Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 81 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ QUÊ



ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ TÂY VÀ
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ






CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. SỬ THANH LONG
2. TS. NGUYỄN THỊ NGA



HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, do tôi nghiên cứu, có sự giúp đỡ của tập
thể các đồng nghiệp trong, ngoài cơ quan và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác
Hải Dương, ngày 5 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Quê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này, tác giả xin trân
trọng cảm ơn TS. Sử Thanh Long, TS. Nguyễn Thị Nga, PGS.TS Phạm Ngọc
Thạch đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Ban Giám đốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã tạo mọi
điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành thí nghiệm và hoàn thành luận văn.
Tập thể cán bộ công nhân viên Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình, các
phòng ban Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã giúp đỡ trong thời
gian qua.
Tác giả trân trọng cảm ơn các thày cô giáo, các bạn đồng nghiệp, bộ

môn Ngoại - Sản và bộ môn Nội chẩn-Dược, khoa Thú y, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thiện bản luận văn này.
Tôi dành sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Hải Dương, ngày 5 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Quê







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH, ẢNH vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU - 0 -
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số đặc điểm về gà tây 3
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng gà 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng trong nước 7
1.3. Căn bệnh 8
1.3.1. Đặc điểm của noãn nang 8
1.3.2. Dịch tễ học của bệnh cầu trùng 11
1.3.3. Vòng đời 12
1.3.4. Sức kháng của cầu trùng 16
1.4. Sinh bệnh học 17
1.5. Vấn đề miễn dịch trong bệnh cầu trùng 17
1.6. Mối tương quan giữa bệnh cầu trùng với các bệnh khác của gia cầm 18
1.7. Triệu chứng bệnh tích của bệnh cầu trùng 19
1.8. Chẩn đoán bệnh cầu trùng 21
1.9. Phòng và trị bệnh cho gà 21
1.9.1. Phòng bệnh bằng vaccine 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.9.2. Phòng trị bằng thuốc 24
1.9.3. Phòng trị bằng thuốc hóa học trị liệu 24
1.9.4. Cơ chế tác dụng 24
1.9.5. Sức kháng thuốc của cầu trùng 26
1.9.6. Phối hợp sử dụng các thuốc hóa học trị liệu 27
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng, vật liệu 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng trên gà

tây nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình. 28
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý trên đàn gà tây mắc bệnh do cầu
trùng 28
2.3.3. Điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng trên đàn gà tây bằng một số
loại thuốc 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Phương pháp Fuilleborn (Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng) 31
2.4.2. Phương pháp Master (đếm số lượng Oocyst) 31
2.4.3. Phương pháp theo dõi biểu hiện lâm sàng 32
2.4.4. Phương pháp mổ khám xét nghiệm 32
2.4.5. Phương pháp phân loại cầu trùng 32
2.4.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý của máu 31
2.4.7. Các phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hoá máu 31
2.4.8. Phương pháp bố trí thí nghiệm xác định hiệu lực phòng trị bệnh
cầu trùng của thuốc: Cipcox, Vetpro, Coxymax 32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 32
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên gà tây qua các năm 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây 35
3.3. Xác định thời gian bắt đầu xuất hiện noãn nang (Oocyst) trong phân 39
3.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng 40
3.5. Kết quả mổ khám bệnh tích 45
3.6. Xác định loài cầu trùng thường gây bệnh trên gà tây 49
3.7. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu ở gà tây 53
3.7.1. Số lượng hồng cầu, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình của
hồng cầu 53
3.7.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu 55

3.7.3. Một số chỉ tiêu sinh hoá máu 57
3.7.4. Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết
thanh. 58
3.8. Điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng trên gà tây 60
3.8.1. Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc Cipcox, Coxymax, Vetpro 60
3.8.2. Theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG

Bảng 1.1.Các loại vaccine phòng bệnh cầu trùng 23

Bảng 3.1. Tình hình nhiễm cầu trùng qua các năm 34

Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây từ 1-84 ngày tuổi 36
Bảng 3.3. Ngày tuổi xuất hiện Oocyst 39

Bảng 3.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của gà tây mắc bệnh cầu trùng 42

Bảng 3.5. Kết quả mổ khám bệnh tích ở đàn gà tây mắc cầu trùng 46

Bảng 3.6. Các loài cầu trùng xác định được trên gà tây từ 1 – 84 ngày tuổi 50
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm 3 loại cầu trùng ở đàn gà tây 52


Bảng 3.8. Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của
hồng cầu ở gà tây từ 1-84 ngày tuổi 54

Bảng 3.9. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu 55

Bảng 3.10. Hàm lượng huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu 57

Bảng 3.11. Độ dự trữ kiềm và hàm lượng đường huyết 57

Bảng 3.12. Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết
thanh 59

Bảng 3.13. Hiệu lực phòng bệnh cầu trùng của thuốc Cipcox, coxymax,
vetpro trên đàn gà Tây 61

Bảng 3.14. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%) 64

Bảng 3.15. Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (g) 64


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG

Hình 1.1: Quá trình sinh sản nội sinh của cầu trùng gà (William, 1991) 14

Hình 1.2. Vị trí gây bệnh của từng loài cầu trùng 20


Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên đàn gà tây từ 1-84 ngày tuổi 38

Hình 3.2. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên gà mắc bệnh cầu trùng 43
Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh tích của gà tây mắc cầu trùng……………………… 48
Hình 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại cầu trùng 53

Hình 3.5. Hiệu lực điều trị của thuốc cipcox, coxymax, vetpro 63


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC ẢNH

STT TÊN ẢNH TRANG

Ảnh 3.1. Gà ủ rũ, xã cánh 44
Ảnh 3.2. Gà chết 44
Ảnh 3.3.Phân sáp, phân nhớt vàng, xanh 44

Ảnh 3.4. Phân lẫn máu 45

Ảnh 3.5. Manh tràng sưng to, xuất huyết. 49

Ảnh 3.6. Ruột non sưng to, xuất huyết 49

Ảnh 3.7. Noãn nang Eimeria meleagrimitis 51

Ảnh 3.8. Noãn nang Eimeria adenoeides 51


Ảnh 3.9. Noãn nang Eimeria dispersa 51

Ảnh 3.10. Lấy mẫu máu gà tây 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự
FAO : Food and Agriculture Organization
NXB : Nhà xuất bản
Pp : page paper
SCCBT : Số con có bệnh tích
TC : Triệu chứng
TN : Thí nghiệm
Tr : Trang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh cầu trùng có ở nhiều nước trên thế giới và là một bệnh có ở hầu hết
các động vật nuôi. Bệnh do loài đơn bào giống Eimeria ký sinh ở trong đường
ruột gây ra. Bệnh thường tiến triển âm ỉ làm cho con vật chậm lớn, yếu sức.
Từ đó làm cho con vật dễ mắc các bệnh khác và khi gặp điều kiện thuận lợi
bệnh phát thành dịch giết hại nhiều gia súc, gia cầm. Việc nghiên cứu cầu
trùng Eimeria ký sinh trên gia súc gia cầm đã bắt đầu từ thế kỷ XIX nhưng

những kết quả nghiên cứu đáng kể phải đến thế kỷ XX. Cho đến nay, hàng
trăm loài cầu trùng đã được phát hiện ký sinh trên nhiều loại gia súc, gia cầm
như trâu, bò, dê, chó, ngựa, vịt, ngan, ngỗng… Tuy nhiên cũng chỉ có một số
loài cầu trùng có ý nghĩa về gây bệnh và dịch tễ học, trong đó cầu trùng gà
(Coccidiosis avium) được nhắc đến như là một trong những giống Eimeria
gây tác hại lớn nhất trong chăn nuôi. Chính vì thế, chăn nuôi gà càng phát triển
thì việc quan tâm phòng trừ bệnh cầu trùng cho gà càng không thể xem nhẹ.
Bệnh gây tổn thất lớn như ở Hunggari, bệnh gây tổn thất 115 triệu Forints, ở
Mỹ bệnh gây tổn thất khoảng 10 triệu USD và ở Pháp sự tổn thất này khoảng
70 triệu Frans vào năm 1981 (Juraida, 2003). Ở Việt Nam năm 1972, bệnh cầu
trùng đã làm chết 40-50% tổng số gà bị bệnh, số gà còn lại chậm phát triển, còi
cọc sản lượng thấp… gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi.
Hàng năm, ở nước ta nói chung và ở trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ
Phương nói riêng vẫn tiếp tục nhập nhiều giống gà cao sản với những đặc
điểm và sức chống chịu với bệnh tật khác nhau. Mặt khác, ở Việt Nam khí
hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho bệnh cầu trùng phát triển. Hơn nữa,
các loài cầu trùng Eimeria ở gà là những nguồn bệnh có sức đề kháng mạnh
gây nên sự kháng thuốc, quen thuốc của cầu trùng ngày càng tăng làm cho
hiệu quả phòng bệnh cầu trùng giảm sút đòi hỏi phải thay thuốc sử dụng liên
tục. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trên thị trường hiện
nay đã xuất hiện nhiều loại thuốc đặc trị bệnh cầu trùng như Cipcox,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Coxymax, Vetpro, Baycox 2,5%, Esb3, Rigecocin, Coccitop 2000, Cygro…
Nhưng để đưa ra giải pháp tốt nhất cho việc phòng chống bệnh cầu trùng có
hiệu quả, ngoài việc kiểm tra hiệu lực của các loại thuốc đối với mầm bệnh mà
còn phải biết được đặc điểm bệnh lý của bệnh trên đàn vật nuôi để từ đó có cơ
sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả.
Gà tây Huba Hungari được nhập về nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm

Cẩm Bình từ năm 2008, qua quá trình nuôi thích nghi nhận thấy gà tây ngoại
có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của nước ta. Tuy nhiên, cũng
như các loại gia cầm khác, chăn nuôi gà tây cũng phải đối mặt với rất nhiều
dịch bệnh. Một trong những bệnh thường xảy ra đối với đàn gà tây là bệnh
cầu trùng gà. Bệnh cầu trùng gà là bệnh rất phổ biến và được xem là một
trong những bệnh gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi, bệnh làm cho gà tăng
trưởng kém, còi cọc, chậm lớn, suy yếu và tiêu tốn thức ăn cao, bệnh cầu
trùng gà là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho các dịch bệnh thứ
phát xảy ra triền miên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh cầu trùng như Bạch Mạnh Điều (1999),
Lê Thị Tuyết Minh (1994) nhưng những công trình này chỉ nghiên cứu trên
đàn gà nuôi công nghiệp và mới chỉ đi sâu vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh,
các nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý của bệnh còn rất ít. Đặc biệt, ở Việt Nam
chưa có một công trình nào nghiên cứu về bệnh cầu trùng, đặc điểm bệnh lý
của bệnh cầu trùng trên gà tây.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng trên gà tây và biện pháp điều trị”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được đặc điểm dịch tễ học và đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu
trùng trên đàn gà tây nuôi tại trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình, trung tâm
nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.
Thử nghiệm các phác đồ điều trị và xác định được hiệu quả điều trị
bệnh của các phác đồ đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số đặc điểm về gà tây

Nguồn gốc
Gà tây là tên gọi của một trong hai loài chim lớn thuộc chi Meleagris
có nguồn gốc từ những khu rộng hay cánh đồng của Bắc Mỹ. Gà tây được xếp
vào bộ Galliformes (bộ gà) có chất lượng thịt thơm ngon, sản lượng thịt gà
tây tăng dần theo các năm như năm 2000 là 5,067 nghìn tấn, đến năm 2007 là
5,885 nghìn tấn tiêu thụ ở hầu hết các nước châu Âu và châu Mỹ còn ở châu
Á chỉ chiếm 3,5% mức tiêu thụ gà tây của thế giới (FAO, 2008).
Long P.L và Millard B.J (1982) đã khái quát đặc điểm một số giống gà
tây có năng suất cao đã và đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, gồm:
Gà tây mầu thiếc (Bronze) có nguồn gốc ở Mỹ, đặc điểm chung của
giống là đầu trụi được bao phủ bởi một lớp da mềm, sần sùi, mắt mầu đỏ nâu,
mỏ dài cứng, từ mỏ đến giữa cổ có nếp da tạo thành yếm. Thân dài, rộng, giữa
ngực có chùm lông, đùi nhiều thịt, bàn chân cao màu nâu, lông áp sát thân, đuôi
và cánh dài. Phần lông cổ, ngực, vai, cánh màu đen xen lẫn những vạch màu
đồng. Ở gà trưởng thành con trống nặng 8-10kg, con mái nặng 6-8 kg, sức đẻ
trứng 80-100 quả. Trứng nặng 80-100g. Vỏ trứng màu vàng nâu điểm những
chấm màu nâu sẫm.
Gà tây Bắc Capcazơ được tạo ra từ gà địa phương vùng Bắc Capcazơ
(Liên Xô cũ) với gà tây mầu thiếc ngực rộng Mỹ. Lông màu đen có đuôi ánh
đồng, cơ thể khỏe mạnh, khả năng cho thịt cao. Gà tây trưởng thành con trống
nặng 12-14kg, con mái: 6-7kg. Sức đẻ trứng 80-90 quả.
Gà tây Beltsvill trắng (Beltsvill Small White) được tạo ra từ trung tâm Nông
nghiệp Beltsvill tại Bắc Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2. Đây là giống gà nhẹ
cân có nhiều điểm lợi về kinh tế. Gà tây trưởng thành con trống nặng 7-10 kg, con
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

mái nặng 5-7kg. Năng suất trứng 80-85 quả, chất lượng thịt tốt, tuổi thành
thục sớm.

Gà tây ngực rộng trắng (Broad Breasted Large White-BBLW) được tạo
ra ở Mỹ. Lông màu trắng, ngực to rộng, cơ thể chắc chắn, lưng thẳng, chân to,
khả năng sinh trưởng cao, lợi dụng thức ăn tốt. Gà tây trưởng thành con trống
nặng 14-15kg, con mái 6-8kg. Năng suất trứng 70-90 quả.
Gà tây đen (Black) là giống được nuôi chủ yếu để lấy thịt, có màu lông
đen và chỉ có một loại hình đơn dụng. Gà tây trưởng thành con trống nặng 9-
12kg, mái nặng 5-7kg.
Tập tính sinh học
Gà tây rất mẫn cảm với tác động bên ngoài như nhiệt độ thấp, mưa,
sấm chớp và tiếng động lạ đều làm cho chúng kêu và đứng dồn lại.
Gà tây con có thể ăn trấu vì thế nên dùng rơm cắt ngắn làm chất độn
chuồng, đến 5-6 tuần thay chất độn chuồng dần bằng trấu, 6-7 tuần tuổi con
trống có thể xù lông ra và xòe lông đuôi.
Gà tây thích đậu cao, bay, chạy, tắm mình trong cát. Vì vậy, từ 6 tuần
tuổi nên làm sào đậu và thả gà ra bãi chăn. Gà tây rất phàm ăn, chúng có khả
năng sử dụng thức ăn xanh như: rau muống, bèo tây, thân chuối, cỏ voi, cỏ
dầm, chúng thích ăn quả chín. Khi mới chăn thả chúng đi theo đàn kiếm ăn,
khi quen chúng ăn tản mạn. Giai đoạn gà con, gà dò, gà hậu bị chúng rất
nhanh nhẹn và hay bay nhảy. Giai đoạn này chúng sử dụng chất nhờn của
tuyến phao câu chải chuốt bộ lông bóng mượt, con trống xòe lông đuôi, dang
rộng đôi cánh thu hút sự chú ý của con mái.
Một số bệnh thường gặp ở gà tây
Theo Long P.L (1977); Levine.N.D (1942) cho biết khác với một số loài
gia cầm khác, gà tây con mới nở rất ngờ nghệch, nhút nhát và yếu đuối. Gà
tây con rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh môi trường. Tỷ lệ nuôi sống của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

gà tây con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ nuôi, nhiệt độ và ẩm độ
môi trường, điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng của thức ăn.

Theo Edgar, SA (1969) và Ovlop FM (1973) gà tây con rất mẫn cảm với nhiều
dịch bệnh, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thú y phòng bệnh cho gà tây, kết
quả nghiên cứu đó đưa ra quy trình phòng, trị bệnh cho gà bằng vaccine và thuốc
kháng sinh.
Gà tây thường mắc các bệnh như Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm, tụ
huyết trùng, bệnh do Salmonella, E.coli; bệnh viêm ruột do rotavirus… Do
vậy, cần phải tùy thuộc vào dịch tễ của từng vùng để có chương trình phòng
bệnh cụ thể (Vladimir, 1997).
Có nhiều nghiên cứu về bệnh của gà tây đã được công bố như bệnh cầu
trùng, bệnh Newcastle, bệnh đầu đen do histomonas, bệnh do E.coli và
Salmonella, viêm mũi truyền nhiễm, bệnh khối u lymfo (LPD)…
Theo Johnson J. và Reid W.M. (1970) thì bệnh cầu trùng ở gà tây
không chỉ gây bệnh cho gà từ 3-10 tuần tuổi mà còn gây bệnh ở lứa tuổi gà
trên 20 tuần tuổi, có 4 loài cầu trùng gây bệnh trên gà tây là: E.
adenoeides; E. gallapavonis; E. meleagrimitis; E. dispersa. Biện pháp
phòng trị bệnh này cần vệ sinh môi trường chăn nuôi, kiểm soát vệ sinh
thức ăn nước uống, khi nhiễm bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị cầu
trùng thông thường như coxymax, baycox, halofugione, zoalene,
amprolium, diclazuril.
Gà tây rất mẫn cảm với bệnh đầu đen (blackhead disease) bệnh này
thường chỉ xảy trên gà tây và chim cảnh tỷ lệ chết có thể lên tới 70%. Bệnh
này do Histomonas gây nên. Cách phòng chống chủ yếu vẫn là đảm bảo các
biện pháp vệ sinh an toàn sinh học và sử dụng thuốc Histotat-50 với liệu trình
5 ngày để điều trị bệnh này (Goodrich, H.P,1944).
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây bệnh cho nhiều
loại gia cầm trong đó có gà tây, virus cúm gia cầm đã được phân lập trên gà tây
bao gồm các chủng H6N8, H7N3, H6N2, H5N3, H8N4 (Vladimir, 1997).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng gà
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng trên thế giới
Năm 1864, Eimeria đã xác định được đó là loài nguyên sinh động vật
sinh sản theo bào tử, thuộc lớp Sporozoa, bộ Coccidie, họ Eimeriadae.
Năm 1875 người ta đã xác định kết quả nghiên cứu của Eimeria và đề
nghị đặt tên loại nguyên sinh động vật nay là Eimeria. Ngày nay, người ta đã
xác định loài cầu trùng thuộc giống Eimeria kí sinh và gây bệnh cho nhiều
loài động vật khác nhau. Sự kí sinh của cầu trùng gà có tính chuyên biệt trên
mỗi kí chủ, thậm chí trên cơ quan, mô bào nhất định.
Levine và cs (1973) đã phân loại cầu trùng ký sinh ở gà như sau:
Ngành nguyên sinh động vật Protozoa.
Phân ngành Apicomplexa
Lớp Sporozoasida
Phân lớp Coccidiasina
Bộ Eucoccidiorida
Phân bộ Eimeriorina
Họ Eimeridae
Giống Eimeria
Hiện nay, đã xác định được 10 loại cầu trùng, mỗi loại kí sinh ở một
khu vực nhất định của ruột, trong đó có 9 loài đã được xác định rõ tên, kích
thước, màu sắc đó là:
E.tenella (Raillient và lucet, 1891)
E.acervulina (Tyzzer, 1929)
E.maxima (Tyzzer, 1929)
E.mitis (Tyzzer, 1929)
E.necatrix (Johnson, 1930)
E.praecox (Johnson, 1930)
E.haganci (Levine, 1938)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


E.brunetti (Levine, 1942)
E.mivatti (Edgar và Seibold , 1964)
Cả 9 loại cầu trùng này đều có khả năng kí sinh ở những vị trí khác
nhau trong tế bào niêm mạc ruột gà. Bệnh gây ra chảy máu đường ruột là
do cầu trùng kí sinh trong nội tế bào niêm mạc ruột, chỉ một noãn nang cầu
trùng chỉ trong một thời gian ngắn sẽ sinh ra triệu triệu cầu trùng mới,
chúng lớn lên nhanh chóng và phá vỡ tế bào nơi chúng kí sinh rồi xâm
nhập vào các tế bào biểu mô khác, cứ như thế chúng phá vỡ niêm mạc ruột
gây chảy máu, làm cho gà suy kiệt, tỷ lệ chết cao, là mối đe doạ lớn cho
các cơ sở chăn nuôi tập trung.
Trên thế giới những nước chăn nuôi phát triển, bệnh cầu trùng được
đặc biệt coi trọng và là một trong những bệnh gây tác hại lớn, chỉ riêng năm
1989 chi phí cho việc phòng bệnh cầu trùng ở Mỹ lên tới 90 triệu USA và hơn
300 triệu USA trên toàn thế giới.
Theo tác giả Chapman HD, Chery. T.E. (2002) bệnh cầu trùng gây thiệt
hại khoảng 50-70% số gà bị bệnh, những con sống xót chậm phát triển, tăng
trọng chậm hơn gà khoẻ 10-20%, gà chậm đẻ trứng hơn gà khoẻ 1-2 tháng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng trong nước
Ở nước ta bệnh cầu trùng mới được các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu từ
những năm 1970, khi mà chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp phát triển mạnh.
Hoàng Thạch (1999), đã nghiên cứu bệnh cầu trùng gà tại một số khu vực
của thành phố Hồ Chí Minh cho biết gà nhiễm cầu trùng rất cao 77,8%, trong đó
gà 16-30 ngày tuổi nhiễm cao nhất 95%.
Theo Dương Công Thuận (1978) ở miền Bắc có tới 60 cơ sở chăn nuôi gà
công nghiệp có tỉ lệ nhiễm cầu trùng khá cao, gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế:
tỷ lệ chết do cầu trùng từ 30-70%. Đã phát hiện 5 loại cầu trùng là Eimeria
tenella, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria mitis, Eimeria brunetti.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8


Bạch Mạnh Điều (2004) điều tra ở các tỉnh phía Bắc thấy có 5 loại cầu
trùng kí sinh là Eimeria tenella, Eimeria necatrix ,E.hagani, E.acervulina,
E.mivati.
Theo Nguyễn Thị Mai (1997) thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở trại gà Phúc
Thịnh là 23,16% trong đó, gà 5 ngày tuổi đã bắt đầu nhiễm và tỷ lệ nhiễm
tăng dần theo tuổi, nặng nhất ở gà 35 ngày tuổi là 47,34%, đến 56 ngày tuổi
thì tỷ lệ nhiễm giảm còn 12,91%.
Theo Đào Hữu Thanh, Nguyễn Ngọc Ân (1968) cho thấy gà bị bệnh
cầu trùng gà ở các trại chăn nuôi tập chung gây tỉ lệ chết cao 50-70%.
Theo tác giả Lê Văn Năm (2006) cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng chung
là 19,89%. Trong đó: E.tenella nhiễm 69,29%, E.acervulina nhiễm 29,05%,
E.maxima nhiễm 6,22%.
Như vậy, ở nước ta các nhà nghiên cứu đã phát hiện hầu hết các loại
cầu trùng gây bệnh ở gà mà các tác giả nước ngoài đã mô tả.
1.3. Căn bệnh
1.3.1. Đặc điểm của noãn nang
Bệnh do các nguyên trùng thuộc bộ cầu trùng Coccidia, lớp bào tử trùng
gây nên, ở gà chủ yếu là giống Eimeria, thuộc bộ Eimeriaidae. Trên thế giới đã
biết được trên 10 loài cầu trùng được xác định đó là:
1. Eimeria tenella được Raillient và Lucet mô tả lần đầu tiên vào năm
1891, hình bầu dục, kích thước 14,2-31,2 x 9,5-24,8 micromet, kí sinh manh
tràng của gà, độc lực cao nhất. Các noãn nang hình trứng, vỏ bọc màu xám
trắng hoặc xanh nhạt, không có lỗ sinh dục. Tại một cực của noãn nang có
nhân phân cực, có Oocyst có hạt cực, không có lỗ noãn. Quá trình tạo bào tử
nang kéo dài 24-48 giờ.
2. Eimeria maxima (Tyzzer, 1929), hình bầu dục, kích thước nang trứng
từ 21,8-42,5 x 16,5-29,8 micromet, có độc lực gây bệnh, kí sinh ở ruột non,
gây dầy thành ruột và dãn ruột. Noãn nang hình trứng, vỏ bọc xù xì màu vàng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9

nhạt, tại đầu nhỏ của noãn nang có lỗ noãn và hạt cực. Quá trình sinh bào tử
kéo dài 30-48 giờ. Trong cơ thể chúng kí sinh không những ở các tế bào biểu
bì bề mặt niêm mạc mà còn trong các lớp sâu Mucose thuộc đoạn tá tràng và
dưới tá tràng.
3. Eimeria acervulina (Tyzzer,1929) có độc lực yếu, noãn nang có hình
trứng không màu, vỏ bọc nhẵn, kích thước 17- 20 x 13- 16 micromet. Khối
nguyên sinh chất trong cầu trùng chưa hình thành bào tử có dạng hạt ở đầu hẹp, có
một hay nhiều cực. Thể cặn không có trong bào tử lẫn trong nang trứng. Chúng kí
sinh ở phần tá tràng của cơ thể, sinh bào tử tốt nhất ở 28-38
0
c và kéo dài
khoảng 13-20 giờ.
4. Eimeria mitis (Tyzzer,1929) hình cầu, có độc lực yếu, nang trứng
hình tròn hoặc gần tròn, không màu khối nguyên sinh chất đều đặn, nang
trứng có hạt cực, kích thước nang trứng 10-19 x 10-17 micromet. Chúng kí
sinh ở phần đầu của ruột non, thành thục trong 48h, thời kỳ nung bệnh ở gà là
4 ngày.
5. Eimeria necatrix (Johnson, 1930), loài này có độc lực cao song mức
phổ biến và khả năng gây bệnh thấp hơn loài E.tenella. Nang trứng không
màu hình tròn hay hình bầu dục, không có lỗ noãn, có hạt cực, độ lớn của
nang trứng 13-30 x 11,3 - 18,3 micromet, thời gian sinh bào tử từ 21-24h, giai
đoạn phát triển nội sinh ở giữa ruột non, ký sinh vào cả manh tràng.
6. Eimeria praecox (Johnson,1930), loài này có độc lực yếu, nang trứng
hình bầu dục không màu, khối nguyên sinh chất hình dạng hình hạt tròn, có
nhân ở giữa. Hạt cực không rõ, không có lỗ noãn, kích thước nhỏ 10,6-
27,7x14,8-19,4 micromet. Thời gian sinh sản của bào tử từ 24-36h, phát triển
nội sinh tại tế bào biểu bì lớp niêm mạc phần đầu ruột non.
7. Eimeria hagani (Levine, 1942) là loại độc lực yếu, nang trứng hình

bầu dục không màu, khối nguyên sinh chất dạng hạt tròn, có nhân ở giữa,
không có noãn nang, có hạt cực nhìn thấy 1-2 ngày sau khi sinh sản bào tử.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Kích thước từ 15,8-20,5 x 14,3-19,5 micromet, phát triển nội sinh chủ yếu
trong tá tràng.
8. Eimeria brunetti (Levine, 1942) là loài cầu trùng có độc lực cao gần
như E.tenella. Nang trứng hình bầu dục không màu, kích thước 20,7-30,3 x
18,1-24,2 micromet. Sinh sản bào tử kết thúc trong 24 giờ, trong nang
trứng có một cực hay một số hạt cực, trong thời kỳ nội sinh phát triển chủ
yếu trong ruột già, phần cuối ruột non cũng như trực tràng, lỗ huyệt cũng
có thể bị nhiễm.
9. Eimeria mivati (Edgar và Seibold, 1964), nang trứng có hình trứng, hình
bầu dục không màu, có lỗ noãn và hạt cực, kích thước 10,7 - 20 x 10,1 - 15,3
micromet. Sinh sản bào tử tiến hành trong 18 - 24h. Thời kỳ phát triển nội sinh
của cầu trùng gây tổn thương tế bào biểu bì, nhung mao hay những khe hốc suốt
chiều dài ruột non.
10. Eimeria adenoeides (Long, P.L; B. J. Millard,1977), là loài cầu trùng
manh tràng phổ biến rộng rãi nhất và có tính độc cao. Nang trứng hình bầu
dục, bao bọc bởi hai lớp vỏ, có màu xanh nhạt, không có lỗ noãn, có hạt cực.
Kích thước noãn nang là 14,2-20
×
9,5-24,8
µ
m. Giai đoạn sinh sản bào tử của
cầu trùng trong những điều kiện thuận lợi có thể tiến triển từ 18-48 giờ.
11. Eimeria meleagrimitis (Long, P.L; B. J. Millard,1977), là loài cầu
trùng có độc lực cao nhưng khả năng gây bệnh thấp hơn E. tenella và E.
necatrix. Nang trứng màu hơi vàng, vỏ sần sùi, có lỗ noãn và hạt cực, thường

có dạng hình trứng đôi khi có dạng hình bầu dục. Kích thước của noãn nang
là 21,4-42,5
×
16,5-29,8
µ
m. Quá trình sinh sản bào tử kéo dài từ 30 - 48 giờ.
Phát triển nội sinh diễn ra suốt chiều dài ruột non, nhưng nhiễm nhiều hơn cả
là phần trước và phần giữa ruột non. Thời kỳ phát bệnh thay đổi từ 10 ngày
tới 2-3 ngày.
12. Eimeria gallopavonis (Long, P.L; B. J. Millard,1977), là loài cầu
trùng độc lực yếu và chỉ gây bệnh cho gà con khi nhiễm cho chúng một liều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

lớn nang trứng. Thời kỳ phát triển nội sinh chủ yếu trong tá tràng và gây quá
trình viêm ác tính.Nang trứng hình bầu dục, không màu, có lỗ noãn, kích
thước cầu trùng loài này từ 16-20,3
×
12,7-16,3
µ
m. Sinh sản bào tử tốt nhất
ở 28-30
C
°
và kéo dài từ 13-17giờ. Thời gian cần cho quá trình sinh sản bào
tử sẽ tăng lên khi nhiệt độ giảm xuống, ví dụ, ở 22
C
°
nó kéo dài đến 21 giờ
còn ở 5

C
°
là 48 giờ.
13. Eimeria dispersa (Tyzzer E. E, 1929), là loài có độc lực yếu. Nang trứng
thường có hình tròn, không màu, không có lỗ noãn, có hạt cực. Độ lớn của nang
trứng 21,8 - 31,3
×
17,7 - 23,9
µ
m .Sinh sản bào tử khi có điều kiện thuận lợi là
24-48h. Thời kỳ phát triển nội sinh ở phần đầu ruột non.
1.3.2. Dịch tễ học của bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng có ở khắp nơi trên thế giới, sự lây nhiễm phụ thuộc rất
lớn vào số lượng nang trứng ăn vào và trạng thái miễn dịch của cơ thể gà.
Những điều tra ở Mỹ cho thấy cầu trùng có mặt ở hầu hết các trại gà Broiler.
Tỷ lệ đàn dương tính cao ở châu Âu. Xét về bản chất, sự có mặt ở khắp nơi và
sức kháng cao của cầu trùng với các yếu tố hóa học, làm cho các biện pháp
phòng bằng thuốc khử trùng và vệ sinh môi trường ít có hiệu quả.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà
Có nhiều yếu tố liên quan tới bệnh cầu trùng ở gà, thời tiết khí hậu,
điều kiện chuồng trại, công tác quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng Các yếu tố
trên đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình nhiễm và sự lây
lan bệnh.
Điều kiện chuồng trại chăn nuôi gà: Hoàng Thạch (1999) đã khảo sát tỷ
lệ nhiễm cầu trùng thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nuôi lồng là 0,37%, gà
nuôi trong chuồng có đệm lót là trấu nhiễm 22,49-57,38%. Như vậy, gà nuôi
trong lồng không tiếp xúc với phân thì tỷ lệ nhiễm cấu trùng giảm rất thấp.
Tuổi gà cũng là yếu tố cần chú ý trong đặc điểm dịch tễ của bệnh, Đào
Hữu Thanh và cs (1978) đã nhận xét, bệnh cầu trùng gà có tính lây lan mạnh,
đặc biệt ở gà dưới 2 tháng tuổi, được coi như một bệnh truyền nhiễm của gà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

con 10-49 ngày tuổi. Theo Hồ Thị Thuận, Phạm Văn Sơn, Huỳnh Thị Lan
(1986) gà nuôi công nghiệp ở một số tỉnh phía Nam nhiễm cầu trùng chủ yếu
ở giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999),
môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hoà là những điều kiện rất thuận lợi cho sự
phát triển của cầu trùng. Vì vậy, mùa xuân và mùa hè gà bị nhiễm cầu trùng
nhiều và nặng hơn các mùa khác trong năm, việc phòng bệnh cầu trùng cho
gà ở mùa xuân và mùa hè cũng cần chú ý hơn.
Vật môi giới truyền bệnh: một số động vật sống trong chuồng nuôi gà
hoặc xung quanh chuồng nuôi có khả năng mang Oocyst cầu trùng gà, như:
ruồi, gián, kiến, chuột. Chúng mang Oocyst cầu trùng ở chân, trên lông, da,
cán, , trong khi di chuyển sẽ truyền Oocyst cầu trùng vào thức ăn, nước uống
của gà, làm cho gà nhiễm cầu trùng. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), khi
Oocyst bị ruồi nuốt vào, trong đường tiêu hoá của ruồi, chúng vẫn sống và
còn khả năng gây bệnh trong vòng 24 giờ.
Hoàng Thạch (1999) đã khảo sát các mẫu thu thập từ dụng cụ chăn
nuôi, kết quả thấy, có 11,20% số mẫu phát hiện có Oocyst, trong đó ủng bảo
hộ của công nhân chăn nuôi nhiễm 5,60%, nhiều dụng cụ khác sử dụng để
chăn nuôi gà cũng có khả năng mang và truyền Oocyst cầu trùng từ gà bệnh
sang gà khoẻ.
1.3.3. Vòng đời
Chu kỳ sinh học của cầu trùng rất phức tạp, tuy nhiên vòng phát triển
của cầu trùng giống Eimeria đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Chu kỳ sinh
học của cầu trùng giống Eimeria gồm 3 giai đoạn, giai đoạn sinh sản vô tính
(Schizogony),giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony), giai đoạn sinh sản bào
tử (Sporogony). Tiếp đó, 2 giai đoạn đầu thực hiện trong tế bào biểu mô ruột
(Endogenic), còn giai đoạn thứ 3 diễn ra ở ngoài cơ thể vật chủ (Exogenic).

Các Oocyst có sức gây bệnh được gà nuốt vào cùng thức ăn, nước
uống. Dưới tác dụng của men tiêu hoá trong dạ dày và ruột non (đặc biệt là
men Trypsin), vỏ của Oocyst bị vỡ, giải phóng ra các bào tử con (Sporocyst)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

(Goodrich, 1944). Long P.L (1982) đã mô tả Sporozoit thoát ra qua lỗ noãn
(Micropyle) dưới tác động của men Trypsin.
Sporozoit được giải phóng ra có hình thoi, dài 10-15µ có một hạt nhân.
Geoffrey E.Hill (2005) cho rằng, Sporozoit của loài E.necatrix chui vào đỉnh
các nhung mao ruột non, qua biểu mô, vào tuyến ruột. Nhiều tác giả đã chứng
minh rằng Sporozoit của các loài cầu trùng khác cũng xâm nhập vào tế bào
biểu mô của các đoạn ruột khác nhau.
Giai đoạn sinh sản vô tính (Schyzogonie)
Sau khi xâm nhập vào tế bào biểu mô thích hợp, bào tử ( Sporozoit)
tiếp tục trưởng thành, có hình tròn hơn, to lên nhanh (lúc này được gọi là
Trophozoit) làm tế bào bị ký sinh phình ra, nhân bị kéo dài ra. Chỉ sau vài giờ
nhân của Trophozoit phân chia và trở thành Schizont thế hệ I (thể phân lập).
Schizont thế hệ I trưởng thành rất nhanh, bắt đầu hình thành và chứa
dầy các thể phân đoạn (Merozoit) thế hệ I. Lúc này chúng làm tế bào bị ký
sinh trương to rồi vỡ (số lượng Merozoit trong một Schizont thay đổi rất lớn
tuỳ loài cầu trùng: từ 8 đến 16, có khi tới 120.000).
Khi đã thành thục, các Merozoit thoát ra khỏi Schizont, một số xâm nhập
trở lại tế bào biểu mô thích hợp để tiếp tục sinh sản vô tính, một số khác chuyển
sang kiểu sinh sản hữu tính. Điều này phụ thuộc vào loài cầu trùng, có loài sinh
sản vô tính diễn ra qua 2 kỳ (E. maxima), có loài qua 3 kỳ hoặc nhiều hơn.
Các Schizont thế hệ II lại tiếp tục phát triển, trong chứa các Merozoit,
sự giải phóng Merozoit lại làm hàng loạt tế bào biểu mô mà chúng ký sinh bị
phá huỷ Merozoit lại xâm nhập các tế bào biểu mô lành. Quá trình sinh sản
vô tính tiếp tục để sinh ra các Schizont thế hệ III, IV

Sinh sản hữu tính (Gametogonie)
Giao tử đực được gọi là Microgamet có kích thước nhỏ hơn giao tử
cái, chúng chuyển động nhanh nhờ có hai lông roi. Giao tử cái được gọi là
Macrogamet có nhân rất to, ít chuyển động và có lỗ noãn.
Nhờ 2 lông roi, giao tử đực di chuyển đến gặp giao tử cái, chui vào giao tử cái.
Trong giao tử cái diễn ra quá trình đồng hoá nhân và nguyên sinh chất để tạo thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

hợp tử. Hợp tử phân tiết một màng bao bọc bên ngoài, lúc này nó được gọi là noãn
nang (Oocys).

Hình 1.1: Quá trình sinh sản nội sinh của cầu trùng gà
(William, 1991)
Thời gian sinh sản nội sinh kết thúc, Oocyst theo phân gà ra ngoại
cảnh. Thời gian sinh sản vô tính kéo dài 3-22 ngày tuỳ loài cầu trùng. Levine
(1942) cho biết, có 87-91% Oocyst loài E. hagani thải ra ban ngày nhưng tập
trung nhất trong khoảng 15-21 giờ. Sự thải ra Oocyst ra môi trường ngoại
cảnh tăng lên cao nhất rồi giảm xuống và hết nếu gà không bị tái nhiễm.
Chapman, H.D (2004) đã nghiên cứu cơ chế phá vỡ vỏ Oocyst cầu trùng trong
ruột gà và cho biết, nguyên nhân cơ giới và men Trypsin đóng vai trò quan
trọng trọng việc phá huỷ vỏ Oocyst để giải phóng bào tử con.
Sinh sản bào tử (Sporogonie)
Khi Oocyst theo phân ra ngoài, trong lớp vỏ bọc bên ngoài đã chứa đầy
nguyên sinh chất. Ở ngoại cảnh, gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp,
chỉ vài giờ sau, trong nguyên sinh chất đã xuất hiện khoảng sáng và nguyên
sinh chất bắt đầu phân chia. Sau 13-48 giờ tuỳ theo loại, nguyên sinh chất
hình thành 4 túi bào tử (Sporocyst). Trong mỗi túi bào tử, nguyên sinh chất lại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


phân chia, kéo dài ra tạo thành 2 bào tử con (Sporozoit). Lúc này, trong
Oocyst đã hình thành 8 bào tử con và trở thành Oocyst có sức gây bệnh. Giai
đoạn sinh sản bào tử kết thúc, những Oocyst có sức gây bệnh lẫn vào thức ăn,
nước uống và được gà nuốt vào đường tiêu hoá.
Tóm tắt vòng đời phát triển của cầu trùng giống Eimeria
Cầu trùng non trong tế bào.
Sinh sản
hữu tính
(gametogony)

Cầu trùng trưởng thành
(schizont)

Liệt thực thể (merozoit)
Đại phối tử bào
(Macrogametocyt)

Tiểu phối tử bào
(Microgametocyt)

Đại phối tử
(Macrogamet)

Tiểu phối tử
(Microgamet)

Noãn nang
Túi bào tử
(sporocyst )


Bào tử thể
(sporozoit )

Cầu trùng non
trong t
ế b
ào

Sinh sản
vô tính
(schizogony)

Sinh sản
bào tử
(Sporogony)

Trong cơ thể ký chủ Ngoài môi trường

×