Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Câu hỏi ôn tập thi HSG lớp 9 (bao gồm lý thuyết lớp 8 và 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.69 KB, 55 trang )

Câu hỏi ôn tập thi HSG lớp 9
(bao gồm lý thuyết lớp 8 và 9)
Câu 1:
Trích:
Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cáp độ phân tử?
- ADN là thành phần chính của NST, mà NST là cơ sở vật chất của tính
di truyền ở cấp độ tế bào, vì vậy ADN là cơ sở vật chất của tính di truyền
ở cấp độ phân tử.
- ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài bởi số lượng,
thành phần và trình tự phân bố các nucleotit.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình
nguyên phân, giảm phân xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài
được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
- ADN chứa các gen thực hiện chức năng di truyền khác nhau thông qua
cơ chế phiên mã và dịch mã.
- ADN có khả năng đột biến về cấu trúc : mất, thêm, thay thế nucleotit tạo
nên những alen mới.
- Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của
axit nucleic :
Trích:
Câu 2: Vì sao người ta nói sự nhân đôi ADN có nguyên tắc bán bảo toàn? ý nghĩa
của nó trong truyền đạt thông tin di truyền? Giải thích
3.
- Bán bảo toàn tức là giữ lại một nửa
- trong QT nhân đôi ADN, khi enzyme ADN-polimeraza làm tháo xoắn và tách dần
2 mạch đơn, sử dụng 1 mạch làm khuôn mẫu để tổng hợp một mạch mới
, mỗi mạch đơn của ADN trở thành mạch khuôn để nhận các nucleotit trong MT nội
bào vào liên kết theo đúng NTBS:
+ A mạch khuôn nhận T của MT
+ T mạch khuôn nhận A của MT
+ G mạch khuôn nhận X của MT


+ X mạch khuôn nhận G của MTnnnnnnn
- Kết quả trong ADN con đc tạo thành có 1 mạch được tạo thành từ sự liên kết các
nucleotit của MT và 1 mạch là mạch khuôn đã nhận từ ADN mẹ. Như vậy có 1 nửa
nguyên liệu di truyền trong ADN con được nhận từ mẹ nên gọi là sự nhân đôi bán
bảo toàn
- Ý nghĩa:
Giữ lại và sao lưu vật chất di truyền mẹ làm bổ sung cho mạch con, bảo vệ sự
nguyên vẹn của mạch mẫu, adn mẫu của loài. Giảm sự sai trái do các tác nhân gây
nên đột biến.
- Nhờ giữ lại mạch của mẹ làm mạch khuôn và dưới tác dụng của NTBS, nên các
nucleotit của MT vào liên kết với các nucleotit trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ theo
đúng trạt tự đã được quy định, giúp 2 phân tử ADN con tạo ra giống hệt ADN mẹ và
qua đó thông tin di truyền cho các thế hệ sau được ổn định
Trích:
Câu 4: Trình bày khái niệm về gen? Điểm giống và khác nhau giữa gen và ADN?
4.
* K/n về gen:
- - Gen là 1 đoạn chuỗi xoắn kép của phân tử ADN, chứa thông tin di quy định cấu
trúc 1 loại protein. Thông tin di truyền được mã hóa trong gen dưới dạng mã di
truyền. Mỗi gen chứa thông tin quy định cấu trúc của 1 loại protein nào đó, đc gọi là
gen cấu trúc. trung bình mỗi gen cấu trúc bình thường có chứa từ 600 cặp đến 1500
cặp nucleotit. Số lượng gen trong TB rất lớn. VD trong Tb người có chứa khoảng 5
vạn gen, trong TB của ruòi giấm có chứa khoảng 4000 gen
* Điểm giống và khác nhau giữa gen và ADN
- Gen và ADN đều được cáu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X. Đều có cấu trúc 2
mạch xoắn lại và có liên kết giữa các nucleotit trên 2 mạch theo NTBS
- sự khác nhau giữa gen và ADN là gen có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
và mỗi phân tử ADN có chứa đựng nhiều gen
Trích:
Câu 5: Mô tả cấu tạo hoá học chung của các loại ARN? Chức năng của các loại

ARN trong tế bào?
5.
* Cấu tạo hoá học chung:
- Phân tử ARN có cấu tạo 1 mạch từ các nguyên tố C, H, O, N, P giống ADN, ARN
cũng thuộc loai đại phân tử có cấu trúc đa phân, tuy có kích thước và khối lượng nhỏ
hơn nhiều so với ADN
- Phân tử ARN có từ hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân. Mỗi đơn phân là 1
nucleotit. Có 4 loại đơn phân là A, U, G, X. So với phân tử ADN, các ARN không có
T mà được thay thế bằng U
* Chức năng của các loại ARN:
- Các loại ARN đều có chức năng trong QT tổng hợp protein. Tuỳ theo chức năng
của chúng trong QT này, người ta chia ARN làm 3 loại. ARN thông tin (mARN),
ARN vận chuyển (tARN), ARN ribosome (rARN)
+ mARN: có chức năng truyền đạt thông tin về cấu tạo của phân tử protein cần tổng
hợp
+ tARN: có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng đến nơi tổng hợp protein
+ rARN: Là thành phần cấu tạo nên ribosome - nơi tổng hợp protein
Trích:
Câu 6: So sánh ADN, ARN và protein về cấu tạo và chức năng?
Trích:
Câu 1: Cấu tạo của ADN đảm bảo cho nó thực hiện chức năng "giữ" được thông tin di
truyền
- ADN là 1 chuổi xoắn kép
- Trên mỗi mạch đơn của ADN các nu liên kết với nhau bằng liên kết phophodieste bền
vững
- Trên 2 mạch của ADN các nu liên kết với nhau = liên kết cộng hóa trị theo NTBS . A liên
kết với T= 2 liên kết H, G liên kết với X = 3 liên kết H (Tuy liên kết H không bền, dễ dàng
bị cắt đứt bở 1 loại enzim trong quá trình tháo xoắn nhưng với số lượng nu lớn -> làm
cho cấu trúc không gian của nó ổn định)
- từ 4 laọi nu nhưng do sự sắp xếp khác nhau, số lựong và thành phần khác nhau -> tạo

ra sự đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật khác nhau.
Tính chất của ADN đảm bảo nó " truyền đạt" đựoc thông tin di truyền
- ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ vậy NST sẽ nhân đôi đảm bảo thông tin di truyền
đựoc truyền đạt qua các thế hệ sau
- ADN chứa các gen cấu trúc,các gen này có khả năng phiên mã để tạo mẢN rời từ đó
hình thành Protein, quy định tính trạng cho sinh vật
- ADN có khả năng đột biến -> hình thành những thông tin di truyền mới, các thông tin
di truyền này tự nhân đôi nhờ cơ chế tái bản của ADN
Câu 5: Giống nhau:
a, Cấu tạo:
_ Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân.
_ Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P.
_ Đơn phân đều là các nuclêôtit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: ađênin, guanin
và xitozin.
_ Giữa các đơn phân có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.
b, Chức năng: đều có chức năng trong quá trình tổng hợp prôtêin để truyền đạt thông tin
di truyền.
** Khác nhau:
ADN ARN
Cấu
tạo
- Gồm 2 mạch polinuclêotit xoắn
đều, ngược chiều nhau.
- Có chiều dài và khối lượng phân tử
rất lớn. Nguyên liệu xây dựng chính
là các nu: A, T, G, X.
- Đường kính: 20A, chiều dài vòng
xoắn 34A (gồm 10 cặp nu cách đều
3,4A).
- Liên kết trên 2 mạch theo NTBS

bằng liên kết hiđrô ( A vs T 2 lk; G vs
X 3 lk).
- Trong nu là đường
đêôxiribôzơ(C5H10O4)
- Trong ADN có chứa timin
- Liên kết hóa trị trên mạch ADN là
mối liên kết giữa đường C5H10O4
của nu này với phân tử H3PO4 của
nu bên cạnh. Đó là liên kết khá bền
- Một mạch poliribnucleotit dạng
thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn.
- Có chiều dài và khối lượng phân tử
rất bé. Nguyên liệu xây dựng chính là
các nu: A, U, G, X
- Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc
và chức năng khác nhau.
- Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là
rARN): A vs U 2lk; G vs X 3 lk.
- Trong ribonu là đường
ribôzơ(C5H10O5)
- Trong ARN có chứa uraxin(uraxin là
đẫn xuất của timin )
- Liên kết hóa trị trên mạch ARN là
mối liên kết giữa đường C5H10O5 của
ribonu này với phân tử H3PO4 của
vững. ribonu bên cạnh. Đó là liên kết khá
bền vững.
Chức
năng
- có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở

hình thành tính đa dạng, đặc thù của
các loài sinh vật.
- lưu giữ bảo quản thông tin di
truyền.
- quy định trình tự các ribônucletit
trên ARN > quy định trình tự a.a
của prôtêin.
- Những đột biến trên ADN có thể
dẫn đến biến đổi kiểu hình.
(tùy từng loại có chức năng riêng):
- truyền đạt thông tin di truyền
(mARN).
- Vận chuyển a.a đến nơi tổng hợp
prôtêin (dịch mã).
- Sau quá trình dịch mã, mARN biến
mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu
hình.
Trích:
So sánh giảm phân I và giảm phân II
* Điểm giống nhau:
- Đều trải qua 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
-Kì đầu có xuất hiện thoi phân bào.
-Kì giữa nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và xếp thành hàng tại mặt phẳng
xích đạo.
-Kì sau nhiễm sắc thể( giảm phân I ), nhiễm sắc tử ( giảm phân II ) đều
phân li về 2 cực của tế bào.
-Kì sau nhiễm sắc thể kép( giảm phân I ) , nhiễm sắc thể ( giảm phân II )
dần dần dãn xoắn và màng nhân xuất hiện.
* Điểm khác nhau:
-Giảm phân I:

+Kì đầu: các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau và có hiện tượng trao đổi
chéo ( trao đổi các đoạn cromatit)
+Kì giữa: nhiễm sắc thể tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo
+Kì sau: di chuyển theo dây tơ về cực của tế bào
+Kì cuối: màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu
biến. Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng
nhiễm sác thể kép giảm đi một nửa.
-Giảm phân II :
+Kì giữa: nhiễm sắc thể tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
+Kì sau: nhiễm sắc thể bắt đầu duỗi xoắn
+Kì cuối: nhiễm sắc thể tập trung ở 2 cực ở dạng sợi mảnh
__________________
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1
lần ở kì trung gian trước lần phân bào I.
Giảm phân I : Nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Giảm phân II : Nhiễm sắc thể đơn bội.
- Các nhiễm sắc thể xoắn, co ngắn.
- Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo,
sau đó tách rời nhau.
- Các nhiễm sắc thể tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Các nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế
bào.
- Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số
lượng là đơn bội kép.
- Nhiễm sắc thể co lại cho thấy số lượng nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội.
- Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
- Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn
phân li về 2 cực của tế bào.

- Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số
lượng là đơn bội.
Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con
mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n NST).
Kết quả:
Kì cuối
Kì sau
Kì giữa
Kì đầu
Giảm phân II
Giảm phân I
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 9- HKI
1. Di truyền, biế dị, di truyền học là gì?
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen gồng những điểm
nào?
- Tạo dòng thuần chủng.
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và kiểm tra độ thuần chủng của bố, mẹ trước
khi lai.
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản
=> theo dõi sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng.
- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu.
3. Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lại?
Vì thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
4. Nêu khái niệm một số thụât ngữ: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền,
giống (dòng) thuần chủng và các kí hiệu?
- Tính trạng: là những đặc điểm hình thái, cấư tạo, sinh lí của 1 cơ thể

- Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
- Nhân tố di truyền.Quy định các tính trạng của sinh vật
- Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất .
5. Nêu khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn?
- Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F
1
.
- Tính trạng lặn : là tính trạng đến F
2
mới được biểu hiện.
6. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm theo
Menden, Nội dung của quy luật phân li ?
- Thí nghiệm
Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
VD :
P hoa đỏ x hoa trắng.
F
1
hoa đỏ.
F
2
3 hoa đỏ :1 hoa trắng
TLKH 3 trội : 1 lặn).
- Theo Menden :
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.
+ Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền.
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
- Nội dung quy luật phân li :
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một

giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
7. Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Thế nào là phép
lai phân tích?
- Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần => đem lai với cá thể đó với tính trạng
lặn.
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang
tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tích theo kết quả 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị
hợp.
8. Thế nào là trội không hòan tòan? So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó kiểu hình của F
1
biểu hiện tính trạng trung
gian giữa bố và mẹ, còn F
2
có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1
So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?
Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1 (Aa) Đồng tính( tính trạng một bên của
bố hoặc mẹ)
Tính trạng trung gian;

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 3 trội : 1 lặn 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
DSố loại kiểu hình ở F2 2 3
Quan hệ giữa gen trội và
gen lặn
Gen trội át gen lặn Gen trội không át gen lặn
Phép lai phân tích dùng
trong trường hợp

Ki6ẻm tr kiểu gen của cá thể
mang tính trạng trội
Không cần sử dụng phép lai
phân tích
9. Tương quan trội lặn các tính trạng có ý nghĩa gì trong sản xuất
- Trong tự nhiên tương quan trội lặn là phổ biến.
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt , cần xác định tính trạng trội và tâp trung nhiều gen trội quý
vào 1 kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế
- Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
10. Biến di tổ hợp là gì? Nguyên nhân phát sinh biến dị tổ hợp? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với sinh sản vô
tính?
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
- Nguyên nhân : Do sự phân li độc lập và tổ hợp lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các kiểu hình
khác P.
- Ý nghĩa: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
- Ở loài sinh sản hữư tính trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li, tổ hợp tự do của các gen,
NST đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo nên nhiều biến dị tổ hợp.
Còn với loài sinh sản vô tính có hình thức sinh sản bằng cách nguyên phân nên bộ gen, bộ NST đờ
con vẫn giống với bộ gen, bộ NST của thế hệ mẹ.
11. Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập, Ý nghãi của quy luật PLĐL:
- QLPLĐL: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- Ý nghĩa:
+ Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ
hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.
+ Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
12. Trình bày tính đặc trưng của bộ NST ?
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích
thước.
- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST mà NST tồn tại thành từng chiếc có mộpt nguồn gốc
- Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính.
- Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước.
13. Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội?
Bộ NST đơn bội Bộ NST lưỡng bội
- NST tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp NST gồm
2 NST đơn có 2 nguồn gốc khác nhau
- Gen trên các cặp NST tồn tại thành từng cặp
tương đồng.
- Tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào
sinh du85c nguyên thuỷ.
- NST tồn tại thành từng chiếcvà chỉ xuất pohát ừ
một nguồn gốc.

- Gen tồn tại thành từng chiếc alen, có nguồn gốc
xuất phát từ bồ hoặ từ mẹ.
- Tồn tại trong tế bào giao tử đực hay cái do kết
quả quá trình giảm phân.

14. Trình bày cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể ? NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào?
- Câu trúc của NST : NST nhìn thấy rõ nhất ở kì giữa, ở kì nàyNST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở
tâm động.Mỗi crômatit gồm 1 phân tử AND và prôtêin loại histôn.
- Vai trò của NST đối với sự di truyền tính trạng:
+ Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định.
+ Nhiễm sắc thể có đặc tính tự nhân đôi à các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế
bào và cơ thể.
15. Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Mức độ đóng, duỗi xoắn của nhiễm sắc thể diễn
ra qua các chu kì của chu kì tế bào ? Ý nghĩa của sự đóng và duỗi xoắn?
- Chu kì tế bào gồm những giai đoạn:
+ Kì trung gian : tế bào lớn lên và có nhân đôi nhiểm sắc thể;

+ Nguyên nhân : Có sự phân chia nhiễm sắc thể và chất tế bàotạo ra 2 tế bào mới.
- Mức độ đóng, duỗi xoắn của nhiễm sắc thể diễn ra qua các chu kì của chu kì tế bào
+ Dạng sợi (duỗi xoắn) ở kì trung gian;
+ Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.
Sau 1 chu kì tế bào thì hoạt động đóng, duỗi xoắn lại lắp lại.
- Ý nghĩa: Sự duỗi xoắn cực đại giúp NST tự nhân đôi, sự đóng xoắn cực đại giúp NST phân li.
16. Trình bày diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân? Ý nghĩa của nguyên phân?
1. Kì trung gian
- Nhiễm sắc thể dài, mảnh, duỗi xoắn.
- Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.
- Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.
2. Nguyên phân
Các kì Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể
Kì đầu
- Nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt
- Các nhiễm sắc thể kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào tâm động
Kì giữa
- Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại
- Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào.
Kì sau - Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li
về hai cực của tế bào.
Kì cuối - Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn dài ra,ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc
chất.
Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ (2n nhiễm sắc thể) cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của
tế bào mẹ (2n nhiễm sắc thể).
Ý nghĩa của nguyên phân
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của tế bào.
- Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
17. Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín
của tế bào sinh dục.
- Kì trung gian: Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh. Cuối kì, nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc
thể kép dính nhau ở tâm động.
- Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân
Các kì
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì
Lần phân bào 1 Lần phân bào 2
Kì đầu
- Các nhiễm sắc thể xoắn, co ngắn.
- Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng
tiếphợp và có thể bắt chéo,sau đó tách rời
nhau.
- Nhiễm sắc thể co lại cho thấy số lượng
nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa - Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung
vàxếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
- Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng
ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào .
Kì sau - Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân
li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
- Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm
động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li
về hai cực của tế bào.
Kì cuối - Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân
mới được tạo thành với số lượng là đơn bội
(kép).
- Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong

nhân mới được tạo thành với số lượng là
đơn bội.

Kết quả : Từ 1 tế bào mẹ (2n nhiễm sắc thể) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang
bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n nhiễm sắc thể).
Ý nghĩa của giảm phân.
- Tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể.
19. Trình bày Sự phát sinh giao tử
- Giống nhau :
• Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp
nhiều lần.
• Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử.
- Khác nhau :
Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ
nhất (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích
thước lớn).
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ
2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước
lớn).
- Kết quả : Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho
hai thể cực và 1 tế bào trứng.
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào
bậc 2.

- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh
tử, các tinh tử phát sinh thành tinh trùng.
- Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử
phát sinh thành tinh trùng.


20. Nêu khái niệm thụ tinh? Bản chất của quá trình thụ tinh? ý nghĩa của giảm phân và thụ
tinh về các mặt di truyền, biến dị và thực tiễn?
- Khái niệm: Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.
- Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.
- ý nghĩa
+ Duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.
+ Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.
21. Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính
Nhiễm sắc thể giới tính Nhiễm sắc thể thường
1. Có một cặp trong tế bào lưỡng bội 1. Gồm nhiều cặp trong mỗi cặp lưông đồng
dạng giống nhau cả ở đực và cái.
2. Thành cặp tương đồng XX hoặc không
tương đồng XY
2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
3. Mang gen quy định các tính trạng giới tính
và liên quan tới giới tính.
3. Mang gen quy định tính trạng thường của
cơ thể.
24. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ
đực, cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ?
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính
+ Ảnh hưởng của môi trường trong : do rối loạn tiết hóc môn sinh dục.
+ Ảnh hưởng của môi trường ngoài : nhiệt độ, nồng độ CO
2
, ánh sáng.
- Có thể điều chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi vì sự hình thành giới tính ở chúng phụ thuộc vào môi
trường trong và ngoài cơ thể.
- Ý nghĩa : Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực, cái phù hợp với mục đích sản xuất.
25. Thế nào là di truyền liên kết? Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết? Hiện tượng này
đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menden như thế nào?.

- Di truyền liên kết: là trường hợp các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng
phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh.
- Ý nghĩa của di truyền liên kết
+ Trong tế bào mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.
+ Trong chọn giống, người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.
- Hiện tượng này đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menden: Các cặp gen nằm trên các
NST khác nhau thì di truyền theo quy luật phân li độc lập. Khi các gen nằm trên 1 NST thí các gen
này di truyền theo quy luật di truyền liên kết.
26. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN? Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
- Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. ADN là đại phân tử cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). Trên 1 mạch đơn các
nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị, Trên mạch kép giữa mạch đơn này với mạch đơn
kia các cặp nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung A li6n kết với T
= 2 liên kết H. G liên kết vớpi X bằng 3 liên kết H. Từ 4 loại nuclêôtit đã tạo nện các ADN khác
nhau về số lượng thanhỳ phần, trật tự các nuclêôtit.
- ADN có tính đặc thù và đa dạng vì:
+ Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần của các loài nuclêôtit.
+ Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêtit tạo nên.
27. Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của NTBS? Chức năng của
AND?
- Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
+ Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ
trái sang phải, 2 nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS.
+ Mỗi vòng xoắn có đường kính 20, chiều cao 34 A , gồm 10 cặp nuclêôtit.
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung.
+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được
trình tự đơn phân của mạch còn lại.
+ Về tỉ lệ của các loại đơn phân trong ADN :
A = T ; G = X
=> A + G = T + X.

tỉ số trong các phân tử ADN thì khác nhau và đặc trưng cho loài
- Chức năng :
+ Lưu giữ thông tin di truyền.
+ Truyền đạt thông tin di truyền.
28. Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN? ADN nhân đôi theo những quy tắc nào?
- ADN tự nhân đôi tại nhiễm sắc thể ở kì trung gian.
- Quá trình tự nhân đôi :
+ A DN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau theo chiều dọc.
+ Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS: A – T, G - X,
- Hai mạch mới của 2 ADN con dần đuợc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo chiều
ngược nhau.
- Kết quả : 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
- ADN nhân đôi theo 3 nguyên tắc :
+ Khuôn mẫu + Bổ sung
+ Giữ lại một nửa
29. Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen?
- Bản chất hóa học của gen là ADN.
- Chức năng : lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
31. Quá trình tổng hợp ARN ?
- Quá trình tổng hợp ARN tại nhiễm sắc thể ở kì trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN :
+ Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn.
+ Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS( A - U, G – X)
- Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào.
- Nguyên tắc tổng hợp :
+ Khuôn mẫu : dựa trên 1 mạch đơn của gen
+ Bổ sung : A – U; T –A; G – X; X – G
32. Trình bày cấu tạo của phân tử Prôtêin?
- Cấu tạo:
+ Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố : C, H, O, N.

+ Prôtêin là đại phân tử đựơc cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin
+ Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự các axit amin.
+ Prôtêin có 4 bậc cấu trúc :
. Cấu trúc bậc 1 : Là chuỗi axit amin có trình tự xác định.
. Cấu trúc bậc 2 : là chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò xo.
. Cấu trúc bậc 3 : Do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng.
. Cấu trúc bậc 4 : Gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.
33. Trình bày chức năng của Prôtêin?
a) Chức năng cấu trúc
Là thành phần quan trọng xây dựng các tế bào quan và màng sinh chất à hình thành các đặc điểm
của mô, cơ quan, cơ thể.
b) Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi chất
Bản chất enzim là prôtêin, tham gia các phản ứng sinh hóa.
c) Vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất.
Các hoocmôn, phần lớn là prôtêin à điều hòa các quá trình sinh lý trong cơ thể.
* Tóm lại :
Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng, liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các
tính trạng của cơ thể.
34. Trình bày Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Mối liên hệ: gen ( 1 đoạn ADN ) và mARN và protein và tính trạng
• ADN làm khuôn để tổng hợp mARN
• mARN làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin ( protein bậc 1)
Protein tham gia cấu trúc và chức năng của tế bào à biểu hiện tính trạng.
- Bản chất mối liên hệ: Trình tự của các nucleotit trong ADN qui định trình tự các nucleotit trong
mARN, qua đó mARN qui định trình tự của các axit amin trong phân tử protein. Protein tham gia
vào các hoạt động của tế bào à biểu hiện tính trạng
35. Đột biến gen là gì? Nguyên nhân, vai trò của đột biến gen ?
- Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc gen. Có 3 dạng: Mất, thêm, thay thế 1 cặp
nucleotit.
- Nguyên nhân là do rối loạn trong quá trình tự sao của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường

trong và ngoài cơ thể.
- Vai trò: Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình có hại cho bản thân sinh vật: vì chúng phá vỡ sự
thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự
nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Một số iát có lợi có ý nghĩa trong
chọng giống và tiến hóa.
36. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nguyên nhân và tính chất của đột biến cấu trúc NST?:
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Có 3 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo
đoạn.
- Nguyên nhân: Tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự
sắp xếp lại các đọan NST.
- Tính chất ( vai trò): Đột biến cấu trúc NSTthường gây hại cho con người và sinh vật vì Biến đổi
cấu trúc NST đã làm đảo lộn trật tự sắp xếp của các gen à biến đổi kiểu hình à rối loạn trong hoạt
động cơ thể, dẫn đên bệnh tật thậm chí gây tử vong. Một số Đột biến cấu trúc NST có lợi cho chọn
giống và tiến hoá.
37. Nêu khái niệm Đột biến số lượng NST là gì? thể dị bội là gì? Cơ chế hình thành? Hậu
quả?
- Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng của NST xảy ra ở một hoặc một số cặp NST
nào đó hay tất cả các cặp NST.
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số
lượng: Có 3 dạng: 2n + 1; 2n – 1; 2n -2.
- Nguyên nhân: Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra 1 giao tử mang
2NST và 1 giao tử không mang NST nào. Khi thụ tinh, hợp tử sẽ có 3NST hoặc không có NST nào
của cặp NST tương đồng.
- Hậu quả: Gây biến đổi hình thái ở thực vật ( hình dạng, kích thước, màu sắc, ) hoặc gây bệnh
NST ở động vật ( đao, tocnor)
38. Thể đa bội là gì? Nguyên nhân hình thành thể đa bội? Vai trò của thể đa bội ?
- Thể đa bội : Là hiện tượng bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n
( lớn hơn 2n) à hình thành nên các thể đa bội ( 3n, 4n, 5n)
- Nguyên nhân hình thành thể đa bội: Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường
à không phân li tất cả các cặp nhiễm sắc thể à tạo thể đa bội

+ Nguyên phân: Sự tự nhân đôi của từng NST ở hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân ở lần
phân chia đầu tiên dẫn đến hình thành thể đa bội
+ Giảm phân: Sự hình thành giao tử không qua nhiễm sắc thể, và sự phối hợp giữa chúng trong thụ
tinh cũng dẫn đến sư hình thành đa bội thể.
- Vai trò; tạo các giống cây ăn quả, lấy hạt, lấy thân, lấy lá có ngăng suất cao và chống chịu tốt.
39. Tại sao thể đa bội thường có kích thước cơ thể lớn?
Do số lượng NST, ADN trong tế bào tăng gấp bội nên dẫn tới tăng cường trao đổi chất, tăng kích
thước cơn thể, cơ quan…
40. Nêu khái niệm Thường biến ? Đặc điểm của thường biến?
- KN: Là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể, dưới ảnh hưởng trực tiếp của
môi trường.
- Đặc điểm: Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, không di truyền được.
41. Trình bày mối quan hệ giữa gen- môi trường – kiểu hình?
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào gen.
- Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường.
Vì thế trong sản xuất phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với từng loại tính
trạng.
42. Thế nào là Mức phản ứng?
- Là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen
qui định.
44. Việc nghiên cứu di truyền người gặp những khó khăn gì?
+ Sinh sản chậm, đẻ ít con.
+ Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.
45. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
- là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng một
dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó là trội hay lặn, do 1 gen
hay nhiều gen quy định, tồn tại trên NST thường hay NST giới tính.
46. Trẻ đồng sinh là gì? Phương pháp nghiên cứu Trẻ đồng sinh là gì?ý nghĩa của việc nghiên
cứu trẻ đồng sinh.

- Trẻ đồng sinh là những trẻ sinh cùng sinh ra trong 1 lần sinh;
Trẻ đồng sinh cùng trứng Trẻ đồng sinh khác trứng
- Một trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành 1
hợp tử.
- Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử tạo ra 2
phôi bào phát triển thành 2 phôi tạo ra 2 cơ
thể.
- Cùng giới tính
- Có kiểu gen giống nhau
- 2 trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành 2
hợp tử
- Mổi hợp tử phát triển thành 1 phôi. Mỗi
phôi phát triển thành 1 em bé.
- Có thể cùng hay Khác giớin tính
- Có kiểu gen khác nhau.
Ý nghĩa nghiên cứu Trẻ đồng sinh?
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường dối với sự hình
thành tính trạng.
- Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
47. Trình bày Đặc điểm di truyền, Biểu hiện bên ngoài của bệnh Toocnor, Đao, Bệnh câm điếc
bẩm sinh, Bệnh Bạch tạng
Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao - Cặp nhiễm sắc thể số 21 có 3
nhiễm sắc thể.
- Bé, lùn, cổ rụt,má phệ, miệng hơi hả,
lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí,
khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón
tay ngắn.
2. Bệnh Tơcnơ - Cặp nhiễm sắc thể số 23 chỉ có 1
nhiễm sắc thể.

- Lùn, cổ ngắn, là nữ.
- Tuyến vú không phát triển, thường mất
trí và không có con.
3. Bệnh
Bạch tạng
Đột biến gen lặn
- Da và tóc màu trắng.
- Mắt màu hồng.
4. Bệnh câm điếc bẩm
sinh
Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh.
48. Những nguyên nhân nào gây ra các bệnh di truyền ở người? những Biện pháp hạn chế các
bệnh di truyền ở người?
- Nguyên nhân:
+ Do các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn trao đổi nội bào.
- Những Biện pháp hạn chế các bệnh di truyền ở người?
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các thuốc bảo vệ thực vật.
+ Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, bệnh di truyền.
49. Di truyền học tư vấn là gì?
- Di truyền học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn
đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ.
- Nội dung :
+ Chẩn đoán.
+ Cung cấp thông tin.
+ Cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền
52. Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào? Vì sao?

Nên sinh con ở tuổi 20- 34 vìểơ độ tuổi này tỉ lệ sinh con mắc bệnh đao thấp, còn 35 tuổi trở đi tỉ lệ
con mắc bệnh đao tăng.
53. Công nghệ tế bào là gì? Các công đoạn của công nghệ tế bào? Ứng dụng ?
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô
để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn :
+ Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Ứng dụng:
+ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng để có 1 số lượng lớn cây trồng trong thời gian
ngắn.
+ Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng phát hiện và chọn lọc dòng tế bào
xôma biến dị có những đặc tính có lơịo về năng suất, phẩm chất , khả năng chống chịu.
+ Nhân bản vô tính ở động vật nhân nhanh nguồn gen động vật có quý hiếm nguy cơ bị tuyệt
chủng và tạo cơ quan nội tạng từ tế bào đã chuyển gen.
54. Kĩ thuật gen là gì? Kĩ thậut gen có mấy khâu ?Ứng dụng của kĩ thuật gen ?
- Kĩ thuật gen(kỹ thuật di truyền) : Là các thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang
1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào của loài cho(tế bào cho) sang tế bào của loài nhận(tế bào nhận) nhờ thể
truyền.
- Các khâu của kĩ thuật gen:
+ Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc
virút.
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp
+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện cho gen da94 ghép được biểu
hiện. tạo điều
- Ứng dụng:
+ Tạo các chủng vi sinh vật mới có lhả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học lớn và giá
thành hạ.
+ Tạo các giống cây trồng biến đổi gen: đưa nhiều gen quy định các đặc điểm quý như năng suất
cao, hàm lượng dinh dưỡng cao,…,vào cây trồng.

+ Tạo động vật biến đổi gen
55. Thế nào là công nhệ sinh học? Các lĩnh vực của công nghệ sinh học?
- Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra
các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
- Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học :
+ Công nghệ lên men …
+ Công nghệ tế bào …
+ Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi …
+ Công nghệ enzim
+ Công nghệsinh học xử lý môi trường
+ Công nghệ gen
+
Công nghệ sinh học y – dược
56. a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì
khác với trong nguyên phân?
b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác cơ bản so với kết quả của giảm phân II?
Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào
được coi là phân bào giảm nhiễm?
Trả lời:
TÀI LIỆU TỔNG HỢP SINH 8 THCS – CHƯƠNG IV :HÔ HẤP
pptx
TÀI LIỆU TỔNG HỢP SINH 8 THCS
– CHƯƠNG IV :HÔ HẤP
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ
thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp bao gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế
bào
Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào
và cơ thể? Hoặc Hô hấp có vai trò quan trọng ntn với cơ thể sống?
- Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP

cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi
cơ thể
Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên
tục ở tế bào
Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí
có tác dụng làm ẩm, làm ấm ko khí vào phổi và đặc điểm nào tham
gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
- Làm ẩm ko khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong
đường dẫn khí
- Làm ấm ko khí là do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm
nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
- Tham gia bảo vệ phổi thì có:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ
lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra
khỏi khí quản
+ Nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức
ăn khỏi lọt vào khi nuốt
+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể
để vô hiệun hóa các tác nhân gây bệnh
Đặc diểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi
khí?
- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dính với phổi và lớp
ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm áp suất
trong phổi là âm hoặc 0, làm cho phổi nở rộng và xốp
- Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên lên tới
70-80 cm2
Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi:
- Chúc năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm ko
khí, bảo vệ phổi

- Hai lá phổi giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ:
Giống nhau:
- Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ
hoành
- Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế
quản
- Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp
trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng
cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
Khác nhau:
- Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát

×