Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm trichinella SPP trên đàn lợn nuôi tại sơn la, điện biên và đề xuất biện pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.22 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TÙNG

XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM
TRICHINELLA SPP. TRÊN ĐÀN LỢN NUÔI TẠI SƠN LA,
ĐIỆN BIÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ
rõ nguồn gốc.
Ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của thấy cơ, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hữu NamTrưởng bộ môn Bệnh Lý và các thầy cô khoa Thú Y- Học viên Nông nghiệp
Việt Nam đã truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích trong q trình học tập
tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp Cơ quan Thú y vùng I- Cục Thú y.
Chi cục Thú y Sơn La, Điện Biên, các Trạm Thú y huyện, UBND các
huyện, UBND các xã thực hiện đề tài.
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi.

Ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thanh Tùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC


Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

Danh mục biểu đồ

ix

MỞ ĐẦU

1

Tính cấp thiết của đề tài


1

Mục tiêu của đề tài

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1

Tổng quan về Trichinella spp.

4

1.1.1

Lịch sử phát hiện

4

1.1.2

Vòng đời phát triển


4

1.1.3

Đặc điểm hình thái học

7

1.1.4

Phân loại

10

1.1.5

Đặc điểm sinh học

16

1.1.6

Đặc điểm dịch tễ

17

1.2

Tình hình nhiễm Trichinella spp.


19

1.2.1

Tình hình nhiễm Trichinella spp. trên thế giới

19

1.2.2

Tình hình nhiễm Trichinella spp. tại Việt Nam

22

1.3

Bệnh Trichinellosis trên người

23

1.4

Phương pháp chẩn đoán

24

1.4.1

Chẩn đoán trong y học


25

1.4.2

Chẩn đốn trong thú y

25

1.4.3

Phương pháp sinh học phân tử

29

1.5

Cách phịng ngừa và kiểm sốt

29

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


1.6

Điều Trị

Chương 2


30

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

2.1

Đối tuợng, địa điểm và nội dung nghiên cứu

31

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu

31

2.1.2

Địa điểm nghiên cứu

31

2.1.3

Nội dung nghiên cứu


31

2.2

Vật liệu nghiên cứu

31

2.2.1

Máy móc

31

2.2.2

Dụng cụ

32

2.2.3

Hóa chất

32

2.2.4

Nguyên liệu


32

2.3

Phương pháp nghiên cứu

33

2.3.1

Phương pháp điều tra

33

2.3.2

Phương pháp lấy mẫu

33

2.3.3

Phương pháp Elisa phát hiện kháng thể Trichinella spp.

33

2.3.4

Phương pháp ép cơ


35

2.3.5

Phương pháp tiêu cơ

35

2.3.6

Phương pháp xử lý số liệu

37

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

38

3.1

Tình hình và phương thức chăn ni lợn tại huyện Phù Yên, Bắc YênSơn La và huyện Điện Biên – Điện Biên.

38

3.1.1

Tình hình chăn ni lợn

39


3.1.2

Phương thức chăn ni và hình thức sử dụng thức ăn trong chăn
ni lợn

3.2

40

Tập quán sử dụng thịt lợn và hiểu biết của người dân về bệnh
Trichinellosis

42

3.3

Tình hình nhiễm Trichinella spp. tại các huyện

43

3.3.1

Tình hình nhiễm Trichinella spp. tại huyện Phù Yên

44

3.3.2

Tình hình nhiễm Trichinella spp. tại huyện Bắc Yên


47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.3.3

Tình hình nhiễm Trichinella spp. tại huyện Điện Biên

51

3.3.4

So sánh tình hình nhiễm Trichinella spp. tại các huyện

53

3.3.5

Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. theo phương thức chăn ni

55

3.3.6

Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. theo lứa tuổi


56

3.3.7

Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. theo giới tính

58

3.4

Kết quả xét nghiệm ấu trùng Trichinella spp.

59

3.4.1

Kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng Trichinella spp.

59

3.4.2

Kết quả định lượng ấu trùng Trichinella spp.

60

3.5

So sánh một số phương pháp chẩn đốn bệnh Trichinellosis


61

3.6

Biện pháp phịng chống bệnh do Trichinella spp. gây ra

63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

Kết luận

65

Kiến nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


EC

: European Commission (Ủy ban liên minh Châu Âu)

ELISA : Enzym Linked Immuno Sorbent Assay
EU

: European Union (Liên minh Châu Âu)

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

OIE

: World Organisation For Animal Health

PCR

: Polymerase Chain Reaction

T6

: Trichinella genotype T6

T8

: Trichinella genotype T8


T9

: Trichinella genotype T9

T12

: Trichinella genotype T12

Tb

: Trichinella britovi

Tm

: Trichinella murrelli

Tna

: Trichinella nativa

Tne

: Trichinella nelsono

Tpa

: Trichinella papuae

Tps


: Trichinella pseudospiralis

Tsp

: Trichinella spiralis

Tzi

: Trichinella zimbabwensis

WHO

: World Health Organization

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1

Các loài Trichinella spp. và kiểu gen


12

1.2

Thời gian tồn tại của ấu trùng một số loài Trichinella spp. trong cơ
động vật

16

1.3

Tình hình Trichinella spp. gây bệnh trên người từ 01/1995- 06/1997

20

1.4

Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. trên thế giới

21

1.5

Một số cặp mồi sử dụng cho phản ứng multiplex PCR

29

3.1


Tình hình chăn ni lợn của các huyện

39

3.2

Phương thức chăn ni và hình thức sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn

41

3.3

Tập quán sử dụng thịt lợn và hiểu biết về bệnh Trichinellosis

42

3.4

Tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn tại các xã của huyện
Phù Yên

45

3.5

Tỷ lệ hộ chăn ni có lợn nhiễm Trichinella spp. của huyện Phù n

46

3.6


Tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn tại các xã của huyện
Bắc n

48

3.7

Tỷ lệ hộ chăn ni có lợn nhiễm Trichinella spp. tại huyện Bắc Yên

50

3.8

Tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn tại các xã của huyện
Điện Biên

52

3.9

Tỷ lệ hộ chăn ni có lợn nhiễm Trichinella spp. tại huyện Điện Biên

53

3.10

Tình hình nhiễm Trichinella spp.trên đàn lợn tại 3 huyện

53


3.11

Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. theo phương thức chăn ni

55

3.12

Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. theo lứa tuổi

56

3.12

Tình hình lợn nhiễm Trichinella spp. theo giới tính

58

3.13

Kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng Trichinella spp.

59

3.14

Kết quả định lượng ấu trùng Trichinella spp.

61


3.15

Kết quả so sánh 2 phương pháp chẩn đốn bệnh Trichinellosis

62

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Một số vật chủ trong vịng đời phát triển của Trichinella spp.

4

1.2

Vòng đời phát triển của Trichinella spp. trong cơ thể vật chủ


5

1.3

Trichinella trong tế bào cơ

6

1.4

cấu tạo giải phẫu ấu trùng Trichinella

8

1.5

Cấu tạo giải phẫu Trichinella đực

9

1.6

Cấu tạo giải phấu Trichinella cái

10

1.7

Sự phân bố của một số loài Trichinella spp.: Tpa, TpsN, TpsP, Tsp, Tzi


13

1.8

Sự phân bố của một số lồi Trichinella spp.: Tna,Tb,Tm,Tne,T6, T8, T9

13

1.9

Tình hình Trichinella spp. gây bệnh trên thế giới

19

1.10

Tình hình Trichinella spp. gây bệnh ở Việt Nam

22

1.11

Ấu trùng Trichinella spp. dùng phương pháp Trichinelloscopy

26

1.12

Ấu trùng Trichinella dùng phương pháp tiêu cơ


27

3.1

Địa điểm tiến hành lấy mẫu

44

3.2

Ấu trùng Trichinella spp.

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Tình hình chăn ni lợn các huyện

39


3.2

Tỷ lệ lợn nhiễm Trichinella spp. tại 9 xã của 3 huyện

54

STT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nhiệt đới, gió mùa, có điều kiện tự nhiên, hệ động,
thực vật phong phú; điều kiện xã hội đa dạng, trong đó có tập qn chăn ni gia
súc, gia cầm gần với người hay sống chung với người còn phổ biến, tập quán ăn
uống, sinh hoạt nhiều khi còn mất vệ sinh,…. Tất cả những yếu tố đó đã tạo điều
kiện thuận lợi cho bệnh ký sinh trùng lưu hành và phát triển, đặc biệt là bệnh ký
sinh trùng truyền lây giữa người và động vật. Bệnh đã gây ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe con người, nhiều trường hợp còn gây tử vong.
Bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật ở Việt Nam lưu
hành trên toàn quốc, trong đó bao gồm ký sinh trùng truyền qua thức ăn là động
vật, ký sinh trùng truyền qua thực vật, ký sinh truyền qua đất và ký sinh trùng
truyền qua da với cơ cấu thành phần loài hết sức đa dạng, thậm chí cịn có nhiều
lồi mới chưa được xác định. Một số địa phương, khoảng 90% dân số bị nhiễm
ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật, song việc chẩn đốn, điều trị và
phịng bệnh cịn chưa được quan tâm đúng mức (Nguyễn Văn Đề và Phạm văn

Khuê, 2009). Vì vậy, bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật ở
nước ta càng ngày càng phát hiện được nhiều hơn về diện phân bố và những ca
bệnh chẩn đoán nhầm với bệnh khác hoặc thậm chí bị tử vong do bệnh ký sinh
trùng vẫn thường xảy ra như: Bệnh Gạo lợn, bệnh Sán lá gan nhỏ, Sán lá ruột
lợn, bệnh Sốt rét, … , đặc biệt bệnh Trichinellosis (bệnh Giun xoắn) do
Trichinella spp. gây ra.
Trichinella spp. (giun xoắn, giun bao) là loại ký sinh trùng gây bệnh
truyền lây giữa người và động vật (bệnh Trichinellosis), đây là một loại giun tròn
rất nhỏ, giun trưởng thành ký sinh ở thành ruột, ấu trùng cuộn tròn tạo thành kén
trong cơ thịt của động vật (Nguyễn Văn Đề và Phạm văn Khuê, 2009). Khi người
ăn phải thịt nhiễm ấu trùng của Trichinella spp. thì rất dễ nhiễm bệnh.
Trichinella spp. gây bệnh phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, bệnh
Trichinellosis ở người được ghi nhận tại 55 quốc gia trên thế giới chiếm tỷ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


27,8% (Pozio, 2007a). Theo ước tính, đến năm 2000 có 11 triệu người đã nhiễm
Trichinella spp. từ khi ký sinh trùng này được phát hiện (Dupou-Camet, 2000).
Theo báo cáo của Ủy ban Trichinellosis từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 06 năm
1997 có 10300 người mắc bệnh trên thế giới, tỷ lệ tử vong vào khoảng 0,2%
(Pozio, 2007b; Dupou-Camet, 2000). Đối với động vật nuôi Trichinella spp. gậy
bệnh chủ yếu ở lợn và được ghi nhận ở 43 quốc gia, chiếm tỷ lệ 21,9%. Với động
vật hoang dã Trichinella spp gây bệnh tại 66 quốc gia, chiếm 33,3% (Pozio,
2007a).
Ngày nay, thịt lợn là nguồn lây truyền bệnh Trichinellosis chủ yếu cho
con người. Tại các nước Mỹ, Canada, khối EU và một số nước khác yêu cầu
kiểm tra Trichinella spp. trong thịt trước khi cung cấp ra thị trường tiêu thụ cả
trong nước và xuất khẩu. Theo Quy định số 2075/2005 của Ủy ban châu Âu

(EC), lợn, ngựa, lợn rừng và động vật khác giết mổ tại 27 quốc gia thành viên
và tại các quốc gia cung cấp thịt cho thị trường EU phải được kiểm tra
Trichinella spp.. Ngoài ra, mỗi nước thành viên được khuyến cáo phải thực
hiện một chương trình giám sát về tình trạng nhiễm Trichinella spp. ở động
vật hoang dã (EC, 2005).
Tại Hoa kỳ, theo báo cáo của Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch
bệnh Hoa kỳ từ năm 1947 đến năm 1951 có 393 người mắc bệnh Trichinellosis.
Từ năm 1997 đến năm 2001 có 12 người mắc bệnh. Từ năm 2002 – 2007, số
người nhiễm bệnh là 66 người tại 16 bang (Kenedy et al., 2009). Năm 2011, báo
cáo có 15 trường hợp mắc bệnh Trichinellosis (Adam et al., 2013).
Khu vực Châu Á, tình trạng nhiễm Trichinella spp. được ghi nhận trên
người tại 18 quốc gia, trên động vật nuôi (chủ yếu là lợn) tại 9 quốc gia, trên động
vật hoang dã tại 14 quốc gia (Owen et al., 2005; Pozio, 2007a). Khu vực Đông
Nam Á, từ năm 1961 đến năm 1991, tại Thái Lan đã có 118 trường hợp nhiễm
Trichinella spp. được báo cáo (Pewpan et al., 2011), năm 2006 tại phía Bắc Thái
Lan cũng có 28 người bị nhiễm Trichinella papuae (Khumujui et al., 2008).
Ở Việt Nam, năm 1967 đã có ổ dịch Trichinellosis trên người từ đồn
cơng tác ở Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào trở về. Năm 1970, bệnh xảy ra ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


huyện Mù Căng Chải- Yên Bái làm 26 người mắc, trong đó 2 người chết. Năm
2008, ổ dịch Trichinellosis xảy ra tại Bắc Yên- Sơn La làm chết 2 người trong
tổng số 23 người mắc (Taylor et al., 2009; Nguyễn Văn Cảm và cs, 2012). Gần
đây, tháng 9 năm 2013 tại xã Na Ư, huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên có 8 người
bị nhiễm Trichinella spp. do ăn tiết canh lợn (Nguyễn Quang Ngọc, 2013).
Như vậy, tại Việt Nam Trichinella spp. chủ yếu gây bệnh tại các tỉnh miền
núi phía Tây Bắc và bệnh chỉ được phát hiện khi đã có người nhiễm bệnh. Đặc

biệt bệnh chủ yếu được truyền từ lợn sang người. Vì vậy, cần chủ động giám sát
Trichinella spp. và cảnh báo sớm tránh lấy nhiễm bệnh từ động vật sang người.
Xuất phát từ những lý do cấp thiết đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định yếu tố nguy cơ, đánh giá tình hình nhiễm Trichinella spp. trên
đàn lợn nuôi tại Sơn La, Điện Biên và đề xuất biện pháp phòng chống”.
Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số yếu tố nguy cơ từ phương thức chăn ni và thói quen
sinh hoạt của người dân có liên quan đến bệnh do Trichinella spp. gây ra.
- Đánh giá tình hình nhiễm Trichinella spp. trên đàn lợn nuôi tại Sơn La
và Điện Biên.
- Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh do Trichinella spp. gây ra.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta hiểu được tập quán sử dụng
thịt lợn của người dân niền núi hai tỉnh Sơn La, Điện Biện và những hiểu biết của
họ về bệnh Trichinellosis.
- Đề tài là cơng trình nghiên cứu có hệ thống về Trichinella spp. gây bệnh
trên lợn.
- Những nghiên cứu về Trichinella spp. có ý nghĩa quan trọng trong việc
đưa ra những cảnh báo và tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh
Trichinellosis.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Trichinella spp.
1.1.1. Lịch sử phát hiện
Ấu trùng Trichinella được James Paget phát hiện vào năm 1835, tại nước

Anh trên một tử thi. Sau đó được Richard Owen xác định và gọi tên là Trichina
spiralis (Sán lợn) (Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn Khuê, 2009; Pozio, 2013). Năm
1846, Joseph Leidy cũng phát hiện ký sinh này trong cơ vân của lợn (Murrell et
al., 2000)
Năm 1859, chu kỳ phát triển tự nhiên của Trichinella được phát hiện bởi
Rudoef Virchow. Năm 1860, Friedrich Zenker đã chứng minh được khả năng
gây bệnh của Trichinella trên người. Đến năm 1895, Railliet đã đổi tên Trichina
thành Trichinella và được sử dụng đến nay (Pozio, 2013).
1.1.2. Vòng đời phát triển
Vòng đời phát triển của Trichinella spp. được biết đến từ giữa thế kỷ 19
và nét đặc biệt là sự phát triển hai thế hệ, ấu trùng và giun trưởng thành trong
cùng một vật chủ (Oivanen, 2005). Đối tượng vật chủ của Trichinella spp. rất
rộng bao gồm các loài động vật có vú, một số lồi chim và cả bị sát (hình 1.1).
Tuy nhiên chỉ có con người mới có những biểu hiện lâm sàng bệnh Trichinellosis
một cách rõ ràng (Gottstein et al., 2009).

Hình 1.1. Một số vật chủ trong vòng đời phát triển của Trichinella spp.
(nguồn: />Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Vòng đời phát triển trong vật chủ của Trichinella spp. thường trải qua 5
giai đoạn (hình 1.2).
Giai đoạn 1: bắt đầu từ khi động vật hoặc con người ăn phải thịt hoặc thức
ăn có chứa các nang ấu trùng Trichinella spp..
Giai đoạn 2: khi các thức ăn nay xuống đến dạ dày, nhờ dịch tiêu hóa
trong dạ dày là pepsin và acid hydrochloric thủy phân nang ấu trùng và các ấu
trùng non được giải phóng.
Giai đoạn 3: các ấu trùng này tiếp tục di chuyển xuống ký sinh tại niêm

mạc của tá tràng nhờ dịch nhày của tá tràng, phát triển sau khoảng 20 giờ thì bắt
đầu lột xác và sau 4 lần lột xác (khoảng 4-7 ngày) thì thành giun trưởng thành
(Pozio, 2007b).

Hình 1.2. Vịng đời phát triển của Trichinella spp. trong cơ thể vật chủ
(nguồn: />Giai đoạn 4: Giun đực và giun cái tiến hành giao phối. Sau 5-7 ngày giun
cái bắt đầu đẻ ra ấu trùng sơ sinh ký sinh tại niêm mạc ruột. Giun cái trưởng
thành có thể sinh sản 500-1500 ấu trùng trong suốt vịng đời (Virginia and
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Dickson, 1996). Giai đoạn ấu trùng sơ sinh là giai đoạn duy nhất mà ký sinh
trùng có sừng nhọn giống như dao găm nhỏ, nằm ở khoang miệng.
Giai đoạn 5: Các ấu trùng sơ sinh dùng sừng nhọn để tạo một lỗ thủng
chui qua niêm mạc ruột vào hệ bạch huyết và vào trong máu. Chúng di chuyển
đến tới các cơ quan có khả năng oxy hóa cao, hầu hết ấu trùng sơ sinh đi vào
mạch máu và được phân bố khắp cơ thể. Sau khi rời mao mạch ấu trùng sơ sinh
xâm nhập vào các tế bào (hình 1.3). Các tế bào khơng có phản ứng giữ hay đào
thải các ấu trùng xâm nhập, nhưng sự xâm nhập này làm chết các tế bào. Tế bào
cơ xương là ngoại lệ duy nhất. Tế bào cơ xương không chỉ giữ lại các ấu trùng sơ
sinh mà cịn có một loạt thay đổi. Chính những thay đổi này là nguyên nhân biệt
hóa các tế bào cơ, cung cấp điều kiện để ấu trùng sơ sinh sinh trưởng và phát
triển. Quá trình này gọi là sự hình thành nang kén ấu trùng (Despommier et al.,
2005). Thời gian tạo thành nang kén ấu trùng khoảng 4-5 tuần và bắt đầu bị canxi
hóa từ 6-9 tháng (Pozio, 2007b; Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn Khuê, 2009).

Hình 1.3. Trichinella trong tế bào cơ
A: Ấu trùng Trichinella xâm nhập vào tế bào cơ


B: Nang ấu

trùng hoàn chỉnh
(nguồn: />Ký sinh trùng đi vào bên trong các tế bào không phải là tế bào cơ vân sẽ
không tạo ra các nang kén ấu trùng, mà đi vào lưu thông hoặc chết. Khi đi vào
lưu thông các ký sinh trùng thường đi vào tim hoặc não hoặc gây chết cho động
vật ký chủ (Despommier et al., 2005) (hình 1.2).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Ấu trùng Trichinelle spp. có thể tồn tại dạng nang kén ấu trùng rất lâu ở
trong cơ thể động vật chủ, ví dụ ở người ấu trùng có thể tồn tại khoảng 40 năm,
Gấu Bắc Cực là trên 20 năm (Pozio, 2007b ; CDC, 2008). Ở nhiệt độ lạnh -22oC,
sau 3 ngày mới chết, cịn ở nhiệt độ -12oC thì sau 57 ngày ấu trùng mới chết,
nhưng ở nhiệt độ 50oC, trong vòng 10 phút ấu trùng chết (Nguyễn Văn Đề và
Phạm Văn Khuê, 2009) . Khi người và các động vật khác ăn phải thịt có chứa các
ấu trùng này thì một chu kỳ phát triển mới của Trichinella spp. lại bắt đầu.
Giun trưởng thành có thể ký sinh trong ruột của vật chủ một vài tuần, rồi
bị đào thải ra ngồi theo đường tiêu hóa do đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ.
Trong thực tế, giun trưởng thành chỉ có thể phát hiện từ ruột của động vật thí
nghiệm gây nhiễm. Khả năng phát hiện được giun trưởng thành trong phân của
động vật bị nhiễm tự nhiên là rất thấp. Và cũng rất khó để phát hiện ra ấu trùng
Trichinella spp. trong máu của vật chủ bị nhiễm. Khi tiến hành gây nhiễm thực
nghiệm bằng cách tiêm trực tiếp ấu trùng Trichinella vào bắp cơ của động vật thí
nghiệm, sau khoảng 10 phút các ấu trùng bắt đầu xâm nhập vào trong các tế bào
cơ, khi đó các ấu trùng này có chiều dài khoảng 0,65 -1,45 mm


X

0,026 - 0,040

mm (Gottstein et al., 2009).
1.1.3. Đặc điểm hình thái học
Cấu tạo giải phẫu chung của Trichinella spp. bao gồm một số cơ quan
như: Phần cơ được cấu tạo từ 300 loại protein khác nhau tạo thành lớp vỏ bên
ngồi giúp Trichinella có thể di chuyển, bộ phận sinh dục, tuyến thần kinh vành
đai, tuyến thực quản, cuống họng, ruột (Villella, 1970). Ngồi ra chúng có nhưng
cơ quan chuyên biệt và một số đặc điểm giải phẫu khác nhau giữa con đực và con
cái, giữa giai đoạn ấu trùng và giai đoạn giun trưởng thành.
* Ấu trùng (hình 1.4 ):
Ở giai đoạn ấu trùng, tuyến thực quản được cấu tạo từ 5 loại tế bào: tế bào
Alpha 0, Alpha 1, Alpha2, Beta và Gamma, nhưng sau khoảng 36 giờ bắt đầu lột
xác để thành giun trưởng thành chỉ còn thấy tế bào Beta (Villella, 1970).
Một số đặc điểm hình thái để phân biệt giữa ấu trùng đực và ấu trùng cái:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Ấu trùng đực có kích thước 0,65-1,07 mm x 26 - 38µm. Phần bầu ruột
thường gần bề mặt lưng của ấu trùng, có một số ấu trùng gần với bề mặt bụng.
Ruột chạy qua tuyến sinh dục vắt từ bề mặt lưng sang bề mặt bụng. Chiều dài của
trực tràng 40 - 50 µm (Pozio, 2007b).
Ấu trùng cái dài 0,71 - 1,09mm X 25 - 40µm. Phần bầu ruột thường gần bề
mặt bụng. Ruột chạy qua tuyến sinh dục và chạy dọc theo bề mặt bụng. Trực

tràng dài 20 – 30 µm. Bộ phận âm hộ có một lớp tế bào phi biểu bì chạy dọc 2/3
tuyến thực quản (Pozio, 2007b).
Ghi c


Cơ di động
Chất
trong

lỏng

bên

Bộ phận sinh dục
Thần kinh vành đai
Beta
Gamma
Alpha 0
Alpha 1
Alpha 2
Cuống họng

mặt bụng

mặt lưng

Ruột
Ruột sau

Hình 1.4. cấu tạo giải phẫu ấu trùng Trichinella

(nguồn: />* Giun trưởng thành: Giun đực và giun cái cũng có những đặc điểm để
phân biệt: Con cái có tử cung, buồng trứng, bộ phận chứa ấu trùng. Con đực có
tinh hồn, túi tinh, ruột di động (Villella, 1970).
Giun đực (hình 1.5): Dài 0,62- 1,09 mm x 25 – 40 µm. Bên ngồi bao
gồm các lớp tế bào biểu bị nhẵn, mịn và có những đoạn phân khúc giả. Phía đầu
thường có hai thùy bám ở đầu. Phía lưng có các vây lưng, phía bụng có các tế
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


bào tuyến da. Bộ phận sinh dục bao gồm một tinh hoàn duy nhất. Phần cuối của
bộ phận sinh dục có một đơi giao cấu phụ và bộ phận sinh dục phụ khác. Đường
tiêu hóa bao gồm khoang miệng, mao mạch thực quản, ruột giữa, ruột sau. Tuyến
thực quản có 45 -50 tế bào đã được biệt hóa (Pozio, 2007b).
Giun cái (hình 1.6): Dài 1,26 -3,35 mm x 29 – 38 µm. Bên ngồi có các
lớp biểu bì giống giun đực, nhưng khơng có bộ phận sinh dục phụ. Âm hộ nằm ở
phía cuối của tuyến thực quan (Pozio, 2007b).
Ghi chú:
Cơ di động
Chất lỏng bên trong
Thần kinh vành đai
Tuyến thực quản
Cuống họng
Ruột
Ruột sau
Ruột di động
Tinh hồn
Túi tinh
Lỗ huyệt

Gai giao cấu

Hình 1.5. Cấu tạo giải phẫu Trichinella đực
(nguồn: />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Ghi chú:
Cơ di động
Chất lỏng bên trong
Thần kinh vành đai
Tuyến thực quản
Cuống họng
Ruột sau
Tử cung
Buồng trứng
Phôi
Ấu trùng phát triển
Ấu trùng sơ sinh
Trực tràng

Hình 1.6. Cấu tạo giải phấu Trichinella cái
(nguồn: />1.1.4. Phân loại
Trichinella spp. được xếp theo hệ thống phân loại như sau (Phan Lục và
Phạm Khuê, 1996; Phạm Sỹ Lăng và Hoàng Văn Năm, 2012):
Giới:

Aminalia


Ngành :

Nematoda

Lớp:

Adenophorea

Bộ:

Trichurida

Họ:

Trichinellidae

Giống :

Trichinella

Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật sinh học phân tử, đã phát hiện có
12 lồi và kiểu gen được xác định là Trichinella. Dựa vào đặc điểm sinh học,
hình thái học và khả năng tạo nang kén trong mô cơ, người ta chia Trichinella
spp. thành 2 nhánh (Gottstein et al., 2009) (bảng 1.1). Nhánh có khả năng tạo
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



nang kén trong mô cơ vật chủ chỉ là động vật có vú. Nhánh khơng có khả năng
tạo nang kén thì vật chủ bao gồm cả động vật có vú, một số lồi chim và một số
lồi bị sát (Larosa et al., 1992).
1.1.4.1. Trichinella spiralis (Tsp) (genotype T1)
Đây là loài đầu tiên được phát hiện bởi James Paget vào năm 1835 tại
Anh. Được Richard Owen miêu tả, gọi tên là Trichina Spiralis. Sau đó Raillet
đặt tên là Trichinella Spriralis (Ovivanen, 2005). Trichinella spiralis có tính
lây nhiễm cao. Đối tượng vật chủ rộng gồm con người và một số loài động vật
có vú như: Lợn, chuột, ngựa, mèo hoang, chó hoang. Trichinella spiralis gây
bệnh xảy ra trên toàn thế giới và gọi là kiểu gen T1. Tần suất xuất hiện Tsp
cao ở khu vực Bắc Âu, Nam và Trung Mỹ, New Zealand, Hawai và Ai Cập
(Hình 1.7) (Pozio, 2007b).
1.1.4.2. Trichinella nativa (Tna) (genotype T2)
Trichinella nativa được đặt tên bởi Britov and Boev và được gọi là kiểu
gen T2 (Larosa et al., 1992). Trichinella nativa gây bệnh trên động vật ăn thịt và
động vật hoang dã tại những khu vực có khí hậu băng giá của Châu Á, các quốc
gia Bắc Mỹ, Đơng Âu, Bắc Âu. (hình 1.8) (CDC, 2008). Đối tượng vật chủ gồm
con người, các lồi động vật có vú (gấu đen, chồn, gấu trúc, chó sói, cáo) và một
số động vật biển (gấu bắc cực, hải mã). Ấu trùng của lồi này có khả năng tồn tại
trong điều kiện băng giá tới 5 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Bảng 1.1. Các loài Trichinella spp. và kiểu gen
Loài và kiểu gen

Phân bố địa lý


Vật chủ

Nguồn lấy nhiễm chính
cho
con người

Lồi có tạo nang
kén
T. spiralis
Tồn thế giới

T. nativa

Trichinella
genotype T6
T. britovi

Trichinella T8
T. murrelli
Trichinella
genotype T9
T. nelsoni
Trichinella
genotype T12

Động vật có vú
Lợn, ngựa
gồm cả động vật
nuôi và động vật

hoang da
Khu vực Bắc cực Động vật hoang Gấu, Hải mã (cá ngựa)
và cận Bắc cựu của dã ăn thịt
Mỹ, Châu Á, Châu
Âu
Canada,
Alaska, Động vật hoang Động vật ăn thịt
vùng núi Rocky và dã ăn thịt
Appalachian
của
Mỹ
Khu vực ôn đới của Động vật hoang Lợn rừng, lợn nuôi, ngựa,
Châu Âu và Châu dã, đơi khi có ở cáo, chó rừng
Á, Khu vực Bắc và lợn ni
Đơng của Châu Phi
Nam
Phi
và Động vật hoang Chưa rõ
Namibia

Mỹ và phía Nam Động vật hoang Gấu và ngựa
Canada

Nhật Bản
Động vật hoang Chưa rõ

Khu vực đông- bắc Động vật hoang Lợn rừng và lợn ni thả
của Châu Phi

rơng

Argentina
Báo, Sư tử
Chưa rõ

Lồi khơng tạo
nang kén
T. pseudospiralis

T. papuae
T. zimbabwensis

Động vật hoang Lợn rừng và lợn nuôi
dã, chim, lợn
nuôi
Papuae
New Lợn rừng, cá sấu Lợn rừng
Guinea và Thailand nước mặn
Zimbabwe,
Cá sấu nước Chưa rõ
Mozambique,
ngọt, thằn lằn
Ethiopia, Nam Phi
Toàn thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Hình 1.7. Sự phân bố của một số lồi Trichinella spp.:

Tpa, TpsN, TpsP, Tsp, Tzi
(nguồn: />
Hình 1.8. Sự phân bố của một số loài Trichinella spp.:
Tna,Tb,Tm,Tne,T6,T8, T9
(nguồn: />1.1.4.3. Trichinella britovi (Tb) (genotype T3)
Trong số các lồi có khả năng gây bệnh cho động vật hoang dã, đây là lồi
có phạm vi phân bố địa lý rộng nhất bao gồm những khu vực có khí hậu ơn đới
của Châu Âu, Châu Á, Tây và Bắc Phi (hình 1.8). Tại Estonia, Phần Lan,
Lithuania, người ta đã phát hiện trên cùng một động vật hoang dã bị nhiễm cả
Trichinella britovi và Trichinella nativa. Tại Châu Âu, Trichinella britovi được
phát hiện trên loài Cáo đỏ với tỷ lệ 83%, lợn rừng với tỷ lệ 30%, lợn nuôi là
11%. Khi gây nhiễm trên chuột, thấy ấu trùng của Trichinella britovi có thời
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


gian tồn tại rất ngắn. Lồi này có thể gây nhiễm cho con người thông qua việc
tiêu thụ thịt của các loài động vật hoang dã như Cáo đỏ, lợn rừng, chó rừng
(Pozio et al., 2006).
1.1.4.4. Trichinella murrelli (Tm) (genotype T5)
Đây là loài được phát hiện trên các loài động vật hoang dã lớn, ăn thịt tại
Hoa Kỳ và khu vực miền nam của Canada (hình 1.8). Lồi này khơng gây nhiễm
cho lợn. Nhưng có thể gây nhiễm cho con người khi tiêu thụ thịt của động vật
hoang dã săn bắn được. Năm 1985, Trichinella murrelli gây bùng phát dịch trên
người tại Pháp do ăn thịt ngựa được nhập từ Hoa Kỳ (Ancell, 1998).
1.1.4.5. Trichinella nelsono (Tne) (genotype T7)
Khu vực phân bố của lồi này là phía đơng Châu Phi, từ Kenya đến Nam
Phi (hình 1.8). Động vật cảm nhiễm gồm: chó rừng, chó nhà, sư tử, báo, rơi tai
cáo. Khi gây bệnh thực nghiệm trong phịng thí nghiệm, nhận thấy đối với chuột

và lợn ít nhiễm lồi này so với Trichinella spiralis và Trichinella nativa. Tại
Kenya và Tanzania, ít nhất đã có 100 người nhiễm Trichinella nelsono (Pozio,
2007b).
1.1.4.6. Trichinella T6 (T6) (genotype T6)
Kiểu gen này phổ biến ở động vật ăn thịt tại khu vực Bắc Cực và cận Bắc
Cực của Canada (British Columbia, Ontario, Manitoba, and Nunavut) và dọc
theo dãy núi Rocky và Appalachian ở Mỹ (Alaska, Idaho, Montana, Ohio,
Pennsylvania, Wyoming và Ontario) (hình 1.8) (Pozio et al., 2006).
1.1.4.7. Trichinella T8 (T8) (genotype T8)
Kiểu gen nay được phát hiện trên sư tử ở vườn thú quốc gia của Namibia.
Sau đó cũng phát hiện được trên một con sử tử và linh cẩu đốm của vườn thú
quốc gia Nam Phi. Lồi này khơng gây nhiễm trên người (Pozio et al., 1992).
1.1.4.8. Trichinella T9 (T9) (genotype T9)
Ban đầu kiểu gen này phân lập xác định là Trichinella britovi từ gấu chó
của Nhật Bản. Nhưng sau đó bằng kỹ thuật sinh học phân tử, người ta đã nhận
thấy có sự khác biệt về đặc điểm di truyền với loài T. britovi gây bệnh ở Châu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Âu và được gọi là Trichinella T9. Kiểu gen nay cũng được tìm thấy trên lồi Cáo
tại đảo Hokkaido- Nhật Bản. Trên người cũng chưa phát hiện trường hợp nào
nhiễm loài này (Pozio et al., 2006).
1.1.4.9. Trichinella T12 (T12) (genotype T12)
Đây là kiểu gen mới được phát hiện ở Trapalco, Patagonia, Río Negro,
Argentina trên một con sư tử. Khi nghiên cứu phát hiện kiểu gen này có bộ gen
mã hóa khác biệt với 11 lồi cịn lại và thống nhất gọi là Trichinella T12
(Kriokapich et al., 2008).
1.1.4.10. Trichinella pseudospiralis (Tsp) (genotype T4)

Được phân biệt thành Trichinella psudospiralis có nguồn gốc từ Châu Âu
và Châu Á (TpsP), Trichinella psudospiralis có nguồn gốc từ Tasmania (TpsA).
Đến nay người ta đã tìm thấy có 14 lồi động vật có vú và 13 lồi chim là vật chủ
của T. pseudospiralis. Tại Kamchatka- Thái Lan và Pháp đã ghi nhận những
trường hợp người bị nhiễm loài này (Pozio et al., 2006).
1.1.4.11. Trichinella papuae (Tpa) (genotype T10)
Loài này được phát hiện trên lợn rừng và cá sấu nước mặn tại Papua New
Guinea (Pozio et al., 2006). Tại Thái Lan đã phát hiện một số trường hợp người
nhiễm T. papuae do ăn thịt thằn lằn có nhiễm T. papue (Khamboonruang, 1991).
Khi gây bệnh thực nghiệm, nhận thấy lồi này có khả năng sinh sản cao trên động
vật chủ là cá sấu và thằn lằn. Ấu trùng của T. papuae dài hơn loài T. pseudospiralis
(ấu trùng đực là 970 µm, cái là 1000 µm). Ấu trùng của lồi này khơng có khả năng
tạo kén và có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 5oC trong 4 tuần (Ovivannen, 2005).
1.1.4.12. Trichinella zimbabwensis (Tzi) (genotype T11)
Được phát hiện vào năm 2002, trên lồi cá sấu ni tại Zimbabwe (Pozio
et al., 2002). Sau đó, người ta tìm thấy T. zimbabwensis trên một số lồi động vật
có vú và động vật hoang dã tại một số quốc gia Châu Phi (như Mozambique,
Nam Phi, và Ethiopia). Ấu trùng của T. zimbabwensis cũng không có khả năng
tạo kén trong cơ của vật chủ. Đến nay cũng chưa phát hiện người nhiễm loài này
(Pozio, 2007c).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×