Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.52 KB, 19 trang )

Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
MỤC LỤC

Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN MỸ
1.1. Ngành thủy sản Mỹ
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP)
được ước tính cho năm 2010 là trên 14.660 tỷ USD (chiếm khoảng 23% tổng sản
lượng thế giới dựa trên GDP danh nghĩa, và gần 21% theo sức mua tương đương).
Mức thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người năm 2009 của Mỹ là 46.442 USD
đứng hạng 4 thế giới theo sức mua tương đương. Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăng
trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ thuật, công
nghệ, khả năng nghiên cứu và đầu tư vốn cao.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ gồm có 48 tiểu bang lục địa, tiểu bang Alaska giáp
Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình
Dương. Ngoài ra, quốc gia này còn có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc
hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. Hệ thống sông Mississippi
-Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo
hướng chính là Bắc-Nam. Với những đặc điểm tự nhiên này, Mỹ là một trong
những quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú bậc nhất thế giới. Theo
đánh giá của Hoa Kỳ, trữ lượng có thể khai thác hàng năm là từ 6-7 triệu tấn hải sản
nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này, người ta chỉ hạn chế ở mức 4,5-5
triệu tấn/ năm. Xu thế chung của ngành thủy sản Mỹ hiện nay là giảm dần sản
lượng khai thác tự nhiên và tăng dần sản lượng nuôi trồng.
Đặc điểm nổi bật của khai thác thủy sản Mỹ là họ đặc biệt đề cao vấn đề chất
lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Do đó, định hướng của họ là hạn chế khai thác
các đối tượng kém giá trị và tăng cường khai thác các đối tượng có nhu cầu và giá
trị cao trên thị trường. Các khu vực khai thác được phân định rõ ràng và quản lý rất
khoa học, chặt chẽ dựa trên các luật lệ. Nghề khai thác phát triển chủ yếu ở các
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ


bang Alaska, Louisiana, Washington và California. Các đối tượng khai thác chính
của ngành thủy sản Mỹ là cua biển, tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá trích và một số
loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ khác. Tổng sản lượng khai thác thủy sản của Mỹ chiếm
khoảng 6% tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn thế giới, đứng hàng thứ 5 sau
Trung Quốc, Nhật Bản, Peru và Chile.
Bắt đầu từ những năm 80, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu
dùng và bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản, ngành nuôi trồng thủy sản mới thực sự
phát triển ở Mỹ và nhanh chóng trở thành là một lĩnh vực thương mại phát triển
mạnh. Tính thương mại trong lĩnh vực này thể hiện rất rõ khi Hoa Kỳ chỉ nuôi trồng
những loài quý có nhu cầu cao và sinh lời lớn. Vì vậy, tuy sản lượng khá cao nhưng
lại chỉ tập trung vào một số loài như cá nheo, cá hồi, cá rô phi và hàu.
Sản lượng nuôi trồng năm 1980 là 92 nghìn tấn trị giá 192 triệu USD. Năm
2005 mức sản lượng tăng 376 nghìn tấn trị giá 1,117 tỷ USD. Đến năm 2009, mức
sản lượng là 328 nghìn tấn tương đương giá trị là 1,166 tỷ USD. Nhìn chung trong
các năm gần đây, sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản gần như không biến
động mạnh hay mở rộng quy mô do khi nuôi trồng thì Chính phủ yêu cầu doanh
nghiệp chú trọng đến việc phải xử lý chất thải từ khu vực sản xuất thâm canh, sự
phá hủy của các khu vực đầm lầy ven biển…
Bảng 1.1: Bảng sản lượng nuôi trồng và sản xuất dự kiến của Mỹ 2005-2009
Đơn vị: tấn
Loại 2005 2006 2007 2008 2009

Cá da trơn 274664 258049 255781 233564 215888
Cá hồi 9410 10485 11001 16714 14074
Cá “striped pass” 5448 5409 5098 5434 3871
Cá rô phi 7803 9072 9072 9072 9979
Cá hồi nước ngọt 27504 22525 22249 16213 16640
Nhuyễn thể
Nghêu 5699 5129 4873 4140 4628
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Tôm hùm 35171 37972 51992 53258 46717
Trai, sò 436 457 387 327 333
Hàu 6219 10000 9500 14748 14536
Tôm 4082 3538 2722 1932 1724
Tổng của ngành 376428 362636 372675 355492 328389
Nguồn: Văn phòng khoa học và công nghệ Thủy sản Hoa Kỳ NOAA
Nhìn chung, ngành thủy sản của Mỹ phát triển khá mạnh cả về chất và
lượng. Tuy nhiên, do mục tiêu kinh tế của ngành, chỉ có một số loại sản phẩm nhất
định có giá trị kinh tế cao được khai thác và nuôi trồng. Điều này cũng có nghĩa là
nguồn cung của thị trường thủy sản Mỹ chỉ giới hạn trong một số sản phẩm quý, có
giá trị cao và vẫn còn những phân khúc thị trường sản phẩm ở mức giá trung bình
và rẻ rộng mở chào đón các doanh nghiệp nước ngoài.
1.2. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Mỹ
Mặc dù tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người của Mỹ vẫn ổn định ở mức 16
pounds /năm trong vòng 10 năm trở lại đây, nhưng dự đoán sức tiêu thụ sẽ tăng
do sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày càng rẻ. Năm 2010, người Mỹ chi khoảng
80.2 tỷ USD cho các sản phẩm từ thủy hải sản, tương ứng với gần 6 tỷ tấn thủy
sản/năm. Đến năm 2025, dự đoán nhu cầu sẽ tăng thêm khoảng hai triệu tấn so
với mức hiện tại.
Có nhiều yếu tố dẫn đến mức tiêu thụ thủy sản lớn của người Mỹ phải kể đến
như: lượng dân số (305 triệu người – đông thứ 3 thế giới), mức thu nhập ( cao thứ 4
thế giới tính theo PPP), sở thích tiêu dùng và đặc biệt phải kể đến sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống chế biến và phân phối sản phẩm gồm mạng lưới các siêu thị,
nhà hàng, cửa hàng,chợ,…
Theo Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ, 5 sản phẩm thủy sản đứng đầu tiêu thụ hiện
nay là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá nheo, chiếm 76% tổng tiêu
thụ thủy sản của Mỹ. Dự đoán các sản phẩm cá tươi và đông lạnh sẽ chiếm tỉ trọng
tăng dần trong tổng tiêu thụ.
1.3. Xuất khẩu thủy sản của Hoa Kỳ
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Mỹ được chia làm 2 nhóm chính đó là
nhóm sản phẩm dùng cho tiêu dùng và sản phẩm dành cho công nghiệp.
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Bảng 1.2: Xuất khẩu thủy sản của Mỹ năm 2009- 2010
(khối lượng: tấn; giá trị: nghìn USD)
Mặt hàng 2009 2010
Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị
1. Hàng thủy sản tiêu dùng 1.154.977 3.979.693 1.239.087 4.379.760
1.1 TS tươi sống và đông lạnh 1.019.883 3.270.514 1.109.789 3.716.102
1.2 TS đóng hộp 75.710 274.676 75.640 248.248
1.3 TS khô 2.322 15.532 1.982 14.459
1.4 Trứng cá muối 34.590 341.426 32.410 332.225
1.5 các loại khác 22.522 77.545 19.266 68.726
2. Hàng thủy sản công nghiệp (thức
ăn gia súc, dầu cá và các loại khác)
- 15.655.966 - 17.971.238
Tổng - 19.635.659 - 22.350.998
Nguồn : NOAA
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiêu dùng của Mỹ năm 2010 đạt 1.3 triệu tấn
tương đương với giá trị là 4.4 tỷ USD, tăng gần 100 nghìn tấn và 399.5 triệu USD
so với năm 2009. Xuất khẩu thủy sản tươi sống và đông lạnh đóng vai trò quan
trọng nhất trong xuất khẩu hàng thủy sản tiêu dùng đạt 1,1 triệu tấn tương đương
với giá trị 3.7 tỷ USD, tăng 89.3 triệu tấn và 445 triệu USD so với năm 2009. Các
mặt hàng tươi sống và đông lạnh xuất khẩu chủ yếu gồm: cá hồi (591.6 triệu USD),
Surimi (287.4 triệu USD) và tôm hùm (441.9 triệu USD). Các sản phẩm đóng hộp
xuất khẩu được 75.6 nghìn tấn tương đương 248.2 triệu USD. Cá hồi đóng hộp là
mặt hàng đóng hộp xuất khẩu chính chiếm tới 54.3% về mặt khối lượng và 72.3%
về mặt giá trị.
Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu dành cho công nghiệp của Mỹ bao gồm
thức ăn gia súc, dầu cá và một số chế phẩm khác. Giá trị xuất khẩu của nhóm

mặt hàng này lớn hơn nhiều so với các mặt hàng thủy sản tiêu dùng. Năm 2010,
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Mỹ đã xuất khẩu được gần 18 tỷ USD các mặt hàng thủy sản công nghiệp, tăng
2.3 tỷ so với năm 2009, lớn hơn 4 lần so với giá trị xuất khẩu hàng thủy sản tiêu
dùng trong năm .
Các thị trường xuất khẩu chính của Mỹ là Trung Quốc (28%), Nhật
Bản(18%), Canada (12%), Hàn Quốc (7%), Đức (5%) và Hà Lan (4%). Khu vực
xuất khẩu chính của thủy sản Mỹ là các nước châu Á, chiếm tới 59% tổng khối
lượng xuất khẩu của Mỹ, tiếp theo đó là châu Âu (23%) và Bắc Mỹ (15%).
1.4. Nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ
Hiện nay Mỹ là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau
EU và Nhật Bản. NK thủy sản của Mỹ đã tăng liên tục trong hơn thập kỷ qua, từ 5 tỉ
USD năm 1990 lên 11,3 tỉ USD năm 2004, và năm 2010 là 14,8 tỷ USD, hơn 1,7 tỷ
so với năm 2009. Nhập khẩu thủy sản bao gồm các sản phẩn thủy sản tươi, đông
lạnh, đóng hộp… Các loại thủy sản nhập khẩu chủ yếu là tôm, 4,3 tỷ USD chiếm
28,9% tổng nhập khẩu sản phẩm thủy sản. Sau đó là cá hồi tươi và đông lạnh vào
khảng 1,7 tỷ USD. Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu quan trọng khác là cá rô phi, cá
ngừ, và nhuyễn thể. Cá rô phi trở thành mặt hàng có sức tăng trưởng mạnh nhất trong
tổng nhập khẩu thủy sản của Mỹ, do nhu cầu đối với loại cá thịt trắng tự nhiên tiếp
tục tăng với tốc độ rất cao. Hiện tại 86% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhập
khẩu
Các nước cung cấp hàng thủy sản lớn cho Mỹ có Canađa là nhà cung cấp
chính về tôm hùm chế biến, Thái Lan là nhà cung cấp chính về tôm, Trung Quốc
cung cấp tôm và cá rô phi, Việt Nam, Inđônêxia, Ecuađo, Mêhicô và Ấn Độ cung
cấp tôm và Chilê cung cấp cá hồi. Trong năm 2010, Trung Quốc, Canada, Thái lan
là nhà cung cấp chủ yếu cho thị trường Mỹ, tổng nhập khẩu thủy sản từ ba quốc gia
này là 6,9 tỷ USD. Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu hàng thủy sản vào Mỹ được
867 triệu USD chiếm 5% trong tổng nhập khẩu của Mỹ.
Biểu đồ 1.1: Các nhà cung cấp thủy sản chính cho Mỹ năm 2010
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ
Bên cạch việc nhập khẩu các mặt hàng thủy sản cho tiêu dùng, Mỹ còn sử
dụng cho một số ngành công nghiệp. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu các sản phẩn
thủy sản cho công nghiệp là 12,6 tỷ USD và xuất khẩu được 18 tỷ USD. Các sản
phẩm thủy sản dành cho công nghiệp là thức ăn gia súc, dầu cá,…. Mỹ nhập
khẩu chủ yếu từ khu vực EU ( 3,5 tỷ USD mà chủ yếu là Pháp với 1,3 tỷ USD),
Châu Á( 6,2 tỷ USD, đặc biệt là Trung Quốc 2,1 tỷ USD, Thái Lan và Ấn Độ
khoảng 1 tỷ USD). Đồng thời Mỹ cũng xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ
5,9 tỷ USD trong đó Canada và Mexico là thị trường lớn nhất, EU 2,8 tỷ USD và
Châu Á với 6,7 tỷ USD.
Nhìn chung thì xuất khẩu và nhập khẩu hàng thủy sản của Mỹ có sự chênh
lệch và có thâm hụt các cân thanh toán lớn. Kể từ năm 1992, ngành thủy sản Mỹ
luôn chịu thâm hụt thương mại ngày càng tăng, năm 2010 mức thâm hụt thương
mại trong lĩnh vực thủy sản tiêu dùng đã đạt mức kỷ lục 10.4 tỉ USD. Về triển vọng
lâu dài thì tăng trưởng của nhập khẩu sẽ mạnh hơn nhiều so với xuất khẩu.
Biểu đồ 1.2: Giá trị xuất nhập khẩu hàng thủy sản cho tiêu dùng của Mỹ
giai đoạn từ 2000-2010
đơn vị tỷ USD
Nguồn: Văn phòng khoa học và công nghệ Thủy sản Hoa Kỳ NOAA
Bảng 1.3. Bảng cân đối xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ(tỷ USD)
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
2007 2008 2009 2010
XK 20,053 23,367 19,635 22,350
NK 28,777 28,456 23,554 27,388
XK-NK -8,724 -5,089 -3,919 -5.038
Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
SANG MỸ
2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới
Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008,
tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm. Sau mức giảm 5,5%
của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD,
tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2007-7
th
2011
ĐVT: Sản lượng (nghìn tấn); Kim ngạch (triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch (%)
2007 2008 2009 2010
7
th
2011
2008/
2007
2009/
2008
2010/
2009
7
th
2010/
7
th
2011
Sản
lượng
1.164 1.239 1.219 1.353 0.748 6.4 -1,6 11,3 +3,9
Kim

ngạch
3.760 4.510 4.251 5.034 3.184 19,9 -5,7 18,4 +26,7
Nguồn: Hải quan Việt Nam - Tổng cục thống kê
Năm 2007, sau khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO
đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Trong năm 2007, ngành
thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu được 1.164 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt kim
ngạch 3,76 tỷ USD, vượt 4,4% so với kế hoạch. Năm 2008 đạt 4,5 tỉ USD với sản
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
lượng xuất khẩu trên 1.239 nghìn tấn, tăng 6,4% về lượng và 19,9% về giá trị so với
năm 2007.
Năm 2009, hàng thủy sản nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD,
giảm 5,7% so với năm 2008. Nguyên nhân là do dư âm của khủng hoảng tài chính
đã tác động đến các nước nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam.
Năm 2010 được xem là một năm thành công của ngành thủy sản Việt
Nam khi thiết lập con số kỷ lục mới với kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD. Cả
nước đã xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn thủy sản, trị giá trên 5,03 tỷ USD, tăng 11,3%
về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009.
Giá trị XK thủy sản chính ngạch của cả nước trong tháng 7 năm 2011 đạt
570,3 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái; 7 tháng đầu năm 2011 đạt
gần 3,2 tỷ USD (gồm cả lũy kế), tăng 26,7%.
 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng
thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm,
nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô.
Bảng 2.2: Sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007–7
th
2011
ĐVT: Nghìn tấn
Mặt
hàng

Năm Chênh lệch (%)
2007 2008 2009 2010
7
th
2011
2008/2
007
2009/
2008
2010/
2009
7
th
2011/
7
th
2010
Tôm 160,5 192 209 240,9 124,5 18 8,9 13,4 11,3
Cá tra
& basa
372 644 608 659,4 375,4 73,1 -5,6 7,4 3,7
Loại
khác
631,5 403 402 452,9 248,2 -36,2 -0,2 15,2 -7,6
Nguồn: Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta là tôm, cá tra và sau đó là các
sản phẩm đánh bắt từ biển và nuôi trồng.
Tôm là nhóm sản phẩm chủ lực chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu thủy
sản qua các năm. Vị trí mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2 là cá tra và cá basa đông

lạnh. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy
sản Việt Nam.
 Về thị trường xuất khẩu
Ba khối thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật
Bản chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam.
Trong đó dẫn đầu là thị trường EU. Các thị trường quan trọng khác như Tây Ban
Nha, Đức, Hà Lan, Ý, Nga, Australia, Canada, Đài Loan, Hồng Kông…
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường
giai đoạn 2007 -7
th
2011
ĐVT: Nghìn USD
Thị
trường
Năm Chênh lệch (%)
2007 2008 2009 2010 7
th
2011 7
th
2011 /7
th
2010
EU 923.965 1.149.207 1.050.453 515.000 738,702 +20,8
Nhật
Bản
753.593 830.154 760.725 373.000 464,088 +0,1
Mỹ 728.523 738.888 711.149 339.000 605,999 +39,3
Khác 1.363.622 1.791.867 1.728.986 820.000 1.375.811 -

Tổng 3.763.703 4.510.116 4.251.313 2.047.000 3184,618 +26,7
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU, thủy sản
Việt Nam còn có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng lớn như
Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang 2
thị trường này đều tăng mạnh, với mức tăng lần lượt là 28% và 22% so với năm
2009; xu hướng này tiếp tục giữ vững trong năm 2011.
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi trong bối cảnh
nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nhiều nước tăng lên. Tại Anh và nhiều nước châu
Âu, các ngư trường thai thác chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản trong 6
tháng. Ngày 16/7/2011, Anh đã tổ chức “Ngày phụ thuộc vào thuỷ sản” để đánh
dấu thời điểm nước này buộc phải dựa hoàn toàn vào nguồn cung của nước
ngoài. Tại các nước châu Âu khác, tình trạng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu
còn nghiêm trọng hơn.
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ
Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho thị trường Mỹ, đồng
thời cũng là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 ở thị trường này. Nguồn cung tôm cỡ
lớn của Việt Nam có vai trò quan trọng trên thị trường này.
Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ, 2004 – 9T/2010
Nguồn: Tổng cục hải quan
Từ biểu đồ trên có thể thấy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng cả về
lượng và giá trị kim gạch. Năm 2004 chúng ta xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 80.000
tấn, trị giá hơn 500 triệu USD, đến năm 2009 Việt Nam xuất gần 123.000 tấn
thủy sản sang thị trường Mỹ, trị giá trên 713 triệu USD, tăng 14.6% về khối
lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị. Tiếp đến 9 tháng đầu năm 2010, XK thủy sản
Việt Nam sang Mỹ đạt trên 108.000 tấn, trị giá 666,66 triệu USD, tăng đáng
kể so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là tốc độ tăng giá trị (37,4%) bằng gần gấp rưỡi
so với khối lượng (23,7%). Như vậy thủy sản XK sang Mỹ đã có cải thiện

đáng kể về giá và mức độ chế biến sâu.
Bảng 2.4: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ từ 2007- 7th 2011
(sản lượng: nghìn tấn; giá trị: triệu USD)
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Mỹ
Năm
2007 2008 2009 2010 7th 2011
Sản lượng 102,21 106,56 127,48 151,94 99.75
Giá trị 728.52 738.88 711.15 955.93 605.99
Nguồn: Tổng cục hải quan
Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã trở thành một trong ba thị trường tiêu
thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam, mặc dù có hai vụ kiện “chống bán phá
giá” (CBPG) đối với tôm và philê cá tra đông lạnh. Mấy năm gần đây, giá trị
XK sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt
Nam; riêng 9 tháng đầu năm 2010 chiếm 19%, tăng đáng kể so với mức trên 16%
của cả năm 2009.
Vào năm 2011, xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ hứa hẹn sẽ có đột phá
khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả xem xét hành chính đối với
mặt hàng tôm và cá tra của VN xuất khẩu vào thị trường này. Trong 7 tháng đầu của
năm 2011, thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ đạt sản lượng 99.75 nghìn tấn tương ứng với
606 USD tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
 Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ:
Các mặt hàng thủy sản XK chính gồm tôm, chiếm 26,4% tổng giá trị
XK tôm của Việt Nam; cá tra (11% tổng XK cá tra); cá ngừ (45,3%); nhuyễn
thể (3,7%).
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 6
th
2010
(sản lượng: nghìn tấn; giá trị: triệu USD)

Sản lượng Chênh lệch SL
6
th
2010/6
th
2009
Giá trị Chênh lệch GT
6
th
2010/6
th
2009
Cá các loại 41 25.5 159 30.9
Tôm 15 -2.8 153.6 3.2
Mực và
bạch tuộc
1.3 6.5 5 11.4
Hải sản
khác
2.7 -28 21 -20.8
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trong 6 tháng/2010, xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt gần 339 triệu USD,
tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu cá các loại đạt 41
nghìn tấn, trị giá đạt hơn 159 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và 30,9% về trị giá.
Đứng thứ hai là tôm các loại với 15 nghìn tấn, trị giá là 153,6 triệu USD, giảm 2,8%
về lượng và tăng 3,2% về trị giá; mực và bạch tuộc đạt 1,3 nghìn tấn, trị giá là 5
triệu USD, tăng 6,5% về lượng và 11,4% về trị giá; hải sản loại khác đạt 2,7 nghìn
tấn với trị giá 21 triệu USD, giảm 28% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với 6
tháng đầu năm 2009.
Mặc dù thị trường tiêu thụ tôm của Mỹ thường biến động và cạnh tranh

gay gắt, nhưng tôm Việt Nam đã có uy tín tốt trên thị trường này. Có nhiều
triển vọng XK từ nay đến cuối năm vẫn thuận lợi và đạt giá trị cao hơn
đáng kể so với năm 2011. Bên cạnh đó, thuế chống bán phá giá (CBPG) mà các
doanh nghiệp tôm VN phải chịu trong đợt xem xét hành chính lần thứ 5 (POR 5)
thấp hơn nhiều so với kết quả của POR 4. Đối với cá tra, với mức thuế CBPG bằng
0 trong kết quả sơ bộ của POR 7, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuỷ sản
của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Ngoài ba mặt hàng chủ đạo trên, Việt Nam còn XK sang Mỹ các sản
phẩm nhuyễn thể, chủ yếu là mực và bạch tuộc. Tuy vậy, trong 9 tháng đầu
năm nay giá trị XK đạt được không lớn và giảm khá sâu so với cùng kỳ năm trước,
giảm 18.3% về khối lượng và 12,7% về giá trị.
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
III. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. Đánh giá
3.1.1. Ưu điểm
a. Về quy mô xuất khẩu
Với nhiều nỗ lực trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam xuất khẩu
sang Mỹ ngày càng tăng cả về sản lượng cũng như giá trị kim ngạch. Trong giai
đoạn 2007 – 2010, sản lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hàng năm
tăng gấp 1,5 lần, từ 102,21 nghìn tấn lên 151,94 nghìn tấn đồng thời giá trị kim
ngạch tăng gấp 1,3 lần, từ 728.52 triệu USD vào năm 2007 lên 955.93 triệu USD
vào năm 2010. Nguồn cung thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trên thị
trường này, đặc biệt là tôm và các loại cá. Đây là kết quả tích cực của việc thúc đẩy
thương mại quốc tế của Việt Nam và Mỹ.
b. Về cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang Mỹ của Việt Nam khá đa dạng,
gồm các loại các, mực, tôm và nhuyễn thể, trong đó tôm và các loại cá của Việt
Nam đóng vai trò quan trọng trên thị trường này.
=> Việc tăng cường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ cả về sản lượng lẫn giá

trị kim ngạch, đồng thời đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu đã thúc đẩy công nghiệp chế
biến thủy sản phát triển, tuy mới chỉ ở những bước đầu tiên, làm chuyển đổi cơ cấu
kinh tế ven biển, góp phần đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống cho ngư dân
Việt Nam, qua đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
3.1.2. Nhược điểm
a. Về quy mô và cơ cấu xuất khẩu:
Mặc dù hàng năm đều có sự gia tăng số lượng và giá trị mặt hàng thủy sản
Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhưng kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng của
cả hai nước, nhất là với khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường
rộng lớn và tiềm năng như Mỹ. Tuy hoạt động xuất khẩu có nhiều tiến bộ nhưng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ còn quá nhỏ bé, chỉ chiếm 5%
tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ (theo Tổng cục hải quan Việt Nam).
Mặt khác, các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu vẫn ở
dạng sơ chế, giá trị chưa cao trong khi thị trường Mỹ có nhu cầu cao về các mặt
hàng đã qua tinh chế. Vì vậy chưa có sự phù hợp cao trong việc xuất khẩu hàng
thủy sản Việt Nam với nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ. Nhiều chuyên gia cho
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
rằng nếu duy trì xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thô thì tăng trưởng số lượng sẽ
chậm hoặc dừng lại.
b. Về khả năng thông quan của hàng thủy sản Việt Nam ở Mỹ:
Thị trường Mỹ là một thị trường thủy sản nổi tiếng khó tính của thế giới với
các cơ chế và biện pháp bảo hộ các ngành sản xuất trong nước như các quyền hạn chế
nhập khẩu theo luật môi trường (Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972, luật cưỡng
chế đánh bắt cá bằng lưới nổi ngoài khơi) và hàng rào kỹ thuật đa dạng và phức tạp
của Mỹ (tiêu chuẩn HACCP). Hiên nay, một số lượng đáng kể các thuỷ sản của Việt
Nam đã bị trả lại ngay từ khi được nhập tại các cảng của Mỹ bởi vì chúng không phù
hợp với các qui định của Mỹ về yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm và chất lượng
đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
c. Về khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ:
Mỹ là một trong những thị trường thủy sản tiềm năng và rộng lớn nhất thế

giới, do đó, cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt. Hiện nay có hơn 100 nước
xuất khẩu đủ các mặt hàng thủy sản sang Mỹ, trong đó có nhiều nước có truyền
thống lâu đời trong buôn bán thủy sản với Mỹ như Thái Lan (tôm sú đông, đồ hộp
thủy sản), Indonesia (cua, cá ngừ, cá rô phi), Canada (tôm hùm, cua), do đó, sự cạnh
tranh sẽ ngày càng quyết liệt.
Trong khi đó, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường
này còn yếu và chính các doanh nghiệp chưa có ý định nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
Sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Mỹ, về luật lệ làm
ăn của Mỹ còn quá ít. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp và mới lạ đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với 50 tiểu bang riêng biệt cùng với
hai hệ thống pháp luật cùng song song tồn tại (luật liên bang và luật của từng bang)
sẽ tạo nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng,
xây dựng hợp đồng, chưa có kế hoạch đầu tư đường dài khi tạo thị trường mới, yếu
về công tác marketing, xúc tiến thương mại. Mặc dù thị trường Mỹ có một hệ thống
phân phối khá bài bản nhưng các doanh nghiệp của ta chỉ tiếp cận với các nhà nhập
khẩu, chưa tiếp cận với các nhà tiếp thị và bán lẻ để sản phẩm đến tận tay người tiêu
dùng. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chỉ cần bán được sản
phẩm cho các đối tác ở Mỹ mà không cần quan tâm sản phẩm đến với người tiêu
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
dùng với nhãn mác, tên gọi nào. Hoặc không ít doanh nghiệp đã dùng giải pháp đổi
nhãn mác, tên sản phẩm hay tên công ty mỗi khi họ bị phát hiện trong hành vi phạm
lỗi. Bởi vậy, phần lớn thủy sản Việt Nam lưu thông trên thị trường Mỹ không mang
nhãn mác Việt Nam.
3.2. Giải pháp
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn hiện nay có thể
nhận định là “nhà lớn nhưng mà cửa hẹp”. Với mức nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3
trên thế giới, nhưng Mỹ lại là thị trường rất khó tính với nhiều quy định, tiêu chuẩn,
những rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này. Vì vậy, để thâm

nhập thành công vào thị trường Mỹ, Việt Nam cần phải có các giải pháp tổng thế,
toàn diện cho ngành thủy sản.
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước.
Góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
không thể thiếu được vai trò của nhà nước, cụ thể là:
- Tăng cường nghiên cứu thì trường và xúc tiến thương mại: Trong những
năm qua tuy đã có sự gia tăng về quy mô và mở rộng cơ cấu các mặt hàng xuât
khẩu nhưng trên thực tế, nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt
Nam và tiềm năng quan hệ thương mại giữa hai nước. Nhà nước cần phải tăng
cường nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại để cung cấp những thông tin đẩy
đủ và chính xác về kinh tế, chính trị, luật pháp, những quy định, tiêu chuẩn (tiêu
chuẩn HACCP- Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến
thực phẩm ) …cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
- Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ nuôi trồng chế biến thủy sản
để định hướng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, đảm bảo tính ổn định của
nguồn hang , mở rộng cơ cấu xuất khẩu thủy sản.
- Đưa ra những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế. Theo bộ luật Liên bang Mỹ, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào
đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị
trường Mỹ. HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền công
nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản
phẩm cuối cùng. Vì thế, nhà nước có thể từng bước đưa ra những tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường có
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
nhiều điểm tương đồng với tiêu chuẩn HACCP, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng trong nước và phục vụ công tác xuât khẩu
Ngoài ra cần phải có các chính sách hỗ trợ về tín dụng, để nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nuất khẩu thủy sản, hỗ trợ giải quyết khó khăn về
vốn, trong đó chủ yếu là hỗ trợ lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, giảm bớt
các yêu cầu về thế chấp và định giá tài sản thế chấp cần phù hợp hơn với giá thị

trường. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục thuế và hải quan, cụ thể, đơn giản
hóa thủ tục hoàn thuế đầu vào, tinh giản các thủ tục và quy trình hải quan, triển khai
thuế và hải quan điện tử. Thu hút đầu tư vsào ngành thủy sản, nâng cao trình độ
nguồn nhân lực…
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
Bên cạnh các giải pháp từ phía nhà nước thì các doanh nghiệp cũng cần chủ
động đưa các giải pháp để thúc đẩy xuât khẩu thủy sản sang Mỹ, cụ thể là:
-Tăng cường nghiên cứu tìm hiều thị tường: Muốn hàng Việt Nam thâm
nhập sâu vào thị trường Mỹ, trước tiên doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ về
những đối thủ cạnh tranh quan trọng của mình. Càng hiểu rõ về tập quán kinh
doanh, chính sách giá cả, những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh,
doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra một vị thế cạnh tranh vững chắc cho mình.
Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp công ty Mỹ không
thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòi hỏi mọi việc phải được
trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ thường có nhu
cầu xuất nhập hàng hóa rất lớn. Đây mới chính là các đối tác chủ yếu của các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam Mặc dù thị trường Mỹ có một hệ thống phân phối khá
bài bản nhưng bên cạnh việc tiếp cận với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng cần tiếp cận với các nhà tiếp thị và bán lẻ để sản phẩm đến tận tay người
tiêu dùng.
Việc tham gia vào hoạt động của hiệp hội Thủy sản Mỹ có thể được xem như
một trong những biện pháp thâm nhập vào thị trường Mỹ hiệu quả nhất. Thông qua
hiệp hội, các công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể được tiếp xúc trực tiếp với
các công ty thành viên qua mạng Internet, họp mặt, thư từ Và điều quan trọng là
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
doanh nghiệp còn thường xuyên được cung cấp các số liệu về tình hình kinh doanh,
xu hướng giá cả cũng như được giải đáp các vướng mắc về thủ tục kinh doanh.
-Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: hiện nay, phần lớn thủy sản Việt
Nam lưu thông trên thị trường Mỹ không mang nhãn mác Việt Nam, việc xây dựng
thương hiệu đã được một số các doanh nghiệp triển khai nhưng chưa mang lại hiệu

quả như mong muốn. Chỉ một vài DN đồng bộ và chuẩn hóa quy trình nuôi, chế
biến, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu và quy định là chưa đủ làm cho người tiêu dùng
và các nhà nhập khẩu Mỹ hài lòng, tin cậy.Vì vậy Việc xây dựng thương hiệu quốc
gia cần trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện nay, để tạo dựng được lợi thế
cạnh tranh bền vững nhờ hình ảnh thương hiệu.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp xuât khẩu thủy sản cần
có phương hướng phát triển bền vững bằng cách cải thiện chất lượng, áp dụng các
hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bắt buộc mà
Mỹ quy định Việc lạm dụng kháng sinh tại các vùng nuôi nguyên liệu cần được xóa
bỏ, khuyến khích việc sử dụng các giải pháp bảo vệ môi trường vùng nuôi. Cần tăng
cường công tác nghiên cứu, đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến để sản xuất các
mặt hang thủy sản đã qua chế biến, nâng cao chất lượng, giảm giá thành đáp ứng
nhu cầu của Mỹ và tăng sức cạnh tranh. Cần chú trọng hơn về bao bì mẫu mã sản
phẩm theo hướng tiện dụng, bắt mắt.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải có chính sách đào tạo đội ngũ nhân lực,
vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp.

×