sử dụng phƣơng pháp này để lấy đƣợc các số liệu, thông tin phục vụ cho việc
trình bày luận văn, đồng thời kiểm nghiệm độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính

thuyết phục bằng cách đến địa điểm nghiên cứu quan sát, chụp hình, phỏng vấn
Phƣơng pháp này đóng vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến độ chính xác của đề tài.
6.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu thống kê:
Ngoài ra, để hoàn thiện hơn cho đề tài nghiên cứu, còn cần sử dụng nhiều phƣơng
pháp phân tích số liệu thống kê. Phƣơng pháp này nhằm dựa trên số liệu thống kê từ
cơ quan ban ngành, các bài nghiên cứu trƣớc, phỏng vấn trực tiếp khách du lịch để
phân tích đánh giá hiện trạng của vấn đề.














Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 5 Luận văn tốt nghiệp
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến. Du lịch
đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Du lịch ngày nay là một đề tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu.
Nhiều nƣớc đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cƣ là một chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng

của cuộc sống.
Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh nhƣ sau: “Du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của cuộc hành trình với mục đích giải
trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”.
Năm 1930, ông Glusman, ngƣời Thuỵ Sỹ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục
không gian của những ngƣời đến một địa điểm mà ở đó họ không có chổ cƣ trú thƣờng
xuyên”.
Theo giáo sƣ, tiến sỹ Hunziker và giáo sƣ tiến sỹ Krapf – hai ngƣời đƣợc coi là
những ngƣời đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đƣa ra định nghĩa nhƣ sau:
“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tƣợng phát sinh trong các cuộc hành
trình và lƣu trú của những ngƣời ngoài địa phƣơng, nếu việc lƣu trú đó không thành cƣ
trú thƣờng xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời”.
Theo định nghĩa của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma năm 1963 “
Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn tù
các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên
của họ hay ngoài nƣớc với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc
của họ.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), du lịch là một ngành công nghiệp cung
cấp những hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời khi có những
chuyến hành trình ra khỏi nơi cƣ trú. Bao gồm dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống,
cửa hàng bán lẻ, phƣơng tiện hoạt động giải trí và cả những dịch vụ khác nhƣ lòng
mến khách.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Các loại hình du lịch
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 6 Luận văn tốt nghiệp
Để có thể đƣa ra các định hƣớng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch,
các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng nhƣ các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần

phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Mỗi loại hình du lịch đều có những
tác động nhất định lên môi trƣờng. Theo các giáo trình, các tài liệu nghiên cứu về du
lịch thì ta có một số cách phân loại nhƣ sau:
- Căn cứ theo nhu cầu khách du lịch
Du lịch tham quan
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
Du lịch chữa bệnh
Du lịch thể thao
Du lịch công vụ
Du lịch tôn giáo
Du lịch thăm hỏi
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
Du lịch quốc tế
Du lịch nội địa
- Căn cứ vào thời gian đi du lịch
Du lịch dài ngày
Du lịch ngắn ngày
- Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch
Du lịch nghỉ núi
Du lịch nghỉ biển, sông, hồ
Du lịch thành phố
Du lịch đồng quê
- Căn cứ vào đối tƣợng khách du lịch
Du lịch thanh, thiếu niên
Du lịch dành cho những ngƣời cao tuổi
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 7 Luận văn tốt nghiệp
Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình
- Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi
Du lịch theo đoàn

Du lịch cá nhân
- Căn cứ vào phƣơng tiện lƣu trú đƣợc sử dụng
Du lịch ở khách sạn (Hotel)
Du lịch ở khách sạn ven đƣờng (Motel)
Du lịch ở lều, trại (Camping)
Du lịch ở làng du lịch (Tourism village)
1.1.2. Chức năng của du lịch
Du lịch có những chức năng nhất định, có thể xếp các chức năng ấy thành 4
nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Thể hiện vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cƣờng
sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con ngƣời.
Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ
ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ trung bình giảm 30%, bệnh đƣờng hô hấp
giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đƣờng tiêu hoá giảm 20% ( Crirosep,
Dorin, 1981).
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp
xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng
thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp nhƣ lòng
yêu lao động, tình bạn…Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của
mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
1.1.2.2. Chức năng kinh tế
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con
ngƣời nhƣ là lực lƣợng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn
tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và đƣợc tổ chức hợp lý sẽ
đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng
nhƣ khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lƣợng lao động
với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 8 Luận văn tốt nghiệp
Ngoài ra, chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là
dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao
động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại
thƣơng…và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
1.1.2.3. Chức năng sinh thái
Tạo môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái, nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có
tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ƣu hoá môi trƣờng thiên nhiên bao
quanh, bởi vì chính môi trƣờng này có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động
của con ngƣời.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng
nhất định đòi hỏi phải tối ƣu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc
này đòi hỏi con ngƣời phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện
sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí.
Giữa xã hội và môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một
mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ƣu của du lịch, nhƣng mặt khác lại phải bảo vệ
môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Nhƣ vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi
trƣờng có mối liên quan gần gũi với nhau.
1.1.2.4. Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch thể hiện ở vai trò to lớn của nó nhƣ một nhân tố
hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc.
Du lịch quốc tế làm cho con ngƣời sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại
gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, nhƣ “Du lịch là
giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là
trách nhiệm của mỗi ngƣời” (1983)…kêu gọi hàng triệu ngƣời quí trọng lịch sử, văn
hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của
chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
1.1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Tài nguyên
hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lƣợng, thông tin có trên
trái đất và trong không gian vũ trụ mà con ngƣời có thể sử dụng để thoả mãn các nhu
cầu trong đời sống và sản xuất của mình.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài
nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch luôn đƣợc coi
là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch. Bản thân của tài
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 9 Luận văn tốt nghiệp
nguyên du lịch cũng có tính lịch sử và có xu hƣớng ngày càng mở rộng do nhu cầu
phát triển du lịch.
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1990): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo
của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và
các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.”
Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc
nhân tạo có khả năng khia thác và sử dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch.
- Đặc điểm tài nguyên du lịch: Khối lƣợng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bố
của chúng là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng hệ thống lãnh
thổ du lịch.
Thời gian có thể khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch, nhịp điệu dòng du lịch.
Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại TNDL tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng
và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó.
Vốn đầu tƣ tƣơng đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng
một cách nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cũng nhƣ
khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên.

Khả năng sử dụng nhiều lần TNDL nếu tuân theo các quy định về sử dụng tài nguyên
một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp để bảo vệ chúng.
1.1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch
Theo sự tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu và thông tin thì tài nguyên du lịch đƣợc
phân thành hai loại là: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: có thể hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần
và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp đƣợc khai thác sử dụng để tạo ra
các sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố sau:
+ Địa hình: địa hình là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt đất. Địa hình biểu hiện
bằng các yếu tố nhƣ độ cao, độ dốc, trạng thái…Ngƣời ta thƣờng chia tổng quát địa
hình thành 3 dạng: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển.
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 10 Luận văn tốt nghiệp
Địa hình miền núi thƣờng rất đa dạng và có nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Có
rất nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo
núi và thể thao, du lịch mạo hiểm…Địa hình núi thƣờng có rừng, thác nƣớc và hang
động…Vì vậy, miền núi có nhiều hƣớng phát triển du lịch. Tuy nhiên, hạn chế của du
lịch ở miền núi là giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển…
Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du lịch
biển: tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra đảo, lặn biển và các loại hình du lịch thể thao.
Ngoài ra, biển có nhiều hải đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng.
Địa hình đồng bằng thƣờng đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du lịch.
Tuy nhiên, đồng bằng thƣờng là nơi tập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát
triển du lịch.
+ Khí hậu: Khí hậu có ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống con ngƣời. Trƣớc hết, trạng
thái của cơ thể con ngƣời gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ
ẩm. Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dƣỡng. Ví
dụ ở Việt Nam, Sa Pa và Đà Lạt là hai điểm du lịch rất nổi tiếng.
Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thƣờng thì mùa Hè là mùa du lịch của
các vùng bãi biển nhiệt đới. Mùa Đông lại là mùa của các điểm du lịch thể thao ở các

vùng ôn đới…Nhịp điệu mùa du lịch cũng có thể gián tiếp hình thành do mùa sinh
hoạt của con ngƣời.
+ Tài nguyên nƣớc: Nƣớc có vai trò quan trọng đối với con ngƣời. Du lịch đòi hỏi phải
đảm bảo cung cấp nƣớc cho du khách. Nƣớc còn là môi trƣờng cho nhiều loại hình
hoạt động du lịch: tắm, bơi lặn, du thuyền, lƣớt ván, câu cá, tham quan đáy biển…
+ Tài nguyên sinh vật: Đây là loại tài nguyên có giá trị du lịch rất to lớn. Các vƣờn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…là những nơi còn tồn tại nhiều loài động-thực vật
nguyên sinh rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan
nghiên cứu…
Các tài nguyên sinh vật còn có thể đƣợc tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật
hoang dã, bán hoang dã hoặc nhân tạo. Ví dụ các vƣờn thú, bảo tàng sinh vật, điểm
nuôi các động vật hoang dã…
+ Các hiện tƣợng tự nhiên đặc biệt: Có nhiều hiện tƣợng thiên nhiên độc đáo và đặc
sắc tạo nên sực thu hút du khách. Ví dụ hiện tƣợng nhật thực, tuyết rơi, đêm trắng Bắc
cực…
- Tài nguyên du lịch nhân văn: tài nguyên du lịch nhân văn đƣợc hiểu là những đối
tƣợng những hiện tƣợng do con ngƣời tạo ra trong quá trình tồn tại và có giá trị cho
việc phục vụ du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm:
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 11 Luận văn tốt nghiệp
+ Di tích lịch sử-văn hoá: đó là những gì mà quá khứ để lại. Di tích đƣợc chia thành 4
nhóm chủ yếu nhƣ sau:
Di tích khảo cổ: là những di tích liên quan đến các nền văn hoá cổ cuả loài ngƣời trên
thế giới. Thƣờng bao gồm những loại hình là di chỉ cƣ trú và di chỉ mộ táng.
Di tích lịch sử: liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau. Các di tích lịch sử
thƣờng là nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng nhƣn những trận đánh lớn, những
kinh đô cổ, những địa điểm liên quan đến các nhân vật lịch sử…
Di tích kiến trúc nghệ thuật: là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao tiêu
biểu cho những thời kỳ lịch sử nhất định. Ví dụ nhƣ: đền tháp, đình chùa, miếu, nhà
thờ…

Danh lam thắng cảnh: đây là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp yếu tố nhân tạo
với tự nhiên. Các danh thắng thƣờng thể hiện sự tinh tế và sự tô điểm của con ngƣời
vào thắng cảnh thiên nhiên làm cho nó trở thành tuyệt tác. Ví dụ, núi Bài Thơ (Quảng
Ninh), chùa Hƣơng (Hà Tây)…
+ Lễ hội: lễ hội là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cƣ. Lễ hội có nhiều
dạng nhƣng thông thƣờng đều bao gồm hai phần liên quan với nhau rất chặt chẽ: phần
Lễ mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tƣởng niệm, hoặc cầu trúc…phần Hội mang
tính sinh hoạt vui chơi của cộng đồng. Đƣơng nhiên có thể sự phân chia này cũng
mang tính tƣơng đối. Có thể có lễ hội hoà quyện cả hai phần làm một, có lễ hội thì
phần lễ là chính hoặc có lễ hội lại chỉ có phần hội.
Lễ hội có sức hấp dẫn du lịch rất cao. Ngƣời ta thƣờng ví nó nhƣ những bảo tàng sống
về văn hoá của cộng đồng. Khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội mà còn
có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội.
+ Làng nghề cổ truyền: Nghề thủ công truyền thống là những loại hình hoạt động kinh
tế - xã hội rất phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính độc đáo nên
có nhiều giá trị thu hút du lịch. Mặt khác, các sản phẩm thủ công cũng mang nhiều giá
trị nghệ thuật nên đã trở thành những mặt hàng lƣu niệm đối với du lịch.
+ Các đặc trƣng văn hoá dân tộc: Đặc trƣng văn hoá dân tộc thể hiện ở nhều mặc nhƣ
trang phục, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngƣỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn hoá
nghệ thuật…Vì vậy, khả năng khai thác du lịch cũng rất đa dạng và đặc sắc.
+ Sự kiện văn hoá - thể thao: Có rất nhiều yếu tố thuộc nhóm này nhƣ: các hội chợ,
triển lãm; các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa
hậu, thi âm nhạc.
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 12 Luận văn tốt nghiệp
Các tài nguyên du lịch nhân văn khác nhƣ Bảo tàng: đây là những điểm tham quan du
lịch rất có giá trị giúp cho du khách tìm hiểu về các di tích, các hiện vật và nhiều chủ
đề khá tập trung và hấp dẫn.
Công trình và sản phẩm kinh tế: Ví dụ nhƣ các cầu lớn, các nhà máy thuỷ điện, các
đập và hồ nƣớc nhân tạo, các đặc sản…

Gía trị văn hoá nghệ thuật, ẩm thực…
1.1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch. Việc
đầu tƣ về phƣơng tiện vật chất và dịch vụ để biến tài nguyên du lịch thành sản phẩm
du lịch là một nghệ thuật kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Có thể coi tài nguyên du
lịch là một trong những nhân tố quyết định đối vói sự phát triển của du lịch. Nếu
không có tài nguyên hoặc tài nguyên du lịch nghèo nàn thì hoạt động du lịch khó có
thể phát triển tốt đƣợc.
Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ thống lãnh thổ của ngành du
lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các ngành du lịch và hiệu quả kinh tế của
hoạt động du lịch. Dĩ nhiên sự ảnh hƣởng này chịu chi phối của các nhân tố kinh tế -
xã hội nhƣ phƣơng thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất , trình độ phát triển
kinh tế - văn hóa và cơ cấu khối lƣợng nhu cầu du lịch…Do vị trí đặc biệt quan trọng,
tài nguyên du lịch đƣợc tách ra thành phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghỉ
ngơi du lịch.
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số
lƣợng tài nguyên vốn có, chất lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên
trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một
vùng hoặc một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với
chất lƣợng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tài
nguyên phong phú thì sức thu hút du lịch càng mạnh.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến du lịch
1.1.4.1. Các nhân tố tác động đến nguồn “cung” du lịch
Cung du lịch là khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch. Nhƣ vậy, cung du lịch chính là nguồn cung cấp các sản phẩm du lịch
cho thị trƣờng. Giữa cung du lịch và sản phẩm du lịch cũng có sự khác biệt. Nếu nhƣ
sản phẩm du lịch là toàn bộ các gái trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch nhất định.
Còn cung du lịch chỉ bao gồm các sản phẩm du lịch mà ngƣời bán có khả năng và sẵn
sàng bán trong thời gian, không gian và mức giá nhất định. Điều đó có nghĩa là cung
du lịch chỉ gồm các sản phẩm du lịch dành cho thị trƣờng. Tuy nhiên, trên thực tế các

Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 13 Luận văn tốt nghiệp
sản phẩm du lịch dành cho thị trƣờng hầu nhƣ không đáng kể. Có nhiều nhân tố ảnh
hƣởng đến cung du lịch.
- Tài nguyên du lịch: Du lịch là ngành kinh doanh có định hƣớng tài nguyên rõ rệt.
Đánh giá tài nguyên đối với du lịch là một yêu cầu rất quan trọng để đề ra các định
hƣớng phát triển du lịch. Bên cạnh đó, số lƣợng và mức độ tập trung tài nguyên du lịch
cũng là những yếu tố rất quan trọng để đánh giá tiềm năng du lịch của một lãnh thổ
nhất định.
- Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển du lịch. Trong đó, giao thông vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu. Nhƣ ta
đã biết, du lịch gắn liền với việc di chuyển của con ngƣời. Vì vậy, du lịch phụ thuộc
vào mạng lƣới giao thông vận tải. Trên thực tế có nhiều nơi có các đối tƣợng có sức
hấp dẫn du lịch rất cao nhƣng không thể khai thác đƣợc vì thiếu yếu tố giao thông.
Mỗi loại hình giao thông có những đặc điểm khác nhau đối với hoạt động du lịch.
- Thông tin liên lạc: Cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với du lịch. Nó là điều kiện
cần thiết để đảm bảo giao lƣu cho du khách trong nƣớc và quốc tế. Nhờ có tiến bộ
khoa học và công nghệ, các phƣơng tiện thông tin ngày càng phong phú và thuận tiện,
góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch. Ngoài ra, các công trình cung ứng điện
nƣớc đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt của du khách và là cơ sở cho các dịch vụ du
lịch.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch: Bao gồm toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và các
phƣơng tiện kỹ thuật giúp cho việc thỏa, mãn các nhu cầu của khách du lịch nhƣ khách
sạn, nhà hàng, phƣơng tiện vận tải, khu vui chơi giải trí,…Cơ sở vật chất kỹ thuật có
ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Trong đó, quan trọng nhất là cơ sở lƣu trú
và ăn uống: khách sạn, nhà hàng…Mối quan hệ giữa các cơ sở này với hoạt động du
lịch vừa chặt chẽ, vừa phức tạp và linh hoạt. Các cơ sở dịch vụ khác về thƣơng mại,
thể thao, y tế, ngân hàng, bảo hiểm,…đều có ảnh hƣởng nhiều mặt đến các hoạt động
du lịch.
1.1.4.2. Các nhân tố tác động đến “cầu” du lịch

“Cầu” là một phạm trù kinh tế biểu hiện nhu cầu đƣợc đảm bảo bằng khối
lƣợng và tiền tệ với giá cả nhất định. Nói một cách khác, “cầu” là nhu cầu có khả năng
thanh toán của con ngƣời. Nhƣ vậy, ngƣời ta có thể có nhu cầu nhƣng nếu không có sự
đảm bảo bằng tiền tức là không có khả năng thanh toán để biến chúng thành của cải
vật chất và tinh thần theo giá cả nhất định của sản phẩm du lịch thì không xuất hiện
“cầu”. Ta có thể nhận thấy không có nhu cầu du lịch thì sẽ không có cầu du lịch.
- Thời gian rảnh rỗi: Thời gian rỗi cũng là nhân tố tác động mạnh đến hoạt động du
lịch. Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con ngƣời phải có thời gian.
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 14 Luận văn tốt nghiệp
Nhƣ vậy, thời gian rỗi là điều kiện tất yếu để con ngƣời có thể tham gia vào hoạt động
du lịch.
- Điều kiện sống, mức sống: Thu nhập của ngƣời dân là một trong những chỉ tiêu quan
trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Con ngƣời khi muốn đi
du lịch không phải chỉ cần có thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện
đƣợc mong muốn đó. Những nƣớc có nền kinh tế phát triển, mức sống cao sẽ thúc đẩy
nhu cầu du lịch và đmả bảo nhu cầu có thể biến thành nhu cầu du lịch.
- Trình độ văn hóa: Nhìn chung, trình độ văn hóa càng cao thì nhu cầu du lịch càng
phát triển. Một quốc gia có trình độ văn hóa cao thì số ngƣời đi du lịch tang lên, lòng
ham hiểu biết và mong muốn đƣợc làm quen với các nƣớc khác cũng tang. Vì vậy, thói
quen đi du lịch của ngƣời dân sẽ hình thành ngày càng rõ rệt.
Mặt khác, nền văn hóa càng cao thì ngƣời ta càng có khả năng phục vụ khách du lịch
một cách văn minh để làm hài lòng du khách.
- Đặc điểm nhân khẩu và tâm lý cá nhân: Đặc điểm nhân khẩu nhƣ dân số và kết cấu
dân số (tuổi, nam nữ, nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo,…) có ảnh hƣởng rất lớn đến du
lịch. Tuy nhiên, các nhân tố này chỉ là yếu tố gián tiếp để phân tích tiềm năng phát
triển du lịch.
- Tâm lí (thị hiếu du lịch) là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến du lịch. Nếu ngƣời dân có
tâm lý thích đi du lịch thì dòng khách du lịch sẽ lớn. Tâm lí du lịch còn thể hiện ở sự
lây lan tâm lí (bắt chƣớc, theo phong trào…), thậm chí, có ngƣời đi du lịch để chứng tỏ

là ngƣời sành điệu, biết ăn chơi…
1.1.4.3. Môi trường tác động vào du lịch
- Môi trƣờng kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của một nƣớc có ảnh hƣởng đến
khả năng và xu hƣớng phát triển du lịch. Theo ý kiến các chuyên gia, một nƣớc có thể
sản xuất các sản phẩm phục vụ cho du lịch thì sẽ có điều kiện phát triển du lịch thuận
lợi hơn một nƣớc phải nhập các sản phẩm cần thiết để đảm bảo du lịch. Môi trƣờng
kinh tế còn thể hiện ở mức thu nhập của dân cƣ. Giá cả cũng là một nhân tố tác động
rất phức tạp đến du lịch. Đƣơng nhiên, du lịch giá rẻ thì sẽ thúc đẩy ngƣời ta đi du lịch
nhiều hơn, nhƣng trên thực tế, giá cả phải kết hợp với chất lƣợng dịch vụ. Để thu hút
khách du lịch, nhiều nƣớc đã dùng biện pháp tác động thông qua giá cả: giảm giá hàng
hóa, giá vé máy bay…Tỉ giá hối đoái (trao đổi ngoại tệ) tác động đến tất cả các khâu
trong hoạt động du lịch.
Ngoài ra, các nhân tố kinh tế khác nhƣ chính sách thuế, định hƣớng đầu tƣ phát triển
du lịch, số lƣợng các cơ sở kinh doanh du lịch và sự canh tranh giữa các cơ sở đó trên
thụ trƣờng…cũng tác động mạnh đến cung du lịch.
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 15 Luận văn tốt nghiệp
- Môi trƣờng kĩ thuật: Tác động của công nghệ hiện đại đối với du lịch rất đa dạng,
công nghệ hiện đại tạo ra các trang thiết bị cho ngành du lịch. Chính tác động này làm
cho du lịch trở thành một hoạt động mang tính công nghệ và đƣợc gọi là ngành “Công
nghiệp không khói”.
Tƣơng tự nhƣ vậy, đô thị hóa làm tăng nhu cầu du lịch dân số đô thị càng tăng và mức
độ tập trung đô thị càng cao thì nhu cầu du lịch càng tăng.
- Môi trƣờng sinh thái: Môi trƣờng sinh thái tác động nhiều đến sự phát triển du lịch.
Đặc điểm thiên nhiên có thể tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại đến hoạt động du lịch. Yếu
tố khí hậu thời tiết ảnh hƣởng đến các hoạt động du lịch, tạo ra tính mùa du lịch.
Mặc khác, môi trƣờng thiên nhiên có thể gây trở ngại. Nhƣ bụi, sƣơng mù…Đặc biệt,
các thiên tai có thể gây thiệt hại đến nhiều khu du lịch, thậm chí gây nguy hiểm đến
tính mạng du khách. Ví dụ: Sóng thần, bão, động đất, mƣa lũ…
- Môi trƣờng xã hội: Môi trƣờng xã hội cũng ảnh hƣởng rất lớn nhƣ tình trạng an ninh,

sự thân thiện của ngƣời dân…là nhân tố thuận lợi. Ngƣợc lại, nguy cơ khủng bố, mất
an toàn lại hạn chế sự phát triển du lịch. Nhân tố chính trị - xã hội cũng tác động rất
mạnh đến du lịch. Trong đó yếu tố tác động gồm có:
+ Đƣờng lối chính sách: các đƣờng lối chính sách của một quốc gia luôn luôn là nhân
tố tác động trực tiếp và mạnh mã đến hoạt động du lịch. Đƣờng lối chung là những
định hƣớng lớn về mặt kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
+ Các thủ tục xuất nhập cảnh nhƣ hộ chiếu, visa cũng tác động lớn đến hoạt động du
lịch. Hiện nay, nhiều nƣớc đã bãi bỏ thủ tục xin visa cho khách du lịch. Ở mức độ cao
hơn có thể không cần hộ chiếu. Tất cả những biện pháp này đều nhằm tăng dòng
khách đến du lịch tạo một chuyển biến mạnh về du lịch đối với nhiều nƣớc.
Ngoài ra, các thủ tục khác nhƣ dịch vụ hải quan, cửa khẩu, sân bay…cũng tác động
mạnh đến du lịch.




Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 16 Luận văn tốt nghiệp
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN











Hình 2-1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền
2.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Phong Điền nằm ở phía Tây Nam của thành phố Cần Thơ. Vị trí địa lý
có tọa độ từ 105
0
13‟38‟‟ đến 105
0
50‟35‟‟ độ Kinh Đông và từ 09
0
5‟08‟‟ đến
10
0
19‟38‟‟ Vĩ Độ Bắc và đƣợc xác định ranh giới tiếp giáp nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp với quận Bình Thuỷ và quận Ô Môn.
- Phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
- Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Với vị trí tiếp giáp với các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn là
các trung tâm về văn hóa, chính trị, thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp của thành phố
Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Mặt khác có các
tuyến giao thông đƣờng bộ (Đƣờng tỉnh 923, 926, Hƣơng lộ 28, quốc lộ 61B) nối liền
với quốc lộ 1A, quốc lộ 91, quốc lộ 91B là các tuyến giao thông huyết mạch liên vùng,
cả nƣớc. Đồng thời còn có sông Cần Thơ là một trong những nhánh lớn của Sông Hậu
chạy qua trãi dài trên địa phận của huyện liên thông với các tuyến giao thông đƣờng
Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 17 Luận văn tốt nghiệp
thủy khác của vùng. Do có vị trí khá thuận lợi nên trong tƣơng lai huyện Phong Điền
hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững, xứng đáng chiếm một
vị trí quan trọng trong sự phát triển của thành phố Cần Thơ vừa đƣợc công nhận là đô

thị loại I.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình, địa mạo: Địa hình của huyện tƣơng đối bằng phẳng, biến động không lớn.
Địa mạo của vùng đƣợc hình thành chủ yếu qua quá trình biển lùi, bồi lắng trầm tích
biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có 02 loại trầm tích
Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Với địa hình của huyện thì thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do tính
chất, quá trình hình thành địa chất và trên địa bàn có nhiều kênh rạch nên nền đất yếu,
cƣờng độ chịu tải tự nhiên chỉ đạt từ 0,2 0,5 kg/cm2 vì vậy đòi hỏi đầu tƣ chi phí gia
cố nền móng cao khi xây dựng các công trình trên địa bàn.
- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và phân ra hai mùa rõ rệt (mùa
khô, mùa mƣa), với những đặc điểm chung cụ thể nhƣ sau:
+ Nhiệt độ: bình quân khá cao, nhiệt độ giữa các tháng trong năm chênh lệch không
nhiều. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm của các tháng bình quân khá lớn
chủ yếu tập trung vào các tháng 1, 2, 11, 12.
+ Gió: tốc độ trung bình năm là 3,5m/s, có 3 hƣớng gió thịnh hành là Đông Bắc (tháng
11 – 12) gây khô và mát; hƣớng Đông Nam (tháng 2 – 6) gây khô và nóng; hƣớng Tây
Nam (tháng 6 – 11) thổi từ biển vào mang nhiều hơi nƣớc nên mƣa nhiều, thƣờng gây
lốc xoáy.
+ Độ ẩm: tƣơng đối ổn định trong khoảng từ 77 - 93%. Trong năm thấp nhất thƣờng
từ tháng 1 đến tháng 4, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 12.
+ Lƣợng mƣa: Bình quân dƣới mức 2.000mm/năm, chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến
tháng 11 (mùa mƣa).
+ Nắng: Trung bình trong năm khá cao, đƣợc phân đều qua các tháng trong năm và độ
chênh lệch thấp. Các tháng có số giờ nắng cao tập trung từ tháng 01 đến tháng 04.
Nhìn chung Khí hậu của huyện tƣơng đối ổn định thuận lợi cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền 2012, tổng diện tích tự nhiên là
12.364,04 ha, có 07 đơn vị hành chính, bao gồm 06 xã và 01 thị trấn - thị trấn Phong

Tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
SVTH: Huỳnh Thị Mỹ Hạnh 18 Luận văn tốt nghiệp
Điền và các xã: Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trƣờng
Long.
Năm 2012, dân số của huyện Phong Điền là 100.641 ngƣời với mật độ 803
ngƣời/km2, trong đó nông nghiệp chiếm 50.680 ngƣời và phi nông nghiệp chiếm
49.961 ngƣời. Tổng số nam có 50.082 ngƣời, chiếm 49,76% và nữ có 50.559 ngƣời,
chiếm 50.24% tổng dân số.
Phân bố dân số theo đơn vị hành chính thì xã Trƣờng Long là nơi có dân số cao
nhất trong huyện với số dân là 18.463 ngƣời và xã thấp nhất là Mỹ Khánh có số dân là
10.557 ngƣời.
Bảng 2-1: Phân bố dân số năm 2012 của huyện Phong Điền
Đơn vị hành chính
Diện tích
tự nhiên
(km
2
)
Dân số (ngƣời)
M.độ dân số
(ngƣời/km
2
)
Toàn huyện
125.26
100.641
803
1. Thị Trấn Phong Điền
8,14
10.938

1.344
2.Xã Nhơn Ái
16,32
14.144
866
3. Xã Giai Xuân
19,69
15.434
784
4. Xã Tân Thới
17,73
13.703
773
5. Xã Trƣờng Long
31,00
18.463
596
6. Xã Mỹ Khánh
10,59
10.557
997
7. Xã Nhơn Nghĩa
21,79
17.402
798
( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2012)
Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,4%, đến năm
2008, GDP của huyện đã tăng lên 15,64%. Trong đó, khu vực I đạt 5,41%; khu vực II
đạt 15,98% và khu vực III đạt 26,63%. Bình quân đầu ngƣời 13,7 triệu
đồng/ngƣời/năm. Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) đạt 965 tỷ đồng. Trong đó, nông

nghiệp đạt 332 tỷ đồng; công nghiệp đạt 129 tỷ đồng chiếm 107,51%; thƣơng mại và
dịch vụ đạt 504 tỷ đồng chiếm 100,53%. Tốc độ tăng trƣởng hiện nay của huyện chƣa
cao. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển và vai trò của huyện trong tƣơng lai tốc độ
tăng trƣởng chung huyện sẽ đƣợc cải thiện.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

×