Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất rau an toàn đến môi trường đất, nước tại thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.41 MB, 97 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HÀ ANH VĂN





ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC
TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ














Hà Nội, năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HÀ ANH VĂN




ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC
TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH







Hà Nội, năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 01 tháng 09 năm 2014
Tác giả luận văn


Hà Anh Văn
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Xuân Thành, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường,
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt
những kiến thức quí báu về chuyên ngành khoa học môi trường cho chúng
tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, chuyên viên Phòng Tài
nguyên và môi trường, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã
Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, gia đình ông Nguyễn Văn Bắc xóm đình xã
Tiền An đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập
thông tin và tài liệu liên quan để xây dựng luận văn.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những
người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Hà nội, ngày 01 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn


Hà Anh Văn





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục chữ viết tắt
vi
Danh mục bảng
vii
Danh mục biểu đồ, hình ảnh
ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Khái niệm rau an toàn 3
1.1.1 Khái niệm về rau sạch, rau an toàn 3
1.1.2 Đặc điểm của tổ chức sản xuất rau an toàn 5
1.1.3 Ý nghĩa và vai trò của rau sạch, rau an toàn. 8
1.2 Tình hình nghiên cứu rau an toàn trên Thế giới 10
1.3 Tình hình nghiên cứu, sản xuất rau an toàn tại Việt Nam 14
1.4 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của sản xuất rau tới môi trường
đất, nuớc. 19
1.4.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón 19
1.4.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV tới môi trường đất
nứơc 25
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu: 31
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 31
2.3 Nội dung nghiên cứu: 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Quảng Yên tỉnh 31
2.3.2 Tình hình sản xuất rau tại thị xã Quảng Yên 31
2.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng nước và phân bón trong sản
xuất rau an toàn tới môi trường 31
2.3.4 Đề xuất một số biện pháp nhằm mở rộng diện tích sản xuất rau
an toàn tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1 Phương pháp điều tra 32
2.4.3 Phương pháp lấy mẫu về phân tích 33
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phần mền Excel. 35

2.4.5 Phương pháp so sánh 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của 36
3.1.1 Vị trí địa lý 36
3.1.2 Địa hình, địa mạo 37
3.1.3 Khí hậu, thời tiết 37
3.1.4 Thủy văn, nguồn nước 39
3.1.5 Các nguồn tài nguyên 39
3.1.6 Điều kiện kinh tế - xã hội tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. 43
3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Quảng Yên 45
3.2.1 Hiện trạng đất nông ghiệp tại thị xã Quảng Yên 45
3.2.2 Tình hình sản xuất rau tại thị xã Quảng Yên huyện Quảng Ninh 46
3.3 Đánh giá hiệu quả mô hình trống rau an toàn tại thị xã Quảng
Yên tỉnh Quảng Ninh 59
3.3.1 Hiệu quả kinh tế: 59
3.3.2 Hiệu quả về môi trường: 60
3.4 Một số biện pháp mở rộng diện tích rau an toàn tại thị xã 67
3.4.1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau an toàn cho khu vực thị xã Quảng Yên 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.4.2 Định hướng phát triển vùng sản xuất rau an toàn đến năm 2015
tại thị xã Quảng Yên 68
3.4.3 Các giải pháp mở rộng diện tích rau an toàn tại Quảng Yên 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Đề nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
GAP Good Agricultural Practic
HTX Hợp tác xã
IPM Intergrated Pests Management
KHCN Khoa học công nghệ
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Năng suất
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết Định
PTNT Phát triển nông thôn
RAT Rau an toàn
SL Sản lượng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND Uỷ ban nhân dân
VietGAP Viet Namese Good Agricultural Practic

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1.1 Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2008 11
1.2 Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm 20

1.3 Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng được 21
1.5 Thời gian bán huỷ của một số hóa chất BVTV trong môi trường đất 28
3.1 Bảng số liệu khí tượng thủy văn thị xã Quảng Yên từ năm 2011 - 2013 38
3.2 Thành phần cơ giới đất tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 40
3.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thị xã Quảng Yên 2005-2013 43
3.4 Hiện trạng phân bổ dân số, lao động năm 2013 44
3.5 Hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Quảng Yên năm 2013 45
3.6 Diện tích, năng suất, sản lượng rau tại thị xã Quảng Yên năm 2013 46
3.7 Diện tích vùng sản xuất rau an toàn tại Quảng Yên năm 2013 47
3.8 Diện tích, năng suất một số loại rau chính tại thị xã Quảng Yên
năm 2013 48
3.9 Quy trình sản xuất một số loại rau rau theo VietGap 49
3.10 Khối lượng nước tưới trung bình sử dụng trong sản xuất rau 51
3.11 Tỷ lệ nguồn nước sử dụng tại các vùng sản xuất rau an toàn và
rau thường 51
3.12 Tình hình sử dụng phân bón của các hộ điều tra 52
3.13 Một số loại sâu bệnh hại chủ yếu và thuốc dùng phổ biến trên cây
rau vụ Đông năm 2013 tại thị xã Quảng Yên 56
3.14 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV của người dân 57
3.15 Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất rau vụ đông năm 2013 60
3.16 Bảng đánh giá môi trường đất tại các vùng sản xuất rau khác nhau 61
3.17 Bảng đánh giá môi trường nước giữa các vùng sản xuất rau 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.18 Bảng đánh giá chất lượng rau 66
3.19 Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau một số thị trường chủ yếu 68
3.20 Diện tích các vùng rau an toàn phân theo xã năm 2013 định
hướng 2015 69
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH


Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thị xã Quảng Yên 36
Biểu đồ 3.1. Loại phân hữu cơ sử dụng tại sản xuất rau TT 54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm tươi không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi gia đình.Chín h vì vậy, dù thị trường có lúc lên, xuống nhưng nghề trồng rau
vẫn mang lại đời sống kinh tế ổn định cho nông dân. Tuy nhiên, trước nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng, nhất là yêu cầu vệ sinh thực phẩm, nên nghề trồng
rau hiện nay cũng đòi hỏi phải cải tiến phương thức sản xuất theo hướng sạch.
Trong thực tế hiện nay sản xuất rau hiện nay vẫn tồn tại một số mặt
tiêu cực đó là người trồng rau coi trọng lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng,
đặc biệt là việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học khiến cho
rau bị nhiễm bẩn do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và vi
sinh vật có hại vượt mức cho phép, vùng đất, nước trồng rau ngày càng bị
ô nhiễm nặng nề. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh dễ
gây tử vong về thần kinh, tiêu hoá, tim mạch, ung thư ở người tiêu dung và
người dân vùng sản xuất ngày càng gia tăng.
Thị xã Quảng Yên có vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hạ Long, thị
xã Uông Bí và huyện Thủy Nguyên của thành phố Hải Phòng, đây là những
thị trường tiêu thụ rau xanh rất thuận lợi và nhiều tiềm năng, đặc biệt là rau an

toàn. Việc phát triển sản xuất rau an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người dân trong huyện và các thị trường lân cận có nhu cầu tiêu thụ lớn là
yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành sản xuất rau của huyện. Thực tế trên địa
bàn thị xã Quảng Yên trong những năm qua đã hình thành nhiều vùng sản
xuất rau với quy mô khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, riêng
vùng rau của xã Cộng Hoà đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (Quyết định số
964/QĐ-NN&PTNT ngày 31/12/2010 của Sở NN&PTNT). Tuy nhiên, việc
phát triển còn mang tính tự phát, manh mún nhỏ lẻ và không ổn định nên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

thường không bền vững và còn nhiều bất cập đặc biệt về chất lượng sản phẩm
rau an toàn khi tiêu thụ trên thị trường. Hiện nay, trên địa bàn thị xã đang tiến
hành nhiều dự án phát triển sản xuất rau theo hướng sản xuất rau an toàn với
quy mô lớn. Tuy nhiên chưa có báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc sản xuất
rau theo quy trình sản xuất rau an toàn tới môi trường đặc biệt là môi trường
đất, nước. Để hoạt động sản xuất rau của huyện theo hướng sản xuất an toàn
phát triển bền vững đặc biệt là các vùng rau chuyên canh lớn của huyện như
tại xã Cộng Hòa, xã Tiền An, xã Sông Khoai được đưa vào sản xuất tôi
nghiên cứu đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất rau an toàn đến môi
trường đất, nước tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh” nhằm giúp các cơ
quan quản lý nhà nước có các chính sách đầu tư phát triển vùng sản xuất rau
an toàn theo hướng ổn định lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho
người sản xuất
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định ảnh hưởng của quá trình sản xuất rau an toàn đến môi
trường đất, nước tại khu vực trồng rau thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nhân rộng diện tích sản xuất rau an

toàn tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu quy mô sản xuất rau xanh và khả năng mở rộng diện tích rau
an toàn tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
- Chỉ ra được những ưu nhược điểm, những bất cập trong sản xuất rau
tại thị xã Quảng Yên




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm rau an toàn
1.1.1. Khái niệm về rau sạch, rau an toàn
a. Khái niệm về rau an toàn, rau sạch trong giới tiêu dùng
Rau là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người tiêu
dùng. Được hỏi thế nào là rau ngon, rau sạch, rau an toàn đa số họ đều cho
rằng rau ngon là rau sạch, an toàn cho sức khỏe và họ có thể trực tiếp đánh giá
qua cảm nhận thông thường khi đi mua hàng như vẻ bề ngoài sạch, tươi ngon,
màu sắc rau đặc trưng cho từng loại rau, không có mùi và vị lạ hoặc màu lạ
khi nấu.
Tuy nhiên để phân biệt được chính xác đâu là rau sạch, đâu là rau an
toàn và không an toàn vẫn đang là khó khăn của người tiêu dùng. Có đến 81
% người sử dụng lo lắng về lượng chất rắn tổng số, số còn lại lo lắng về thuốc
hoá học như chất bảo quản, thuốc tăng trưởng, phân bón hoá học… Để nhận
biết được rau an toàn người tiêu dùng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, mua của
người quen, cửa hàng rau tín nhiệm và rau ở siêu thị…Và sử dụng các biện

pháp xử lý giảm nồng độ hoá chất trước khi chể biến như ngâm nước gạo,
ngâm ozon Đôi khi họ còn chấp nhận mua rau bị sâu để ăn vì cho rằng rau
bị sâu ăn là rau không phun thuốc trừ sâu nhưng thực tế liệu có phải như vậy?
Đã từ lâu rau củ quả được bày bán tại các chợ lớn, bé đều không có
nhãn mác, xuất xứ không được kiểm tra chất lượng đã – đang và sẽ là mối
nguy hại cho người tiêu dùng. Do đó khái niệm rau sạch, rau an toàn với đại
bộ phận người tiêu dùng vẫn còn là một khái niệm treo lơ lửng.
b. Khái niệm về rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP.
Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc quản lý sản xuất, kinh doanh rau an
toàn là:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Rau an toàn (RAT) là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu
hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất RAT. Sản phẩm rau khi tiêu thụ
có hàm lượng kim loại nặng, nitrat và vi sinh vật gây hại ở mức dưới
ngưỡng cho phép.
- Khái niệm về sản xuất rau sạch, rau an toàn.
+ Nền sản xuất sản phẩm sạch hiện nay trên thế giới.
Ở các nước phát triển, công nghệ sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo là
rau an toàn đã hoàn thiện ở một trình độ cao. Sản xuất rau sạch trong nhà
kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên quen thuộc. Nền sản xuất sản
phẩm sạch đang phát triển mạnh với 3 mô hình
Mô hình sản xuất sản phẩm an toàn
Mô hình sản xuất sản phẩm sinh thái
Mô hình sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất rau sạch không cần đất
phát triển mạnh tại nhiều nước như Thái Lan, Singapo, Israel, Malaysia…Như
ở Hà Lan có 3600 ha cây trồng sạch không cần đất.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á đã sử dụng các hộp xốp
thí nghiệm sản xuất 160 giống rau ăn quả, 39 giống rau ăn lá cho kết quả tốt
nhằm chuyển giao cho nhiều quốc gia ứng dụng.
+ Công nghệ sản xuất rau an toàn ở Việt Nam.
Sản xuất rau là một ngành đã phát trỉên từ lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên
nền sản xuất rau sạch thì mới được hình thành và phát triển từ năm 1996 trở
về đây. Thực tế nó mới chỉ tập trung ở một số đô thị thành phố lớn như: Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Sapa, Hà Nam…
Các cơ quan chuyên môn Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, đại
học Quốc Gia, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện Bảo
vệ thực vật, Viện Rau quả Trung ương, Trung tâm nghiên cứu rau quả Hà
Nội, Sở Khoa học – công nghệ - môi trường…đang nghiên cứu và phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

triển rộng rãi mô hình sản xuất rau sạch theo phương pháp IPM tại các xã
ngoại thành Hà Nội.
Hiện tại ở nước ta đã có mô hình công nghệ sản xuất rau không cần đất do
PGS.TS Hồ Hữu An - chủ nhiệm bộ môn Rau sạch trường đại học Nông nghiệp
Hà Nội. Đây là mô hình công nghệ hiện đại trên khuôn viên 1000m
2
với 3 gian
nhà trồng chủ yếu là súplơ, cà chua, xà lách, dưa chuột…Hệ thống nhà trồng được
thiết kế hiện đại gồm nhà trồng cao 5 – 7 m, bằng vật liệu trong suốt, phía mái lợp
nhựa Plastic đặc biệt, cùng các thiết bị phụ trợ phục vụ quy trình chăm sóc cây
trồng. Hiện tại mô hình sản xuất với chi phí còn cao chưa thể phổ biến rộng rãi,
mói chỉ chuyển giao 50 hợp đồng tại Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Trị…
1.1.2. Đặc điểm của tổ chức sản xuất rau an toàn
Theo Trần Khắc Thi (2001) – viện nghiên cứu rau quả đặc điểm tổ chức
rau an toàn bao gồm các bước tổ chức sản xuất như sau:

a. Chất đất
Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và
phát triển của rau. Tốt nhất là đất pha cát hoặc thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình
có tầng canh tác dầy (20-30cm). Vùng trồng rau phải cách li với khu vực có
chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất là 200 m. Đất có thể chứa một lượng
nhỏ kim loại nhưng không tồn dư hoá chất độc hại.
b. Nước tưới.
Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực
tiếp tới chất lượng sản phẩm. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều
kiện nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với vùng trồng rau xà lách và
các loại rau gia vị. Nếu không có giếng khoan, cần dùng nước sông, ao, hồ
không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha loãng các loại phân bón lá,
thuốc bảo vệ thực vật. Đối với các loại rau cho quả, giai đoạn đầu có thể sử
dụng nước bơm từ mương, sông, hồ, để tưới rãnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

c. Giống.
Chỉ gieo những hạt giống và trồng cây con khoẻ mạnh không có mầm
bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất. Giống nhập nội phải kiểm định thực
vật. Hạt giống trước khi gieo trồng cần được sử lí hoá chất hoặc nhiệt. Trước
khi đưa cây con ra ruộng cần phải xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu
bệnh sau này.
d. Phân bón.
Toàn bộ phân chuồng được ủ hoai mục và phân hữu cơ vi sinh được
dùng để bón lót. Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung
bình để bón dùng 15 tấn phân chuồng + 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha.
Lượng phân hoá học tuỳ thuộc yêu cầu sinh lý của cây, bón lót 30% N + 50%
K. Số đạm và kali còn dùng để bón thúc.
Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa hoai để loại trừ vi sinh vật

gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng
với các nhóm vi sinh vật trong thành phần phân vi sinh đang cần N để phân
giải nốt phân chuồng tươi.
Với những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 60 ngày) bón
thúc 2 lần. Kết thúc bón trước khi thu hoạch 7-10 ngày. Với những loại rau có
thời gian sinh trưởng dài, có thể bón thúc 3-4 lần, kết thúc bón phân hoá học
trước khi thu hoạch 10-12 ngày.
Có thể sử dụng các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay
khi mới bén rễ. Có thể phun 3- 4 lần tuỳ theo từng loại rau nồng độ phun theo
hướng dẫn trên bao bì chế phẩm. Kết thúc phun ít nhất trước khi thu hoạch 5
–10 ngày. Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm phân hoá học 30-40%. Tuyệt đối
không dùng các loại phân tươi và nước phân pha loãng tưới cho rau.
e. Bảo vệ thực vật.
Không sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật thuộc nhóm I và II. Khi thật
cần thiết có thể sử dụng thuốc nhóm III, IV. Chọn các loại thuốc có hoạt chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

thấp, ít độc hại với kí sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu
hoạch ít nhất 5-10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học (BT, hạt củ
đậu ), các chế phẩm thảo mộc, các kí sinh thiên địch để phòng bệnh. áp dụng
nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): luân canh cây trồng hợp lí
sử dụng giống tốt, chống chịu bệnh; chăm sóc cây theo yêu cầu. Sinh lí, bắt sâu
bằng tay, dùng bẫy sinh học trừ bướm, sử dụng các chế phẩm sinh học, thường
xuyên vệ sinh, kiểm tra đồng ruộng để theo rõi, phát hiện sâu bệnh, tập trung
phòng trừ sớm
f. Thu hoạch, bao gói.
Rau phải được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu,
dị dạng Rau được rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao, túi sạch
trước khi mang tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành,

có địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Hàm lượng nitrat (NO
3
) trong rau phải nhỏ hơn mức cho phép.
Tác hại của nitrat (NO
3
) rất là nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Bởi
vậy, đã gọi là rau an toàn thì phải đảm bảo NO
3
theo qui định của Bộ khoa
học công nghệ và Môi Trường. Để thực hiện được điều kiện này yêu cầu
người nông dân khi sử dụng phân hoá học. Thuốc bảo vệ thực vật đúng liều,
đúng kĩ thuật phù hợp với điều kiện giai đoạn phát triển của rau.
Không để tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau quá ngưỡng cho phép.
Cũng như nguyên nhân làm tăng hàm lượng NO
3
trong rau thực phẩm
việc sử dụng bừa bãi, thiếu khoa học, các loại phân hoá học, thuốc bảo vệ
thực vật đã làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí khiến cho hàm lượng
kim loại nặng tích tụ trong rau ngày càng tăng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người. Bởi vậy, cũng cần có biện pháp sử dụng các hoá chất hoá học
hợp lí, khoa học để đảm bảo hàm lượng các kim loại nặng trong rau không
vượt qua mức cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của rau sạch, rau an toàn.
a. Ý nghĩa, giá trị và lợi ích tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.
Rau là thực phẩm cần thiết và không thể thay thế được trong cuộc sống
hằng ngày. Rau an toàn rất tốt cho sức khoẻ con người. Rau xanh cung cấp

một lượng nước tưới tối đa cho cơ thể vì rau chứa tới 90% nước. Nó còn cung
cấp những chất quan trọng như: Prôtêin, Đạm, Vitamin, muối khoáng, axit
hữu cơ. Các loại Vitamin trong rau như: Vitamin A, B
1
, B
2
, C, E…có tác
dụng quan trong đối với sự phát triển cơ thể. (Nguyễn Quốc Vọng , 2008)
Chất khoáng trong rau chủ yếu là K, P, F, Ca…là những chất cần thiết
cho quá trình tạo nên máu và xương. Các chất này có tác dụng điều hoà, cân
bằng kiềm tan trong máu làm tăng khả năng đồng hoá Prôtein.
Trong rau còn chứa hàm lượng lớn chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng
và giúp tiêu hoá tốt. Rau quả còn được coi là loại thực phẩm chữa được bệnh
và làm đẹp. Các loại rau gia vị để trưng bày món ăn thêm hấp dẫn và ngon.
Các loại rau như: Tỏi, gừng, nghệ còn chữa được rất nhiều loại bệnh.
b. Ý nghĩa kinh tế của nền sản xuất sản phẩm an toàn.
Cây rau là cây có giá trị cao hơn độc canh cây lúa trên nhiều vùng đất
của nước ta. 1ha trồng rau thường mang lại thu nhập cao gấp 2 – 5 lần so với
lúa. Rau có tỉ lệ hàng hoá lớn hơn các loại cây trồng khác. Rau có thời gian
sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Do đó làm tăng số
lượng, diện tích rất nhanh và dễ thích ứng với biến đổi thị trường. Có những
loại rau ăn lá như: Cải xanh, cải củ từ gieo trồng đến thu hoạch chỉ 30 – 40
ngày, rau cải bắp 75 – 85 ngay, rau gia vị thường 15- 20 ngày trên một
lứa…Trong 1 năm có thể trồng được ít nhất 4 – 5 vụ rau màu sẽ đem lại nguồn
lợi kinh tế đáng kể cho người dân. (Lê Mỹ Xuyên , 1997)
Cây rau là loại cây rất dễ trồng, có thể trồng xen, trồng gối, trồng tận
dụng đất và các điều kiện thời tiết. Do đó phát triển rau màu sẽ góp phần tận
dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng trồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


Phát triển cây rau với 1 số loại như: khoai tây, ngô, khoai sọ… góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo thu nhập cho nông dân.
Như ở Sóc Sơn người dân giàu lên nhờ trồng khoai môn – giá trị kinh tế cao.
Cây rau còn là cây có thể tận dụng tối đa sản phẩm. Sản phẩm chính
tiêu dùng, sản phẩm phụ như rễ, lá già bỏ có thể làm thức ăn cho cá và gia
súc. Các sản phẩm này còn dễ phân huỷ có thể dùng làm phân bón lót ruộng.
Với một điều kiện như ở Việt Nam phát triển trồng rau còn là ngành
mang lại lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. Kim ngạch xuất khẩu rau quả hằng
năm. Thị trường xuất khẩu rau quả với hơn 40 nước và khu vực chủ yếu là
Trung Quốc, Trung Đông, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Úc,
Bắc Âu và Châu Phi. Với các mặt hàng có giá trị cao như: Ớt ngọt, ớt xay, cà
chua, dưa chuột, hành tây, nấm…Theo đánh giá kết quả này chưa phản ảnh
sát với tiềm lực của nước ta.( Phạm Mỹ Dung)
c. Ý nghĩa xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển trồng rau sạch là một ngành góp phần đem lại thu nhập cao
cho người nông dân, mở rộng ngành nghề nông nghiệp. Góp phần tận dụng
lao động nông nghiệp dư dôi, giải quyết việc làm cho lao động còn trữ lại ở
nông thôn. Trong kỹ thuật trồng rau một số khâu như chăm sóc, làm đất, thu
hoạch có thể sử dụng lao động phụ và tư liệu sản xuất.
Một số loại rau được trồng để dùng làm nguyên liệu chế thuốc: tỏi,
nghệ, hành tây, tía tô…Hiện tại công dụng của nó ngày càng được nghiên cứu
mở rộng và sẽ tạo được ngành nghề mới cho nông nghiệp- nông thôn.
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, nhiều mô hình sản phẩm chế
biến được phát triển như chế biến mứt cà chua bi đang đem lại hàng chục tỷ
đồng cho người sản xuất. Do đó, phát triển trồng rau sẽ là một ngành làm giàu
cho bộ phận nông dân chứ không chỉ dừng ở điều kiện sản xuất tận
dụng.(Nguyễn Thị Tân Lộc và cộng sự ,2007)
Với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về sử
dụng phân bón hoá học và BVTV, phát triển trồng rau góp phần bảo vệ môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

trường đất, nước và không khí cho nông nghiệp phát triển bền vững và đảm
bảo môi trường sạch cho con người. Do đó, trồng rau an toàn mang một ý
nghĩa thực tế rất sâu sắc.
1.2. Tình hình nghiên cứu rau an toàn trên Thế giới
Rau là loại cây dễ trồng nên có mặt khắp các lục địa trên thế giới. Theo
Sootsukon và cộng sự hiện có 120 chủng loại rau được sản xuất ở các vùng
khác nhau nhưng chỉ có 12 loại chủ yếu được trồng nhiều chiếm khoảng 80%
diện tích rau toàn thế giới.(
FAO STAT 2000 – 2009)

Hầu hết các nước EU là những nước trồng nhiều rau quả. Tuy
nhiên, điều kiện khí hậu ở Châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc
trồng trọt của họ. Phương thức trồng trong nhà kính chỉ phần nào bù đắp
được lượng thiếu hụt
Ngoài ra, việc sản xuất rau quả của EU còn bị hạn chế bởi tính mùa vụ
và điều đó tạo cơ hội cho các nhà cung ứng ở các nước khác tham gia vào thị
trường này vào thời điểm trái mùa, cho dù hiện nay hệ thống dự trữ và phân
phối đã rất hiện đại, giúp các nhà sản xuất giảm đáng kể những tác động tiêu
cực của tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đối với người Châu Âu, chủng loại rau quả và trái cây mà họ tiêu dùng
rất phong phú, bao gồm sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Nguồn cung của
những sản phẩm này chủ yếu là từ những người gieo trồng thường xuyên và
một số là từ sản lượng theo mùa vụ của những người Châu Âu trồng tại nhà.
Những mặt hàng được ưa chuộng nhất ở đây là khoai tây, cà chua, cà rốt,
hành, dưa leo, táo, nho, lê.
Ấn Độ là quốc gia có sản lượng rau lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc,
sản lượng rau của Ấn Độ chiếm 15% sản lượng rau toàn thế giới đạt 71 triệu tấn,

diện tích trồng rau chiếm 6,2 triệu ha, chiếm 3% diện tích trồng trọt của Ấn Độ.
Năm 1993, Ấn Độ xuất khẩu 68.500 tấn rau đã qua chế biến. Và kể từ
đó đến nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau đạt trung bình 25%
và lượng xuất khẩu đạt 16%. Trong đó, lượng xuất khẩu hành chiếm 93%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

tổng khối lượng xuất khẩu rau tươi của Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ còn xuất
khẩu một số các sản phẩm rau tươi khác như: khoai tây, cà chua, đậu, cà rốt,
ớt…Các thị trường nhập khẩu rau tươi chủ yếu của Ấn Độ là các quốc gia
vùng vịnh, Anh, Sri Lanka, Malaysia và Singapo. Mặc dù, đứng thứ 2 thế giới
về sản lượng rau tươi nhưng sản lượng trung bình của các loại rau Ấn Độ còn
thấp hơn so với các nước khác trên thế giới. Hiện tại ở Ấn Độ, nguyên liệu
rau tươi không đủ để cung cấp cho các nhà máy chế biến. Các loại rau như:
khoai tây, cà chua, hành, bắp cải và súp lơ có tổng khối lượng chiếm khoảng
60% sản lượng rau của Ấn Độ. Rau tươi của Ấn Độ hiện được trồng phổ biến
trên đồng ruộng, trái ngược với các quốc gia phát triển, hiện tại ở các quốc gia
phát triển họ đang sử dụng kỹ thuật trồng rau trong nhà, kỹ thuật này sẽ giúp
cho sản lượng rau đạt kết quả cao hơn nhiều. Ngành sản xuất rau tươi của Ấn
Độ đang đề nghị chính phủ giúp đỡ nguồn nguyên liệu trồng trọt có chất
lượng tốt, giảm sử dụng hạt giống cây lai, nâng cao trình độ quản lý và trình
độ kỹ thuật để tăng sản lượng rau của Ấn Độ.(Đào Duy Tâm, 2004)
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2008
STT

Tên quốc gia Sản lượng (Triệu tấn) Tỷ lệ (%)
Thế giới 1.383.649

100,00
1 Trung Quốc 506.634 36,62

2 Ấn độ 127.560 9,22
3 Mỹ 69.382 5,01
4 Braxin 43.774 3,16
5 Thổ Nhĩ Kỳ 36.046 2,61
6 Italia 34.276 2,48
7 Tây Ban Nha 29.401 2,12
8 Iran 26.638 1,93
9 Việt Nam 13.254 0,96
10 Thái Lan 11.332 0,82
11 Uganđa 11.124 0,80
Nguồn: số liệu thống kê của FAO, 2008, Tỷ lệ quốc gia/ thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến RAT. Từ năm 1983-
1984 ở Nhật Bản người ta đã trồng RAT với công nghệ không dùng đất tăng
khoảng 500ha, năng suất cà chua đạt 130 – 140 tấn/ha/năm và xà lách đạt 700
tấn/ha/năm.
Ở Pháp, từ năm 1975 người ta đã ứng dụng công nghệ này không
những trồng rau mà còn trồng hoa với quy mô 300ha.
Tại Gabong với kỹ thuật trồng không dùng đất, năng suất dưa tây đạt
3kg/m
2
sau trồng 75 ngày, dưa chuột 7kg/m
2
sau trồng 90 ngày.
Tại Anh, người ta xây dựng một hệ thống kỹ thuật màng mỏng dinh
dưỡng sử dụng nhiệt thừa của nhà máy điện với diện tích 8,1ha để trồng cà chua.
Ở Singgapo, người ta đã trồng các loại rau diếp, bắp cải, cà chua, su
hào và một số loại rau ôn đới khác với kỹ thuật aeroponic. Trước đây, các loại

rau ôn đới trồng ở Singapore rất khó khăn nhưng với kỹ thuật mới này thì các
loại rau hiện nay được trồng tương đối dễ dàng.
Ở Bắc Âu, năm 1991 đã có 4000ha trồng rau trong dung dịch, ở Mỹ có
220 ha trồng trong nhà kính, trong đó có 75% ha diện tích rau được trồng
bằng công nghệ không dùng đất. Ở Hà Lan, có 3600ha và Nam Phi có 400 ha
trồng rau trong dung dịch. Nước Hà Lan có nền công nghiệp phát triển diện
tích việc áp dụng trồng cây không dùng đất trong mấy năm qua tăng đáng kể.
Từ 515 ha (1982), lên 800ha (1992), 1000ha (1984), 3000ha (1991)
Số liệu thống kê từ Eurostat cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, và Tây Ban
Nha là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU. Sản lượng rau quả của ba
quốc gia này luôn đứng đầu EU trong nhiều năm qua. (ASEAN GAP , 2006)
Cùng với số lượng vấn đề chất lượng rau quả cũng đang được người
tiêu dùng trên thế giới quan tâm. Tháng 9 năm 2003 tổ chức bán lẻ Châu Âu
(EUREP) đã đề xuất tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP). Sản xuất
RAT theo hướng GAP có thể được hiểu là sản phẩm khi đưa ra thị trường
phải đảm bảo 3 yêu cầu: An toàn cho môi trường, an toàn cho người sản xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

và an toàn cho người tiêu dùng.
Nhiều nước trên Thế giới như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Israel… và một số
nước trong khu vực như Đài Loan, Singapore…đã tiến hành nhiều công trình
nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, thực hiện nhiều giải pháp về kĩ
thuật quản lí, kiểm tra chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết lập thị trường tiêu
thụ rau an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhìn chung, các
nội dung nghiên cứu thường tập trung theo những hướng sau:
- Chọn tạo giống chống chịu đồng thời với nhiều sâu, bệnh hại.
- Nghiên cứu phát triển các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học,
các biện pháp đẩu tranh sinh học ở mức độ phân tử.
- Nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ, phân sinh học cùng các biện

pháp canh tác hữu cơ.
Đi đầu trong lĩnh vực này là Mỹ, các nước Bắc Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc là những nước có nhiều thành tựu trong sản xuất rau an toàn.Tại Đài
Loan, đã có khoảng 8 trạm xét nghiệm nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau
quả bằng phương pháp sinh học đặt ở hầu hết các vùng sản xuất, kinh doanh
rau, quả của nước này. Tại mỗi chợ đầu mối rau, quả ở các thành phố lớn như
Đài Bắc, Đài Trung hay Kaoshiung đều có một trạm xét nghiệm nhanh. Do
giá thành xét nghiệm thấp, thời gian xét nghiệm ngắn nên có đến 1% số sản
phẩm lưu thông trong ngày ở các chợ đầu mối này được xét nghiệm để xác
định dư lượng thuốc BVTV, sản phẩm của những người cung cấp lớn cũng
được xét nghiệm ít nhất 3 tháng/lần.Tại Hàn Quốc, mặc dù mới phổ biến biện
pháp xét nghiệm sinh học để xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả
nhưng đến nay liên đoàn các HTX nông nghiệp toàn quốc đã thành lập được
khoảng 100 trạm xét nghiệm phân bố trên khắp các vùng trong cả nước. Nhìn
chung, ban đầu nông dân tỏ ra nghi ngờ kết quả xét nghiệm của phương pháp
xét nghiệm sinh học nhanh và không cho lấy mẫu từ các sản phẩm của mình.
Nhưng đến khi các cơ quan quản lí nhà nước tiến hành rộng rãi các xét
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

nghiệm này thì nông dân lại hiểu rõ sự cần thiết của nó. Họ bắt đầu mang mẫu
đến các trạm xét nghiệm địa phương trước khi thu hoạch một cách tự nguyện
và họ nhận thấy rằng người tiêu dùng thích mua loại sản phẩm đã qua xét
nghiệm sinh học hơn.
Như vậy, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ
thuật tiên tiến trong sản xuất rau như: Kỹ thuật thủy canh, kỹ thuật trồng rau
trong điều kiện có thiết bi che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ
nông nghiệp) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo quy trình sản xuất nghiêm
ngặt đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái.
1.3. Tình hình nghiên cứu, sản xuất rau an toàn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, rau an toàn là yêu cầu cấp bách và là sự quan tâm của
người tiêu dùng, của cả cộng đồng. Đối với người sản xuất vừa là trách nhiệm
trước xã hội, vừa đảm bảo tiêu thụ tốt sản phẩm do mình sản xuất ra tăng sức
cạnh tranh trong thị trường, vừa đảm bảo tốt môi trường sản xuất và duy trì
sản xuất nông nghiệp bền vững. Đề cập đến sản xuất rau an toàn tại Việt
Nam, cần kể đến sự quan tâm của các cấp, các ngành thuộc cơ quan và các tổ
chức nước ngoài đã quyết tam triển khai và phát động các chương trình rau an
toàn tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vào các năm 1996, 1997,
2005, 2007…sau đó chương trình rau an toàn lan rộng ra một số tỉnh trong cả
nước như: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Giang, Tiền Giang, Huế…Những
thông tin của sản xuất rau an toàn được bắt đầu từ năm 1996 sau khi Hội đồng
khoa học bao gồm các thành viên của Bộ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT đã phê
chuẩn các quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn do Viện nghiên cứu rau quả
kết hợp với Viện BVTV và Viện Nông hoá Thổ nhưỡng xây dựng. Sau đó
một số tổ chức quốc tế cũng đã trợ giúp dưới hình thức các khoá đào tạo trực
tiếp (FAO của Liên Hợp Quốc, ADDA của Đan Mạch) hoặc các cuộc hội thảo
(CIRID của Pháp) cho người trồng rau, nắm bắt thêm về kiến thức để hoàn
thiện những quy trình cho từng vùng. Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích

×