Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
Mở đầu 2
I Phần thứ nhất
Thực trạng dự án vay vốn của ông Hoàng Văn Bình 4
1 Quá trình thực hiện dự án 4
2 Nguyên nhân dẫn đến dự án không trả được nợ đến hạn 5
3 Những bất cập trong quản lý và hậu quả 8
II Phần thứ hai
Phương án giải quyết 10
1 Mục tiêu xử lý tình huống 10
2 Nội dung các phương án 10
3 Phương thức thực hiện phương án 3 14
III Phần thứ ba
Những kiến nghị về việc đổi mới chính sách cho vay giải quyết
việc làm, tăng cường hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo
trong giai đoạn tới
15
Kết luận 19
Tài liệu tham khảo 21
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
*
* *
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, trong những năm qua thường xuyên đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định, đứng hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên,
với mục tiêu “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” thì vấn đề xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người
lao động nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường đang được
xem là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta.
Trong những năm qua, cùng với tiến trình đổi mới, sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh thì việc gia tăng
dân số ở nước ta đã và đang đưa công tác giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Trong khi đó, nguồn
nội lực của đất nước như tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng đất đai, số vốn
nhàn rỗi trong dân và đặc biệt lực lượng lao động trẻ năng động, giàu sức
sáng tạo, với khát vọng và bầu nhiệt huyết sục sôi muốn góp sức phát triển
kinh tế đất nước và làm giàu chính đáng lại chưa được khai thác, phát huy
triệt để.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định, muốn đưa đất nước ta từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán trở thành một nước
công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề phát huy mọi nguồn nội lực là rất
quan trọng. Việc giải quyết vấn đề vốn là cần thiết cấp bách. Bởi vì, cùng
với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân sẽ góp
phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ
trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục...
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, với phương châm “Cho cần câu
hơn cho xâu cá”, trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã triển khai thực hiện
chính sách cho vay giải quyết việc làm cho người lao động theo Nghị quyết
120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
Sau hơn mười năm thực hiện, chương trình cho vay giải quyết việc
làm cho người lao động ở nước ta đã mang lại nhiều thành công, được bạn
bè quốc tế công nhận và đánh giá cao về những kết quả mà chương trình
này đem lại. Ước tính mỗi năm đã tạo việc làm mới và việc làm thêm cho
trên một triệu người. Riêng năm 2002 ước tính đạt 1,42 triệu người, tăng
1,4 % so với năm 2001. Cơ cấu lao động đã có bước chuyển biến tích cực
theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao
động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 2002, tỷ trọng lao động làm việc
trong khu vực nông nghiệp là 60,95 %; khu vực công nghiệp là 15,08 % và
thương mại dịch vụ là 23,96 %. Do kết quả giải quyết việc làm đã giảm tỷ
lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống 6,01 %; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian
lao động ở nông thôn lên 75,29 %. Mặc dù đã đạt được kết quả đáng khích
lệ, song trên thực tế việc triển khai chương trình này ở một số vùng, địa
phương ở nước ta còn có những tồn tại, vướng mắc nhất định. Tiểu luận
này đề cập đến việc vay vốn theo chương trình xoá đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm của ông Hoàng Văn Bình tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc
Sơn thành phố Hà Nội và xin có một số trao đổi, kiến nghị xung quanh vấn
đề này, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của những đồng vốn cho vay, góp
phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân theo những mục tiêu của
Đảng, Nhà nước đã đề ra, từng bước khắc phục những hạn chế, tồn tại của
việc triển khai chương trình này.
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG DỰ ÁN VAY VỐN CỦA ÔNG HOÀNG VĂN BÌNH
1. Quá trình thực hiện dự án.
Ông Hoàng Văn Bình là cựu chiến binh thời kỳ chống Mỹ sinh sống
tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Thực hiện chủ
trương của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân huyện Sóc
Sơn về cho vay vốn giải quyết việc làm, năm 1999, ông Bình đã được Uỷ
ban nhân dân xã Thanh Xuân giao cho làm chủ một dự án vay vốn từ quỹ
quốc gia giải quyết việc làm.
Nội dung dự án: Sử dụng nguồn vốn vay để tập trung cải tạo, khai
thác một số diện tích đất đai đồi núi trọc và đất đai còn hoang hoá ở địa
phương để tiến hành sản xuất. Qui mô dự án bao gồm: Trồng mới 20 ha
cây ăn quả (vải, nhãn); trồng mới 7 ha chè và nuôi thả cá trên diện tích mặt
nước 3 ha. Tổng số vốn ông Bình được vay là 120 triệu đồng, thời hạn vay
3 năm, lãi suất 0,7 % tháng. Theo dự kiến ban đầu thì dự án sẽ thu hút từ 30
- 40 lao động tại địa phương. Ông Bình có thể trả lãi sau từng năm hoặc
thanh toán một lần cả gốc lẫn lãi khi kết thúc dự án.
Dự án được bảo đảm bằng tín chấp của Uỷ ban nhân dân xã và đã
được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội phê duyệt
vào tháng 9/1999. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội giao cho
phòng Kinh tế - Phát triển nông thôn huyện Sóc Sơn trực tiếp theo dõi dự
án và phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các nội dung tới chủ
dự án. Phòng Kinh tế - Phát triển nông thôn huyện Sóc Sơn đã cử cán bộ
phối hợp cùng Kho bạc Nhà nước huyện Sóc Sơn thẩm định lại dự án. Sau
khi dự án được thẩm định, Kho bạc nhà nước huyện Sóc Sơn đã cấp phát
trực tiếp số tiền vay một lần cho chủ dự án vào ngày 16/9/1999.
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sau khi nhận được vốn, ông Bình đã tổ chức triển khai thực hiện các
nội dung của dự án. Cuối năm thứ nhất (2000), ông Bình đã đến Kho bạc
Nhà nước huyện Sóc Sơn thanh toán khoản lãi của năm đầu tiên. Đến cuối
năm thứ hai (2001), với lý do việc sản xuất gặp khó khăn do điều kiện tự
nhiên không thuận lợi, ông Bình đã xin hoãn nợ và chuyển sang thanh toán
khi kết thúc dự án. Thực trạng quá trình sử dụng vốn của ông Hoàng Văn
Bình như sau:
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
TT Năm Vốn Tổng thu
Lãi phải
trả
Số tiền đã
thanh toán
Số tiền
còn nợ
1 2000 120.000 25.000 10.080 10.080 120.000
2 2001 120.000 10.050 10.080 0 130.080
3 2002 130.080 45.000 10.926 30.000 111.006
Bảng: Quá trình sử dụng vốn của ông Hoàng Văn Bình
Như vậy, đến thời hạn kết thúc dự án (tháng 9/2002), chủ dự án chỉ
thanh toán được 30 triệu đồng, số tiền gốc vay và toàn bộ tiền lãi là 111
triệu đồng phải chuyển sang nợ quá hạn. Qua kiểm tra, xem xét thực tế thì
dự án này chỉ thu hút được 15 lao động, có thu nhập hạn chế và không đủ
khả năng trả nợ.
2. Nguyên nhân dẫn đến dự án không trả được nợ đến hạn.
Ban đầu việc triển khai dự án diễn ra thuận lợi. Các diện tích đất đai
đã được chủ dự án tập trung lao động và vốn để thực hiện trồng chè, vải,
nhãn, diện tích ao hồ được cải tạo lại và thả cá. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện dự án đã nảy sinh một số vấn đề khó khăn:
- Vào cuối năm 2000, với chủ trương đẩy mạnh công tác thương mại
của huyện, Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn đã ra quyết định thu hồi 3,5 ha
đất nằm trong khu đất sản xuất của dự án để xây dựng và mở rộng một hệ
thống chợ hiện đại. Số diện tích này chủ dự án chưa làm đầy đủ thủ tục
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
giao nhận đất, chưa được cấp quyền sử dụng đất tại thời điểm thu hồi đất
nên đã không được đền bù. Trên diện tích này, ông Bình đã tiến hành trồng
vải nhưng chưa đến thời kỳ thu hoạch, do đó số tiền đền bù năng suất cho
cây vải là rất thấp. Việc này đã gây thiệt hại cho ông Bình khoảng 23 triệu
đồng.
- Dự án lập từ tháng 2/1999 nhưng mãi tháng 9/1999 mới được phê
duyệt và thực hiện. Lúc này do điều kiện thời tiết nắng nóng, không phù
hợp với việc trồng cây nên một số cây mới trồng bị chết 20%, gây thiệt hại
trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư ban đầu và ảnh hưởng đến sản lượng thu
hoạch. Việc phê duyệt dự án do nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia gây
chậm trễ, lỡ thời vụ làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
- Trong thời gian thực hiện dự án, cây vải và cây nhãn nằm trong khu
sản xuất bị nhiễm sâu bệnh gây hại với tỷ lệ hại cao, trong khi đó chủ dự án
do hiểu biết hạn chế nên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh thấp. Thiệt hại do sâu
bệnh gây ra trên nhãn và vải trong hai năm 2001, 2002 đã làm cho chủ dự
án bị mất 30 - 35 % sản lượng thu hoạch. Hơn nữa, trong thời gian đầu
(năm 2000), do không chăm sóc tốt nên một số diện tích nhãn vải của dự án
còi cọc, phát triển không tốt gây ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.
- Đối với việc thả cá thì vào mùa mưa bão năm 2001 do gặp bão lớn,
chủ dự án lại chưa có nhiều kinh nghiệm, hồ nuôi cá đã bị nước tràn bờ,
gây thất thoát khoảng 35 % sản lượng cá dẫn đến nguồn thu từ việc nuôi cá
không đủ bù đắp chi phi ban đầu. Đây là nguyên nhân khách quan song chủ
dự án cũng chủ quan, chưa chuẩn bị kỹ để có thể đối mặt với thiên tai.
- Mặt khác, trong thời gian này, nhiều địa phương lân cận đã tiến
hành mở rộng diện tích trồng các loại cây vải, nhãn (Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hà Nam,...). Tại thời điểm năm 2001 và 2002, lượng vải xuất khẩu đi
Trung Quốc nhiều dẫn đến tình trạng bị ép giá, giá vải xuống thấp chỉ còn
2000 - 3000 đồng/1kg bán buôn nên dự án không đủ khả năng trả nợ.
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong khi đó, việc qui hoạch, đầu tư xây dựng mạng lưới chế biến rau quả
sau thu hoạch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nền sản xuất hàng hoá của
vùng nông thôn. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản sang thị
trường Trung Quốc của địa phương chưa phát huy tác dụng bảo hộ sản xuất
của nông dân một cách có hiệu quả.
- Về cây chè do không hợp đất đai và điều kiện tiểu khí hậu ở địa
phương nên đã bị chết nhiều. Trong tổng số 7 ha chè ban đầu đã có gần 3
ha chè bị chết, diện tích còn lại thì cây chè còi cọc, sâu bệnh phát sinh gây
hại nặng làm giảm đáng kể năng suất chè khi thu hoạch. Ở địa phương
không có cơ sở chế biến chè, chủ dự án chỉ bán sản phẩm dưới dạng chè
tươi hoặc dạng sơ chế với giá thu mua rất rẻ, thu nhập không đáng kể.
Nguyên nhân này là do việc xây dựng dự án vật nuôi, cây trồng chưa thật
phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương dẫn đến mức khả thi của dự
án không cao.
- Thời gian sinh trưởng của cây vải và nhãn dài, 3 năm là thời gian
quá ngắn chưa đủ để thu hồi vốn vay. Nguyên nhân này là do sự chuẩn bị
của chủ dự án chưa tốt, chưa tìm ra loại cây trồng thích hợp với điều kiện
của dự án nên hiệu quả không đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Chủ dự án
có ý định sử dụng nguồn lợi thu dược từ cây chè và nuôi cá để bổ sung, bù
chi phí sản xuất cho cây nhãn, vải là cây lâu năm có thời gian thu hồi vốn dài.
Nhưng trên thực tế, việc trồng chè và nuôi cá cũng gặp nhiều khó khăn bất lợi
(cả chủ quan lẫn khách quan) nên đã không đáp ứng được mục đich này.
- Trình độ của chủ dự án còn hạn chế. Khi công việc sản xuất gặp
khó khăn, bất lợi, chủ dự án đã không có đủ khả năng khắc phục, dẫn đến
thiệt hại là tất yếu. Hơn nữa, chủ dự án lại không báo cáo lên cơ quan cấp
trên để nhận được trợ giúp, trong khi các cơ quan này (Kho bạc Nhà nước
huyện Sóc Sơn, Phòng Kinh tế - Phát triển nông thôn huyện Sóc Sơn) lại lơ
là, xao lãng công tác kiểm tra giám sát.
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngoài ra còn có tâm lý là vốn vay sẽ được gia hạn nợ, đảo nợ hoặc
xoá nợ nên chủ dự án không triệt để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh và có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có biến động.
3. Những bất cập trong công tác quản lý và hậu quả.
- Trước hết, về đất đai: Các cơ quan xét duyệt, thẩm định dự án
không xem xét kỹ quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, dẫn
đến vùng đất đai thực hiện dự án nằm trong quy hoạch phát triển của
huyện, phải tiến hành giải toả. Trong khi đó cũng không kiểm tra xem điều
kiện tự nhiên ở địa phương có thích hợp cho việc trồng chè hay không? Đó
là sự thiếu trách nhiệm và hạn chế về trình độ của cán bộ, công chức trong
quá trình xét duyệt và thẩm định dự án. Chính quyền địa phương cũng
không công bố rộng rãi chương trình quy hoạch phát triển cho nhân dân
biết, dẫn đến lãng phí tiền của mà nhân dân đã đầu tư cho sản xuất khi bị
Nhà nước thu hồi.
- Dự án chỉ được hướng dẫn theo mẫu, dự án triển khai theo nhiều
nội dung khác nhau nhưng những nội dung này lại không phù hợp nhau về
chu kỳ sản xuất và vòng quay vốn. Chủ dự án không nhận được hướng dẫn,
trợ giúp từ các cơ quan chuyên môn dẫn đến việc chọn lựa các nội dung
thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Như việc thả cá chỉ hơn 1 năm là thu hồi
vốn, trong khi đối với cây ăn quả như nhãn vải thì phải mất 6, 7 năm mới
thu hồi được vốn. Như vậy, chủ dự án có thể sử dụng vốn không đúng mục
đích và khả năng thu hồi vốn không cao.
- Việc thẩm định dự án nhiều khi được làm theo kiểu hình thức vì
theo qui định trong thể lệ vay vốn thì chỉ cần một cán bộ đi thẩm định sau
đó ký vào hồ sơ thẩm định mà không qua kiểm soát, dễ dẫn đến việc thông
đồng giữa cán bộ thẩm định với chủ dự án hoặc việc thẩm định không đạt
yêu cầu do trình độ hạn chế của cán bộ thẩm định. Ngoài ra, cán bộ phê
duyệt dự án cho vay không có nghiệp vụ sâu về tín dụng như ngân hàng.
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Mặc dù công cuộc cải cách hành chính đã thu được nhiều kết quả,
song trên thực tế vẫn ít nhiều còn tồn tại cơ chế xin cho trong việc phê
duyệt dự án, dẫn đến tâm lý muốn kéo vốn thật nhiều về địa phương, xây
dựng dự án với số lượng lớn, nhưng dập khuôn một mẫu, việc thẩm định
tính khả thi của các dự án không cao, gây hậu quả là mất vốn, tạo kẽ hở cho
tiêu cực phát sinh, giảm sút pháp chế và giảm uy tín của cơ quan nhà nước.
- Việc áp dụng một mức lãi suất cho cả 3 kỳ hạn vay làm cho những
dự án dài ngày như trồng cây lâu năm sẽ bất lợi hơn dự án ngắn ngày.
- Việc bảo lãnh tín chấp bằng ngân sách xã chỉ mang tính chất hình
thức thuần tuý vì Thanh Xuân là một trong những xã nghèo nhất của
huyện Sóc Sơn, phải thường xuyên nhận trợ cấp của ngân sách cấp trên cho
công tác chi thường xuyên, nếu thực hiện cam kết tín chấp thì phải ngừng
hoạt động. Mà ngân sách xã cũng là một cấp ngân sách nhà nước, việc lấy
ngân sách cấp này trả cho ngân sách cấp kia là không có ý nghĩa về kinh tế
và không đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Sự phối hợp giữa Kho bạc nhà nước huyện với UBND xã không
chặt chẽ. Kho bạc huyện sau khi cấp phát cho vay một lần đã không thực
hiện đầy đủ chức năng giám sát, quản lý dự án một cách thường xuyên, do
đó không phát hiện kịp thời những sai sót của chủ dự án trong quá trình
thực hiện mà chỉ đến khi kết thúc kỳ hạn cho vay mới biết vốn vay được sử
dụng không đúng mục đích và không có hiệu quả thì đã quá muộn. Phòng
Kinh tế - Phát triển nông thôn huyện cũng không làm tròn trách nhiệm
trong khâu kiểm tra giám sát chủ dự án vì coi đây không phái là nhiệm vụ
chính. Trong khi đó, Uỷ ban nhân dân xã lại không thông báo kịp thời các
thông tin liên quan về quá trình thực hiện, triển khai dự án đối với kho bạc
huyện, dẫn đến thất thoát về vốn.
Nguyễn Hồng Nhật Trang 1