Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 –THCS THAM DỰ KỲ THI CẤP TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.74 KB, 8 trang )

UbND HuyÖn Thanh S¬n
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(§Ò thi cã 02 trang)
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 –THCS
THAM DỰ KỲ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Sinh học
(Thêi gian lµm bµi 150 phót kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1(3,0 điểm)
a) Trình bày quá trình đông máu? Máu ở động mạch luôn nhiều oxi và ít
cacbonic hơn máu ở tĩnh mạch là đúng hay sai? Vì sao? Nhờ đâu mà máu chảy thành
dòng liên tục trong hệ mạch?
b) So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ.
c) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ chuyển đến các tế bào của cơ thể người
theo những con đường nào? Trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim
thì gan đóng vai trò như thế nào?
Câu 2(1,5 điểm)
Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Giải thích?
Câu 3(1,5 điểm) Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
Câu 4(1,5 điểm)
a) Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN
mẹ.
b) Có mấy loại ARN? Nêu chức năng của từng loại.
Câu 5(1,5 điểm)
Thường biến là gì? Cho ví dụ. Cho biết mối quan hệ kiểu gen, môi trường và
kiểu hình.
Câu 6(2,0 điểm)
a) Vẽ sơ đồ giải thích người bị mắc bệnh tơcnơ(OX)
b) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào?
Câu 7(3,0 điểm)


Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về hai cặp gen ( kí hiệu 2
cặp gen là A, a và B, b) mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội phải
trội hoàn toàn.
- Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và di truyền
liên kết.
- Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau.
a) Xác định tỷ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên.
b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai
trong tất cả các trường hợp.
Câu 8( 2,0 điểm)
Một phân tử mARN có 700 nucleotit, gen B tổng hợp mARN đó có A=30% tổng
số nucleotit của gen . Gen trên nhân đôi liên tiếp 6 lần.
a)Chiều dài của gen là bao nhiêu micromet. Tính số lượng nucleotit mỗi loại
của gen.
b)Tính số lượng nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho gen
trên khi nhân đôi.
1
c)Gen B đột biến thành gen b, gen b ít hơn gen B một liên kết hidro nhưng
chiều dài 2 gen bằng nhau. Đột biến thuộc dạng nào ? Tính số lượng nucleotit từng
loại của gen b ? Hậu quả của đột biến đó ?
Câu 9(4,0 điểm)
1. Trong một cây lúa (2n = 8) người ta thấy số lần nguyên phân của tế bào A
nằm ở rễ và tế bào B nằm ở lá là 8 đợt. Tổng số tế bào con sinh ra sau những lần
nguyên phân của cả 2 tế bào trên là 40.
a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Biết rằng số lần nguyên phân
của tế bào B nhiều hơn số lần nguyên phân của tế bào A.
b) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc
thể đơn cho quá trình nguyên phân của cả hai tế bào trên.
2. Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập AaBbDdXX x
AaBbDdXY cho thế hệ con F1. Hãy tính.

- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY ở F1, biết rằng A, B, D là các gen trội hoàn toàn.
3. Ở một loài, xét 1 tế bào sinh dục đực sơ khai đi từ vùng sinh sản đến vùng
chín đã phân bào 6 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ tinh tạo 16 hợp tử lưỡng bội.
Tế bào trên đã trải qua những quá trình nào? Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
Hết
Họ và tên thí sinh: SBD:
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
2
PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 –THCS
THAM DỰ KỲ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Sinh học
Câu Nội dung trả lời
Điểm
Câu1
(3,0 điểm)
a) Trình bày quá trình đông máu? Máu ở động mạch luôn
nhiều oxi và ít cacbonic hơn máu ở tĩnh mạch là đúng hay sai?
Vì sao? Nhờ đâu mà máu chảy thành thành dòng liên tục trong
hệ mạch.
b) So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ.
c) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ chuyển đến các tế bào
của cơ thể người theo những con đường nào? Trên con đường
vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim thì gan đóng vai trò
như thế nào?
a) Trình bày quá trình đông máu?
Trong huyết tương có một loại protein hòa tan gọi là chất

sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu
của vết thương, các tiểu cầu vỡ giải phóng enzim. Enzim này
làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành
mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
+ Nói như vậy là sai: Vì động mạch phổi nhiều cacbonic
và ít oxi hơn tĩnh mạch phổi.
+ Máu chảy thành dòng liên tục là nhờ:
- Nhờ sự co bóp của tim tạo chênh lệch áp suất trong hệ
mạch.
- Sự đàn hồi của mạch máu tạo nên sóng mạch và sự co
dãn của cơ quanh mạch máu đã dồn ép máu chảy thành dòng
liên tục không dứt quãng theo nhịp đập của tim.
b) So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ.
* Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở
phổi, trao đổi khí ở tế bào.
- Sự trao đổi khí ở phổi cũng theo cơ chế khuếch tán từ
nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
* Khác nhau:
Hệ hô hấp của thỏ Hệ hô hấp của người
- Sự thông khí ở phổi chủ yếu
do hoạt động của cơ hoành và
lồng ngực do bị ép giữa 2 chi
trước nên không dãn nở về
phía hai bên
- Sự thông khí ở phổi do nhiều
cơ phối hợp hơn và lồng ngực
dãn nở cả về phía hai bên.
c) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ chuyển đến các tế bào
của cơ thể người theo những con đường nào?

- Trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim thì
0,5
0,125
0,125
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
3
gan đóng vai trò như thế nào?
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ chuyển đến các tế bào
của cơ thể người theo hai con đường.
+ Đường máu: Glucozo, axitamin, nước, muối khoáng hòa
tan vào máu, chảy qua gan về tim.
+ Đường bạch huyết: Glixezin và axit béo sau khi qua
màng ruột được tổng hợp thành lipit đặc trưng và một phần nhỏ
vào máu. Phần mỡ chủ yếu theo hệ bạch huyết vào tĩnh mạch
chủ trên về tim rồi phân bố cho các tế bào.
* Vai trò của gan trong việc vận chuyển các chất về tim.
- Điều hòa nồng độ đường trong máu.
- Lượng glucozo cơ thể dư thừa được gan biến đổi thành
glicozen dự trữ để duy trì nồng độ glucozo trong máu ổn định
0,25
0,25
0,125
0,125
Câu 2
(1,5điểm)
Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản

nào? Giải thích?
+ Học sinh phát biểu khái niệm đúng.
+ Loại biến dị này xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính.
+ Giải thích:
- Trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do
của NST kéo theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các
gen trên đó nên đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn
gốc NST.
- Khi thụ tinh các giao tử này tổ hợp với nhau tạo ra nhiều kiểu
hợp tử khác nhau về nguồn gốc -> nhiều kiểu gen khác P->
biểu hiện thành kiểu hình khác P.
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu3
(1,5 điểm)
Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra với các tế bào sinh
dưỡng, tế bào sinh dục sơ
khai, hợp tử
Xảy ra với tê bào sinh dục vào thời kì chín
- Có 1 lần tập trung trên mặt
phẳng xích đạo.
- Có hai lần tập trung trên mặt phẳng
xích đạo.
- Không xảy ra tiếp hợp và
trao đổi chéo
Xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo

- Ở kì giữa các NST tập trung
thành một hàng trên mặt
phẳng xích đạo
- Ổ kì giữa lần phân bào I NST tập
trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Từ một tế bào mẹ tạo ra hai
tế bào con có bộ NST giống
như bộ NST của tế bào mẹ.
- Từ một tế bào mẹ với 2n NST, qua hai lần
phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều có n
NST.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu4
(1,5 điểm)
a) Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân
đôi lại giống ADN mẹ.
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc bổ
sung và nguyên tác giữ lại một nửa. Nhờ đó 2 ADN con được
tạo ra giống ADN mẹ.
b) Có mấy loại ARN? Nêu chức năng của từng loại.
0,5
4
Có 3 loại ARN, t ARN, mARN, rARN.
- tARN: Có chức năng vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi
tổng hợp protein.
- mARN: Có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của

protein cần tổng hợp.
- rARN: Là thành phần cấu tạo nên riboxom- nơi tổng hợp
protein.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu5
(1,5 điểm)
- Thường biến là gì? Cho ví dụ. Cho biết mối quan hệ kiểu gen,
môi trường và kiểu hình.
+ Học sinh phát biểu khái niệm đúng.
+ Cho ví dụ đúng:
* Mối quan hệ kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
- Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho
con những kiểu hình đã hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen
quy định cách phản ứng trước môi trường.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi
trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen,
thường ảnh hưởng của môi trường.
- Các tính trạng số lượng ( phải thông qua cân, đong, đo đếm
mới xác định được.) thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu
hiện rất khác nhau.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
Câu6
(2,0 điểm)
a) Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế người mắc bệnh Tơcnơ ( 0X)
- Trường hợp I: Bố giảm phân bình thường, mẹ giảm phân
không bình thường. HS vẽ sơ đồ đúng.
- Trường hợp II: Mẹ giảm phân bình thường, bố giảm phân
không bình thường. Học sinh vẽ sơ đồ đúng.
b) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào?
- Học sinh phát biểu khái niệm đúng.
- Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết yếu.
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô
sẹo.
+ Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa
thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu7
(3,0 điểm)
Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về
hai cặp gen ( kí hiệu 2 cặp gen là A, a và B, b) mỗi cặp gen quy
định một cặp tính trạng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
+ Phép lai 1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương
đồng và di truyền liên kết.
+ Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng
khác nhau.
a) Xác định tỷ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên.

5
b) Viết các kiểu gen có cùng kiểu hình trội về cả hai tính trạng
ở mỗi phép lai trong tất cả các trường hợp.
a) Xác định tỷ lệ phân li kiểu gen của hai phép lai.
+ Trường hợp 1: P AB/ab x AB/ab.
Học sinh viết đúng sơ đồ và kết quả.
+ Trường hợp 2: Ab/aB x Ab/aB.
Học sinh viết đúng sơ đồ lai và kết quả.
Trường hợp 3: Ab/aB x Ab/ab.
Học sinh viết sơ đồ lai đúng.
+ Phép lai 2: AaBb x AaBb.
b) Phép lai 1. AB/AB, AB/Ab, AB/ab, Ab/aB ( có 5 kiểu gen)
Phép lai 2. AABB, AABb, AaBB, AaBb ( có 4 kiểu gen)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu8
(2,0 điểm)
Một phân tử mARN có 700 nucleotit, gen B tổng hợp mARN đó
có A=30% tổng số nucleotit của gen. Gen trên nhân đôi liên
tiếp 6 lần.
a) Chiều dài của gen là bao nhiêu micromet. Tính số lượng
nucleotit mỗi loại của gen.
b) Tính số lượng nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào
cung cấp cho gen trên khi nhân đôi.
c) Gen B đột biến thành gen b, gen b ít hơn gen B một liên
kết hidro nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau. Đột biến thuộc dạng

nào ? Tính số lượng nucleotit từng loại của gen b ? Hậu quả của
đột biến đó ?
a) Chiều dài của gen : L = 700x3,4 x10
-4
= 0,238 micromet.
- Số lượng nucleotit của gen: 700 x2 = 1400
- Số lượng nucleotit mỗi loại:
Theo đề bài và nguyên tắc bổ sung ta có: A = 30%
A+G = 50%
Giải hệ phương trình ta có. A=T = 30%, G= X = 20%
A=T = 1400x30% = 420 nu.
G = X = 1400 x 20% = 280 nu.
b) Số lượng nu mỗi loại môi trường cung cấp.
A = T = (2
6
– 1) x 420 = 26460 nu.
G = X = ( 2
6
-1) x 280 = 17640.
c) Gen b ít hơn gen B một liên kết hidro nhưng chiều dài hai
gen bằng nhau, đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp nu. Thay cặp
G-X bằng cặp A-T. Số nu mỗi loại của gen đột biến .
A=T = 421. G=X = 279. Đột biến chỉ làm thay đổi 1 bộ ba nên
có thể làm thay đổi 1 axitamin trong chuỗi axitamin.
1
0,5
0,5
1. Trong một cây lúa (2n = 8) người ta thấy số lần nguyên
phân của tế bào A nằm ở rễ và tế bào B nằm ở lá là 8 đợt.
6

Câu9
(4,0 điểm)
Tổng số tế bào con sinh ra sau những lần nguyên phân của cả
2 tế bào trên là 40.
a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Biết rằng số
lần nguyên phân của tế bào B nhiều hơn số lần nguyên phân
của tế bào A.
b) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao
nhiêu nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nguyên phân của cả hai
tế bào trên.
a) Gọi số lần nguyên phân của tế bào A, B lần lượt là x, y.
( x, y nguyên dương ; x <y)
Theo bài ra ta có hệ phương trình : { x+y = 8
2
x
+2
y
= 40
Giải hệ phương trình ta có x+y = 8-> y = 8 – x.
Thay vào 2
x
+2
y
= 40 ta được 2
x
+ 2
8 – x
= 40.
-> 2
x

x 2
x
+ 2
8
= 40 .2
x
-> 2
x
x 2
x
+ 2
8
- 40 .2
x
= 0.
Đặt 2
x
= t , ta có phương trình t
2
– 40t + 256 = 0.
Giải phương trình này ta được t = 8 và t = 32.
Vì x<y nên 2
x
= 8 ; 2
y
= 32. -> x = 3, y = 5.
b)Môi trường tế bào đã cung cấp. 24.[( 2
3
– 1) + (2
5

– 1) = 912.
2. Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập
AaBbDdXX x AaBbDdXY cho thế hệ con F1. Hãy tính.
- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY ở F1, biết rằng A, B, D là các gen
trội hoàn toàn.
* Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY = (1/2)
4
= 1/16.
Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX = (1/4)
3
.1/2 = 1/128.
Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1 = (1/4)
3
.1/2 = 1/128.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY = (3/4)
3
.1/2 = 27/128.
3. Ở một loài, xét 1 tế bào sinh dục đực sơ khai đi từ vùng sinh sản
đến vùng chín đã phân bào 6 đợt, giao tử hình thành tham gia thụ
tinh tạo 16 hợp tử lưỡng bội. Tế bào trên đã trải qua những quá
trình nào? Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
Tế bào sinh dục trên đã trải qua 3 quá trình từ vùng sinh sản
đến vùng chín là: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Tế bào trên đã phân bào 6 đợt trong đó có 5 đợt nguyên phân
tạo ra 2
5
= 32 tinh bào bậc 1.

Số giao tử đực được tạo từ giảm phân là: 32 x 4 = 128 (tinh
trùng).
Hiệu suất thụ tinh là (16 : 128) x 100 = 12,5%
1
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
* Lưu ý nếu học sinh có cách lập luận khác mà đúng giáo viên vẫn cho điểm tối
đa.
7
8

×