Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

tổ chức không gian du lịch tỉnh quảng ninh theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 93 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
o0o








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:

TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHÔNG GIAN DU LỊCH THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH


Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thế Vinh
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ngọc Diệp
Khóa : 1
Ngành : Kinh tế phát triển
Chuyên ngành : Quy hoạch phát triển






Hà Nội, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Thầy ThS.Nguyễn Thế Vinh, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
viết khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quy hoạch phát triển
và cũng như quý Thầy, Cô trong Học viện Chính sách và Phát triển đã tận
tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận
mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự
tin.
Em chân thành cảm ơn Viện Chiến lược phát triển và Ban Phát triển
Vùng đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập và học hỏi.
Em chân thành cảm ơn bà Mai Thị Dần đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.

Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Phạm Thị Ngọc Diệp
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và
không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm
của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn
gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
xác thực và nguyên bản của khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tác giả




Phạm Thị Ngọc Diệp




















MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU 2
MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp mới của báo cáo chuyên đề 5
6. Cấu trúc của báo cáo chuyên đề 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
DU LỊCH BỀN VỮNG 7
1.1. Tình hình nghiên cứu TCLTDL trên thế giới 7
1.2. Tình hình nghiên cứu TCLTDL ở Việt Nam 9
1.3. Tình hình nghiên cứu TCLTDL ở Quảng Ninh 10
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC12 KHÔNG
GIAN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 12
2.1. Những vấn đề liên quan đến TCLTDL 12
2.1.1. Quan niệm về Tổ chức lãnh thổ 12
2.1.2. Quan niệm Tổ chức lãnh thổ du lịch theo hướng phát triển bền vững 12
2.1.3. Các hình thức TCLTDL 16
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL 19
2.2. Thực tế phát triển du lịch Việt Nam và các hình thức tổ chức không gian du
lịch chủ yếu 20
2.2.1. Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch ở nước ta 20
2.2.2. Tình hình hoạt động các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch chủ yếu ở nước
ta 22
Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH TRÊN LÃNH
THỔ TỈNH QUẢNG NINH 26
3.1. Phân tích các yếu tố, điều kiện nguồn lực để tỉnh Quảng Ninh phát triển
TCLTDL 26
3.2. Hiện trạng Tổ chức không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh 33
3.2.1. Hiện trạng chung về tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng
Ninh 33
3.2.2. Hiện trạng tổ chức không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh 39

3.2.3. Hiện trạng TCLTDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững 52
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TCLTDL TỈNH QUẢNG NINH
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 61
4.1. Định hướng phát triển TCLDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững đến
năm 2020 61
4.1.1. Cơ sở của định hướng phát triển TCLDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng
bền vững đến năm 2020 61
4.1.2. Định hướng phát triển TCLDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững
đến năm 2020 63
4.2. Giải pháp TCLTDL bền vững ở tỉnh Quảng Ninh 72
KẾT LUẬN 81
PHỤ LỤC 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSLL Cơ sở lý luận
CSTT Cơ sở thực tiễn
DL Du lịch
DHĐB Duyên hải Đông Bắc
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
HST Hệ sinh thái
KCN Khu công nghiệp
KT - XH Kinh tế - xã hội
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
LS - VH Lịch sử, văn hóa
TCLT Tổ chức lãnh thổ
TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế
TCLTCN Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

TCLTCL Tổ chức lãnh thổ du lịch
TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
TCLTXH Tổ chức lãnh thổ xã hội
VH Văn hóa
VQG Vườn quốc gia
2

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU

1 Hình 2.1. Mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường trang 14
2 Hình 2.2. Sơ đồ lợi ích sử dụng tiềm năng không gian lãnh thổ trang 15
3 Hình 2.2. Các hình thức TCLTDL trang 16
4 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh trang 26
5 Hình 3.2. So sánh cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh 2008, 2013 trang 30
6 Hình 3.3. Vốn đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế tỉnh Quảng
Ninh năm 2008, 2013 ( nghìn USD)
trang 31
7 Hình 3.4.Đánh giá tổng thể các điểm thăm quan du lịch tự nhiên
ở Quảng Ninh
trang 40
8 Hình 3.5.Đánh giá tổng thể các điểm thăm quan du lịch văn hóa
tiêu biểu ở Quảng Ninh
trang 42
9 Hình 3.6. Các điểm tham quan du lịch chính trong tỉnh tập trung
chủ yếu ở 4 thành phố, huyện chính : Hạ Long, Móng Cái, Vân
Đồn, Uông Bí
trang 47
10. Hình 3.7. Tính hấp dẫn du lịch ở các thàn phố, huyện thị ở

Quảng Ninh

trang 48
11 Hình 3.8.Cơ cấu khách du lịch đến Quảng Ninh theo lãnh thổ
năm 2012
trang 51
12 Hình 3.9. Đánh giá mức hiệu quả và mức độ tác động trong mối
quan hệ giữa các hình thức TCLTDL và kinh tế, xã hội, môi
trường
trang 53
13 Hình 3.10. Bản đồ hiện trạng phân bố các KCN và cảng biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trang 58

3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh được biết đến là một địa phương giàu tiềm năng du lịch, là một
đỉnh trong tam giác tăng trưởng du lịch Bắc Bộ. Quảng Ninh có nhiều danh thắng
đẹp, nổi tiếng trong đó không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên
thế giới được UNESCO công nhận. Nhận thức được những lợi thế so sánh của
mình, tỉnh đã xác định du lịch là động lực và trụ cột tăng trưởng chính trong nền
kinh tế Quảng Ninh. Và sự thật là sự phát triển của ngành du lịch góp phần vào sự
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm và
nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài tăng trưởng với tốc độ cao, du lịch Quảng
Ninh đang phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến tổ chức không gian du
lịch bền vững. Thực tế cho thấy trong khi nguồn lực có hạn, mỗi ngành, lĩnh vực
đều đòi hỏi các điều kiện phát triển nên xảy ra mâu thuẫn về lợi ích, cách bố trí
không gian giữa du lịch và các ngành, lĩnh vực khác. Vậy làm thế nào để các khu du
lịch phát triển có trật tự, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao; đồng

thời làm sao để tận dụng mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm tạo nên một
không gian du lịch Quảng Ninh khoa học, khả thi và bền vững.
Những trăn trở nêu trên chính là lý do mà tác giả chọn vấn đề " Tổ chức
không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững " để làm khoá luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu: Làm sáng tỏ CSLL và CSTT về TCLTDL theo hướng bền vững để
phân tích, đánh giá về tình hình TCLTDL tỉnh Quảng Ninh; từ đó có định hướng
phát triển TCLTDL theo hướng bền vững cho tỉnh.
* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về TCLTDL, từ đó vận
dụng vào một địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Ninh.
4

- Phân tích, đánh giá được thực trạng TCLTDL ở Quảng Ninh những năm qua;
từ đó phát hiện những vấn đề bất hợp lý bên cạnh những kết quả đã làm được; tạo
cơ sở cho việc lựa chọn các hình thức TCLTDL phù hợp.
- Đề xuất những định hướng tổ chức không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh theo
hướng bền bững.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh.
Trong quá trình nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa Quảng Ninh và các tỉnh
xung quanh, đặt Quảng Ninh trong mối quan hệ hữu cơ với vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và cả nước.
- Đối tượng nghiên cứu:
Các hình thức TCLTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ
chặt chẽ với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; cũng như các hình thức
TCLTDL của tỉnh và các tỉnh lân cận.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp duy vật biện chứng
Tác giả sử dụng quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng để nghiên
cứu đề tài. Tác giả tôn trọng thực tế khách quan, tôn trọng lịch sử phát triển và căn
cứ vào các quan điểm, phương pháp duy vật biện chứng để phân tích đối tượng
nghiên cứu, tìm ra xu thế phát triển của chúng và cụ thể là tìm ra xu thế phát triển
của các hình thức TCLTDL mà được xã hội công nhận trên lãnh thổ tỉnh Quảng
Ninh, đồng thời với nền tảng của phép tư duy biện chứng tác giả dự đoán sự phát
triển của các hình thức này trong tương lai.
4.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trong quá trình thu thập và xử lí tài liệu thì rất cần thiết phải sử dụng
phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp. Nhờ có phương pháp này mà ta có thể
tìm thấy bản chất các sự sự vật, hiện tượng được phản ánh. Đây là phương pháp có
tính khoa học cao, áp dụng thiết thực vào qúa trình nghiên cứu địa lí học, vì trong
5

địa lí học, các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của một địa phương cụ thể nếu
không áp dụng phương pháp này thì sẽ không tìm thấy sự khác biệt với các địa
phương khác, bởi thế sẽ khó xác định là địa phương đó phát triển hay lạc hậu.
4.3. Phương pháp thống kê
Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nói chung, du lịch
nói riêng của tỉnh là những thông tin dữ liệu đầu vào cho việc nghiên cứu đề tài.
Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo và so sánh
lưu trữ tại các cơ quan hữu quan, thống kê qua các số liệu khảo sát ngoài thực địa,
thống kê qua đo đạc và tính toán trên bản đồ, thống kê qua các bảng tra với hệ thống
dữ liệu đã định,… Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếu được,
số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi
thực địa.
4.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý GIS
Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý là phương pháp hữu hiệu
được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong những vấn đề có liên

quan đến địa lý. TCLT là một vấn đề phức tạp có liên quan mật thiết đến địa lý kinh
tế, xã hội. Phương pháp này có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích đối tượng
nghiên cứu như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích hiện trạng cũng như việc
đề xuất giải pháp cho vấn đề TCLTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia cũng được nhiều tác giả đề cập tới khi nghiên cứu
các hình thức TCLTKT nói chung và TCLTDL nói riêng. Đối với Quảng Ninh, tác
giả gặp rất nhiều khó khăn vì không có được những hiểu biết đầy đủ, toàn diện về
tình hình kinh tế cũng như những dự kiến phát triển trong tương lai. Tác giả đã gặp
gỡ, trao đổi với các chuyên gia am hiểu về vấn đề đề tài nghiên cứu. Cụ thể đã làm
việc với các chuyên gia quy hoạch, chuyên gia kinh tế, chuyên gia quản lý về khu
du lịch Các chuyên gia đã giúp cho tác giả có thêm thông tin bổ ích và có giá trị,
giúp giảm bớt thời gian nghiên cứu về đối tượng.
5. Đóng góp mới của báo cáo chuyên đề
- Tổng quan lại TCLTDL tỉnh Quảng Ninh.
6

- Đề xuất một số định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm TCLTDL bền
vững trên địa bàn tỉnh.
6. Cấu trúc của báo cáo chuyên đề
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 4 phần chính:
- Chương 1: Tình hình nghiên cứu vấn đề tổ chức lãnh thổ không gian du lịch
- Chương 2 : Cơ sở lí luận và thực tiễn tổ chức không gian du lịch theo hướng
bền vững
- Chương 3: Thực trạng tổ chức không gian du lịch trên lãnh thổ tỉnh Quảng
Ninh
- Chương 4: Định hướng tổ chức không gian du lịch bền vững trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

7


NỘI DUNG
Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề TCLTDL trên thế giới
Nền móng của việc nghiên cứu, tìm ra tính quy luật về không gian lãnh thổ
của các hoạt động kinh tế ra đời từ giữa thế kỉ XIX và đã trở thành một khoa học
quản lý lãnh thổ. TCLT có liên quan rất chặt chẽ với kết quả nghiên cứu của các
nhà khoa học trên thế giới về việc tìm ra các quy luật TCLT ở một địa phương cụ
thể, từ đó tiến hành xem xét về việc bố trí một cách hợp lí các hoạt động kinh tế và
các điểm dân cư. Một trong những viên gạch đầu tiên chính là những nghiên cứu về
lí thuyết phát triển không gian của các nhà khoa học ở phương Tây, tiêu biểu như:
- Lý thuyết vành đai nông nghiêp của V. Thunen (1883) xác lập mô hình toán
học về không gian của hệ thống vùng nông nghiệp đang hình thành dưới ảnh hưởng
của thành phố. Theo lý thuyết này, xung quanh một thành phố trung tâm có thể tồn
tại và phát triển 5 vành đai sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng. Tùy theo điều
kiện cụ thể và tự nhiên, tập quán sản xuất của dân cư và quy mô của thành phố
trung tâm mà xác định số lượng vành đai, cũng như bán kính mỗi vành đai;
- Lý thuyết định vị công nghiệp của A. Weber ra đời từ đầu thế kỉ XX, giải
thích sự tập trung công nghiệp ở một địa phương. Weber coi thành phố, các cửa ra
vào là những nút trọng điểm của lãnh thổ. Sức lan tỏa của chúng có ảnh hưởng lan
tỏa của chúng có ảnh hưởng rất lớn xung quanh thành phố là các vành đai với các
chức năng khác nhau, nhưng đều phục vụ cho một trung tâm. Lý thuyết phù hợp với
một nền kinh tế mà quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa chưa mạnh;
- Lý thuyết điểm trung tâm của W. Christaller (1933) đã khám phá ra quy luật
phân bố không gian, phát hiện một trật tự được tính toán trong phân bố các thành
phố và vùng nông thôn. Lí thuyết là cơ sở để bố trí các điểm đô thị được đồng đều
trên lãnh thổ thông qua lực hút từ trung tâm.
8


- Lí thuyết cực phát triển của Francoi Perroux-1950 quan niệm rằng một vùng
lãnh thổ không thể phát triển kinh tế đóng đều ở các nơi trên lãnh thổ trong cùng
một thời gian ,mà có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một vài nơi này, trong khi
nơi khác lại chậm phát triển hoặc trì trệ. Các điểm phát triển nhanh là những trung
tâm có lợi thế so với toàn vùng, trong đó công nghiệp và dịch vụ có vai trò quan
trọng đối với tăng trưởng KT của vùng.;
Và đây cũng chính là cơ sơ lý luận của những nghiên cứu sau này về tổ chức không
gian nói chung và TCLTDL nói riêng. [8, trang 3]
Xét riêng trên góc độ tổ chức không gian du lịch, vấn đề bắt đầu được thu
hút sự quan tâm của các nhà địa lý du lịch ở Đức từ năm 1930 và đến năm 1939
Poser phát hiện 5 loại hình về du lịch ở Riesengebirge. Tiếp đến, Chirstaller đã có
những khảo sát dầu tiên về du lịch năm 1955.
Trên lãnh thổ Liên Xô trước đây có các công trình về tổ chức không gian du lịch
tiêu biểu như " Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch"
(Kadaxkia, 1972) ," Đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phụ vụ giải trí " (Mukhina,
1973), " Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch" ( Pirogionic, 1985) hay các công trình
nghiên cứu khác của các nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp
Matxcơva như E.D Xminova, V.B Nhefedova, về vùng nghỉ dưỡng.
Các nhà địa lý Mỹ, Anh và Canada như Vonfo (1966), Boohart (1971) , Henayno
(1972) cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích
giải trí du lịch. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý du
lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu của đại lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ du
lịch hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát
triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp của các yếu tố trên địa bàn
để phát triển du lịch của E. Inskeep (1991),C.A Gunn (1993).
Từ những năm 80, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu vấn đề
phát triển du lịch theo hướng bền vững, đặc biệt là những quốc gia xác định du lịch
là ngành kinh tế chiến lược chủ chốt. Sự manh nha này được đình hình theo 2
hướng:
9


- Nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề đặt ra liên quan đến phát triển du lịch
bền vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng các mô hình về du lịch
bền vững như ở Australia, Mỹ, Malaysia,
- Tiến hành xây dựng, triển khai các mô hình điểm về phát triển mô hình du
lịch bền vững để làm cơ sở xây dựng các chính sách triển khai trên toàn quốc như ở
Nepal, Ecuado, Senegan [16, trang 9]
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề TCLTDL ở Việt Nam
Trong những thập niên gần đây, khi đã xác định du lịch là một ngành mũi
nhọn trong nền kinh tế quốc dân và mang lại những lợi ích to lớn thì những nghiên
về địa lý du lịch nói chung và vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch trên phạm vi cả nước
ngày càng được phát triển. Đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam đang
dần chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu và lấy bền vững là
mục tiêu xác định theo đuổi trên mọi mặt của nền kinh tế. Không nằm ngoài xu thế
khách quan đó, những nghiên cứu về phát triển của nước cũng mang hơi hướng của
quan điểm phát triểm bền vững. Việt Nam đã xây dựng phát triển du lịch thông qua
các đề án như " Dự án quy hoạch tổng thể phá triển Việt Nam ( 1995- 2010)", " Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng
2020", "Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch và hành động (2001-
2010)". Đáng chú ý là các công trình quy hoạch du lịch của các tác giả Vũ Tuấn
Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Trần Cầu, [16, trang
10] đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch trên phạm vi cả nước. Nội dung
nghiên cứu bao gồm những vấn đề thuộc các phạm trù như đánh giá tài nguyên du
lịch, cơ sở lí luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, hệ thống phân vị và chỉ tiêu trong
phân vùng du lịch. Ở giai đoạn này, các địa phương cũng đã lần lượt triển khai các
nghiên cứu phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ quy hoạch cũng như định hướng
lớn cho việc sử dụng các tài nguyên du lịch như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam Đà Nẵng,
Kế thừa những cơ sở lý luận và thực tiễn từ giai đoạn trước, gần đây Việt

Nam đã xây dựng " Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn
10

đến năm 2030" của 3 Vùng du lịch: Đồng Bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc,
Vùng Bắc Trung Bộ và Vùng Tây Nguyên. Không chỉ vậy, trong Quy hoạch tổng
thể kinh tế- xã hội của các địa phương cũng đã rất chú trọng đến vấn đề Tổ chức
không gian cũng như tổ chức lãnh thổ du lịch trên lãnh thổ.
Thật là thiếu xót nếu không nhắc tới các công trình nghiên cứu khoa học, đề
tài luận án đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: "Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh
Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững "( Ngô Thúy Quỳnh,2006), "Tổ chức
lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định" ( Hoàng Quý Châu, 2011); "Tổ chức lãnh thổ du
lịch thành phố Hải Phòng "( Nguyễn Thanh Sơn, 1996) , "Tổ chức lãnh thổ du lịch
Quảng Nam Đà Nẵng "( Trương Phước Minh, 2003), "Tổ chức lãnh thổ các điểm du
lịch tỉnh Kiên Giang theo cách tiếp cận hệ thống thông tin địa lý "(Đào Ngọc Cảnh,
2003), "Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch Sơn La" (Đỗ Thị Mùi, 2010); và đặc
biệt luận án " Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững
( Trịnh Thanh Sơn , 2006) là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về
TCLTDL trên quan điểm bền vững.
1.3. Tình hình nghiên cứu TCLTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Từ trước đến nay, đã có các công trình nghiên cứu trên địa phương về du lịch
trên địa bàn Quảng Ninh mà chúng ta có thể ghi nhận một số công trình có giá trị
như:
- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
2030 (2013). Đề án này tập trung đánh giá khoa học về hiện trạng phát triển KT -
XH của Quảng Ninh trong năm 5 năm 2006 - 2011 đồng thời phân tích, đánh giá
các điều kiện và các yếu tố nguồn lực phát triển; dự báo,đưa ra định hướng, nhiệm
vụ và các giải pháp phát triển các ngành kinh tế, xã hội, môi trường và lãnh thổ. Do
đó, bản đề án này mới chỉ đưa ra tình hình ngành du lịch của tỉnh một cách chung
nhất. Tuy nhiên, định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch đã được đề cập đến lồng ghép,
xen lẫn trong phần tổ chức không gian lãnh thổ của tỉnh.

- Chuyên đề “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường
kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” ( Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh
2012) được xây dựng nhằm đánh giá những kết quả tích cực và hạn chế, đưa ra
11

nguyên nhân hạn chế của hoạt động dịch vụ du lịch để từ đó đưa ra những giải pháp
phát triển du lịch trên địa bàn Quảng Ninh.
Các nghiên cứu nêu trên ra ở trên chưa làm sâu sát và rõ TCLTDL tỉnh
Quảng Ninh. Và trong phạm vi hiểu biết, tác giả chưa thấy nghiên cứu nào tương tự
hoặc đã nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến thời điểm hiện tại, đề tài không bị trùng
lắp với các nghiên cứu trước đó.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả xem những nguồn tư
liệu trên đây là hết sức quý giá, liên quan đến lĩnh vực của khóa luận tốt nghiệp. Tác
giả đã thừa kế những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đi trước để tiếp cận cơ
sở lý luận và thực tiễn của TCLT nói chung và TCLTDL nói riêng, và áp dụng vào
địa phương cụ thể là Quảng Ninh. Tác giả đã tiếp cận một số tài liệu cụ thể làm cơ
sở để đánh giá thực trạng và đưa ra định hướng phát triển TCLTDL theo hướng bền
vững trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.











12


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1. Những vấn đề liên quan đến TCLTDL
2.1.1. Quan niệm về Tổ chức lãnh thổ
TCLT hay tổ chức không gian các hoạt động phát triển của con người,trước
hết là họat động kinh tế, bắt nguồn từ những cơ sở lí thuyết của Adam Smith và
David Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của Thunen (1826), Weber (1909) ,
sau đó được phát triển về mặt lí luận và ứng dụng thực tiễn vào những năm 50 của
thế kỉ 20 tại các nước Châu Âu, Liên Xô( cũ) và Mỹ. [8, trang 2]
Thực tế cho thấy trong lĩnh vực TCLTKT, các nhà khoa học của các nước
trên thế giới sử dụng thuật ngữ không hoàn toàn như nhau, song nội hàm của nó
tương đối giống nhau. Như vậy, TCLT là sự tìm kiếm, lựa chọn một sự phân bố tối
ưu, tránh sự mất cân đối trên lãnh thổ một quốc gia hay một vùng, một lãnh thổ cụ
thể. Khái niệm về TCLT bao hàm 3 nội dung chính:
- Tổ chức : là sự sắp xếp các đối tượng (xí nghiệp, công trình, các ngành, các
lĩnh vực, các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng) trong tổng thể mối quan hệ đa chiều.
- Lãnh thổ là địa bàn để tổ chức, sắp xếp các đối tượng , có ranh giới xác định.
- Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ các định theo yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, Tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp các đối tượng địa lý trên lãnh thổ
nhất định theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội do chủ thể của phát triển vùng tổ
chức. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội theo các vùng lớn hoặc theo
các vùng đặc biệt mà các lãnh thổ có đối tượng trọng điểm đầu tư. [8, trang 4] Tổ
chức theo khu vực đặc biệt bao gồm các hình thức chủ yếu : vùng kinh tế trọng
điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế phát triển, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế,
tam giác tăng trưởng kinh tế.
2.1.2. Quan niệm Tổ chức lãnh thổ du lịch theo hướng phát triển bền vững
2.1.2.1. TCLTDL
13


TCLT nền sản xuất bao gồm hàng loạt các hình thức TCLT cấp thấp hơn với
tư cách là các ngành kinh tế như: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, tổ chức lãnh thổ
công nghiệp, tổ chức lãnh thổ dịch vụ Các hình thức này nếu được tổ chức hợp lý
sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Du lịch theo khái niệm theo Pháp lệnh Du lịch công bố ngày 20/2/1999 trong
Chương I Điều 10 được hiểu "là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định" . Nếu xét trên
khía cạnh kinh tế, xã hội, dịch vụ là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với chữa bệnh,
thể thao, nghiên cứu khoa học và nhu cầu khác.
Trong việc nghiên cứu du lịch, TCLTDL là một vấn đề được quan tâm hàng
đầu. TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các
cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn lực du lịch, cơ
sở cật chất, hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất [8, trang 75] .
Là một hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội cho nên bản chất của TCLTDL là sự
sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ cùng ngành du lịch, và liên
ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị
trí địa linh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu
quả KT - XH cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững
của một lãnh thổ.
2.1.2.2. TCLTDL theo hướng phát triển bền vững
Bền vững là yêu cầu cao nhất và bắt buộc đối với mọi hoạt động phát triển,
hay nói một cách khác là phải dựa trên quan điểm bền vững để thực thi các hoạt
động phát triển. Chính bởi vậy, TCLTDL phải tuân theo nguyên tắc và yêu cầu bền
vững; tức là phải bao gồm bền vững về ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh
thái. Trên thực tế, để đảm bảo TCLTDL theo hướng phát triển bền vững phải giải
quyết được các mối quan hệ:
- Tăng trưởng ngành du lịch đi đôi với đảm bảo tiến bộ xã hội.

14

- Tăng trưởng ngành du lịch đi đôi với đảm bảo sự bền vững của môi trường
tự nhiên.
- Tăng trưởng ngành du lịch đi đôi với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự toàn
xã hội.










Hình 2.1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế, xã hội và môi trường
( Nguồn: [5, trang 112])
Nguyên tắc chủ yếu của TCLTDL theo hướng phát triển bền vững bao gồm:
Thứ nhất, TCLTDL phải có tính linh hoạt. [6, trang 31]
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các yếu tố sản xuất luôn ngày một biến đổi
không ngừng, vấn đề đặt ra ở đây là phải nắm bắt được xu hướng phát triển, xây
dựng được các phương án phát triển cho các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch mà
mình dự kiến lựa chọn.
Thứ hai, TCLTDL phải đảm bảo hài hòa , tương tác, hỗ trợ cùng phát triển
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho tổng thể. [6, trang 32]
Hài hòa được hiểu là phát triển ngành du lịch phải tính tới những điều kiện để phát
triển cho ngành khác và đảm bảo bản thân ngành và các ngành khác cùng tồn tại và
phát triển. Sử dụng tiềm năng,các yếu tố nguồn lực cho phát triển đa ngành là nhu

cầu thực tiễn bởi không gian lãnh thổ đa lợi ích và tồn tại quan hệ cơ bản giữa an
ninh quốc phòng, bảo tồn môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội. Quan
15

hệ này biểu hiện hai tính chất : hỗ trợ và phát sinh mâu thuẫn lợi ích và tính chất
của nó. Theo đó, giữa các hoạt động giao thông, các hình thức TCLTKT (nông
nghiệp, công nghiệp, du lịch) và các hoạt động sống khác có phát sinh mâu thuẫn
lợi ích sử dụng trong khi môi trường là thành tố hỗ trợ trực tiếp phát triển cả
TCLTKT và các hoạt động khác, và các hoạt động an ninh, quốc phòng thì bảo đảm
sự tồn tại của của tất cả. Sự phát triển của các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
phải coi trọng yêu cầu hài hòa với các hệ thống xung quanh.











Mâu thuẫn QH hỗ trợ
Hình 2.2. Sơ đồ lợi ích sử dụng tiềm năng không gian lãnh thổ
(Nguồn: Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng)
Tương tác là sự kết hợp, trao đổi lẫn nhau giữa các hình thức TCLTDL với nhau và
với các TCLTKT khác trong hệ thống lãnh thổ.
Các hình thức TCLTDL cần phải bổ sung, hỗ trợ cho các hình thức TCLT xung
quanh nó.
Hài hòa, tương tác, hỗ trợ được coi chính là yếu tố cơ bản nhất trong nguyên tắc bền

vững.
Thứ ba, lựa chọn hình thức TCLTDL phải phù hợp với trình độ nhân lực và
trình độ khoa học công nghệ. Đây được xem như là sự thừa kế thành tựu nhân loại
hướng tới hiện đại khi yếu tố nguồn lực có hạn. [2, trang 25]
Môi
trường
Các hđ
sống
kh
ác

TCLTKT
Giao
thông
ANQP
16

Một lãnh thổ có sự tổ chức không gian du lịch theo hướng bền vững mang lại
rất nhiều lợi ích cho tổng thể nền kinh tế xã hội :Sử dụng hợp lí và hiệu quả các
nguồn lực của lãnh thổ; Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại
nhiều nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách quốc gia và địa phương; Tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân
tộc; Góp phần bảo vệ và khôi phục, tôn tạo môi trường ( tự nhiên và nhân văn).
2.1.3. Các hình thức TCLTDL

Hình 2.3. Các hình thức TCLTDL ở Việt Nam
(Nguồn : [8, trang76] )
Các hình thức TCLTDL tồn tại rất đa dạng, tùy thuộc vào tình hình cụ thể ở
mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ. Ở Việt Nam, TCLTDL được cấu thành từ các thành tố
thấp hơn là : Điểm, tuyến du lịch, Khu du lịch, Đô thị du lịch, Trung tâm du lịch,

Vùng du lịch.
a. Điểm du lịch
Theo điều 4, chương 1, Luật du lịch, Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
17

Một điểm du lịch được công nhân là điểm du lịch quốc gia khi đảm bảo đủ
các điều kiện sau:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với nhu cầu của khách du lịch.
- Có cở sở hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, đảm bảo phục vụ ≥ 10 nghìn
lượt khách/ năm.
b. Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không.
Tuyến du lịch quốc gia là nơi có các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có
các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các
cửa khẩu quốc tế; đồng thời có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường, cơ sở dịch
vụ, khách du lịch dọc theo tuyến.
Tại Việt Nam hiện nay, các tuyến du lịch gắn với mạng lưới giao thông gồm
có: tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường không, tuyến du lịch đường biển và
tuyến du lịch đường sông. Các tuyến du lịch chuyên đề: tuyến du lịch biển đảo,
tuyển du lịch sản, tuyến du lịch sinh thái, tuyến du lịch về nguồn, tuyến du lịch làng
nghề, tuyến du lịch MICE, tuyến du lịch tâm linh, tuyến du lịch lễ hội,
c. Khu du lịch
Khu du lịch được quan niệm là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế
về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi
trường.
Điều kiện để trở thành khu du lich quốc gia:

- Có tài nguyên du lịch đặc biết hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên,
có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao
- Có diện tích tối thiểu 1000ha, trong đó diện tích cần thiết để xây dựng các
công trình, cơ sở dịch vụ DL phù hợp với cảnh quan, môt trường của khu du lịch.
- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng đảm
bảo phụ vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm
18

d. Đô thị du lịch
Đô thị du lịch được hiểu là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có
vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
Để trở thành một đô thị du lịch, đô thị cần có: Tài nguyên du lịch hấp dẫn
trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới du lịch và khu vực liền kề; Có cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du
lịch; Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỉ trọng cao từ thu
nhập du lịch trên tổng thu nhập từ các ngành dịch vụ
e. Trung tâm du lịch
Trung tâm du lịch là một lãnh thổ tương đương một thành phố, có tài nguyên
du lịch phong phú, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tương đối tốt, có
khả năng tạo vùng và thu hút khách du lịch cao.
Trung tâm du lịch hội tụ các đặc điểm sau :
- Là hình thức quan trọng trong TCLTDL, trong đó có sự kết hợp của các
điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch gắn kết với nhau về mặt kinh tế - kĩ thuật và
tổ chức
- Tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác tốt.
- Có sức hút mạnh từ các lãnh thổ xung quanh và có khả năng tạo vùng.
f. Vùng du lịch
Vùng du lịch là một thể thống nhất của các đối tượng tự nhiên, nhân văn, xã
hội bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh
với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch.

Trong vùng du lịch, hoạt động du lịch là một bộ phận hoạt động kinh tế của
vùng; mà trong đó tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo vùng. Các vùng khác
nhau phân biệt ở số lượng, chất lượng, đặc trưng về tài nguyên du lịch của mỗi
vùng. Hơn hết, với mỗi vùng cần có trung tâm tạo vùng và có đáp ứng đủ cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật thuận lợi để liên kết du lịch ở các địa phương trong
vùng.
19

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL
2.1.4.1. Tài nguyên du lịch
Nhóm nhân tố này bao gồm toàn bộ các nhân tố về tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn có bên trong lãnh thổ. Đây chính là các nhân
tố có ảnh hưởng lớn đến TCLTDL. Bởi vì, sự phát triển ở một ngành lĩnh vực nào
trên một không gian, đòi hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và điều
kiện sản xuất. Những đặc trưng về tài nguyên du lịch tự nhiên như địa hình, khí hậu,
nước, sinh vật hay về tài nguyên du lịch nhân văn như di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa
trên lãnh thổ được coi là đầu vào, lợi thế so sánh để tổ chức không gian du lịch.
Chính nó cũng quy định việc lựa chọn các hình thức và sản phẩm du lịch.
2.1.4.2. Kinh tế - chính trị - xã hội
Xét riêng trên lĩnh vực du lịch, các điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội có
tác động lớn đến việc phát triển TCLTDL. Khi có nền kinh tế phát triển, xã hội ổn
định, đương nhiên người dân sẽ có nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Hơn nữa, sự phát
triển kinh tế, ổn định xã hội và nguồn dân cư, lao động có tác động quy định lẫn
nhau. Ở một xã hội phát triển và ổn định, chất lượng dân cư và nguồn lao động sẽ
được cải thiện; điều này quyết định trực tiếp cách thức quản lý, tổ chức cũng như
đầu ra của TCLTDL.
2.1.4.3. Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ
thống cung cấp điện, nước có ảnh hưởng rõ rệt đến việc sắp xếp và tổ chức các hình
thức tổ chức không gian du lịch, tạo khả năng hấp dẫn nhà đầu tư và khách du lịch,

tạo điều kiện tiến hành thuận lợi việc hoàn thiện cơ cấu lãnh thổ.
Cơ sở vật chất kĩ thuật như cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, chuỗi cửa
hàng, dịch vụ là nền tảng cho sự phát triển TCLTDL. Lãnh thổ có cơ sở vật chất
kĩ thuật tốt thì có điều kiện tập trung sản xuất dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả
khai thác lãnh thổ. Nó bổ sung và quy định quy mô các hình thức tổ chức không
gian du lịch.
20

Yếu tố kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố năng động, tác
động trực tiếp đến bộ mặt cơ cấu lãnh thổ, nhưng cũng đôi khi gây cản trở việc lựa
chọn, thi hành các dạng phân bố.
2.2. Thực tế phát triển du lịch Việt Nam và các hình thức tổ chức không gian
du lịch chủ yếu
2.2.1. Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch ở nước ta
Có thể khẳng định rằng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt
Nam phong phú và đa dạng. Việt Nam đươc thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều
cảnh quan đẹp có giá trị du lịch. Trong đó có 2 di sản thiên nhiên được UNESCO
công nhận đó là vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng. Cùng với
đó, nước ta có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa,
giá trị nhân văn cùng tinh hoa dân tộc. Chúng ta được bạn bè biết đến 5 di sản văn
hóa thế giới, 8 di sản văn hóa phi vật thể, 3 di sản tài liệu và 1 công viên địa chất
toàn cầu. Đó chính là những khởi đầu, nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch
Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định : Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hóa cao; và coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường
lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Từ những năm 2000 đến nay, ngành du lịch đã những bước tiến vượt bậc,
khẳng định sức sống và vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của cả nước.

Theo số liệu thống kê năm 2011, ngành du lịch đã đóng góp 5% vào giá trị tổng sản
phẩm quốc nội cả nước, và chiếm 58,9 % giá trị sản xuất khối ngành du lịch, dịch
vụ. Chỉ trong vòng hơn 1 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã nâng con số 17.400 tỷ đồng
tổng thu từ khách du lịch năm 2000 lên thành mức 160.000 tỷ năm 2012 và 200.000
tỷ năm 2013. Tốc độ tăng trưởng trung bình cao đạt 21,86 %, có những năm con
này tăng lên là 41,2% như năm 2010. Nếu như năm 2000, Việt Nam có khoảng
300.000 khách du lịch nước ngoài thì đến năm 2013, Việt Nam đã chào đón

×