Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




LÊ VĂN LỢI




KHAI THÁC HẢI SẢN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU





Hà Nội, 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





LÊ VĂN LỢI




KHAI THÁC HẢI SẢN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT THÀNH


Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục các hình v
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển khai thác hải sản theo hƣớng
bền vững 9

1.2.1. Phát triển bền vững 9
1.2.2. Phát triển bền vững trong khai thác hải sản 10
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
2.2. Mô hình Schaefer( 1954) 18
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH
QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008-2013 19
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 21
3.2 Hiện trạng khai thác hải sản về mặt kinh tế 24
3.2.1. Số lượng, công suất tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất, nghề khai
thác và theo địa phương 24
3.2.2. Sản lượng khai thác hải sản 38
3.2.3. Hiệu quả khai thác hải sản 47
3.2.4. Công nghệ khai thác và tổ chức sản xuất 52
3.2.5 Vốn đầu tư phát triển khai thác hải sản 54
3.2.6. Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác hải sản 56
3.3 Hiện trạng khai thác hải sản về mặt xã hội 59
3.3.1. Số lượng, trình độ và thu nhập của lao động khai thác hải sản 59
3.3.2. Số tai nạn trong khai thác hải sản 60
3.3.3. Số tàu cá tham gia bảo hiểm 61
3.4. Hiện trạng khai thác hải sản về mặt môi trƣờng 61
3.4.1. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản 61
3.4.2 Tình trạng khai thác bất hợp pháp 63
3.4.3 Biến động nguồn lợi hải sản 63
3.5. Việc thực hiện chính sách phát triển khai thác hải sản 63
3.5.1. Chính sách Trung ương 64
3.5.2. Chính sách địa phương 65
3.6. Chỉ số sản lƣợng bền vững tối đa (MSY) 66

3.6.1. Kết quả mô hình 66
3.6.2 Kết quả tính Sản lượng bền vững tối đa MSY 67
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI
THÁC HẢI SẢN TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 70
4.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng 70
4.1.1. Quan điểm phát triển 70
4.1.2 Phương hướng phát triển 70
4.2. Các giải pháp phát triển bền vững khai thác hải sản 72
4.2.1. Giải pháp về điều chỉnh năng lực khai thác hải sản 72
4.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách 73
4.2.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lý khai thác hải sản 74
4.2.4. Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngư 75
4.2.5. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 76
4.2.6. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng và hậu cần, dịch vụ khai
thác hải sản 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Tên viết tăt
Giải thích
1
BVNL
Bảo vệ nguồn lợi
2
FAO

Food and Agriculture Organization of the United
Nations (Tổ chức lƣơng thực và Nông ngiệp Liên Hợp
Quốc)
3
MSY
Maximum Sustainable Yield (Sản lƣợng bền vững tối
đa)
4
PTNT
Phát triển nông thôn
5
TTBQ
Tăng trƣởng bình quân
6
UN CSD
The United Nations Commission on Sustainable
Development (Ủy ban phát triển bền vững Liên Hợp
Quốc)
7
WWF
World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế bảo vệ
thiên nhiên)



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng

Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Bộ tiêu chí phát triển bền vững hải sản của FAO
12
2
Bảng 3.1
Biến động dân số tỉnh Quảng Bình
22
3
Bảng 3.2
Biến động lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế tỉnh Quảng Bình
22
4
Bảng 3.3
Biến động cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình
23
5
Bảng 3.4
Biến động số lƣợng, công suất tàu cá cơ cấu theo
nhóm công suất
24
6
Bảng 3.5
Biến động số lƣợng, công suất tàu cá theo nghề
khai thác
31
7

Bảng 3.6
Biến động số lƣợng tàu cá theo địa phƣơng
34
8
Bảng 3.7
Biến động số lƣợng tàu cá theo nhóm công suất
huyện Lệ Thủy
34
9
Bảng 3.8
Biến động số lƣợng tàu cá theo nhóm công suất
huyện Quảng Ninh
35
10
Bảng 3.9
Biến động số lƣợng tàu cá theo nhóm công suất
TP. Đồng Hới
35
11
Bảng 3.10
Biến động số lƣợng tàu cá theo nhóm công suất
huyện Bố Trạch
36
12
Bảng 3.11
Biến động số lƣợng tàu cá theo nhóm công suất
huyện Quảng Trạch
36
13
Bảng 3.12

Biến động số lƣợng tàu cá đóng mới, cải hoán
37
14
Bảng 3.13
Biến động sản lƣợng, năng suất khai thác hải sản
38
15
Bảng 3.14
Biến động sản lƣợng, năng suất khai thác hải sản
theo nhóm công suất
40
iii

16
Bảng 3.15
Biến động sản lƣợng, năng suất khai thác hải sản
theo nghề
42
17
Bảng 3.16
Biến động sản lƣợng khai thác hải sản theo địa
phƣơng
44
18
Bảng 3.17
Biến động sản lƣợng khai thác hải sản theo nhóm
công suất huyện Lệ Thủy
45
19
Bảng 3.18

Biến động sản lƣợng khai thác hải sản theo nhóm
công suất huyện Quảng Ninh
46
20
Bảng 3.19
Biến động sản lƣợng khai thác hải sản theo nhóm
công suất TP Đồng Hới
46
21
Bảng 3.20
Biến động sản lƣợng khai thác hải sản theo nhóm
công suất huyện Bố Trạch
47
22
Bảng 3.21
Biến động sản lƣợng khai thác hải sản theo nhóm
công suất huyện Quảng Trạch
47
23
Bảng 3.22
Hiệu quả khai thác hải sản theo nhóm công suất
năm 2013
48
24
Bảng 3.23
Hiệu quả khai thác nghề năm 2013
50
25
Bảng 3.24
Biến động Tổ đoàn kết, tổ hợp tác sản xuất trên

biển
54
26
Bảng 3.25
Biến động vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình
54
27
Bảng 3.26
Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác hải sản
56
28
Bảng 3.27
Biến động lao động khai thác hải sản
59
29
Bảng 3.28
Thống kê số vụ tai nạn trong khai thác hải sản
60
30
Bảng 3.29
Thống kê số lƣợng tàu cá mua bảo hiểm thân tàu,
bảo hiểm thuyền viên
61
iv

31
Bảng 3.30
Kết quả thanh tra, kiểm tra về KT&BVNL thủy
sản

62
32
Bảng 3.31
Tổng hợp kết quả mô hình
67
33
Bảng 3.32
MSY và f
MSY
của hai nhóm tàu
68
34
Bảng 3.33
Số lƣợng tàu toàn tỉnh năm 2008-2013
69

v

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Hình
Tên
Trang
1
Hình 1.1
Mối quan hệ giữa sản lƣợng , trữ lƣợng và cƣờng
lực khai thác
15
2
Hình 3.1

Biến động số lƣợng, công suất tàu cá
25
3
Hình 3.2
Biến động số lƣợng tàu cá cơ cấu theo nhóm
công suất
26
4
Hình 3.3
Biến động số lƣợng tàu cá nhóm công suất
≥400cv
28
5
Hình 3.4
Biến động tổng công suất tàu cá cơ cấu theo
nhóm công suất
28
6
Hình 3.5
Biến động tổng công suất tàu cá nhóm tàu ≥400cv
30
7
Hình 3.6
Biến động bình quân công suất/ tàu cá tỉnh
Quảng Bình
30
8
Hình 3.7
Cơ cấu tàu cá năm 2013 tỉnh Quảng Bình
31

9
Hình 3.8
Biến động số lƣợng tàu cá theo nghề khai thác
32
10
Hình 3.9
Biến động tổng công suất tàu cá theo nghề
khai thác
32
11
Hình 3.10
Cơ cấu tàu cá theo nghề khai thác tỉnh
Quảng Bình
33
12
Hình 3.11
Biến động tổng sản lƣợng khai thác hải sản
38
13
Hình 3.12
Biến động năng suất khai thác hải sản
39
14
Hình 3.13
Cơ cấu sản lƣợng khai thác hải sản theo nhóm
công suất năm 2013
41
15
Hình 3.14
Cơ cấu sản lƣợng khai thác hải sản theo nghề năm 2013

43
16
Hình 3.15
Cơ cấu sản lƣợng khai thác hải sản theo địa
phƣơng năm 2013
45
vi

17
Hình 3.16
Thu nhập/lao động theo nhóm công suất tàu cá
năm 2013
49
18
Hình 3.17
Thời gian thu hồi vốn/tuổi thọ tàu cá theo nhóm
công suất tàu cá năm 2013
49
19
Hình 3.18
Thu nhập/lao động theo nhóm nghề khai thác hải
sản năm 2013
51
20
Hình 3.19
Thời gian thu hồi vốn/tuổi thọ tàu cá theo nhóm
công suất tàu cá năm 2013
51
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn nghiên cứu
Nƣớc ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km
2
, gấp
3 lần diện tích đất liền, có bờ biển dài 3260 km. Trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, biển có vai trò vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh
hƣởng to lớn đến sự phát triển kinh tê – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng,
bảo vệ môi trƣờng của nƣớc ta. Trong những năm qua, kinh tế biển nói chung
và lĩnh vực khai thác hải sản nói riêng đã của đất nƣớc ta không ngừng lớn
mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng
vào nhịp độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị
lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết
09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lƣợc biển Việt nam đến năm 2020”, Nghị
quyết đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020, phấn đấu đƣa nƣớc ta trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền,
quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nƣớc giàu mạnh.
Quảng Bình là tỉnh ven biển nằm ở cửa ngõ của vịnh Bắc Bộ có bờ biển
dài 116 km. Với 5 cửa sông đổ ra biển, ngoài khơi có các đảo Hòn La, Hòn
Nồm, Hòn Gió, Hòn Cỏ, Hòn Chim tạo cho Quảng Bình có đƣợc những tiềm
năng, lợi thế phát triển nghề khai thác sản.
Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ phát triển của Đảng và Nhà nƣớc, cùng với sự
nổ lực lao động của nhân dân có truyền thống hai giỏi, trong những năm từ
2008-2013 khai thác hải sản của tỉnh đã có bƣớc phát triển khá: Sản lƣợng
khai thác hải sản tăng 1,51 lần; Năng lực khai thác có bƣớc phát triển, tổng
công suất tăng 1,99 lần, số tàu xa bờ tăng 2,58 lần, số tàu ven bờ giảm 1,18
lần; Giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân vùng ven biển, lao động khai
2


thác tăng 1,12 lần; Cơ sở hậu cần, dịch vụ khai thác hải sản đƣợc đầu tƣ; Tổ
chức sản xuất bƣớc đầu đƣợc sắp xếp hợp lý; Ý thức của ngƣời dân về việc
bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản đƣợc nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, khai thác hải sản của
Quảng Bình còn nhiều hạn chế đó là: Sản lƣợng khai thác hải sản chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng; Năng lực khai thác còn thấp, tỷ lệ tàu cá nhỏ ven bờ còn
cao; Việc chuyển đổi nghề khai thác chậm; Hiệu quả khai thác thấp, bấp
bênh; Thiếu vốn để phát triển sản xuất; Trình độ và thu nhập của ngƣời ngƣ
dân còn thấp, còn xãy ra tình trạng thiếu lao động khai thác hải sản; Tai nạn
trong khai thác còn nhiều; Đa số các chủ tàu cá chƣa mua bảo hiểm; Tổ chức
sản xuất còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết các khâu trong chuỗi
dịch vụ đầu vào, khai thác và tiêu thụ sản phẩm; Công nghệ khai thác và bảo
quản sản phẩm sau thu hoạch còn lạc hậu;
Nguồn lợi hải sản ngày càng
giảm nhất là vùng ven bờ.

Vấn đề cấp bách cần giải quyết và cũng là câu hỏi nghiên cứu của đề tài
là tìm giải pháp để phát triển khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hƣớng
bền vững trong thời gian tới. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Khai
thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững ".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là sử dụng lý luận về phát triển bền vững,
kinh nghiệm của một số nƣớc, một số tỉnh trong nƣớc và các dữ liệu điều tra,
thu thập đƣợc về phát triển khai thác hải sản để đánh giá đầy đủ, khách quan
thực trạng phát triển khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua từ
đó tìm ra đƣợc các giải pháp phát triển khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình một
cách bền vững trong thời gian tới.
3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiển về phát triển bền
vững trong khai thác hải sản.
- Đánh giá thực trạng phát triển khai thác hải sảnQuảng Bình giai đoạn
2008 - 2013.
- Xác định phƣơng hƣớng và các giải pháp phát triển khai thác hải sản
tỉnh Quảng Bình một cách bền vững trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Lĩnh vực khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: từ 2008 đến 2013, bắt đầu từ khi thực hiện
chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ
nghèo, hộ cận nghèo và ngƣ dân theo quyết định số 289/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ ngày 18 tháng 3 năm 2008 đến nay.
Về địa điểm nghiên cứu: tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Bình.
4. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiển về phát triển bền
vững trong khai thác hải sản.
- Đánh giá thực trạng phát triển khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2008 - 2013.
- Đề ra các giải pháp phát triển bền vững khai thác hải sản tỉnh Quảng
Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các biểu, đồ thị, các chữ viết tắt
và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm 4 chƣơng:
4

Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về

phát triển khai thác hải sản theo hƣớng bền vững
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2008-2013
Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và các giải pháp phát triển khai thác hải sản
tỉnh Quảng Bình theo hƣớng bền vững.
5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề phƣơng pháp nghiên cứu và lý thuyết về ”phát triển” và ”phát
triển bền vững” đã đƣợc nhiều giáo sƣ, tiến sỹ nghiên cứu và trình bày trong
các tài liệu giảng dạy cao học chuyên ngành kinh tế nhƣ: giáo trình ”Kinh tế
chính trị đại cƣơng”, Đại học Quốc gia Hà Nội (Phạm Văn Dũng và các cộng
sự); giáo trình ”phương pháp luận nghiên cứu khoa học” (Vũ Cao Đàm);
giáo trình”Môi trường và phát triển bền vững” (Nguyễn Đình Hòe); giáo
trình ”Kinh tế phát triển” (Phan Thị Nhiệm). Những nghiên cứu này đóng vai
trò cung cấp lý thuyết nền tảng và cơ sở khoa học cho bài nghiên cứu.
Trong nghiên cứu, tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của các đồng
nghiệp có nội dung liên quan đến phát triển thủy sản nói chung và khai thác
hải sản nói riêng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hiện trạng khai thác hải sản ở Việt
Nam, trong đó điển hình là nghiên cứu ”Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến
lược và chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam” của TS. Nguyễn Duy
Chinh (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ƣơng) (2008). Nghiên cứu
chỉ ra rằng, trong vòng 15 năm (1990-2007), số lƣợng tàu thuyền lắp máy
đánh bắt hải sản và công suất tàu thuyền ngày càng tăng theo tỷ lệ thuận với
thời gian trong đó số lƣợng tàu thuyền đánh bắt xa bờ luôn chiếm tỷ lệ không

cao nhƣng có xu hƣớng tăng dần theo thời gian. Trong 15 năm, sản lƣợng
khai thác ngày càng tăng, trong khi năng suất bình quân theo công suất ngày
càng giảm.
Ngoài các nghiên cứu mang tính chất tổng quan cho toàn ngành và cả
nƣớc, đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả khai thác nguồn lợi thủy sản tại một
6

số địa phƣơng. Theo Nguyễn Trọng Tuy và cộng sự, trong nghiên cứu ”Thực
trạng và một số giải pháp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở tỉnh
Tiền Giang”, chỉ ra rằng số tàu khai thác ở Tiền Giang có đƣợc lợi nhuận
chiếm 83,62%, trong đó tàu khai thác ven bờ có tỷ lệ lỗ và mức lỗ nhiều hơn
tàu khai thác xa bờ trong khi tàu khai thác xa bờ đòi hỏi chi phí đầu tƣ cao
hơn cũng nhƣ mức độ rủi ro nhiều hơn. Một nghiên cứu khác của Trịnh Kiều
Nhiên và Trần Đắc Định về ”Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải
sản ở tỉnh Sóc Trăng” (2012) cho thấy trong giai đoạn 2005-2011, số lƣợng
tàu khai thác giảm 4%, trong khi sản lƣợng khai thác tăng 43,5%. Sản lƣợng
khai thác tăng là do công suất máy tàu tăng 82%. Tuy nhiên, sản lƣợng trên
một đơn vị khai thác (CPUE) lại giảm 38,2%, điều đó cho thấy nguồn lợi hải
sản đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trong Luận văn thạc sĩ của
Lê Văn Ninh ”Một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (2006) chỉ ra rằng nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần
bờ đã có dấu hiệu suy giảm mạnh trong khi đó nguồn lợi hải sản xa bờ ở các
vùng nƣớc truyền thống cũng đã bị suy giảm ở một số loài. Nghiên cứu cũng
cho thấy sản lƣợng khai thác và cƣờng lực thực tế ở Bà Rịa Vũng Tàu đã vƣợt
quá ngƣỡng bền vững làm suy giảm nguồn lợi vùng biển gần bờ. Luận văn
Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Oai cho thành phố Đà Nẵng năm 2011 ”Giải pháp
phát triển khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng” cũng có nhiều
điểm tƣơng đồng với nghiên cứu cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu này kết
luận rằng số lƣợng và công suất tàu cá hàng năm tại Đà Nẵng đều tăng. Tuy
nhiên số lƣợng tàu cá có công suất nhỏ (< 20CV) và hoạt động ven bờ vẫn

chiếm tỷ lệ cao (56,4%). Cƣờng lực khai thác tăng nhƣng hiệu quả khai thác
giảm mạnh so với năm 2007. Kết luận của nghiên cứu này cũng tƣơng đồng
với kết luận của Trần Hồng Minh trong Luận văn Thạc sĩ ”Giải pháp phát
triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa” (2010).
7

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, để duy trì sản lƣợng khai thác bền
vững tối đa (MSY) cần giảm cƣờng lực khai thác. Tuy nhiên, mức cƣờng lực cần
cắt giảm của các nghiên cứu đƣa ra là khác nhau. Theo nghiên cứu của Thái
Ngọc Chiến (2009), nguồn lợi hải sản ven bờ đã bị khai thác quá mức và cƣờng
lực khai thác cần giảm khoảng hơn 30% để duy trì sản lƣợng khai thác bền vững
tối đa. Trong khi đó, theo Nguyễn Văn Kháng (2011), số lƣợng tàu thuyền khai
thác ở khu vực miền Trung cần cắt giảm đến 38% để duy trì sản lƣợng khai thác
bền vững tối đa. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Nguyễn Viết Thành (2006),
cƣờng lực khai thác nghề lƣới kéo tôm ở khu vực Vịnh Bắc Bộ cũng cần giảm từ
46% đến 61% để duy trì mức lợi nhuận kinh tế tối đa (MEY).
Những chỉ số phát triển bền vững quan trọng của nghề cá biển cần đƣợc
xác định là cƣờng lực và sản lƣợng khai thác bền vững tối đa (MSY). Trong
đó MSY là điểm tham chiếu sự phát triển bền vững về sản lƣợng khai thác,
trở thành tiêu chuẩn quốc tế ( FAO, 1999)
Để xác định ngƣỡng cƣờng lực khai thác tối đa ngƣời ta có thể sử dụng
nhiều phƣơng pháp tính toán khác nhau nhƣ sử dụng công thức Gulland
(1983); DEA (1978); Schaefer (1954); Fox (1970). Tùy thuộc vào điều kiện,
mục đích nghiên cứu để lựa chọn công thức sử dụng cho phù hợp. Với công
thức Gulland (1983) cũng giống nhƣ các công thức trong mô hình Schaefer
(1954) và Fox (1970) đây là công thức sử dụng các tiếp cận sinh học quần thể
làm cơ sở để xây dựng dựa trên sản lƣợng thặng dƣ của quần thể. Tuy nhiên,
công thức Gulland thƣờng chỉ dùng để tính sản lƣợng khai thác tối đa cho
những quần thể chƣa bị khai thác, còn với Schaefer và Fox đƣợc dùng để tính
cho những quần thể đang bị khai thác. Không những thế, hai mô hình này

cũng đƣợc sử dụng trong đánh giá nghề cá đa loài bằng việc xác định sản
lƣợng khai thác tối đa cho từng loài trong cùng phạm vi rồi chọn lấy giá trị an
toàn. Nguồn số liệu sử dụng trong mô hình này chủ yếu là số liệu phụ thuộc
8

nghề cá nhƣ: (năng suất khai thác, cƣờng lực khai thác, chi phí, doanh thu, giá
sản phẩm, ). Những số liệu này dễ dàng thu thập đƣợc qua việc điều tra thu
mẫu nghề cá thƣơng phẩm.
Với những vấn đề nêu trên, trong điều kiện hoàn cảnh nƣớc ta việc áp
dụng mô hình toán của Schaefer (1954) và Fox (1970) để tính toán MSY và
f
MSY
của đề tài là hoàn toàn hợp lý cả về mặt khoa học và thực tiễn. Tuy
nhiên, mô hình này dựa trên những tiếp cận sinh học quần thể và nghề cá
nƣớc ta là đa nghề nên nhìn chung bài toán đặt ra là khá phức tạp. Để có thể
tính toán sản lƣợng khai thác bền vững tối đa và cƣờng lực khai thác tối ƣu là
cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh cƣờng lực khai thác của các đội tàu, ngoài
việc sử dụng các mô hình này cho từng loài đƣợc lựa chọn, việc chuẩn hóa
cƣờng lực khai thác là vô cùng cần thiết.
Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu về thủy sản nói chung và lĩnh
vực khai thác hải sản nói riêng ở các góc độ, địa bàn khác nhau với những
phƣơng pháp khác nhau, đã tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng và các
nhân tố ảnh hƣởng phát triển bền vững về thủy sản nói chung và lĩnh vực khai
thác hải sản nói riêng từ đó đề ra các giải pháp phát triển bền vững trong thời
gian tới. Các kết quả nghiên cứu trên có một số nội dung có giá trị và phù hợp
với đặc điểm, tình hình phát triển khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình có thể kế
thừa. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về
phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình. Đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với bất kỳ công
trình nghiên cứu nào đã đƣợc công bố.

Trong luận văn này, tác giả đã kế thừa những thành quả đã nghiên cứu
của các công trình trên về mặt cơ sở lý luận, phƣơng pháp và một số kết quả
nghiên cứu, kết hợp với điều tra khảo sát thực tế, từ đó phân tích, đánh giá, đề
xuất các giải pháp phát triển bền vững trong lĩnh vực khai thác hải sản trên
9

địa bàn tỉnh Quảng Bình. Cụ thể là đi sâu nghiên cứu làm rõ thực trạng,
nguyên nhân các tồn tại hạn chế trong lĩnh vực khai thác hải sản của tỉnh
Quảng Bình, từ đó tìm giải pháp phát triển năng lực khai thác, tăng số lƣợng
tàu cá xa bờ, giảm số lƣợng tàu cá ven bờ; chuyển dịch từ nghề khai thác hiệu
quả thấp, gây cạn kiệt nguồn lợi sang nghề hiệu quả cao, thân thiện với môi
trƣờng; tổ chức lại sản xuất, liên kết các khâu trong chuỗi dịch vụ đầu vào,
khai thác và tiêu thụ sản phẩm; cải tiến công nghệ khai thác, công nghệ bảo
quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu; nâng cao trình độ và thu nhập của lao
động; giảm thiểu rủi ro, tai nạn trong khai thác; bảo vệ nguồn lợi hải sản.
1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển khai thác hải sản theo hƣớng bền
vững
1.2.1. Phát triển bền vững
1.2.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện; là sự tiêu vong của cái cũ và sự ra
đời của cái mới (Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội).
1.2.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững
Trong lịch sử, đã có nhiều quan điểm định nghĩa về sự phát triển bền
vững. Trong đó, định nghĩa tƣơng đối đầy đủ về phát triển bền vững đƣợc Ủy
ban quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển lần đầu tiên đƣa ra trong báo cáo
”Tƣơng lai chung của chúng ta” năm 1987: ”phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”.
1.2.1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững

Sự phát triển bền vững đƣợc Viện Quốc tế về Môi trƣờng và Phát triển
(IIED, 1995) cho rằng bao gồm ba trụ cột chính: kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
Sự phát triển bền vững về kinh tế hàm ý một nền kinh tế tăng trƣởng liên tục,
10

ổn định, có cơ cấu hợp lý, chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, đáp ứng đƣợc nhu
cầu ngày càng cao của ngƣời dân, tránh đƣợc sự suy thoái và đình trệ trong
tƣơng lai, tránh để lại gánh nợ cho thế hệ mai sau, đồng thời đảm bảo không
gây ra sự suy thoái các tài nguyên thiên nhiên, ô nhiểm môi trƣờng. Trong khi
đó, sự phát triển bền vững về xã hội lại thể hiện là sự phát triển xã hội mà trong
đó nền kinh tế phát triển, chất lƣợng cuộc sống tin thần của ngƣời dân đƣợc
nâng cao không ngừng, chất lƣợng môi trƣờng đƣợc đảm bảo. Sự công bằng
của ngƣời dân trong việc có quyền lao động, đảm bảo các quyền lợi khác về
kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển bền vững về môi trƣờng là
sự phát triển đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái, khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, có các biện pháp để cải thiện và quản lý môi trƣờng.
Trên nền tảng những nội dung đó, sự phát triển bền vững đƣợc đo lƣờng
bằng ba nhóm tiêu chí chính. Bao gồm: nhóm các tiêu chí phát triển bền vững
về kinh tế, nhóm các tiêu chí phát triển bền vững xã hội, nhóm các tiêu chí
phát triển bền vững về môi trƣờng. Theo Ủy ban Phát triển bền vững Liên
Hiệp Quốc (UN CSD), bộ chỉ thị phát triển bền vững bao gồm 58 chỉ tiêu nhỏ
đƣợc xếp theo bốn nhóm lĩnh vực là kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế.
Lĩnh vực xã hội bao gồm 5 nhóm chủ đề nhỏ: Công bằng, y tế, giáo dục, nhà
ở, an ninh, dân số. Lĩnh vực môi trƣờng có 5 nhóm chủ đề: không khí; đất; đại
dƣơng, biển, bờ biển; nƣớc sạch; đa dạng sinh học. Trong lĩnh vực kinh tế, có
2 nhóm chủ đề nhỏ: cơ cấu kinh tế, mẫu hình sản xuất – tiêu dùng. Lĩnh vực
thể chế bao gồm: khuôn khổ thể chế và năng lực thể chế.
1.2.2. Phát triển bền vững trong khai thác hải sản
1.2.2.1 Nội dung phát triển bền vững trong khai thác hải sản
Bám sát những nội dung cơ bản của khái niệm phát triển bền vững,

phát triển bền vững trong khai thác hải sản cũng đạt đƣợc khi ba trụ cột PTBV
về kinh tế, môi trƣờng, xã hội trong khai thác hải sản đƣợc đảm bảo.
11

Sự phát triển bền vững về kinh tế đạt đƣợc khi giá trị và sản lƣợng khai
thác hải sản tăng lên trong khi hiệu quả khai thác cùng với số lƣợng và công
suất tàu cá cũng tăng lên. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu tàu cá và nghề
khai thác hải sản, sự đổi mới công nghệ khai thác và cách thức tổ chức sản
xuất, sự phát triển cơ sở hậu cần và dịch vụ phục vụ khai thác hải sản cũng
đóng một vai trò thiết yếu góp phần vào sự bền vững trong khai thác hải sản.
Sự tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động khai thác hải sản cũng là một
phần quan trọng của sự phát triển bền vững này.
Phát triển bền vững về kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với sự phát
triển bền vững về xã hội. Để đạt đƣợc sự bền vững trong xã hội, cần thiết phải
nâng cao trình độ cho lao động khai thác hải sản, nâng cao thu nhập cho lao
động khai thác hải sản. Thêm vào đó, cần tạo thêm nhiều việc làm trong khai
thác hải sản và đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác, đảm bảo ngƣời lao
động đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm đầy đủ.
Phát triển bền vững về môi trƣờng.
Sự phát triển bền vững nếu chỉ dựa trên sự phát triển bền vững của kinh
tế và xã hội là chƣa đủ. Ngành khai thác hải sản sẽ đứng vững khi đạt đƣợc sự
phát triển bền vững về môi trƣờng kết hợp cùng với sự phát triển bền vững
trong kinh tế và xã hội. Môi trƣờng bền vững khi kết hợp đƣợc hai hoạt động
bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
1.2.2.2 Tiêu chí phát triển bền vững trong khai thác hải sản
Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên Hiệp Quốc (1999) đã đƣa
ra bộ tiêu chuẩn về phát triển bền vững ngành thủy sản nhƣ sau:
12

Bảng 1.1. Bộ tiêu chí phát triển bền vững hải sản của FAO

Tiêu chí
Chỉ tiêu
Kinh tế
- Thu hoạch
- Giá trị thu hoạch
- Đóng góp vào GDP
- Giá trị xuất khẩu ngành thủy sản
- Đầu tƣ tàu thuyền và thiết bị xử lí
- Thuế và trợ cấp
- Thu nhập
- Doanh thu ròng (lợi nhuận)
Xã hội

- Việc làm/ thành phần tham gia
- Nhân khẩu
- Hiểu biết/ giáo dục
- Sự tiêu thụ
- Thu nhập
- Truyền thống, văn hóa đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
- Tiền công
- Sự phân bổ giới tính trong quá trình ra quyết định
Sinh thái
- Kết cấu đánh bắt
- Sự đa dạng của những loài mục tiêu
- Tỉ lệ khai thác thủy sản
- Đa dạng sinh học
- Ảnh hƣớng trực tiếp của thiết bị khai thác trên các
loài mục tiêu
- Ảnh hƣởng gián tiếp của hoạt động khai thác: cấu
trúc dinh dƣỡng

- Ảnh hƣởng trực tiếp của thiết bị đánh bắt lên môi
trƣờng sống
- Đa dạng sinh học
- Sự thay đổi quy mô và chất lƣợng của các môi
trƣờng sống quan trọng, thiết yếu
- Áp lực khai thác
Thể chế/
chính trị
- Quyền sở hữu
- Tính minh bạch và sự tham gia
- Chế độ tuân thủ
- Năng lực quản lí
(Nguồn: (FAO), 1999)
13

Nhƣ vậy, để đánh giá đƣợc sự phát triển bền vững trong hoạt động khai
thác hải sản cần thiết sử dụng các tiêu chí phát triển bền vững trong hoạt động
này. Trong phạm vi của luận văn, để thuận lợi cho việc đánh giá sự phát
triển bền vững của khai thác Hải sản, tôi tiến hành phân tích thực trạng khai
thác theo các khía cạnh trong 4 tiêu chí. Cụ thể:
(1) Tiêu chí về mặt kinh tế bao gồm:
- Số lƣợng, công suất tàu cá cơ cấu theo nhóm công suất, nghề khai
thác và theo địa phƣơng.
-Sản lƣợng khai thác hải sản.
- Công nghệ khai thác và tổ chức sản xuất.
- Vốn đầu tƣ phát triển khai thác hải sản.
- Hiệu quả khai thác hải sản.
- Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác hải sản.
(2) Tiêu chí về xã hội bao gồm:
- Số lƣợng, trình độ và thu nhập của lao động khai thác hải sản.

- Số tai nạn trong khai thác hải sản.
- Số lƣợng tàu cá tham gia bảo hiểm.
(3) Tiêu chí về môi trƣờng bao gồm:
- Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tình trạng khai thác bất hợp pháp
- Biến động nguồn lợi hải sản.
(4) Việc thực hiện chính sách phát triển khai thác hải sản
1.2.2.3. Các yếu tố liên quan đến Mô hình Schaefer (1954)
Nhằm đánh giá sự bền vững trong khai thác hải sản, nghiên cứu sử dụng
mô hình Schaefer. Trong đó có hai yếu tố liên quan: chỉ số sản lƣợng khai
thác bền vững tối đa (MSY, Maximum Sustainable Yield) và cƣờng lực khai
thác.
14

a. Cường lực khai thác
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm cƣờng lực khai thác thuỷ sản:
Cƣờng lực khai thác là số lƣợng tàu cá hoạt động khai thác trong một
thuỷ vực nhất định.
Cƣờng lực khai thác là số lƣợng ngƣ cụ tham gia khai thác trong một
thuỷ vực.
Cƣờng lực khai thác là tổng công suất tàu cá tham gia khai thác thuỷ
sản trong thuỷ vực nhất định.
Cƣờng lực khai thác là thời gian mà ngƣ cụ, tàu cá hoạt động trên vùng
biển trong một đơn vị thời gian.
Nhƣ vậy, có thể hiểu cƣờng lực khai thác là toàn bộ sự cố gắng của con
ngƣời thể hiện qua số lƣợng ngƣ cụ, phƣơng tiện, thời gian khai thác nhằm
mục đích đánh bắt nhiều nhất sản lƣợng thuỷ sản trong thuỷ vựcCƣờng lực
khai thác càng lớn, càng ảnh hƣởng đến sự sinh sản và phát triển củacác đàn
cá. Vì thế, cần có các quy định cụ thể nhằm hạn chế sự gia tăng cƣờng lực.
(Nguyễn Trọng Lƣơng, 2010).

b. Chỉ số sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY)
Chỉ số sản lƣợng khai thác bền vững tối đa (MSY) là mức khai thác tối
đa thƣờng xuyên của một tài nguyên thiên nhiên mà không làm tài nguyên đó
bị suy giảm trong dài hạn (theo từ điển Oxford). Theo WWF (2011), chỉ số
sản lƣợng khai thác bền vững tối đa của một loài cá có nghĩa là sản lƣợng
đánh bắt cao nhất hằng năm có thể đƣợc duy trì theo thời gian bằng cách giữ
quần thể loài ở mức tăng trƣởng sản xuất tối đa.




×