Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.86 KB, 131 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



PHẠM VĂN HOAN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ Ở TỈNH HÀ GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH








HÀ NỘI - NĂM 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o




PHẠM VĂN HOAN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ Ở TỈNH HÀ GIANG


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DANH TỐN


HÀ NỘI - NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Lê Danh Tốn. Các số liệu trong luận văn này là
trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.



Tác giả luận văn


Phạm Văn Hoan






























LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tốt
nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa
Kinh tế Chính trị và Phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Danh Tốn đã tận tình giúp đỡ,
hƣớng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn




Phạm Văn Hoan

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii
MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1 3
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, 4
THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 4
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
nói chung. 4
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng núi
phía bắc và một số tỉnh của vùng này. 10
1.2. Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12
1.2.1. Khái niệm và vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12
1.2.2. Mục tiêu, nội dung và các biện pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 21
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 24
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 29
1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số tỉnh miền núi phía
bắc và bài học rút ra cho Hà Giang. 35
1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh 35
1.3.2. Bài học rút ra cho Hà Giang. 39
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Phƣơng pháp luận chung 40
2.2. Một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 40
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở
TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2008-2014 44
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang tác động đến chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế. 44
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 44
3.1.2. Kinh tế - xã hội 48
3.2. Cơ chế, chính sách về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Giang. 62
3.2.1. Chính sách về các nguồn lực 63
3.2.2. Chính sách thị trƣờng 66

3.2.3. Chính sách hội nhập. 66
3.2.4. Chính sách phát triển các ngành kinh tế. 67
3.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang. 68
3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành tổng thể 68
3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ mỗi ngành. 71
3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang, giai
đoạn 2008-2014 90
3.4.1. Những thành tựu chủ yếu 90
3.4.2. Một số hạn chế chủ yếu và nguyên nhân 91
CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2020 94
4.1. Bối cảnh hiện nay ảnh hƣởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ở Hà Giang. 94
4.1.1. Bối cảnh quốc tế 94
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc 99
4.2. Quan điểm chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang . 101
4.3. Mục tiêu và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang
102
4.3.1. Mục tiêu 102
4.3.2. Định hƣớng 102
4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
tỉnh Hà Giang thời gian tới 107
4.4.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành 107
4.4.2. Huy động, sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ 110
4.4.3. Đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ. 112
4.4.4. Chính sách đào tạo nhân lực và chuyển lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ 113
4.4.5. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng 115
4.4.6. Hoàn thiện chính sách về phát triển thị trƣờng 116
4.4.7. Liên kết và hợp tác trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 118

KẾT LUẬN 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
ANQP
An ninh quốc phòng
2
BHYT
Bảo hiểm y tế
3
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4
CNTT
Công nghệ thông tin
5
KTXH
Kinh tế xã hội
6
NXB
Nhà xuất bản
7
SXKD

Sản xuất kinh doanh
8
UBND
Ủy ban nhân dân
9
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
10
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2009-2013 ở tỉnh Hà
Giang 48
Bảng 3.2. Số Lao động từ 15 trở lên giai đoạn 2010-2013 ở tỉnh Hà Giang 50
Bảng 3.3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế
đã qua đào tạo ở tỉnh Hà Giang. 51
Bảng 3.4. Dân số trung bình theo dân tộc ở tỉnh Hà Giang. 52
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu về y tế ở tỉnh Hà Giang 54
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu chi ngân sách cho giáo dục đào tạo ở tỉnh Hà
Giang. 55
Bảng 3.7. Vốn đầu tƣ theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Hà
Giang. 56
Bảng 3.8. Cơ cấu Vốn đầu tƣ theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ở
tỉnh Hà Giang. 57
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang 62

Bảng 3.10. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của Hà Giang thời kì 2008-
2014 69
Bảng 3.11. Cơ cấu GDP nội bộ ngành nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang, thời kì
2008-2014 71
Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang, thời
kì 2010 - 2014 72
Bảng 3.13. Tình hình ngành chăn nuôi ở tỉnh Hà Giang, thời kì 2010 - 2014
74
Bảng 3.14. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản ở tỉnh Hà Giang 78
Bảng 3.15. cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang 80


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trƣơng lớn và rất quan trọng của
Đảng, Nhà nƣớc, đồng thời đây cũng là nội dung trọng yếu trong đƣờng lối phát
triển kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nƣớc
và hội nhập quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển đổi căn bản nền
kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch các nguồn
lực trong qúa trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp
phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác
nhau nhƣ: Cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần, cơ cấu ngành. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành để phân bổ tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng.
Thực hiện chủ trƣơng, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đảng, Nhà
nƣớc, các địa phƣơng đã đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vật
nuôi, cây trồng, phát triển sản xuất, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung,
các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, hình thành các vùng

sản xuất hàng hóa, nuôi trồng thuỷ sản, góp phần tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa,
hƣớng mạnh về xuất khẩu, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh
tác.
Chính những thành tựu của đổi mới kinh tế, trong đó thành tựu nổi bật là
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đã tạo tốc độ tăng trƣởng
kinh tế khá cao, đồng bộ, có tính bền vững và góp phần tạo ra những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nƣớc đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự
thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trƣởng khá nhanh, sự nghiệp CNH, HĐH,
phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc đẩy mạnh. Vị thế
nƣớc ta trên trƣờng quốc tế không ngừng nâng cao, sức mạnh tổng hợp của quốc gia
đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nƣớc tiếp tục đi lên với triển
vọng tốt đẹp.

2
Trong những năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà
Giang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các
địa phƣơng trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh nhƣ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh
nhƣng chƣa thực sự bền vững, chất lƣợng, hiệu quả chƣa cao, kinh tế phát triển
chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
tỉnh Hà Giang" để thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm tìm lời giải đáp cho những câu hỏi nghiên cứu
sau:
Những nguyên nhân chung và đặc thù nào dẫn đến những hạn chế của quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang thời gian qua xét trên góc
độ quản lý kinh tế ? Giải pháp mang tính đặc thù để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới ?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu:

Nghiên cứu đƣa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế.
- Phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chỉ ra
những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang trong giai
đoạn 2008-2014.
- Đề xuất một số giải pháp mang tính đặc thù nhằm thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2015-2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:

3
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên
địa bàn tỉnh Hà Giang.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà
Giang từ năm 2008 đến nay xét trên góc độ quản lý kinh tế. Trên cơ sở đó xác định
những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4
chƣơng sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2008-2014
Chương 4: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020

\

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt Nam nói chung.
Cuốn sách “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” của Bùi Tất
Thắng (2006), NXB khoa học xã hội. Trong cuốn sách này tác giả đã 1) Nghiên cứu
những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với các nội dung:
khái niệm, chỉ tiêu phản ánh, nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế. 2) Phản ánh, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt Nam từ thập kỷ 1990 đến 2005 từ hai khía cạnh cơ cấu GDP và cơ cấu lao
động, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế của quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này. 3) Trên cơ sở nghiên
cứu lý luận, phân tích thực tiễn và xem xét những nhân tố mới ảnh hƣởng tới sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, tác giả cuốn sách đƣa ra quan điểm
chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam là tăng nhanh một cách bền
vững tỷ trọng của những lĩnh vực kinh tế hoạt động dựa trên công nghệ - kỹ thuật
hiện đại, đạt năng xuất lao động cao, hiệu quả kinh tế lớn. Quan điểm chung này
đƣợc luận giải rõ thông qua phân tích hai luận điểm căn bản về chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế. Luận điểm thứ nhất: Trên bình diện tổng quan, quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH ở Việt Nam hiện nay về cơ bản phải tuân
theo quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH. Đồng
thời tích cực tiếp cận những lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại một cách có lựa

chọn và có sự chuẩn bị tốt các điều kiện về con ngƣời, cơ chế chính sách và cơ sở
vật chất. Luận điểm thứ hai: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời
kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam hiện nay phải hƣớng vào hội nhập và dựa vào hội
nhập để để thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập. 4) Đề xuất giải pháp chủ yếu thúc

5
đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Đó là các giải pháp cơ bản, dài
hạn (Lựa chọn mô hình CNH, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng,
khai thông các kênh huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế, mở rộng thị trƣờng) và các giải pháp trực tiếp, trƣớc mắt (lựa chọn
các ngành cần tập trung phát triển, xác định những lĩnh vực nhà nƣớc trực tiếp đầu
tƣ).
Cuốn sách “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nền kinh tế quốc dân” (1994), của Ngô Đình Giao, NXB chính trị quốc gia.
Trong tác phẩm này tác giã đã phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH; phân tích các quan điểm,
phƣơng hƣớng xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả ở Việt Nam.
Cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực
tiễn” (1998), của Lê Đình Thắng, Nxb Nông nghiệp, đề cập một số vấn đề cần thiết
chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Việt Nam và một số giải pháp ở tầm vĩ mô
nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Đặng Kim Sơn (2012) với công trình “Tái cơ cấu Nông nghiệp Việt Nam
theo hướng giá trị gia tăng cao”, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách nêu rõ bên
cạnh những thành tựu đạt đƣợc, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tồn tại, yếu kém,
phải chịu áp lực cạnh tranh lớn do sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng suất, chất lƣợng
sản phẩm thấp, công nghệ lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa đáp ứng yêu cầu,
hệ thống pháp luật chƣa đồng bộ, có nhiều điểm chƣa phù hợp, tăng trƣởng kinh tế
nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu mới theo chiều rộng, tăng trƣởng mới chỉ
tạo ra khối lƣợng ngày càng nhiều nhƣng giá rẻ và giá trị gia tăng thấp. Trên cơ sở
đó, tác giả phân tích định hƣớng cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hƣớng có

đƣợc giá tri gia tăng ngày càng cao.
Trong cuốn “Tăng trưởng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Bài
toán huy động và sử dụng vốn”, do Võ Trí Thành chủ biên, Nxb khoa học xã hội
(2007), có chƣơng 4 bàn về “Tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu theo Kế hoạch 2006-
2010; tính khả thi và hiệu quả đầu tƣ”. Trong chƣơng này, nhóm tác giả đã sử dụng

6
ba mô hình định lƣợng khác nhau tiến hành dự báo, tính toán kiểm định nhu cầu đầu
tƣ trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu ngành theo
mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010. Kết quả cho thấy tính khả
thi trong thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 là khá cao. Tuy nhiên, ẩn
chứa trong Kế hoạch đó là không ít vấn đề cần lƣu tâm.
Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đã có mức phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế
khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc thực hiện kế hoạch có thể vấp phải những
rủi ro.
Thứ hai, tăng trƣởng kinh tế Việt Nam đã và sẽ dựa chủ yếu vào phát triển
của khu vực công nghiệp. Đây vẫn có thể là xu hƣớng hợp lý trong quá trình CNH
trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực công nghiệp không đi
kèm với mức tăng trƣởng tƣơng xứng của khu vực dịch vụ là điều đáng lo ngại.
Thứ ba, tăng trƣởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Kế hoạch 2006-
2010 đòi hỏi mức vốn đầu tƣ rất cao, cho thấy hiệu quả đầu tƣ ở Việt Nam tiếp tục
thấp.
Các tác giả đi đến kết luận “Thông điệp ở đây là rất rõ ràng: Việt Nam phải
đẩy mạnh cải cách, tạo khả năng nền kinh tế thích ứng tốt hơn với những biến động
từ bên ngoài và có thể huy động, sử dụng vốn một cách hiệu quả để thực hiện mục
tiêu tăng trƣởng và CNH. Lƣu ý là những cải cách mạnh mẽ về thể chế kinh tế và
đặc biệt là việc mở cửa nhất là đối với khu vực dịch vụ, theo cam kết gia nhập WTO
và các cam kết quốc tế khác đã chƣa đƣợc tính đầy đủ trong Kế hoạch và cả các mô
hình”.

Cuốn “Mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN ở Việt
Nam” của các tác giả Đỗ Hoài Nam và Trần Đình Thiên, Nxb khoa học xã hội
(2009), đã đề cập tới hàng loạt các vấn đề liên quan đến nhận thức lý luận và thực
tiễn cơ bản về CNH, HĐH theo định hƣớng XHCN ở Việt Nam. Riêng về vấn đề
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, công
trình này đã đề cập tới một số vấn đề sau:

7
Thứ nhất: Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu Hàn quốc; Malaysia; nền kinh
tế Đài loan; sự thay đổi của Trung quốc và Ấn độ.
Thứ hai: Động thái tăng trƣởng và cơ cấu ngành của Việt Nam qua các giai
đoạn 1992-1997, 1998-2001, 2002-2006, các nhận xét đƣợc đƣa ra ở đây là.
- So với chính bản thân mình, cơ cấu ngành của nền kinh tế nƣớc ta đã có sự
chuyển dịch khá mạnh, thực tế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho thấy nền kinh
tế đang thoát ra khỏi trình độ nông nghiệp và nhập vào nền kinh tế công nghiệp với
tốc độ tƣơng đối nhanh.
- Khoảng cách về trình độ cơ cấu của nền kinh tế nƣớc ta năm 2005 so với
nền kinh tế trong khu vực (đo bằng các chỉ số phản ánh tỷ phần cơ cấu) hầu nhƣ
không thay đổi so với thời điểm xuất phát cách đây 15 năm (1990). Nhìn tổng thể,
cơ cấu kinh tế của chúng ta vẫn còn thấp hơn đáng kể so với các nền kinh tế khác.
Sự vƣợt trội đáng kể của các nƣớc so với Việt Nam về tỷ trọng của ngành công
nghiệp chế tạo và ngành dịch vụ trong GDP tại điểm mốc của năm 2005 là một chỉ
báo quan trọng.
- Về cơ bản, tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên các ngành
thâm dụng vốn tài nguyên và đầu tƣ công từ ngân sách nhà nƣớc. Vai trò đóng góp
của khoa học và công nghệ còn nhỏ bé và nhƣ vậy xu hƣớng hiện đại hoá của quá
trình CNH ở Việt Nam là yếu.
Tình hình trên cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
diễn ra chậm, dẫn tới trình độ cơ cấu bị tụt hậu khá xa so với các nƣớc trong khu
vực, nó cũng phản ánh một thực tế rằng quá trình tăng trƣởng nhanh hơn của nền

kinh tế của nƣớc ta trong hai thập niên qua không đi liền với một tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng hiện đại tƣơng ứng so với các nƣớc khác. Đây
chính là vấn đề cốt lõi đặt ra khi kiểm định lại giá trị của mô hình CNH, HĐH và
các giải pháp tiến hành khi vận dụng chúng vào đời sống thực tiễn.
Thứ ba: Định hƣớng phát triển cơ cấu ngành trong mô hình CNH, HĐH rút
ngắn ở Việt Nam. Đó là:
- Định hƣớng phát triển cơ cấu ngành theo quy trình công nghệ.

8
Tuân theo định hƣớng cơ cấu này, các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc hết phải
xác định đúng lợi thế theo quy trình công nghệ của mình để chen vào chuỗi giá trị
gia tăng toàn cầu và khẳng định vị trí của mình trong đó. Nhƣng nhƣ vậy vẫn chƣa
đủ, nhiệm vụ quan trọng hơn đặt ra cho Việt Nam là phải luôn có ý thức nỗ lực tạo
ra lợi thế cạnh tranh mới để nâng cao vị thế của mình trong mạng, chiếm đƣợc khâu
tạo giá trị gia tăng cao trong toàn bộ quy trình.
- Định hƣớng phát triển mạnh những ngành sử dụng nhiều lao động thay vì
nghiêng về những ngành thâm dụng vốn trong giai đoạn trƣớc.
Trong cuốn “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010 - Lựa chọn để tăng
trưởng bền vững” (do Nguyễn Đức Thành chủ biên, Nxb tri thức, 2010) có chƣơng
5 bàn về “Vai trò thay đổi cấu trúc kinh tế trong thời kỳ đổi mới”. Chƣơng này đƣa
ra một số đánh giá về quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, vai trò của nó trong tăng
trƣởng kinh tế trong những năm qua, từ đó đƣa ra một số khuyến nghị cho việc định
hƣớng quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam.
Xét một cách cụ thể, những nội dung chính liên quan đến quá trình thay đổi
cấu trúc kinh tế đƣợc nghiên cứu ở chƣơng này là:
Thứ nhất, về lý luận.
- Thay đổi cấu trúc kinh tế là một quá trình tất yếu của nền kinh tế trong quá
trình phát triển, nó không chỉ là một nhân tố quan trọng cho tăng trƣởng bền vững
mà còn tác động đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội.
- Thay đổi cấu trúc kinh tế giai đoạn đƣơng đại diễn ra do các nguyên nhân

chính: Tiến bộ công nghệ, lợi thế so sánh giữa các nền kinh tế và sự thay đổi trong
cấu trúc về phía cầu khi nền kinh tế phát triển. Sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh
tế thế giới tạo môi trƣờng thuận lợi cho ba yếu tố này phát huy một cách tối đa.
- Tiến bộ công nghệ thay đổi trong cơ cấu về cầu cũng nhƣ lợi thế so sánh
của mỗi nền kinh tế là một quá trình động. Do đó, quá trình thay đổi cấu trúc kinh
tế, mà cụ thể là sự tái phân bổ đầu vào một cách tối ƣu, cũng là một quá trình vận
động. Để quá trình này diễn ra một cách thuận lợi và hợp lý, cần có các điều kiện
tƣơng thích về thể chế cũng nhƣ các điều kiện kinh tế vĩ mô nói chung.

9
Thứ hai: Những nhận xét về thay đổi cấu trúc kinh tế ở Việt Nam qua 20
năm đổi mới:
- Thay đổi kinh tế phân theo ba ngành kinh tế.
+ Tỷ trọng đóng góp vào GDP của ba ngành đã thay đổi một các đáng kể,
phù hợp với xu hƣớng phát triển của thế giới.
+ Điều đáng lƣu ý là tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ không những
không tăng mà còn có xu hƣớng giảm. Đây là một hiện tƣợng hiếm thấy trên thế
giới về sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Sự dịch chuyển của các nguồn lực giữa ba ngành kinh tế.
+ Lao động dịch chuyển khá mạnh ra khỏi ngành nông nghiệp để chuyển đến
các ngành công nghiệp và dịch vụ.
+ Tỷ trọng đầu tƣ cũng nhƣ tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ luôn cao
hơn ngành công nghiệp nhƣng tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ luôn
thấp hơn so với ngành công nghiệp, và khoảng cách này đang có xu hƣớng gia tăng.
Điều này có thể hàm ý rằng hiệu quả sử dụng vốn và lao động của ngành dịch vụ
kém hơn so với mức thay đổi của nền kinh tế.
Thứ ba: Vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách.
- Năng suất bình quân của lao động nông nghiệp của Việt Nam so với thế
giới ngày càng kém, cho thấy nông nghiệp Việt Nam đang chạm phải giới hạn kỹ
thuật. Để giải quyết vấn đề này cần đẩy mạnh việc chuyển đổi nghề nghiệp cho lao

động nông nghiệp. Sứ mệnh tạo công ăn việc làm phù hợp cho lao động nông
nghiệp Việt Nam có lẽ không ai khác ngoài khối doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Có
chuyển đổi đƣợc lao động nông nghiệp thì mới giải quyết đƣợc vấn đề về đất đai và
mới có thể thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.
- Ngành dịch vụ của Việt Nam phát triển chƣa tƣơng xứng với mức phát triển
của thế giới. Tuy đầu tƣ vào lĩnh vực này tăng cao nhƣng mức tăng trong giá trị gia
tăng lại không tƣơng xứng. Nền dịch vụ của Việt Nam nói chung vẫn đang ở mức
phát triển thấp, chƣa tận dụng đƣợc nhiều hàm lƣợng chất xám và công nghệ. Có

10
thể thấy rằng sự tham gia ngày càng lớn của thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc và
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đang góp phần làm cải thiện tình hình.
Nhƣ vậy, các công trình nói trên, ở các góc độ và thời điểm nghiên cứu khác
nhau đã cho thấy rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế theo hƣớng CNH, HĐH từ khái niệm, vai trò, nhân tố ảnh hƣởng, tiêu chí đánh
giá đến kinh nghiệm quốc tế; đã phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đƣa ra quan điểm và những hàm ý
về chính sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam thích
ứng với điều kiện của đất nƣớc trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá rút ngắn
và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
vùng núi phía bắc và một số tỉnh của vùng này.
Luân án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Lê Anh vũ, viện kinh tế Việt Nam thuộc
viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam với đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn Tây bắc trong quá trình CNH, HĐH" (năm 2001). Luân án đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế vùng nông thôn Tây bắc, qua đó cho thấy tiềm năng, lợi thế và cả những khó
khăn của Tây bắc trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vì vậy ít nhiều cho
thấy tính đặc thù của quá trình này ở Tây bắc. Sự phân tích thực tiễn cho thấy xét về

tổng thể, cơ cấu ngành ở vùng nông thôn Tây bắc đang chuyển dịch theo hƣớng tích
cực nhƣng tốc độ còn chậm. Theo tác giả luận án: "Đặt trong những điều kiện phát
triển cụ thể của Tây bắc thì giảm tỷ trọng nông nghiệp và sự gia tăng dù còn nhỏ bé
của công nghiệp, dịch vụ là dấu hiệu chuyển biến cơ cấu kinh tế đáng khích lệ".
Luận án đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm chậm sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông thôn Tây bắc. Luận án đã phân tích rõ
mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động,
cho thấy cơ cấu lao động ở đây chuyển dịch hết sức chậm chạp mà nguyên nhân căn
bản là do những yếu kém về cơ cấu kinh tế.

11
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành cũng đã đƣợc phân tích đánh giá ở
các khía cạnh động thái và xu hƣớng, kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Luận án đã
đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn Tây bắc: Xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn; mở rộng thị trƣờng; tăng
nhanh đầu tƣ và thực hiện chính sách tài chính thích hợp; chính sách đất đai. Kết
hợp hài hòa việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến với kinh nghiệm
truyền thống; đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực; thực hiện chính sách mở cửa, thúc
đẩy kinh tế đối ngoại.
Về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một tỉnh của vùng núi phía bắc có
một số công trình sau:
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Giang
Châu: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Lạng Sơn", năm 2005, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Thành công nổi
bật của công trình nghiên cứu là.
- Phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với đẩy mạnh CNH,
HĐH và với thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
- Phân tích những nội dung mang tính xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hƣớng CNH, HĐH.
- Chỉ ra những khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xuất phát

từ chính những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lạng Sơn.
- Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, chỉ ra những vấn đề bức xúc mà
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn mới cần phải tập
trung giải quyết.
- Tác giả đã đƣa ra một số quan điểm định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất các giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh và nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Lạng Sơn: nhóm giải pháp gắn
với sự phát triển lực lƣợng sản xuất; nhóm giải pháp về quan hệ sản xuất; nhóm giải
pháp về cơ chế, chính sách vĩ mô của nhà nƣớc Trung ƣơng và địa phƣơng.

12
Tuy nhiên luận văn chƣa đề cập đến tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học -
công nghệ, vấn đề môi trƣờng sinh thái trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
tỉnh Lạng Sơn.
Ngoài ra còn có luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Thị Thúy Hà (năm 2011),
học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh
Sơn La theo hướng CNH, HĐH"; Luân văn thạc sỹ của Bùi Thanh Tuấn (năm
2012), Đại học Quốc gia Hà Nội "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Điện
Biên". Các luận văn này ở các mức độ khác nhau đều nghiên cứu cơ sở lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Các luận văn đều nghiên cứu thực tế các nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở địa bàn nghiên cứu. Đã phân tích, đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa phƣơng nghiên cứu. Đã đƣa ra quan điểm
và đề xuất các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa
phƣơng.
Hạn chế chung của hai luận văn nói trên là chƣa phân tích rõ thực trạng cơ
chế, chính sách của tỉnh liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát
triển theo hƣớng bền vững của địa phƣơng nghiên cứu.
Cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang.

Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo có giá trị quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn mà tác giả có thể kế thừa trong nghiên cứu chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang.
1.2. Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.2.1. Khái niệm và vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.2.1.1. Các khái niệm cơ bản.
* Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là thuật ngữ cơ cấu (kết cấu) có nguồn gốc ban đầu từ chữ La
Tinh “Trucke”, nó phản ánh cách sắp xếp các bộ phận của một chỉnh thể. Sau đó,
các khái niệm này đƣợc sử dụng rộng hơn cho các ngành khoa học khác.

13
Theo quan điểm triết học “cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh
cấu trúc bên trong của đối tƣợng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tƣơng đối ổn
định giữa các yếu tố cấu thành nên đối tƣợng, trong một thời gian nhất định.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống C.Mác tiếp
cận cơ cấu nền kinh tế nhƣ là: Toàn bộ các quan hệ giữa những ngƣời sản xuất với
nhau và giữa họ với tự nhiên tức là những điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất.
Toàn bộ những quan hệ đó hợp thành xã hội, xét về mặt cơ cấu kinh tế của nó.
Khi phân tích mối quan hệ phân công lao động xã hội, với cơ cấu kinh tế xã
hội C.Mác đã nhấn mạnh: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản
xuất phù họp với một quá trình phát triển nhất định của lực lƣợng sản xuất vật chất”
[18, tr.70].
C.Mác còn phân tích cơ cấu kinh tế ở hai mặt: số lƣợng (quy mô, tỷ trọng,
tốc độ) và chất lƣợng (vị trí, sự tƣơng tác, trình độ công nghệ ). Đó là biểu hiện
của mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế. Và theo C.Mác, cơ cấu là
“một sự phân chia về chất lƣợng và một tỷ lệ về số lƣợng của một quá trình sản
xuất xã hội” [18, tr. 103].
Nhƣ vậy, theo C.Mác, cơ cấu kinh tế có cấu trúc bao gồm: Những yếu tố gắn
với lực lƣợng sản xuất (các quan hệ giữa họ với tự nhiện, kỹ thuật) và các nội dung

của quan hệ sản xuất (các quan hệ kinh tế giữa ngƣời với ngƣời trong quá trình sản
xuất và tái sản xuất xã hội) hợp thành. Nếu cơ cấu nền kinh tế bao gồm hai mặt lực
lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất thì khi phân tích cơ cấu kinh tế không thể không
xem xét mối quan hệ biện chứng giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một
cơ cấu kinh tế đƣợc coi là hợp lý là một cơ cấu đƣợc hình thành và phát triển trong
đó các yếu tố của quan hệ sản xuất luôn phù hợp với trình độ lực lƣợng sản xuất.
Tất nhiên, không nên hiểu cơ cấu kinh tế là con số cộng của lực lƣợng sản xuất và
quan hệ sản xuất, mà nên hiểu nó là sự tác động qua lại giữa các yếu tổ đƣợc xem
xét về số lƣợng và chất lƣợng của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất đƣợc hình
thành và phát triển qua các giai đoạn phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội.
Với quan niệm trên thì cơ cấu của nền kinh tế quốc dân đƣợc hiểu là tổng thể

14
những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế: Các lĩnh vực sản xuất,
phân phối, trao đổi, tiêu dùng; các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ ; các thành phần kinh tế: Nhà nƣớc, tập thể, tƣ nhân ; các vùng kinh tế.
Ở mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi địa phƣơng lại có cơ cấu kinh tế riêng, tuỳ theo
điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội cụ thể.
Trong tiếp cận cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xem xét các yếu tố của lực lƣợng
sản xuất và quan hệ sản xuất, trong trạng thái có tính tƣơng đối ổn định, lịch sử cụ
thể, phát triển theo đúng các quy luật khách quan, nhất là mối quan hệ chứa đựng
trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lƣợng sản xuất. Chính
tính tƣơng đối ổn định này làm cho cơ cấu kinh tế biến đổi trong giới hạn cho phép,
mà nếu vƣợt qua giới hạn đó, hệ thống kinh tế - xã hội chuyển sang loại hình cơ cấu
khác.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra những khía cạnh không thể thiếu đƣợc khi
tiếp cận khái niệm cơ cấu kinh tế:
- Bao gồm các bộ phận cấu thành mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản
xuất và lực lƣợng sản xuất diễn ra thông qua mối quan hệ kinh tế giữa các ngành và
nội bộ ngành, giữa các vùng kinh tế và giữa các thành phần kinh tế với nhau.

- Đƣợc xem xét trên cả hai mặt định tính và định lƣợng của từng yếu tố và
mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
- Đặt cơ cấu kinh tế trong điều kiện lịch sử của mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng,
mỗi ngành trong từng thời kỳ nhất định.
- Gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đƣợc xác định trong từng thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ đó rút ra khái niệm cơ cấu kinh tế nhƣ sau: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế gắn với trình độ công nghệ,
quy mô, tỷ trọng tương ứng với tính chất của mối quan hệ tương tác giữa tất cả các
bộ phận; gắn với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất
định; nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được xác định trong quá trình

15
công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Cơ cấu kinh tế là hệ thống động, biến đổi không ngừng theo đà phát triển của
lực lƣợng sản xuất và những nhân tố quy định nó. Để đánh giá một cách thực tế
việc xác định đúng đắn cơ cấu kinh tế và ứng dụng đúng đắn cơ cấu kinh tế vào
điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng địa phƣơng, trong từng giai đoạn phát
triển, cần lƣu ý những đặc trừng sau của cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan.
Theo C. Mác cơ cấu có mối quan hệ mật thiết với phân công lao động xã hội,
Ngƣời khẳng định: “Trong sự phân công xã hội, thì con số tỷ lệ là một tất yếu
không sao tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín yên lặng” [18, tr.15].
Nói một cách khác, mọi sự vật hiện tƣợng nói chung và nền kinh tế nói
riêng chỉ có thể tồn tại và phát triển theo những cấu trúc nhất định, vận động theo
những quy luật khách quan, nhất là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình
độ phát triên của lực lƣợng sản xuất.
Cơ cấu kinh tế do những yếu tố vật chất của nền sản xuất quy định (tƣ liệu
sản xuất, tài nguyên, công nghệ, sức lao động) do đó cơ cấu kinh tế tồn tại, vận

động, phát triển theo những quy luật khách quan, độc lập với con ngƣời. Con ngƣời
không thể tùy tiện tạo ra cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên con, ngƣời có thể tác động làm
thay đổi cơ cấu kinh tế. Nếu con ngƣời tác động phù hợp với quy luật khách quan
làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hƣớng tiến bộ, đẩy nhanh quá trình tăng
trƣởng và phát triển kinh tế. Ngƣợc lại, nếu tác động đó không phù hợp sẽ cản trở
sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Thứ hai: Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử
C. Mác viết: “Sự tất yếu phân công lao động xã hội theo những tỷ lệ nhất
định sẽ không thể bị tiêu diệt bởi một hình thái nhất định của sản xuất xã hội, chỉ có
hình thái biểu hiện của nó có thể thay đổi mà thôi, điều đó tự nó đã rõ rồi” [18,
tr.759]. Cơ cấu kinh tế luôn biến động, nó không phải là một cái gì” chết cứng, nằm
im nên việc xác định cơ cấu kinh tế không thể không căn cứ vào điều kiện lịch sử -
xã hội cụ thể của từng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế gắn liền với sự biến đổi không ngừng

16
của bản thân các yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế và những mối quan hệ của
chúng.
Tính lịch sử cụ thể của cơ cấu kinh tế còn biểu hiện ở chỗ không có cơ cấu
kinh tế chung cho mọi nền kinh tế và cũng không có cơ cấu kinh tế duy nhất cho
một nền kinh tế, một địa phƣơng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Thứ ba: Cơ cấu kinh tế có tính mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội.
Việc xác định cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay địa phƣơng đƣợc gọi là
hiệu quả kinh tế - xã hội, khi cơ cấu kinh tế đó hợp lý. Một cơ cấu kinh tế hợp lý
phải là một cơ cấu cho phép khai thác hết những tiềm năng kinh tế- xã hội của quốc
gia, của địa phƣơng, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế,
các vùng kinh tế thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Nó
không chỉ đẩy nhanh sự tăng trƣởng kinh tế mà còn giải quyết đƣợc các vấn đề xã
hội và môi trƣờng sinh thái, tạo đà cho sự phát triển trong tƣơng lai.
Việc thi hành chính sách cơ cấu có lựa chọn hợp lý nhƣ vậy đòi hỏi phải đảm
bảo tính đồng bộ, tính cân đối trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, là hai

mặt mâu thuẫn của quá trình biện chứng. Từ tính chất hai mặt của cơ cấu kinh tế là
tính cân đối ổn định và tính chất biến đổi tổ chức, nói lên tính chất phức tạp của
việc thay đổi cơ cấu kinh tế.
Thứ tư: Cơ cấu kinh tế mang tính thị trƣờng và mở cửa.
Khi chuyển đổi mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế để tạo ra hàng hoá.
Vì vậy, việc xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nhất thiết phải mang tính thị
trƣờng. Có nhƣ vậy, mới làm cho cơ cấu kinh tế đƣợc xây dựng không chỉ thích
ứng mà còn có tác dụng thúc đẩy việc xây dựng thành công mô hình kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta và địa phƣơng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự vận động khách quan của cơ cấu kinh tế
theo hƣớng mở rộng hợp tác và phân công lao động diễn ra không chỉ trong phạm
vi mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi quốc gia mà còn xác định đƣợc cơ cấu kinh tế trên cơ
sở lợi thế của mình gắn với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, nhằm tạo ra cơ cấu

17
kinh tế hợp lý, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện để
chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Sự phát triển đan xen cũng nhƣ sự phân công lao động quốc tế, sự thâm
nhập kinh tế các nƣớc vào nhau đã chỉ rõ tính đa dạng phong phú và tính quốc tế
của cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế, xem xét trên cấp độ nền kinh tế quốc dân hay một vùng
lãnh thổ, về mặt nội dung, là một hệ thống đa cơ cấu hợp thành.
- Cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân: Cơ cấu kinh tế ngành là một kiểu,
một bộ phận cơ cấu trong toàn bộ hệ thống các cơ cấu của nền kinh tế quốc dân,
xác định mối quan hệ tƣơng quan về định tính và định lƣợng giữa các ngành với
nhau.
- Cơ cấu vùng (hay lãnh thổ) là biểu hiện vật chất cụ thể của phân công lao
động theo lãnh thổ. Hình thành và phát triển cơ cấu lãnh thổ hoàn toàn phụ thuôc
vào trình độ phát triển phân công lao động theo lãnh thổ.

- Cơ cấu thành phần kinh tế: Lực lƣợng sản xuất bao giờ cũng tồn tại ở nhiều
trình độ khác nhau, tƣơng ứng với mỗi trình độ lực lƣợng sản xuất là một kiểu quan
hệ sản xuất phù hợp. Do vậy, sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong
cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan.
* Cơ cấu ngành kinh tế .
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tƣơng quan tỷ lệ,
biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu
ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế
và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất.
Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế là nét đặc trƣng của các nƣớc đang
phát triển.
Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, ngƣời ta thƣờng phân tích theo
3 nhóm ngành chính.
- Nhóm nông nghiệp: bao gồm nông, lâm, ngƣ nghiệp.
- Nhóm công nghiệp: bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng.

×