Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tình hình bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi của trâu, bò tại nông cống thanh hóa và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.33 MB, 90 trang )

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HÀ ĐỖ THỌ



“TÌNH HÌNH BỆNH TIÊN MAO TRÙNG DO
TRYPANOSOMA EVANSI CỦA TRÂU, BÒ TẠI NÔNG
CỐNG - THANH HÓA VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”




CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ :
60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚN DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHU ĐỨC THẮNG





HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Hà Đỗ Thọ











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô giáo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam nói chung và các Thầy cô trong Khoa Thú Y nói riêng đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS Chu Đức Thắng – Phó bộ môn Nội –
Chẩn – Dược - Độc chất, Khoa Thú Y, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, anh em, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành
luận văn này.
.
Tác giả


Hà Đỗ Thọ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQMĐ Bình quân mùa Đông
BQMH Bình quân mùa Hè
CATT CAM Agglutination Test for Trypanosomiatis
ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
KKTB Không khí trung bình
LATEX Latex Agglutination Test
PCR Polymerase Chain Reaction
SAT Slice Agglutination

T. evansi Trypanosoma evansi
TMT Tiên mao trùng


























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng viii
Danh mục hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sơ lược nghiên cứu Tiên mao trùng, bệnh Tiên mao trùng 3
1.2 Nguyên nhân gây bệnh Tiên mao trùng ở trâu, bò 5
1.3 Phân bố địa lý của Tiên mao trùng 5
1.4 Những nghiên cứu về miễn dịch Tiên mao trùng 9
1.5 Những nghiên cứu về loài mắc bệnh Tiên mao trùng 12
1.6 Các nghiên cứu về côn trùng môi giới truyền bệnh Tiên mao trùng 12
1.7 Triệu chứng bệnh tiêm mao trùng do T.evansi gây ra ở trâu, bò 14
1.8 Chẩn đoán bệnh Tiên mao trùng 15
1.8.1 Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng 15
1.8.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 16
1.8.3 Các phương pháp phát hiện kháng thể Tiên mao trùng 17
1.9 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trâu nhiễm T.evansi 18
1.10 Các nghiên cứu về phòng và trị bệnh Tiên mao trùng 20
1.10.1 Diệt trừ mầm bệnh trên vật chủ 22
1.10.2 Chống côn trùng trung gian truyền bệnh Tiên mao trùng 23
1.10.3 Phòng nhiễm Tiên mao trùng cho gia súc bằng hóa dược 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 26
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Nội dung nghiên cứu 27
2.3 Vật liệu nghiên cứu 27
2.4 Phương pháp nghiên cứu 27
2.4.1 Phương pháp lấy mẫu 27
2.4.2 Phương pháp chẩn đoán 28
2.4.3 Phương pháp xác định biểu hiện lâm sàng 29
2.4.4 Phương pháp xác định tần số hô hấp 29
2.4.5 Phương pháp xác định tần số tim 29
2.4.6 Phương pháp xác định nhiệt độ 29
2.4.7 Xác định chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu 30
2.4.8 Điều trị thử nghiệm 30
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội huyện Nông Cống 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 35
3.1.3 Đặc trưng khí hậu 36
3.1.4 Tình hình chăn nuôi trâu, bò ở huyện Nông Cống. 37
3.2 Dịch tễ bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc
huyện Nông Cống 39
3.2.1 Tỷ lệ nhiễm bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò theo
các vùng thuộc huyện Nông Cống 39

3.2.2 Tình hình mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi theo lứa tuổi khác
nhau trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 41
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.2.3 Tình hình nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo mùa vụ trên đàn
trâu, bò thuộc huyện Nông Cống. 44
3.2.4 Tình hình nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo nòi giống trên
đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 45
3.3 Biểu hiện lâm sàng ở trâu, bò nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi 47
3.4 Sự thay đổi về thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim của trâu, bò mắc
bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện
Nông Cống 49
3.4.1 Thân nhiệt 50
3.4.2 Tần số hô hấp 51
3.4.3 Nhịp tim 52
3.5 Một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng
do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 52
3.5.1 Số lượng hồng cầu (triệu/mm
3
) 54
3.5.2 Hàm lượng huyết sắc tố - Hemoglobin (g%) 54
3.5.3 Tỷ khối hồng cầu (%) 55
3.5.4 Thể tích trung bình của hồng cầu(µm3) 55
3.5.5 Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (pg) 56
3.5.6 Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (%) 56
3.5.7 Sức kháng hồng cầu (% NaC
l
) 56
3.5.8 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm

3
) 56
3.5.9 Công thức bạch cầu (%) 57
3.6 Một số chỉ tiêu sinh hoá máu của trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng
do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 59
3.6.1 Protein tổng số trong huyết thanh (g%) 59
3.6.2 Các tiểu phần protein trong huyết thanh (%) 61
3.6.3 Hàm lượng đường huyết 61
3.6.4 Độ dự trữ kiềm trong máu 63
3.7 Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên
đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.7.1 Hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc 64
3.7.2 Kiểm tra sự tồn tại của Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò
sau khi dùng thuốc Trypanosoma và Azidin 65
3.7.3 Một số biến đổi về chỉ tiêu sinh lý của trâu mắc bệnh Tiên mao
trùng do T.evansi trước và sau khi dùng thuốc Trypanosoma và
Azidin 66
3.8 Xây dựng biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang


3.1 Sự biến động nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và giờ nắng ở Nông
Cống trong các tháng mùa đông 37
3.2 Sự biến động nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và giờ nắng ở Nông
Cống trong các tháng mùa hè 37
3.3 Tổng đàn trâu, bò của huyện Nông Cống từ năm 2009 đến năm
2014 38
3.4 Tình hình nhiễm bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò
theo các vùng thuộc huyện Nông Cống 39
3.5 Tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo các lứa tuổi trên đàn
trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 41
3.6 Tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo mùa vụ trên đàn trâu,
bò thuộc huyện Nông Cống 44
3.7 Tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo nòi giống trên đàn
trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 46
3.8 Biểu hiện lâm sàng ở trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi
trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 47
3.9 Sự thay đổi về thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim của trâu, bò mắc
bệnh TMT do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 50
3.10 Một số chỉ tiêu sinh lý máu của trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng
do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 53
3.11 Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu của trâu, bò mắc bệnh Tiên
mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 57
3.12 Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein huyết thanh của
trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò
thuộc huyện Nông Cống 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

3.13 Hàm lượng đường huyết và độ dự kiềm trong máu trâu, bò mắc

bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện
Nông Cống 62
3.14 Hiệu quả của 2 loại thuốc Trypanosoma và Azidin trong điều trị
bệnh Tiên mao trùng do T.evansi gây ra trên đàn trâu, bò thuộc
huyện Nông Cống 64
3.15 Sự tồn tại của Tiên mao trùng do T.evansi sau khi dùng thuốc điều
trị trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 65
3.16 Một số chỉ tiêu sinh lý của trâu mắc bệnh Tiên mao trùng do
T.evansi trước và sau khi dùng thuốc Trypanosoma và Azidin 67
3.17 Một số chỉ tiêu sinh lý của bò mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi
trước và sau khi dùng thuốc Trypanosoma và Azidin 67


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi trên trâu, bò theo các
vùng thuộc huyện Nông Cống 40
3.2 Tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo các lứa tuổi trên đàn
trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 42
3.3 Tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo mùa vụ trên đàn trâu,
bò thuộc huyện Nông Cống 45
3.4 Tỷ lệ nhiễm Tiên mao trùng do T.evansi theo nòi giống trên đàn
trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 46
3.5 Những biểu hiện lâm sàng ở trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng do

T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện Nông Cống 48
3.6 Biến động một số chỉ tiêu huyết học của trâu mắc bệnh Tiên mao
trùng do T.evansi trên đàn trâu thuộc huyện Nông Cống 53
3.7 Biến động một số chỉ tiêu huyết học của bò mắc bệnh Tiên mao
trùng do T.evansi trên đàn bò thuộc huyện Nông Cống 54
3.8 Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein huyết thanh của
trâu, bò mắc bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò
thuộc huyện Nông Cống 60
3.9 Hàm lượng đường huyết và độ dự kiềm trong máu trâu, bò mắc
bệnh Tiên mao trùng do T.evansi trên đàn trâu, bò thuộc huyện
Nông Cống 62
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nông Cống là huyện đồng bằng tiếp giáp với các huyện miền núi, trung
du của Tỉnh Thanh Hóa và huyện có diện tích rộng, có điều kiện về khí hậu, đất
đai, kinh tế xã hội, phong tục tập quán có những đặc điểm riêng so với các vùng
khác. Đặc biệt là việc ứng dụng, tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Huyện
Nông Cống có ít khu công nghiệp, dân cư ở đây chủ yếu là thuần nông làm ruộng
và chăn nuôi phát triển trâu, bò. Chăn nuôi trâu, bò ngoài việc cung cấp sức kéo,
phân bón thì còn là nguồn cung cấp thực phẩm chất lượng cao phục vụ tiêu dùng
của người dân.
Đề phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng
thì ngoài công tác chọn giống có phẩm chất tốt, năng suất cao thì công tác phòng
chống dịch bệnh cho gia súc là hết sức quan trọng và quyết định đến hiệu quả
chăn nuôi.
Song song với quá trình phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi trong
thời gian vừa qua thì quá trình diễn biến của bệnh cũng hết sức nguy hiểm và gây

nhiều tác động đến ngành chăn nuôi. Ngoài các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì
các bệnh ký sinh trùng cũng gây ra nhiều thiệt hại tới ngành chăn nuôi nói chung
và chăn nuôi trâu, bò nói riêng. Chúng làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển,
giảm chất lượng thực phẩm, giảm sức cầy kéo, giảm sản lượng sữa…
Bệnh do ký sinh trùng gây ra thì mang tính chất âm thầm, dai dẳng, mạn
tính không nhanh dó đó nhiều địa phương còn chủ quan chưa quan tâm đúng
mức tới việc phòng bệnh do ký sinh trùng gây ra bằng các bệnh khác. Nếu bệnh
nặng có thể làm con vật chết, vì vậy làm giảm năng suất chăn nuôi và tổn thất về
kinh tế và điều đặc biệt nguy hiểm khác là những ký sinh trùng này có thể truyền
lây và gây bệnh cho người.
Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì nhiều bệnh do vi trùng và siêu vi
trùng đã có vắc xin phòng bệnh. Còn các bệnh ký sinh trùng đến nay vẫn chưa có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

vắc xin phòng bệnh nên bệnh xảy ra rất phổ biến và gây thiệt hại kinh tế lớn cho
ngành chăn nuôi.
Ở nước ta, bệnh ký sinh trùng đường máu được phát hiện ở một số các vùng
sinh thái khác nhau: miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển. Một trong những bệnh
phổ biến là bệnh Tiên mao trùng trâu, bò. Đây là bệnh ký sinh trùng do loài
Trypanosoma evansi gây ra.
Xuất phát từ thực tế trên và nhằm góp phần vào sự hiểu biết các bệnh về ký sinh
trùng ở trâu, bò chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình bệnh Tiên
mao trùng do Trypanosoma evansi của trâu, bò tại Nông Cống - Thanh Hóa và
biện pháp điều trị”
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu tại các vùng khí hậu khác nhau của huyện Nông
Cống. Trên cơ sở kết quả lấy mẫu máu, huyết thanh của trâu, bò bằng các
phương pháp chẩn đoán xét nghiệm nhằm xác định đư
ợc:

- Tỷ lệ nhiễm Trypanosoma evansi ở trâu, bò tại Nông Cống, tỷ lệ nhiễm
Trypanosoma evansi theo các lứa tuổi, các vùng địa lý, giống và mùa vụ.
- Những biểu hiện lâm sàng của trâu, bò mắc bệnh.
- Sự biến đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trâu, bò nhiễm và không nhiễm
tiên mao trùng.
- Đưa ra biện pháp điều trị bệnh Tiên mao trùng do T.evansi gây ra trên đàn
trâu, bò hiệu quả tại Nông Cống - Thanh Hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lược nghiên cứu Tiên mao trùng, bệnh Tiên mao trùng
Bệnh Tiên mao trùng là bệnh chung cho nhiều gia súc, trong đó có loài
nhai lại, động vật hoang dã bệnh tiêm mao trùng phổ biến gây hại cho trâu,
bò, ngựa do một loài tiên mao trùng là Trypanosoma evansi gây ra.
Theo Phạm Sỹ Lăng (1982), đã có nhiều nhà khoa học có công tìm ra Tiên
mao trùng như năm 1837, Donne phát hiện một loài Trychomonas trong ruột
người, năm 1841 Vanletin tìm ra con trùng roi (Trypanosoma) đầu tiên trong
máu một loài cá. Sau đó nhiều loài Tiên mao trùng khác đã được phát hiện trong
máu nhiều loài động vật, trong các loài được phát hiện thì loài T.evansi ký sinh,
gây bệnh cho động vật đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Gruby (1843) đã phát hiện thấy con Tiên mao trùng trong máu ếch, đặt tên
là Eryganosoma sanguinis. Tiếp sau đó nhiều loài Tiên mao trùng khác thuộc
giống Trypanosoma Gruby lần lượt được phát hiện ký sinh, gây bệnh cho động
vật có vú và người:
Evans (1880), đã tìm thấy Tiên mao trùng gây bệnh trong máu la, ngựa, lạc
đà ở bang Punjab, Ấn Độ. Nó được xác định là một thủ phạm gây bệnh chung cho
ngựa, la, lạc đà, trâu ở Ấn Độ được gọi chung là bệnh “Surra”.
Steel (1885), phát hiện Trypanosoma trong máu la Miến Điện, mô tả hình

thái ký sinh trùng, đặt tên Spirochaete evansi, sau đổi là Trypanosoma evansi.
Blanchard (1886), cũng thông báo tìm thấy T.evansi trong máu la nhập nội
vào Bắc Bộ, Việt Nam. Tác giả đã mô tả rất tỷ mỉ hình thái ký sinh trùng, những
biểu hiện lâm sàng ở vật bệnh do T.evansi.
Laveran và Mesnil (1906), trong tác phẩm kinh điển nói về Tiên mao
trùng, những bệnh do Tiên mao trùng (Trypanosoma et Trypanosomiasis - Paris
1911) đã trình bày về bệnh lý do T.evansi gây ra cho các loài động vật, vai trò ký
chủ trung gian của một loài ruồi hút máu họ Stomoxydinae, loài mòng họ
Tabanidae.
Cũng theo Phạm Sỹ Lăng (1982), trong khoảng thời gian 1885 đến 1920,
nhiều bệnh ở gia súc, dã thú tương tự như bệnh “Surra” lưu hành ở nhiều nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

trên thế giới: bệnh “m’bori” của lạc đà các nước thuộc miền tây châu Phi. Bệnh
“eldebab”, bệnh “Tahaga” của lạc đà An-giê-ri và Ni-gie-ria. Bệnh “Zousifana”
của ngựa, chó các nước ở Nam sa mạc Sahara. Bệnh “Su-suru” của lạc đà ở tây
nam Liên Xô cũ. Bệnh “murvina” của ngựa ở Trung Mỹ. Bệnh đau mông “mal
de cadera” ở ngựa, la các nước Nam Mỹ… Đã được các nhà khoa học nghiên
cứu, tìm ra nguyên nhân. Đó là những Tiên mao trùng có hình thái, tính chất sinh
học gần giống như Trypanosoma evansi, được đặt nhiều tên khác như:
Trypanosoma hippicum, Trypanosoma equinum, Trypanosoma vietnamense,
Trypanosoma soudanense, Trypanosoma ninae Kohl – Yakimovi, Trypanosoma
berberum, Trypanosoma venezuelense.
Hoare C.A và Sulsby E.J (1972), khi nghiên cứu lịch sử phát triển, hình
thái, tính chất sinh vật học của Tiên mao trùng trên, đi đến kết luận: tất cả đều là
những chủng gốc châu Á, gốc châu Phi, gốc châu Mỹ và gốc châu Âu của một
loài duy nhất T. evansi.
Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) đã thông báo hiện nay có 7 loài Tiên
mao trùng gây bệnh cho động vật có vú và người là Trypanosoma evansi,

Trypanosoma vivax, Trypanosoma brucei, Trypanosoma congolence,
Trypanosoma gambiense, Trypanosoma simiae, Trypanosoma cruzi. Trong số các
loài Tiên mao trùng kể trên thì Trypanosoma evansi là loài phổ biến nhất, phân bố
ở khắp nơi trên thế giới, gây bệnh cho hầu hết các loài động vật có vú trừ người,
chiếm ưu thế ở vùng cận đông, châu Á và châu Mỹ la tinh.
Theo Phạm Sỹ Lăng (1982); năm 1907 Schein.H, khi nghiên cứu bệnh
Tiên mao trùng ở Đông Dương, cho rằng đây là bệnh (Surra) ở nước ta 1906,
Vassal, thuộc viện Pasteur Nha Trang đã nghiên cứu khá đầy đủ về bệnh và gửi
Tiên mao trùng về Viện Pasteur Paris để xác định rõ thêm về chúng.
Các báo cáo về Tiên mao trùng của Liu and Ou, Y.C (1992), Lorh, K.F
(1986). Đến nay ba loài Tiên mao trùng ký sinh ở động vật có vú được tìm thấy ở
nước ta là:
1. T.evansi (Steel, 1885), ký sinh ở trâu, bò.
2. T.theileri (Laveran, 1902), ký sinh ở trâu, bò.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Shein. H (1907); Mathis and Leger N (1911), phát hiện thấy Tiên mao trùng
ở trâu, bò nước ta nhưng chưa rõ tác hại gây bệnh.
3. T.lewisi (Kent, 1980), ký sinh ở chuột.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh Tiên mao trùng ở trâu, bò
Theo Trịnh Văn Thịnh (1982), hàng năm khi mùa đông tới, trâu,bò ở các
tỉnh miền Bắc nước ta thường bị đổ ngã. Đặc biệt ở Thanh Hóa theo dõi qua các
năm chúng tôi thấy hàng năm trâu, bò vẫn bị chết nhiều, tỷ lệ chết phụ thuộc vào
thời tiết năm đó, giá rét kéo dài, trâu, bò chết càng nhiều, làm ảnh hưởng, thiệt
hại to lớn về kinh tế cho nông dân. Để hạn chế, tiến tới ngăn chặn được bệnh
Tiên mao trùng, các nhà nghiên cứu ký sinh trùng phải tìm hiểu nguyên nhân gây
chết ở trâu, bò. Đàn trâu, bò có mang trùng, trong điều kiện thức ăn đầy đủ chúng
vẫn khoẻ mạnh. Khi chuyển về các tỉnh đồng bằng do làm việc nặng nhọc, thức
ăn quá thiếu thốn, gặp thời tiết giá rét, thể trạng suy yếu dần, dẫn đến sức đề

kháng kém, vì thế T.evansi có điều kiện phát triển, làm cho trâu, bò từ thời kỳ
mang bệnh T.evansi đã trở thành thời kỳ phát bệnh, chết hàng loạt Với triệu
chứng cước chân, có hiện tượng trâu, bò tiêu chảy, trâu, bò ngã nước có liên quan
đến bệnh Tiên mao trùng. Khi xét nghiệm bệnh Tiên mao trùng ở những hợp tác
xã có trâu, bò chết nhiều, thấy tỷ lệ nhiễm từ 3,5 đến 7%. Tác giả kết luận:
nguyên nhân trâu, bò chết trong vụ đông xuân ở vùng đồng bằng là do thức ăn
thiếu nghiêm trọng, chế độ dinh dưỡng quá kém, làm việc nhiều, giá rét là điều
kiện để Tiên mao trùng phát triển gây tác hại cho trâu, bò.
Khi nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh TMT các tác giả Trịnh Văn Thịnh
(1982); Đoàn Văn Phúc (1985); Phạm Sỹ Lăng (1982) kết luận: T.evansi là tác
nhân gây bệnh Tiên mao trùng và là một trong những tác nhân gây thiệt hại cho
đàn trâu, bò ở nước ta. T.evansi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, kết hợp với một
số nguyên nhân khác như các bệnh truyền nhiễm, sán lá gan, thức ăn thiếu nghiêm
trọng, làm việc quá nặng nhọc, giá rét kéo dài đã làm cho trâu, bò đổ ngã hàng loạt
trong vụ đông xuân.
1.3. Phân bố địa lý của Tiên mao trùng
Tiên mao trùng, nguyên trùng gây bệnh Surra có một phạm vi phân bố địa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

lý cực kỳ rộng trước khi nó được phát hiện ở vật nuôi trong nhà và các động vật
hoang dã. T.evansi phân bố rộng nhất trong sốt các loài Tiên mao trùng, chúng đã
gây bệnh ở Bắc Phi, Trung Đông, dọc theo Ấn Độ Dương tới gần đại lục châu Âu tới
châu Á; ở vùng đất mới như Trung và Nam Mỹ cũng đã tìm thấy T.evansi.
Theo Losos, G.J. (1979), đã cho biết: T.evansi có sự phân bố ở châu Á,
các đảo phụ thuộc: Ấn Độ, Srilanca, Miến Điện, Nam Trung Hoa, Inđônêxia,
Malaixia, Pakistan, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Iran, Irắc, Ả Rập
(Arabic) Palestin, Philippin.
Châu Phi: Marốc, Angieri, Tunisie, Ai Cập, Triponidat.
Nam Phi: Soudan, Xomali, Madagasca, Ethiopa, Yemen, Moritani, Zaia, Nigeria.

Châu Âu: Tây Nam Liên Xô.
Bắc Mỹ: nước Mỹ
Trung Mỹ: Panama
Nam Mỹ: Venezuela, Brazin, Bolivia, Paraguay, Uruguay, Achentina
Châu Đại Dương: Oxtralia.
Phạm Sỹ Lăng (1982) cho biết: Brumpt (1949), đã tìm thấy T.evansi ký
sinh, gây bệnh cho nhiều loài động vật, trừ người. Trâu, ngựa, chó, dê, mèo, ở
các nước châu Á đều cảm nhiễm T.evansi tự nhiên. Nhưng bò ít mẫn cảm,
thường ở thể mãn tính, mang trùng. Trâu truyền bệnh thực nghiệm đều thể hiện
trạng thái bệnh lý rõ ràng, chết trong khoảng thời gian từ 22 đến ngày thứ 96.
Tuy nhiên tác giả cũng cho biết có thể gặp một số trường hợp trâu ngoài tự nhiên
tự khỏi bệnh, trở thành vật mang trùng. Lạc đà thường bị nhiễm T.evansi, bị chết
khá nhiều ở một số nước châu Á, châu Phi. Lạc đà ở Tasken, Samarkan,
Boukhara Turkestan bị bệnh Tiên mao trùng do T.evansi, thường bị chết nếu như
không điều trị kịp thời.
Nishikawa, H, Tunlasuvan (1990), khi điều tra tình hình dịch tễ bệnh Tiên
mao trùng do T.evansi tại Thái Lan cho thấy bệnh phân bố ở hầu khắp các tỉnh
của Thái Lan, tỷ lệ nhiễm bệnh ở trâu thường cao hơn bò.
Theo Chen Qijun (1992), Trung Quốc đã xét nghiệm được năm loài Tiên
mao trùng: Trypanosoma evansi, Trypanosoma equiperdum, Trypanosoma
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

theileri, Trypanosoma gallinarum, Trypanosoma brucei, đặc biệt T.evansi đã gây
bệnh cho hầu hết các loài động vật như trâu, bò, ngựa, la, chó.
Cũng theo Phạm Sỹ Lăng (1982), đã có nhiều nhà khoa học tìm thấy
Trypanosoma evansi trong máu ngựa ở Việt Nam như: Blin (1903) tìm thấy T.evansi
ở máu ngựa Nha Trang, Kermorgant (1903) tìm thấy trong máu ngựa ở Hà Tiên.
Yersin (1904), thấy T.evansi ở máu ngựa Vinh bị mắc bệnh T.evansi.
Montel (1904), thấy T.evansi ở máu ngựa Hà Tiên bị mắc bệnh T.evansi.

Bodin (1905), thấy T.evansi ở máu ngựa Nam Định bị mắc bệnh T.evansi
Brau (1906), đã nghiên cứu triệu chứng bệnh TMT do T.evansi ở bò, ngựa
vùng Sài Gòn.
Năm 1906, Viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu khá đầy đủ về bệnh TMT
đồng thời đã gửi ký sinh trùng về Viện Pasteur Paris và tại đây Laveran, Mesnil
đã làm miễn dịch chéo với chủng Maurice, chủng Ấn Độ và kết luận: không hoàn
toàn giống T.evansi, đặt tên là Trypanosoma annamense (Vietnamese).
Năm 1911, một ổ dịch làm chết nhiều ngựa ở hang Hít (Thái Nguyên),
nhiều trường hợp chết tại chuồng ngựa của Công ty khai thác rừng Hà Nội. Năm
1922 -1926 ở Nam Bộ, ngựa, chó mắc bệnh Tiên mao trùng đã chết hàng trăm
con, Phạm Sỹ Lăng (1982).
Trịnh Văn Thịnh (1967), cho biết: năm 1925, bệnh Tiên mao trùng xảy ra
ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ như Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng
Yên, Yên Bái, Hà Đông, Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Vĩnh Yên làm chết
148 ngựa, bò.
Cũng theo Trịnh Văn Thịnh (1967) trước năm 1945 ngựa nước ta chủ yếu
phục vụ cho mục đích của thực dân Pháp như vận chuyển, đi lại, chiến đấu. Vì
thế lúc đó con ngựa được quan tâm bảo vệ sức khoẻ, bệnh tật của ngựa được phát
hiện, điều trị trong đó có bệnh Tiên mao trùng. Những gia súc khác như trâu, bò
rất quan trọng đối với người nông dân thì không được chú ý tới. Sau năm 1945
khi đất nước được giải phóng, đàn trâu, bò mới được quan tâm tới, bệnh tật của
nó mới được tập trung nghiên cứu phòng trị. Những năm sau này Tiên mao trùng
và bệnh Tiên mao trùng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều.
Khi nghiên cứu về tình hình dịch tễ của bệnh Tiên mao trùng Phạm Sỹ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Lăng (1982) đã tìm thấy T.evansi có ở các vùng: miền núi, trung du, đồng bằng,
ven biển và tỷ lệ nhiễm T.evansi ở các gia súc, ở các vùng cũng khác nhau. Tỷ lệ

nhiễm bệnh ở trâu cao hơn ở bò. Tác giả đã khảo sát 2.457 trâu, 364 bò trên 71 cơ
sở và thấy tỷ lệ nhiễm chung của trâu, bò là 8,8%. Trâu, bò đồng bằng nhiễm
T.evansi từ 3- 20% cao hơn vùng núi (2,5 - 6,3%). Trâu, bò nhiễm T.evansi ở tất cả
các lứa tuổi, nhưng nhiễm cao chủ yếu ở lứa tuổi 5 - 8 năm là 16, - 18%.
Lê Ngọc Mỹ và cs. (1994), điều tra tình hình nhiễm T.evansi ở trâu, bò
cho thấy, ở miền núi, trung du, đồng bằng, trâu, bò vẫn còn bị nhiễm T.evansi với
tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ nhiễm T.evansi ở các tỉnh miền núi, trung du cao hơn
trâu, bò ở đồng bằng.
Phan Địch Lân (1983), trong đợt điều tra cơ bản về côn trùng thú y tại các
vùng địa lý khác nhau ở miền Bắc cho biết: trâu, bò ở miền núi, trung du nhiễm ký
sinh trùng máu nói chung cao hơn trâu, bò ở vùng đồng bằng ven biển. Các giống
bò ngoại có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng máu nói chung cao hơn các giống bò lai, bò
nội. Bò nhiễm ghép 2 loài ký sinh trùng máu là phổ biến, ít gặp nhiễm ghép 3 loài.
Tỷ lệ bò nhiễm T.evansi chung toàn đàn là 0,29%.
Phạm Văn Khuê và cs. (1996) điều tra tình hình bò nhiễm T.evansi ở
các tỉnh phía Bắc cho biết: bò vùng trung du, miền núi, đồng bằng Bắc Bộ
nhiễm T.evansi với tỷ lệ 9,9%. Bò ở vùng trung du nhiễm T.evansi 11,2% cao
hơn tỷ lệ nhiễm T.evansi ở vùng đồng bằng, ven biển 8,7%. Bò từ 2 - 8 năm
tuổi nhiễm T.evansi với tỷ lệ 11,5% cao hơn tỷ lệ nhiễm T.evansi ở bò dưới 2
năm tuổi 2,8%.
Hồ Thị Thuận và cs (1983); Hoàng Thạch và cs. (1996), điều tra tình hình
nhiễm ký sinh trùng máu trên đàn bò ở các tỉnh phía Nam cho biết: tỷ lệ nhiễm
ký sinh trùng máu nói chung từ 20 – 60%, trong đó đàn bò sữa ở trại thực nghiệm
Đà Lạt nhiễm ký sinh trùng máu với tỷ lệ 22,7%, đàn bò sữa ở Xí nghiệp bò sữa
An Phước, Đồng Nai nhiễm T.evansi với tỷ lệ 12,6%.
Lê Đức Quyết và cs. (1995); Nguyễn Đức Tân và cs. (1999), điều tra tình
hình nhiễm T.evansi ở một số tỉnh duyên hải nam Trung Bộ cho biết: bò nhiễm
chung toàn đàn 6,0%; trong đó đàn bò ở Phú Yên nhiễm cao nhất 31,6%; đàn bò
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


tỉnh Khánh Hoà nhiễm 7,6%; bò ở Đắk Lắk nhiễm thấp nhất 3,0%.
1.4. Những nghiên cứu về miễn dịch Tiên mao trùng
Theo Đặng Đức Trạch (1987), khi có bất kỳ virus, ký sinh trùng xâm nhập
vào cơ thể có thể chống lại chất lạ tạo ra miễn dịch cho cơ thể khi chất lạ xâm nhập
lần sau. Thể hiện dưới hai hình thức đáp ứng miễn dịch: miễn dịch dịch thể và
miễn dịch qua trung gian tế bào.
Zhao, J.Z and Yuan, C.H.G. (1992), khi phân tích trình tự rARN cho thấy:
T. evansi và Trypanosoma brucei có quan hệ rất gần gủi. Kết quả chỉ ra rằng 5
Nucleotit cuối cùng của chuỗi Ls-rARN có thể dùng làm chỉ số tế bào cho phân
tích phát triển loài của giống Trypanosoma.
Vũ Triều An và Jean Claude Homberg (1997), cho biết: đáp ứng miễn dịch
dịch thể (Humoral immunity) giử vai trò bảo vệ cơ thể thông qua kháng thể hòa
tan có trong mọi dịch sinh học của cở thể. Kháng thể có bản chất là globulin, nên
còn gọi là globulin miễn dịch (Immunoglobulin – Ig). Đó là sản phẩm của các
tương bào plasma ở giai đoạn cuối cùng của quá trình biệt hóa tế bào Lympho B.
Khi kháng nguyên tiếp xúc với globulin miễn dịch có trên mặt tế bào lympho B thì
được hoạt động thông qua tế bào lympho T hỗ trợ (T Help – Th). Tế bào B được
hoạt hóa sản xuất ra khang thể, dịch thể tương ứng với từng loại kháng nguyên.
Theo Nguyễn Như Thanh (1996), trong các loại Ig thì IgG chiếm 75% và
thường được truyền qua nhau thai, nên con sinh ra được miễn dịch. Đối với trâu,
bò do nhau thai có 6 lớp màng nên IgG không truyền được qua nhau thai mà
truyền qua sữa đầu, vì vậy việc cho bê, nghé bú sữa đầu là rất quan trọng để tạo
miễn dịch cho con non.
Theo Phạm Sỹ Lăng (1982), những nghiên cứu rõ nhất về miễn dịch học
là sự ứng dụng các phản ứng huyết thanh học trong chẩn đoán đối với T.evansi.
Jatkar (1973), tại Trung tâm Thú y Nhiệt đới đã xác định lượng IgM, IgG tăng
lên trong huyết thanh lạc đà nhiễm T.evansi đã ứng dụng IFAT, ELISA đã phát
hiện kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh lạc đà bệnh. Các phản ứng này được
xem như chính xác hơn các phản ứng chẩn đoán huyết thanh học trước đây (phản

ứng Formol, phản ứng Chlorremercure), nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

dụng cụ đắt tiền, cồng kềnh.
Theo Lương Văn Huân, Lê Hưu Khương (1997), ký sinh trùng trong máu
kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể gia súc sinh ra kháng thể chống lại ký
sinh trùng, kháng thể xuất hiện làm ngưng kết hoặc tiêu tan ký sinh trung. Quá
trình này làm giảm sự sinh sôi, hạn chế quá trình phát triển của ký sinh trùng,
kháng thể xuất hiện với nồng độ cao làm ký sinh trùng suy yếu có thể gây nên
bệnh mãn tính, hoặc gia súc tự khỏi bệnh. Qua nhiều nghiên cứu về miễn dịch
của ký sinh trùng đường máu, người ta nhận định về cơ chế đáp ứng miễn dịch
của cơ thể, sự lẫn tránh đáp ứng miễn dịch của Tiên mao trùng như sau: đáp ứng
miễn dịch không hoàn toàn đối với các loài ký sinh trùng nói chung có tính miễn
dịch yếu. Điều này không đúng trong trường hợp ký sinh trùng có tính kháng
nguyên đầy đủ, nhưng khi ký sinh trong máu của động vật chủ Tiên mao trùng đã
tạo ra một cơ chế cho phép chúng tồn tại trước đáp ứng miên dịch của cơ thể và
Tiên mao trùng có thể kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể, dịch thể, kháng thể
tế bào. Kháng thể chủ yếu phục vụ kiểm soát số lượng ký sinh trùng có tự do
trong máu, trong dịch mô, còn kháng thể tế bào có thể trực tiếp chống lại ký sinh
trùng ở trong tế bào. Kháng thể dịch thể ức chế trực tiếp các kháng nguyên bề
mặt của Tiên mao trùng gây ra hiện tượng Sonin hóa, ngưng kết hoặc làm cho
Tiên mao trùng không chuyển động được. Kháng thể cùng với một số chất tiết
của tế bào có thể giết chết Tiên mao trùng. Mặt khác, kháng thể có thể ức chế
hoạt động của các men tham gia vào quá trình sinh sản của Tiên mao trùng. Song
bản thân Tiên mao trùng cũng có cơ chế chống lại đáp ứng miễn dịch của vật chủ
rất nhanh nhưng cách thức hoạt động của nó chưa được sáng tỏ.
Zhao-rong Lun, Brun R. (1992), khi nghiên cứu kiểu nhân, gen đẳng tính
của 12 chủng xét nghiệm từ các vùng của Trung Quốc chỉ quan sát thấy 2 trong
số 16 enzyme có sự khác nhau miễn dịch H và ALAT.

Lê Ngọc Vinh (1992) khi theo dõi về sự biến động kháng thể T. evansi
trong máu động vật gây nhiễm cho biết trâu gây nhiễm từ ngày thứ 24 - 30 thì
nồng độ kháng thể cao nhất, sau 90 ngày kháng thể giảm dần, sau điều trị 4 - 5
tháng kháng thể không còn trong máu.
Weir C.et all. (1986), Uilenberg, G. (1988) cho biết: Glycoprotein chịu sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

thay đổi tính kháng nguyên của T.evansi. Cấu trúc kháng nguyên, đặc tính, chức
năng của glycoprotein bề mặt là khó hiểu nhất của mọi kháng nguyên ký sinh
trùng. Chu kỳ xuất hiện variants thường là 7 ngày. Sự thay đỗi kháng nguyên là
do có sự thay đổi độ dài chất bề mặt của T.evansi.
Dones, T.M. (1992) so sánh các type kháng nguyên từ 15 chủng của
T.evansi phân lập từ các vùng khác nhau của Indonesia, thấy có 2 nhóm chính,
hai nhóm phụ, bốn nhóm khác nhau về type kháng nguyên các type kháng
nguyên này cũng giống các type kháng nguyên xét nghiệm từ T.evansi Châu Phi
và Nam Mỹ.
Authie, E. (1974) cũng cho biết trong cùng một giống gia súc, sự mẫn cảm
của các loài Tiên mao trùng cũng khác nhau. Ở Châu Phi, bò Taurine như
Baoune, Muturu vẫn sống được ở những vùng có mật độ côn trùng gây nhiễn
cao, trong khi đó bò Zebu bị chết do bệnh Tiên mao trùng.
Trịnh Văn Thịnh (1982), cho biết: tính chống đỡ bệnh ký sinh trùng máu
của các giống bò có sự khác nhau, những giống bò gốc Châu Âu đưa sang các
nước nhiệt đới dị cảm mạnh với bệnh ký sinh trùng máu. Bò u cũng như bò nội
thường có tính chống đỡ đối với những dòng Trypanosoma ở địa phương.
Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Giang Thanh, Lê Minh Hà, Phạm Thị Tâm,
Nguyên Anh Dũng (4/2014), cho biết: bò sau khi nhiễm bệnh Tiên mao trùng hai
tuần trong máu xuất hiện kháng thể kháng Tiên mao trùng lưu hành, hàm lượng
kháng thể bắt đầu cao dần ở tuần thứ tư đạt hàm lượng cao nhất ở tuần thứ 7 sau
khi nhiễm bệnh.

Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), miễn dịch mang trùng ở bò có thể
kéo dài 6 - 10 tháng số ký sinh trùng ấy chết đi thì con vật lại có thể tái nhiễm.
Nếu con vật tiếp tục nhiễm bệnh rồi lại qua khỏi nhiều lần thì sức miễn dịch đó
càng được củng cố.
Theo Đào Trọng Đạt (1963), cho biết: bệnh Tiên mao trùng ở người do
Trypanosoma rhodesiense gây nên, chúng phát triển nhanh, ở một số trường hợp
ký chủ có thể chết trong vòng vài tuần. Ngược lại Trypanosoma gambiense thích
nghi với người, chúng có thể phát triển hàng trăm thế hệ, bệnh có thể ở dạng mãn
tính trong nhiều năm. Toxoplasma có khả năng thích nghi với nhiều loài động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

vật, chúng ít gây ra triệu chứng bệnh.
1.5. Những nghiên cứu về loài mắc bệnh Tiên mao trùng
Trypanosoma evansi là loài gây bệnh phổ biến nhất trong các loài Tiên mao
trùng, chúng gây bệnh cho hầu hết các loài gia súc trên thế giới: trâu, bò, ngựa,
chó, mèo ở các nước trâu đều nhiễm T.evansi tự nhiên, nhưng bò ít mẫn cảm
thường ở thể mãn tính, mang trùng. Lạc đà thường nhiễm T.evansi ở thể cấp tính,
chết khá nhiều ở một số nước châu Phi, châu Á.
Gill, B.S., Singh, J., and Gill, J.S (1987), cho biết: ở Ấn Độ năm 1948
người ta tìm thấy 13 con lợn chết trong trang trại lợn ở Khara (Pumjab), khi lấy
bệnh phẩm tiêm truyền cho chuột bạch thấy 7 con nhiễm T.evansi.
Killick-Kendrick, R. (1964) thông báo 27% lạc đà bắc Nigieria nhiễm
T.evansi đều chết nếu như không điều trị. Chó cũng nhiễm T. vansi tự nhiên và bị
bệnh thể cấp tính, có thể gặp ở Đông Dương, ở Ấn Độ, theo Chard, K. and Sinett,
R.P, (1970).
Chen Qijun (1992), cũng cho biết: T.evansi gây bệnh cho hầu hết các loài
động vật như trâu, ngựa, la, chó ở Trung Quốc.
Tamasankas, R (1992), cho biết: bò ở Guaico nhiễm T.evansi từ 11 – 74%.
Bò dưới 12 tháng nhiễm 21,04%, bò trên 25 tháng nhiễm 72,92%, bò Zebu cao

sản nhiễm 74,4%.
Ngoài những động vật bị nhiễm T.evansi tự nhiên, trong phòng thí nghiệm
có thể truyền bệnh Tiên mao trùng cho các loài động vật nhỏ, chuột nhắt trắng,
chuột cống trắng, thỏ, chuột lang, chồn, cầy hương, chó, mèo, trong đó chuột
nhắt trắng, chuột cống trắng đặc biệt mẫn cảm với T.evansi (theo Lapage.G,
1968[54]).
1.6. Các nghiên cứu về côn trùng môi giới truyền bệnh Tiên mao trùng
Theo Trịnh Văn Thịnh (1967), cho biết: năm 1949, Brumpt E. đã tìm
ra những loài ruồi hút máu họ Stomoxydinae, loài mòng họ Tabaninae đóng
vai trò môi giới truyền bệnh chủ yếu của T.evansi. T.evansi không có chu
kỳ phát triển trong ký chủ trung gian, mà chỉ được truyền theo phương thức
cơ giới. Ngoài ra T.evansi còn có khả năng truyền bệnh nhờ một loại ve,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

nhuyễn thể khác.
Nghiên cứu về côn trùng môi giới truyền bệnh Tiên mao trùng Phan Địch
Lân (1983), cho biết: ở nước ta khí hậu, điều kiện sinh thái thích hợp cho những
ký chủ trung gian thuộc họ mòng Tabanidae, họ ruồi Stomozydinae, chúng cần
có thảm thực vật để cư trú, đẻ trứng, cần khí hậu nóng (16
0
C – 30
0
C), độ ẩm (50
– 100%), mặt đất ướt để trứng nở, các giai đoạn ấu trùng phát triển, cuối cùng
cần có trâu, bò là động vật thích hợp để hút máu, duy trì sự sống đồng thời truyền
bệnh T.evansi cho những động vật này. Ở miền Bắc Việt Nam mòng hoạt động
tới 9 tháng, ruồi hút máu hoạt động quanh năm. Nhưng tập trung vào những
tháng nóng nực. Điều kiện này giải thích tại sao bệnh Tiên mao trùng phân bố
rộng rãi, mang tính chất mùa vụ.

Theo Phạm Sỹ Lăng (1982), từ những nghiên cứu về ký chủ trung gian
truyền bệnh TMT, các nhà khoa học đều khẳng định mùa phát triển, lây lan của
bệnh thường xảy ra vào những tháng thời tiết ấm áp khi ruồi, mòng xuất hiện và
hoạt động mạnh. Ở Liên Xô mùa bệnh khoảng 3,5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8.
ở các nước nhiệt đới thì mùa lây lan bệnh có thể xảy ra quanh năm.
Ở nước ta họ mòng môi giới trung gian truyền T. evansi đã được các nhà
khoa học nghiên cứu về thành phần, khả năng truyền bệnh của chúng. Thành
phần họ mòng Tabanidae ở miền Bắc đã được Trịnh Văn Thịnh (1967), cùng
Ban điều tra Côn trùng thú y công bố 77 loài như sau:
Họ mòng Tabanidae.
Họ phụ Tabaninae.
Giống Tabanus: 55 loài
Giống phụ Ochrops: 1 loài
Giống Chrysops: 9 loài
Giống Chrysozona: 12 loài
Trong số những loài đã phát hiện có 47 loài được xác định tên chính thức.
Loài mòng phổ biến ở các vùng là Tabanus rubidus, Chrysops dispar, một số loài
có tính chất khu vực như Chrysops vandervulpi chỉ thấy ở miền núi, trung du.
Hoạt động của mòng theo giờ trong ngày ảnh hưởng đến vai trò truyền bệnh của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

chúng. Trong một ngày, sự hoạt động của Tabanus ở vùng trung du, đồng bằng
giống nhau xuất hiện lúc 6 – 8 giờ, nhiều nhất 12 – 14 giờ, ít nhất, mất đi 16 – 18
giờ. Ở miền núi Tabanus xuất hiện nhiều vào 9 – 10 giờ, 17 – 18 giờ và 10 – 14
giờ xuất hiện ít.
Phạm Sỹ Lăng và Chu Huy Bào (1971), đã xác định vai trò của họ mòng
Tabanidae truyền bệnh T.evansi cho bê bằng cách cho mòng Tabanus rubidus
đốt và kết luận Tabanus rubidus đã truyền được mầm bệnh cho bê. Khoảng cách
mòng đốt bê ốm và bê khoẻ là 43 phút, đã gây cho bê một thể bệnh Tiên mao

trùng mãn tính. T.evansi sống tới giờ thứ 53 sau khi xâm nhập vào ruột mòng
nhưng chỉ có khả năng gây bệnh đến giờ thứ 7. Các tác giả cũng thông báo về tỷ
lệ mang mầm bệnh T.evansi của một số loài ruồi, mòng như: ở Hà Nội mòng
Tabanus rubidus mang mầm bệnh với 26,58%; mòng Tabanus striatus 25,8%;
mòng Chrysops dispar 7,55%; ở Bình Lục mòng Tabanus rubidus 25,1%;
Tabanus striatus 24,7%. Tabanus kiangsuensia 19,5%, ruồi Stomoxys calcitrans
20,4%.
Theo Nguyễn Minh Châu (1991), bệnh ký sinh trùng đường máu nói
chung trong đó có bệnh Tiên mao trùng trong quá trình phát sinh và phát triển có
sự tham gia của vật chủ trung gian đó là ve, mòng, mà vật chủ trung gian thì chịu
nhiều tác động của môi trường sinh thái và mùa vụ.
1.7. Triệu chứng bệnh tiêm mao trùng do T. evansi gây ra ở trâu, bò
Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) cho biết, đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh Tiên mao trùng trên
trâu, bò. Hytyra, F, Marik, J, Maninger, R (1949) quan sát triệu chứng lâm sàng của
bò nhiễm T.evansi thể cấp tính cho biết bò bệnh có biểu hiện: sốt cao, sốt gián đoạn,
thiếu máu, suy nhược, chảy nước mắt, bại liệt chân sau, thuỷ thũng dưới mõm ức,
phần bụng sau, đôi khi bị kéo dài tới 6 tháng. Một số trường hợp bò nhiễm T. evansi
thể cấp tính chết nhanh, chỉ trong vòng vài ngày.
Theo Verma, B.B và Gautam, O.P (1988) trâu, bò nhiễm T. evansi, thể
hiện rất rõ trạng thái bệnh lý và chết trong khoảng 22 - 96 ngày sau khi gây

×