1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ THÚY HÀ
VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội, năm 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ THÚY HÀ
VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU PHI VÀ TRUNG ĐÔNG
Hà Nội, năm 2014
3
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Cam kết
Tóm tắt
Danh mục các kí hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình vẽ iii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
6. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Một số cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1. Văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh trong các LHTT 5
1.1.2. Quy định về VHKD trong các LHTT 29
1.2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến VHKD trong LHTT 37
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 37
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 39
4
1.3. Tiểu kết chƣơng 43
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu 45
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu 45
2.1.2. Cách thức xử lý số liệu 46
2.1.3. Quy trình nghiên cứu 47
2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu nghiên cứu và thang đánh giá 52
2.2.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu nghiên cứu 52
2.2.2. Thang đánh giá 53
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH TRONG CÁC LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG TẠI BẮC NINH 55
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các hoạt động lễ hội tỉnh bắc Ninh 55
3.1.1. Khái quát về lịch sử tỉnh Bắc Ninh 55
3.1.2. Hoạt động lễ hội tỉnh Bắc Ninh 56
3.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh phục vụ lễ hội truyền thống tỉnh trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh 60
3.2.1. Đánh giá chung mức độ cần thiết về VHKD 60
3.2.2. Đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố cấu thành VHKD của CTKD 62
3.2.3. Đánh giá chung mức độ thực hiện VHKD của CTKD, BQL,du khách 69
3.2.4. Mức độ thực hiện yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh của CTKD,
BQL và du khách 73
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA
KINH DOANH DỊCH VỤ PHỤC VỤ LỄ HỘI TẠI TỈNH BẮC NINH 92
5
4.1. Chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc và địa phƣơng về phát triển văn hóa kinh
doanh trong các lễ hội tại tỉnh Bắc Ninh 92
4.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc 92
4.1.2. Chủ trƣơng của tỉnh Bắc Ninh 94
4.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền
thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 96
4.2.1. Quan điểm và mục tiêu 96
4.2.2. Văn hóa trong giao tiếp kinh doanh 96
4.2.3. Xây dựng và bỏa vệ môi trƣờng kinh doanh 98
4.2.4. Bảo vệ môi trƣờng cảnh quan 103
4.3. Kiến nghị 104
4.3.1. Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh 104
4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ 106
KẾT LUẬN 108
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tƣ liệu và số
liệu trong luận văn là trung thực do tôi thực hiện.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thúy Hà
7
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Mạnh
Hùng, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông đã luôn dành thời gian cùng
tâm huyết hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình về mặt chuyên môn để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các anh chị công tác tại sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch đặc biệt là Giám đốc Nguyễn Văn Phong đã cung cấp cho tôi
những tài liệu, số liệu quý báu, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi
trong cách xử lý số liệu và Ths. Nguyễn Đức Lê (nguyên Giám đốc sở Kế
hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh) đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình đặc biệt là mẹ và
con gái đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thuý Hà
8
TÓM TẮT
Đề tài luận văn “Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh” đƣợc nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các chính sách về văn hóa kinh
doanh trong lễ hội truyền thống tỉnh Bắc Ninh;Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện
văn hóa kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao việc thực hiện văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống tỉnh Bắc Ninh.
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: Có các chính sách
chủ yếu nào về văn hóa kinh doanh hiện hành ở Bắc Ninh?; Các chính sách đƣợc
chủ thể kinh doanh tại lễ hội truyền thống thực hiện nhƣ thế nào?; Các giải pháp
nhằm nâng cao việc thực hiện văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh là gì?
Bằng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và sử
dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng, thống kê toán học luận văn đã đem lại
những đóng góp mới:
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa các lý luận về văn hóa kinh doanh, văn hóa kinh
doanh trong lễ hội và các chính sách về văn hóa kinh doanh trong lễ hội truyền
thống tỉnh Bắc Ninh; tổng thuật đƣợc tình hình các nghiên cứu về lễ hội và văn hóa
kinh doanh trong lễ hội truyền thống trong và ngoài nƣớc cung cấp nguồn tƣ liệu
cho các nghiên cứu có liên quan.
Về thực tiễn: Luận văn miêu tả một số lễ hội lớn và tìm hiểu thực trạng việc thực
hiện văn hóa kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong lễ hội đó tại Bắc Ninh.
Về đề xuất giải pháp: Luận văn đƣa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp cho việc
hoàn thiện chính sách, nâng cao công tác quản lý và xây dựng, bồi dƣỡng nhằm
nâng cao văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch mang lại lợi nhuận cho tỉnh Bắc
Ninh nói riêng, tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc nói chung.
9
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BQL : Ban quản lý
CTKD : Chủ thể kinh doanh
ĐĐKD : Đạo đức kinh doanh
ĐLC : Độ lệch chuẩn
ĐTB : Điểm trung bình
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
LH : Lễ hội
LHTT : Lễ hội truyền thống
VHKD : Văn hóa kinh doanh
10
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết về VHKD của CTKD 61
Bảng 3.2. Đánh giá của CTKD về mức độ cần thiết của ĐĐKD 63
Bảng 3.3. Đánh giá của CTKD về mức độ cần thiết của văn hóa ứng xử. 64
Bảng 3.4. Đánh giá của CTKD về mức độ cần thiết của việc duy trì nét đẹp truyền
thống tại các lễ hội 66
Bảng 3.5. Đánh giá của CTKD về múc độ cần thiết của việc bảo vệ môi trường tại
các lễ hội truyền thống. 68
Bảng 3.6. So sánh đánh giá về mức độ thực hiện VHKD 70
Bảng 3.7. So sánh về mức độ thực hiện đạo đức kinh doanh 74
Bảng 3.8. Sự khác biệt trong đánh giá mức độ thực hiện đạo đức kinh doanh 77
Bảng 3.9. So sánh đánh giá về mức độ thực hiện văn hóa ứng xử 79
Bảng 3.10. Sự khác biệt trong đánh giá mức độ thực hiện về văn hóa ứng xử 82
Bảng 3.11. So sánh về mức độ thực hiện duy trì nét đẹp truyền thống 83
Bảng 3.12. Sự khác biệt trong đánh giá mức độ tực hiện duy trì nét đẹp truyền
thống 86
Bảng 3.13. So sánh đối chiếu về mức độ thực hiện bảo vệ môi trường 88
Bảng 3.14. Số trường vi phạm xử lý tại Hội Lim năm 2010, 2011,2012, 2013 89
Bảng 3.15. Sự khác biệt trong đánh giá mức độ thực hiện về bảo vệ môi trường 90
11
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Mô hình LHTT trước đây và hiện nay 32
12
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Xu thế toàn cầu hóa về mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội đã đem lại cho cả
nƣớc nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Với thế
mạnh là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhƣ hệ thống đền chùa, miếu mạo,
di tích lịch sử nổi tiếng cùng làn điệu dân ca quan họ mƣợt mà và một số lƣợng lớn
lễ hội truyền thống (Theo thống kê của Tổng cục du lịch năm 2012 cả nƣớc có
khoảng 8000 lễ hội thì riêng Bắc Ninh có 547 lễ hội với qui mô lớn nhỏ khác nhau,
và đƣợc mệnh danh là „Vƣơng quốc của lễ hội‟). Ban lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã có
những quyết sách cho sự phát triển mới đáp ứng xu hƣớng, nhiệm vụ, và cơ hội đặt
ra trong giai đoạn hiện tại. Bằng chứng là sự ra đời của quyết định số 151/2011/QĐ-
UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh, ngày 12 tháng 12 năm 2011về việc phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020 và định
hƣớng đến năm 2030 và quyết định số 108/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc
Ninh, ngày 23 tháng 11 năm 2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp
văn hóa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Trong đó có nhấn
mạnh đến vai trò quan trọng của lễ hội truyền thống trong sự nghiệp phát triển du
lịch của tỉnh.
1.2. Cùng với sự phát triển kinh tế, số ngƣời tham gia các lễ hội ngày càng đông bởi
sự phong phú của lễ hội cũng chính là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn
du khách trong và ngoài nƣớc. Khi số lƣợng du khách đổ về các lễ hội ngày càng
tăng thì cũng là lúc các loại hình kinh doanh dịch vụ đua nhau nở rộ nhƣ: dịch vụ ăn
uống, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ cung ứng
vật phẩm lƣu niệm, đồ lễ, dịch vụ vui chơi giải trí… Hoạt động kinh doanh trong lễ
hội là hoạt động mang tính đặc thù, tham gia vào hoạt động này, chủ thể kinh doanh
ngoài sự hiểu biết về kinh doanh phải am hiểu về lịch sử của lễ hội và phát huy
truyền thống thế mạnh quê hƣơng mình để tạo ra những nét bản sắc riêng của phần
lễ và phần hội trong mắt du khách trong và ngoài nƣớc khi đến tham gia lễ hội.
13
Cũng vì đặc điểm đặc thù đó mà việc thực hiện văn hóa kinh doanh của các chủ thể
kinh doanh trong các lễ hội cũng có những đặc thù riêng đòi hỏi phải giữ gìn phát
huy truyền thống, nét đẹp của quê hƣơng cũng là nét bản sắc của cả dân tộc để có
thể thu hút khách du lịch, phát triển kinh doanh, tạo nguồn thu cho chính mình…
1.3. Mặc dù hiện tại, tỉnh Bắc Ninh và các địa phƣơng chịu trách nhiệm tổ chức lễ
hội đã có những chính sách hƣớng dẫn, chỉ đạo, qui hoạch, tổ chức lễ hội cũng nhƣ
việc kinh doanh trong lễ hội, thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ này tại
các lễ hội vẫn đang diễn ra manh mún, mạnh ai ngƣời đó làm, thiếu tính chuyên
nghiệp làm mất đi nét đặc trƣng và giá trị văn hóa của dân tộc trong suy nghĩ của du
khách trong nƣớc và quốc tế cũng nhƣ làm mất đi nguồn thu nhập từ kinh doanh các
dịch vụ lâu dài ổn định của ngƣời dân, của địa phƣơng.
Qua thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về "Văn hóa kinh doanh trong lễ
hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" nhằm hƣớng hoạt động kinh doanh
dịch vụ trong các lễ hội phải đảm bảo tính bền vững và giữ đúng ý nghĩa văn hóa
trong lễ hội, bảo tồn văn hóa dân gian, để Bắc Ninh luôn là „Vƣơng quốc của lễ hội‟
là niềm tự hào của ngƣời dân Bắc Ninh nói riêng của cả nƣớc nói chung xứng đáng
với tƣ cách của miền đất quan họ, miền đất của các liền anh, liền chị làm „vui lòng
khách đến, vừa lòng khách đi‟, để đúng với câu „đến hẹn lại nên‟ của ngƣời dân
miền Quan họ. Từ đó giới thiệu văn hóa dân gian Việt Nam ra thế giới cũng là một
cách để phát triển ngành du lịch mang lại lợi nhuận cho tỉnh Bắc Ninh nói riêng,
tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lí luận về VHKD và các chính sách, qui định về VHKD của CTKD
các dịch vụ trong lễ hội;
- Tình hiểu thực trạng quản lý và thực hiện VHKD của các CTKD trong lễ hội
những năm qua (giai đoạn 2010 - 2014) của tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện VHKD của CTKD trong các
LHTT tỉnh Bắc Ninh.
14
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về VHKD và các chính sách chủ yếu về VHKD hiện hành ở
Bắc Ninh.
- Dùng bảng hỏi và phƣơng pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu và mô tả việc thực
hiện VHKD của CTKD các dịch vụ tại LHTT lớn nhƣ: Hội Lim, hội chùa Phật
Tích, hội Đền Bà Chúa Kho, Hội Đền Đô.
- Tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện VHKD của CTKD các dịch
vụ tại LHTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế điều tra bằng bảng hỏi tại các LHTT
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, phƣơng pháp luận văn sử dụng là:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phƣơng pháp phân tích định lƣợng, thống kê toán học.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chính sách và việc thực hiện VHKD của
CTKD các dịch vụ phục vụ lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu chính sách và việc thực hiện các
chính sách về VHKD của CTKD các dịch vụ phục vụ LHTT trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
15
+ Về khách thể nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu việc thực hiện VHKD của
các CTKD từ góc độ nhận xét của bản thân CTKD, Ban quản lý lễ hội (BQL) và du
khách tham gia LH (DK).
+ Về địa bàn nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực trạng việc thực hiện VHKD của
các CTKD tại một số lễ hội qui mô lớn tại tỉnh Bắc Ninh: Hội Lim, Hội đền Bà
Chúa Kho, Hội Phật Tích, Hội Đền Đô.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn có kết cấu
gồm 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau :
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu
Chƣơng 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng việc thực hiện VHKD của CTKD các dịch vụ phục vụ LHTT
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chƣơng 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao việc thực hiện VHKD của các
CTKD các dịch vụ phục vụ LHTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
16
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh trong các LHTT
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
VHKD theo quan điểm của tác giả Nguyển Văn Diễn trong tác phẩm “ Khái niệm
văn hóa trong kinh doanh” cho rằng “VHKD là việc sử dụng các nhân tố văn hóa
vào hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh
tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn đinh
và đặc thù của họ.” [4]
Trong giáo trình “Văn hóa kinh doanh”, tác giả Dƣơng Thị Liễu cho rằng “ VHKD
là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh
doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ
với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực” [10].
Vì vậy việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào các hoạt động kinh doanh (HĐKD) sẽ
đem lại cho CTKD một sứ mạng cao cả - sứ mạng phát triển con ngƣời, đem lại sự
phồn thịnh và hạnh phúc cho con ngƣời, sự phồn vinh, vững mạnh cho đất nƣớc, sự
vẻ vang cho dân tộc. Nhận thức đƣợc sứ mạng đó con ngƣời sẽ hăng say lao động,
không ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí dám hy sinh cả lợi ích riêng của mình
đóng góp vào lợi ích chung của đất nƣớc, của xã hội. Do vậy, VHKD là bộ phận
cấu thành của nền văn hóa dân tộc, phản ánh trình độ của con ngƣời trong lĩnh vực
kinh doanh. Bản chất của VHKD là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái
tốt, cái đẹp. Cái lợi tuân theo cái tốt, cái đúng, cái đẹp. Ngƣợc lại, cái đúng, cái tốt,
cái đẹp là cơ sở bền vững cho hoạt động sinh ra cái lợi. VHKD của các nhà kinh
doanh đƣợc nhận biết qua hai phƣơng diện chính:
17
Thứ nhất, các nhân tố văn hóa (hệ giá trị, triết lý sống, tâm lý) đƣợc vận dụng vào
quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hóa về dịch vụ phù hợp với nhu
cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hóa. Đó chính là kiểu kinh doanh có văn hóa,
kiểu kinh doanh phù hợp với nét đẹp của văn hóa dân tộc.
Thứ hai, các giá trị, sản phẩm văn hóa nhƣ hệ giá trị, triết lý, tập tục, nghệ thuật
kinh doanh riêng mà CTKD tạo ra trong quá trình hoạt động và hành nghề kinh
doanh của họ, có tác dụng cổ vũ biểu dƣơng đối với kiểu kinh doanh có văn hóa mà
họ đang theo đuổi. Đó chính là lối hoạt động, lối sống có văn hóa của CTKD.
1.1.1.2. Nội dung của Văn hóa kinh doanh
Nhƣ vậy có thể thấy, VHKD là những giá trị văn hóa gắn liền với HĐKD thể hiện:
- Trong hình thức, mẫu mã sản phẩm;
- Trong quảng bá, truyền thông, quảng cáo về sản phẩm;
- Trong cách bài trí, bày bán, giới thiệu về sản phẩm và cả về cách chọn, bố trí máy
móc, dây truyền công nghệ;
- Trong cách thức tổ chức bộ máy nhân sự;
- Trong quan hệ giao tiếp ứng xử của ngƣời bán với ngƣời mua;
- Trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng…
Hiểu rộng ra là trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, phƣơng thức tiến hành
kinh doanh, phƣơng thức quản lý kinh doanh với toàn bộ các khâu các điều kiện
liên quan của nó nhằm tạo ra hiệu quả kinh doanh nhất định.
VHKD là một phƣơng diện của văn hóa trong xã hội, kinh doanh có văn hóa đòi hỏi
CTKD không chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận của cá nhân lên hàng đầu mà còn mang
đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng, cho đối tác và cả xã hội. CTKD cần
áp dụng trong HĐKD của doanh nghiệp và cả trong hành vi ứng xử với khách hàng.
Từ các quan điểm trên có thể thấy rằng, VHKD là văn hóa của nghề kinh doanh, là
văn hóa của cộng đồng kinh doanh, là văn hóa của giới doanh nhân.
18
Nghiên cứu về VHKD đang là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết đối
với doanh nhân Việt Nam. Vấn đề này đƣợc đề cập ở khắp các lĩnh vực của kinh
doanh. Trong thực tế, chúng ta mới chỉ quan tâm nhiều đến việc xây dựng VHKD,
văn hóa doanh nhân của các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp….nhƣng đối với các
CTKD tại các lễ hội (LH) mang tính đặc thù hình thái kinh doanh khác với doanh
nghiệp, thể hiện nét văn hóa đặc trƣng riêng tại các lễ hội truyền thống (LHTT) của
ngƣời Việt Nam còn vẫn là vấn đề bỏ ngỏ chƣa đƣợc quan tâm.
1.1.1.3. Đặc trƣng của văn hóa kinh doanh
VHKD theo tác giả Dƣơng Thị Liễu trong giáo trình “Văn hóa kinh doanh” có
những đặc trƣng cơ bản sau:VHKD có tính tập quán, VHKD có tính cộng đồng,
VHKD mang tính dân tộc, VHKD mang tính chủ quan, VHKD mang tính khách
quan, VHKD mang tính kế thừa, VHKD mang tính học hỏi, VHKD mang tính tiến
hóa. Ngoài các đặc trƣng trên VHKD còn có những nét riêng để phân biệt VHKD
với văn hóa ở các lĩnh vực khác thông qua hai đặc trƣng cơ bản sau:
- VHKD xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trƣờng vì VHKD chỉ ra đời khi nền
sản xuất hàng hoá phát triển đến mức kinh doanh trở thành hoạt động phổ biến và
chính thức trở thành một nghề, xã hội ra đời một tầng lớp mới, đó là tầng lớp doanh
nhân. Vì vậy ở bất kì một xã hội nào khi có HĐKD đều có VHKD dù các thành
viên trong xã hội có ý thức đƣợc sự tồn tại của nó hay không. VHKD đƣợc hình
thành cho một hệ thống những giá trị, những cách cƣ xử đặc trƣng cho các thành
viên trong lĩnh vực kinh doanh.
- VHKD phải phù hợp với trình độ kinh doanh của CTKD, vì đó là sự thể hiện tài
năng, phong cách, thói quen, sự thành công của các CTKD đó. Ví dụ: thái độ,
phong cách, quan điểm làm việc của doanh nhân Việt Nam thời kinh tế nông
nghiệp, tự cung, tự cấp sẽ không thể nhanh nhạy, sắc bén và cập nhật thông tin nhƣ
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay. Tác phong của họ nhiều khi chậm chạp,
lề mề, tùy tiện. Thói quen sử dụng ngƣời thân trong gia đình vào các vị trí quan
trọng hơn là quan tâm đến phát triển năng lực toàn diện cho nhân viên.
19
Về cơ bản trình độ phát triển của VHKD là do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
qui định. Trong một nền kinh tế hàng hóa đã phát triển- nơi mà ở đó các quan hệ
kinhh doanh đã đi vào chiều sâu, các CTKD đã biết thực hiện mục đích tìm kiếm lợi
nhuận một cách có văn hóa thì các giá trị tốt đẹp sẽ đƣợc thể hiện ngay từ ý thức,
quan điểm kinh doanh cho đến những tri thức về sự lựa chọn mặt hàng, lựa chọn
phƣơng thức hoạt động từ hình thức, nội dung của quảng cáo cho đến phong cách
giao tiếp ứng xử trong mọi mối quan hệ. Ngƣợc lại, ở các quốc gia nền kinh tế chƣa
phát triển, kinh doanh vẫn mang tính tự phát, vấn đề nghiên cứu về VHKD là điều
vô cùng quan trọng để các CTKD trên con đƣờng tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân
phải quan tâm tới các yếu tố cốt lõi để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững.
1.1.1.4. Khái niệm văn hóa kinh doanh trong lễ hội truyền thống
VHKD trong LHTT có thể đƣợc định nghĩa từ những khái niệm về VHKD nhƣ sau:
“Văn hóa kinh doanh trong lễ hội truyền thống là toàn bộ các giá trị văn hóa được
chủ thể kinh doanh chọn lọc tạo ra và sử dụng trong các hoạt động kinh doanh tại
các lễ hội truyền thống tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó.”.
VHKD trong các LHTT đƣợc thể hiện qua loại hàng hóa, mẫu mã, chất lƣợng sản
phẩm, việc trƣng bày, quảng bá, phƣơng thức, chủng loại sản phẩm, trong cả cách
cung ứng và cách giao tiếp ứng xử với ngƣời mua, cách thức cung cấp dịch vụ hậu
mãi đối với khách hàng và cả cách ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp- ngƣời cùng
kinh doanh trong LH nhƣ mình và thậm chí với cả những ngƣời quản lý việc kinh
doanh trong LHTT… VHKD trong LH vì vậy có những tập tục, qui ƣớc thói quen
đặc trƣng tùy theo từng vùng miền, từng LH ở Việt nam.
Vì vậy kinh doanh trong các LHTT, CTKD không chỉ và không thể chỉ đặt mục tiêu
lợi nhuận cá nhân trƣớc mắt lên hàng đầu mà còn phải thể hiện VHKD đẹp đẽ thể
hiện nét truyền thống của địa phƣơng, giữ gìn truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn
hóa của địa phƣơng nói riêng và niềm tự hào của cả dân tộc trong việc kinh doanh
của mình. Điều này cũng là cách thức để nâng tầm kinh doanh của bản thân, nâng
cao lợi nhuận lâu bền của bản thân một cách bền vững thông qua việc ứng xử, đối
20
đãi, giao tiếp kiên trì, lịch sự, nhã nhặn, gần gũi với khách hàng, trong việc giữ gìn
đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) thể hiện ở việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, chữ tín
trong kinh doanh dịch vụ cung ứng đảm bảo thời gian, chất lƣợng, nguồn gốc, xuất
xứ của sản phẩm… dịch vụ bảo hành, bảo đảm, dịch vụ hậu mãi để đảm bảo vừa
bán đƣợc sản phẩm vừa thể hiện và tuyên truyền đƣợc nét đẹp truyền thống của LH
cho du khách. Qua đó nâng cao các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa, quảng bá
nét đẹp về con ngƣời, văn hóa, lịch sử, nâng tầm giá trị VHKD tại các LH ngày
càng thu hút đƣợc đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc.
Đặc trưng của VHKD trong các LHTT .
Hoạt động kinh doanh trong LHTT là hoạt động kinh doanh có những nét đặc trƣng
riêng. Đó là hoạt động kinh doanh ngắn ngày, mang tính thời vụ và khác với các
hoạt động kinh doanh thông thƣờng ở các đặc tính sau:
Hoạt động kinh doanh trong các LHTT mang tính cộng đồng: LH chỉ đƣợc sinh ra,
tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng ngƣời.
Cộng đồng đó lớn thì phạm vi của LH cũng lớn. Bởi vậy mới có LH của một dòng
họ, một ấp, một làng, một xã, một huyện, một vùng và của cả một quốc gia. LHTT
là sự kiện mang màu sắc văn hóa đặc trƣng riêng của từng vùng, từng cộng đồng
ngƣời đó. LH đó có thể ngày càng đƣợc mổ rộng, phát triển hoặc có thể bị thu hẹp
hoặc biến mất do khả năng thu hút đƣợc lƣợng ngƣời tham gia.
LHTT luôn thể hiện hai phần quan trọng thể hiện trong từ “lễ hội” đó là phần “lễ”
và phần “hội”. “Lễ” là hệ thống những hành vi thể hiện sự tôn kính của con ngƣời
với thần linh hay những con ngƣời, những vật đƣợc cộng đồng đó coi là linh thiêng
và đƣợc thờ cúng để mang lại sự phồn vinh, hạnh phúc của con ngƣời ở cộng đồng
đó phản ánh ƣớc mơ chính đáng của con ngƣời trƣớc cuộc sống mà bản thân họ
chƣa có khả năng thực hiện. “Hội” là hoạt động sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ
thuật mang tính cộng đồng của một cộng đồng ngƣời.
Chính vì vậy hoạt động kinh doanh trong các LHTT phải đáp ứng cả phần “lễ” và
phần “hội”. Hoạt động kinh doanh hƣớng tới việc phục vụ cộng đồng cƣ dân LH và
21
du khách tham gia LH. LH qui mô lớn thì hoạt động kinh doanh tại các LH cũng
lớn theo, LH qui mô nhỏ thì hoạt động kinh doanh kéo theo có qui mô nhỏ và
thƣờng là ngắn ngày hơn, tƣơng xứng với việc phục vụ du khách trong từng LH trên
các địa bàn, vùng miền cụ thể.
Hoạt động kinh doanh trong các LH mang tính địa phương: LH đƣợc sinh ra và tồn
tại bởi một cộng đồng dân cƣ trên một địa bàn nhất định vì vậy LH thƣờng gắn với
một vùng đất nhất định. Bởi vậy, LH ở địa phƣơng nào mang bản sắc văn hóa của
địa phƣơng đó. Tính địa phƣơng của LH chính là điều chứng tỏ LH gắn bó chặt chẽ
với đời sống của nhân dân, đáp ứng đời sống tinh thần, nhu cầu tín ngƣỡng và
những ƣớc mơ, mong mỏi của ngƣời dân địa phƣơng đó. LHTT thể hiện không chỉ
ở nội dung LH mà còn ở phong cách của LH. Phong cách đó có thể đƣợc thể hiện ở
lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng ở các trò
chơi dân gian thi đấu vật, thì chọi gà, lễ hội đâm trâu, múa khiên, ném lao…Hàng
hoá phục vụ ở mỗi LH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu tâm linh khác nhau ngoài
các dịch vụ cơ bản về ăn ở, đi lại…vì vậy cần có sự khác nhau về mẫu mã, chủng
loại, phù hợp với sự khác biệt và thể hiện sự phong phú đặc trƣng của LH.
Văn hóa kinh doanh của lễ hội truyền thống mang tính cung đình: Đa phần các
nhân vật đƣợc suy tôn thành thần linh trong các LH của ngƣời Việt, là những ngƣời
đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xƣa. Bởi vậy những nghi lễ diễn ra trong
LH, từ tế lễ, dâng hƣơng, đến rƣớc kiệu đều mô phỏng những sinh hoạt nơi cung
đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, nghi lễ… Điều làm cho
LH trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho
ngƣời tham gia cảm thấy đƣợc nâng lên một vị trí khác với ngày thƣờng, đáp ứng
nhu cầu về tâm lý, những khát khao nguyện vọng của nhân dân. Thực tế cho thấy,
LH càng trang trọng, tôn nghiêm thì sức hút đối với du khách càng mạnh, tƣơng
ứng với nó là cách phục vụ của ngƣời bán hàng, của ban tổ chức cũng cần nâng lên
để phù hợp với nghi lễ của LH.
22
Văn hóa kinh doanh trong lễ hội truyền thống mang tính dân tộc: VHKD trong các
LH nằm trong văn hóa của dân tộc. CTKD của các lễ hội đều thuộc về một dân tộc,
một địa phƣơng cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân
tộ, mang tính đặc thù của từng địa phƣơng, thể hiện vào các hoạt động kinh doanh
(HĐKD) nên suy nghĩ cảm nhận chung của những ngƣời làm kinh doanh trong từng
LH. Quá trình kinh doanh chịu ảnh hƣởng của văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền
chi phối hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Tại các vùng, miền khác
nhau cách thức bán hàng, chủng lọa hàng hóa, cách ứng xử với du khách khác nhau.
Ngƣời Việt nam sống dựa vào thiên nhiên “ơn trời mƣa nắng phải thì” do vậy
HĐKD của hầu hết các chủ thể kinh doanh về quan niệm ngƣời mua hàng đầu tiên
sẽ quan trọng trong việc bán hàng cả ngày hôm đó của họ nên những ngƣời mua
hàng chọn quá kĩ, trả giá xong không mua chủ hàng có thể ngay lập tức “đốt vía” để
giải đen. Cũng chính vì vậy, vào những ngày đầu năm tại các chùa nổi tiếng du
khách đi lễ là doanh nhân chiếm tỉ lệ đông đảo hơn các đối tƣợng khác trong xã hội
nhằm mục đích “cầu may”.
Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống mang tính chủ quan: VHKD là sự
thể hiện quan điểm, phƣơng hƣớng, chiến lƣợc và cách thức tiến hành kinh doanh
của một CTKD cụ thể. Tính chủ quan của VHKD thể hiện thông qua việc các
CTKD khác nhau sẽ có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự vật hiện
tƣợng kinh doanh. Do vậy, khi đến với HĐKD tại các LHTT có nhiều CTKD hƣớng
đến việc phục vụ khách hàng với mong muốn „đến hẹn lại lên”, “ ngƣời ơi ngƣời ở
đừng về” rất mến khách, mong muốn năm sau lại có dịp gặp lại khách quen, họ bán
hàng trung thực trong giá cả, chất lƣợng giá cả, ngôn ngữ ứng xử giao tiếp trong
mua bán tạo cho du khách sự yêu mến, hài lòng, tin tƣởng. Bên cạch đó một số
CTKD lợi dụng lòng tin của khách nên thiếu tính trung thực trong phục vụ, lừa đảo,
kinh doanhh kiểu chộp giật tạo cảm giác khó chịu, đề phòng cho du khách.
Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống mang tính khách quan: VHKD
của các CTKD trong các LH đƣợc hình thành trong cả qúa trình, chịu sự tác động
của các nhân tố bên ngoài xã hội, yếu tố lịch sử, yếu tố hội nhập trong giai đoạn
23
hiện nay nên nó tồn tại khách quan ngay cả đối với các CTKD. Có các giá trị
VHKD buộc các CTKD phải chấp nhận chứ không thể thay đổi theo ý muốn chủ
quan của mình.
Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống mang tính thời vụ: Các LH ở
đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Bắc Ninh diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, một số ít
diễn ra vào mùa thu do vậy HĐKD phục vụ LH cũng thƣờng diễn ra vào mùa xuân-
sau tết cổ truyền. Các sản phẩm phục vụ LH cũng có những nét khác nhau tƣợng
trƣng cho ý nghĩa tâm linh khác nhau đƣợc thể hiện thông qua các đồ lễ và các vật
phẩm, đồ lƣu niệm… bán cho du khách. Những sản phẩm này cũng mang tính thời
vụ vì đa phần chỉ phục vụ cho LH nên thƣờng chỉ đƣợc sản xuất và bày bán vào dịp
LH, ít hoặc thậm chí không đƣợc tiếp tục bán vào các ngày thƣờng sau đó.
Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống mang tính kế thừa: Trong quá
trình phục vụ ngƣời dân và du khách, mỗi thế hệ kinh doanh sẽ cộng thêm những
đặc trƣng riêng của mình vào truyền thống kinh doanh trƣớc khi truyền lại cho thế
hệ sau. Đối với HĐKD trong các LHTT yếu tố kế thừa là vô cùng quan trọng. Việc
truyền lại những nét văn hóa, những bí quyết của gia đình, dòng tộc của quê hƣơng
là việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa, bản sắc của dân tộc. Đó còn là sức
hút đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Nếu du khách đến với LH mà thiếu yếu
tố truyền thống thì thiếu hẳn đi động lực, sức hút và nó không còn là điểm đến là kế
hoạch tham gia LH của họ trong những năm kế tiếp và cũng không còn là điểm
đƣợc họ ghi nhớ, giới thiệu cho bạn bè, ngƣời thân đến với LH. Các LH càng lâu
đời, càng giữ đƣợc vẻ linh thiêng, uy nghiêm, càng đáp ứng đƣợc nhu cầu tâm linh
của con ngƣời càng có sức hút mạnh đối với ngƣời dân và du khách trong và ngoài
nƣớc. Vì vậy, hơn bất kì điều gì việc giữ gìn, bảo tồn, kế thừa và phát huy yếu tố
truyền thống của các HĐKD phục vụ lễ hội là yếu tố hết sức quan trọng. Điều này
đƣợc thể hiện ở các vật phẩm bày bán, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lƣợng là
những đặc sản của địa phƣơng, vùng miền, mang đậm ý nghĩa văn hóa, lịch sử, yếu
tố tâm linh đặc trƣng trong từng LH cụ thể…và phong cách phục vụ đặc trƣng, thái
độ của CTKD.
24
Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống mang tính học hỏi: Tuy HĐKD
trong các LHTT mang đậm sắc thái cổ truyền, LH trong quá trình vận động của lịch
sự cùng dần dần tiếp thu những yếu tố đƣơng đại. Những trò chơi mới, những sản
phẩm mới- kết quả của sự tiến bộ về kỹ thuật, khoa học- công nghệ, cách bài trí
mới, những tiến bộ của khoa học nhƣ loa đài, video, tăng âm, cát xét, máy móc
mới… đã tham gia vào LH giúp cho việc tổ chức LH cũng nhƣ việc thực hiện nghi
lễ, các hoạt động trong LH đƣợc dễ dàng, thuận lợi, tiết kiện thời gian, công
sức…hơn. Không gian tổ chức LH có xu hƣớng mở rộng hơn, không còn bó hẹp
trong khuôn viên của nơi thờ cúng nhỏ bé nữa. Điều này có đƣợc do sự điều kiện
kinh tế của địa phƣơng, của đất nƣớc, của ngƣời dân ngày càng cao cùng với nó là
nhu cầu tâm linh, giải trí của con ngƣời cũng cao dần lên. Những giá trị của VHKD
không chỉ thuộc về văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội hay do CTKD sáng lập và sở
hữu mà còn đƣợc phát triển, tích lũy qua sự phát triến, qua giao lƣu, học hỏi…
trong quá trình hoạt động. Nó đƣợc hình thành và phát triển từ kinh nghiệm xử lý
các vấn đề và trong quá trình phục vụ ngƣời dân và du khách… Tính học hỏi sẽ
giúp VHKD của các CTKD phát huy đƣợc mặt mạnh, hạn chế điểm yếu, điểm chƣa
tốt, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đem lại lợi nhuận ngày càng cao của CTKD.
Tuy nhiên, sự tiếp thu, học hỏi này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nhiên, tự
nguyện của nhân dân, của CTKD và đƣợc cộng đồng chấp nhận, không phải sự sự
ép buộc hay lồng ghép tùy tiện, vô lý mà vẫn giữ đƣợc nét đẹp truyền thống. Trong
qúa trình tiếp cận với du khách vẫn đảm bảo yếu tố giữ đƣợc nét đẹp văn hóa truyền
thống nhƣng có sự bổ sung, rút kinh nghiệm trong các dịch vụ phục vụ để có thể
ngày càng tốt đẹp hơn nhƣ: nhanh chóng, hiệu quả, giá thành hợp lý, không gây
phiền nhiễu, ức chế cho du khách… Dịch vụ nhà nghiể cần phải thuận tiện, đầy đủ
tiện nghi thiết yếu, có hƣớng dẫn cụ thể và có niêm yết giá; dịch vụ giữ xe cũng cần
nhanh chóng, thuận tiện khi khách có nhu cầu gửi hay lấy xe, giá cả cũng phải đƣợc
niêm yết và thực hiện theo đúng qui định; dịch vụ đồ lễ cũng phải đầy đủ , nhanh
chóng, có hƣớng dẫn và qui định giá cả, tránh bịp bợm hay lừa đảo vì đã là lễ thì
không thể mà cả do vậy giá cả cụ thể, đƣợc công bố trƣớc là vấn đề rất quan trọng
25
để du khách có thể tự do lựa chọn mà không cảm thấy bị hớ hoặc ấm ức; dịch vụ ăn
uống vừa đảm bảo phục vụ nhanh chóng, giá cả hợp lý vừa phải đảm bảo vệ sinh và
bảo vệ môi trƣờng…
Văn hóa kinh doanh trong các lễ hội truyền thống mang yếu tố tâm linh: LH là dịp
con ngƣời đƣợc trở về với nguồn cội tự nhiên, nguồn cội dân tộc nên nó có ý nghĩa
thiêng liêng trong tâm khảm mỗi ngƣời. LH thể hiện sức mạnh của cộng đồng, làng
xã, địa phƣơng hay của cả quốc gia, dân tộc. Ngƣời Việt nam nói chung đều thờ
chung một vị thần, có chung một mục tiêu đoàn kết để vƣợt qua khó khăn và cùng
chung một ƣớc muốn, nguyện vọng là có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc… Khi
cuộc sống đã đạt đƣợc sự ấm no, thái bình thì LH là nơi con ngƣời thể hiện mong
muốn cao hơn và là nhu cầu hƣởng thụ, sáng tạo những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần của mỗi tầng lớp dân cƣ. LHTT là một hình thức giáo dục, là nơi chuyển
giao cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống và sự quí báu cần thiết phải giữu
gìn chúng. Thế hệ sau cần phải không những giữ gìn, kế thừa mà còn phải phát huy
theo những cách riêng vừa kết hợp đƣợc yếu tố tâm linh vừa kết hợp đƣợc yếu tố
giải trí. Do vậy, kinh doanh trong LHTT phải thỏa mãn đƣợc cả nhu cầu tâm linh
của du khách đi lễ đầu năm là cầu tài, cầu lộc, cầu tự… và cũng cần phải thỏa mãn
nhu cầu giải trí, thƣởng thức và mở rộng tầm hiểu biết về văn hóa…Thiếu một trong
các yếu tố này đều làm giảm sức hấp dẫn của LH: sự linh thiêng của LH càng lớn
thì sức hút với du khách càng nhiều, LH càng đặc sắc, các hoạt động văn hóa kết
hợp giải trí, đặc sản, dịch vụ càng nhiều, càng phong phú thì càng có nhiều ngƣời
tham gia. Qui mô của LH ngày càng phát triển, nhu cầu của con ngƣời ngày càng
cao thì VHKD trong các LH cũng đƣợc đòi hỏi ngày càng cao. Chính vì vậy mà các
CTKD trong các LH cũng ngày càng phải rút kinh nghiệm, học hỏi nâng cao trình
độ phục vụ, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở xứng tầm với nó. Việc kinh
doanh trong LH không còn dừng lại ở qui mô địa phƣơng, vùng miền hay trong
nƣớc mà đã lớn mạnh lên tầm quốc tế, phục vụ khách quốc tế. Đặc biệt trong điều
kiện kinh tế phát triển, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay việc kinh doanh và
thực hiện VHKD ngày càng đƣợc đòi hỏi cao hơn.